--> Phía sau một cô gái - game1s.com
The Soda Pop

Phía sau một cô gái

e hay trong sảnh tòa cao ốc.

Mắt Judy trượt nhanh qua người chàng trai. Anh chàng có vẻ trẻ hơn cô vài tuổi. Sáng láng, bảnh bao, đeo một chiếc kính gọng bạch kim sang trọng và trí thức. Anh mặc áo sơmi có những sọc màu tím rất mảnh (của Versace – Judy nghĩ), quần tây ống hẹp màu xám nhạt, chất vải nhìn rất mịn (của Armani – Judy nghĩ), cà vạt bằng lụa Nhật Bản màu đu đủ chín (bệnh nghề nghiệp của Judy!). Thang máy bắt đầu trôi tuột xuống. Judy đứng hơi tựa vào một vách buồng, hai tay khoanh trước ngực, mắt xoáy vào hình ảnh chính mình phản chiếu méo mó lên chiếc cửa bóng loáng. Chàng trai đứng sát vào vách thang máy đối diện.

Tầng 28. Tầng 18. Tầng 8. Bing boong. Thang máy dừng ở tầng sảnh. Chàng trai bước ra. Trước khi cửa đóng sập, anh quay lại nhìn Judy một cái nhanh rồi đi thẳng. Cửa thang máy khép kín. Judy tiếp tục đi xuống tầng hầm đỗ xe, chẳng lấn cấn nhiều về cái nhìn của chàng trai – “Chắc anh ta thắc mắc về bãi cà phê trên áo mình.”

Judy ngồi im trong xe, chẳng buồn tra khóa vào ổ để khởi động. Mắt cô nhìn vào cái cột bê tông sơn trắng to đùng phía trước mặt. Mắt cô nhìn vào những dãy xe đủ màu trắng, đen, xám, xanh dương, xanh lá sẫm … nằm ở đằng xa hơn cái cột một chút. Tất cả mọi thứ ở cái hầm xe này, nếu trong tầm mắt thì Judy đều nhìn. Và tất cả mọi thứ đều bị hút nhanh vào một khối trống rỗng đang giãn nở trong lòng cô. Judy mặc kệ cho mình rơi tự do vào trạng thái không cảm xúc. Là trạng thái khi con người ta cam chịu rằng bản thân đã mất hết hy vọng. Phải, “hết hy vọng” – văn phòng thám tử đã nói với cô như thế.

---

Trong mắt mọi người, Judy Ruan là một cô gái Hongkong kiểu mẫu – xinh đẹp, tài năng, công việc lương cao. Một cái vỏ hoàn hảo, thành quả của những năm tháng cố gắng không ngừng để sống tốt, sống tốt hơn và sống tốt hơn nữa. Để có được những thứ khi sinh ra không phải là của mình thì phải cố gắng gấp trăm vạn lần hơn. Judy thấu điều này hơn ai hết. Bởi ngày chào đời, cô đáng lẽ sẽ sống một cuộc đời khác và đã mang một cái tên khác: Nguyễn Phương Hoa.

Nguyễn Phương Hoa sinh ở Hải Phòng. Bố là công chức và mẹ buôn bán nhỏ. Cô còn một em trai thua mình bốn tuổi. Tuổi thơ của cô có một gia đình đầm ấm, nhưng nghèo. Cái nghèo khiến người phụ nữ từng một thời xuân sắc lắm kẻ đeo đuổi như mẹ cô không chấp nhận. Bà mưu cầu một cuộc sống vật chất dư dả. Nhưng bố thì không có tham vọng đó. Vả chăng, ông cũng biết mình không có khả năng kiếm ra nhiều tiền nên đành chấp nhận đời chắt bóp. Rồi gia đình xuất hiện những mối bất hòa nho nhỏ. Những cuộc cãi vã ầm ĩ. Những tiếng chửi rủa. Những trận khóc lóc. La hét. Oán than.

Rồi mẹ cô gặp một gã đàn ông khác. Ông ta rót vào tai bà những lời nhỏ nhẹ: Cùng ông ta vượt biên sang Mỹ thì sẽ có đời khá giả. Rồi giữa bố và mẹ có những tiếng đay nghiến, những lời thách thức.

Chuyện xảy ra ngày hôm ấy, Judy còn nhớ rất rõ. Vào giờ ra chơi một sáng thứ tư, mẹ đột nhiên đến trường đón cô, tay xách theo một túi hành lý lớn. Mẹ cô vội vã gọi xe ôm đưa cả hai đến bến cảng, nơi gã nhân tình của mẹ đã chờ sẵn. Rồi cả ba lên một chiếc tàu không lớn không nhỏ. Cô lờ mờ đoán ra là mẹ đang đem theo mình bỏ trốn cùng gã đàn ông này. Vì vậy mới phải lén lút, vội vã. Cô muốn hỏi mình đang đi đâu và tại sao không có em trai theo cùng, nhưng nhìn gương mặt mẹ căng thẳng, mồ hôi đang rịn ra trên trán và quanh mép, mắt dài thườn thượt theo những tiếng thở thì hai môi cô mím chặt lại, không để âm thanh bật ra. Cô chỉ biết buồn bã nhìn những con sóng chấp chới. Những con sóng hiện lên gương mặt của bố và em.



Chương 22:


Tàu cập cảng Hong Kong. Cô chẳng có khái niệm rằng mình đã ra đến nước ngoài. Chỉ biết đây là một nơi rất lạ. Nhiều nhà cao, chữ viết rắc rối, tiếng nói thì rất nặng. Vài ngày sau, gã đàn ông kia đưa mẹ con cô đến một tiệm mì, rồi bỏ đi vệ sinh. Một tiếng. Hai tiếng. Mẹ con cô chờ suốt từ trưa đến chập tối. Đến tối đen thui. Đến bình minh hôm sau … Sau này cô nghe ngóng được rằng gã kia đã sang tàu đi Mỹ ngay hôm đó, tất nhiên là với toàn bộ tư trang của mẹ con cô.

Cô bé tám tuổi và một chuyến vượt biên nửa vời.

Nhập cư bất hợp pháp, không tiền bạc phòng thân, hai mẹ con phải trốn chui trốn nhủi, lăn lóc ở lề đường và những xó ổ chuột một thời gian dài trước khi có một chỗ ở tạm bợ, được cấp giấy phép cư trú. Để kiếm tiền, mẹ cô làm nhiều công việc nặng nề khiến hai bàn tay bàn bật móng, máu chảy xối xả, để lại những vết sẹo, vết sứt gớm ghiếc không bao giờ lành. Mẹ cô từng làm cả những công việc đến quá nửa đêm mới về nhà, mà khi về thì nồng nặc mùi rượu. Phải lớn hơn một chút thì cô mới biết mẹ đi làm tiếp viên quán rượu, một nghề bẩn tưởi.

Thời gian và sự mệt nhoài là một cục tẩy thần kỳ. Những ngày thơ ấu, cô thi thoảng vẫn bắt gặp gương mặt của bố và em trai in trên bầu trời, trên những tàng cây, trên thân chiếc xe buýt vụt qua trước mắt. Nhưng nỗi nhớ nhung bị bôi mờ dần. Đến một ngày nào đó ở tuổi thiếu niên, cô không còn để tâm đến chuyện mình có người để nhớ. Thời gian quý như tiền và cô không có xu lẻ để đánh rơi: Sáng bận học, chiều bận làm, đêm bận ngủ. Cô chẳng muốn sớt mất thời gian của những chuyện quý báu ấy, để nghĩ đến những người không gặp được.

Cô lên trung học, học giỏi, có học bổng và đi làm thêm nên cuộc sống cũng bớt khổ sở. Nhưng hậu quả của những ngày lao lực là mẹ cô lâm bệnh nặng. Vì mặc cảm tội lỗi, vì tủi thân, bà giống như là không muốn khỏi, qua đời khi cô còn chưa hết cấp ba.

Sau khi chôn mẹ, cuộc sống của cô xuất hiện những khoảng nhàn rỗi. Thời gian mà trước đây dành để chăm sóc mẹ, giờ cô dốc vào việc học và làm. Và vẫn còn dư ra được chút ít rảnh rang vào những sáng sớm và những đêm trước giấc ngủ. Dần dần vào những lúc ấy, cô thấy mình đang mường tượng về hình dáng của bố và em. Trong cô rộn lên thôi thúc tìm lại.

Tốt nghiệp cấp ba được nửa năm, cô dành dụm đủ tiền cho một chuyến về Hải Phòng. Nhưng ngay lúc ấy, cô được học bổng sang Pháp. Cơ hội này không thể bỏ lỡ. Nếu từ chối, cô có thể vĩnh viễn sẽ chẳng thoát được chuỗi ngày sống hy vọng về một tương lai tươi sáng, nhưng lại không có tự tin vào hy vọng đó. Cô một lần nữa đi xa. Nhiều năm sau, cô trở về Hong Kong, đổi một cái tên mới: Judy Ruan – chữ Ruan khi dịch ra tiếng Việt là Nguyễn.

Sau khi đã trở thành một con người mà bản thân có thể vì thế tự hào, Judy mới đi tìm người thân. Lần đầu tiên ngồi trên chuyến bay Hong Kong – Hà Nội, những giọt nước mắt cứ vô tư trượt dài trên mặt Judy. Cô mếu máo hình dung gương mặt bố ngỡ ngàng khi cô từ đằng xa chạy lại, choàng tới ôm ông. Cô nôn nao phác thảo hình ảnh em trai trong đầu – nó sẽ mang những đường nét của bố hay mẹ, có giống cô không … Nhưng kỳ vọng càng cao, hụt hẫng càng nặng: Sau khi mẹ đem cô đi, bố vì tủi nhục lao vào rượu chè, hai năm sau thì qua đời vì tai nạn xe. Em trai được gia đình người cô trong Sài Gòn nhận nuôi. Một thời gian sau, gia đình ấy vượt biên sang Mỹ, từ đấy mất tung tích.

Sau hai tuần gắng gượng dò hỏi thông tin từ mọi mối quen biết lỏng lẻo, Judy lảo đảo rời khỏi Việt Nam. Trên phi trường, những tiếng khua của giày cao gót lên sàn gạch lạnh đanh khiến cô rợn người. Nghe như tiếng gõ chiêng của địa ngục. Cô nghĩ đến cái chết và sợ. Nếu xui xẻo máy bay rơi thì ai sẽ nhận xác cô? Mẹ mất, bố mất và em trai không biết đang phương nào. Chẳng lẽ mọi cố gắng sống tốt của cô lại kết thúc ở nghĩa trang nhân đạo, với một nấm mồ đá đề “Judy Ruan – người không có tình thân”?

Thẫn thờ ngồi trên máy bay, Judy cảm thấy mọi cảm xúc tồi tệ nhất thế gian đang liên hợp lại đâm vào mình. Một cơn đau lớn và dài. Một cảm giác không thể tả. Thậm chí bản thân cô cũng không có sức lực để cảm nhận đầy đủ. Chỉ là đau, đau, rất đau. Buông thõng thân mình trên ghế, cô thiếp đi …

Với những người yêu cuộc sống, cơn đau chính là nguồn năng lượng mới. Khi vừa đặt bước chân đầu tiên trở lại Hong Kong, Judy cảm thấy có một luồng chất dẫn qua gót giày vào ống chân, chảy theo các mạch máu lên thân mình, lên tay, lên mặt và đầu. Rồi cô thấy mình có một đôi mắt mới và một đôi tai mới. Cô nhìn cảnh vật Hong Kong rất thân thuộc. Cô nghe tiếng Quảng Đông nặng trịch mà ấm áp. Lần đầu tiên. Judy nhận ra rằng mình với nơi đây cũng có một tình thân, và hơn cả thế, một sự quý trọng. Chính ở đây, cô biết mình mạnh mẽ và ham sống. Chính ở đây, cô trở thành cô của bây giờ.

Bố mẹ đã kết thúc cuộc đời trong bất hạnh, nhưng cô sẽ không thế. Và em cô cũng sẽ không thế. “Vẫn chưa hết hy vọng để tìm ra nó” – Judy trấn an mình và ngẩng cao đầu, kéo valy rời khỏi phi trường trong ánh nắng chiều nhạt màu.

---

Giọt mồ hôi rờn rợn trườn từ thái dương xuống má khiến Judy giật mình. Mồ hôi đang ri rỉ ra khắp thân người. Cô hẳn đã ngồi rất lâu trong chiếc xe bít bùng này mà quên bật máy lạnh. Judy tra khóa khởi động và đưa mắt nhìn lên: Chàng trai gặp trong thang máy vừa đi ngang qua mũi xe cô. Và nhiều người khác vừa tan sở cũng đang ùn ùn ào xuống tầng hầm lấy xe. Cô gõ nhẹ ngón trỏ trên tay lái, những lời tay thám tử của một văn phòng điều tra quốc tế vang lên trong đầu: “Xin lỗi, chúng tôi đã làm hết sức nhưng không thể tìm ra một người nào khả thi là em trai cô ở Mỹ. Rất tiếc phải nói với cô rằng có thể là đã hết hy vọng.” Judy mím chặt môi, chớp mắt một cái lâu rồi xoay tay lái, quẹo ra hướng rời tầng hầm.



Chương 23:


2. Ryan Furnham

Những ai nhận danh thiếp của Ryan Furnham sau khi đọc qua đều phải ngước lên nhìn anh một cái như thể để kiểm tra cho chắc chắn, rồi mới cất vào ví được. Ryan đã quá quen với điều đó. Chuyện chỉ vì ngoại hình rặt Á Đông của anh – chẳng có đến một nét giống con lai – nhưng lại đi với một tên họ đặc chất Anh Mỹ. Những lúc như thế, Ryan cười khẩy trong bụng: “Những kẻ này có quá ít trí tưởng tượng và vốn sống. Họ chẳng thể nhanh trí mà đoán rằng mình là con nuôi.” Ryan là con nuôi của một gia đình người Anh mang họ Furnham.

---

Ryan bước vào xe, định ghé đến quán bar nào đó sau một ngày quái lạ. Anh chưa khởi động máy ngay, mà ngồi yên một lúc, ngón trỏ gõ nhẹ trên tay lái, cố tìm cách giải thích vì sao hôm nay mình lại có những hành động thật quái lạ.

Buổi chiều, khi cô gái đó bước vào thang máy, Ryan tự nhiên lại nhìn cô rất kỹ. Mái tóc dài nhuộm màu đỏ sẫm, sợi quăn sợi duỗi. Bộ cánh cực mốt và bước ra từ tầng của tòa soạn tạp chí thời trang lớn nhất Hong Kong. Ryan đoán là một cây bút hay stylist làm việc tại đây. Cái dáng bước của cô sao mà vô cảm. Anh không giỏi nắm bắt ngôn ngữ cơ thể, nhưng cái dáng đi đó thì lộ rõ mồn một là người bước đang cảm thấy trống rỗng. Có thể hôm nay là ngày tồi tệ với cô ấy. Vết cà phê to tướng trên chiếc áo kiêu kỳ đóng góp thêm một bằng chứng nữa.

Một chuỗi những quan sát tỉ mỉ quái lạ, bởi Ryan vốn không bao giờ chú ý đến người khác ở nơi công cộng. Tàu điện, thang máy, trung tâm thương mại – chẳng một ai gặp ở những nơi đó mà anh nhớ nổi mặt. Một thói quen, một nếp sống có sau hai mươi năm ở trời Tây, nơi mà ai lo việc nấy, chẳng ai thừa năng lượng và lòng tốt ghé mắt đến người dưng xung quanh. Thế mà anh vừa nãy còn đã quay lại nhìn cô ấy một cái sau khi ra khỏi thang máy. Anh không có dự định flirt, thề có Chúa! Cái cổ anh vô duyên vô cớ quay lại như đã được tự động hóa. Nhưng điều quái lạ nhất chính là việc có một luồng điện xẹt dọc thân người ngay cái giây anh nhìn trực diện gương mặt ấy. Gương mặt có nét gì quen lắm, cứ như đã gặp ở đâu đó, tuy thế lại không phải là ký ức của những năm gần đây. Gương mặt ấy thuộc về những hình ảnh cũ kỹ, những ký ức chỉ còn hư hư ảo ảo tồn tại trong trí nhớ.

Ryan chặc lưỡi “Mình lạ thật!” rồi lái xe đi.

Hong Kong, cùng ngày tháng 11, năm 2008. Buổi tối.

Ryan ngồi bên quầy rượu, khuỷu tay chống lên quầy, nâng ly rượu cao ngang tầm mắt, cổ tay khẽ đung đưa để làm chất nước vàng óng trong đó sóng sánh. Những làn rượu gợi cho anh về những con sóng biển chấp chới trong chuyến đi xa ngày xưa và xâu chuỗi các sự kiện sau đó. Những chuyện cũ ấy, cứ nhớ đến thì anh lại thấy đời mình thật rất thần kỳ. Tuy phải trải qua nhiều chuyện không vui ngay từ khi còn nhỏ, nhưng anh cũng đã được bảo bọc trong may mắn.

Bảy năm đầu đời, Ryan tên là Nguyễn Phương Huy.

Năm ấy anh bốn tuổi và ngày hôm ấy anh sốt rất nặng. Anh ngủ mê man, thỉnh thoảng mệt quá, nóng quá, khát nước quá, thì ráng sức gọi mẹ và chị nhưng chẳng có tiếng trả lời. Đến giữa buổi chiều, bố về nhà, chạy vào giường xốc anh dậy. Đặt anh vào ghế trước của chiếc xe đạp cà vẹo, ông gấp gáp và run run ghì từng vòng quay trên những con đường nóng ran. Mắt anh díu dít. Anh muốn hỏi rằng mình đang đi đâu và mẹ đâu sao cả ngày không thấy. Nhưng những lời đó chẳng tìm đâu sức lực mà thốt ra.

Bố đưa anh đến trường đón chị, nhưng cô giáo nói mẹ đã đưa chị đi từ sáng. Bố lại chở anh ra bến cảng. Bố đặt anh ngồi với một bà quán nước. Cái quán hầm hập và có mùi khó chịu – mùi mái lá, mùi biển và mùi chè cũ quyện vào nhau. Tâm trí rã rời, anh nhìn bố chạy khắp bến cảng, lo âu và có vẻ gì đó rất đau khổ hỏi chuyện nhiều người. Mặt trời lặn dần. Bố ôm anh vào lòng, ra đứng trên cầu cảng. Cái ôm của bố như ghì như bấu. Anh đau nhưng không nói, khẽ ngước lên nhìn bố, thấy hai hàng nước mắt đang rỉ dần xuống đôi gò má đen sạm.

Sáng ngày hôm sau, anh thức dậy bởi mùi khói xộc vào mũi. Hé mắt nhìn ra sân, anh thấy bố đang đốt hết tất cả giấy tờ và hình ảnh của mẹ. Qua lời bà hàng xóm, anh biết mẹ đã đưa chị đi vượt biên.

- Vượt biên là đi đâu hả bố? – Anh đã hỏi lại bố như thế.

- Im ngay! – Bố trừng mắt quát. Nhưng rồi nhìn dáng vẻ anh ngờ nghệch đáng thương, bố kéo anh vào lòng, nói ngắt quãng – Là đi rất xa. Xa đến mức có khi con sẽ không còn gặp lại chị nữa.

Rồi những ngày sau đó, bố lao vào rượu. Trong cơn say, bố thường bước đến bên giường ngủ của anh, nói “Mẹ mày là một mụ đàn bà khốn nạn!” Trong cơn say, bố gọi tên chị. Trong cơn say, bố qua đời trong một tai nạn giao thông. Sau đó, anh được gửi vào Sài Gòn cho gia đình người cô.

Gia đình cô đem theo anh đi “vượt biên” – Lần thứ hai trong đời anh được nghe từ này. Lúc lênh đênh trên biển, những người khác đều căng thẳng và mỏi mệt, chỉ mình anh xốn xang và chờ đợi. Vượt biên – đi đến một nơi rất xa – có thể anh sẽ tìm được mẹ và chị ở đó.

Nhưng chuyến đi đó không trót lọt. Tàu bị đắm ở gần một hòn đảo thuộc Mỹ. Anh được hải quân Mỹ cứu lên và đưa vào một trại tị nạn trên đảo. Không tìm thấy gia đình người cô, không có giấy tờ, anh rơi vào tình trạng lạ đời: Một đứa trẻ bảy tuổi không thân thích một mình vượt biên sang Mỹ. Nhưng cũng vì vậy mà anh may mắn ra trại nhanh hơn, được đưa đến một viện mồ côi ở Indiana. Không lâu sau, anh lại may mắn được một đôi vợ chồng người Anh nhận nuôi. Anh ở lại Mỹ hai năm, sau đó cùng bố mẹ nuôi về Anh với một cái tên mới: Ryan Furnham.

Bố mẹ nuôi từng nhờ người tìm tung tích của mẹ và chị anh ở Mỹ nhưng không có kết quả. Tấm hình duy nhất của chị, anh đã làm rơi xuống biển. Cái tên chị Nguyễn Phương Hoa cũng không là một manh mối chắc chắn. Sau vài năm, Ryan và bố mẹ nuôi bỏ cuộc. Mẹ và chị có thể đã không đến được Mỹ. Những chuyến tàu đưa người vượt biên khỏi Việt Nam thời đó, rất nhiều đã vĩnh viễn chìm sâu dưới lòng đại dương vì sóng to gió lớn.

Đến lúc suy nghĩ chín chắn hơn, Ryan lại cho rằng việc không tìm ra người thân có khi lại bớt đi được một nỗi khó xử. Con phải yêu mẹ. Nhưng anh không yêu người mẹ đã sinh ra mình. Anh không muốn gặp lại người phụ nữ nhẫn tâm đã dẫn chị bỏ đi, rồi khiến cuộc đời bố trở thành khốn nạn. Anh càng không muốn biết vì sao ngày xưa mẹ lại chỉ chọn đem chị theo. Anh căm ghét cái suy nghĩ rằng mình là đứa con bị từ chối.

Ryan toàn tâm toàn ý sống cuộc đời mới. Anh có đầy đủ vật chất và tình thương. Anh hài lòng với điều ấy. Tốt nghiệp đại học, Ryan đến Hong Kong kiến tạo cho mình cuộc sống hoàn hảo của một gã độc thân trẻ tuổi, thành đạt: Sự nghiệp, căn hộ cao cấp, xe hơi xịn, thẻ tín dụng và các cô gái. Điều duy nhất của phần đời trước kia còn sót lại là những ngày cuối tuần anh đột nhiên biến mất khỏi những buổi tiệc tùng. Anh đáp máy bay về Việt Nam thăm mộ bố.

---

Ryan hớp một ngụm rượu, rồi lắc nhẹ cái ly trong không khí tạo ra những làn rượu sóng sánh. Lòng anh bỗng dâng lên một cảm giác rất lạ. Một cảm giác nao nao không mãnh liệt. Trạng thái của cảm giác đó cứ dập dềnh, khi dâng lên thì khiến anh muốn làm một điều gì đó, nhưng vừa cử động nhẹ thân mình hay nhác đứng lên thì ngay tức khắc cảm giác ấy lại hạ xuống. Một cảm giác sóng sánh như những làn rượu.

Ở tầng trên của quán bar ấy, Judy đang ngồi tại chiếc bàn dài kê sát khung cửa kính. Khuỷu tay chống lên bàn, cô nâng ly ngang tầm mắt, cổ tay khẽ lắc để tạo ra những làn rượu sóng sánh. Cô dập dềnh trong một cảm giác nao nao. Tựa hồ như trong lòng đang có những làn rượu sóng sánh, sóng sánh …



Chương 24: CON MÈO CAFE


1. “ Anh thế nào rồi? Ở chốn nào rồi? Em chỉ muốn… say hi! Hi!”

“ Anh vẫn ổn. Đamh làm phiên dịch cho một công ty xuất nhập khẩu ở Bangkok . Thật trùng hợp, anh vừa nghĩ về em tuần trước. Trời mưa. Chả hiểu sao, anh thèm café kinh khủng. Anh pha một cốc café và ngồi ngắm mưa, nhớ em. Còn em thế nào rồi?”

“ Bao nhiêu tách cà phê anh đã uống cho đến khi mưa tạnh?

Bao nhiêu hạt mưa anh đã đếm cho đến khi quên em?

Bao nhiêu đêm mưa anh đã thức?

Em đã về Hà Nội. Không gian rực rỡ. Những ngày rực rỡ. Những câu chuyện rực rỡ. Nhưng thiếu nhưng thèm cà phê đêm mưa.”

Cậu chủ đã ngã xuống đống gối la liệt dưới sàn nhà, gủ vùi. Máy tính xách tay vẫn mở. Tôi nằm cuộn tròn, mắt lướt lên lướt xuống mãi màn hình, nhưng không lý giải nổi vì sao ba mẩu thư facebook kia lại có thể khiến cậu đờ đẫn hàng giờ đồng hồ. Tôi chẳng hiểu vì sao cậu còn rỗi rãi viết qua viết lại với cô nàng kỳ lạ - người từng là cô chủ của tôi trong một ngày, một thời là bạn gái của cậu.

Xin tự giới thiệu, tôi là một con mèo. Mèo đực, thuộc giống mèo Ba Tư thân mập long xù, sở hữu chiếc đuôi dài mũm mĩm và bộ long vàng sậm rậm rạp, đan xen những vệt màu vàng nhạt giống như làn nắng vằn vệt của buổi hoàng hôn mùa Hè.

Tôi được cô nàng kỳ lạ mua về vào một ngày đầu xuân California . Tôi là một món quà sinh nhật. Tôi là kẻ thay thế - “ Nó sẽ thay em chơi với anh những khi em bận rộn, hoặc những khi không muốn gặp anh.” Cậu chủ đặt tên tôi là Cà Phê - món uống ưa thích nhất của cô kỳ lạ

Cậu chăm sóc tôi nhất mực chu đáo. Đêm đêm tôi yên giấc trên một chiếc gối bông bọc nhung đỏ, mềm mịn và thơm phức như đoá hoa hồng nhung khổng lồ. Sáng sáng khi tôi dụi mắt thức giấc, một đĩa sữa hảo hạng kèm theo những miếng bánh quy hình con cá đã sẵn sàng bên gối. Cả ngày tôi chỉ có mỗi việc phơi nắng cho khoẻ mạnh và đùa nghịch với những cuộn len sặc sỡ, hay cào khắp phòng làm vui.

Được nuông chiều hiển nhiên là sướng, nhưng tôi cũng hay phân vân: Có phải những phần nâng niu mình đc hương là dành cho cô nàng kỳ lạ ? Ngày xưa cậu có cơ hội chăm sóc cô, còn bây h chuyển qua mình và tưởng nhớ không dứt. Mối quan hệ của cậu và cô nàng rất dị biệt. Họ ôm nhau khi cô lén lút ghé phòng cậu, nhưng lúc đi ngang nhau trong công viên học xá, họ chỉ gật đầu chào một cái rất nhanh, rất nhẹ, như phẩy cằm vào không khí. Dường như ngoài tôi, chẳng ai biết họ được nối bằng một sợi tơ tình.

“Cà Phê, cô ấy vẫn chưa quên, đúng không?” - Cậu chủ bỗng nhiên thầm thì, đưa tay ve vuốt những túm lông trên chiếc cổ núc ních của tôi.

“Meo” - Tôi uể oải đáp lại, quăng một ánh mắt sắc lẻm về phía hai con ngươi trống rỗng của cậu - “Vài câu hỏi thăm sáo rỗng đâu có nghĩa lá chưa quên!” - Tiếc rằng cậu chủ chẳng nghe thấu tôi.

“Meo meo gì chứ, ngủ đi.” - Cậu chủ kéo tôi ôm vào lòng, môi gợn nhẹ một nụ cười vô nghĩa. Tôi nhảy bổ ra khỏi vòng tay cậu, ngúng ngẩy đi về phía chiếc gối của mình, không quên đáp trả một tràng “meo meo” đỏng đảnh.

2. Gần trưa, bảnh mắt tôi mới ngủ dậy, nằm thảnh thơi ngắm những tang lá lao xao trong gió bên ngoài cửa sổ. Từ căn hộ của cậu chủ có thể nhìn thấy một mảnh trời Bangkok bị chiếm cứ bởi những tòa nhà chọc trời, nhưng lại chiếu thẳng xuống một con hẻm yên tĩnh với những căn nhà hai tầng thấp bé dễ thương, tuy có phần cũ kỹ.

Bỗng một tảng mây xám xịt, to đùng nhích dần đến, lấp kín khung trời trong mắt tôi. Gió mạnh hơn. Những tàng lá lay đông dữ dội theo muôn chiều. Mưa. Những giọt nước bắn mạnh, bám vào tấm kính cửa sổ, tạo thành những vệt xiên dài.

Mưa Bangkok rất kinh sợ. Lớn, nhiều và dai. Tôi chun mũi hít hà mùi đất ẩm thơm lạ, thu mình trươc vài cơn gió rót vào phòng qua các khe cửa nhỏ hẹp. Tôi ngóng xuống con hẻm nhỏ, thấy vài người đi bộ đang rúm ró tiến từng bước, gồng tay níu chặt cây dù trong những cú quật của gió, những cú tạt của mưa. Cuộc đời thật khắc nghiệt, nên… tôi chợp mắt một lát. Dù sao tôi cũng chỉ là một con mèo, bão hay mưa thì cũng có gì phải lo nghĩ!

Khí chất của một ngày mưa gợi cho tôi về cô nàng kỳ lạ. - một fan hâm mộ nhiệt thành của mưa. Tâm tính cô cũng giống như mưa. Lúc nồng nàn mơn man. Lúc mạnh mẽ dữ dội. Cứ mười lần mưa, thì đến tám lần cô gọi cho cậu chủ. Có khi thầm thì to nhỏ. Có khi chẳng nói với nhau lời nào, chỉ thấy cậu áp sát vào tai, đứn bên cửa sổ thưởng thức những giọt mưa, nét mặt lấp lánh màu lãng mạn. Lắm khi trời đang mưa gió ầm ĩ, cô nàng đột ngột xuất hiện trước cửa nhà chúng tôi, khiến cơn vui sướng như muốn tràn từ đôi mắt trùm lấy toàn thân cậu. Dần dà, cứ mỗi lần trời xập xình chuẩn bị mưa cậu lại ba chân bốn cẳng dọn dẹp phòng ốc để (biết đâu) đón cô nàng.

Những hồi tưởng trong cơn lim dim của tôi lái sang lần cuối cô nàng kỳ lạ ghé nhà chúng tôi…

Đấy là một buổi hoàng hôn cuối tháng 10. Tôi đang nằm bên cửa sổ chơi đùa cùng bóng chiều tà, nhấm nháp đĩa sữa của mình, thì những vụn mây xám uể oải trờ đến khắp bầu trời. Vài phút sau, những giọt mưa bắt đầu búng thân xuống đất. Cậu chủ lập tức thu vén căn phòng đang bề bộn nào sách vở, cổ họng ư ư một giai điệu tươi vui.

Khi phòng ốc đã tươm tất, cậu pha một tách cà phê đến ngồi cạnh tôi bên cửa sổ. Ánh mắt cậu ve vuốt từng hạt mưa. Mỗi lần cậu đưa tách cà phê lên miệng nhấp, tôi lại thấy khóe môi cậu hơi nhoẻn ra thành một nụ cười khoan khoái và mượt mà. Thi thoảng, cậu liếc nhìn chiếc đồng hồ trên tay. Thi thoảng cậu vò đầu tôi một cái.

Khi Mặt Trời kéo chăn đi khò, màn mưa trở lên dày hạt hơn. Cậu chủ khẽ hé cửa sổ ra hứng chút gió lạnh và ,mùi đất ẩm. Tôi nhảy vào lòng cậu, rúc sâu. Khi tôi đang khoan khoái dụi mặt vào chiếc áo thun mới toanh của cậu, cô nàng kỳ lạ nhẹ nhàng ngồi xuống bên chúng tôi.

Cô vào phòng từ lúc nào, không ai hay. Bằng một động tác khẽ như gió, cô tước tách cà phê trong tay cậu chủ và ực hết một hơi. Cậu đưa tay chùi nhẹ vành cà phê dính trên mép cô. Ánh mắt họ âu yếm quyện vào nhau.

Họ hôn nhau. Khi môi họ vừa khẽ chạm nhau, tôi “meo” lên một tiếng rõ to phá đám. Họ nhìn tôi cười trừ, rồi ngồi sát vào nhau hơn, cùng chiêm ngưỡng những hạt mưa đang bay lượn ngoài trời.

Thời gian lặng lẽ đan xen vào những hạt mưa. Cậu chủ xùy tôi ra khỏi lòng mình để rảnh tay ôm ghì lấy cô nàng kỳ lạ. Họ hôn nhau. Tôi bắt đc vẻ ngỡ ngàng nhưng thích thú lướt nhanh qua khuôn mặt cậu. Cô gái kéo cậu chủ thật mạnh, một cái ôm rất chặt, nhưng đột nhiên cậu chủ đẩy mạnh cô nàng ra. Cô ấy hơi khựng lại, hai tay đung đưa trong không khí như thể chúng là những vật dụng thừa thãi đính trên thân người. Cô đứng dựa vào cửa sổ. Một sự im lặng đầy hàm ý chèn ép chặt vào bốn bức tường.

- Tại sao?

- Anh cần một lý do để em còn phải tìm đến anh lần nữa.

Cô nàng kỳ lạ không đáp lời chỉ nhìn cậu hồi lâu. Trước khi rời đi, cô cúi xuống, vò mạnh đầu tôi một cái và cô kêu “ meo ” thay cho lời chào. Ngay thời khắc ấy, tôi đã đánh hơi đc sự bất thường. Chưa bao giờ cô chào tôi kiểu đó.

Cánh cửa phòng sập lại. Cậu chủ ngã người nằm dài ra giường. Tôi nhìn cậu “meo” lên một tiếng lớn - “ ngốc ”.

Cô nàng kỳ lạ không đến nữa cũng chẳng lien lạc gì. Cậu chủ vẫn điềm nhiên sống và đều đặn hàng sán chuẩn bị cho tôi đĩa sữa cùng những chiếc bánh quy hình con cá. Bởi luôn là cô nàng chủ động dất dắt mối quan hệ dị biệt của hai người. Họ gặp nhau khi nào, ở đâu, chưa bao h thuộc quyền tự quyết của cậu.

Khoảng 3 tuần sau, cũng vào một đêm mưa, cậu chủ về nhà, ướt nhẹp. Mặt mũi thất thần. Hai mắt tối sầm. Thân người lử lả. Tôi hốt hoảng chạy quanh chân cậu, la làng những tràng “meo meo” chói tai đầy quan tâm. Cậu chỉ lừ mắt nhìn tôi một cái rồi vào bếp pha một bình cà phê lớn. Cậu ngồi cà phê uống suốt đêm, trong bóng tối.

Cả tuần lễ sau đó, cậu chủ nằm bẹp trên giường vì ốm. Tôi luôn cuộn mình gọn gang dưới chân cậu, như một thiên thần hộ mệnh. Một tiếng ho, một cử động của cậu cũng khiến tôi thức giấc. Và vào buổi sáng cuối cùng của giai đoạn ốm đau vặt vẹo ấy, cậu thức sớm, nằm ve vuốt bộ lông xù của tôi, thì thầm: “Cô ấy đã đi rồi”. Đến lúc ấy tôi mới biết cô nàng kỳ lạ đã rút một chân ra khỏi cuộc đời cậu.

Nhưng cái chân còn lại của cô nàng vẫn ở trong cuộc đờ cậu - những kỷ niệm những vật dụng cô vất lại trong nhà và cả chính tôi - vẫn ngày qua ngày dày vò tâm tư cậu. Nhìn tôi cậu như thấy chính cô. Lúc như mật ngọt, lúc như cái gai. Lúc ôm ấp vuốt ve, lúc thờ ơ lạnh nhạt. Có một lần trong cơn say, cậu còn nhẫn tâm đá vào mông tôi một cái rõ đau. Nhưng tôi cũng chả thèm ăn miếng trả miếng, chỉ gừ lên một tiếng thật thảm thiết và hung hãn. Mèo nào lại đi chấp một gã chủ thất tình!



Chương 25:


3. Cậu chủ không trả lời tin nhắn cuối cùng trên facebook của cô nàng kỳ lạ. Những tưởng mọi chuyện se lắng đi, thì vài tuần sau cậu đem về một chiếc lồng to tướng. “Mi là con mèo sướng nhất thế giới, được đi khắp nơi.” - Cậu nói trog lúc tôi chui ra chui vào kiểm định chất lượng của “ cái chòi” mới.

Vài ngày sau, lần thứ hai trong đời tôi đc bay. Lần đầu là từ California đến Bangkok - Sau khi tốt nghiệp, hai năm sau khi cô nàng ra đi, cậu chủ quyết chí lập nghiệp tại một đất nc nhiệt đới, chắc vì hy vọng cái nắng gắt có thể hong khô những ky niệm ướt át mang hình ảnh cô nàng. Nhưng lần này cậu quyết định chuyển đến Hà Nội, tôi linh tính một chuyện chẳng lành.

Hà Nội đón chúng tôi bằng một cơn mưa lún phún. Ngồi trong taxi từ sân bay vào thành phố, cậu chủ cứ nhìn mãi ra ngoài màn mưa. Có một lớp sương khói phủ mờ trong mắt cậu. Nét mặt cậu chỉ rõ rằng tâm trí đang phiêu bồng trong những cái giả tưởng, huyễn hoặc. Tôi kéo dài một tiếng “ meo” thay cho nỗi chán chường, nào có ai bắt đc một hạt mưa?

Cuộc sống mới bắt đầu trong một căn phòng nhỏ xíu ở phố cổ. Ngày ngày cậu chủ đi làm vào đún 8h sáng, và về nhà vào khoảng 6h tối, xê xích cho kẹt xe chỉ khoảng 5 phút. Cuối tuần, cậu đưa tôi đi dạo công viên hoặc nằm nhà đọc sách uống cà phê. Về phần mình tôi vẫn dậy trễ với bữa điểm tâm đc dọn sẵn bên gối, sau đó hoặc nằm sưởi nắng, hoặc tung tăng trên các mái nhà. Cuộc sống an nhàn và khỏe mạnh.

Những ngày của chún tôi - một gã độc thân trầm lặng và một con mèo cả nghĩ- đều đặn trôi qua. Phẳng như mặt nc hồ Tây mùa Thu không gợn song. Lặng như bầu trời mùa Thu trong vắt không mây. Nhìn cậu chủ thư thái và yên ổn sống tôi thở phào. Tôi tưởng cậu quyết chí đến đây là để đi tìm cô nàng kỳ lạ. Nhưng có lẽ, cậu chỉ muốn sốn gần kỷ niệm, gần cô ấy hơn một chút. Nhưng… Điên cuồng đi tìm nỗi ám ảnh của đời mình để làm rõ ràng mọi chuyện, hay vùi bản thân sâu hơn vào quá khứ và trầm mặc - Cái nào gậy hậu quả nghiêm trọng hơn?

4. Một trưa mùa xuân, khi tôi đang nằm liếm láp những tia nắng rực cháy bên cửa sổ, một nàng mèo xa lạ bỗng xuất hiện trên mái nhà đối diện, đong qua đong lại trước mặt tôi. Nàng mèo tam thể thon thả với chiếc đuôi cụt vẫy qua vẫy lại điệu đàng. Thân mình nàng uốn éo không biết mệt, thi thoảng còn đưa tay lên vuốt nhẹ khóe miệng làm duyên. Nhưng tôi chẳng màng. Những trò tóm tình của một cô mèo, tôi thừa hiểu biết để chẳng rơi vào bẫy. Và tất cả tôi đều học từ cô nàng kỳ lạ.

Cô nàng kỳ lạ chẳng khác chi một con mèo chính hiệu- cách cô ấy bắt mất hồn cậu chủ, khiến cậu yêu trong mê mệt. Còn tình cảm cô dành cho cậu cứ như một cái nhiệt kế hỏng, trồi sụt thất thường. Cô thoắt ẩn thoắt hiện. Lúc nũng nịu đáng yêu, lúc ẩm ương khó gần. Lúc nồng nhiệt chơi đùa, lúc bặt vô âm tín. Càng biến mình thành một hình bóng gần ngay trước mắt mà xa tận chân trời, cô càng đáng thèm muốn.

Tôi nhớ như in cái buổi trưa thừa mứa nắng của hơn ba năm về trước. Khi tôi đang đi quanh phòng đếm những vết cào của mình trên các bức tường để giải khuây, đột nhiên một chiếc túi bị vứt vào nhà qua cửa sổ. Kế đến, cô nàng kỳ lạ hì hụi leo cửa sổ vào nhà, trên vai cô đeo một chiếc balô chất đầy thức ăn. Sauk hi hạ cánh xuống sàn, cô tiêu tốn chỉ hai giây thở lại sức, rồi nhào ngay vào bếp, nấu nướng một bữa thịnh soạn bất ngờ cho cậu chủ.

Trong lúc cô nàng lụi cụi với đôn nồi niêu xoong chảo, tôi chễm chệ trên bàn ăn quan sát cô. Làn da trắng bóc hơi thiếu chất sống. Ánh mắt sắc sảo, thần thái lạnh lung, Đôi môi thường trực khép chặt điềm đạm. Nhan sắc khó gần của cô khiến tôi lien tưởng đến một chiếc hộp đóng kín - Vì tò mò muốn biết có gì bên trong mà các chàng trai mới bị hút như nam châm.

Khi tôi vẫn đang hỉ hả với phép so sánh của mình thì cô đặt trước mặt tôi một rổ khoai tây rán thơn phức. Những miếng khoai tây hơi bị sém một góc nhỏ, nhìn vẫn ngon lành nhưng cô quăng hết cho tôi, chỉ dùng những miếng vàng đều không sứt mẻ mà bày biện món ăn. Ngấu nghiến rổ khoai rán, đuôi tôi khẽ ve vẩy vì đã bóc ra thêm một phần nội tâm cô: Một cô nàng theo đuổi sự hoàn hảo vô đối. Người như cô chẳng bao giờ dám tin tưởng ai hoàn toàn, chỉ thích tự thân vận động để được yên tâm, chỉ thích điều khiển người khác.

Bữa ăn sắp chuẩn bị xong thì trời mưa. Một giây ngỡ ngàng để nhận diện tiếng mưa, rồi cô nàng chạy ù đến bên cửa sổ, hồn phách lội vào màn nước đang giăng kín trời. Cô ngồi bệt xuống sàn, hai tay bó quanh gối, thu mình nhỏ bé và cô độc như một cuộn len, nhưng ánh mắt lại lung linh vô vàn thỏa thích. Lúc ấy, tôi thấm thía vì sao cô nàng lại mê mưa, lại hay tìm đến cậu chủ trong những cơn mưa. Mưa dung túng cho nỗi cô đơn. Một cô gái cứng rắn, mạnh mẽ, chỉ gặm nhấm cô đơn mới cảm nhận sâu sắc chất con gái mềm yếu thắp leo lét trong tâm hồn mình. Chỉ khi cô đơn mới thèm muốn một vòng tay che chở.

Cơn mưa bất chợt đã khiến tâm tình cô nàng quay quắt. Sau hồi lâu tan mưa, cô trở vào bếp dọn dẹp sạch sẽ, rồi gói ghém bữa ăn còn dang dở , đem theo mình bước vào màn mưa.



Chương 26:


5. Thấm thoát chúng tôi đã ở Hà Nội gần tám tháng. Một buổi chiều, cậu chủ đi làm về sớm, mua cho tôi hai con chuột bông. Vân vê hai cục bông tròn ủm đó dưới những cái vuốt nhọn, tôi thấy thật mỉa mai. Chuột bông cho tôi, đâu khác gì chuyện cô nàng kỳ lạ ngày xưa mua tôi cho cậu chủ ngụ ý - “Cậu chẳng qua chỉ là một “con mèo” làm vui”.

Sau bữa tối, cậu mở toan cửa sổ đón những cơn gió đêm Hè hiếm hoi, rồi thắp nến ngồi bên bậu ban công. Đôi mắt cậu màu nâu vàng như mật ong cháy sậm hơn trong bóng tối, đan chằng chịt những xúc cảm. Mái tóc nâu khô cứng, sống mũi cao, đôi môi đỏ chót, làn da trắng bóc lốm đốm tàn nhang… Thân thể cậu nhấn sâu trong một sự tĩnh lặng gai người. Cậu nói bang quơ với không khí, chẳng biết đang hỏi hay đang than vãn: “Phải chăng vì không cần một lý do để yêu, nên cũng chẳng cần một lý do để chia tay…”

Tôi chẳng biết nên cảm thông hay trách mắng. Thời gian đã tốn hàng đụn, vậy mà cậu vẫn không thấu được nguyên cớ biến mất biến mất của cô nàng kỳ lạ. Trong trò chơi của hai người, chỉ có cậu cần cô ấy, không thể có điều ngược lại. Nếu cậu không huỵch toẹt lý do mình không buông cô ra, có thể mọi chuyện đã xuôi đi trong tươi sáng. Cậu phản kháng, cậu bắt đầu biết mình muốn gì, nghĩa là cậu nguy hiểm. Cô nàng đam mê sự hoàn mỹ ấy đâu dại dột đùa với lửa, khi biết cuối cùng bản thân sẽ bị phỏng?

Đang bận rộn với những ý nghĩ, bỗng tôi nhìn lên, thấy ánh mắt cậu dán vào mình đầy kỳ quái. Thấp thoáng cay độc. Thấp thoáng thân ái. Rồi cậu thở dài, nhấc bổng tôi đặt vào lòng mình. Cậu nói với tôi bằng giọng của những kẻ đưa tiễn nhau ngoài sân ga: “Cà phê, mèo cưng của ta…” Trước khi tôi kịp nghĩ quá nhiều, những cái ve vuốt nhẹ nhàng của cậu đã dỗ tôi vào giấc ngủ.

Sáng hôm sau, tôi thức giấc vì cảm giác đung đưa. Sau vài cái chợp mắt, tôi nhận ra mình đang nằm trong lồng cùng hai con chuột bông, được cậu chủ xách đi trên phố. Nghe tôi meo khẽ một tiếng, cậu dừng lại một nhịp chân, rồi chầm chập đi tiếp. Bên ngoài cánh cửa lồng bé tẹo, phố xá mơ mơ ảo ảo trong màn sương mỏng, chỉ có vài con nắng dũng cảm lấm lét treo thân trên mặt đất.

Cậu chủ dừng lại vài phút trước một căn nhà nhỏ xây theo kiểu Pháp, rồi đưa tôi trở về nhà. Rồi chúng tôi lại đi đến căn nhà nhỏ kiểu Pháp, chỉ cách nhà chúng tôi ba con phố. Cùng một chặng đường, nhưng cậu tới lui những bốn lần. Râu tôi rung nhẹ trong cơn dò đoán ý đồ của cậu chủ: Cậu đang phân vân một chuyện gì, hay cậu đang tập cho tôi thuộc đoạn đường?

Trước căn nhà nhở kiểu Pháp, cậu kẹp một mẩu giấy vào khe cửa lồng, rồi ghé sát mặt nhìn tôi âu yếm: “ Cà Phê, hãy nhớ ta mới là chủ của mi.” Cậu đặt chiếc lồng xuống đất, bấm chuông cửa và đi thẳng. Lặng đơ mất mấy giây, tôi mới meo lên những tràng thảm thiết. Nhưng cậu không quay lại nhìn tôi thêm một lần.

Khi bóng cậu đã khuất sau những dãy nhà, cánh cửa mở ra. Chân lông khắp người tôi rợn lên, con ngươi mở trừng tưởng sắp bung khỏi tròng mắt, khi nhìn thấy dung nhan kỳ bí tựa chiếc hộp đóng kín của cô nàng kỳ lạ ghé sát vào ô cửa lồng. Còn cô vừa trông thấy tôi, sắc da vốn rất trắng của cô biến nhanh thành một màu nhợt nhạt đều đặn. Đọc xong mẩu giấy, lồng ngực cô bất động, trong nhiều giây, không khí chẳng lưu chuyển vào được thân người.

Sau khi được đem vào nhà, tôi tìm đọc trộm mẩu giấy của cậu chủ: “Đã đến lúc anh trả Cà Phê lại cho em. Nhưng nếu em không muốn giữ nó, hãy gọi cho anh, số 09…”n

Và như vậy, sau ba năm, hiệp hai của trò chơi lại bắt đầu…



Chương 27: MẸ ĐÃ TỪNG YÊU


Dresden giữa tháng 3 năm 1988.

Tôi ngồi trên bậc thềm trước toà nhà chính của trường đại học, hai tay ôm vòng lấy thân mình. Trời đã vào xuân mà vẫn quá lạnh! Không khí rét buốt làm tôi run rẩy, dù tôi đã nhét người vào hai lớp áo bông. Lạnh làm tôi tái nhợt xanh xao, hệt một kẻ đang ấp trong người khối bệnh. Nhưng chỉ ít phút nữa thôi, khi francis hết giờ học và đến bên tôi, tôi sẽ hồng hào trở lại.

Kia rồi! Mái tóc vàng óng xoăn xoăn của anh thấp thoáng trên hành lang toà nhà đối diện. Hừm …có chuyện gì đây? Sao mặt anh căng thẳng thế kia?

Dresden cuối tháng 5 năm 1988.

Mùa hè thổi phù phù cái nóng hầm hập đặc trưng khắp Dresden . Tôi lững thững rời phòng học lê bước trên con đường đá qua khuôn viên xanh um của trường. Cách tôi hơn trăm met, Francis đang ngồi chờ tôi trên ghế băng gô. Anh có chuyện muốn nói với tôi.

Tôi thở dài, cố níu bước chân mình chậm thêm. Tôi cũng có chuyện muốn cho anh biết nhưng lòng đang còn phân vân.

Tôi dừng lại quan sát anh. Bàn tay lớn ấp áp là “ máy sưởi” cho bàn tay tôi bé nhỏ trong hai mùa đông qua. Anh có mái tóc vàng bồng bềnh lãng tử và đôi mắt xanh thăm thẳm. Tôi bước đến bên anh. Anh ngước lên nhìn tôi. Ngay thời khắc ánh mắt bối rối của anh chạm vào mắt tôi, tôi ngã xuống.



Chương 28:


Dresden đầu tháng 7 năm 1988.

Tôi ngồi trong quán café nhìn ắng nhảy nhót lon ton trên những viên gạch lát phố. Bên kia đường trong dòng người xếp hàng trước xe ke, Francis chốc chốc quay lại nhìn tôi, nửa trông chừng nửa vỗ về.

Trước mắt tôi, mọi thức đều nhạt nhoà. Mồ hôi rỉ ra khắp thân người, khó chịu quá. Tôi gục đầu xuống, tay xoãi ra mặt bàn.

Hồn tôi đang chao đảo đâu đó trong không khí thì có người vực tôi dậy. là Francis. Anh hớt hải đặt tôi ngồi dựa vào mình. Anh ôm nhẹ lấy đầu tôi, dịu dàng đưa cây kem sữa lên ngang miệng tôi cho tôi hớp nhẹ từng miếng. Cơn dễ chịu tăng lên thêm mất phần. Thế nhưng, tôi vẫn mệt lả.

Dresden đầu tháng 11 năm 1988.

Đêm. Tôi dựa vào chiếc gối bông, nửa nằm nửa ngồi trên giường. Căn phòng được thắp sáng leo lét bởi ngọn đèn đường. Cửa sổ khép hờ. Thi thoảng, gió thổi qua khe hở làm tấm rèm trắng cứ phất phơ như ma trơi nhưng tôi chẳng sợ. Con ma trong lòng tôi còn đáng sợ hơn bất cứ ma quỷ nào trên đời.

Có tiếng lục cục dưới bếp, Chắc Francis đang chuẩn bị bữa ăn khuya cho mình. Đã nhiều tuần rồi, đêm nào anh cũng dỗ cho tôi ngủ rồi mới đụng đến công việc riêng. Tôi đưa mắt nhìn sang chiếc bàn đặt cạnh giường ngủ, một đống lọ thuốc. Tôi quờ tay hất chúng xuống đất và rên lên một tiếng lớn. Chưa đầy hai giây sau, anh hấp tấp đẩy cửa chạy vào.

Dresden, 21-12-1988.

Tôi ngồi trên giường ngắm những bông tuyết tí xíu ngoài cửa số đang uyển chuyển chao liệng trong không khí.

“em yêu, cây thông của em này! Cười với nó một cái nào!” Francis tươi cười đứng trước mặt tôi.

Tôi khẽ cười, ánh mắt long lanh nhìn anh. Anh đặt cây thông lên bậu cửa sổ, rồi đưa cho tôi thuốc sáng cùng một ly nước. tôi ngoan ngoãn cho thuốc vào miệng cùng một hớp nước. Xong xuôi anh nhẹ nhàng hôn lên trán tôi và kéo chăn đắp ngang lên người tôi rồi ra khỏi phòng.

Tiếng cửa chính khẽ khàng sập lại, francis đã đi. Tôi nhổ mấy viên thuốc đang nén dưới lưỡi ra lòng bàn tay, rồi đi vào phòng tắm.

Dresden, đầu tháng 2 năm 1989.

“ Anh muốn biết chính xác ngày nao em sẽ chết hay sao mà đòi đi theo vào phòng khám?” Tôi gắt gỏng” Anh chỉ muốn gặp bác sĩ để biết làm cách nào chăm sóc em tốt hơn mà thôi”. Giọng anh mất bình tĩnh.

“em không cần. Anh đi đi. Em sẽ về nước. Em không làm gánh nặng cho anh nữa”.
Tôi vừa khóc vừa chạy dọc hành lang. Francis đuổi theo tôi, hốt hoảng níu tôi lại, ôm ghì tôi vào lòng. Tôi tức tưởi khóc, nửa ngất nửa tỉnh trong vòng tay anh. Hôm đó tôi bỏ buổi khám.

Tôi lẳng lặng lo thủ tục về nước. Hơn một tuần sau, vào một buổi chiều anh đang trong lớp học, tôi bước lên máy bay



Chương 29:


Tôi gấp quyển sổ lại, lún sâu hơn vào chiếc ghê sopha êm ái. Tám năm trước, trong lần chuyển nhà từ Berlin đến Munich tôi bắt gặp cuốn sổ này trong chiếc hộp đựng giấy tờ của mẹ. Từ đó nó trở thành tác phẩm “ văn học” yêu thích nhất của tôi.

Mỗi lần muốn đọc tôi phải chờ mẹ đi vắng rồi lén lấy ra khỏi ngăn tủ của mẹ. Sau đó, tôi lại khéo léo đặt nó về chỗ cũ, xoá sạch dấu vết.

Tôi sinh vào cuối tháng 10 năm 1989 tại Hà Nội. Mẹ tôi chưa từng kết hôn. Tôi theo mẹ sang Đức năm bảy tuổi và chưa từng biết mặt bố. Tôi là con lai, da trắng mũi cao. Tóc nâu vàng và mắt nâu sẫm. Là sự kết hợp hoàn hảo của tóc vàn, mắt xanh từ bố và tóc đen, mắt đen từ mẹ? Phải chăng chàng trài Francis chính là bố tôi?

Trước khi có tôi, mẹ đã du học ở Đức, nhưng tôi chưa nghe mẹ kể về thời sinh viên của mình. Tôi không thôi tò mò về Francis. Tuy nhiên, tôi luôn bịt miệng mình lại mỗi lần tôi toan định hỏi mẹ. Chẳng không ngoan gì mà lại tự thú chuyện lục lọi tư trang của người khác.

Hơn nữa, từ ngày tôi còn nhỏ, mẹ luôn lảng tránh chỉ đề về bố và gắt gỏng cực độ khi ai đó cố ý nhắc nhiều đến người đàn ông là bố tôi. Tốt nhất, tôi không nên ngắt nhéo cái vết thương chưa lành lặn của mẹ. Tôi nên thoả mãm với câu chuyện trong cuốn sổ và để trí tưởng tượng của mình chạy rông. Nếu cuốn sổ viết về hành trình tình yêu của bố mẹ, thì có gì đó rất kỳ quái ở đây?

Cô gái trong đấy bệnh rất nặng và bản thân đã đầu hàng thần chết, không có tí hợp tác nào trong việc uống thuốc, khám bệnh. Đâu có vẻ gì giống mẹ tôi. Mẹ yêu đời, biết tận hưởng mọi thứ vui, uống bia, nhày đầm, trượt tuyết, mua sắm và mẹ rất khoẻ. Hay cuốn sổ chẳng qua chỉ là tập bản thảo dang dở về một câu chuyện hư cấu. Biết đâu ngày trẻ, mẹ từng ôm mộng thành nhà văn?

Thế nhưng, ngày cuối cùng trong cuốn sổ viết “Dresden, đầu tháng 2 năm 1989”, tức gần 9 tháng sau thì tôi chào đời. Phải chăng mẹ đã bỏ đi khi biết có mang tôi? Vậy chuyện bệnh tật là sao? Trong những câu chữ nghiêng nghiêng rất duyên dáng kia, có bao nhiêu phần sự thật?

- Con có muốn uống chút rượu cho ấm người không?

Tôi giật thót. Mẹ đứng bên cạnh từ bao giờ. Tôi nhìn mẹ không chớp mắt. Mặt mẹ có nét thất thần. Mắt mẹ nhìn vào cuốn sổ trên đùi tôi. Rồi mẹ quay lưng bước vào bếp.

Mẹ đặt hai ly rượu đó lên bà, vặn lớn máy sưởi lên một chút rồi ngồi vào chiếc ghế so-pha đối diện. Mẹ chìa tay về phía tôi, ra hiệu đưa trả cuốn sổ.

- Ôi cái thời đáng yêu đáng nhớ!

Giọng mẹ ngọt ngào tay lật từng trang giấy vàng.

- Con tìm thấy nó khi nào?

- Khi mình vừa chuyển nhà đến Munich!

Tôi nuốt nước bọ, chờ cơn thịnh nộ dội lên đầu mình .

- Cất giữ cơn tò mò từng ấy năm, con làm mẹ bất ngờ đấy, con gái ạ!

Mẹ mỉm cười, ánh mắt mẹ mông lung vào một điểm không cố định trên cuốn sổ.
- Thế con không muốn hỏi gì sao?

Tôi ngơ ngác nhìn mẹ, chẳng biết nên nói gì. Mẹ nhìn tôi, cười lớn. Và mẹ bắt đầu kể, đúng hơn là mẹ bắt đầu bóc nghĩa từng trang viết.

Dresden, giữa tháng 3 năm 1988

Francis là tình yêu đầu, tình yêu duy nhất và cũng là nỗi dày vò suốt đời mẹ. Mười bảy tuổi mẹ sang Đức du học. hai năm sau mẹ gặp và yêu Francis.

Anh yêu đôi mắt đen huyền bí của mẹ. Anh đắm đuối cảm giác mịn mơn man mỗi khi luồn qua làn tóc đen dày, thẳng mượt của mẹ. Anh ngất ngây bởi vẻ Á Đông tinh tế, e ấp dịu dàng quá đỗi của mẹ. Có một thời, trong mắt francis, mẹ là một nữ thần.

Thế nhưng, trái tim non trẻ thường thích bay nhảy. Trong mắt francis bắt đầu có chỗ cho các cô gái khác. Mẹ bất an khi vô tình thấy anh nói chuyện với cô tóc nâu trong lớp học. mẹ thoáng run khi họ cười đùa với nhau và khi cô ấy gục trán trên vai anh.

Có một chuyện xảy ra. Bên cạnh mẹ, Francis hay suy tư hơn. Đôi lần, anh nhìn thẳng vào mắt mẹ định nói gì đấy nhưng lại thôi.

Dresden, cuối tháng 5 năm 1988

Phải nhìn thẳng vào sự thật: Francis muốn chia tay. Anh có tình cảm mới. Một cô gái Đức, cùng ngôn ngữ, cùng văn hoá, cùng nếp sống. Dù sao họ cũng dễ đồng cảm với nhau hơn khi cuộc sống bắt đầu quăng vào mỗi sinh viên những lo nghĩ: ra trường phải tìm việc làm. Tranh đấu leo lên các nấc thang xã hội, lập gia đình …

Francis sắp tốt nghiệp, sắp phải đương đầu với cuộc sống trên đôi chân của mình. Yêu mẹ khiến anh ấy thấy tương lai thêm bấp bênh. Mẹ sẽ về nước hay ở lại? Những khác biệt bám sâu trong gốc rễ văn hoá và nếp sống của hai người về lâu dài có thể dung hoà ổn thoả được? Mẹ hiểu nhưng mẹ không thông cảm.

Hôm ấy, Francis hẹn nói chuyện. mẹ đã tính toán …

Mẹ ngã quỵ xuống, sõng soài trước mặt anh. Anh hốt hoảng bồng mẹ chạy vào phòng y tế. mẹ chỉ lờ mờ cảm nhận được thân hình mình rung lên theo từng nhịp chân anh chạy. thi thoảng, hình như anh cúi xuống nhìn mẹ, ánh mắt lo sợ thật sự.

Dresden, đầu tháng 7 năm 1988

Mẹ xoay xở được một tờ giấy khám bệnh giả, chứng nhận bệnh ung thư. Francis đã ôm chầm lấy mẹ khóc huhuhu như một đứa trẻ.

Mẹ cũng khóc vì giận mình. Khóc để tiếp thêm can đảm đóng nốt màn kịch bệnh tậ. Khóc vì vui mừng đã hất được cẳng cô nàng tóc nâu. Khóc vì bất an… Mẹ không biết sau nhiều tháng, sau vài năm, mẹ phải kết thúc căn bệnh của mình như thế nào. Khóc vì ngu ngốc đã tự đeo cho mình cái gông cứng ngắc rồi sau đó quăng chìa khoá đi.

Để nhập vai và đạt, mẹ luôn âm thầm lải nhải rằng mình đăng mắc bệnh rất nặng, sắp chết.

Những lúc Francis ân cần chăm sóc, mẹ nửa hỉ hả, nửa nghi ngờ. Đấy là tình cảm thật, quan tâm thật hay chỉ là trách nhiệm là nghĩa cử cuối cùng? Biết đâu anh đang tự hỏi cô gái phiền toái này bao giờ mới chết để mình được tự do.

Mẹ đã bấu víu cái ý nghĩa cay nghiệt đó để làm động lực tiếp tục đóng vai con bệnh. Nếu bên mẹ là gánh nặng, anh phải chịu tra tấn thêm một thời gian dài nữa. Cái giá phải trả cho việc phản bội.

Dresden, đầu tháng 11 năm 1988

Mỗi lần đến bệnh viện là mẹ muốn nôn, muốn phát bệnh thật sự. Mẹ đã bày đủ trò, khóc lóc van xin tự ái nổi đoá để ngăn francis theo vào phòng khám. Nếu không mẹ sẽ đùng đùng bỏ về và doạ vứt hết thuốc. mẹ luôn thắng.

Những lúc francis chờ, mẹ sẽ nấp một góc nào đó để trông chừng, đề phòng anh lén vào phòng khám tìm mình. Chờ khoảng thời gian hơn một tiếng thì mẹ lại lảo đảo bước ra với cái đơn thuốc chuẩn bị sẵn.
Đôi lúc mẹ thấy sợ. mẹ sợ rằng nếu cứ mãi giả bệnh thế này, sẽ có lúc bệnh tật sẽ ghé thăm mình thật sự. Mẹ hoảng loạn mỗi khi bất cẩn nuốt thuốc. Mẹ phải chạy ngay vào phòng tắm móc họng cho nô ra. Mẹ không dám ăn uống để nguỵ tạo hình dáng tiều tuỵ.

Mẹ ngày càng căm ghét francis. Mỗi khi anh dịu dàng đút từng thìa súp mẹ chỉ muốn phun vào mặt anh và hét lớn: “ Anh biến đi cho khuất mắt tôi. Vì anh, vì sự bội bạc của anh mà tôi ra nông nỗi này!”.

Mẹ bày mọi cách làm tình làm tội Francis. Đang đêm mẹ rên hừ hừ, la hét ra vẻ đau đớn đến cùng cực. Mẹ đập phá đồ đạc, quăng vỡ các lọ thuốc. khi francis ôm chặt lấy mẹ vỗ về an ủi, mẹ ra sức cào cấu, đấm thùm thụp vào người anh. Rồi mẹ khóc ngất, ngủ thiếp đi vì kiệt sức.

Có một lần mẹ hé mắt nhìn francis hì hục lau chùi. Tự nhiên mẹ thấy sống mũi mình cay cay. Một giọt nước mắt vừa uốn éo chảy xuống. Nếu mẹ đùng một cái ngồi dậy, nhào tới ôm chầm lấy anh và đi đứng khoẻ mạnh, liệu đôi mắt ấy có còn dào dạt tình cảm?



Chương 30:


Dresden, sáng 21-12 năm 1988

Giáng sinh thứ ba, mẹ và Francis bên nhau. Năm ấy mẹ phải nằm chết gi trên giường, them thuồng nhìn người ta nặn ông già tuyết dưới sân, chơi trượt băng.

Tình yêu thật ra là cái quái gì? Tại sao mẹ phải đày thoạ thân mình để níu giữ một trái tim đã mọc cánh và chuẩn bị bay? Cuộc sống còn bao nhiêu thứ tươi đẹp, tại sao mẹ phải tự ràng buộc mình với chiếc giường trắng ớn lạnh này?

Francis có ý mùa xuân sang năm sẽ đưa mẹ nhập viện để được chăm sóc chu đáo hơn. Mẹ đã nổi trận lôi đình. Mẹ chẳng giận anh đã hết kiên nhẫn chăm nom mình. Mẹ lo sợ sự thật phơi bày ra. Nếu anh biết mình chỉ là con rối trong tay mẹ thì sao? Mẹ chẳng dám nghĩ đến những chuyện sau đó nữa.

Có một việc cần được sắp đặt chu đáo: Mẹ bệnh đã khá lâu rồi, đến lúc cần phải biến chuyển.

Dresden, đầu tháng 2 năm 1989

Mẹ cho phép tình trạng của mình khá lên. Mẹ không còn từ chối những món ăn yêu thích. Mẹ cũng đi học lại. mẹ đang chuẩn bị cho việc khỏi bệnh.

Mẹ vui, francis cũng vui. Thế nhưng chẳng biết tên ác mồm nào lại rỉ vào tai anh chuyện một người khi ở gần cái chết sẽ tỉnh táo khoẻ mạnh lại trong thời gian ngắn để tận hưởng những giây phút cuối cùng.

Thế là anh cuống cuồng đưa mẹ vào bệnh viện và kiên quyết không thoả hiệp với những tiếng khóc la của mẹ, một hai đòi theo vào phòng khám. Trên hành lang bệnh viện mẹ đành dùng lá bài cuối cùng là đòi bỏ về Việt nam.

Nếu trở về Việt Nam với bệnh tình như thế, chắc chắn anh không bao giờ còn gặp lại mẹ. Anh đành xuôi xị đưa mẹ về.

Mẹ đã hết can đảm sống trong lừa dối dai dẳng.

Có thể ban đầu, francis nán lại bên mẹ vì tình thương, vì trách nhiệm. Nhưng sau một thời gian, chút tình yêu còn sót trong anh đã lài phình nở thành một tình cảm sâu đậm. Tình yêu luôn khiến người ta ngạc nhiên.

Ánh mắt anh nhìn mẹ ngập tràn yêu thương, hệt như cái thời mà với anh mẹ là nữ thần. Anh ôm mẹ trong tay hàng giờ liền chỉ để chắc rằng nhịp thở của mẹ vẫn đều đặn. Nhưng mẹ chẳng thể xem đấy là chiến thắng cho mình.

Mẹ yêu Francis. Mẹ đã giành lại trái tim anh. Mẹ đã giữ được anh bên mình. Mẹ ra đi. Đấy là dấu chấm hết tuyệt diệu nhất cho chuyện tình này.

Mẹ bước lên máy bay với suy nghĩ rằng một ngày nào đó mình sẽ gặp, yêu và cưới một người khác. Nhưng khi tình yêu đan móc cùng những cơn nhớ quay quắt, cùng những cảm xúc đằng đẵng thì nó miễn nhiễm với thời gian, với mọi cố gắng để quên.

Tôi ngồi bất động trên ghế so-pha, hết nhìn mẹ lại nhìn cuốn sổ trên bàn. Người mẹ đơn thân sành điệu, độc đáo mà tôi vẫn tự hào. Bao nhiêu phần con người mẹ tôi đã biết và hiểu được?

Tôi nhăn trán, cố tưởng tượng ra mẹ ngày trẻ trong hình dáng của một cô gái ốm yêu, gầy rộc và nhợt nhạt. Tình yêu của mẹ, câu chuyện của mẹ… khiến tôi không khỏi bất ngờ. tâm trang tôi đầy những xúc cảm không thể diễn tả bằng lời.

Mẹ nhìn tôi, chờ đợi một câu hỏi. Thế nhưng thanh quản tôi tê rần, không khả dĩ bật ra được một âm thanh nào. Mãi một lúc sau đó, thấy mẹ dợm đứng lên, tôi mới nghe giọng mình gấp gáp:

- Francis là bố con?

- Phải

- Mẹ có từng ân hận vì đã lừa dối và bỏ chạy không?

- Không. Ai cũng cần có một thời để nhớ.

- Thế tại sao mẹ lại viết cứ như là … như là … một người bệnh sắp chết thật sự? Tại sao mẹ không viết sự thật?

- Ai cũng có những lúc không thể hiểu nổi chính mình.

Mẹ cười nhẹ mắt nhìn mông lung vào không khí:

- Mẹ có từng viết thư, điện thoại hay email kể cho francis mọi chuyện?Ông ấy có đi tìm mẹ? ông ấy có giận mẹ chuyện đã …

- Năm con sáu tuổi, Francis sang Hà nội tìm mẹ. Mãi tận hơn sáu năm sau, ông ấy mới đi tìm mẹ.

Mẹ ngừng một lúc, tôi có cảm giác mẹ đang nuốt nỗi trách móc pha lẫn tiếc nuối:

- Qua một người bạn, mẹ biết tin và đem con vào Sài Gòn lánh mặt. Mẹ, hừm … thật sự đã phát hoảng. Mẹ sợ ông ấy trả thù, hay cướp con đi, hay làm một chuyện tồi tệ nào đó để trừng phạt những hành động điên rồ của mẹ ngày xưa. Mẹ đem con bỏ chạy, Sài Gòn, rồi nước Đức. Dù sao nơi nguy hiểm nhất chính là nơi an toàn nhất. Francis không bao giờ có thể nghĩ rằng mẹ đang ẩn nấp rất gần ông ấy.

Thề có chúa, khi mẹ dứt lời tôi thấy trong mắt mẹ ánh lên một tua nhìn ranh mãnh. Khi tôi còn đang ngẩn người, cố gắng tiêu hoá hết những gì vừa nghe, mẹ lại lên tiếng:

- Ngủ thôi con, khuya quá rồi. Sáng mai chúng ta sẽ đến Berlin. Con cần gặp Francis. Ông ấy đang nằm viện....



Chương 31: TIỂU YÊU TINH


1. Phong bước khỏi thư viện trong
Thông Tin
Lượt Xem : 3103
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN