--> Thập Vạn Đại Sơn Vương - game1s.com
Insane

Thập Vạn Đại Sơn Vương

hẹ, quên cả bực bội, cũng nhếch mép cười. Lùi đã khá xa suối, hai thầy trò mới tìm lối đánh ngựa vùng qua cuối dòng suối, và tiến về phía núi đá dựng trước mặt. Qua dãy đồi cao, ngựa vừa xuống tới chân dốc, chợt Voòng Lầu đi phía sau, bật kêu lên:

- Thầy a!

Đang ngồi lim dim nhìn cảnh rừng chiều, thình lình nghe thủ hạ kêu lên, Hồng Lĩnh liền phục luôn xuống bờm ngựa. Một mũi tên cánh lớn từ phía lùm cây bên tả thình lình bay vụt tới chỗ Hồng Lĩnh.

Nhưng tên chỉ vút cao trên đầu và cắm phập vào một thân cây bên hữu, ngay trước đầu ngựa chàng tướng lạc thảo. Hồng Lĩnh ngẩng phắt lên, đảo mắt nhìn về phía phát ra mũi tên.

Vút!

Lại mũi thứ hai bay qua mặt, cắm phập vào một thân cây kế cây trước. Voòng Lầu đã rút luôn súng ra, chĩa vào bụi rậm gần đấy, toan lảy cò. Nhưng Hồng Lĩnh đã giơ tay cản kịp, đoạn chàng đánh ngựa đến trước thân cây, ngẩng nhìn mũi lên cắm, còn đang lay động, lại thấy một phát tên thứ ba vút tới, cắm phập vào thân cây phía trước nữa. Hai thầy trò nghển cổ nhìn theo, thì thấy một bóng người thanh nhỏ cưỡi ngựa vọt thẳng về nẻo núi đá dựng. Không chậm trễ, Đại Sơn Vương bảo Voòng Lầu:

- “Họ” đã sai người đón chúng ta! Nào theo sát, Voòng!

Hai con ngựa nước hai sải vó gấp gấp theo hút ngựa lạ trước, hết lên dốc xuống đồi, qua suối. Lúc thầy trò Hồng Lĩnh vừa băng qua thung, chợt thấy ngựa trước mất hút sau giữa vùng núi đá điệp trùng.

Hai thầy trò vội ngừng nước phóng cho ngựa đi bước một, và đưa mắt nhìn quanh. Cả một vùng núi rừng quạnh quẽ nằm im lặng dưới nắng chiều. Tứ phía không một bóng nhà thổ dân, khiến hai thầy trò có cảm giác như mình đang tới một vùng hoang vắng như sa mạc. Vó ngựa vẫn bước một thẳng về chân núi. Hai người đàn ông giang hồ lắc lư trên lưng ngựa, mất quan sát quanh mình, cố tìm một bóng nhà sàn, nhưng hoàn toàn thất vọng. Mé tay trái chỉ có một con suối chảy qua mấy cánh rừng, và có một đoạn khá dài uốn khúc dọc chân núi.

Hai thầy trò lại cho ngựa tới khúc suối, tìm chỗ quang đãng men đến bến bờ nước. Suối chảy khá mạnh, có chỗ nước xói vào ghềnh đá, nghe ào ào như thác reo.

- Quái! Chẳng lẽ ngựa trước tới chân núi, lại biến mất ư?

Đại Sơn Vương lầm bẩm, nhìn quanh trong lúc Hải Sơn Vương cúi mặt đăm đăm nhìn nước đổ. Đoạn ngẩng lên bảo chủ tướng:

- Tôi đã có lần tới một nơi như chốn này. Chưa biết chừng…

Voòng chợt ngừng, và như có sẵn chủ định rồi, Voòng bảo Hồng Lĩnh:

- Thầy à! Ta cứ men dọc theo suối xem sao.

Đại Sơn Vương gật đầu:

- Ta thường nghe miền Cao Bằng có lắm cảnh lạ! Có lẽ đây đó Voòng?

Hai thầy trò nhìn nhau cười như đã hiểu rõ dự đoán của nhau. Bờ suối có chỗ nhiều bụi rậm dây leo, hai người phải len ngựa khá chật vật mới qua được. Tới một chỗ khá quang, chợt Voòng ngừng phắt ngựa, chỉ tay xuống mặt đất, hào Hồng Lĩnh.

- Thầy coi này!

Đại Sơn Vương nhìn theo tay Voòng trỏ thấy một vùng cỏ bị giẫm nhầu, có chỗ cỏ vẫn còn ướt. Chàng tướng giặc giang hồ ngẩng lên, nhìn ra suối nước, chưa kịp quan sát thêm thì Voòng đã trỏ khúc suối ăn vòng vào chân núi khá rộng.

- Thầy coi chỗ đó nước dỗ xoáy rồi mới chảy xuôi. Chắc có ngách hang ngầm. Để tôi xuống xem.

Miệng nói, chân nhảy phắt xuống đất, rơi luôn xuống nước. Bên kia, chỗ sát chân núi có những cành lá dây leo rủ xuống sát mặt nước trông khá kín. Suối không sâu, tuy chảy khá xiết, Voòng dè dặt lội qua, Đại Sơn Vương nhìn sang, thấy Voòng vừa khuất vào bụi rậm chân núi chưa đầy mươi khắc, đã reo lên khá to:

- Đây rồi! Có thế chớ!

Và Voòng ló ra lách bụi, trở lại nhanh bên này suối.

- Thầy a! Có hang ngách ăn vào chân núi. Có cả dấu người mới qua. Chắc lối thông ngầm!

Đại Sơn Vương nheo mắt nhìn sang bên kia bờ, bâng khuâng trông rừng già đang ngả nhanh sang màu vàng úa. Và viên tướng trẻ đánh ngựa xuống suối, Voòng theo sau, hai thầy trò bì bõm lội qua nước xiết, tới bên kia bờ. Nước chảy không xiết lắm, nên ngựa qua không khó khăn. Tới sát chân núi, Voòng Lầu tiến ngựa lên trước, vén dây leo cho ngựa chủ tướng lách vào, xong, lại buông dây leo rủ xuống như cũ. Vừa lách qua cành rũ dây leo, Hồng Lĩnh đã khẽ bật lên:

- Có thế chứ! Đúng đường ngầm rồi!

Ngay chân núi có một hốc đá hình cánh cung uốn trên mặt nước, trông như một cửa tò vò. Hốc đá ăn vào lòng núi, miệng bằng nửa cái nia, từ trần tới mặt nước, khoảng gần một thước Tây.

- Thầy a! Chỗ này còn nguy hiểm hơn độc đạo Hoa Dung, lành, dữ chưa tường, e …

Đại Sơn Vương ngó xem địa hình, đầu gật gật có dáng do dự. Phía sau lưng mặt trời đã gục hẳn xuống bên kia đỉnh núi Tây, cánh rừng quạnh vằng đang chìm trong ánh hoàng hôn và vùng không gian quanh cửa tò vò bắt đầu mờ sương đục. Đại Sơn Vương cúi sát mặt nước nhìn vào hang ngầm hun hút, cặp mắt lóe nhanh một quyết định. Chàng khẽ hất đầu bảo người thuộc hạ.

- Chắc bóng ngựa trước đã vào hang này! Và ta không nên để lỡ dịp quan sát một vùng cấm địa kỳ dị của Cao Bằng! Dứt lời, viên tướng lạc thảo thúc luôn ngựa, cho tiến mở lối vào cửa hang, Voòng theo sau. Nước ngập quá bụng ngựa, đầu hai người vừa chạm trần hang. Vào độ năm sáu thước, hang rẽ ngang phía trước tối om, phía sau chỉ thấy mờ mờ, rồi cũng tối hẳn. Hai người phải lấy roi ngựa khua quanh mình, lần lối, càng váo, hang ngầm như càng thắt lại, có chỗ phải nằm rạp trên lưng ngựa cho khỏi đụng trần. Hai thầy trò Đại Sơn Vương đi một lúc khá lâu, vẫn thấy tối om, ruột hang càng thắt lại, vách đá như muốn kẹp lấy người và ngựa, khiến có lúc hai thầy trò cảm thấy mình đang tiến dần vào đường cụt và không còn tin cả dự đoán của mình nữa. Dưới chân, nước vẫn chảy róc rách.

Đang khó thở vì bị kẹp giữa hai vách đá, chợt Hồng Lĩnh thấy nhẹ hẳn người, vội khua roi quanh mình, mới biết hang ngầm đã nở phình ra. Hồng Lĩnh nghe phía trước như có gió lùa, trừng mắt nhìn, thấy như đã bớt tối, chàng liền dừng ngựa, chợt ngạc nhiên vì không thấy tiếng chân ngựa sau lưng.

- A Voòng?

Không thấy tiếng đáp, Đại Sơn Vương vội quay lại gọi lớn:

- A Voòng!

Tiếng nước đổ khá mạnh, như muốn dìm cả tiếng người đi. Gọi mấy tiếng mới nghe tiếng thưa của Voòng nhưng ở cách sau lưng, khá xa. Không chậm trễ, Đại Sơn Vương đánh ngựa quay lại ngay, trong hang tối, hai thầy trò lần tìm nhau. Kịp khi Hồng Lĩnh tới được bên Voòng Lầu, thì viên tướng giang hồ không khỏi lạ lùng vì chỗ đó nước chì ngập tới móng ngựa, chưa đầy nửa gang tay.

- A Voòng! Sao không lên tiếng!

Trong bóng tối, Voòng thở mạnh, giọng rất thấp:

- Đáng lẽ tôi chưa lên tiếng vội! Thầy! Đây có lẽ nhiều lối đi, tôi vừa lạc vào một hẻm, hình như vừa chạm phải cái gì…

- Đánh lửa lên xem! Mà đèn bấm đâu, nãy giờ cũng quên khuấy.

- Có chớ, nhưng hình như rơi ban chiều mất rồi. Để tìm xem, may còn diêm.

Voòng lần khắp hành lý, loay hoay mãi mới lục được bao diêm, lại bị ẩm, đánh mãi mới lên lửa.

Lửa vừa bùng lên, hai viên tướng giặc ngang tàng vừa đảo mắt được nửa vòng, đã vội đưa mắt nhìn nhau. Vì, chỗ đó ruột hang ăn sâu vào thành một khu rộng đến mấy chục thước vuông, có lối ăn rẽ ra mấy ngã, trần hang khá caọ.. Từ trên trên rũ xuống nhiều thạch nhũ dị dạng. Lẫn với thạch nhũ, lủng lẳng mấy bộ xương người ôm một tấm gỗ khá rộng. Dưới nền hang trong hốc đá, lại có đến mười mấy bộ xương người lẫn ngựa, chó. Không bảo nhau, hai thầy trò Đại Sơn Vương cũng tiến ngựa đến trước tấm bằng gỗ, soi lửa coi. Trên bảng có nét dao khắc sơ sài, một hình hang đá, có nét sóng dập dờn, mỗi đoạn bên cạnh ghi một số. Cạnh có con số năm sáu, bảy, và nét sóng gạch tới sát nóc. Vừa ngó tới đó, Đại Sơn Vương thốt nhiên quay hỏi Vòng Lầu:

- Xem mấy giờ rồi!

Voòng ngạc nhiên, lẩm bẩm:

- Có lẽ tới sáu giờ rồi. Lúc vào cửa hang, mặt trời đã lặn. Miệng nói, tay Vòng lần rút chiếc đồng hồ quả quít ra xem.

- Gì đó thầy?

Đại Sơn Vương đảo mắt khắp ruột hang, và quay bảo Voòng, giọng chậm rãi:

- Hang này có thể ngập nước từ năm tới bảy giờ tối. Giờ đổ mưa nước lũ dồn xuống. Nếu bên ngoài đổ mưạ..

Chàng ngừng, chỉ vào tấm gỗ:

- Đây có ghi rõ cả!

Voòng Lầu vội đưa mắt nhìn quanh, ý thức ngay có nguy cơ thình lình mưa đổ. Người đàn ông giang hồ nghiêng tai nghe gió lùa, chưa kịp cất tiếng giục đã nghe bốn bề ầm ầm chuyển động, gió thốc ruột hang hun hút như tù và đêm đông âm u, rờn rợn và trên nóc hang như có sấm động chớp lòẹ.. Cùng lúc hai viên tướng già kinh nghiệm, khẽ bật lên như lời than dài tuyệt vọng:

- Mưa nguồn rồị..

Đại Sơn Vương mím chặt vành môi:

- Trời đang trút nước vào hang ngầm?

Voòng Lầu bất giác liếc nhanh những bộ xương chết rũ, nhanh giọng:

- Ta mau thoát đi thôi, thầy!

Đại Sơn Vương soi

lửa xem bờ nước và ngẩng lên bảo Voòng:

- Mưa lũ lớn lắm! Thoáng cái nước đã lên mấy phân. Chỉ mươi lăm phút là tới nóc.

- Lùi hay tiến, a thầy!

- Đều không kịp. Phía sau, lui phải gần một giờ, lối trước hình nhự.. là lối cụt. Đi vào sẽ đụng vách núi.

Giọng viên tướng Thạp Vạn Đại Sơn trầm tĩnh lạ lùng, khiến người thuộc hạ phải mín chặt vành môi để nén xúc động quá bất ngờ.

Voòng ngó bờ nuớc, đánh ngựa ngược theo lối chủ tướng vừa đi. Chỉ mấy phút sau Voòng đã quay lại.

- Suối có thông, nhưng thạch nhũ lấp hết lối. Một con vịt mới có thể lách qua.

Bờ nước đã dâng ngập tới đầu gối ngựa và dưới ánh lửa úa vàng, nước lũ trông chẳng khác con thú dữ đang lồng lộn, độc hành. Đại Sơn Vương vẫn ngồi im trên lưng ngựa. Con vật có vẻ đã phát hoảng, phải ghim chặt mới chịu đứng nguyên. Trong phút nguy nan, hai thầy trò Đại Sơn Vương trở nên bình tĩnh khác thường. Hai người đánh ngựa vòng qua mấy lối hẻm, nhưng lối nào cũng tuyệt lộ, hốc chỉ ăn vào một vài thước là tới đá dựng như bưng. Đại Sơn Vương tần ngần đến trước bảng gỗ, lơ đãng xem lại nhưng nét khắc nguệch ngoạc.

Chợt cặp mắt quắc sáng.

- A Voòng! Tìm ra lối rồi!

Người thủ hạ tiến ngay lại, ngó vào bảng gỗ. Chẳng rõ có chi, đến nửa phút sau, hai người mới ngó về lối hẻm kín mít, và đưa mắt cho nhau. Nước đã lên đến đùi ngựa. Bên ngoài, hình như vẫn chớp loè sấm động. Hai con ngựa kinh hoàng hí mạnh hình như cũng biết đang ở trong lình thế thập phần nguy hiểm. Dưới vùng lửa bập bùng đỏ khè, khuôn mặt hai người đàn ông rắn lại như đá tạc.

Đưa mắt quan sát lại khắp các ngách hang như suy tính kỹ càng, Hồng Lĩnh khẽ hất đầu ra hiệu cho Voòng Lầu, đoạn hai thầy trò tiến ngựa tới ngách hang đầu gần nhất. Đến sát vách dựng, hai người quan sát khắp trên dưới thấy một vạch rêu phong ngay góc thành. Hồng Lĩnh thấy khả nghi, liền gõ tay vào đó, cảm thấy gõ gõ vào một viên đá rời. Chàng bèn lấy sức ấn mạnh, quả nhiên viên đá lùi ngay vào vách đá, để hở một lỗ hổng, có một vòng sắt tròn nằm ngay mép.

Hồng Lĩnh cả mừng nắm luôn lấy chiếc vòng, giật mạnh. Giật tới đâu thấy tường đá lấp ngách hang từ từ nâng lên lới đó, rất nhẹ nhàng, để lộ một ngách dài thăm thẳm. Hai người vội tháo nước ùa vào.

Nhưng nước chỉ thốc vào chừng hơn thước lại giật ra, nhìn kỹ thấy nền hang ngách chạy cao hơn hang ngoài. Càng đi vào sâu, lòng hang càng rộng, nóc càng cao. Chợt một mùi hôi khắm kỳ dị thốc vào mũi hai người. Và lập tức hai con ngựa hí lên, chồm vó trước không chịu tiến nữa. Voòng Lầu soi ngọn lửa về phía trước, chợt giật thót mình, khẽ bật lên:

- Lui lại, thầy! Quái vật!

Đại Sơn Vương nhoài mình hẳn về phía đầu ngựa và mím chặt vành môi. Cách đầu ngựa chừng ba thước, trước một hốc rộng một hình thù phi nhân phi thú đứng sừng sững chạm nóc hang, cặp mắt lồi đỏ ngầu nhìn thẳng về phía hai người.

- Dã nhân đêm nọ!

Voòng Lầu rút phắt súng ra. Nhưng Hồng Lĩnh vội cản:

- Không nên giết dã nhân, bất lợi cho ta sau này.

Dứt lời chàng rút trong mình ra mấy lưỡi dao lá liễu, ném cho Voòng Lầu. Hai thầy trò ghìm ngựa, khoa dao lá liễu trước ánh lửa, đợi chờ. Nhưng dã nhân vẫn đứng im, không nhúc nhích. Chẳng hiểu vì nhận ra ánh dao đã từng cắm vào thân thể đêm nọ, hay vì lẽ khác, quái vật có vẻ chờ đợi. Bên ngoài, vẫn chuyển sấm ầm ầm. Không thể kéo dài thời gian, Đại Sơn Vương liền nhích ngựa lên trước mặt quái vật. Con ngựa hí mạnh, vùng vẫy, muốn hất người xuống đất. Phải ghì chặt, thúc hông mãi, nó mới chịu bước, đầu vẫn lắc mạnh, chỉ muốn phá lộn lại sau. Cách chừng hai thước, chợt dã nhân từ từ tiến ra, đứng sững chắn lối. Thân hình cao lớn của quái vật như muốn chụp xuống vồ cả người lẫn ngựa. Lượng địa thế quá chật hẹp, khó xoay trở với dã nhân, hai thầy trò Hồng Lĩnh đưa mắt cho nhau đánh ngựa giật lùi ra. Dã nhân chỉ đứng nhìn theo không làm dữ. Giật mạnh vòng sắt cho cửa đá sập xuống, Hồng Lĩnh bảo thuộc hạ:

- Thể xác giống này kỳ dị lắm. Năm trước ở mạn Lao Kay – Lai Châu, có nhóm thổ săn gặp một dã nhân. Nã súng tới tấp, nhưng nó lè lưỡi liếm lành ngay vết thương. Sau phải hạ nó bằng từng loạt tiểu liên.

Nghe chủ tướng nói, Voòng Lầu cúi nhìn mực nước và lẳng lặng lôi ngựa tới ngách bên. Nhưng lại thấy sừng sững hình thù phi nhân phi thú đứng trước chắn lối. Cho tới ngách thứ ba cũng vậy. Trong đó nước đã dâng tới bụng ngựa, và sắp chấm nóc hang đường ngoài. Tình thế vạn nan không thể kéo dài hơn nữa, Hồng Lĩnh vội ra lệnh:

- Mở cả mấy cửa ngách ra. Ngách này ăn thông nhau như tổ ong, quái vật đều trấn giữ. Không thể tránh nó được nữa.

Nhanh nhẹn, Voòng Lầu giật tất cả cửa lên. Đại Sơn Vương ngắm ngạch thứ ba rung hơn cả, lập tức, hất đầu, giọng quyết liệt:

- Vào thôi! Nếu cần, hãy làm cho nó không thấy ngoại vật nữa.

Hai thầy trò Đại Sơn Vương khề sát nhau tiến ngựa thẳng vào ngách. Còn cách Dã nhân chừng ba thước, Voòng Lầu khoa ánh lửa như chong chóng, khiến quái vật phải đảo mắt ngó theo. Và bất kỳ xuất ý, hai người cùng lúc, phóng vụt hai lưỡi dao về phía dã nhân.

Vút! Vút! Hai lưỡi dao lá liễu loáng giữa vùng sáng úa và quái vật vùng rú lên, hai tay ôm lấy mặt. Cặp dao của hai người đã cắm phập vào mắt dã nhân. Đại Sơn Vương quát lớn:

- Lui mau!

Và không chậm một khắc, hai thầy trò đánh ngựa giật mạnh lui ra hang ngoài. Tiếng rú kinh khủng của dã nhân vang khắp lòng đá, và lúc hai thầy trò Đại Sơn Vương vừa tới cửa ngách, thì dã nhân đã vùng đuổi theo sau lưng. Nhanh như cắt, hai con ngựa chồm vào ruột hang. Hồng Lĩnh giật mạnh vòng sắt cho sập cửa lại, trong khi Voòng Lầu luồn sang đóng ngách khác. Bên ngoài quái vật gầm rú, phá cửa đá rầm rầm.

- Thoát mau thôi! Sức nó có thể nâng được một tảng đá ngàn cân!

Hai thầy trò đánh ngựa, noi theo ruột hang ngách lần ra. May, hang càng ra càng rộng, nên ngựa có thể chạy kiệu băm nhiều giai đoạn. Đi khỏi cửa ngách chừng trăm thước, hai người nghe phía sau có tiếng chuyển động như núi lở.

- Có lẽ nó phá được cửa rồi!

Tám vó câu chồm gấp gấp trên nền hang gập ghềnh, ngựa càng phóng, gió phía trước càng thổi vào thêm mạnh và lối đi càng mở rộng ra. Phía sau, là tiếng rú.

- Sắp đến cửa rồi! Nhanh lên thầy Hai con ngựa lao đầu giữa hai vách đá dựng, chuyển thình lình sang kiệu đại và bất ngờ vọt mạnh về phía trước. Ngựa đã vọt ra ngoài trời. Hai thầy trò Đại Sơn Vương cứ giữ tay cương cho ngựa phóng mình trong đêm mờ, sấm động. Ngựa băng qua cánh rừng thưa, một thung lũng rộng hiện ra trong đêm chớp. Hai thầy trò còn chưa kịp định phương hướng, chợt chớp mắt luôn mấy cái, cả hai vội co tay vuốt những giọt mưa chảy dòng trên mặt, mắt trừng nhìn phía trước.

Trong đêm rừng mưa gió, trước đầu hai người, thình lình hiện ra những ngọn lửa chập chờn.

- Thầy a! Có bọn cưỡi ngựa!

Đánh

ngựa sát bên Voòng Lầu, Đại Sơn Vương nhanh giọng:

- Đến nước này cứ tiến thẳng và dè chừng bất trắc.

Hai con ngựa chồm đều. Voòng khoa đuốc lia lịa mở lối cho chủ tướng. Thoáng một cái, toán người ngựa phía trước đã ập tới trước hai viên tướng và dừng phắt lại. Hai viên tướng cũng ghìm luôn tay cương đưa mắt nhìn thẳng bọn người trước mặt. Những khuôn mặt lầm lì dàn hai bên, theo hình cung. Dẫn đầu là một cặp thiếu nữ tuyệt đẹp, vừa nhìn thấy, hai thầy trò Đại Sơn Vương đã không giấu được nét ngạc nhiên. Chính hai cô gái ngồi trên thuyền độc mộc tại Bằng Giang. Dừng ngựa, ngồi im, đưa mắt quan sát hai thầy trò Đại Sơn Vương, đoạn hai cô gái miền núi tiến ngựa lên sát đầu ngựa hai người.

Cô gái giao đấu với Voòng Lầu trước, nhoẻn miệng cười rất tươi:

- Chị em tôi có lời mừng hai ông đã vào được đây và thoát nạn lũ cuốn.

Ngừng một chút, cô gái hướng về phía Hồng Lĩnh:

- Đại Sơn Vương Thần Xạ đây, mà ban chiều tôi đã nhận lầm.

Nếu không có kẻ giữ hang thông báọ..

Sơn Vương đưa mắt nhìn Voòng Lầu. Chưa kịp nói gì, cô gái thứ hai đã tiếp:

- Vâng, lúc nào cũng có kẻ giữ hang, nhưng không được ra mặt, vì theo tục lệ ở động này.

Cô gái thứ nhất nghiêng đầu rất lễ độ:

- Từ phút này, hai ông là thượng khách của vua H Mông! Chúng tôi được lệnh về Cao Bằng đón Đại Sơn Vương, nhưng…chuyện còn nhiều ẩn khúc, đêm nay, thượng khách cần phải nghỉ ngơi.

Đoạn không đợi thượng khách nói nửa lời, cô gái tiếp:

- Ngoài này mưa to gió lớn, ta về động thôi!

Dứt tiếng truyền, mấy chục vó câu rừng cùng chuyển bước, và ngựa tùy tùng tránh dạt sang hai bên, nhường lối cho hai cô chỉ dẫn hai thượng khách qua, rồi mới lục đục theo sau. Hai thầy trò Đại Sơn Vương nhìn nhau, thở một hơi dài như muốn đuổi hết không khí gian hiểm của một ngày phong trần còn đọng trong lồng ngực. Đại Sơn Vương đi sát cạnh thuộc hạ, mấy lần Voòng có vẻ ngạc nhiên thắc mắc định lên tiếng hỏi chủ tướng nhưng thấy Hồng Lĩnh vẫn thản nhiên lại thôi. Thỉnh thoảng Vòng lại đưa mắt ngó hai thiếu nữ, lại nhìn chủ tướng. Dưới trời mưa tầm tã, đoàn người ngựa vẫn chạy kiệu băm đều, từ đó, hai cô gái đi kế bên hai thầy trò, nhưng không nói câu nào nữa.

Mưa vẫn đổ hồi. Thỉnh thoảng ánh chớp lóe lên, soi vội cảnh xung quanh, lá rừng bay tơi tả như bướm giữa những vệt mưa đan sáng loáng. Hai viên tướng nghồ im trên lưng ngựa. quan sát cảnh thung lung rừng lạ phía trước. Đi được chừng hai mươi phút, hai người đã thấy những nương ngô, sắn, rồi những dải ruộng hiện ra bên những dãy đồi rậm rạp. Vượt khỏi con đường mòn vắt qua đồi, ngựa hai cô gái Thổ hạ nước đi, thầy trò Đại Sơn Vương cũng buông lỏng tay khấu, đưa mắt nhìn quanh.

Ánh chớp soi tỏ một con suối khá rộng chảy mạnh dưới chân đồi, và dựa vào dãy đồi trước, từng lớp nhà sàn nối nhau, chạy dài, trông khá sầm uất. Cô gái lên tiếng bảo Đại Sơn Vương:

- Sắp tới rồi! Chỉ còn một dải đồng nữa.

Ngựa băng qua suối lũ, vượt lên giữa lớp sàn. Tự nhiên tiếng cồng chợt nổi lên, đổ mồ hôi gấp gấp, dư âm vương vấn mãi bên tai hai người đàn ông giang hồ. Hai người nhin suốt mấy dãy sàn, chỉ thấy thấp thoáng ánh lửa le lói sau phên nứa, tuyệt không có bóng người.

Ngựa vẫn bước đầu, cuối cùng leo ngược đường mòn vào tận đỉnh một đồi cao. Hai thiếu nữ giơ tay làm hiệu cho cả bọn dừng lại.

Từ phía sau lưng Đại Sơn Vương, ba người đàn ông sơn cước tiến ngựa vòng lên, tới trước hai thiếu nữ, người nào cũng còn cầm đuốc nhựa, có vỏ bịt như lồng đèn.

- Giờ các ngươi đưa quí khách về nhà riêng an nghỉ Chúng ta sẽ đến sau.

Cô gái thứ nhất quay sang hai thầy trò Đại Sơn Vương:

- Hai ông cứ theo họ về thay y phục còn dùng cơm, chắc cà ngày, cũng đói rồi?

Dứt lời cô nàng vẫy cô đi bên, đoạn cả hai cùng đám tùy tùng tế ngựa đi thẳng về nẻo rừng phía tả. Còn ba gã tùy tùng dẫn luôn hai thầy trò Đại Sơn Vương về phía phải. Đi độ non trăm thước đã tới một khu quang đãng có nhiều căn nhà thấp lè tè dựa ngay vào ngọn đồi. Họ dẫn Hồng Lĩnh, Voòng Lầu vào một căn nhà khá rộng, Voòng tháo yên cương, và đồ dùng ra, một gã đỡ lấy yên ngựa ném cho hai gã kia dắt đi đoạn đưa khách vào thẳng bên bếp lửa:

- Xin quý khách nghỉ ngơi thay y phục, chúng tôi đi lo cơm nước.

Hai thầy trò gật đầu cùng bước đến buồng, lần lượt thay y phục, đoạn ra ngồi bên bếp lửa. Lúc bấy giờ, cả hai mới thấy thấm mệt.

Voòng Lầu lục sắc lấy thuốc lá đưa cho chủ tướng. Lúc đó viên tướng mới chợt nhớ từ trưa chưa được thưởng thức hương vị khói thơm. Voòng biết chủ tướng đang có điều suy tính quan hệ trong lòng.

Mấy lần, Voòng định lên tiếng hỏi, lại thôi. Lát sau xôi đồ, gà luộc, thịt rừng… dọn lên cùng chai rượu cẩm ngâm mật gấu pha mật ong.

Hai thầy trò dùng xong, Đại Sơn Vương truyền Voòng Lầu cùng đi ngủ luôn. Người thủ hạ thấy chủ tướng vừa đặt lưng xuống sập đã ngủ thiếp ngay như một người vô tư lự.

Sớm mai, hai thầy trò vừa thức đã thấy người lên mời Đại Sơn Vương tới gặp hai thiếu nữ sơn cước hôm qua. Để Voòng Lầu lại nhà khách, Đại Sơn Vương theo người thổ dân xuống thang, đi sang bên kia sườn ngọn núi. Gần trưa, Voòng nhìn ra, đã thấy chủ tướng trở lại cùng người đàn ông trước. Hồng Lĩnh cười chỉ hắn, bảo Voòng:

- Đây! Voòng Sềnh! Cận tướng của vua Hoàng Su Phì! Đoạn chỉ Voòng, bảo hắn:

- Và Voòng Lầu, vốn có danh Hải Sơn Vương Bắc Hải đó!

Hai người đàn ông cùng tỏ vẻ ngạc nhiên, cúi đầu chào nhau, xong, đều có vẻ nghĩ ngợi điều chi. Đại Sơn Vương mỉm cười vỗ vai hai người:

- Cả hai cùng họ, một Hoàng Su Phì, một Bắc Hải, có thể thân thuộc nhau không? A Voòng! Chúng ta sẽ lên Hoàng Su Phì?

Có Voòng Sềnh dẫn lộ!

Voòng Lầu ngạc nhiên:

- Dạ…. thế thầy. Không xuôi Hà Nội?

- Có chớ! Ngày hẹn Hoàng Su Phì còn gần tuần lễ. Xuôi Hà Nội, rồi ngược đường Hà Giang!

Đại Sơn Vương quay bảo Voòng Sềnh:

- Hãy sửa soạn, còn lên đường.

Người đàn ông H Mông cúi đầu, lui ra để hai thầy trò Đại Sơn Vương lên thang. Thấy chủ tướng có dáng vui, Voòng Lầu thấp giọng:

- Thầy a! Còn… công việc kia, thầy định…

Không để thuộc hạ nói dứt lời, Hồng Lĩnh ngắt luôn:

- Hãy để đó đã. Ta cần đi Hoàng Su Phì, một công đôi ba việc.

Không nên bỏ lỡ dịp tới đất vua Mèo.

Chàng trầm giọng ghé sát tai người thủ túc đến nửa phút. Voòng nghe, mắt sáng lên, đầu gật lia lịa. Xong, có dáng suy nghĩ, người thuộc hạ bảo chủ tướng:

- Vậy tới Hà Nội tiện đường, tôi sẽ xuống Phòng, truyền cho bọn Bắc Hải biết lệnh thầy. Nhưng sao không thanh toán việc kia ngay?

Tôi ẹ..

Hồng Lĩnh đặt bàn tay lên vai thuộc hạ:

- Ta đã suy tính kỹ. Nên ngược Hoàng Su Phì đã! Giờ hãy sửa soạn, tối còn dự tiệc cùng nữ chúa Voòng Chí Plan!

- Dạ….

Voòng không dám hỏi thêm, vội lo thu xếp mọi thứ trong khi viên chủ tướng ngang tàng và… mơ mộng lần ra bờ suối ngoạn cảnh như một khách nhàn du.

Xẩm tối, Voòng Sềnh cận tướng vua Mèo đã tới đón hai thầy trò Đại Sơn Vương. Đoạn ba người lên lưng ngựa, hành trang chuẩn bị đầy đủ thồ sau yên, rời nhà sàn khách, tiến sang bên kia đỉnh núi, tới căn nhà nữ chúa Voòng Chí PLan. Tới trước một căn nhà sàn vô cùng rộng rẫi, trông đúng dinh thự của các tù trưởng sơn cước, ba người dừng ngựa nhìn vào, đã thấy đèn đuốc sáng rực, kẻ qua người lại đông như hội, ngựa buộc rải rác khắp sân trước vườn sau.

Voòng Sềnh đưa hai thầy trò Đại Sơn Vương qua sân, thẳng tới cầu thang. Ném cương cho mã phu túc trực sẵn, ba người lên thang.

Từ cuối sàn, Voòng Chí PLan cùng cô em tiến ra, cúi chào khách Đại Sơn Vương và đưa vào an tọa trên chiếc ghế tay ngai, ngay giữa hai chị em Voòng Chí PLan.
Chương 5: Thượng Khách Của Vua Hmông

Hai chị em Voòng Chí Plan đều mặc váy lính thuỷ, tra kim tuyến óng ánh. Tuy trong lớp xiêm y rực rỡ, Voòng Lầu thoạt trông đã nhận ngay chính hai thiếu nữ trên thuyền độc mộc.

Suốt bữa tiệc Đại Sơn Vương cứ ngồi vui vẻ uống rượu, đàm đạo với mọi người, rất nồng hậu, và không kém duyên dáng. Voòng thủ túc hơi ngạc nhiên thầm về tửu lượng chủ tướng, nhất là tài nói chuyện, cư xử. Chỉ thoáng cái, không khí trang trọng như lắng xuống, nhường cho bầu không khí thân mật bao phủ khắp mấy căn nhà sàn rộng mênh mông. Khắp hang động đều tỏ lòng yêu kính chàng trai trẻ giang hồ lịch lãm. Các cô gái luôn nhoẻn miệng cười, và nữ chúa Voòng Chí Plan cứ chuốc hết chén nọ chén kia cho chàng tướng lạc thảo biên thuỳ, khiến Voòng Lầu cứ ngồi thầm lo cho chủ tướng, chỉ e quá chén sinh điều bất lợi. Nhưng Đại Sơn Vương càng uống càng trở nên duyên dáng, chuyện trò vui vẻ.

Voòng Chí Plan càng đượm nồng thêm ánh mắt, cô cháu ruột vua H Mông Hoàng Su Phì luôn luôn nhìn viên tướng Thập Vạn Đại Sơn sâu thăm thẳm, vừa vào tiệc, Voòng đã thầm lo ánh mắt cô chị, tiệc nửa chừng lại thêm lo vì ánh mắt cô em Voòng Chí Sliên. Hai cặp mắt đẹp hoang vu nhiều lần kín đáo nhìn hút lấy viên tướng núi biên thuỳ, khiến Voòng có cảm tưởng ánh mắt đó có ma lực ghìm chặt vó câu nơi sơn động và chủ tướng mình có thể thình lình truyền tháo yên cương, hoãn hành trình lại một thời gian vô hạn định.

Tiệc vui say, không ai lưu ý, chỉ có Voòng Lầu vì quen với nhiệm vụ quan sát canh chừng chủ tướng bất cứ lúc nào, nên nhận ra ngay.

Nhất là Hải Sơn Vương, khi chưa làm cận tướng Hồng Lĩnh đã có một thời suýt táng mạng vì ánh mắt giai nhân Bắc Hải. Liếc nhìn chủ, vẫn thấy vui cười như không còn nhớ tới ngựa nước hai vẫn đóng yên cương chờ sẵn, Voòng Lầu càng lo ngại.

Nhưng giữa lúc tiệc đang vui, Đại Sơn Vương Hồng Lĩnh chợt đứng lên, nhìn hai chị em họ Voòng, cùng thổ dân hang động, giọng vẫn đầm ấm lạ lùng:

- Xin ghi nhớ thịnh tình của nữ chúa động cùng khắp hàng dân động. Đường đời còn nhiều lúc tái ngộ. Giờ đã khuya, xin lên đường.

Cả sơn động H Mông đều tỏ vẻ lưu luyến, nhất là hai chị em Voòng Chí Plan. Hai cô nàng tuy không nói nửa lời lưu khách, nhưng cả hai đều có vẻ bịn rịn khác thường. Voòng Chí Plan truyền bãi tiệc, đoạn cùng thuộc hạ lên ngựa đưa hai thầy trò Đại Sơn Vương một đỗi xa, mới trở lại, để Voòng Sềnh theo dẫn đường. Ra tới cửa hang, Sềnh đưa hai thầy trò Đại Sơn Vương vào một căn nhà nhỏ ngay trước hang. Đoạn Sềnh vào trong hang, một lát ra, bảo Voòng Lầu tạm tháo yên cương, ba người nghỉ qua đêm chờ lũ rút, sớm tinh sương mới thắng yên vượt hang, ra thung ngoài. Lúc qua ngách hang vẫn thấy dã nhân đứng sững bên vách nhưng tỏ vẻ rất hiền lành, khi Sềnh hú lên một tràng dài.

Thấy cặp mắt dã nhân mở trừng trừng, Voòng hết sức kinh ngạc, chưa kịp hỏi thì Sềnh đã điềm nhiên.

- Nó bị hai lưỡi dao bên mắt, nhưng bản động thuốc đắp khỏi ngay rồi. Xác thịt giống này rất lạ.

Đóng sập cửa đá, Voòng Sềnh quay bảo hai người:

- Từ ngày đưa dã nhân về trấn hang ngầm, chưa kẻ nào vượt nổi, trừ hai quí khách. Nhất là, vượt qua mà không hạ dã nhân, vì chúa chúng tôi đã có lệnh:

Kẻ nào hạ nó, sẽ bị coi nhự.. cừu địch! Cho nên hang động Dao càng thêm kính mến quí khách.

Voòng Lầu vội đưa mắt nhìn chủ tướng. Hồng Lĩnh chỉ hơi nhếch miệng cười, và lẳng lặng đánh ngựa xuống đường ngầm. Chỉ lát sau, cả ba đã ra khỏi hang, băng suối, tiến qua thung và cứ thế, Voòng Sềnh dẫn hai người xuyên sơn, xuống Bắc Cạn. Tới thị trấn, hôm sau ba người lại lên ngựa, cứ đường lớn, thẳng về Thái Nguyên đoạn trao ngựa cho Voòng Sềnh đánh đi túc trực một nơi, còn hai thầy trò Đại Sơn Vương đáp xe hàng về thẳng Hà Nội, trong lốt một cặp thầy trò khách trú trung lưu.

Tới nơi, hai thầy trò tìm một khách sạn trung bình ở ngay phố Ga Hàng Cỏ, thuê một buồng trên lầu, có ban công trông thẳng xuống đường. Suốt mấy ngày liền, Hồng Lĩnh cùng Voòng Lầu cứ y phục chỉnh tề thuê xe đi khắp phố phường. Nhiều đêm, chàng tướng trẻ một mình đi tới khuya mời về, tuy bề ngoài có dáng ung dung như một khách nhàn du nhưng vẻ mặt hiện nhiều nét suy nghĩ. Một buổi, Hồng Lĩnh đi bách bộ bên hồ Hoàn Kiếm, chợt thấy thoáng khuôn mặt quen quen trong một chiếc xe mui trần vụt qua. Chàng vội ngoái cổ trông theo còn nhận rõ nửa thân sau một thiếu nữ tầm thước, ngồi lái xe một mình.

- Hình như Phượng Kiều!

Hồng Lĩnh lẩm bẩm khẽ, còn nheo mắt bán tín bán nghi, thì một chiếc xe nữa vọt qua, có vẻ như săn đuổi cái trước, trên xe, có ba bốn người đàn ông dữ tợn mím môi, quắc mắt, trông đầy sát khí.

Trong óc vụt nẩy một quyết định, viên tướng Thập Vạn Đại Sơn bước nhanh ra bên đường, đảo mắt một vòng. Vừa may một người Pháp cao lớn từ đâu đến, đậu xe sát lề bên kia.

Chàng vội vàng qua đường, tiến sát tới bên xe nghiêng mình, bảo chủ xe.

- Phiền ngài cho mượn xe chốc lát! Tôi cần đuổi theo hai xe trước, có việc… riêng!

Người Pháp ngạc nhiên nhíu mày, ngó chàng công tử Việt, có vẻ khó chịu về lối mượn lạ lùng, vừa toan lên tiếng thì Hồng Lĩnh đã nắm lấy quả đấm xe, mở ra, miệng hơi nghệch cười:

- Việc gấp, sau sẽ giải thích ngài rõ! Ngài tha lỗi!

Lời vừa dứt, một cánh tay đã vung lên giáng xuống đầu người Pháp một quả đấm thôi sơn, nhanh và công hiệu đến nỗi người này chỉ kịp chớp mắt một cái, và ngất lịm ngay. Hồng Lĩnh nhảy phắt lên, đẩy chủ nhân sang bên, đoạn rú vọt xe đi, khiến khách bộ hành chỉ còn kịp đứng sững ngó theo, miệng há to, như vừa xem một pha cướp xe trên màn ảnh.

Xe phóng tới ngã ba Hàng Đào, đã trông thấy xe trước, Hồng Lĩnh xả hết tốc lực, lao đi như tên bắn, khiến các xe qua lại phải dạt cả sang nhường lối, thoáng cái xe đã bắt kịp xe trước. Cách đuôi xe trước chừng mười thước chàng đã thấy xe thiếu nữ tới gần chợ Đồng Xuân, hình như cố ý phóng vào phố đông. Đang đuổi, thấy phía sau có xe phóng nhanh, mấy người đàn ông xe trước có lẽ sinh nghi, ngoái lại xem chừng.

Chàng tướng núi thấy xe trước đã vào phố chợ, lập lực rẽ sang ngã khác, và mở tốc lực vòng theo bờ sông, để đỗ ngược xuống đầu phố Hàng Than. Quả nhiên, gặp phố đông, cả hai xe kia đều chậm nước phóng, xe Hồng Lĩnh vừa từ bờ sông quặt xuống đa gặp ngay thiếu nữ. Thấy bóng xe trước thình lình ập tới, thiếu nữ thoáng nhíu mày liễu, toan tìm lối ngoặt ngang, chợt giật mình kinh ngạc chớp vội hàng mi khi nhận ra kẻ lái xe là chàng tướng trẻ biên thuỳ. Xe sát đầu nhau, cùng lúc hai người bật khẽ:

- Ông Hồng Lĩnh.

- Kìa! Cô Phượng Kiều!

Hai xe hãm luôn tốc lực, Hồng Lĩnh nhanh giọng:

- Cô bị xe sau đuổi?

Vẫn còn sững sờ vì xúc động. Phượng Kiều gật đầu chưa kịp lên tiếng, thì Hồng Lĩnh đã nói luôn:

- Vậy cô cứ phóng thẳng. Để tôi cản chúng cho!

Chẳng hiểu sao, Phượng Kiều vụt hiện rõ vẻ ngần ngừ lúng túng:

- Nhưng… Ông…

Thấy xe sau đã đuổi tới gần, Hồng Lĩnh cứ vòng lên không nói nửa lời. Phượng Kiều ngoái lại thấy xe Hồng Lĩnh đã vọt đi rồi, tần ngần mấy khắc, đoạn tặc lưỡi phóng xe đi thẳng ra nẻo bờ sông Hồng.

Nhìn lại thấy thiếu nữ đã đi khỏi, chàng cứ cho xe mình lao thẳng tới, đón đầu xe mấy người đàn ông và gặp nhau ngay giữa Hàng Than.

Làm như vô tình chàng lập tức cho xe quay ngang lối. Phố đông, xe chắn mất đường khiến xe kia lao tới, thấy thế, phải dừng phắt lại, cách xe Hồng Lĩnh trên mười thước. Người lái xe quát lớn:

- Chú kia! Sao dám cho xe nằm ngang? Tránh mau không chết!

Thấy Hồng Lĩnh vẫn lúi húi rú ga, như không nghe tiếng, gã lái xe đảo mắt nhìn quanh, đoạn rồ máy, toan cho xe vòng lên hè. Hồng Lĩnh quan sát thấy xe bọn đó có thể vượt lên được liền mở phắt cửa xe, xốc phăng người Tây vạm vỡ đặt luôn xuống mặt hè, lấp cả lối và xua tay lia lịa, bảo khách qua đường:

- Này! Các ông bà nào có dầu xoa, người bạn tôi bị gió độc!

Chẳng hiểu sao khách qua lại chỉ len lén tránh xa, còn đám đàn ông biết kẻ trước cố ý cản đường, bốn người đàn ông dữ tợn mở cửa xe bước vụt ra, hầm hầm tiến lại phía Hồng Lĩnh.

Nhưng chợt thấy chiếc xe, và khuôn mặt, hình thù người Tây bị nằm ngất, cả bọn hơi giật mình dừng phắt lại.

- Ngươi là ai?

Hồng Lĩnh đang ngạc nhiên thấy thái độ khách bộ hành, nghe tiếng quát, liền chậm chạp quay về phía đám đàn ông lạ, định kiếm lời kéo dài tình thế cho Phượng Kiều kịp phóng mất hút hẳn. Nhưng, vừa nhìn rõ khuôn mặt bốn người kia, viên tướng núi như vừa chạm phải một luồng điện, hơi giật mình đứng sững, cặp mắt long lanh sáng, vùng thoáng màu mây xám, rồi lại vụt nhanh như bốc cháy. Đại Sơn Vương tiến thêm một bước, nheo mắt nhìn, quan sát kỹ vẻ mặt của bốn người kia, đoạn trầm giọng như nói để mình nghe:

- Oan gia! Đường xa ngàn dặm về đây tìm oan gia đã ngót tuần rồi… Không ngờ lại gặp!

Cả bọn cau mày, ngạc nhiên nhìn chàng phong lưu công tử, và chợt rợn người vì ánh mắt u uẩn lạnh lẽo nhìn thẳng vào mình.

- Một bọn lừa thầy phản bạn! Hai mươi năm rồi còn gì! Chưa nhận được ta sao?

Dứt lời, chàng từ từ vén tay áo lên, để ló một chiếc vòng ngọc thạch xanh kỳ dị, sáng như lân tinh. Vừa trông thấy chiếc vòng một người nhiều tuổi nhất trong bọn chợt bật thốt lên:

- À! Cái vòng xanh nhà họ Cao!

- Và danh sách bọn phản bạn trong đó! Rút súng ra!

Qua phút ngạc nhiên bất thần, bốn ngươi đàn ông dữ tợn đã trấn tĩnh tinh thần, trước kẻ địch thủ đơn độc. Một người cười gằn, hất hàm ngạo nghễ:

- Nhưng ngươi phải chăng là…

Không để gã nói hết lời. Hồng Lĩnh chậm rãi giục:

- Rút súng ra! Ta nhường cho một may mắn cuối cùng và cho một vinh dự được chết dưới ngọn súng của Đại Sơn Vương Thần Xạ!

Lời vừa dứt, gã đứng tuổi đã nhắc lại, giọng bàng hoàng:

- Thần Xa Đại Sơn Vương? Thế rạ..

Người này vừa nói tới đó, chợt im bặt, vì lợi dụng Hồng Lĩnh đang kéo tay áo đắp lấy cái vòng, và không thấy kẻ địch đeo súng ống chi, cùng lúc cả ba gã đồng bọn đã xuất kỳ bất ý rút phắt súng ra, chĩa vào Hồng Lĩnh, trong cái thế “tiên hạ thủ vi cường” của những tay thạo chiến. Nhưng Hồng Lĩnh quả không hổ danh thần xạ, súng của bên địch vừa kịp rút ra giơ lên, thì hai bàn tay chàng đã đánh vụt xuống hai bên sườn như hai cần máy, cùng lúc gạt hai thân áo ngoài về phía sau và đánh dính luôn vào hai báng súng dắt hai bên sườn.

- Đoàng… Đoàng… Đoàng…

Liền ba phát súng nổ ran nhanh như lửa loé, nhìn lại đã thấy ba người dữ tợn giật nẩy mình lên, buông rời tay súng, mắt trợn trừng, xác ngã lăn xuống mặt đường nhựa. Cuộc chiến xảy ra quá nhanh khiến khách bộ hành chỉ kịp ngó xác người gục xuống và vừa chạy giạt ra vừa ngoái cổ lại ngó chàng trai trẻ ngang tàng, đứng dạng chân, hai tay cặp súng như trò đùa.

Người đàn ông nhiều tuổi đã ý thức được sức mạnh ghê gớm của cánh tay bách phát bách trúng đối diện, nên nhớn nhác nhìn quanh chực tìm lối thoát, không còn dám tưởng tới việc đấu chiến nữa.

- Rút súng ra mau!….

Lời Đại Sơn Vương vừa quát, chẳng hiểu vì nhát hay vì khôn ngoan, người còn sót vùng quay ngay lưng lại chạy sang bên kia hè.

Viên tướng lạc thảo ngang tàng vốn từ xưa, chưa bắn vào lưng kẻ nào, thấy thế liền nổi giận, quát lớn:

- Quân hèn nhát, định mưu thoát quỷ quyệt.

Dứt tiếng, chàng cũng quay phắt lưng lại và bắn ngược lại sau luôn hai phát. Mọi người đứng quanh đấy vừa nghe đạn nổ, nhìn theo, đã thấy kẻ kia lảo đảo dụi vào một cửa hàng.

Đại Sơn Vương hé miệng thổi phù nòng súng, dắt vào mình, đoạn tiến đến bên mấy xác, chợt lấy chân lật ngửa, nhìn vào vết chàm tròn trên trán, nhếch cười nửa miệng và lặng lặng quay về chỗ xe đậu.

Chẳng biết người Tây cao lớn đã tỉnh từ lúc nào đang đứng nhìn Hồng Lĩnh. Gần đấy thấp thoáng mấy bóng đội sếp cũng đang nhớn nhác ngó thủ phạm. Hồng Lĩnh lừ mắt về phía mấy thầy đội thấy người Tây đứng gần đấy, chàng liền dịu giọng:

- Bất đắc dĩ phải mượn xe ngài… mong thứ lỗi. Nếu cần, ngài cứ khai với nhà chức trách:

Đại Sơn Vương đã trừ bọn phản thầy! Giờ xin hoàn lại xe ngài!

Dứt lời, chàng leo lên xe bọn kia, rồ máy bỏ đi thẳng để lại phía sau những nét mặt kinh hoàng ngạc nhiên của mọi người. Chàng cho xe chạy quanh mấy phố, đoạn bỏ xe hơi rồi thuê xe hàng về khách sạn. Vừa thấy chủ tướng, Voòng đã nói luôn:

- Thầy đã hạ được mấy đứa?

Hồng Lĩnh hởi ngạc nhiên:

- Sao Voòng đã biết?

- Làng phố bàn tán xôn xao, tin đến phố này đã tới mười lăm phút.

Voòng thấp giọng:

- Ngày mai báo chí sẽ loan tin. Thầy nên nguỵ trang cho tiện!

Hiện kẻ thù đầy rẫy quanh mình, chúng có thể mượn tay quan binh để trừ ta.

Đại Sơn Vương thuật qua chuyện xảy ra cho Voòng nghe:

- Phượng Kiều có mặt tại Hà Nội, bị bọn kia truy sát. Ta tưởng chuyện này có uẩn khúc chi đây.

Đưa mắt nhìn tấm lịch treo trên tường, Đại Sơn Vương lẩm bẩm:

- Ngày gặp vua H Mông Hoàng Su Phì sắp tới…Việc dưới này thanh toán chưa xong…

Chợt chàng quay sang Voòng Lầu:

- Đã tới lúc Voòng phải có mặt tại Đồ Sơn. Hãy xuống gặp ngay và truyền chúng chuẩn bị đâu vào đấy, khi ta ở Hoàng Su Phì về. Tàu Ô Bắc Hải đã túc trực tại Vịnh Hạ Long rồi! Xong, Voòng về Hà Nội luôn, ta đợi để lên mạn ngược!

- Dạ!

Hai thầy trò ngồi uống trà bàn bạc một lát, Hồng Lĩnh lại ra phố.

Ngay đêm đó Voòng đáp tàu hỏa xuống Phòng. Hôm sau chưa thấy về.

Trong khi đó, quả nhiên báo chí Hà Nội đều đăng tin “Tướng lạc thảo Đại Sơn Vương Thần Xạ đã bí mật về Hà Nội và đã hạ một lúc ba người”. Có báo còn nói rõ tướng lạc thảo phi thường này đã “mượn” xe của chính viên thanh tra mật thám. Đoạn cuối các báo đều đặt những dấu hỏi lớn về hành tung của Đại Sơn Vương. Và cũng không quên loan báo:

“Nhà chức trách hiện đã giăng lưới khắp nơi, dè chừng hành động của viên tướng lạc thảo khét tiếng lợi hại này”.

Đại Sơn Vương lơ đãng liếc mắt qua những hàng chữ chạy dài trên báo, có dáng suy tư. Đoạn chàng ngả mình trên ghế bành, bâng khuâng nhìn lên trần nhà, cặp mắt mơ hồ như dõi theo hình ảnh những đợt thủy triều vỗ triền miên vào bãi vắng Đồ Sơn, xóa mau những vết chân của Voòng, trong đêm tối mịt mùng.

Hôm sau nữa cũng không thấy Voòng Lầu về. Hẹn kỳ lên ngược đã tới, Hồng Lĩnh thỉnh thoảng hết nhìn xuống đường, lại ngó lên tấm lịch treo tường. Đêm đó, vừa đi phố về, thay quần áo, lên giường nằm chợt nghe bên ngoài có tiếng gõ cửa. Hồng Lĩnh tung mình dậy, quơ vội khẩu súng tiến đến bên cửa.

- Tiên sinh à! Tiên sinh còn thức không?

Chàng hơi nhíu mày lại, rõ tiếng viên quản lý khách sạn. Chàng chưa kịp lên tiếng, đã nghe tiếp:

- Tiên sinh ! Có người quen dưới cảng muốn gặp.

Linh lính như báo trước có việc hệ trọng, Hồng Lĩnh vội mở phắt cửa ra. Dưới ánh đèn điện ngầu vàng, một người lạ mặt sạm đen, cao lớn, đựng bên viên quản lý khách sạn cúi đầu kính cẩn chào. Thấy cặp mắt người đó khẽ đưa đẩy, Hồng Lĩnh liền reo lên:

- Chà! Tưởng ai… hóa chú. Vào đây!

Vừa nói, chàng vừa đặt tay lên người lạ đẩy nhẹ vào, miệng vừa bảo viên quản lý:

- Cám ơn chú Sầu! Thôi chú xuống nhà nghỉ đi.

Chàng dắt người lạ vào, đóng cửa lại. Vừa vào, người lạ đã nhanh giọng nói luôn:

- Bẩm chủ tướng. Voòng Lầu bị bắt rồi!

Đại Sơn Vương đặt phắt tay lên vai hắn.

- Voòng bị bắt?

-

Dạ, trên bãi biển. Vừa ngoài Tàu Ô chèo xuồng về, bị chúng chực sẵn. Đám bọn quan binh, đến hai mươi tay súng. Chúng tôi từ Phòng ra đón, mới tới đã thấy động phải nấp đi.

- Voòng đi có một mình?

- Dạ. Chúng tôi đã toan liều mạng đánh tháo nhưng lúc đó chỉ có mấy tay súng ngắn, còn quan binh có vẻ đã bố trí cẩn mật, hình như đã biết trước cả.

Đại Sơn Vương nheo mắt nhìn ra ngoài phố vắng, dáng suy tính.

Đoạn quay hỏi người lạ:

- Hiện chúng giam Voòng ở đâu?

- Bẩm… đã đưa ngay về Hà Nội. Hiện giữ tại Sở Mật thám để lấy khẩu cung, chưa đưa sang Hoa? Lò.

Đại Sơn Vương xem đồng hồ, quay bảo người thuộc hạ:

- Đến đây mấy người?

- Dạ, hai. Anh kia lảng vảng bên kia đường.

Đại Sơn Vương hơi gật đầu, lẩm bẩm một mình:

- Lạ thật! Sao chúng biết rõ hành tung của Voòng Lầu? Hừ!

Chàng đi đi lại lại khắp phòng, miệng mím chặt, cặp mắt như bốc cháy!

- Đi giải cứu ngay Voòng Lầu, chú xuống trước chờ ta.

Gã thuộc hạ, có vẻ ngạc nhiên về quyết định chớp nhoáng của chủ tướng, mấp máy môi toan nói gì, thấy chủ đã quay mặt đi, gã bên lặng lẽ mở cửa, xuống đường. Mấy phút sau, Hồng Lĩnh tắt đèn, lách mình ra ban công, đứng im mấy khắc, nhìn xuống đường. Viên tướng Thập Vạn Đại Sơn mặc y phục màu đen tới, đi giày vải nhẹ, mũ kéo sụp xuống trán, lưng thắt dây đạn, cặp súng bên sườn nằm khuất sau áo choàng mưa rộng.

Đại Sơn Vương dẫn cả hai thủ hạ thẳng tới trước Sở Mật Thám, đảo một vòng, quan sát. Khu sở được canh phòng cẩn mật, cổng kín, tường cao, ngoài vọng gác tiền lờ mờ hiện bóng lính canh đôi, lưỡi lê cắm ngọn súng sáng bạc dưới vùng sáng điện gần đấy hắt vào. Bên trong im lặng như tờ. Thỉnh thoảng một vài cơn gió thổi rào cành lá sấu, bàng, rụng lộp bộp xuống mặt đường và lăn lông lốc trên những vũng nước nham nhở.

Đại Sơn Vương đi khuất dưới bóng cây, xem xét một lượt đoạn dẫn thủ hạ vòng về phía sau Sở Mật Thám, vụt vào ngõ Liên Trì.

Hàng phố đều đã ngủ vùi từ lâu, cửa đều đóng kín mít. Đại Sơn Vương dẫn thủ hạ leo lên nóc nhà, len lỏi lần tới bên tường hậu. Nhưng vừa tới nơi, Đại Sơn Vương đã vội kéo thủ hạ nấp vào bóng tối, trừng mắt nhìn vào phía trong, hết sức ngạc nhiên. Vì gia cảnh vắng lặng, phía trong vừa thấp thoáng bóng người từ trên cây đu mình xuống đất, chập chờn vút vào nẻo trung tâm mất dạng. Một bóng rất nhanh, có vẻ từ bên ngoài vượt vào. Đại Sơn Vương chú ý quan sát thấy một cành cây xõa cách ngọn tường không xa. Chàng truyền thủ hạ canh chừng, đoạn rút trong mình ra một đoạn dây thừng nhỏ, tung quấn vào cành, rồi nhẹ nhàng đu mình vào phía trong, êm như lá bay.

Không chậm trễ, chàng cuộn vội thừng giắt lưng, đoạn rảo bước theo bóng người kia.

Men theo đêm tối, thấy có bóng lính canh đứng sững trong vọng gác, chàng lần êm tới sát sau lưng toan ghì lấy, chợt định thần nhìn kỹ lại, nhờ ánh điện vật vờ, mới rõ tên lính canh đã bị trói chặt cứng đứng im như pho tượng, mồm nhét đây giẻ. Ngạc nhiên, chàng đưa mắt về dãy nhà tạm giam và băng mình len lỏi tới. Tới phòng giam Voòng Lầu, chàng ngạc nhiên vì khoá đã mở, cánh cửa chỉ khép hờ.

Hé nhìn vào, thấy tối om, chợt từ trong, một tia đèn bấm lóc lên từ từ một vòng suốt căn xà lim trống rỗng, tiếp theo, có tiếng người lẩm bẩm một mình nghe thấy băn khoăn… bực bội:

- Quái lạ! Hắn đâu rồi? Chẳng lẽ…

Vừa nghe tiếng xong. Đại Sơn Vương đã nhận ngay ra, chàng liền lách vụt vào không chờ thêm một khắc. Thấy có kẻ lách vào theo gió lùa, bóng người đứng bên trong giật mình, vùng chiếu phắt đèn bấm vào, và lập tức khẽ bật lên:

- Kìa… Ông Hồng Lĩnh!

- Cô Phượng Kiều…

Đại Sơn Vương nhếch miệng cười, tiếp luôn:

- Cô cũng tới đây? Phải chăng…

viên tướng chợt ngừng lời chua chát, vì thiếu nữ run giọng:

- Ông…xin ông hiểu cho. Tôi đến đây định cứu Voòng Lầu…

Không ngờ…

Đại Sơn Vương đưa mắt nhìn quanh phòng giam, có dáng suy nghĩ, chợt hỏi Phượng Kiều:

- Cô đã trói tên lính canh bên ngoài?

Thiếu nữ lắc đầu đoạn tiếp luôn:

- Tôi mới được tin cách đây mấy tiếng không rõ ông đang ở đâu, nên tính vào cứu Voòng đã…

- Thế… Ông thân cô?

Thiếu nữ buồn rầu:

- Thầy tôi trên Cao Bằng. Tôi về đây có một mình cùng đứa ở gái…

Giọng cô gái đượm nhiều xót xa trách móc, khiến Hồng Lĩnh đứng im mấy khắc, rồi khẽ nói:

- Ta nên ra thôi! Đứng đây lâu bất lợi.

Không thấy Phượng Kiều đáp, chàng nhắc lại:

- Ta ra thôi! Cộ..

Thiếu nữ vẫn không nhúc nhích và tự nhiên chiếc đèn bấm trên tay nàng rơi phịch xuống sàn xi măng. Ngạc nhiên, Hồng Lĩnh vội cúi nhặt, trao lại nàng, chàng thấy thiếu nữ đang cúi đầu cắn chặt vành môi, ngực rung rung hình như thổn thức nghẹn ngào, cố nén. Chàng ngơ ngác mấy khắc, chẳng biết nói sao, lại nhắc:

- Đứng đây lâu bất lợi. Quân lính có thể…

Hình như cảm xúc chất chứa mãi, không nén được, thiếu nữ vùng bật lên, nghẹn ngào:

- Em không chịu được nữa, sống cũng bằng vô ích. Dây oan nghiệt mong chi cởi được…

Tự nhiên Hồng Lĩnh thấy lòng nao nao, nghe lời thổn thức của Phượng Kiều, chàng đành dìu thiếu nữ ra ngoài. Nhưng tới lúc ánh điện màu vàng hắt vào khuôn mặt não nùng tơi tả như đóa hoa phù dung trong mưa gió, chàng tướng trẻ Thập Vạn Đại Sơn mới hiểu rõ, trực giác vùng lóe lên một tia sáng thần kỳ như soi thấu tới chiều sâu bí mật của linh hồn. Chàng bất giác hoang mang lạ lùng, từ đáy lòng ngang dọc khô khan như vừa thoảng về một chứ gì điu hiu như hơi gió sông chiều…

Chính giữa giờ phút đó dĩ vãng chợt hiện về… hình ảnh một ngươi đàn ông, đầu tóc rũ rượi bị xích tay, lê chân xiềng lảo đảo giữa những hàng lưỡi lê trần, đi tới đoạn đầu đài, một buổi sớm còn đục ngầu bóng tối một người đàn bà ngất đi về bên kia thế giới, bên đứa con trai độc nhất sơ sinh… chỉ vì bị phản bội, hình ảnh gia đình chàng cách đây gần ba mươi năm… Cùng với hình ảnh Trần Tắc, những kẻ chủ mưu lừa thấy phản bạn… tất cả hình ảnh dĩ vãng nổi lên… chập chờn, rung rung, u uẩn, như những hình ảnh của oan khiên muôn đời…

- Anh ơi!….. Tiếng người con gái bật lên, rung rung, thiết tha đau xót, thoảng bên tai chàng tuổi trẻ.

- Em đã cố gắng. Nhưng không làm thế nào được nữa. Dẫu sao…

từ nay em sẽ chỉ còn biết giữ lấy hình ảnh anh và sống với hình ảnh… suốt đời…

Giọng nàng nói… mê man như trong ảo mộng, khiến chàng bất giác rùng mình, đưa mắt nhìn khuôn mặt hoa đầm đìa nước mắt, chàng cũng không sao nén nổi xúc động.

- Em ơi!

Phập. Vừa lúc viên tướng run giọng bật lời, thì một lưỡi dao đã từ bóng tối bay vút ngày trước mặt hai người, và cắm mạnh vào một thân cây bên cạnh. Đại Sơn Vương vội dìu Phượng Kiều vào chỗ khuất gần đấy và đảo mắ nhìn quanh. Bốn bề im lặng như thường, cành lá vẫn lay động rạt rào dưới ánh điện, vàng úa, đẫm mưa. Lưỡi dao còn rung, nhìn kỹ thấy có buộc kèm mảnh giấy. Đại Sơn Vương vừa định bước ra, thì Phụng Kiều đã ấn nhẹ chàng đứng nguyên chỗ, nói nhanh:

- Anh ra có thể làm mục tiêu cho chúng bắn! Để em.

Miệng nói dứt chân bước tới bên cây đứng ẩn phía sau, với tay về phía trước, rút lưỡi dao ra. Dao cắm rất sâu, tỏ ra kẻ phóng có sức mạnh lạ lùng. Phượng Kiều phải dùng hết sức lay hai, ba cái mới giật ra được. Nàng bước về chỗ cũ. Hồng Lĩnh gỡ mảnh giấy ra, liếc mắt xem qua, chợt cau mày “Hừ” một tiếng có vẻ giận dữ, ném mạnh lưỡi dao về phía trước miệng lẩm bẩm:

- Chọc giận đến thế là cùng!….

Thấy chàng bực tức khác thường, Phượng Kiều khẽ hỏi, giọng lo lắng:

- Có chi đấy… anh?

Hồng Lĩnh vẫn còn bực, lẳng lặng đưa mảnh giấy nhỏ cho Phượng Kiều. Trên giấy có nhưng hàng chữ viết nguệch ngoạc hằn bút chì:

“Đại Sơn Vương Thần Xạ. Voòng thủ túc đã được đưa lên miền núi. Nếu muốn giải cứu Voòng

Voòng hãy vào chơi địa khu ta, giữa rừng Yên Báy, Tuyên Quang, động Cầu Mây vùng Thác Bà, Thác Ông. Sẽ có người tiếp đón.

Khách Giang Hồ” – Khách Giang Hồ!

- Khách Gang Hồ!

Viên tướng Thập Vạn Đại Sơn gằn giọng, quai hàm bạnh ra, cặp mắt quắc trừng nhìn vào đêm tối.

- Nó là ai, dám ngạo nghễ cả với ta? Hừ! Dám lén vào bắt cóc cánh tay mặt của ta đem đi! Rồi! Biết tay ta! Nhưng… nó là ai?

Thấy vẻ mặt Phượng Kiều đầy lo âu chàng chợt nhanh giọng:

- Kìa em! Làm sao thế?

Thiếu nữ ngả đầu vào ngực chàng tuổi trẻ như muốn ghì lấy một hình dáng muôn đời:

- Anh không… nên tới hang hùm! Khách Giang Hồ… Em có nghe tiếng từ hơn năm nay. Hắn là kẻ thần xuất quỷ nhập, nay đây mai đó, không ai biết rõ hành tung và thủ hạ dưới tay hình như rải rác khắp Trung Nam Bắc, chuyên mưu những chuyện vá trời. Nhà chức trách phải kinh tâm. Anh! Anh nên…

Thiếu nữ nói một hơi dài, chợt ngừng bặt vì cặp mắt Hồng Lĩnh vụt sáng hẳn lên.

- Thật thế ư? Có thật…

- Dạ! Hắn là con người vô cùng bí mật, không hiểu già hay trẻ xuất hiện dưới nhiều khuôn mặt, không ai rõ mặt bao giơ. Người ta đồn hắn là kẻ kỳ tài…

Đại Sơn Vương nghe tới đó, chợt đổi sắc mặt, miệng nhếch cười có dáng hài lòng:

- Nếu quả vậy, càng hay. Bấy lâu ta hằng ao ước một kẻ địch thủ kỳ phùng. Lần này…

Phượng Kiều biết ý chàng đã quyết độc thân tới hang hùm, nàng cả lo, khẽ nắm lấy tay chàng, giọng van lơn:

- Anh! Nếu có đi, cho em theo cùng… Em sẽ huy động thêm…

Nhưng Đại Sơn Vương đã lắc đầu:

- Không nên! Hắn đã ngạo mạn anh nhất định một mình vào tận sào huyệt xem hắn giở trò gì!….

- Anh… Nhưng…

- Em cứ yên lòng! Để anh đối phó, không khi nào để hắn chạm tới oai danh.

Vừa lúc đó, phía hậu sở, giọng cú rúc mơ hồ nổi lên. Đại Sơn Vương nhanh giọng:

- Thủ hạ báo có người tới. Ta ra thôi!

Hai người băng qua mấy dãy nhà, đu mình qua tường, ra hẳn ngoài phố.

- Ta chia tay chỗ này. Em về nghỉ… đường đời rồi còn có buổi gặp nhau…

- Thôi! Em về nghỉ…Và chớ theo ngầm lên đó!

Đoạn chàng buông Phượng Kiều ra.

- Anh…

Cô gái mấp máy môi, định nói thêm điều gì, nhưng chẳng hiểu sao nghẹn họng, chỉ đứng nhìn theo bóng thần Xạ Đại Sơn Vương cùng với đám thủ hạ khuất mau vào đêm mờ, về Hàng Trống.
Chương 6: Khách Giang Hồ Bí Mật

Hôm sau Hồng Lĩnh sai thủ hạ về Phòng, và chàng thu xếp hành trang. Rời khách sạn đang ở, tới thuê phòng tại một lữ điếm khác cận đầu cầu Dốc Gạch. Chàng đóng cửa nằm ngủ dưỡng sức suốt ngày, tối mới đáp chuyến tàu đêm ngược Yên Báy, trong lớp một phong lưu công tử nhàn du.

Yên trí đã đánh lạc dấu mọi cặp mắt tò mò rồi, chàng mới lên toa hạng nhất ngồi, xem sách. Toa nhất chỉ có hai cặp vợ chồng người Pháp, chuyện trò một lúc là quay ra ngủ. Vốn ưa thay đổi, chàng liền xách hành lý, xuống toa hạng ba cuối, cạnh hạng tư, thấy còn rộng, chàng bước vào tìm chỗ bên cửa sổ ngồi ngắm cảnh.

Trong toa có đến mươi người vừa đàn ông đàn bà đứng tuổi, mấy thanh niên, vài ba cô gái đi với cha mẹ, và một thiếu nữ xinh đẹp đi một mình. Vừa thoạt bước vào, chàng đã chú ý ngay tới thiếu nữ, vì ngay lúc đầu, thiếu nữ đã có vẻ lưu ý tới anh chàng lịch thiệp, bảnh trai rồi.

Nàng đẹp sắc sảo, mũi dọc dừa, mắt sáng, mày hơi xếch, trông càng tinh nghịch, khổ người dỏng cao có vẻ béo lẳn, khỏe mạnh. Ngồi đối diện Hồng Lĩnh, nàng lúc ngắm cảnh, lúc xem sách và thường mỉm cười một mình, hay liếc t

ĐẾN TRANG
Thông Tin
Lượt Xem : 6968
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN