--> Niềm vui nơi xó bếp - game1s.com
pacman, rainbows, and roller s

Niềm vui nơi xó bếp




Normal
0




false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE













MicrosoftInternetExplorer4














Không ăn diện là dễ bị chồng chê lắm đấy. Hay để chủ nhật nghỉ anh chở em đi mua sắm cho thỏa thích...
***
Hôm nay là ngày cuối cùng ở cơ quan sau 10 năm tôi lặng lẽ làm việc, phấn đấu, cống hiến cho công ty. Cầm tờ quyết định chấm dứt hợp đồng lao động vì công ty phá sản, lòng những rưng rưng muốn khóc. Nước mắt chảy không phải vì hối tiếc hay ân hận gì mà vì nổi lo cơm áo gạo tiền. Khóc vì phải xa bạn bè đồng nghiệp mà tôi rất quý mến và nhớ nơi đã để lại bao kỷ niệm buồn vui. Khóc bởi từ nay thôi hết những nếp quen công việc, đi lại, sinh hoạt, nói năng, giao tiếp, háo hức đến ngày nhận lương. Có gì hẫng hụt. Có gì bâng khuâng. Lòng sao ngổn ngang...Vậy là từ nay tôi trở thành người thất nghiệp, trở về nơi "xó bếp". Tôi chỉ muốn về nhà thật nhanh để trông thấy chồng con cho vơi đi tâm trạng rưng rưng thổn thức này.

Về đến nhà, chồng tôi động viên vợ: " Em cứ yên tâm rồi sẽ có việc. Trong khi chờ đợi, em trông nhà trông con để anh có thời gian mà nhận thêm việc thì sẽ có thêm tiền, em cứ nghỉ ngơi, muốn đi đâu thì đi, muốn học thêm môn gì thì cứ học, cứ thỏa mái vui vẻ cho nhẹ người. Rồi đâu còn có đó, còn chuyện kiếm tiền anh lo được ".
Nghe chồng nói, tôi rất xúc động và tự an ủi mình: " Mình ở nhà cứ coi như làm công việc trong "xó bếp". Mọi chi tiêu anh ấy lo, mình sẽ tiết kiệm và cắt giảm bớt một số khoản chi không cần thiết. Với lại mình còn khoảng tiền lương thất nghiệp trong thời gian vài tháng. Như vậy thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống gia đình, coi như tạm yên tâm, mình sẽ cố gắng tìm một công việc mới".
Sáng hôm sau, tôi dậy sớm xuống bếp nấu món điểm tâm cho cả nhà. Một lúc sau thấy chồng con đi từ cầu thang xuống. Vừa đi các con tôi vừa hít thở và khen ầm lên: " Thích quá! Mẹ nội trợ có khác. Thơm mùi thức ăn từ sáng tinh mơ. Từ nay cả nhà mình được ăn ngon rồi ". Khi tôi đem bữa điểm tâm cho chồng, chồng tôi nói rất âu yếm: " Tiền lương anh để trên mặt tủ. Em dành hẳn ngày nay đi dạo shop thời trang mua sắm quần áo mặc cho thỏa thích. Không đi làm nữa thì mua những bộ đồ sành điệu mà mặc cho đẹp. Anh không tiếc tiền, chỉ mong em vui vẻ là được ".
Thấy tôi không phản ứng gì, chồng tôi nói đùa để khích: "Không ăn diện là dễ bị chồng chê lắm đấy. Hay để chủ nhật nghỉ anh chở em đi mua sắm cho thỏa thích"
Tôi vội thanh minh: " Ở nhà làm nội trợ cùng lắm là ra chợ mua thức ăn. Cần gì phải diện đồ sành điệu ". Nhưng thật ra tôi thừa biết tiền lương của chồng làm sao nuôi nổi cả gia đình nếu không biết tiết kiệm, giỏi tính toán.
Tôi không thích công việc trong "xó bếp" nhưng thời buổi khủng hoảng kinh tế, lại thêm những tin đồn không thực về biển đông khiến cho nhiều du khách hạn chế đến Việt Nam trong khi ngành nghề chuyên môn của tôi là du lịch, vậy nên tìm kiếm một công việc mới phù hợp trong thời buổi hiện tại thật không dễ dàng gì. Tâm trạng tôi không nguôi nhớ nơi làm việc cũ mặc dù ở đó tôi chỉ là một nhân viên bình thường. Tôi nhớ những buổi sáng bước vào cổng cơ quan, tiếng người hỏi nhau đủ chuyện ríu ra ríu rít. Tôi nhớ những khi cơ quan có ai đó ốm đau, mọi người rối rít rủ nhau đi thăm nom. Nhớ những lần có người được tăng lương là cả nhóm kéo nhau đi ăn hàng.
Thật không ngờ cũng có ngày niềm vui " xó bếp" đến với tôi lúc nào tôi cũng không hay. Và điều thật không ngờ tới là khoảng tiền chi phí cho cả gia đình những tháng tôi ở nhà lại chỉ bằng 2/3 những tháng tôi còn đi làm. Có lẽ nhờ tôi biết tiết kiệm, sắp xếp lại chi tiêu, lên kế hoạch cắt giảm những khoản chi không cần thiết.Thay vì trước đây cuối tuần cả gia đình đi ăn nhà hàng thì bây giờ tôi lại tổ chức buổi tiệc đầm ấm tại nhà. Buổi điểm tâm thì tôi dậy sớm để nấu cho cả nhà chứ không ra ngoài ăn như trước đây. Tôi dọn dẹp lại đồ đạt và phát hiện ra nhiều vật dụng, áo quần, giày dép...chưa dùng tới, có cái còn cả niêm chưa khui, vậy là tận dụng dùng đỡ phải mua mới, đỡ tốn tiền.Tôi còn trồng rau sạch trên sân thượng dư ăn cho cả nhà, lại đảm bảo sức khỏe. Rau dư nhiều, tôi lại lên mạng tìm hiểu học hỏi cách chế biến nhiều món ăn với rau mới lạ, bổ dưỡng. Ba cha con ngày càng ghiền món ăn tôi nấu. Hạnh phúc nhất là ngày nào tôi cũng được đón các con đi học về, sau lời chào bao giờ cũng hỏi thăm "Tối nay nhà mình ăn gì vậy mẹ?". Sự háo hức của ba cha con khi được ăn món mẹ nấu làm tôi quên hết cả mỏi mệt. Chồng tôi rất thương vợ và hiểu tâm lý của vợ nên công việc nơi "xó bếp" cũng không đến nổi áp lực như tôi vẫn thường nghĩ trước đây ...
Thu Hiền
 






Thông Tin
Lượt Xem : 842
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN