--> Thiên thần sa ngã - game1s.com
Polaroid

Thiên thần sa ngã

;Tôi về quê mấy ngày, người nhà bệnh."

Chẳng có gì khác. Gọi điện cho Hà Duy, máy tắt, vĩnh viễn rơi vào khoảng trống hư vô.

...

Về đến nhà, Tiểu Nhiễm đem những chuyện hôm trước ra, thêm mắm thâm muối kể với Tào Lợi Hồng, cuối cùng nói thêm:

- Bố ạ, bố không biết đâu, Nhậm Đạm Ngọc tốt lắm, nến là người khác thì đã mặc con ở đấy rồi! Ai mà có thể chăm sóc ân cần đến vậy với một thằng say? Thật ra con cũng thích cô ấy lắm!

- Thật à? Để bố xem.

Tào Lợi Hồng nhìn cậu con trai đã lớn của mình, vì chiều ý con mà nói qua loa cho xong chuyện. ông ta nghĩ cái cô Nhậm Đạm Ngọc này quả được lòng người, cả viên thư ký lẫn con trai mình đều nói cho cô ta.



Chương 18:



Con trai Tào Lợi Hồng vừa gọi là Đạm Ngọc cuống lên đi ngay.

Tôi nghĩ, nếu tôi cứ si tình ngồi đây đợi nàng hồi tâm chuyển ý thì sẽ mãi ôm cuộc sống đau khổ của một kẻ hèn kém mà thôi.

Vật vã đau đớn một lúc, tôi quyết định từ bỏ. bởi vì, đối phương là Tào Lợi Hồng. Tình địch của tôi không phải người thường, tình địch của tôi đại diện cho đỉnh cao quyền lực và tiền bạc.

Thứ tình yêu như vậy, cho dù có vật đổi sao dời thế nào đi chăng nữa, cũng vẫn sẽ mãi là chiếc cây khô trong tiết trời xuân mà thôi.

Bỗng nhớ lại cuộc điện thoại bố gọi sáng nay, con trai bị ốm.

Con trai tôi bốn tuổi, cho đến tận bây giờ, theo như trí nhớ của tôi thì mới được gặp bố khoảng ba lần. lần thứ nhất là năm nó hai tuổi, đòi tôi mua cho chiếc xe tăng đồ chơi. Nhưng lần đó, tôi vội quá không kịp mua. Lần thứ hai là năm nó gần ba tuổi, lại đòi tôi mua xe tăng, tôi liền mua cho nó.

Lần cuối cùng là cách đây nửa năm, lúc tôi gặp thì nó đang quỳ trên vũng bùn mân mê chiếc xe tăng đã rỉ sét sứt mẻ, miệng reo lên những tiếng vui sướng.

Lúc đó, tôi thật không dám nhìn vào hàng lông mi thưa vàng và đôi mắt nhạt màu của nó.

Con trai tôi thật buồn! Bốn tuổi, nó trông thật đúng là một đứa con riêng với cái đầu vĩnh viễn cúi gầm chẳng bao giờ dám ngẩng cao, nói năng lí nhí, đôi mắt luôn như e sợ điều gì.

Đôi mắt bối rối của con trai luôn luôn quanh quẩn trong đầu tôi.

Tôi móc từ trong túi ra lọ nước hoa, ngửi ngửi, vô tình nhớ tới mùi hương Đạm Ngọc... bỗng cảm thấy như bị những cú đánh vào đầu tàn nhẫn – người ta đã chạy về phía người khác rồi, còn nhớ làm gì nữa?

Thế nên, nhân lý do đó, tôi bèn quyết định xin nghỉ làm ở văn phòng, ngay sáng sớm hôm sau lên máy bay về Tế nam.

Khi gần đến bệnh viện, tôi lập tức nhìn thấy đôi mắt của bố trông ngóng từng chiếc xe ô tô đi qua. Nhìn thấy tôi xuống xe, bố vội sải những bước chân dài tiến đến, vừa kéo tay tôi về phía bệnh viện vừa nói: "Mệt không? Tí nữa vào đến phòng bệnh thì nghỉ đi một lát! Hân Hân cứ nhắc mày mãi, nhớ mày lắm đấy! Ầy!" Bố nhìn quần áo tôi mặc, nhíu mày: "Sao mặc ít thế con? Mấy hôm nay nhiệt độ xuống thấp lắm!"

Tôi cười nói mấy hôm nay thời tiết Thượng Hải cũng ấm áp.

- Tí nữa về bảo mẹ mày tìm cho ít quần áo ấm mà mặc! Lớn thế này rồi vẫn còn chưa biết tự chăm sóc mình, toàn thân làm tội đời!

Bố càu nhàu, kéo tôi lên phòng bệnh ở tầng ba:

- Hân Hân xem ai đến này!

Bước vào cửa, tôi chưa kịp quan sát gì rõ ràng thì bố đã vui mừng gọi to.

- Bố!

Con trai tôi gọi yếu ớt, giơ cánh tay vẫn còn gắn ống kim lên.

- Ừ.

Tôi đáp dửng dưng. Không biết vì sao, lâu quá rồi không gặp con trai, nhưng tôi vẫn chỉ có cảm giác xa lạ. tóm lại là tôi có phần sợ nó, mà cũng hận nó, thật là một cái nợ.

Mẹ tôi ngồi bên thằng cháu nội, đút cho nó ăn từng thìa từng thìa, cũng hiền từ và kiên nhẫn như đối với tôi hồi nhỏ. Mẹ vừa đút vừa nhìn tôi:

- Dù sao cũng biết quay về rồi! Con nó bệnh đến thế này...

Bà quay sang đứa cháu nội, lại đút một thìa nữa, xót xa:

- Con xem, hành thằng bé đến mức này! Thành ra que tăm mất rồi, vừa vàng vừa gầy!

Mẹ chọc thằng bé làm nó cười khanh khách.

Thằng nhóc vốn đã vừa đen vừa gầy rồi còn gì. – Tôi thản nhiên lẩm bẩm, tìm một chỗ ngồi xuống.

- Nói vớ vẫn! – Mẹ giận dữ mắng tôi.

Tôi cười cười quay người nhìn ra phía cửa sổ, hình như có vật gì màu xanh nhàn nhạt, bước đến nhặt lên xem, hóa ra là cái xe tăng rỉ sét đến mức đã hoàn toàn đáng cho vào sọt rác.

Tôi vừa nghe bố kể lể những chuyện nhà chuyện vườn, vừa mân mê chiếc xe tăng vẻ hờ hững. thật ra tôi đang nghĩ về Đạm Ngọc, liệu nàng có tìm tôi không? Nếu tìm liệu nàng có thấy được tờ giấy tôi viết lại không? Điện thoại thì hết pin, tôi đi vội quá quên mang cái sạc điện.

Tôi lo nàng sẽ cuống lên tìm tôi khắp nơi.

- Bố! Bố!

Lúc đó thằng bé gọi tôi. Mãi sau tôi mới trả lời, hỏi chuyện gì.

- Bố, Hân Hân bây giờ ngoan lắm, Hân Hân bị tiêm cũng không khóc đâu!

Nó giơ lên cánh tay bị cắm ống tiêm tĩnh mạch, lắc lắc tay tôi.

- Ừ, ngoan lắm.

Tôi khen có một câu tượng trưng, làm thằng bé vui khôn xiết.

Lúc này tôi mới nhận ra thằng bé quả là nhỏ hơn những đứa trẻ cùng tuổi rất nhiều. cánh tay như cành cây khô của nó đã đọng lại trong tôi những ấn tượng chua xót.

- Nhưng mà Hân Hân phải ăn nhiều vào mới béo lên được!- Mẹ lại đưa chiếc thìa ra trước mặt nó, động viên.

- Đúng rồi. – Hơi chút áy náy, tôi cũng góp vào. – con trai à, con phải ăn nhiều vào mới to như bố được chứ!

- Ăn rồi thì thành bé ngoan phải không ạ? – Thằng bé dường như rất xem trọng việc phải trở nên thật ngoan.

- Tất nhiên rồi! – Tôi nói theo, giả vờ trừng mắt.

Sau đó, con trai tôi biến thành ông ba mươi, há miệng thật to ăn hết ngay những thìa cơm canh mẹ tôi đút, làm cả nhà đều khen.

Thằng bé no rồi, miệng phòng lên, nói to sung sướng:

- Bố ơi, con ngoan lắm rồi! Hân Hân là bé ngoan! Sau này bố sẽ không đi nữa!

Nhìn thằng bé vỗ tay reo hò, tôi cảm thấy hoang mang.

- Ông nội nói rồi, chỉ cần Hân Hân thật ngoan là bố sẽ về! Bố, Hân Hân ngoan không? – Thằng bé tiếp tục hỏi.

Tôi nhìn bố. bố đang hút thuốc, đối diện với ánh mắt tôi, ông cũng không quay lại.

Tôi lại nhìn thằng bé, nhìn hàng mi thưa vàng của nó, đôi mắt ươn ướt, ánh nhìn vừa hồn nhiên vừa ngây thơ, nhìn tôi đầy mong chờ. Niềm khoa khát ấy của nó làm tôi chợt liên tưởng ngay đến người đẹp Nhậm Đạm Ngọc, lúc nàng nhìn đôi giày cao gót giá 100 ngàn, sự ngưỡng mộ và ham muốn của nàng cũng hiện rõ ràng y như con trai tôi bây giờ.

- Bố, Hân Hân không ngoan sao? – Thấy tôi không có phản ứng gì, thằng bé lo sợ hỏi.

Giây phút đó, tôi có một niềm thôi thúc mãnh liệt, muốn ôm chặt thằng bé đã bốn tuổi mà chỉ được gặp cha có mấy lần vào lòng.

- Ngoan! Con lúc nào cũng rất ngoan! – Tôi vuốt má nó, nói.

- Vậy, bố còn đi nữa không? – Nó lại hỏi.

Tôi bỗng sợ cái việc phải gặp thằng bé. Tôi bỗng sợ đôi mắt đầy mong mỏi của nó. Tôi sợ lúc lớn lên nó sẽ phát hiện ra rằng từ khi nó sinh ra đến giờ, tôi đều không làm tròn bổn phận nên có của người cha, thậm chí đến cái tên "Hân Hân" của nó cũng là do người mẹ trình độ văn hóa tiểu học của tôi tiện miệng đặt ra, người nào không biết có khi còn tưởng là tên gọi một chú cẩu.

- Bố... ừ, bố phải kiếm tiền! bố kiếm tiền thì mới... - Tôi nghĩ đến những thứ đồ chơi nó thích, chỉ có duy nhất chiếc xe tăng. - mới mua được xe tăng cho Hân Hân chứ! Con thích xe tăng không?

- Thích! Nhưng con thích bố hơn. – Thằng bé nhìn tôi nói tha thiết.

Tôi lặng đi, tôi cảm thấy không đứng vững nổi nữa. Tôi không thể chịu nổi cái tình cảm thân thiết đột ngột xuất hiện của con trai khi nó ốm thế này, nó càng yêu tôi thì tôi lại càng thấy không chịu nổi.

Nhớ đến lúc bố gọi điện thoại, ông có nói thằng bé lúc bệnh cứ nhắc tôi mãi... tôi liền kiếm cớ trời hơi lạnh, nói muốn về nhà một lúc.

Mẹ cũng muốn đi cùng tôi về.

- Hân Hân cũng phải ngủ bây giờ, đợi nó ngủ rồi cùng về một thể!

Nửa tiếng sau, cô y tá đến tiêm.

Mũi tiêm vừa chạm vào mông, thằng bé liền khẽ kêu lên một tiếng, thuốc ào bắp thịt chắc là đau lắm, thằng bé tỏ vẻ muốn khóc. Nhưng nó bỗng ngẩng đầu lên, thấy tôi đang nhìn, nó bèn cắn răng lại không kêu một tiếng.

- Bố, Hân Hân ngoan không? – Thằng bé tiêm xong liền hỏi tôi.

- Con còn dũng cảm hơn cả bố đấy! – Tôi nói chắc chắn.

Tôi đã nói sự thật. Thằng con bốn tuổi dũng cảm hơn tôi.

Chẳng bao lâu sau, thằng bé liền say ngủ yên lành.

Lúc ôi đi cùng mẹ ra khỏi phòng bệnh, nắng chiều liền vào tràn ngập phòng bệnh, chiếu vào chiếc xe tăng, cũng chiếu vào cả thằng bé đang say giấc, trông nó rất thanh thản, rất yên tâm, giống y như một thiên thần trong trắng đang nhẹ nhàng đón nhận những an ủi của Thượng đế.

Con trai tôi đấy.

Cùng mẹ quay về con ngõ nhỏ nơi tôi đã sinh ra, nơi chẳng có những ồn ào và xa hoa của Thượng Hải, nơi chỉ có những con đường yên tĩnh và những con người hiền lành.

Ban ngày những người đàn ông đều ra ngoài đi làm, phụ nữ ngồi dưới ánh nắng trước cửa nhà chậm rãi đan len, thinh thoảng chạy qua chạy lại, nói chuyện về những tin tức nhà này nhà khác. Những đứa trẻ chưa đến tuổi đi học thì cả ngày ngồi cởi truồng chạy nhông nhông.

Đấy là một ngày đẹp đẽ.

Những ngôi nhà đều không cao, cao nhất là bốn tầng. dây điện thoại, dây tivi chăng ngang ngang dọc dọc suốt những con đường, nối từ nơi này đến nơi khác. Nhà nào có lắp cửa chống trộm thì nhà đó đương nhiên sẽ được coi là giàu có. Những bức tường vốn màu trắng, qua bao năm nhuốm bụi thời gian, giờ đều đen sì sứt mẻ, lại còn bị lũ trẻ con vẽ lên đủ những thứ chúng thích. Những tờ thông báo, truyền đơn dán khắp nơi khiến khung cảnh càng đặc trưng tỉnh lẻ.

Đồng hồ nước lắp ở mỗi tòa nhà, phủ đầy bụi tích tụ bao năm, bụi lẫn với dầi mỡ, khiến những màng nhện chăng đầy cũng dính cả lại.

Con đường đá bao năm bị những bàn chân giẫm lên, giờ thành ra nhẵn bóng. Con đướng đi giữ hai dãy nhà rất hẹp, người đàn bà ở tần một lúc nấu cơm thậm chí có thể nhìn được rõ cả những thức ăn của nhà đối diện.

Nhà thấp, nên bầu trời lại thành ra cao hơn những nơi khác.

Bầu trời quê tôi không phải màu xanh xám mờ đục như ở Thượng Hải mà cao và xanh ngắt.

Một thiếu nữ cong lưng cúi xuống gọi đầu bên giếng nước. dưới ánh mặt trời, những giọt nước nhỏ xuống từ mái tóc cô lóng lánh. ở đầu ngõ, những cụ già chọn những chỗ có ánh mặt trời mà đàm đạo. cụ ông châm điếu thuốc lào, nhìn cụ bà đang cằn nhằn kêu ca.

Những tiếng rao vang lên không ngớt: "Tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy nước nóng, đồ điện hỏng bán đêêê!" Tiếng rao từ đầu nhánh sông dội lại, xuyên qua những con ngõ nhỏ yên tĩnh, nghe rất đặc biệt, lanh lảnh mà xa xôi.

Quê tôi đấy!

Giống như bát mì mẹ làm vội buổi sáng, (không có xa xỉ, không có phồn hoa, không được tô điểm những màu sắc rực rỡ), chỉ là một bát thân tình sâu đậm tụ lại, tỏa một mùi phụ nữ đang nấu cơm.

- A! Chị Thục Bích à, con giai về rồi đấy hả?

- Vâng! Ha ha!

- Thế là coi như gia đình đoàn tụ rồi nhỉ!

- Vâng, đúng rồi, đúng rồi!

Mẹ thường không thích nói nhiều, mẹ chỉ gậu đầu vui vẻ.

Mẹ năm nay 60 tuổi, tôi là con trai nhỏ của bà. Vốn trước tôi, mẹ cũng có một câu con trai, hồi trước nhà khó khăn quá, anh trai tôi vì đói quá ăn nhầm đồ độc, đã mất. sau này chỉ còn lại mình tôi.

Tôi giờ 30 tuổi, tôi đi sau mẹ, thấy mẹ thật sự đã già rồi.

Mái tóc bạc phơ, búi chặt một búi, chiếc kẹp tóc sắt đã dùng hơn mười năm nay vẫn cài trên tóc mai của bà.

Một tay mẹ xách làn, trong làn là cân thịt nạc vừa tiện mua trên đường, tay kia vắt sau lưng, chân đi đôi giày vải, chậm rãi bước trong nắng chiều.

Lưng mẹ hơi còng rồi.

Giây phút đó, tôi chợt muốn ghi lại hình ảnh mẹ lúc ấy, ghi lại hình ảnh mẹ sáu mươi tuổi chậm bước trên con ngõ nhỏ. Trong mắt con trai, mẹ già đi đàng trước, cũng cũ kỹ như ánh nắng chiều, làm lóe ra những luồng ánh sáng rực rỡ, soi sáng cho con trai.

Người mẹ tóc đã bạc của tôi đấy.



Chương 19:



Một tuần sau, con trai tôi ra viện, lại có thể chạy nhảy vui đùa.

Tôi bắt buột phải về Thượng Hải ngay, lòng dạ tôi hướng về nơi ấy, những việc ấy, những người ấy.

Hôm trước ngày tôi đi, hình như Hân Hân cũng linh cảm được điều gì, nó cứ khóc suốt.

Thằng bé dính tôi quá rồi, biến thành cái đuôi im lặng theo tôi cả ngày. Khỏi bệnh rồi, nó lại quay về tính cách cố hữu, ít nói ít cười, dáng vẻ yếu đuối, cái mũi hít thở đều đều theo quy luật tự nhiên.

Oán giận chán rồi, tôi lại nhìn khuôn mặt nó mà nghĩ xem đây là trách nhiệm của ai.

Buổi tối, lúc rửa chân, mẹ tôi ngồi bên nói linh tinh đủ thứ chuyện, nói Hân Hân sắp đi học rồi. Tôi im lặng, biết mẹ đang thăm dò ý mình, muốn tôi đưa quyển sổ tiết kiệm cho bà.

Trong sổ có khoảng 200 nghìn tệ, vốn tôi định dành mua một căn hộ ở Thượng Hải. Nhưng nuôi một đứa trẻ từ tiểu học cho đến khi học đại học thì tiền của tôi có lẽ cũng chả còn được bao nhiêu.

Sau đó, bố cũng tham gia, nói con nhà người ta kiếm được tiền cũng đều nhớ đến bố mẹ... nhưng tôi vẫn lì lợm không nói năng gì.

Buổi tối, lúc đi ngủ, thằng bé bỗng đòi ngủ cùng tôi, tôi ngạc nhiên rồi cũng đồng ý.

Thân thể gầy gò, bé nhỏ của thằng bé giống hệt bó đuốc, áp sát vào người tôi. Lúc tôi sắp ngủ thì nó bỗng gọi.

- Hả? – Tôi nhắm mắt đáp mơ hồ.

Nó im lặng rất lâu, tôi đã sắp một lần nữa trôi vào giấc ngủ thì nó mới nói rụt rè:

- Bố, con muốn nghe kể chuyện ạ.

- Ầy... - Tôi nhíu mày, sốt ruột trở mình, cũng chẳng chú ý lắm đến lời nó.

Nó cũng không dám nói gì nữa, im lặng nằm bên cạnh.

Muốn ngủ nhưng không ngủ lại được nữa.

- Hân Hân? – Tôi gọi nhỏ, thử xem nó đã ngủ chưa.

Trẻ con chẳng biết giả vờ, nó nghe tôi gọi liền lập tức quay lại, sung sướng đáp:

- Dạ!

- Sao tự nhiên lại thích nghe kể chuyện?

- Bởi vì... mấy đứa nhà khác, bố chúng nó... đầu hay kể chuyện cho chúng nó nghe! Bố... bố biết kể không?

Thằng bé nói, ngắt quãng không liền mạch được.

Bỗng nhiên tôi cảm thấy đau lòng, không ngại ngùng gì nữa, ôm chặt nó vào lòng. Tôi nói:

- Bố biết kể chuyện Tam quốc diễn nghĩa ! Có muốn nghe không?

Thằng bé có vẻ không ngờ mình lại được chiều ý, vừa ngạc nhiên vừa sung sướng, liền gật đầu liên tục.

Tôi kr63 cho nó chuyện Thảo Thuyền mượn tên. Có vẻ như câu chuyện quá phức tạp đối với một đứa trẻ bốn tuổi, chỉ một lát, thằng bé đã ngủ say rồi.

Ánh trăng chiếu qua cửa sổ vào phòng, chiếu lên khuôn mặt non nớt của thằng bé, tôi bắt gặp hình ảnh mình thời thơ bé xa xưa...

- Bố, bố phải đi thật ư? – Sáng sớm thằng bé đã hỏi.

- Ừ, nhất định phải đi. – Tôi vừa rửa mặt vừa nói, không quan tâm đến thái độ của nó.

- Phù... - nó buột ra một tiếng thở dài kỳ quái, không hỏi thêm gì nữa.

Lúc ăn cơm, thằng bé bỗng bảo: "Bố, để con tiễn bố" làm tôi vô cùng cảm động, đồng ý ngay.

Cả nhà cùng đi, tôi bế thằng bé. Đến bến tàu, thằng bé bỗng nhìn đăm đăm một ngăn kính cửa hàng bày đầy đồ chơi.

Tôi liền nhờ bố ra mua vé giúp, còn tôi đưa thằng bé vào trong cửa hàng.

- Con thích gì nào, nói đi, bố sẽ mua cho. – Tôi đặt nó xuống nền đất, đẩy đẩy lưng.

Nó không động đậy, cũng không nói gì, chỉ ngây ra nhìn tôi. Dòng nước mũi xanh xanh dưới hai lỗ mũi đã khô đi vì gió thổi, khuôn mặt màu vàng đen, cộng thêm ánh mắt u buồn, đúng y như một thằng nhóc ăn mày.

Tôi nhìn mà phát chán, đang định nói không thích thì thôi đi, thằng bé bỗng lên tiếng:

- Bố, bố kiếm được nhiều tiền lắm rồi ư? – Nó hỏi.

Tôi cảm thấy như kiểu trẻ con dám móc mỉa người lớn. Tôi cười:

- Kiếm được một ít thôi, cũng đủ để mua cho con một món đồ chơi đấy.

- Bố, vậy Hân Hân không cần đồ chơi, Hân Hân muốn bố đừng đi. Bố nói kiếm được tiền bố sẽ không đi nữa mà!

Như ảo thuật, những giọt nước mắt thằng bé lập tức trào ra, nó níu gấu quần tôi mà khóc trông đến tội nghiệp.

Tôi quỳ xuống, bế nó đặt lên đùi, nói ân cần:

- Hân Hân phải ngoan, bố nhất định phải đi. Bố mua cho con một thứ đồ chơi, sau này chơi với nó, con hãy nghĩ như bố đang ở bên cạnh chơi với con vậy, được không?

Thằng bé run lên, miệng mếu máo, mặt mũi lam nhem, cái đầu lắc lư, nước mắt cứ thế trào xuống khuôn mặt đỏ gay. Nghe tôi nói thế, nó nghĩ hồi lâu rồi mới miễn cưỡng gật đầu.

Tôi ôm thằng bé, đứng trước lớp kính tủ hàng giúp nó chọn đồ chơi:

- Khẩu súng này thích không?

Nó lắc đầu, dùng sức hít mạnh nước mũi.

- Còn cái này thì sao? – Tôi chỉ con gấu bông.

Nó lại lắc mạnh đầu.

- Vậy con tự chọn đi, con thích cái gì nào? – Tôi đành để tùy theo sở thích của nó.

- Hu... u... u... hu...

Không ngờ thằng bé nghe thế đột nhiên khóc ầm lên:

- Con muốn bố! Con không thích đồ chơi!! Con muốn bố cơ. Bạn nào cũng có bố mẹ, Hân Hân không có mẹ cũng chẳng có bố... Huu hu... Hân Hân đi nhà trẻ chẳng có bố đến đón... các bạn đều nói Hân Hân là con hoang... Huuu hu..."

Mọi người xung quanh đều đổ dồn mắt về phía chúng tôi, tôi phải vội vàng bế thằng bé chạy ra ngoài.

Ngồi trên ghế phòng đợi ga xe lửa, thằng bé ngồi trên đùi tôi, ra sức ôm tôi không chịu rời, nước mắt nước mũi lem nhem, run lên từng chặp, miệng mếu máo:

- Bố đừng đi! Bố không cần Hân Hân nữa ư? Bố, Hân Hân ngoan lắm, Hân Hân không cần đồ chơi, bố đừng đi nữa bố nhé!

Tôi bỗng nhớ lại cô người yêu Nhậm Đạm Ngọc, vì tôi không dám bỏ ra 100 nghìn mua đôi giày mà giận dữ dỗi hờn. Nếu so sánh giữa tôi và đôi giày thì chắc tôi sẽ thua cuộc thảm thương.

Thằng bé mới bốn tuổi, thằng bé gọi tôi bằng bố. Thằng bé lúc đó khóc ngất đòi dùng vật chất đổi lấy người cha...

Người yêu và con trai.

Tôi ôm chặt thằng bé vào lòng, lần đầu tiên dùng tất cả những tình cảm ấm áp mà tôi có gọi nó hai tiếng: "Con trai..."

Bố tôi đi mua vé về, tìm thấy chúng tôi, lúc này vẫn còn mười phút trước khi lên tàu.

Cả nhà chúng tôi cùng ngồi trên chiếc ghế dài ở phòng chờ, bố ôm Hân Hân, mất bao nhiêu công mới dỗ được nó nín khóc. Mẹ bóc quả quýt, lần lượt đưa cho tôi và con trai tôi. Cả nhà bốn người chúng tôi, trong không khí đầy mùi mồ hôi của dân lao động và mùi chua lờm từ những bãi nôn mửa xú uế, lần đầu tiên thân thiết ở bên nhau.

Trước khi lên tàu, tôi đem quyển sổ tiết kiệm ra đưa cho bố:

- Hân Hân sắp đi học rồi, bố cần bao nhiêu thì cứ lấy.

Tôi nhìn đứa con có lẽ lại sắp khóc, đôi mắt nó đang ầng ậng nước, rồi lại nói:

- Tí nữa nếu cháu lại khóc, ba mẹ mua cho nó món đồ chơi nhé, con thấy nó chẳng có món đồ chơi nào cả.

Bố không ngờ tôi lại đưa quyển sổ tiết kiệm ra vào lúc này, ông sợ đến run rẩy cả tay, miệng lắp bắp nói đồng ý. Ông cẩn thận bọc quyển sổ bằng nhiều lớp giấy báo, nhìn bốn phía xem có ai để ý không rồi mới lén nhét vào trong chiếc mũ màu xanh xám ông vẫn thường dùng để cất tiền.

Mẹ đứng bên liên tục nhắc nhở:

- Ông nhớ cất cho cẩn thận! Mất là Hân Hân nhà mình coi như hết hơi đấy!

Bố càu nhàu bảo biết rồi khổ lắm nói mãi.

Cả nhà cùng đưa tôi lên xe lửa, Hân Hân cứ bám chặt lấy chân tôi không chịu rời.

Tàu sắp chạy, bố vội ôm lấy thằng bé, nó bắt đầu ra sức gào khóc ầm ĩ.

Tôi ngồi vào chỗ mình, không yên tâm nên lại thò đầu ra nhìn nó.

Tàu chạy rồi! Tiếng khóc la vẫn vẳng đến rõ mồn một. Tàu chạy xa dần... Tôi còn kịp nhìn thấy thằng bé ngã lăn xuống sân ga, giơ đôi tay bé nhỏ về phía con tàu mà gào khóc. Bố tôi đang bế xóc nó đứng lên...

Tàu chạy xa rồi, tôi mới rụt đầu vào. Ngồi đối diện tôi là một bác trung niên đeo kính đang đọc báo. Tôi chẳng có việc gì làm liền lấy quả quýt mẹ đưa lúc nãy ra định ăn. Bỗng nhiên bác ta ngẩng mặt lên nói:

- Cậu nhóc nhà cậu dính cậu quá!

Tôi lặng đi hồi lâu, cười và nói đúng thế.

Chẳng ai nói cho tôi biết, nụ cười của tôi lúc ấy đã bắt đầu nhuốm tình phụ tử sâu đậm. Chẳng trách dân gian có câu "Một giọt máu đào hơn ao nước lã". Bất kể lúc đầu căm ghét thằng bé bao nhiêu, bất kể bao nhiêu thất vọng khi nó chào đời, con trai vẫn vĩnh viễn là tài sản quý giá nhất của người cha.

Năm đó, tôi 30 tuổi, khi thằng con trai khóc đòi bố ở lại đừng đi, cuối cùng tôi mới hiểu ra, thậm chí còn thấm thía sâu sắc điều đó.

Vừa đến công ty, tôi đã nhận được điện thoại của anh chàng thư ký Lý Bân, yêu cầu tôi buổi chiều đến ngay công ty của Tào Lợi Hồng gặp ông ta.

Văn phòng của Tào Lợi Hồng đặt ở tầng 23, đây đã là lần thứ n tôi đến đây vì việc phỏng vấn tìm bạn đời rồi. Từ lần đầu tiên gặp Tào Lợi Hồng, tôi đã lập tức xóa bỏ định kiến trước đây rằng Tào Lợi Hồng là loại trọc phú mới nhất.

Viên thư ký mang trà mời tôi, nói máy móc bảo tôi đợi một lát, ông chủ đang có điện thoại gặp khách hàng.

Rồi anh ta bước ra ngoài.

Thư ký của một ông tỉ phú độc thân lại là nam giới, điều này có lẽ làm người ta có phần ngạc nhiên.

Nhìn anh thư ký thông minh, khéo léo và thạo việc của Tào Lợi Hồng mà suy ra, cuộc sống của người đàn ông thành đạt này chắc cũng rất quy củ.

Lúc đó, Tào Lợi Hồng đang ở căn phòng bên trong nói điện thoại, từ chỗ tôi liên tục nghe thấy những tiếng nói vọng đến, không to, nghe không rõ ràng. Tôi, một mình ngồi trong văn phòng rộng lớn, đưa mắt nhìn xung quanh.

Văn phòng được bày biện đơn giản, nhưng đơn giản không có nghĩa là xấu xí. Từ chiếc ghế sa lông tôi ngồi cho đến những vật trang hoàng xung quanh đều được chọn lựa kỹ lưỡng. Giữa khoảng trống nằm giữa chiếc bàn họp hình bầu dục là một hàng cây mà tôi không biết là cây gì, xanh tươi mơn mởn. Đằng sau chiếc bàn họp dán một bức thư pháp, chỉ có một chữ "Hồn". Tôi không biết chữ đó có gì đặc biệt, chỉ cảm thấy cũng khá có ý nghĩa. Linh hồn là thứ luôn gắn kết với sự sống của vạn vật.

Trên tường treo đầy những bức ảnh phóng to, đều chụp lúc Tào Lợi Hồng tham gia khiêu vũ tiêu chuẩn quốc tế.

Lúc này, tôi bỗng đột ngột nghe thấy một tiếng nói âm sắc cao nhưng rắn rỏi từ bên trong vọng ra:

- Tôi đã nói rồi, cho phí mua sách của con trai ông tôi có thể giúp đỡ!

Im lặng trong chốc lát.

- Việc anh cần năm triệu thì miễn bàn! Nói thật với anh, cái công ty đó của anh có thể tuyên bố phá sản được rồi!

Rì rầm rì rầm, rồi lại tiếp tục:

- Được rồi, được rồi, anh đừng kể lể những việc trước đây nữa! Những gì tôi có hôm nay hoàn toàn chẳng liên quan gì đến những ngày ấy cả!

...

- Không cần phải nói tôi không có nghĩa khí hay gì gì đó nữa, tôi nghe chán tai lắm rồi! Được rồi, tôi phải cúp máy đây! Sau này không có việc gì thì đừng gọi điện cho đến trong giờ làm việc của tôi nữa! Thế nhé! Chào.

Im lặng hoàn toàn.

Tôi dùng ba giây để chắp vá những mẫu đàm thoại rời rạc cũng đủ hiểu sự việc. Đại thể là người anh em bằng hữu gì đó trước đây của Tào Lợi Hồng gọi điện thoại đến xin mượn tiền, số tiền quá lớn, họ Tào không cho. Đối phương bèn kể lại những việc trước đây và nhắc đến tình anh em mong cảm động ông ta, nhưng hoàn toàn thất bại.

Tôi nghĩ chắc chắn mười phần thì có đến tám chín phần đúng.

Con người vốn rất thực dụng mà.

Đều là tiền, nhưng một xu và một tỉ lại là hai chuyện rất khác nhau: một xu có thể tách thành hai phần cân bằng, nhưng một tỉ thì vĩnh viễn không thể chia ra.

Bạn bè là dùng để cộng khổ chứ không đồng cam, đó là định nghĩa vĩnh hằng.

Ba giây sau cửa mở, Tào Lợi Hồng bước ra ngoài. Không biết có thể nói ông ta trông tuấn tú hay không, vì đàn ông nhìn đàn ông thường chỉ chú ý đến quyền lực mà đối phương nắm trong tay.

Nếu chỉ nhìn mặt thôi thì ông ta giống một người cha làm giáo viên, hai bên tóc mai ngả màu bạc, uy nghiêm, không thích cười. ông ta không cao, chỉ khoảng trên dưới 1m70, lúc đi lại, đầu luôn luôn ngẩng cao và lưng luôn thẳng. Thế nên kết hợp với bộ Âu phục màu ghi sang trọng và những bối cảnh ông ta xuất hiện thì có thể nhìn thấy rõ ràng Tào Lợi Hồng là một người đàn ông thành đạt.

Nhìn một người đàn ông thành đạt, bỗng dưng làm tôi phản xạ không dám ngẩng đầu lên. Họ đi trên tấm thảm dệt bằng tiền, đối với những người dân bình thường, vĩnh viễn ở một đẳng cấp rất cao rất xa.

Hình như ông ta không ngờ có tôi ngồi ở ngoài, nhìn thấy tôi thì khựng lại một lát rồi lập tức bình tĩnh lại ngay. Ông ta đi nhanh đến:

- Xin chào luật sư Hà! Xin lỗi để anh đợi lâu quá!

Tôi không dám chậm trễ, vội đứng dậy bắt tay ông ta, miệng nói đâu có đâu có, rằng tôi cũng vừa mới đến.

Tào Lợi Hồng nhìn xuống trước mặt tôi, rồi gọi viên thư ký đổi cho tôi tách cà phê. Ông ta vẫn nhớ tôi chỉ thích uống cà phê chứ không dùng trà.

Tào Lợi Hồng vừa nói vào máy, Lý Bân lập tức xuất hiện với hai ly cà phê nóng, tất cả thời gian không quá hai phút.

Trong khoảng thời gian đợi cà phê, Tào Lợi Hồng ngồi trước mặt tôi, giữa thái độ im lặng, mặt không biểu lộ cảm xúc gì, cảm giác của ông ta lại càng khó đoán. Ông ta chìa ra trước mặt tôi bao thuốc, rồi tự mình cũng châm lửa hút, chậm rãi rít một hơi dài.

Ông ta không nói, tất nhiên tôi cũng chẳng biết nói gì. Những mối quan hệ kiểu giữa hai chúng tôi kỵ nhất là nói nhiều hỏi nhiều. Ông ta bỏ tiền, tôi làm việc. Ông ta không chỉ là Thượng đế mà còn là một Thượng đế thân phận đặc biệt, cần bảo mật.

Chỉ có người ngu ngốc nhất mới không đoán được tính tình đối phương, nói năng lộn xộn vào lúc không thích hợp.

Hành động khôn ngoan nhất là giả vờ trầm tĩnh, cho người kia cảm giác mình là người thâm trầm khôn ngoan.

Cà phê được đưa đến, Tào Lợi Hồng mới mở miệng, ông ta đưa ra một bản danh sách:

- Đây là danh sách mười người được vào vòng trong, số còn lại phiền anh an ủi giùm, trong vòng ba ngày khuyên họ quay về.

Ông ta cầm cốc lên:

- Nếu bắt buộc thì anh cứ đưa họ đi vòng vòng Thượng Hải, coi như là lời xin lỗi của tôi.

Tôi "vâng" một tiếng, đưa tay ra nhận tờ danh sách, lướt qua một lượt, bỗng dừng lại ở cái tên cuối cùng, cái tên quen thuộc đến mức làm tôi choáng váng.

Dường như đoán được những suy nghĩ của tôi, Tào Lợi Hồng đứng dậy, giải thích:

- Cô Nhậm Đạm Ngọc này, - ông ta nói, lấy từ trong ngăn kéo bàn ra một cuộn giấy, trên đó viết hàng chữ bằng bút lông "Thiên hạ đệ nhất quan", - thư pháp thật không tồi, một cô gái xinh đẹp lại có thể viết ra những dòng chữ có hồn như thế, chắc cũng không phải là người nông cạn! bây giờ còn mấy cô gái chịu luyện thư pháp? Vậy cô ta nhất định xuất thân từ một gia đình truyền thống gia giáo nghiêm khắc. Vả lại tuy còn khá non nớt, nhưng nhìn kỹ thì những chi tiết nhỏ trong từng nét chữ lại không giống hoàn toàn với bản gốc, chứng tỏ cô ta không phải là con người không có đầu óc. Và tất nhiên lý do quan trọng nhất vẫn là con trai tôi thích cô ta.

Nói đến đây, lần đầu tiên từ lúc bắt đầu cuộc nói chuyện, Tào Lợi Hồng mới mỉm cười, cũng không hoàn toàn có thể gọi đó là nụ cười, bởi vì ông ta chỉ để những cơ thịt quanh miệng nhếch lên một chút.

Tôi muốn đáp trả lại điều gì đó, nhưng lại thấy đầu trống rỗng, hóa ra là Tiểu Nhiễm nói giúp cho Đạm Ngọc, nhưng vì sao? Đầu óc tôi rối loạn, nghĩ đến cái đêm Tiểu Nhiễm gọi điện thoại hẹn Đạm Ngọc ra ngoài...

Nhậm Đạm Ngọc thật sự đẹp như một thiên thần, người đàn ông nào cũng muốn giữa nàng lại cho riêng mình... Xem ra tiền bạc lúc nào cũng có ma lực kinh người.

- Tất nhiên người được chọn cuối cùng tôi vẫn chưa thể nói chắc là ai, tôi thấy mười cô này đều rất xuất sắc, nên tôi sẽ ra một đề thi. Tôi nghĩ rồi, mười cô này sẽ có cơ hội yêu cầu tôi một điều gì đó, tôi sẽ cố gắng hết sức đáp ứng. Từ những yêu cầu họ đưa ra, tôi sẽ có cơ hội nhìn thấy lòng dạ từng người tốt xấu ra sao. Luật sư Hà, việc này anh giúp tôi nhé. Ai có thể trụ lại lâu nhất, đến được bên tôi, điều đó chỉ có trời mới biết. – Tào Lợi Hồng nói vẻ ngưỡng mộ.

Những điều Tào Lợi Hồng nói sau đó, tôi cũng không để ý nghe nữa, cảm thấy như tầng tầng lớp lớp hồ dán dấp dính trong lòng. Trong đầu tôi hiện ra hình ảnh khuôn mặt diễm lệ, đôi mắt trong veo, trên mái tóc là vầng hào quang màu vàng nhạt, ở chỗ tiếp xúc với lông mày, nó hơi uốn cong duyên dáng.

Hận nhất là câu cuối cùng tôi thốt ra trước khi ra khỏi văn phòng của Tào Lợi Hồng:

- Ông Tào yên tâm, giúp ngài làm tốt việc này là nghĩa vụ của tôi.

Nghĩa vụ của tôi, nghĩa vụ của tôi là đem người con gái tôi yêu đặt lên giường tình địch.

... Tôi lại thấy đau buồn – con người bé nhỏ đáng thương.

Gọi A Lam đi uống rượu, mong được giải thoát khỏi những nỗi đau trong lòng.

Nếu như là trước đây, A Lam thế nào cũng nói những câu kiểu như: "Thà rằng cúi đầu trước đồng tiền còn hơn quỳ xuống theo đuổi phụ nữ". Nhưng bây giờ, A Lam đang yêu rồi, cậu A Lam bây giờ cũng đồng cảm được với sự đau khổ của tôi. Dốc ba ly rượu vào miệng, A Lam liền giúp tôi đề ra một mưu kế động trời, tiền trảm hậu tấu:

- Anh cứ giấu đi thôi!

- Giấu như thế nào?

- Ông tỉ phú không phải yêu cầu mỗi cô đề ra một yêu cầu sao? Giấu đừng để Đạm Ngọc biết, anh cứ thay mặt cô ta hét ra yêu cầu nào đó thật ghê gớm vào, để ông tỉ phú phải phản cảm khó chịu, tất nhiên sẽ đánh trượt cô ả ngay.

Tôi nghe thế, vỗ tay hoan hô cho là cao kiến.

Nhưng một người đàn ông, để có thể ở bên người con gái trong lòng mình mà cần đến cái thủ đoạn như thế, thật sự cũng có phần hơi thảm hại.



Chương 20:



Đạm Ngọc mở cửa bước vào căn hộ của Hà Duy, chẳng thấy một ai. Trên bàn ăn lộn xộn những bát đĩa và thức ăn thừa từ mấy hôm trước, lại còn cả một chai nước hoa Lancome mới tinh chưa mở.

Đạm Ngọc cầm chai nước hoa lên ngửi ngửi, cảm thấy hơi áy náy.

Nàng đành xắn tay áo dọn dẹp lau rửa, rồi chuyển đến ở luôn. Chẳng biết bao giờ Hà Duy mới về, căn hộ có người ở sẽ không đến nỗi bị bụi bặm quá.

Thoắt cái đã đến giữa tháng Ba, Đạm Ngọc đến chợ hoa mua mấy giò lan về nhà. Nhà có ít hoa cỏ trông sẽ sáng sủa vui mắt hơn.

Nàng lại mua cả mấy con cá vàng về nuôi. Đạm Ngọc đi ra đi vào phòng ngủ và bếp; cá vàng cũng bơi qua bơi lại mấy hòn giả sơn trong bể cá. Có động có tĩnh, Đạm Ngọc sống một mình mới thấy đỡ nhàm chán. Nàng một mình tưởng tượng lúc Hà Duy về sẽ ngạc nhiên vì căn nhà đã trở nên đẹp đến thế.

Khi căn nhà đã thật sự giống căn nhà thì Hà Duy trở về.

- Anh đi đâu lâu thế? Em tưởng anh trốn đóng tiền nhà nên ở lì dưới quê cơ đấy!

Hà Duy vừa về đến nơi, Đạm Ngọc liền vội vàng ra đón, miệng bô lô ba la đủ thứ, giúp Hà Duy xách bớt hành lý và cả một chiếc túi gì đó rất đẹp.

- Em vẫn ở đấy cơ à? – Đây là câu đầu tiên Hà Duy hỏi khi nhìn thấy Đạm Ngọc, dường như việc nhìn thấy nàng làm anh ngạc nhiên.

- Anh không thích em ở đây sao? - Đạm Ngọc hỏi lại, cười hinh hích, giúp Hà Duy đặt cẩn thận chiếc túi đẹp xuống, nàng hơi hiếu kỳ không biết bên trong là thứ gì. Nàng nhìn Hà Duy, thấy anh ta chẳng nói gì, cũng không hỏi nữa.

- Ầy... anh tưởng em ở khách sạn! – Hà Duy nói, mắt không ngừng liếc về phía chiếc túi lộng lẫy kia, vẻ rất căng thẳng.

- Ở khách sạn chán lắm! - Đạm Ngọc cười khan mấy tiếng.

- Ồ! Con trai Tào Lợi Hồng không đến tìm em sao? – Hà Duy cởi giày đi vào phòng, ngồi xuống đi văng, cố tình hỏi Đạm Ngọc vẻ lạnh lùng, thật ra là muốn thăm dò xem nàng đã biết tin mình được vào trong top 10 cô gái đứng đầu danh sách chưa.

- Cậu ta ngày thường phải đi học. - Đạm Ngọc cũng giả vờ vô tư, chạy vào bếp, một lát liền bưng ra tách cà phê đưa cho Hà Duy.

Hà Duy nhìn bốn phía, nhìn thấy bề cá vàng trên bậu cửa sổ:

- Cá em nuôi đấy à? Anh đã bảo anh không thích nuôi động vật mà!

- Nhưng lúc đó anh chỉ bảo động vật phiền phức vì hay bậy lung tung. Còn cá vàng có như vậy đâu! - Đạm Ngọc nói vẻ hơi tủi thân hờn dỗi, nũng nụi dựa vào người Hà Duy.

Lần đầu tiên, Đạm Ngọc chủ động đến gần làm Hà Duy ngạc nhiên, không ngờ đến một sự ưu ái như vậy.

Đạm Ngọc đã lọt vào danh sách mười người đứng đầu một cách thuận lợi, thậm chí còn là người duy nhất lọt vào mắt xanh của cả Tào Lợi Hồng và con trai ông ta, Đạm Ngọc và bản hợp đồng trị giá ba triệu đã ký... những điều đó làm lòng Hà Duy như có mộ tảng đá to đang đè nặng, như không thở nổi.

Lúc đó, Đạm Ngọc đang ở trong bếp nấu cơm, xem ra có vẻ khá vui, miệng không ngừng lẩm nhẩm hát. Hà Duy chẳng biết vì sao Đạm Ngọc lại vui thế, nếu nàng biết mình đã lọt vào top 10 người đứng đầu thì nàng còn vui đến nhảy cẫng lên ấy chứ.

Nghĩ đến đây, lòng bỗng thấy có gì chua cay.

- À, đúng rồi! Mấy ngày nay anh đều ở quê à? Là ai trong gia đình anh bị ốm thế? – Tiếng Đạm Ngọc từ trong bếp vọng ra.

- Anh... là con trai anh. – Hà Duy nghĩ ngợi, rồi quyết định nói thật, anh muốn xem phản ứng của Đạm Ngọc thế nào.

- Gì cơ?

Quả nhiên Đạm Ngọc kinh ngạc hết sức, nàng không tin vào tai mình, bèn ló đầu ra ngoài, tay vẫn cầm con dao làm bếp. Nàng mở to mắt, nói:

- Anh có con trai rồi? Là con nuôi à?

- Con trai làm sao mà tùy tiện nhận được. Em sinh một đứa cho anh nhận được chắc?

Thấy Đạm Ngọc quả nhiên lập tức đổi thái độ, Hà Duy thấy lòng chùng xuống. Anh chàng lấy thái độ chán chường nhíu mày mắng:

- Đồ ngốc!

- Anh...

Đạm Ngọc sững sờ, nàng không ngờ Hà Duy lại có thể dùng kiểu ăn nói như vậy với mình. Mà rõ ràng trong trường hợp này, anh ta là người sai, vậy mà dám cứng lý mạnh miệng như vậy mắng nàng.

- Anh... anh... anh dựa vào đâu mà nói em như vậy? Hà Duy! Hả? Anh dựa vào đâu?

Đạm Ngọc giận đến run người, từ bé đến lớn chưa có ai chỉ thẳng vào mặt nàng mà mắng như vậy, nàng kích động tới mức nói không ra lời.

- Dựa vào đâu? Dựa vào những việc hay ho em đã làm ấy!

Hà Duy gào lên.

- Em làm gì hay ho?

- Em và con trai Tào Lợi Hồng làm những gì thì em tự biết. Nếu không vì sao nó lại nói giúp em trước mặt bố nó chứ?

Suýt nữa thì lỡ miệng nói ra rồi. Cố gắng kìm lại những nghi ngờ và bực bội, cuối cùng Hà Duy cũng nhịn được không hỏi tiếp.

- Đêm hôm ấy em và thằng đó làm gì thì chỉ có trời biết.

Hà Duy lầm bầm.

- Em đã làm gì!? - Đạm Ngọc ngồi xuống đi văng hỏi lại.

- Em đã làm gì à? Hừ! – Hà Duy nhại lại lời Đạm Ngọc, "xì" một tiếng.

- Đúng đấy! Em đã làm gì nào?

Đạm Ngọc bỗng đứng phắt dậy, mấy hôm nay nàng đã nghĩ rất nhiều, nàng thấy có lỗi với Hà Duy. Nàng nghĩ dù sao cũng thuộc về anh ta rồi, nàng sẽ an phận ở bên anh ta suốt đời, nghĩ vậy nàng mới chuyển đến đây ở, muốn làm anh chàng kinh ngạc một phen. Anh ta từ quê quay về, nàng sẽ làm lành với anh, làm anh vui. Ai ngờ mọi việc lại đến nước như thế này, anh ta lại cố sống cố chết tìm lý do gây sự, cãi cọ với nàng!

Nàng nghĩ chắc Hà Duy không muốn ở bên mình nữa nên tìm cớ mắng mỏ nàng, mục đích để nàng tự biết mà bỏ đi.

Nàng bỗn thấy tủi thân, lệ dâng đầy trong đôi mắt, hét lên:

- Anh là người yêu em, nhưng lại không thể cho em một cuộc sống sung sướng, đã không biết điều lại còn nói em không ra gì! Em nói cho anh biết, em từ bé đến lớn chưa làm điều gì để phải hối hận, những sự sỉ nhục kinh khủng nhất em phải chịu đều là từ anh! Anh lại còn lừa em là chưa kết hôn, thật ra đến con trai, anh cũng đã có rồi! Cuối cùng thì anh muốn thế nào đây? Anh chơi bời sự trong trắng của em, phá hoại tiền đồ của em, rồi lại lừa dối em, đến khi không lừa được nữa thì lại đá em đi? Anh nghĩ em là cái thứ người gì? Đàn bà thì dễ bị bắt nạt phải không?

Hà Duy nhớ đến đứa con trai ở Tế Nam, đứa con ra sức tìm đủ mọi cách giữ bố ở lại... bỗng nhiên cảm thấy một cơn phẫn nộ không kìm nén nỗi, anh ta hất hàm:

- Lừa em cái gì? Anh có con thì làm em khổ sở lắm phải không? Tào Lợi Hồng có con thì em vui vẻ vô cùng? Phải không? Người ta là tỉ phú giàu có mà. Anh là cái gì? Là chó hoang, là rác rưởi?

- Anh... im mồm! Anh dựa vào cái gì mà nói những lời đó? Anh dựa vào cái gì mà so sánh với Tào Lợi Hồng? Hai người vốn đã không thuộc một tầng lớp rồi! Người ta nghĩ ngợi những gì hàng ngày, người ta tùy tiện động đậy ngón tay là liên quan tới hàng vạn miệng ăn! Anh là cái gì? Chỉ là sự đau khổ của một kẻ nhỏ nhoi mà thôi!

- Cô... đồ đàn bà thối tha... Cút ngay...

Lòng tự ái đàn ông của Hà Duy bị đẩy đến bên bờ vực thẳm, anh ta cũng vụt đứng dậy, dùng ngón tay run bắn chỉ ra cửa.

- Anh đuổi tôi đi hả?... Tôi đã ở đây bao nhiêu ngày đợi anh về, tôi làm thế vì cái gì chứ... Được rồi, anh đuổi tôi đi! Tốt lắm! Hôm nay tôi sẽ đi, tất cả coi như chấm hết!

Rồi Đạm Ngọc bắt đầu vội vã dọn dẹp đồ đạc của nàng, miệng lẩm bẩm gì đó, những giọt nước mắt to như hạt đậu lã chã rơi xuống. Thấy Đạm Ngọc như vậy, Hà Duy tỉnh táo ra đôi chút, muốn an ủi nàng đừng khóc nữa, nhưng không biết mở miệng thế nào, tiếng "xin lỗi" không sao thoát ra khỏi cổ họng được.

- Anh là loại người không có lương tâm! Anh sẽ gặp báo ứng cho xem! - Đạm Ngọc đã thu dọn xong, bước ra phía cửa, quay đầu lại rủa thêm một câu đầy hận thù.

Hà Duy nhìn đôi mắt nàng đỏ hoe, hai tiếng "Đạm Ngọc" vụt bật ra.

Quả nhiên, Đạm Ngọc dừng bước, đứng nguyên ở cửa chờ Hà Duy lên tiếng.

- Cái đó là cho em.

Hà Duy chỉ cái túi đẹp trên bàn một cách khó khăn:

- Là đôi giày em vẫn hằng mơ ước, em nhận đi, em sẽ chỉ có thể ở bên anh.

Nói xong, hai chân hà Duy khuỵu xuống sàn.

Anh muốn giữ Đạm Ngọc lại, muốn bảo nàng đừng đi tranh cướp cái vị trí đáng nguyền rủa đó nữa mà hãy ở lại bên anh. Thế nên anh đã liều mạo danh Đạm Ngọc yêu cầu Tào Lợi Hồng mua đôi giày cao gót giá 100 nghìn. Nhận đôi giày, có nghĩa là Đạm Ngọc sẽ vĩnh viễn không thể đến bên Tào Lợi Hồng được nữa.

- Anh... mua cho em sao?

Đạm Ngọc quả nhiên dừng lại ở bậu cửa, nhìn Hà Duy đầy kinh ngạc, khuôn mặt vẫn còn vương những giọt nước mắt chưa kịp khô.

Tất nhiên, Đạm Ngọc đã hiểu nhầm.

Thế nhưng Hà Duy sẽ phải giải thích thế nào về việc đôi giày đó là tiền của nhà tỉ phú chứ không phải của anh, và nếu như nàng nhận đôi giày này có nghĩa là nàng sẽ không còn cơ hội đến với cuộc sống giàu sang nàng mơ ước nữa.

Khi anh nhìn người đẹp Đạm Ngọc, vì đôi giày mà kích động đến nỗi đỏ bừng mặt, toàn thân run bắn lên cảm động... thì anh sẽ mở miệng như thế nào...

Thế nên, Hà Duy khó khăn xua những ý nghĩ ra khỏi óc rồi gật đầu.

- Anh thật sự vì em mà mua một đôi Manolo? Em không nghe lầm đấy chứ? - Đạm Ngọc từng bước đi đến bên chiếc túi, tay mở ra mà vẫn không dám tin cho đến khi nhìn thấy đôi giày lộng lẫy. – Đúng là nó rồi! Đúng là nó rồi!

Đạm Ngọc liên tục lẩm bẩm câu đó. Trong khoảnh khắc, Hà Duy ước sao mình được biến thành cái "nó" đó, biến thành đôi giày cao gót đó của nàng.

Người đẹp Nhậm Đạm Ngọc nét mặt mê mẩn xỏ thử đôi giày vào chân. Dường như mỗi tế bào trong con người nàng đều kích động đến run rẩy. Mặt trời chiếu rọi vào căn phòng, ánh lên màu xanh của hoa lan, không khí thanh tĩnh thoải mái, căn phòng đã được dọn dẹp sạch sẽ gọn gàng. Cá vàng nhàn nhã phe phẩy cái đuôi bơi qua bơi lại trong bể.

Chỉ có... một vị thiên thần... đã lấm bụi trần.

Bao nhiêu lần Hà Duy muốn giật lấy cái đôi giày trong tay Đạm Ngọc, đốt đi, hoặc xé tanh bành ra, rồi cương quyết kéo tuột Đạm Ngọc vào phòng. Lúc đó, mọi thứ mới có thể yên tĩnh được.

Thế nhưng, lý trí của Hà Duy không cho anh làm thế. Những đau khổ trong tình yêu, là nỗi đau của những kẻ hèn nhát... Hà Duy, mày quả là một thằng hèn.

Nhậm Đạm Ngọc rất thực dụng, Nhậm Đạm Ngọc cần tiền tài hơn tình yêu.

Khi Đạm Ngọc được voi đòi tiên, bỏ anh để chạy theo ông tỉ phú nhiều tiền tài, anh thật sự không biết những tư tưởng đó là do xã hội tạo nên hay là vốn đã tồn tại từ trong bản chất con người?

- Anh yêu? Em thật sự không biết phải cảm ơn anh thế nào nữa! Em thật sự... Em bây giờ đang xúc động quá! Anh không hiểu được đâu!

Đạm Ngọc vừa bối rối vừa vui mừng, cố gắng bày tỏ cảm xúc với Hà Duy, những lời từ tận đáy lòng làm người khác cảm động sâu sắc. Đôi mắt trong như ngọc lấp lánh nước.

Nhậm Đạm Ngọc, lần đầu tiên gọi "Anh yêu".

Hà Duy dáng vẻ bối rối ngồi xuống đi văng, nhìn cô người yêu xinh đẹp và đôi giày cũng đẹp không kém, đang đi đi lại lại trong phòng, anh bất lực nhắm mắt lại, thở dài, vẻ như đang chìm trong sự chán chường suy sụp của chính mình.

Rồi Đạm Ngọc lần đầu tiên chạy đến trước mặt Hà Duy, túm lấy anh chàng hôn chụt một cái, rất mạnh, thậm chí làm cho cái tôn nghiêm nam tính của Hà Duy hoàn toàn vỡ vụn.

- Em không đi nữa sao? – Hà Duy lạnh lùng hỏi, câu hỏi có thêm chút vị châm biếm.

- Em vốn có định đi đâu, vừa rồi chỉ là để dọa anh thôi! Em mà đi thì lấy ai nuôi cá vàng? Em đoán chắc anh không nghĩ đến chuyện cho chúng nó ăn đâu, chắc chỉ vài ngày là chết toi hết. Người bán cá nói với em là có một chú sắp sinh em bé rồi. - Đạm Ngọc không đổi sắc mặt, nhẹ nhàng nói, vẻ nũng nịu hiền lành. Rồi nàng cởi giày ra đem vào phòng ngủ, vẻ thành kính cẩn thận cất vào trong tủ.

- Cảm ơn anh nhiều lắm! Em thích đôi giày đó kinh khủng! Yêu như cuộc sống của em vậy! Đến mức hàng đêm em đều mơ về nó! Em biết đắt như vậy, anh phải cố mua chắc là xót lắm! Em sẽ đền bù cho anh! Thật đấy!

Đạm Ngọc từ phòng ngủ đi ra, điệu bộ khoa trương. Nói đến từ "đền bù", nàng đeo thêm vẻ ngượng nghịu như một cô thiếu nữ mới lớn.

Hà Duy bỗng cảm thấy trước mặt mình là một cô gái bán hoa lẳng lơ đĩ thõa, chợt thấy buồn nôn.

- Hôm nào đưa em đi gặp gia đình anh nhé. - Đạm Ngọc chợt nói nghiêm túc.

- Hả? cái gì? – Hà Duy nhất thời chưa kịp hiểu câu nói của nàng, hoang mang hỏi.

- Ngốc! Tất nhiên là để em làm quen với họ rồi!

Hà Duy nhìn Đạm Ngọc, mãi sau mới hiểu ra, thế nghĩa là Đạm Ngọc đồng ý lấy mình hay sao? Đây là điều anh vẫn hằng ao ước, anh nên vui mừng vô kể mới phải!

Nhưng lúc đó, không thấy niềm vui nào xuất hiện, anh trầm lặng không nói gì.

- Con trai anh chắc là trông giống anh lắm nhỉ? Ha ha, hay thật, một nhóc Hà Duy con, quá hay!

Đạm Ngọc nói, dựa đầu vào vai Hà Duy, vừa tưởng tượng vừa cười hinh hích.

Hà Duy lại chẳng có ý định kể cho nàng một câu chuyện khác hay ho hơn, chuyện một người đàn ông dùng tiền của một ông tỉ phú mua một cô vợ cho mình.

Buổi tối, lúc hai người đang hôn nhau say đắm, Hà Duy chợt ngửi thấy một mùi hương lạ.

- Lọ nước hoa anh mua cho em mà, anh quên rồi à? - Đạm Ngọc nói dịu dàng.

Rồi hà Duy đắm mình trong mùi hương sang trọng ấy mà làm tình, suýt chút nữa liệt dương.

Liền mấy hôm sau, Hà Duy cứ hy vọng có một thằng trộm nào đó đến vơ vét hết đồ đạc trong nhà đi, lấy luôn cả cái lòng tự tôn đang bị tổn thương nghiêm trọng kia đi nữa.



Chương 21:



Mấy con cá vàng Đạm Ngọc mua, ngày qua ngày, cứ bơi trong bể đầy mãn nguyện.

Có một thời tgian, tôi vô cùng ngưỡng mộ chúng, chẳng buồn chẳng lo, thích thì bơi qua bơi lại giữa làn nước, không thích thì nằm đờ ra dưới đáy bể, chẳng ai kêu ca làm gì. Đạm Ngọc bảo tôi thiếu ý chí.

Đạm Ngọc thường nghĩ là đàn ông thì phải thật cứng rắn, làm việc cẩn trọng, tạo dựng được sự nghiệp lớn... Thế nên, khi nhìn tôi, nàng đều hận sao sắt chẳng thành thép, cá chép chẳng hóa rồng, lắc đầu thất vọng. Có lúc tôi thấy Đạm Ngọc nghiêm khắc trong những yêu cầu đối với tôi quá.

Từ hôm tặng đôi giày cho Đạm Ngọc đến nay đã một tuần, những trở ngại trong tâm lý tôi, theo dòng thời gian cùng sự dịu dàng của người đẹp, đã nhẹ nhàng trôi tuột đi mất. Chỉ thỉnh thoảng, tôi mới nghĩ đến thái độ của Đạm Ngọc sẽ ghê gớm đến đâu khi nàng phát hiện ra chân tướng sự việc.

Mọi thứ có vẻ như đã đi vào nề nếp. Đạm Ngọc giờ giống như một người phụ nữ nội trợ chính hiệu, công việc chủ yếu là mua sắm, kiêm làm việc nhà.

Ngày nào trước khi tôi đi làm, nàng cũng thủ thỉ khuyên tôi nên đối với lãnh đạo thế nào, đối với khách hàng thế nào, đi ra ngoài phải có phong độ thế nào mới hay, vân vân và vân vân... huyên thuyên liên tục, không nghỉ.

Nàng luôn nghĩ rằng nàng khôn ngoan già dặn hơn tôi, tôi làm gì nàng cũng chê bai.

Bỗng nhiên cảm thấy có một người đàn bà ngày nào cũng quản lý mình, ngày ngày ở trước mặt lầm bầm, thật sự là một việc chẳng sung sướng gì.

Tôi chỉ muốn có một người vợ đơn giản, một gia đình bình thường, ngày ngày vui vẻ đi làm, tan sở về nhà ăn cơm xong hai vợ chồng nắm tay nhau đi dạo, buổi tối cùng vợ xem tivi, đôi lúc sẽ đi du lịch... cuộc sống ngày ngày êm đềm, chỉ như thế là đủ.

Tuy chẳng có gì phi phàm, nhưng hạnh phúc.

Nhớ lại mấy hôm trước cùng Đạm Ngọc đi xe buýt về nhà. Lúc đó đúng vào giờ cao điểm, xe nào cũng chật cứng người. Thấy thế, Đạm Ngọc nhíu mày đòi đi taxi, tôi bảo đi xe buýt cho rẻ. Xe đến rồi, cả đám người chờ đợi lúc này như phát điên, ra sức tranh nhau leo lên. Tôi cũng hòa vào đám đông điên cuồng ấy, cuối cùng chiếm được gai chỗ, liếc nhìn Đạm Ngọc sung sướng vẫy tay, dươg dương tự đắc. Mãi sau mới thấy Đạm Ngọc chậm rãi bước tới, vén gấu váy, khịt mũi lên xe, ngồi xuống bên cạnh tôi.

Trong xe đã đầy chật người, nhưng đến trạm sau đó, tài xế vẫn dừng lại. Chiếc xe tiếp tục há mõm nuốt thêm những con mồi mới.

Đạm Ngọc chán chường quay đầu nhìn ra ngoài cửa sổ.

Lúc xe sắp chuyển bánh, cửa tự động đang từ từ đóng lại thì nghe tiếng một người đàn ông hét to gọi tài xế: "Bác tài xế! Này! Đừng đi vội!"

Mọi người trên xe đều quay lại nhìn xem chuyện gì, nhưng chỉ thấy một người đàn ông khoảng ba mươi tuổi, bế một đứa bé chừng một tuổi trên tay, vừa kịp nhào lên xe, một tay vẫn còn ở phía ngoài. Người thiếu phụ bên cạnh anh ta đang bối rối cố giúp chồng kéo cánh tay vào... Lúc mua vé xe, chiếc ví rút mãi không ra, rút ra được rồi thì không có tiền lẻ, đứa bé khóc ngằn ngặt, người bán vé trừng mắt tức giận...

Đạm Ngọc bình tĩnh nhìn tôi, nói lạnh lùng:

- Đấy là chúng ta mấy năm sau phải không?

- Cái gì? – Tôi nhất thời chưa hiểu rõ ý nàng, ngỡ ngàng hỏi lại.

- Nếu như cùng nhau kinh qua khổ sở mới là tình yêu thì đây, không còn nghi ngờ gì nữa, chính là một ví dụ tiêu biểu của thứ ái tình trong mơ đó rồi. – Đạm Ngọc nói.

- Ha ha, em lại thế rồi, sao em cứ phải hám lợi thế nhỉ? Ai bảo cứ cùng nhau chen chúc trên xe buýt thì không phải là tình yêu? Ngốc! Người giàu có làm sao được thứ hạnh phúc đặc biệt này chứ? – Tôi cười nói.

- Nếu có tiền là tội ác, vậy hai vợ chồng và đứa bé kia, vì tiết kiệm mười tệ đi taxi mà chịu khó chen chúc trên xe buýt, anh chồng mệt đến vã mồ hôi toàn thân kia mới là anh hùng dân tộc phải không? Một người chồng tài giỏi có thể ngày ngày đưa vợ đi khắp các nhà hàng, nếm món ăn các nước trên thế giới cũng là có tội hay sao? - Đạm Ngọc nghiêng đầu nhìn tôi thách thức, nhẹ nhàng phản bác lại.

- Cũng không nói thế được...

Lúc này xe bắt đầu từ từ di chuyển, đôi vợ chồng trẻ vừa lên xe lúc nãy không biết vì chuyện gì bắt đầu cãi nhau.

- Khi tình yêu, đam mê và lãng mạn biến thành trách nhiệm, chen xe buýt cũng sẽ trở thành lý do phát sinh hiềm khích giữa đôi tình nhân. - Đạm Ngọc nhìn đôi vợ chồng nọ, nói lạnh lùng.

Tôi ngậm miệng không nói gì.

- Có những người vung gậy đánh gôn trong sân gôn rộng lớn sang trọng, mệt rồi thì làm mấy phát spa, massage; có người lại ngồi một xó trên vỉa hè thành phố bưng cái mũ rách, vì một hai hào mà khua môi múa mép đủ kiểu, xin được thì sung sướng chạy về nhà khoe với vợ. - Đạm Ngọc nhìn ra phía ngoài cửa sổ xe. – Anh ngồi ở chỗ này trên xe buýt, anh cũng vì lý do "Tôi ngồi còn có người phải đứng" mà sung sướng, thỏa mãn phải không?

Tôi vẫn không biết nói gì, đành cũng nhìn ra ngoài cửa sổ, bên ngoài, những tòa nhà cao chọc trời.

Đạm Ngọc tiếp tục nói, không phải kiểu chanh chua hàng tôm, hàng cá, nàng chỉ nhẹ nhàng:

- Vì sao em không thích bon chen tranh chỗ trên xe? Ở cái thế giới đông đúc này, đông đúc là niềm vui của người nghèo. Anh xem những tòa nhà chọc vào mây ngoài kia kìa, người giàu thông minh lắm, họ vĩnh viễn luôn ở chỗ cao, hít thở không khí trong lành, lúc nhàn rỗi lại có thể sung sướng thoải mái mà nhìn xuống đám nhân loại đang chen chúc nghẹt thở bên dưới, đắc ý nhìn cái vất vả của người khác. Trung Quốc 1,3 tỉ nhân khẩu, người có tiền sẽ có một không gian riêng biệt. Những thứ này anh đã nghĩ đến bao giờ chưa?

Đạm Ngọc nói chậm rãi, đôi mắt nàng trợn lên, ánh mắt sắc nhọn đâm thẳng về phía tôi.

Những lúc như vậy, tôi chỉ ước mong sao có cái hố cho mình đâm đầu xuống cho rồi.

Tôi nhìn khuôn mặt xinh đẹp của nàng, thái độ lộ rõ ràng sự ngưỡng mộ và khát vọng của nàng đối với cuộc sống giàu sang. Tôi thậm chí có thể đoán chính xác nàng đang nghĩ gì: nàng ước ngay lúc này một vị đại tỉ phú sẽ từ trên cao thả chiếc thang mây xuống cho nàng, chẳng còn bon chen, chẳng còn tiếc nuối.

Vào lúc đó, tôi chợt thấy ở Đạm Ngọc một hình ảnh mới: trong khi bát cơm tôi cho là nhạt như nước lã, nàng thậm chí không hề cười với tôi một nụ cười cho ra cười.

Đó là người đẹp Nhậm Đạm Ngọc.

Có lúc thậm chí tôi thấy hơi sợ Đạm Ngọc. Khi tôi trân trọng yêu quý bạn gái mình thì nàng lại lý do đó để trách tôi nhu nhược.

Rõ ràng đang sống với người tôi yêu thương, nhưng sao tôi không hề cảm thấy chút hạnh phúc nào? Thật là đáng sợ.

Tôi muốn chạy trốn.

Có ý nghĩ như vậy rồi, tôi cảm thấy lòng nhẹ nhõm hơn nhưng đồng thời cũng áy náy.

Nên khi Đạm Ngọc chẳng biết vô tình hay cố ý, lại nhắc đến việc hai chúng tôi không hợp nhau, tôi cũng chẳng thiết phản ứng dữ dội như ngày trước nữa. Tôi chỉ nhìn nàng, biểu thị sự đồng tình không lời.

Một cô gái như Đạm Ngọc thật sự cần người đàn ông như Tào Lợi Hồng, một người đàn ông như thế mới đủ cho nàng yên tâm dựa dẫm.

Có lẽ đôi vai tôi thật không đủ rộng, đối vối Đạm Ngọc. Thế nên khi giờ phút ly biệt đến, tôi c
ĐẾN TRANG
Thông Tin
Lượt Xem : 4776
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN