--> Lịch sử 11 cơ bản - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1873) - game1s.com

Lịch sử 11 cơ bản - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1873)

Bài 19
NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (Từ 1858 đến 1873)


I. LIÊN QUÂN PHÁP – TÂY BAN NHA XÂM LƯỢC VIỆT NAM. CHIẾN SỰ Ở ĐÀ NẴNG NĂM 1858.
1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỷ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược.
- Kinh tế: Gặp nhiều khó khăn, nông nghiệp sa sút, công thương nghiệp đình đốn.
- Chính trị, xã hội: mất ổn định nội bộ mâu thuẫn, đòn kết dân tộc bị rạn nứt, phong trào đấu tranh chống triều đình nổ ra khắp nơi
Lịch sử 11 cơ bản - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1873)
2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta.
- Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII các nước tư bản phương Tây đã nhòm ngó nước ta.
- Tư bản Pháp đã lợi dụng việc truyền đạo Thiên chúa giáo để xâm lược nước ta.
- Để đối phó với phong trào Tây Sơn, Nguyễn Ánh cầu cứu Pháp, tạo điều kiện cho Pháp can thiệp vào nước ta.
- Giữa thế kỷ XIX với sự phát triển mạnh mẽ của mình Pháp tìm cách xâm lược Việt Nam.

3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858.
- Chiều 31.8.1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận ở của biển Đà Nẵng.
- Ngày 1.9.1858 Pháp gửi tối hậu thư cho nhà Nguyễn sau đó tấn công chiếm bán đảo Sơn Trà.
- Quân dân ta đã chống trả quyết liệt cầm chân địch suốt 5 tháng.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.

II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH VÀ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM KÌ TỪ NĂM 1859 ĐẾN 1862.1)Kháng chiến ở Gia Định.
- Ngày 2.9.1858 Pháp tới Vũng Tàu theo sông Cần Giờ vào Sài Gòn.
- Quân dân ta chống cự quyết liệt làm cho Pháp không giữ được thành Gia Định buộc chúng phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói”.
- Đầu 1860 tình hình chiến sự thay đổi, Pháp phải rút quân từ Đà Nẵng vào Gia Định nhưng triều đình nhà Nguyễn vẫn chủ trương nghị hòa.
Thông Tin
Lượt Xem : 2759
Tải về : Tải về máy