--> Mắt Híp Và Môi Cuốn Lô - game1s.com
Lamborghini Huracán LP 610-4 t

Mắt Híp Và Môi Cuốn Lô

rong mắt anh, thở dài.
“Em biết anh Hải. Em biết anh. Vậy việc em biết thêm chị Vy, có gì đâu mà anh ngạc nhiên?”
Thấy Giang nhìn mình như chết lặng, cô nói trầm tĩnh: “Em cũng biết nơi chị ấy làm. Để em đưa anh đi”.
Ánh mắt Giang vẫn chỉ nhìn Văn trân trối.

Đà Nẵng là thành phố nhỏ xinh. Bờ sông hàn một ngày ngập nắng, nhưng trên con đường ven sông ấy, có hai người đang nhìn nhau đăm đăm. Giang đã lôi Văn lên xe, nhưng khi chưa kịp tìm một quán nào để ngồi, thì anh đã tấp vào đây.
Văn chậm chạp ngồi xuống ghế nghỉ đặt ở bờ sông. Tay để trên đùi, mắt nhìn ra mặt sống lấp lóa, không nhìn về người thanh niên bồn chồn bên cạnh. Cô nói như thể trả bài.
“Em là em họ chị Vy. Khi anh Hải và chị Vy yêu nhau, anh Hải ở năm cuối đại học, gần như anh bây giờ. Còn em thì vừa vào cấp ba. Em học rất tồi, nên chị Vy giới thiệu anh Hải dạy thêm cho em. Kỳ thực, ban đầu em không thích anh ấy. Em nghĩ anh ấy là đồ nhà quê. Nhưng mà anh ấy lúc nào cũng vui vẻ, cũng kiên nhẫn, đến mức, cuối cùng, em, một đứa mới lớn ngỗ ngược, đã cúi đầu gọi anh ấy là thầy. Em nhớ, khi em gọi anh ấy là thầy, ánh mắt anh ấy rất xúc động, rất trìu mến. Và vì thế, em cũng chẳng biết làm thế nào, tự dưng… tự dưng, em thích anh ấy.”
Giang quay phắt ra nhìn Văn. Cô vẫn ngồi phóng tầm mắt ra bờ sông, khuôn mặt non trẻ đột nhiên trở nên khẩn trương khi hồi tưởng về quá khứ.
“Em thích anh ấy, nên em biết mọi thứ liên quan đến anh ấy, như việc biết anh ấy có người cháu trai tên Giang, hơn em hai tuổi, tính tình rất kỳ quặc, có phần cô độc. Em thích anh ấy, nên biết, anh ấy thích uống cà phê thật đặc, uống bất kể lúc nào, khi no cũng như khi đói. Em thích anh ấy, nên biết anh ấy và chị Vy vẫn hay cãi vã chuyện tương lai hai người. Anh Hải phản đối việc chị Vy đi làm ở quán bia, chị ấy thì không thích anh ấy chỉ cắm mặt vào làm gia sư với đi dịch bài. Chị Vy muốn anh ấy ở lại Hà Nội, còn anh lại muốn chị theo anh trở về với gia đình, lập nghiệp ở quê.
Kỳ thực, em thích anh ấy, nhưng em chưa từng ghen tỵ với chị Vy. Em ngưỡng mộ chị ấy. Bởi vì, chị ấy phải thế nào, mới được anh ấy yêu.”
Văn lặng yên, hồi lâu trên môi xuất hiện nụ cười khổ, cô ngước lên nhìn Giang gắng gượng mỉm cười, “Chị ấy phải thế nào, mới được cả hai chú cháu anh cùng yêu”.
Giang chết lặng. Cái bí mật của riêng anh, cuối cùng, không phải là Vy hay Hải khám phá mà lại là Văn. Cô gái mà mới đây thôi, anh cũng nhận ra mình rung động.
“Anh Hải phải kèm cặp rất vất vả, em mới tiến bộ được đôi chút. Một lần, em xem được tấm ảnh anh ấy chở anh đi Hà Giang, em bảo em muốn được đi như thế. Anh Hải bảo, được, khi nào em đỗ đại học, anh ấy sẽ chở em đi. Anh ấy, chị Vy, anh, và em, bốn người chúng ta sẽ cùng đi… Nhưng rôi, chẳng bao giờ có ngày đó cả.”
Giang bần thần. Hóa ra một lúc nào đó, trong quãng thời gian đã qua, Hải đã từng là người kết nối giữa anh và Văn, mà anh không hề biết.
“Khi anh Hải mất. Chị Vy mãi không gượng lại được. Chị ấy sợ cả việc ngồi lên xe máy. Chị ấy nói với em, chị ấy sợ cả việc gặp anh, sợ cả việc đi làm ở quán bia, nơi mà anh Hải vốn không thích chị ấy làm… Chị ấy sợ mọi thứ. Cho đến một ngày, em bảo chị ấy, em muốn cùng chị ấy đến Hà Giang, muốn đến thăm nơi anh Hải nằm lại, thì chị ấy gào théo. Chị ấy hét đến rách họng, đến vỡ cả tim gan. Nhưng mà em không xót thương chị ấy nữa. Em bảo chị cứ khóc than đến chết đi. Còn em, em sẽ tự đi…
Em lên mạng, tìm người đồng hành chuyến đi này. Rồi em thấy anh Huy đăng tin tuyển thêm người đi, em tham gia. Chỉ đến lúc off, nghe mọi người kể về anh, gã con trai luôn độc hành, sợ con gái, cộc lốc và gàn dở… Em dần nhận ra, đó chính là anh, người mà em luôn có cảm giác như quen biết từ rất lâu. Em rất muốn được làm ôm của anh. Em muốn đến mức, khi thấy anh Sự tỏ chút ngập ngừng vì sợ bạn gái ghen, em đã bảo anh ấy, anh ở nhà đi, đừng để bạn gái hiểu lầm. Em sẽ nhờ anh chở em…”
Giang ngồi im nghe Văn nói, cảm giác xa vắng đến mức như anh đang nghe một câu chuyện nào đó, chứ không phải một câu chuyện liên quan đến mình.
“Em không biết rằng, khi em đi Hà Giang, cũng là lúc ở nhà, chị Vy muốn thay đổi. Chị ấy bảo em, chị ấy sẽ sống một cuộc sống khác. Một cuộc sống không làm anh, em, hay chính bản thân chị ấy thất vọng. Hôm chị ấy ra tàu, thật ra, em thấy anh đứng một góc mà không tiến về phía chị ấy… Gần đây chị ấy nhắn rằng chị ấy ổn rồi, thật sự tốt rồi. Em nghĩ, nếu như anh kiên trì thêm chút nữa, cũng có thể một ngày nào đó, chị ấy chấp nhận tình cảm của anh!”
Giang cảm thấy mơ hồ giữa những câu chuyện chắp nối rời rạc của Văn. Đến một lúc, dường như đã nói đến cạn lời, Văn ngước lên nhìn Giang, ngập ngừng.
“Anh còn gì muốn hỏi em không?”
Giang lặng ngắt một lúc mới đáp.
“Không.”
“Vậy bây giờ mình đi tìm chị ấy.”
Xe dừng lại ở một trung tâm Anh ngữ ngay gần trung tâm thành phố. Văn nhìn ngắm một hồi rồi khẳng định đây chính là nơi làm việc của Vy. Họ gửi xe, đi quẩn quanh thăm thú, một người bảo vệ chỉ cho Giang và Văn chính xác giảng đường mà Vy giảng dạy. Nhưng cuối cùng, sau rất nhiều ngập ngừng, cả Văn lần Giang đều quyết định không gặp Vy. Họ đứng ở một góc, nhìn Vy ra khỏi phòng, mỉm cười vui vẻ với vài đồng nghiệp. Giang nhận ra Vy đã tăng cân, mái tóc đen dài qua vai. Có cuộc điện thoại gọi đến, cô nghe máy, mỉm cười rất thoải mái. Dường như, Vy đã thực sự ổn như lời cô nói.
Không muốn cuộc sống êm đềm vừa tạo dựng của Vy lại bị ném vào một viên sỏi nhỏ, cho nên Giang lẳng lặng ra hiệu cho Văn ra về.
Thả Văn về lại khách sạn, Giang phi xe lang thang lên đỉnh Sơn Trà, anh ghé lại một căn gác tạm trên núi, ngồi tựa cột suy nghĩ. Nhưng hết cả buổi chiều, Giang nhận ra anh chẳng nghĩ được gì cả. Mọi thứ rối bời như những đám mây đen cuộn đến từ phía chân trời, nhanh chóng sập xuống, chẳng để cho người ta kịp cắt nghĩa hay trốn chạy.
Khi anh trở về, ướt như chuột lột, thì cả đoàn đang bù khú trong khách sạn, tiếng Huy oang oang, ba la chém về việc hình như Giang yêu tan nát một cô đang ở Đà Nẵng hay thế nào, rồi là tình sử bi đát của anh ra sao, rằng Giang trông cộc cằn thô như một… cái bô với lũ con gái chẳng qua là vì hồi cấp hai tự dưng bị một bà chị chạy đến hôn cho một cái vào giữa môi kinh hồn táng đởm, sau đấy nghĩ đến con gái đều tè cả ra quần. Rồi Huy chém thêm, trông Giang khô như ngói nhưng kỳ thực là thằng rất tình cảm, rất là được, rất đáng để đám đàn bà con gái trao thân gửi phận… Mà đảm bảo, cái thằng Giang ấy đến bây giờ, cái tay của nó vần còn “trinh”, chưa cầm tau một đứa con gái nào. Cả một lũ cười hô hố phụ họa, còn bình luận thêm mấy câu thô tục…
Chỉ có duy nhất Văn, ngồi ở một góc, mỉm cười mà như đang khóc.
Buổi đêm, sau khi gửi mấy em chiến mã cẩn thận, cả lũ bắt đầu về toa, thiết lập địa bàn. May mà mua được vé cùng toa, nên cả bọn hào hứng, ngồi túm năm tụm ba chơi bài. Đám con gái đã lên giường để ngủ cho lại sức. Văn ngồi im một góc, đeo tai nghe, khuôn mặt hoàn toàn bình yên. Giang ngồi nghe cả lũ sát phạt nau rầm rầm, buồn miệng, mượn bao thuốc lá của Huy rồi đi ra ngoài hút.
Đứng ở cửa tàu, Giang nhìn ra ngoài. Cảnh đêm chỉ là những bóng tối sáng và những ngọn đèn nhấp nháy khiến Giang suy nghĩ vẩn vơ. Con tàu lao đi với tốc độ khá nhanh, bỏ lại phía sau làng mạc, nhà cửa, và cả những bóng cây im lìm. Cuộc đời này cũng vậy, lưu luyến đến đâu thì cũng phải đi về phía trước, cũng có những thứ phải bỏ lại đằng sau. Giang quăng điếu thuốc, nhìn đốm đỏ bay đi rồi mất hút giữa đêm đen, bất giác thở ra một hơi nhẹ nhõm. Rốt cuộc, anh cũng thông suốt rồi.
Giang trở vào toa, cả một lũ vanax say sưa bài bạc, chửi nhau um cả tỏi. Đám con gái đã ngủ lăn, có cô ngày ầm ĩ sau những ngày hành xác. Giang nhận thấy ánh mắt mình lại tìm đến Văn, cô vẫn ngồi như cũ, ngón tay vẫn dừng lại trên chiếc Ipod nhỏ, chỉ có đôi mắt đã nhắm lại, lơ mơ ngủ. Khuông mặt trong sáng và yên bình.
Anh nhìn cô một lúc, lấy ba lô rút chiếc khăn đắp nhẹ cho cô. Bắt gặp cái nhìn tinh quái của Huy, Giang thản nhiên giằng lấy những lá bài của nó.
“Mày đi ra đi. Để tao chơi.”
Đêm đó, Giang thua liểng xiểng, bị đám bạn “thăn” hết cả đống tiền. Sự và mấy thằng ôn dịch cười đến là khả ố.
“Đen bạc thì đỏ tình. Tao thấy tình của mày đến thời kỳ đỏ choét rồi đấy!”
Giang phì cười. Thua bạc, nhưng cảm giác trong lòng không thấy tệ lắm. Anh ngồi xuống ghế, rất nhanh chìm vào giấc ngủ.


8. Vừa về đến Hà Nội, Giang bị lôi cổ tới công ty, chưa kíp định thần đã biết mình vừa phải nhận công trình mới. Nghe nói, vì ở tỉnh xa nên mấy đồng chí cốt cán chằng ai chịu đi cả. Cuối cùng thì đến tay Giang, vì anh được tiếng là thanh nhiên năng nổ, lại chưa vướng bận vợ con. Đến lúc biết công trình khởi công ở Hà Giang, Giang cũng không lăn tăn gì nữa, gật đầu tức khắc.
Giang thu dọn đồ đạc, phi xe tạt về nhà một hôm. Mẹ anh nghe tin anh đi Hà Giang làm thì thở dài, bảo biết thế này ngày xưa không cho anh học công trình, giờ cứ đi suốt thế này. Giang chỉ cười, bảo mẹ yên tâm. Anh tự lo cho mình rất tốt. Khi Giang thắp nén nhang cho chú Hải xong, mẹ anh nghĩ thế nào, mới bảo, “Mẹ sợ lắn, cuộc đời bất trắc, chẳng tính trước được. Con lấy vợ sinh con sớm đi cho mẹ yên tâm!”.
Đây là lần đầu tiên mẹ Giang nhắc chuyện vợ con với anh. Giang cười, bảo anh vừa mới đi làm, tính toán gì chuyện ấy. Nhưng trong đầu, vô thức lướt qua nụ cười của một người có hai chiếc răng cửa to cộ.
Buổi sáng hôm ấy, khi về đến Hà Nội, cả đoàn ăn sáng, uống cà phê rồi tạm biệt nhau. Giang làm một cốc cà phê đúp, nhìn Văn chậm chạp uống ly sữa nóng ở bên cạnh, ngần ngừ rồi chìa điện thoại của mình ra.
“Bấm số của em vào đây.”
Văn có chút ngạc nhiên, nhưng cũng bấm máy, rồi đưa lại cho anh. Cô tự lưu số của mình vào danh bạ của anh với cái tên đơn giản “Văn”. Giờ đây, Giang đang nhìn số của Văn, ngập ngừng hồi lâu, không biết nên gọi điện hay nhắn tin. Khi anh cương quyết nhấn vào phím “Call” thì lại nhận ra những hồi hộp của mình thật vô nghĩa. Điện thoại của Văn không kết nối được.
Tận đến ngày Giang chuẩn bị lên đường đi công tác, anh vẫn không liên lạc được với Văn. Anh có chút bồn chồn, cùng lo lắng, cũng không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Gọi cho Huy, Huy cũng chỉ nói có số điện thoại, chứ có biết Văn học chỗ nào đâu. Hỏi Sự, Sự bảo lần trước anh đòi đến nhà đón Văn đi, nhưng cô nói gặp nhau ở điểm tập kết, cho nên cũng không biết nhà. Hơn nữa, đợt đi Tây Nguyên vừa rồi, Sự và Văn có mấy tấm hình tình tứ bên nhau, khiến cho cô bồ của Sự kích động thế nào nằng nặc đòi quay lại, mà Sự thì vẫn còn yêu em này cho nên về đến Hà Nội là xịt luôn, không dám liên lạc gì với Văn nữa không thì em bồ lại lên cơn. Nói qua nói lại mấy câu, Sự cười hỉ hả.
“Tao với em Văn diễn mấy màn tình tứ, định kích động mày. Thế mà mày cứ bơ bơ. Đần vãi, sao, mới đập đầu vào cột điện nên ngộ ra hả?”
Giang cười khổ, nghĩ mình đúng là “đần vãi” thật, lại còn hay nghĩ xiên xẹo linh tinh. Cúp máy, anh thừ người ngẫm ngợi mãi, cuối cùng, nhớ ra có lần cả lũ tụ tập ở quán bar Lê Thánh Tông, Văn làm thêm ở đó. Buổi tối, Giang phóng xe đến, uống hết ba cốc bia tươi thì hỏi ra được ít thông tin. Quản lý nói, vì Vy nghỉ việc đột xuất khi chưa hết hợp đồng nên nhờ Văn đến làm thay, chứ Văn không phải nhân viên cố định. Hết thời hạn cô cũng đã nghỉ rồi…
Đến lúc này, Giang mới biết, trong khi Văn biết anh đến từng đường tơ kẽ tóc, thì Giang chẳng biết gì về cô, cô thích những gì… Giang hoàn toàn mù tịt. Anh thử lên Google search tên cô, chỉ thấy tài khoản của cô trên vài diễn đàn, nhưng đều là những thông tin chung chung, không có gì hữu dụng để tìm ra manh mối của cô. Tuy vậy, anh vẫn thử nhắn tin vào một tài khoản của cô trên diễn đàn du lịch, có topic mà cô chỉ xuất hiện đúng một lần để đăng ký cùng nhóm của Huy đi chuyến Hà Giang. Anh nhắn đơn giản: “Có việc, gọi em không được. Em đang ở đâu???”. Nhưng đến hai ngày sau, vẫn chẳng có hồi âm. Giang thử lục tìm thêm lần nữa, lần này kết quả tìm kiếm lại hiển thị một blog có avatar hình của Văn đang ngồi ở mỏm núi. Giang mừng rỡ click vào, nhưng lại nhận thấy blog vừa thông báo đã tạm khóa. Giang thấy cái thông báo ấy giống như một cánh cửa, đóng sập trước mắt mình.
Buổi tối nay, khi ngắm những tấm hình trôi trên destop, Giang nhận ra mình đang rất, rất nhớ Văn. Nụ cười tươi rói của cô khi đứng trên cột cờ Lũng Cú Hà Giang, vẻ “ham ăn” của cô khi cầm cả mấy que thịt xiên giữa chợ đêm Đà Lạt, dáng ngồi cưỡi voi ngổ ngáo ở Tây Nguyên và cuối cùng là dáng vẻ mơ mộng của cô khi ngồi trên ghềnh đá Mũi Đôi, chậm rãi xoay len để chụp ánh trăng mờ ảo… khiến Giang không thể rời mắt. Phân vân một lúc, cuối cùng anh quyết định gọi cho số máy từ bao lâu rồi anh không gọi. Khi giọng nói dịu dàng có chút reo vui từ đầu dây bên kia vang lên, Giang nói rất nhẹ nhàng.
“Chị Vy, là em!”
Nhờ Vy, Giang có được nhữn thông tin về Văn, nhưng bất ngờ hơn cả, anh còn nghe Vy trách móc mình là đồ ngốc, đến tận bây giờ mới thèm gọi. Và rằng, cô nàng Văn nào đó đã ấm ức bảo nếu mà “anh ta” hỏi thì chị cũng đừng có nói, cô không thèm nữa…
Vy nhại giọng của Văn, bật cười thành tiếng. Giang bỗng nhiên thấy mặt mình nóng lên. Anh nhận ra, Văn đã dùng một phép thử. Nếu như anh quan tâm đến cô, muốn gặp lại cô, thì nhất định chỉ có cách tìm đến Vy. Mà nếu anh tìm đến Vy, để hỏi về một người khác, cũng có nghĩa anh đã bước qua những rào cản tâm lý về một mối tình xưa cũ.
Nhưng Giang cũng thầm cảm kích phép thử ấy của Văn, vì bỗng dưng nó khiến anh soi rõ hơn lòng mình. Ở dầu dây bên kia, Vy vẫn ríu rít bảo rằng, từ đợt Giang và Văn đi Hà Giang, cô đã linh cảm hai người nhất định sẽ “nên chuyện”. Ngày anh Hải còn sống, anh cũng từng định ghép đôi hai đứa với nhau, từng có ý nhờ Văn chưa hộ bệnh “sợ con gái” của Giang. Nghe cụm từ “ngày anh Hải còn sống”, Giang thở phào nhận ra, Vy đã hoàn toàn chấp nhận nỗi đau, và biến nó thành quá khứ… Cả anh, khi nghe giọng nói của Vy, Giang cũng nhận ra, mình chấp nhận một cách thanh thản, Vy là một phần ngày xưa của anh, không bao giờ thay đổi…
Giang cúp máy, nhìn địa chỉ của Văn được ghi vội trên mảnh giấy nhỏ. Anh nghĩ ngợi, rồi dắt xe ra khỏi nhà. Ngày công tác gần kề khiến anh không muốn mình phải chờ đợi vài tháng nữa để gặp cô. Phố đêm, mùa thu Hà Nội ngan ngát mùi thơm hoa sữa. Hít thật căng lồng ngực, Giang kéo ga, vút đi trên phố.


9. Hôm ấy, rất rất khuya, ở một con ngõ nhỏ, có một gã thanh niên hai mươi ba tuổi, bàn tay đã không còn “trinh” nữa, bởi vì, gã khăng khăng cầm lấy bàn tay nhỏ nhắn mềm mại của cô sinh viên năm thứ ba trường Ngoại Ngữ mắt đang đỏ hỏe giận dỗi, mặc kệ cô vùng vẫy thế nào cũng không buông ay.
Không bao giờ buông nữa.

Cũng từ hôm ấy, trên em Min-khờ quen thuộc, có một cặp đôi quấn quýt không rời vẫn thường phiêu du trên những cung đường của gió…



3 - Mắt híp và môi cuốn lô



Tặng thành phố yêu thương mãi mãi của tôi
Bạn bè & một thời ngốc dại
Năm 1998


1. Đó là một buổi trưa mùa xuân, hơi hửng nắng. Con đường Cầu Cất có những búp bàng xanh non xòe rộng. Đạp chiếc mini Nhật bãi màu trắng, từng vòng xe đủng đỉnh, khăn quấn trên cổ bay nhẹ nhẹ, cô tự thấy mình như một thiếu nữ trong trắng nào đó trong những truyện của Quỳnh Dao mà cô vẫn len lén thuê đọc, mất những ba trăm đồng một ngày. Cả con đường to rộng là thế, mà chỉ có một mình cô đạp rất nhàn nhã. Nhưng trạng thái “một mình” và “nhàn nhã” đó nhanh chóng bị vỡ tan. Từ sau cô, một chiếc xe cuốc phóng vù lên, sải chân dài cuồng chân đạp, khiến chiếc xe đảo bánh lằn ngoằn vượt ào lên đằng trước. Cậu trai cả người sũng nước, tóc như quả chôm chôm dựng ngược lên, trên chiếc áo cầu thủ số 7 có chữ to tướng : David Phương Híp.
Cô hinh hích cười lên một tiếng. Chắc là tên này hâm mộ Beckham, và chắc nữa là cậu ta Híp. Hihi, không biết có híp thật không nhỉ? Cô phải chạy lên xem mới được.
Thế là, hình mẫu cô thiếu nữ trong trắng bay vèo đi mất. Cô cong mông đạp xe hùng hục, cuồng cả cẳng mới đuổi theo được cậu trai kia. Khi xe vừa vụt lên một cái, cô quay phắt sang nhìn.
Kẻ bị nhìn ngớ ra, trợn mắt nhìn cô rất kinh ngạc. Còn cô thì toét miệng ra cười. Đúng là Híp. Vô cùng híp. Hihi. Ngay cả cái sự kinh ngạc kia cũng không làm cho cậu ta đỡ híp đi chút nào.
Cô hí hí vài tiếng, rồi thản nhiên quay đi, thản nhiên chạy chậm lại. Đã qua cơn tò mò, cô lại trở về bộ dạng đủng đỉnh lúc trước. Nhưng cậu Phương Híp đó vẻ như bị nụ cười của cô làm cho cáu bẳn, cậu ta ngoái lại nhìn cô một cái, rồi phanh khựng xe chỉ trong nháy mắt, chặn ngang đầu cô lại. Đôi mắt vẫn híp tịt như thế, sừng sộ.
“Cười cái gì hả? Con gái gì môi cong tớn như cuốn lô thế kia???”
Á… Cô quên mất, lúc sực nhớ ra lấy tay che miệng thì đã muộn!


2. Lần thứ 2 gặp nhau là một tháng sau đó. Ấy là một sớm tinh mơ, cô đi thi học sinh giỏi môn Văn lớp chín. Địa điểm thi là trường Ngô Gia Tự. Từng theo học một năm ở đây nên rất thông thạo chốn này. Đúng lời dặn của thầy chủ nhiệm, cô đến rất sớm, ăn sáng và xem lại bài vở mãi mà vẫn còn ba mươi phút nữa mới đến giờ tập trung. Cô thẩn thơ dạo quanh rồi đi vào ngôi chùa gần đó. Cửa chùa để mở, sâu phía trong cô thấy một cây hoàng lan tỏa bóng. Cô bước vào, thấy một sư cô đang quét sân. Sư cô nhìn cô cười rất dịu dàng, cô mới có can đảm tiến thêm một bước.
“Con vào đây có được không ạ?”
Sư cô gật đầu. Cô lững thững đi trong chùa, nhặt những cánh hoa hoàng lan đã rơi rụng, mùi thơm tinh khiết khiến cô bỗng thấy tâm hồn vô cùng dịu nhẹ. Đến trước tượng Phật Bà Quan Âm, cô lầm rầm cầu nguyện mình thi tốt, đoạt giải cao, cầu mong học bổng sẽ tăng thêm một bậc. Nói được tâm nguyện mình xong, cô rất vui, rất dễ chịu, môi nhướn lên cười một cái.
“Ê, Môi cuốn lô. Làm gì ở đây?”
Cô giật mình mở mắt, quay phắt ra nhìn. Cậu trai mắt híp đang nhìn cô vẻ kinh ngạc. Cô nói một cách cáu kỉnh và bối rối.
“Đồ híp kia, tên tớ không phải Môi cuốn lô”
“Anh đây cũng không phải là Híp!”
Cô xí một cái. Đúng lúc đó, một người phụ nữ đi ra, kéo tai cậu ta, khiến cậu ta kêu oai oái.
“Ái, Ái! Mẹ làm gì thế?”
“Vào đây ngay. Sư thầy đang đợi”.
Thấy cậu ta bị mẹ đày ải, cô còn giơ tay vẫy vẫy cậu ta, cảm thấy thật đáng đời. Cúi nhìn đồng hồ điện tử, cũng sắp đến giờ thi, cô vội vàng lén lút hái thêm bông hoàng lan vừa nở trên cây cho vào túi. Đang định chạy về trường, bất chợt cô nghe thấy tiếng hét của cậu Híp kia, rất đỗi thảm thiết. Cậu ta kêu lên ầm ĩ, “Tại sao thanh niên trai tráng như con lại bị bán vào chùa???”
Còn cô cũng kinh ngạc không kém. Ôi, không phải cậu ta sẽ thành một anh tiểu híp đấy chứ???


3. Kì thi đó cô được giải cao. Thật ra, ngay khi đọc đề là cô biết mình nắm chắc số điểm không tồi rồi. Cô vốn rất thành thao trong việc tự nhìn đề đoán điểm. Bao nhiêu năm bị huấn luyện thành gà chọi, cô đã quen với việc thi cử, và tự chấm điểm cho mình. Nhưng, cô cũng biết nói trước bước không qua, vả lại, môn Văn của cô còn cần một yếu tố may mắn là hợp giọng với người chấm nữa, cho nên thi xong, ai hỏi cô cũng chỉ ợm ờ bảo là bình thường.
Ngày báo điểm, cô đang ngồi đọc truyện Trái tim khép cửa của Quỳnh Dao, thì thầy giáo gọi điện đến nhà. Nghe xong, cô cúp điện thoại, mỉm cười sà vào lòng mẹ, nũng nịu bảo mẹ, “Con muốn ăn tiết canh vịt.” Mẹ mắng cho, bảo tự dưng đòi ăn là thế nào, giờ mua làm sao, nhà thì đang hết tiền. Cô mỉm cười, ngẩng lên thông báo mình được giải nhất tỉnh. Hằng năm, giải nhất chắc là được ba trăm nghìn, rất là to đấy. Mẹ cô kinh ngạc, bố cô nghe thế cũng lao ra từ nhà bếp, kéo cô kẹp chặt vào nách, lắc rất là sung sướng. Bố bảo, “Thôi được rồi, chúng ta đi nhà hàng nào”.
“Nhà hàng” bố bảo, đó là một quán vịt mới mở, khang trang sạch sẽ. Bữa ăn rất ngon lành phấn khởi. Cô được ăn liền 3 bát tiết canh, bụng căng thành cái trống. Đến lúc ra thanh toán tiền, người phụ nữ nhận tiền, cô thấy quen quen. Nhưng chưa kịp nhớ ra là ai, mẹ cô đã vui mừng rối rít. Hóa ra, đó là bạn cấp ba của mẹ. Hai người ríu ran một hồi, người phụ nữ ấy còn cương quyết mời nhà cô ở lại uống nước.
Sau màn hỏi han tình hình, là đến màn khoe con cái. Mẹ cô đang sung sướng ngời ngời, lôi hết thành tích của con gái ra mà khoe. Người bạn cũ kia mặt lại thiểu não trông thấy, bảo có thằng con nghịch rách giời, nghịch chưa từng thấy, không chịu học hành, đến mức đợt rồi phải bán vào chùa!
Ối, bán vào chùa. Cô đã nhớ ra người phụ nữ này là ai!!!
Như để bổ trợ cho suy nghĩ của cô, cậu thanh niên mắt híp bị mẹ lôi cổ ra, mặt mũi sưng sỉa chào hỏi khách.
“Nó là thằng Phương đấy”
“Ái chà, là thằng Híp đấy đúng không! Híp, ngày xưa con đi mẫu giáo với con Lô đấy, có nhớ không?
Cái gì? Lại còn từ thời mẫu giáo. Hai đứa con bị gọi bằng nhũ danh, đồng loạt xị mặt ra nhìn nhau. Cô ấm ức.
“Con không phải tên là Lô”
Mẹ cô vỗ đầu cô. “Ừ quên, không phải Lô. Nó tên là Linh. Nhưng Linh làm sao hay bằng Lô cơ chứ!!!
À đấy, tóm lại là cái mớ quan hệ rất loằng ngoằng, lổn nhổn của hai đứa chính thức bắt đầu như thế.


4. Cô tên là Mai Hiếu Linh. Chỉ riêng ở nhà, mọi người mới hay gọi cô là Môi cuốn lô, ngắn hơn thì chỉ là Lô thôi. Linh rất ấm ức vì cái tên ấy làm cô nhớ tới yếu điểm của mình. Khuôn mặt cô hài hòa, không có nét gì đặc biệt, nhưng từ khi biết soi gương và nhận định về nhan sắc, Linh đã mặc cảm không ít về đôi môi của mình. Môi trên cong một cách kì cục, bình thường còn đỡ, cứ cười một cái là nó lại … tớn lên. “Môi cuốn lô” là cụm từ cô ghét nhất, anh em họ hàng trong nhà cũng chỉ dám lén lút gọi phía sau. Thế mà tên Phương Híp đó, lần đầu gặp đã réo ngay cái tên chẳng mấy hay ho kia, bảo Linh ưa cậu ta làm sao được!
Ấy vậy mà, mẹ cậu ta, sau vụ gặp gỡ ở nhà hàng, nằng nặc muốn cô kèm cặp cậu quý tử. Hết viện cớ mối thâm tình bạn bè bao nhiêu năm với mẹ Linh, lại đến chuyện hai đứa trẻ từng chơi với nhau từ thời mẫu giáo, cô từ chối kiểu gì cũng không được. Thấy bảo cậu Phương kia còn đòi tuyệt thực phản đối, nhưng hình như nhịn được hai bữa thì đói phát điên, thế là lại lao ra, ăn hùng hục, cuối cùng bị đau bụng một trận tơi bời.
Sau vụ tuyệt thực không thành, cô Tràm, mẹ cậu ta trực tiếp xách tai, áp tải “nạn nhân” đến nhà cô, năn nỉ cô, khiến một đứa con ngoan như cô chẳng biết làm thế nào. Cuối cùng, câu nói của “bà mẹ Việt Nam anh hùng” đã đánh tan tất cả mọi do dự của cô. Bà mẹ Việt Nam anh hùng bảo, chỉ cần kèm cặp được thằng con trai trời đánh mẻ búa của cô thi được vào cấp ba, thì bất cứ lúc nào, Linh cũng có quyền đánh chén miễn phí tiết canh, miến ngan và các món đặc sản của nhà bà hết.
Đặc thù của những cô nàng môi cuốn lô là rất ham ăn. Cho nên, cô, Mai Hiếu Linh đã gật đầu đầy quyết tâm với lời thề nội tâm sâu sắc. Ấy là không kẻ thù nào không vượt qua, không nhiệm vụ nào không hoàn thành, miễn sao được ăn tiết canh một cách mệt nghỉ!!!


5. Trên đời đúng là chẳng có cái gì miễn phí mà lại dễ dàng cả. Chân lí này Linh đã đúc rút ra ngay từ khi cô lỡ dại gật đầu với mẹ của tên Híp đó. Cho nên, sau một hôm ăn tiết canh đã đời, Linh đã phải bắt tay vào nhiệm vụ kèm cặp cho Phương Híp.
Cô và cậu ta cùng học lớp chín, có điều khác trường. Trong khi cô học trường trọng điểm của tỉnh, thì anh chàng David Phương Híp học một trường dân lập có thành tích đì đẹt nhất nhì thành phố. Sau một hồi xem qua thời khóa biểu của cả hai, căn ke với cô lịch ôn luyện thi vòng hai để chuẩn bị chọn đội tuyển quốc gia, Linh đành xếp cả ngày Chủ nhật để “văn ôn võ luyện” cho Phương.
Mặc dù đã gật đầu đồng ý trong miễn cưỡng, nhưng đến Chủ nhật, Linh vẫn không hề thấy Phương vác mặt đến. Cô gọi điện sang cho cô Tràm, thì nghe cô bảo sáng sớm đã thấy Phương xách cặp đi rồi. Linh rất tức, song nghĩ cậu ta không học thì thôi. Cô ngồi một mình, trong buổi sáng đọc hết cuốn truyện Đức mẹ mặc áo choàng lông vừa được cô bạn yêu quí mua lại từ hiệu sách cũ tặng cho. Đến tầm trưa, khi mẹ cô gọi xuống ăn trưa thì Linh quyết định cho rằng “học trò” của mình không đến.
Sang buổi chiều, khi cô còn lờ đờ ngủ trưa, thì cô Tràm xách tai Phương Híp lên thẳng nhà cô. Cậu ta quần áo nhem nhuốc vì vừa đánh nhau một trận tơi tả thì phải, nhưng vẻ mặt sưng sỉa kia nhất định không phải do việc đánh nhau mà thành. Cô Tràm còn ấn thêm một cái túi to tướng, đe dọa cậu con trai quý tử.
“Nếu không học tử tế đến chiều, thì cầm túi đồ mà đi luôn!”.
Nói xong, cô nở nụ cười vừa dịu dàng vừa khổ sở với Linh, rồi tất tả ra về, chuẩn bị cho hàng quán. Còn lại cậu Phương Híp te tua đứng trước mặt cô, mặt sưng lên như cái bàn, gắt gỏng.
“Vì sự nhiệt tình của cậu, tôi đã có mặt rồi đây. Lô, cậu hài lòng chưa?”
“Hài lòng cái con khỉ ý”.
Lần đầu tiên, cô con gái ngoan ngoãn là cô đã đáp lời không thục nữ cho lắm.
Buổi chiều, hai người lôi môn Toán ra giải quyết đầu tiên. Kể ra, chuyên Văn như Linh mà dạy toán cho người khác thì cũng hơi khó tin, nhưng cô vốn được lũ bạn gọi là quái vật vì Văn Toán đều rất “song toàn”mà. Tuy vậy, chương trình dạy dỗ không thể vào trực tiếp nội dung, bởi vì Linh nhất quyết bắt đầu buổi học bằng bằng việc bắt Phương là cho mép vở thẳng ra chứ không được quăn tít như lò xo thế này. Còn cậu ta thì cương quyết giương đôi mắt ti hí lên bảo “Tôi không làm đấy thì thế nào? Tưởng môi cong tớn thế kia mà tôi sợ hả!” Kết quả cuối cùng, buổi học trở thành buổi hai người chí chóe, đả kích về ngoại hình của nhau không thương tiếc. Ai bảo cậu ta chọc cô trước. Tưởng cái mắt híp của mình là đẹp lắm đấy à?!! Cuối buổi, Linh tuyên bố không kèm cặp gì hết, mặc kệ tiết canh tiết củng. Phương cũng gào lên là cậu thèm vào học. Rồi ném cả cái quyển vở vẫn còn quăn tít vào mặt Linh, mặc cho cô thở phì phì và mắt trợn trừng trừng.
Tưởng chuyện đến đấy là xong, Linh đã nằng nặc bắt mẹ gọi điện cho cô Tràm để thông báo tình hình rồi, cô lại sống đời vui vẻ rồi, dù không được ăn tiết canh nữa. Cũng không thấy cô Tràm quay lại thuyết phục gì thêm nên Linh yên tâm hơn. Thời gian này, cô có chút căng thẳng, vì cuộc thi chọn học sinh giỏi quốc gia đã kề sát nút.
Linh vẫn nhớ như in buổi sáng hôm đó. Đề văn là phân tích bài thơ của Tiếng chim tu hú của Anh Thơ. Ngồi viết hăng say được quá nửa giờ thì bắt đầu bị đau bụng khủng khiếp, đau đến mức không cầm bút lên nổi. Nhìn quanh, bạn bè viết rồn rột, Linh chỉ thấy từ dưới ghế ngồi của mình một mảng đỏ ướt đẫm, bắt đầu chảy bò xuống chân cô. Cơn đau cùng sự choáng váng khiến cô cố lắm vẫn chỉ viết thêm được nửa trang rồi bỏ dở bài thi giữa chừng, gục đầu xuống bàn khóc. Giám thị đi xuống hỏi mấy câu, cô chỉ lắc đầu chảy nước mắt, cuối cùng đành dìu cô đi ra ngoài… Đã tìm hiểu qua sách Sinh học, cũng từng nghe bạn bè nói tới, nhưng cô không biết khi kì sinh lý đầu tiên của mình lại đau đớn như vậy. Thầy giáo của cô nhìn cô thương xót, cũng đoán được tình hình, gọi điện về cho nhà cô, bảo người nhà tới đón.
Nhưng, Linh không bao giờ biết “người nhà” của cô lại là Phương Híp. Vừa thấy cậu ta phi chiếc xe đạp tới, mặt cô đã xanh mướt như tàu lá, đến mức trèo lên xe cũng không nổi, cậu ta lại phải đỡ.
Chiếc xe đạp đi, Linh gục đầu vào chiếc áo có số Bảy, biển chữ David Phương Híp, và nghe cậu ta làu bàu.
“Cái này gọi là bị hành kinh đấy hả?”
Cô không còn sức để trả lời hay tức giận, hay ngượng ngùng gì nữa.
Cậu ta tiếp tục diễn giải “Ừ, có vẻ đau. Thế này nghĩa là bị hành cho đến phát kinh đúng không???”
Sau ba ngày tưởng như bị chảy máu đến kiệt sức, cuối cùng, Linh mới biết, hóa ra mình cũng không dễ mà chết ngay được. Nhưng tâm trạng cô xuống thấp vô cùng tận, cứ mỗi lần nghĩ đến bài thi là nước mắt chảy ròng ròng. Bố cô lau nước mắt trên má cô nói, “Linh, con biết không, sự thất bại của con cũng có thể là đỉnh cao của người khác. Con của bố giỏi, bố biết là thế”. Lúc ấy, cô lại khóc lần nữa, nhưng là vì nghĩ sao mình có một người bố tuyệt vời như vậy.
Đến ngày thứ tư, tin buồn đã đến. Điểm thi vòng hai của cô đã có, số điểm của cô thấp nhất đội tuyển của lớp, chỉ đạt 5,5 điểm, đó là mức điểm tệ nhất mà Linh từng có. Nhưng cũng trong buổi chiều hôm đó, cô nhận được thông tin bất ngờ, năm nay sẽ lấy tổng điểm của lần thi tỉnh và điểm của lần thi này. Kết quả may mắn, cô trở thành thành viên cuối cùng của đội tuyển nhờ điểm thi vòng tỉnh đạt mốc 8,5. Nghe xong, cô phấn khích đến mức nhảy choi choi, còn bố thì bật cười xoa đầu cô bảo, “Có muốn ăn tiết canh vịt không???”
Ôi, nhắc đến tiết canh, cô lại bỗng dưng nghĩ đến Phương Híp, nhớ đến sự kiện bi ai kia. Trời ạ!!!
Mỗi lần nhớ tới việc bị Phương Híp chứng kiến hình ảnh đáng ngượng ngập nhất của tuổi mới lớn, Linh càng ấm ức trách mẹ cô, sao lại bảo cậu ta đi đón cô cơ chứ. Tất nhiên, cô đã nghe đến việc đúng lúc thầy giáo gọi điện về nhà, thì cô Tràm đang xách cổ thằng con trai yêu quý tới nhà cô nhận lỗi. Lại nghe tin cấp tốc từ trường báo về, muốn thằng con lập công chuộc tội nên cô ấy khăng khăng bắt Phương Híp phải đi đón cô. Thế là, cậu ta được chứng kiến một màn rõ hay ho.
Dù mẹ cô nói cỡ nào, dù cô Tràm có điện thoại đến mấy, nhưng sau chuyện này, cô quyết không dạy dỗ hay liên quan gì đến Phương Híp nữa.
Có điều, cô khăng khăng là thế, song chẳng biết thế nào mà đúng sáng Chủ nhật sau đó, cô lại thấy tên Phương Híp xách cặp đến nhà mình, còn lễ phép chào bố mẹ cô, thật là hốt hoảng. Sau cô mới nghe được sự vụ là, cô Tràm đã lạnh lùng bảo, nếu mà không đến nhà Linh xin lỗi và xin phép được học lại, thì không bao giờ cậu ta được đi đá bóng nữa. Thậm chí, cô Tràm còn tuyên bố, sẵn sàng ra giữa sân bóng lột quần để đét đít cậu ta. Ban đầu, Phương Híp coi lời đe dọa ấy như gió thổi qua tai, nhưng đúng khi đang cùng đồng đội chạy hùng hục trên sân bóng, thì bỗng nhiên thấy mẹ mình xuất hiện, có vẻ như định tụt quần mình ra thật thì Phương Híp đã “gào lên điên dại” và gật đầu thỏa hiệp.
Vậy là cô, khi đứng trước cậu trai mười lăm tuổi, mắt híp tịt, giọng chán nản rầu rĩ nói “Xin lỗi. Cậu dạy tớ đi, tớ sẽ học hành tử tế” lòng đã mềm ra như bún chan nước xáo măng, đành ngượng nghịu gật đầu.


6. Việc “học hành tử tế” quả thật đã diễn ra, dù rằng bản tính “sâu bọ” của Phương Híp đôi khi vẫn nổi dậy khiến cho cả hai cùng sưng sỉa. Nhưng sau vài lần cãi qua cãi lại chẳng đâu vào đâu, cả hai quyết định đình chiến, Phương Híp thôi lôi chuyện cô bị “hành phát kinh” và cô cũng chấm dứt việc đả kích cậu ta tí nữa bị lột quần giữa sân vận động. Tuy nhiên, việc châm chọc ngoại hình mắt híp và môi cong của nhau thì không thể nào dừng lại. Dần dần thì mọi việc cũng đi vào nề nếp, qua vài buổi kiểm tra và hệ thống lại tình hình, Linh biết được rằng, Phương không đến nỗi dốt đặc cán mai cho lắm, chắc vì quá mải chơi và không thèm học mà thôi. Còn Phương thì cũng nôm na biết được rằng, Môi cuốn lô là cái cô nằng mặt sắt chính hiệu. Chưa hết giờ thì còn lâu cậu mới ngo ngoe, trốn chạy đi chơi gì được.
Ngày Linh đi thi học sinh giỏi quốc gia, vừa sáng sớm, Phương Híp mang đến cho cô một chiếc cặp lồng, trong đó có bát miến ngan thơm điếc mũi. Cô Tràm bắt Phương Híp mang sang cho cô để cô thi tốt. Quả thực, đó là bát miến ngan ngon nhất trần đời, cô ngồi ăn xì xụp, thỉnh thoảng lại nhìn sang Phương Híp, nhận ra đôi mắt híp chặt kia cũng không còn quá đáng ghét, thậm chí chắc sẽ dễ thương hơn nhiều, nếu như cậu ta không nhìn cô ăn mà tặc lưỡi bảo, “Con gái ăn nhiều phát sợ!”
Có lẽ vì bát miến ngan rất ngon, tinh thần rất thoải mái, và vì đề thi đúng sở trường, mà lần thi đó cô đạt thành tích khá tốt, giải nhì quốc gia, thậm chí, cô còn nghe thầy giáo bảo, đó là giải nhì cao nhất trong các giải nhì toàn quốc. Giải này, đem tới cho cô khá nhiều “tiền của”, các loại bằng và giấy khen, thậm chí, là các phần thưởng của thành phố và khu dân cư, khiến con lợn nhựa của cô trở nên béo mầm, và việc học hành trở nên nhẹ nhõm hơn bao giờ hết.
Sau khi biết thành tích của Linh, cô Tràm càng thán phục cô hơn. Biết cô được vào thẳng cấp ba, cô Tràm hằng ngày rắc thật nhiều lạc vào bát tiết canh, rủ rỉ với cô rằng, cô biết Linh rất rất không muốn làm việc với một đứa không biết điều như thằng con trai cô, nhưng vì cô đẻ ra nó nên cô không biết làm thế nào. Cô còn bảo, giá cô đẻ ra quả trứng, ghét quá thì đem luộc (???) chứ cái thằng này làm cho cô khủng hoảng không biết làm gì luôn. Từ ngày được Linh ôn, Phương đã khá hơn nhiều. Nếu mà Linh giúp Phương ôn thi được vào cấp ba thì không chỉ tiết canh, miến ngan, mà Linh thích bộ truyện tranh nào, cô cũng mua cho hết.
Sở dĩ, biết Linh thích truyện tranh là vì có lần đi chợ, cô nhìn thấy Linh ngồi trước cửa hàng thuê truyện, đọc nhập tâm đến mức cô gọi mấy lần không thấy. Hỏi Linh sao không thuê về nhà đọc thì Linh bảo đọc tại chỗ sẽ rẻ hơn… Nghĩ đến cả bộ truyện tranh Nhóc Maruko mình hằng ao ước, mắt Linh sáng như sao, gật đầu như bổ củi bảo nhất định sẽ giúp Phương bằng được.
Thế là, Linh lại lên dây cót tiếp tục sự nghiệp học và hành (hạ) nhau với Phương Híp. Mùa hè năm ấy, cô từng bước dìu dắt Phương Híp đi qua kì thi tốt nghiệp, rồi lại đến kì thi cấp ba, Linh và Phương từ hai kẻ ghét nhau ra mặt đã tiến đến một không khí hòa bình, có thể ngồi cạnh nhau cả buổi mà không cạnh khóe hay trợn mắt thở phì phì nhìn nhau gì nữa.
Thậm chí, ngày Phương Híp đỗ cấp ba, cô và cậu ta đã tiến đến tình trạng giống như người một nhà. À, bởi vì cô Tràm đã vừa khóc vừa ôm lấy cô, sụt sùi rưng rưng gọi cô là: Con gái!
Nhưng thích nhất với Linh ấy là, cô Tràm giữ đúng lời hứa. Cô mua cho “con gái” một bộ truyện tranh i mới tinh mà Linh vẫn nuốt nước miếng thèm muốn những hai năm trời.


Năm 2001.


7. Con đường Cầu Cất vào mùa xuân. Lá bàng non lại xanh mướt một góc. Cô, tóc rất dài, chạy xe thong thả. Bên cạnh, một anh chàng chuyên toán kính cận rất tri thức đang hỏi Linh năm nay sẽ thi trường gì. Cô chưa kịp đáp lời thì một chiếc xe cuộc từ phía sau đã vụt lên, áp sát cô. Ở tuổi mười tám, Phương cao lớn đến mức có đôi lần Linh đã phải hỏi cô Tràm có phải cô cho cậu ta ăn bột nở hay không? Nhưng giờ đây, cái mặt ăn bột nở lún phún râu và có vài cái mụn kia đang nghênh nghênh lên.
“Ái dà, bạn Lô của tớ hôm nay lại có người tán tỉnh hả?”
Mặc cho má cô đỏ hồng lên tức giận, Phương Híp vẫn nghênh ngang cười cười với cậu chàng chuyên toán. Anh chàng này vẻ ngạc nhiên hết sức.
“Lô? sao cậu gọi cậu ấy là Lô?”
Linh chưa kịp chặn cái mồm của Phương lại, thì mắt cậu ta đã cười híp tịt, nhăn nhở khi thấy đối phương trúng kế.
“Vì cậu ấy hay chơi lô, lô đề ấy, há há”
Phương cười lên khoái chí, càng khoái chí hơn khi thấy vẻ mặt cậu bạn đang trở nên hoang mang và ngần ngừ. Linh cũng phát điên, cô gắt lên.
“Đồ Híp. Nói cái gì thế hả?”
“Ôi bạn Lô của tớ tức giận rồi. Haha, thôi thôi, nói lại, nói lại. Tớ gọi là Lô vì môi của cậu ấy giống như được cuốn lô. Nhưng mà nhũ danh này chỉ có tớ được gọi thôi”.
Nói rồi, Phương giựt nhẹ nhúm tóc của cô, mặc mắt cô trợn lên tức tối, còn nháy mắt tinh nghịch.
“Tối nay nhớ sang nhà anh đây đấy. Mẹ anh đây đã thổi xôi nấu chè rồi”.
Dứt lời, cậu vẫy tay, phóng xe đi thẳng. Đây là lần thứ mấy chục rồi không biết, cứ có anh chàng nào “tò te te tí” chuyện trò thân thiết với Linh là lập tức cậu ta có mặt, lôi từ tên thân mật đến cái kiểu nói lửng lơ “bạn Lô của tớ” khiến mấy anh chàng sau vài lần tiếp cận thì đều lỉnh mất, làm Linh phát cáu. Buổi tối, sang bên nhà hàng cô Tràm mới khánh thành, Linh vẫn không kìm được, đá cho cậu ta mấy cái. Còn cậu ta thì vờ trợn mắt.
“Đấy, con gái mới lớn thật là nông nổi, nhìn thằng nào cũng phát tín hiệu thế là người ta đánh giá cho!”
Thế là cả hai lại chí cha chí chóe, cấu chí nhau loạn xạ. Chỉ khi đến đề tài năm nay hai đứa thi trường gì, thì không khí mới lặng lẽ trở lại.
Linh vẫn ở trong đội tuyển, nếu như đoạt giải ba trở lên thì sẽ có cơ hội tuyển thẳng, nên mọi người cũng chẳng hỏi nhiều. Chỉ có Phương Híp là im lặng. Khi mọi người truy vấn mãi, thì Phương mới bảo, “Tại sao cứ phải thi đại học? Có nhiều cách, nhiều con đường để đi tới, chứ không nhất thiết phải thi Đại học”, khiến cho cô Tràm rú lên, đập cho cậu ta mấy cái. Cô còn nhờ Linh khuyên nhủ,bảo cậu ta đừng có bốc đồng và ngốc dại nữa.
Thật ra, từ giữa năm lớp mười một, Linh đã biết Phương không thích chuyện học hành. Phương học không hề tệ, nhưng cậu nói học hành chẳng cho cậu niềm vui nào. Không giống như khi cậu đá bóng, đánh nhau, hay sửa chữa ô tô xe máy. Cuộc đời chẳng có mấy khi, vì sao lại bỏ mấy năm tươi đẹp nhất đời cho một thứ mình không thích? Lúc ấy, Linh đã ngần ngừ hỏi Phương.
“Thế cậu thích gì?”
Phương xòe bàn tay lem luốc đầy dầu mỡ ra trước mặt cô.
“Tớ thích cái này. Tớ thích máy móc, sửa sang, lần mò nó. Khi tớ bắt được bệnh nó rồi, vui không thể tả được. Sướng nữa!”
Linh đã cố thuyết phục Phương rằng việc học lên đại học sẽ làm cậu hiểu rõ máy móc hơn, sửa chữa có phương pháp hơn, nhưng Phương Híp chẳng bị tác động chút nào. Cậu lôi Linh đến cái xưởng sửa xe mà cậu vẫn thường qua lại gần một năm nay, nói nơi này chính là nơi làm cho cậu dễ chịu nhất, vui vẻ nhất, say sưa nhất.
Cái xưởng sửa xe này là của anh Khánh, một kĩ sư cơ khí mở ra. Cũng là một mối duyên tình cờ mà Linh và Phương Híp biết đến anh. Hồi đó, Thành Cận, em trai anh Khánh cũng là một học sinh cá biệt trong trường cấp ba của Phương, cậu ta và Phương có vài lần xô xát qua loa vì những lí do rất vớ vẩn, chung quy lại thì cả hai đều thấy nhau không vừa mắt. Đỉnh điểm của căng thẳng chính là Thành Cận lại dám dở trò ve vãn Linh, thậm chí, có lần, vì lũ bạn thách đố mà lao đến sờ ngực Linh ngay cổng trường cấp ba của cô. Vụ ấy nhanh chóng inh ỏi khắp cả trường, khiến Linh không biết cất mặt vào đâu, vừa tức vừa ngượng. Phương Híp túm tay túm chân hỏi gì cô cũng khăng khăng mím chặt môi không nói. Thế mà chẳng hiểu cậu ta tìm hiểu ở đâu, cuối cùng cũng rõ chuyện, còn nhờ bạn nhắn Thành Cận ra một chỗ, tẩn cho một trận. Có điều, Thành Cận cũng chẳng phải vừa, hai người quần nhau suốt một buổi chiều. Linh nghe tin, vội vã đi tìm, lúc cô tới nơi thì cả hai đã te tua, mặt mũi đều sưng húp. Phương Híp tình hình khả quan hơn đôi chút đi đạp được Thành ngã xuống đất.Nhưng bất giờ, Thành Cận lại túm được một hòn gạch. Lúc thấy cậu ta chuẩn bị táng vào đầu Phương Híp, Linh chẳng biết phải làm sao, bèn nhắm chặt mắt hét lên, rồi tức tốc lao vào cản lại.
Cục gạch thay vì táng vào mặt Phương, đã táng thẳng xuống mặt Linh, máu chảy xối xả, còn Linh thì ngất lịm gần như lập tức. Phương lúc này bò dậy, thấy Linh như vậy thì gào lên, định bóp cổ Thành Cận. Nhưng Thành Cận cũng bị màn máu me trước mắt làm cho hoảng hồn, chỉ trợn mắt, ú ớ, chỉ vào người đang nằm trong vũng máu, mãi sau mới lắp ba lắp bắp.
“Từ từ, đi cấp cứu, không thì Linh chết mất!”
Hai thằng vác Linh lên. Phương khóc điên cuồng, xốc cô chạy. Vừa được một đoạn thì có một người thanh niên phi con xe FX qua. Thành Cận nhìn thấy chiếc xe đã run rẩy gào lên.
“Anh Khánh ơi, em giết người rồi! Em giết người rồi.”

Khi tỉnh dậy, Linh đã thấy mình đang ở trong một xưởng sửa xe gần chợ Lớn, đầy mùi dầu mỡ và các loại xe từ cũ đến mới. Đầu cô đã được băng kín lại. Phương nhìn Linh, khóc đến mức đôi mắt híp đã sưng lên.
“Yên tâm, Lô, cậu không sao rồi”.
Đôi tay sứt sát của cậu ấy cầm lấy tay cô, vẫn còn run rẩy. Lúc này, anh Khánh, cùng Thành Cận và Phương đưa cô đến bệnh viện chiếu chụp lại. May thay, không có vấn đề gì nghiêm trọng, bác sĩ còn khen người sơ cứu có kĩ năng rất chuyên nghiệp. Hóa ra, anh Khánh trước từng học Y hai năm, sau chuyển sang Bách khoa họ. Anh nhìn vết thương của Linh, anh biết chỉ ở phần mềm, cô ngất chỉ bởi quá sợ, cho nên anh vội sơ cứu cầm máu cho cô ngay. Về nhà, Linh không dám khai thật, chỉ bảo đi đường sơ ý ngã. Dẫu thế, cả mấy hôm liền, tối nào Phương cũng bắt cô Tràm nấu cháo vịt, rồi hì hục chạy sang mang cho cô.
Sau việc đó, Phương và Thành Cận lại bất ngờ quay ra chơi với nhau, trở thành anh em thân thiết. Tất nhiên, Phương cũng bắt Thành Cận sống chết không bao giờ được “sờ” vào Linh. Anh Khánh trở thành anh cả của mấy đứa. Giờ rảnh rỗi, Phương rất thích ra xưởng xe của anh, nhờ anh chỉ cho những chiêu sửa sang máy móc. Thậm chí, cậu ở lì ở đó, Linh có muốn ốp cậu học hành cũng phải bê sách vở qua đó luôn.
Nhiều lần, Phương nói với Linh, sau này cậu cũng thích có một xưởng xe như anh Khánh, anh ấy cũng chẳng hề học hết một trường nào mà vẫn hoàng tráng, làm ra tiền đó thôi. Nếu Phương mà có được cái xưởng xe như thế, cậu sẽ tha hồ “độ” lại những con xe thật ngầu đúng như cậu muốn. Và cũng chẳng ít lần, Phương nói với Linh, cậu không muốn thi Đại học.
Chẳng thể ngờ, Phương Híp còn dám nói với cả cô Tràm nữa. Mấy ngày liền, hôm nào cô Tràm cũng gọi điện cho cô, nhờ cô nói thế nào cho Phương Híp “tỉnh ngộ”. Bản thân Linh dù thông cảm lắm lắm, nhưng tự thâm tâm cô vẫn nghĩ, Phương nên đi thi Đại học thì hơn.
Khi mà cả lũ học sinh cấp ba cấp tập mua hồ sơ dự tuyển Đại học, Phương vẫn thờ ơ, mặc cho vợ chồng cô Tràm ngày ngày rên xiết. Cuối cùng Linh đành phải tự tay làm hồ sơ luôn cho cả Phương nữa. Khi thấy cô hì hục điền điền dán dán, Phương hét ầm lên, khăng khăng không chịu. Nhưng rồi, khi Linh nhìn Phương đem hết nhẫn nại nói nhẹ nhàng với cậu, “Vì tớ đi! Coi như thi Đại học vì tớ đi”, thì Phương im lặng…
Những tháng ngày cuối lớp mười hai,đám học sinh lúc nào cũng căng thẳng với muôn vàn dự định tương lai. Đến ngay cả một người tâm lí thi cử vững vàng như Linh, vẫn có những đêm nằm mơ trượt đại học khóc lóc ầm ĩ. Đối với cô, kì thi Quốc gia trước mắt cũng chẳng khác nào kì thi Đại học. Thực lòng, cô muốn đoạt giải quốc gia để khỏi phải thi Đại học. Trong thời gian đó, cô có thể “ốp” Phương ôn luyện tốt hơn.
Sáng hôm ấy, Phương Híp phi xe qua nhà, vẫn mang cho cô một cặp lồng miến ngan thơm nức mũi. Phương vẫn ngồi kiên nhẫn đợi cô ăn và thở dài không biết thức ăn cô nạp nào nó biến đi đâu mà vẫn còi cọc thế này. Và sau đấy, trên chiếc xe giờ đây trở nên bé nhỏ với cậu, Phương Híp chở cô bước vào kì thi sinh tử. Đứng trước cổng trường, đột nhiên Phương rút túi quần, chìa ra một túi nhỏ, có mấy viên thuốc xanh xanh. Linh hỏi cái gì thế? Phương Híp mặt đỏ lên, bảo là thuốc giảm đau, đề phòng lỡ cô đau bụng.
Ặc!
Lập tức mặt cô còn đỏ hơn mặt Phương Híp.
Đề thi năm đó ra về thơ Nguyễn Du. Và may mắn cô cũng không phải dùng đến thuốc giảm đau của Phương Híp. Linh biết bài của mình không ở phong độ tốt nhất, nhưng cũng không quá tệ. Khi cô trở ra, bất ngờ nhìn thấy anh Khánh, Thành Cận và Phương Híp đứng dàn hàng ngang ở cổng trường vẫy tay rối rít. Anh Khánh bảo, “nhân dịp Linh thi xong, đãi mấy đứa ăn chè mệt nghỉ”.
Thời đó, chè năm trăm đồng một cốc to đùng, bọn học trò cô vẫn đùa là chè “trăm năm” ở đường Quang Trung. Cô ăn ngon lành hết hai cốc, bụng căng tròn, còn Thành Cận, Phương Híp, và cả anh Khánh tổng cộng đánh chén hết mười cốc. Khi anh Khánh móc túi trả tiền, đột nhiên, Linh nhìn thấy từ trong ví anh rơi ra một vỉ nho nhỏ màu đỏ. Cô cầm lên, không biết là thứ gì, đang lật ngang lật ngửa thì Phương Híp đã giằng lấy, giọng giận dữ.
“Sao cậu lại nghịch thứ này????”
Linh ngơ ngác “Tớ có nghịch đâu. Tớ thấy của anh Khánh đánh rơi”.
Thấy cậu ta thở phào, Linh kéo tay Phương Híp giật giật.
“Nhưng nó là cái gì thế?”
Nhưng Phương Híp không thèm trả lời, cậu ta rảo bước đi thẳng. Linh theo sau, tự dưng thấy Phương Híp quàng tay qua vai Thành Cận, nói gì đó. Cả hai cười đến là khoái chí.
Linh ngạc nhiên, nhưng cũng không quên nhắc nhở “Này, cậu phải trả lại cho anh ấy đấy”.
“Biết rồi. Biết rồi…”
Rất lâu sau đó, Linh mới biết cái vỉ đó là cái gì. Đó là khi một buổi chiều, cô đến xưởng sửa chữa của anh Khánh thì thấy nó đóng cửa. Đợi một lúc, cô quyết định vòng ra phía hông nhà, ngồi tựa vào chiếc bánh xe tải lớn, chăm chú đọc cuốn tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió mà cô vừa rút hết tiền trong lợn ra để mua. Mối tình của Scarlet và Rhett Butler hấp dẫn quá, đến mức cô như quên cả thời gian. Chỉ đến khi tiếng nổ quen thuộc của xe anh Khánh tấp lại, Linh mới ngẩng lên, cô nhìn thấy Phương Híp cùng Thành Cận nhảy xuống, cả hai đều có vẻ phấn khích kì lạ. Linh chưa kịp lên tiếng thì Thành Cận ném sang cho Phương mấy cái vỉ nho nhỏ, giống hệt cái mà anh Khánh làm rơi hôm trước.
“Này… cầm lấy. Hố hố, mày dùng tốn quá”.
Phương nhe răng cười, đút ngay vào túi.
“Than kiu!”
Anh Khánh đập đầu hai đứa “Lớn rồi, tự biết bảo vệ mình. Cái gì cũng tiết chế thôi”.
Thành Cận cười cười “Vâng, em biết rồi. Gớm anh đưa tụi em vào đời mà anh cứ làm như anh trong trắng thế…”
Phương Híp ấp úng “Anh, bao nhiêu tiền… để em”
Khánh vỗ vai Phương Híp “Thời anh bằng mấy đứa. Anh cũng tò mò. Mà cái trò cứ tò mò nhiều khi lại sinh lắm chuyện. Anh đưa hai đứa đi cho biết. Đó không phải việc xấu, nhưng thời điểm này của mấy đứa cũng chưa thích hợp. Anh nói rồi, phải biết bảo vệ mình cho tốt”.
Linh nghe Phương Híp và Thành Cận đồng thanh nhau “vâng” một tiếng rõ lớn. Sau đó, giọng của Thành Cận còn vang lên trêu chọc.
“ Này Híp, mày không sợ em Lô nhà mày biết à!”
Cô thấy Phương cười híp chặt hết cả mắt “Thằng Cận kia. Mày liệu liệu cái mồm đấy…”
Linh cứ ngồi lặng ở đó. Cái suy nghĩ mà cô vừa liên tưởng đến, làm cô hoảng sợ. Nhưng mà, ngay cả đến ngày cô xác nhận rõ đó là thứ gì, Linh cũng chưa từng một lần hỏi Phương về câu chuyện ấy. Chỉ biết là, cô đã từng rất sốc, từng rất tổn thương. Hóa ra, thế giới của con trai, là như vậy, luôn như vậy. Có những điều, cô chẳng nên biết, chẳng nên biết làm gì….


8. Ít lâu sau, Linh nhận được kết quả thi Quốc gia. Đúng như thầm đoán của cô, cô đoạt giải ba, đủ tiêu chuẩn để vào thẳng Đại học. Cả nhà sang bên nhà hàng mới của cô Tràm ăn một bữa, nhân tiện liên hoan luôn vụ mấy ngày trước Phương bị xe đâm mà thoát chết, chỉ xây xát qua loa. Hôm ấy, Phương, Linh rủ thêm anh em Thành Cận nữa. Buổi liên hoan rất vui, mọi người hùa vào nói giờ là nhiệm vụ của Phương Híp và Thành Cận, hai đứa nhất quyết phải làm nên cơm nên cháo trong kì thi sắp tới. Nghe ý kiến chỉ đọa, Thành Cận “Vâng” ngay, nhưng Phương thì vẫn ậm ờ. Linh nhìn thái độ đó, đột nhiên thấy rất bất an.
Khuya hôm ấy, anh Khánh bỗng dưng qua nhà, nói có món quà nhỏ tặng cô. Đó là một chiếc gối ôm hình chú lợn hồng mũm mĩm khiến Linh rất thích, nhưng trong lòng vẫn có chút ngại ngần. Khánh như hiểu tâm trạng cô, anh nói, “Chỉ là món quà nhỏ cho cô em gái, đừng ngại”. Linh không vì câu “đừng ngại” đó mà hết ngại luôn, song vì thích quá nên cuối cùng cô vẫn cầm lấy, cười tít mắt nói cảm ơn. Sau một phút tần ngần, Linh bảo với Khánh chuyện của Phương. Cô nhờ anh khuyên Phương một chút. Rõ ràng là với tụi Phương và Thành, anh Khánh là người rất đáng tin cậy. Anh Khánh đồng ý, chỉ dặn Linh trong quá trình ôn luyện, Linh nhớ kèm cặp luôn cho cả Thành. Linh nghe xong gật đầu ngay lập tức. Thật ra, chẳng cần anh dặn, bình thường ba đứa vẫn túm lại học với nhau.
Vài ngày sau, Linh bất ngờ khi thấy Phương “khí thế” với chuyện thi Đại học hơn hẳn. Quả là anh Khánh có chiêu bài đặc biệt. Những buổi chiều, cô thường sang hẳn nhà của Phương Híp, miệt mài cùng hai anh chàng ham chơi giải đề đến khi tối mịt. Có hôm buổi tối lại còn phải ở lại thêm để rèn giũa vụ tập tành viết vở sạch chữ đẹp cho Phương Híp, bởi cậu chàng chữ lúc nào cũng ngoáy tít, rối tinh rối mù, vô cùng khó đọc. Phương Híp lại rất thiếu kiên nhẫn trong cái vụ này, khiến cho hai người cãi nhau mấy trận, tức đến mức khói xịt lỗ tai. Đỉnh điểm là vụ Phương bảo Linh nhiễu sự, suốt ngày vẽ việc cho cậu ta làm, khiến Linh cáu tiết ôm hết cả cặp sách đùng đùng bỏ về, bảo không kèm kiếc gì nữa, cô cũng còn bao nhiêu thứ phải học phải làm chứ chẳng rỗi hơi, kệ cho Phương tự sống tự chết. Nhưng mới sáng hôm sau, lại thấy cậu ta lù lù ngồi trên con xe đạp mới, chống chân nhìn Linh gãi đầu gãi tai bảo, “Thôi đừng có mà giận nữa. Tối qua tớ đã rèn viết đến tận sáng, mờ hết cả đôi mắt đẹp rồi đây này”, những ấm ức của Linh lại bay vèo đi mất.
Những ngày ôn tập cứ thế mà trôi qua. Học hành ở nhà Phương Híp có cái sướng là cô Tràm chăm sóc cho ba đứa tới tận răng, thường xuyên tiếp tế lương thực, trên bàn lúc nào cũng đầy đồ ăn vặt cho ba đứa. Mỗi khi ngó vào phòng, thấy Linh tay gạch xoèn xoẹt trên bài giải của Phương và Thành Cận, mặt hai anh chàng ngắn tũn cả lại, cô Tràm cười đến là yên tâm. Thỉnh thoảng cô cũng áy náy, hỏi Linh là kèm cặp hai đứa này thế, thời giờ đâu mà Linh học bài của mình, còn thi tốt nghiệp nữa. May mà với Linh, chuyện học hành khá đơn giản, lúc hai người kia giải đề, cô lại ngồi ôn thi tốt nghiệp, còn tự tay làm đề cương ôn luyện, tóm lược từng môn cụ thể, rồi bắt Phương và Thành Cận học dần mỗi khi rảnh rỗi …Bài vở cuối cấp chất đến tận đầu, tưởng như học mãi cũng không hết, nên ba đứa mở mồm ra là lại ca cẩm. Căng thẳng quá, có lúc Thành Cận đổ vật ra bàn bảo nghỉ tí đi thôi, kiểu này tẩu hỏa nhập ma mất. Thấy hai cậu bạn loạn đầu lên thật, Linh đành gật đầu phá lệ cho hai chiến sĩ tan học sớm.
Thích nhất là những buổi chiều, giải quyết xong đống bài vở, lại thấy chiếc xe Jeep của anh Khánh lù lù đỗ lại trước cửa nhà. Mấy đứa lao ra, leo phắt lên xe, đòi anh Khánh chở đi lượn phố, đứa nào đứa nấy mặt mày hớn lên, thấy vô cùng oách. Khi thì mấy anh em dừng lại ở hồ Bạch Đằng, uống thứ nước mía mát rượi của cô Phượng xả hơi, khi chạy xăng xăng qua ngõ Tuy An ăn bánh rán rồi bánh đúc, khi lại tụ tập lại quán cháo cá ở Nguyễn Trãi mà Linh vô cùng hâm mộ… Vừa ăn vừa buôn dưa, chém chả tơi bời, nội dung của Phương và Thành Cận lúc nào cũng xoay quanh vụ em nào xinh, em nào “bốc”, Anh Khánh luôn tủm tỉm cười còn Linh thì cắm mặt xuống ăn. Nhiều khi, ăn uống xong, giữa những câu chuyện linh tinh lang tang không đầu không cuối, mấy đứa lại đột nhiên, lặng ngắt, thừ ra suy nghĩ, không biết giờ này năm sau cả lũ thế nào. Ai trượt ai đỗ, ai là sinh viên, ai người ở lại?
Những ngày tháng đó sống thì thấy căng thẳng phập phù, nhưng khi qua rồi lại xiết bao nhớ nhung hoài niệm.


9. Thời gian cứ vùn vụt trôi, kì thi tốt nghiệp chưa qua, kì thi đại học đã chuẩn bị tới. Khi bảng điểm tốt nghiệp dán lên bảng tin trường, Linh đã hoàn toàn nhẹ nhõm khi biết mình đã chắc chân một suất ở trường Đại học Quốc Gia. Còn Phương và Thành Cận, điểm thi môn trồi môn sụt, vẫn bị bằng trung bình. May mà mấy môn điểm thi đại học thì tương đối khấm khá.
Không lên Hà Nội luyện thi theo phong trào, Phương híp và
ĐẾN TRANG
Thông Tin
Lượt Xem : 3933
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN