--> Thập Vạn Đại Sơn Vương - game1s.com
Polly po-cket

Thập Vạn Đại Sơn Vương

vây quanh hẻm. Đạn bắn vào quân chân núi, lạc vào đây.

- Thầy tính sao?

Đại Sơn Vương Hồng Lĩnh không đáp, vẫn đứng im nghe ngóng quan sát. Bên ngoài, súng nổ giòn tan, cuộc chạm súng có vẻ mỗi khắc thêm gay go, lắng nghe, có nhiều tiếng quát tháo, khắp mấy phía.

- Quái lạ? Không biết quân nào lại chạm với quân Trần Tắc chỗ này?

- Vô tình gặp đánh? Hay cố ý giải vây?

Hồng Lĩnh lẩm bẩm như nói với Voòng Lầu:

- Súng nổ cả bốn phía, chắc có chuyện gì đây?

Hồng Lĩnh im lặng, nghe ngóng, hình như đang suy nghĩ lợi hại gấp. Mấy khắc sau, Đại Sơn Vương vùng bảo bộ hạ Voòng:

- Ta cứ thẳng tiến ra phía trước, chỗ nhiều tiếng súng nhất!

Giọng Voòng có vẻ thắc mắc:

- Nhưng bên ngoài tối mù, lại đang chạm súng, khó phân biệt lắm, a thầy!

Hồng Lĩnh thấp giọng:

- Phải nhân lúc quân vây đang lo chống cự phía trước mặt, ta tiến ra nếu cần đánh thúc ngay sau lưng chúng và ít nhất phải luồn chuyển sang thế quay ngọn súng về hãm địa này, nghe Voòng!

- Ạ.. Vâng.

Trong đêm tối hai thầy trò Đại Sơn Vương lại dựa lưng vào nhau men theo vách đá, thận trọng từng bước một. Bóng tối như lùi lại phía sau.

Mười phút qua, hai người đã ra khỏi lòng núi, tới chỗ mờ. Trên vòm trời, đầu hẻm, lấp lánh vài vì sao nhạt. Rời cửa hẻm. Như hai cái máy, thầy trò Đại Sơn Vương nằm phục xuống dưới chân vách núi, chỗ mở ra chạy cách đường mòn đến sáu, bảy thước. Yên trí về mặt sau, Voòng Lầu quay đầu về phía trước, và hai thầy trò áp tai xuống mặt đất, nghe ngóng. Hồng Lĩnh ghé sát miệng vào tai bộ hạ:

- Có tiếng chân bước gần đây.

- Vâng. Nghe êm lắm!

Hồng Lĩnh vội nhìn ngước lên. Lúc đó, súng vẫn nổ vang dội tứ phía. Tiếng chân quân Trần Tắc chạy qua chạy lại rầm rập và có tiếng quát gọi truyền nhau thỉnh thoảng vẫn bật lên, cách chỗ hai người nằm chỉ chừng hai mươi thước. Hồng Lĩnh vẫn nhìn lên, chờ đợi. Không lâu, quả nhiên từ chỗ mô đá chơ vơ trước mặt, cách vách đá độ hai, ba thước có một bóng người nhô ra, tay xách súng, hình như đang đảo mắt nhìn quanh, có vẻ một gã canh chừng hãm địa, không lo đánh nhau với quân tấn công. Tới cách chỗ hai người nằm độ ba thước, cái bóng đứng dừng lại, hình thù cao lớn đen ngòm, rõ trên nền trời tối nhạt.

- Triệt.
Chương 3: Ông Già Kỳ Lạ Là Ai?

Khuỷu tay Đại sơn Vương khẽ chạm vào Voòng Lầu, người bộ hạ nhào lên, thân hình cao lớn trườn sát bên vách đá không gây một tiếng động nhẹ. Tên canh cầm súng đứng ngang, lưng xoay về phía vách đá. Trên nền trời tối mờ, thoáng cái, đã thấy một bóng cáo lớn, từ vách đá nhô ra, và dính chặt vào bóng tên canh hẻm, phút sau, cả hai lặng lẽ đổ xuống mặt đất, không tiếng động, êm như hai cái bóng trong một cuốn phim câm.

Đại Sơn Vương trườn vụt lên, như một con rắn. Nhưng hai thầy trò vừa kéo xác tên canh vào được chỗ tối thì thình lình, một vệt sáng xanh đèn bấm từ vách núi bên kia đường mòn chợt loé lên lia thẳng vào chỗ hai người. Luồng sáng dừng phắt trên mình hai thầy trò Hồng Lĩnh, tiếp liền tiếng quát giật giọng của một kẻ giật mình vì chợt thấy bóng người:

- Ai? Đứng im!

Đang cúi mình kéo xác tên canh, thình lình bị tia đèn bấm chiếu thẳng vào người, hai thầy trò Hồng Lĩnh lăn mình trên mặt đá lởm chởm và theo đà lăn, Đại Sơn Vương Thần Xạ đã vẩy ngọn súng ngược theo luồng sáng, nhanh đến độ kẻ đứng bên kia đường mòn vừa lên tiếng quát, tay đặt vào cò súng chưa kịp có ý định bắn đã bị một viện đạn xuyên qua người, ngã xuống không kịp kêu một tiếng. Tiếng súng nổ khua động vùng cửa hẻm. Biết có thể lộ vì tiếng nổ ở vòng trong, ngay sau lưng đám quân phục, không thể lẫn với tiếng súng vòng ngoài, Hồng Lĩnh bảo Voòng Lầu:

- Hãy lui lại đã!

Hai thầy trò vừa kịp lùi lại chỗ vách đá khuất cửa hẻm, quả nhiên đã nghe thấy nhiều tiếng chân chạy rầm rập đến chỗ trước rồi đèn bấm loé lên luôn mấy vệt, lia quét trước hẻm.

- Sao? Có chuyện gì đó?

- Hai đứa bị hạ!

Im lặng mấy khắc. Rồi có tiếng quát khẽ:

- Cẩn thận! Chúng còn quanh quẩn đâu đây!

Những tia đèn bấm lại quét lia khắp đường mòn vách núi rồi tắt phụt. Nằm sau hốc đá, hai thầy trò Hồng Lĩnh áp má xuống đất, khẽ nhìn ngước lên, thấy rõ mấy bóng người lố nhố in vào nền trời mờ tối.

Biết địch đang tìm, không để mất cơ hội tốt, Hồng Lĩnh khẽ ghé vào tai Voòng Lầu:

- Hạ chúng thôi!

- Vâng.

Hai thầy trò nằm xuống cùng lúc, vung cánh tay. Liền mấy tiếng nổ xé không gian và ngoài cửa hẻm, liền mấy bóng người ngã xuống, không kịp biết hướng đạn đi.

- Nằm cả xuống!

Dứt tiếng quát, từ phía ngoài, sau mấy khằc nhốn nháo vì bị tấn công bất ngờ, đám quân phục vây đã kịp trấn tĩnh tinh thần, chĩa súng bắn rát vào chỗ hai người, đạn xối vào vách tung đá mịt mờ.

Nhìn ra không thấy bóng người, hai thầy trò chỉ thấy một vài cái đầu nhô ra thụt vào loáng thoáng trên nền trời, và cứ theo tiếng nổ, bắn vào chỗ phát ra. Bên vòng ngoài, hình như đám quân nào đó đánh Trần Tắc đã nghe thấy tiếng súng nổ vòng trong, nên tiếng súng dội hẳn lên, có vẻ như muốn phối hợp rõ rệt cố dồn mau quân Trần Tắc vào thế bị trong đánh ra ngoài đánh vào cho thật nhanh. Nhất là ở hai phía đầu hẻm, súng nổ rộn ràng mỗi phút thêm gần. Vừa bắn, vừa nghe ngóng, hai thầy trò Hồng Lĩnh thấy rõ tiếng quân Trần Tắc quát gọi nhau, như sắp loạn động.

Nhưng mấy lần định tiến ra, hai thầy trò lại phải tạm ngưng ý định mạo hiểm, vì vẫn thấy súng từ phía sau các mô đá cửa hẻm bắn vào không ngớt, lại rất gần, ló ra là thành mục tiêu bất lợi ngay.

Thêm nữa, trời lại tối, khó biết địch nấp đâu để quét, nên Thần Xạ phải thận trọng đứng nguyên vị trí sau mô đá chắn, để liệu thế tỉa dần địch thủ. Chợt Voòng Lầu ghé tai Hồng Lĩnh khẽ bảo:

- Thầy à! Ta phải đề phòng phía sau trống lắm! Nó có thể…

Hồng Lĩnh vừa ngó lại nẻo sau, chưa kịp cất tiếng, đã vội cùng Voòng Lầu nghiêng đầu lắng nghe. Vì phía cửa hẻm trước mặt, súng nổ tới tấp, rõ ràng từ bên vòng ngoài ập lại và quân Trần Tắc đã bắt đầu loạn động, gọi nhau không còn phép tắc chi nữa. Nhưng phía hẻm sau lưng, đạn cũng nổ dồn dập, luồng đạn đi xối cả vào vách đá, và…

như có bước chân rầm rập chạy tới. Đại Sơn Vương vội áp tai xuống mặt đất nghe và ngẩng phắt lên, nhanh giọng:

- Có tiếng chân ngựa chạy tới!

Hai thầy trò ý thức ngay thế nguy hiểm sau lưng không có vật chắn. Hai cặp mắt giang hồ đảo mau trong đêm tối và hai người rời vội mô đá, chạy vụt sang bên kia đường mòn, chỗ có một hốc đá nhỏ đã lọt mắt từ lúc rút vào hẻm, buổi sáng. Hai thầy trò Đại Sơn Vương vừa kịp dựa lưng vào vách núi, đã nghe tiếng chân ngựa phóng tới, rầm rập và hình như khá nhiều. Hai người vội chĩa súng về phía có tiếng chân ngựa, chờ đợi. Rồi tiếng chân ngựa lại nổi lên, tiến dọc theo đường mòn, thẳng về phía hai thầy trò Đại Sơn Vương thần xạ.

Hai thầy trò Đại Sơn Vương ngồi phục xuống, mím môi đợi chờ, mắt nhìn ra đường mòn như sắp nảy lửa.

Vó ngựa ập tới và dừng ngay chỗ tay hữu, lạo xạo, loạt soạt. Bóng núi đổ xuống đường mòn nên hai thầy trò Đại Sơn Vương nhìn ra, chỉ thấy lố nhố từng vùng đen ngòm di động trong bóng tối. Còn đang hồi hộp, chưa biết đối phó cách nào cho tiện, thì một vệt đèn bấm đã lóe ra, lia quét khắp đường mòn, vách núi, đồng thời, một giọng thanh thanh đã cất lên:

- Đại Sơn Vương đâu rồi? Đại Sơn Vương. Chúng tôi đến đưa ông ra khỏi hãm địa đây.

Tiếng nói trầm nhưng cũng đủ vang âm giữa lòng núi. Hai người đàn ông giang hồ ngạc nhiên, chưa làm kịp một cử động gì trước sự việc xảy ra quá nhanh, thì vệt sáng đèn bấm đã rê ngay tới chỗ hai người nấp, và lần này, một giọng nói ồ ồ bật lên:

- Hình nhự.. kia rồi… bên vách dá!

Đường sáng xanh dừng phắt, hơi di động trên nửa thân ngoài của Voòng Lầu, và rời ngay, quay phắt về phía đường mòn, từ từ rê đám bóng đen lố nhố. Nấp bên vách, hai thầy trò Đại Sơn Vương nhận ra có đến mười mấy người cao lớn cỡi ngựa, mặt mũi đều hóa trang, tay lăm lăm súng dài, đều ngồi im trên yên, nhìn cả về phía hai người.

Giọng thanh thanh từ sau vệt đèn bấm lại cất lên:

- Ông Hồng Lĩnh!

Đại Sơn Vương cùng bộ hạ đứng vụt lên, không còn đủ thời giờ để đoán bọn lạ mặt đó là ai nữa, hai thầy trò lao thẳng ra đường mòn.

- May quá ! Vừa kịp. Đây! Ông lên đây!

Người cầm đèn bấm khẽ vẫy Hồng Lĩnh và người tuổi trẻ giang hồ, thoáng cái, đã ngồi gọn sau lưng người lạ cầm đèn, trong khi Voòng Lầu lên yên ngựa của người khác. Chờ cho ngựa trước khuất hẳn, hai con ngựa đưa theo Hồng Lĩnh, Voòng Lầu mới cất bước.

Đại Sơn Vương không khỏi ngạc nhiên vì người đàn ông ngồi phía trước mình. Tuy giữa đêm tối, nhưng cũng rõ dáng nhỏ nhắn khác hẳn đồng bọn. Người đó không nói thầm một lời, chỉ cầm cương ngồi im, nghe ngóng phía trước. Bên ngoài, súng vẫn nổ vang, dồn dập ngay phía cửa quèn. Ngựa ra còn cách cửa hẻm chừng mấy thước, chợt thấy một bóng ngựa từ ngoài phóng vào, cùng lúc, một tia đèn thấm lóe lên, lập loè giữa bóng tối, rồi ngựa lại lộn ra luôn. Người nhỏ nhắn khẽ bật lên, nhanh giọng:

- Ra được rồi! Chúng đã đánh dạt quân vây khỏi cửa quèn.

Dứt lời người đó giật mạnh tay cương, chân thúc mạnh vào hông ngựa. Con vật như cất hẳn thân lên, phóng nước đại ra phía cửa quèn dẫn cả đám người ngựa sau, lướt nhanh trên đường mòn. Người lạ cùng Hồng Lĩnh cúi rạp mình xuống, ra roi mạnh, con vật lao đi, vụt cái đã thấy trời đất như sáng hẳn ra. Biết đã tới chỗ nguy hiểm nhất, người lạ giật mạnh tay cương cho con vật cất mình nhảy vọt lên. Và khi chân ngựa vừa chấm đất, thì đã thấy lố nhố những bóng người ngựa từ hai bên vách núi lướt tới, cuốn theo thành hai hàng tả hữu, để con ngựa của người nhỏ nhắn, Hồng Lĩnh, cùng đám trong hãm địa ra, lọt ra giữa, cứ thế, phóng đi, ngựa vừa phóng, súng vừa xả về hai bên, ào ạt.

Ngồi trên yên, Hồng Lĩnh nghe đạn réo veo véo bên tai, hiểu ngay sức liều mạng giải cứu của đám người lạ, và cũng không khỏi thầm khen phục tài điều khiển của người nhỏ nhắn, cùng sự gan dạ của đám tùy tùng. Rất nhanh, ngựa vọt khỏi hẻm núi, thoát ra thung lũng băng đi trong sương mờ. Phía sau, đám quân Trần Tắc vẫn xả súng bắn theo, và hình như đã kịp thời lên ngựa đuổi, vì đã vượt khỏi thung lũng, Hồng Lĩnh vẫn nghe súng nổ ngay sau lưng, không cách xa là mấy.

Có vẻ đã dự định trước, vừa qua thung lũng, thì hai con ngựa mang thầy trò Đại Sơn Vương vọt hẳn lên, rồi ngoắt ngay xuyên vào cánh rừng phía tả. Đi được mấy phút, đã nghe phía sau súng nổ rộn rã vang khắp một miền rừng núi âm u. Hai con ngựa dừng lại, sát nhau. Người nhỏ nhắn cùng thuộc hạ nghiêng tai về phía sau, nghe ngóng. Ngồi sau ngựa, Hồng Lĩnh và Voòng Lầu cũng nghiêng theo.

Tiếng súng dội hẳn lên giây lát rồi thưa dần, và như đang cuốn về phía khác. Người thuộc hạ thấp giọng:

- May ra đánh lạc hướng được rồi…

Người nhỏ nhắn không đáp, vẫn lặng lẽ nghe ngóng, và chợt lẩm lẩm như nói một mình:

- Chỉ ngại có kẻ nào bị bắt…

Người thuộc hạ thấy chủ tướng ngồi im mãi, vội khẽ giục:

- Ta nên đi khỏi đây đã… rồi sẽ liệu!

Người nhỏ nhắn không đáp, chỉ giật mạnh tay cương, cho ngựa tiến lên. Càng vào rừng, càng tối vì cây cối um tùm che kín cả vòm trời. Nhưng hai con ngựa có vẻ đã quen đường lối, cứ phóng kiệu băm đều trong rừng, len lỏi qua những gai góc, bờ bụi. Gã thuộc hạ khi vượt lên trước, lúc lùi lại sau, cẩn trọng dè chừng bất trằc. Hình như chú ý vào đường đi, nước bước của con vật và mãi lo phòng hờ mọi chuyện bất ngờ, nên hai thầy trò người nhỏ nhắn đều ngậm miệng rất lâu, không ai nói nửa lời.

Ngồi sau lưng hai thầy trò Đại Sơn Vương thấy thế cũng làm thinh theo. Từ lúc được đám người lạ mặt đưa ra khỏi hãm địa, Hồng Lĩnh không khỏi ngạc nhiên về sự việc xảy đến bất ngờ, giữa lúc tình thế thập phần gay go, nguy hiểm. Tuy đã trải qua nhiều biến đổi, bất kỳ, người tuổi trẻ giang hồ không khỏi xúc động trước, sự phá vây giải cứu của đám người lạ mặt. Nhất là người chỉ huy. Đánh phá, đương đầu với hàng bao nhiêu tay súng của Trần Tắc, mở một con đường máu vào hãm địa, đích thân đánh ngựa dẫn đầu, rồi lại mở một sinh lộ đưa kẻ bị vây ra. Giữa những họng súng khạc đạn không ngừng…

tất cả sự việc diễn ra rất nhanh, khiến Hồng Lĩnh thấy rõ sức xả thân của… người chỉ huy lạ mặt. Lạ mặt? Sự hóa trang và bóng tối đã trùm lên người lạ, nhưng dáng dấp nhỏ nhắn cùng giọng nói thanh thanh, khiến Hồng Lĩnh ngờ ngợ ngay từ lúc lên yên.

Đã mấy lần, người đàn ông giang hồ định cất tiếng hỏi kẻ cứu mình, mong vén màn bí mật ngay nhưng lại thôi, ngồi im lặng mặc người đó đánh ngựa qua vùng đồi lạ, rồi hãy hay. Trong đêm khuya rừng rú, chi còn nghe tiếng vó ngựa khua trên mặt đất ẩm sương, và một vài tiếng chim giật mình vỗ cánh loạn bay.

Đang lim dim mắt, Hồng Lĩnh mở choàng ra, thấy bóng đêm lùi lại phía sau, vì ngựa đã bằt vào con đường mòn đang vắt qua một ngọn đồi. Tới đỉnh, ngựa dừng bước, thở phì phò. Trước mặt, một vùng tráng địa, lọt giữa những ngọn đồi nằm theo hình cánh cung, chạy chếch về phía xa, mờ tối. Người nhỏ nhắn đang cùng Hồng Lĩnh đưa mắt nhìn quanh, chợt Voòng Lầu ngồi ngựa cạnh, nhanh giọng:

- Dưới kia có người chạy tới!

Mọi người vội nhìn theo tay Voòng trỏ, thấy ngay ở đầu khu đất trống dưới chân đồi, có nhiều tiếng chim hoảng bay vỗ cánh xào xạc.

- Có người thật! Chắc ngựa phóng… kìa rõ ràng động tới đâu chim chỗ đó giật mình bay lên.

Người nhỏ nhắn nhìn về phía thuộc hạ, lẩm lẩm:

- Chẳng lẽ… đi khá lâu đã mất hướng, họ lại còn tới được đây sao?

Hai thầy trò Đại Sơn Vương cùng nhìn nhau, và đảo mắt nhìn tứ phía. Hồng Lĩnh khẽ bảo người nhỏ nhắn:

- Ta nên cho ngựa tạm lánh vào chỗ khuất xem sao? Rất có thể, ngựa dưới sẽ ngược lên đường mòn này…

Người lạ mặt lặng rẽ cương cho ngựa tạt khuất sau những lùm cây gần đấy. Người tùy tùng cũng lẳng lặng rẽ theo. Hai ngựa đứng kề nhau bốn người ngồi im, cành lá rũ xuống che khuất cả người ngựa.

Vạch lá ra, vẫn nhìn xuống khu tráng địa được. Dưới thung, chim vẫn loạn bay và vật động đó chuyển mau về phía chân đồi. Chỉ hơn phút sau, tiếng vó ngựa đã khua rộn đêm rừng từ cuối chân đồi, chuyển dần lên đỉnh. Tới chỗ mấy người vừa đứng, ngựa đừng lại ẩn giữa đám cành lá um tùm, Hồng Lĩnh, Voòng Lầu nhìn thấy cả mấy ngọn súng đen, nhô lên khỏi vai đám người đó, nhưng không nhận được hình dáng quen thuộc nào.

Hai thầy trò Đại Sơn Vương nghiêng về phía hai thầy trò người nhỏ nhắn, thầm hỏi. Nhưng hai người cũng vẫn ngồi yên, nhìn qua kẽ lá, như muốn tìm một dáng người quen trong bọn cỡi ngựa. Không thấy người nhỏ nhắn nói gì, Hồng Lĩnh ghé sát xuống phía trước thì thầm:

- Hình nhự.. không phải quân Trần Tắc!….

- Không phải? Bọn này có vẻ la…..

Mấy người cùng nín thở, nhìn ra. Thoáng sau, đã nghe rõ tiếng chân ngựa từ dưới đồi ngược lên. tới chỗ bọn đang đợi. Rồi một giọng lạ cất lên, nghe ồ ồ không rõ. Rất nhanh, người nhỏ nhắn bảo Hồng Lĩnh:

- Quân tuần!

Hồng Lĩnh khẽ gật đầu, toan nói, lại chợt thôi ngay, vì từ đám ngoài đường mòn, tiếng người Pháp vừa cất lên tiếp liền là tiếng người nào khác, giọng hơi cao:

- Chắc chúng không đi ngã này! Quan đồn à!

Giọng nói quen quen, vừa nghe, bất giác thầy trò Đại Sơn Vương đưa nhanh mắt nhìn nhau, và Hồng Lĩnh ghé sát về phía trước khẽ bảo:

- Trần Tằc!

Người nhỏ nhắn có lẽ cũng đã nhận ra tiếng Trần Tắc, nhưng vẫn ngồi im và chỉ đưa mắt chăm chú nhìn ra. Bên ngoài hai người cỡi ngựa từ dưới lên, đã tiến tới. Bóng một thằng Tây cao lớn cùng bóng Trần Tắc hiện rõ lên nền trời, mỗi người tay đều cầm roi ngựa, Trần Tắc quật nhanh roi vào cành lá bên đường, giọng bực tức:

- Hừ! Không biết bọn nào dám lộng hành thế! Mà nó trốn lối nào?

Viên Tây Đồn đảo nhìn xuống thung và chợt ghé sát ngựa lại bảo Trần Tắc những gì không rõ. Chỉ thấy Trần Tắc ngồi im trên ngựa có dáng suy nghĩ, rồi viên Tây Đồn khoát tay ra lịnh cho đám quân tuần tiến thẳng. Đám quân tuần, nối ngựa nhau, đi qua chỗ bốn người nấp, Trần Tắc và viên chỉ huy quân tuần đi kế bên nhau bàn luận. Đứng sau lùm cây rậm, mấy người) chỉ nghe rõ mấy tiếng “Về thẳng trại…

đã”.

Chờ cho đám người ngựa đi khỏi mấy người mới lách ra. Người nhỏ nhắn có dáng vội vã vừa tới đường mòn, đã đánh ngựa xuống chân đồi, và cứ thế, noi theo đường mòn vượt qua khu tráng địa, nhắm thẳng về phía núi đá trước mặt. Đi được một khoảng khá xa, chạy qua một con suối khí rộng, người nhỏ nhắn chợt dừng ngựa, hơi quay về phía sau, bảo Hồng Lĩnh:

- Chỗ này đã khá xa hiểm địa. Chúng ta có thể chia tay được rồi.

Dứt lời không chờ Hồng Lĩnh đáp, người nhỏ nhắn nhảy phắt xuống ngựa, trao tay cương cho Hồng Lĩnh.

- Trên ngựa đã có ăn mọi thứ cần dùng, hai thầy trò cứ thẳng đường, nếu muốn tới tỉnh lỵ Cao Bằng…

Người thuộc hạ cùng đã cho ngựa đến bên Voòng Lầu nhảy phắt xuống tiến đến cạnh ngựa Hồng lĩnh. Nhưng Đại Sơn Vương đã nhảy xuống, đến trước mặt người nhỏ nhắn. Qua ánh sao thưa, người tuổi trẻ giang hồ đăm đăm nhìn thẳng vào mặt người vừa cứu mình.

Không hiểu sao, người đó quay mặt đi, và toan chuyển bước tới bên ngựa thuộc hạ. Đại Sơn Vương chợt mất hết vẻ nghi hoặc. Chàng tiến thêm một bước, giọng trầm trầm, đượm nhiều cảm động pha xót xa.

- Sao người ân đã vội chia tay, không để Hồng Lĩnh này kịp nói lời thông cảm. Đường đời rồi đây còn bao nhiêu uẩn khúc, tình cờ. Cô Phượng Kiều!

Đang nghe chợt thấy Hồng Lĩnh thình lình hạ tiếng Phượng Kiều, người nhỏ nhắn hơi giật mình chưa kịp có phản ứng thì Đại Sơn Vương đã tiếp luôn, giọng trầm đều.

- Cô! Tôi đã biết ngay từ lúc lên yên.

Nhưng người tuổi trẻ vội im ngay vì người nhỏ nhắn, đã quay phắt đi có vẻ xúc động lúng túng:

- Không… Không… Ông lầm rồi… tôi…

Và như bị một ám ảnh gì, người nhỏ nhắn vùng nhảy lên ngựa thuộc hạ giật cương phóng nhanh trong đêm tối.

- Cô Phượng Kiều!

Đại Sơn Vương gọi với theo nhưng ngựa đã băng qua suối. Chàng tuổi trẻ giang hồ đứng im nhìn theo hướng ngựa. Trong bóng tối chỉ nghe tiếng chân ngựa bước vội vàng, rồi những tiếng vó câu khua rập xa mau, trong đêm tối. Chàng đứng khá lâu. không nhúc nhích. Người thuộc hạ thấy chủ im lặng, cũng im theo. Đến mười phút sau mới nghe một hơi thở dài, th )ảng nhẹ như hơi gió phào trên mặt lá rừng khuya. Voòng khẽ lên tiếng:

-Thầy a! Ta đi chớ!

Đại Sơn Vương chậm chạp quay lại, đăm đăm nhìn người thuộc hạ đứng tuổi, giọng chàng trầm hẳn di:

- Ừ! Mình đi thôi!

Đoạn hai thầy trò nhảy lên ngựa, Hồng Lĩnh giật tay cương cho ngựa tiến thẳng về phía rặng núi đá vẫn khắc ngọn lên nền trời.

- Thầy à! Ta đi đâu?

- Về thị trấn Cao Bằng?

Chàng tuổi trẻ chợt quay hỏi Voòng Lầu:

- Voòng nghĩ sao về hành động của Phượng Kiều?

Voòng không đáp ngay. Hình như trong đầu hắn đã bắt đầu cảm thấy chuyện riêng của chủ trở nên rắc rối nhiều. Hắn chép miệng:

- Không ngờ cô ta liều mình đến như thế.

- Và đã xử sự khiến trượng phu phải khâm phục. Nhưng tình thế này càng khó cho ta.

Hai người lại ngồi im. Con ngựa vẫn chồm trong đêm tối. Vó câu khua trên đường vọng vào tai hai người đàn ông những tiếng động…

đơn điệu, khô cằn. Lá rụng

bị ngựa giẫm xào xạc, thỉnh thoảng, vài con chim giật mình bay vụt. Đại Sơn Vương quay bảo thuộc hạ:

- Voòng à! Thị trấn còn mấy giờ ngựa nữa?

- Ít nhất cũng vài ba giờ, nếu phải xuyên rừng hiểm trở!

- Giờ vào khoảng mấy giờ rồi nhỉ?

Voòng thủ túc vội ngước mắt nhìn lên trời đã nhạt hẳn sao thưa, lầm bầm như nói một mình:

- Có lẽ đến giờ đêm rồi.

Tay cương buông thõng, con vật thu mau về nước nhỏ và bước một, thở mạnh. Người ngựa đều thấm mệt. Trời đêm lạnh lạnh. Hồng Lĩnh nghe tiếng ngựa thở, vội sờ tay vào cổ ngựa. Bờm ngựa ẩm hơi sương và mình con vật đã loáng mồ hôi.

- Chỗ này quang đãng có bản nào không?

Voòng Lầu nhìn về phía núi đá sừng sững đen ngòm trước mặt, và gật đầu:

- May ra, mình đã ra khỏi rừng hoang lâu rồi mà?

- Hãy tìm chỗ tạm nghỉ đã!

- Dạ!

Voòng Lầu chỉ tay về phía núi đá dựng:

- Thầy à! Hay ta cố đi tới chân núi kia, tìm một hang nào có lẽ tiện hơn.

Hồng Lĩnh suy nghĩ mấy khắc, đoạn gật đầu, đánh ngựa đi. Con vật đã thấm mệt vì mang nặng và phải quần thảo khá lâu, nên bước một cũng đã hơi loạng choạng. Trong đêm rừng, chỉ còn tiếng vó ngựa khua mặt đường mòn sương ẩm. Hai người đàn ông giang hồ ngồi trên lưng ngựa, mỗi người theo một ý nghĩ riêng tây, mắt lim dim ngủ gật, mặc con vật chậm bước. Lát sau, Voòng Lầu khẽ đập vào lưng chủ:

- Thầy à! Đến núi rồi, bản thổ dân ở phía trước.

Hồng Lĩnh hé mắt nhìn quanh và lẳng lặng rẽ cương cho ngựa bỏ đường mòn, vòng qua bản, men rừng, tiến đến chân núi.

Bản thổ thiếp sâu trong giấc ngủ. Trong đêm mờ, những mái nhà sàn lô nhô giữa cây lá, xa trong le lói ánh lửa bếp hắt qua phên nứa.

Ngựa đi qua bản, rẽ vào cạnh những nương ngô vắng lặng. Thỉnh thoảng chỉ nghe tiếng rím “Đon” chạy rào trên lá rụng và bên kia thung, một vài tiếng chim khảm khắc bâng khuâng rã rời. Tới cuối một nương ngô, núi đá dựng lù lù ngay trước đầu ngựa. Hai thầy trò xuống yên, đưa mắt nhìn quanh, thấy có chòi canh ngô của thổ dân ngay sát chân núi. Voòng Lầu bước tới, sục quanh, thoáng cái đã quay ra gọi Hồng Lĩnh:

- Trong này, có cái hang rất rộng, a thầy!

Hồng Lĩnh dằt ngựa tới, Voòng đỡ lấy cương dắt ngựa lách qua cành lá ngay sau chòi độ mấy thước. Voòng đánh lửa soi tìm trong sắc mang theo lấy ra một thoi nhựa trám, kiếm một hốc nhỏ, thắp nhựa cắm vào. Ánh lửa đỏ khè hắt khắp lòng hang. Hồng Lĩnh nhận thấy hang khá sâu, rộng, có nhiều thạch nhũ rủ xuống. Nền hang khá bằng phảng. Bên vách còn vất bừa bãi những tàu lá chuối đã úa nhầu. Cạnh đấy, có những thanh nứa khô nằm bên mấy hòn đá bắc làm bếp, chắc của thổ dân trong bản. Voòng Lầu vừa buộc ngựa bên vách đá, đang tháo yên cương, sắc, chợt gọi:

- Thầy à! Sắc của họ để lại cho sao nặng thế?

Chàng tuổi trẻ đến bên, vỗ mạnh vào sắc mấy cái đoạn, bảo thuộc hạ:

- Mở ra xem!

Voòng nhanh nhẹn ôm đến dưới ánh lửa và tháo khóa, thọc tay vào, miệng nói như reo:

- Nhiều thứ lắm, a thầy? Thầy xem này…

Vừa nói, Voòng vừa ra lôi từng thứ ở trong ra, đặt lên mấy tàu lá úa sẵn dó:

chăn màn, vải dầy thay chiếu, nến, diêm quẹt… đủ mọi thứ thường dụng không thiếu.

Rồi tới lương khô, thịt ướp, đường muồi, thuốc lá, thuốc lào, chanh… đủ thứ, cả bi đông nước… Hết hai lượt trên, vừa thọc tay xuống đáy sắc, Voòng Lầu đã lôi ra mấy gói khá lớn, miệng lẩm bẩm:

- Quái! Còn gì nữa đây?

Giở mấy gói đầu ra thấy toàn đạn súng lục còn nguyên hộp, và hai khẩu súng. Tới gói cuối, là một bó bạc khá lớn, vừa tiền giấy đủ loại, vừa vàng lá, bạc. Đếm ra, đến vạn bạc.

- Thầy a, sao nhiều thế này?

Voòng Lầu nhìn chủ vẻ mặt lộ rõ nét ngạc nhiên. Hồng Lĩnh đứng im đưa mắt nhìn các món nằm la liệt trên mặt đất, cặp mày của Đại Sơn Vương hơi nhíu lại có dáng suy nghĩ rất nhiều. Đoạn, chàng hơi nhếch miệng cười, bảo Voòng:

- Cô ta chu đáo quá! Nhưng lộ phí nhiều thế, tiêu chi hết. Voòng gói vào, ta sẽ tìm dịp hoàn lại!

Nhưng người thuộc hạ vừa lôi trong bó giấy bạc ra mấy tờ bìa nhỏ đưa mắt ngó qua, đoạn nhanh giọng:

- Thầy này! Còn có mấy thứ này nữa. Thày xem cái gì đó?

Hồng Lĩnh vội đỡ lấy, vừa liếc mắt xem đã khôn

không giấu được vẻ ngạc nhiên. Đó là hai tấm giấy “Thông hành” đương thời, một cái mang tên Hồng Lĩnh, một cái Voòng Lầu. Chỉ hơi khác là:

Trên hai chữ Hồng Lĩnh, có thêm chữ Trần, còn Voòng Lầu, phiên âm ra Vương Lâu, gốc người Nùng Mống Cái.

- Cô ta chu đáo quá! Lo cho chúng ta từ việc thông hành.

Nhưng… quá lo xạ..

Vừa nói, người tuổi trẻ giang hồ vừa thản nhiên cho mấy tấm giấy vào ngọn lửa, và nhìn giấy cháy, nhếch miệng cười chua chát, ngang tàng:

- Khi nào ta chịu mang giấy đội lốt họ Trần Tắc, nhờ chữ ký của Trần để tùy thân!

Chàng quay nhìn thuộc hạ:

- Voòng nghĩ sao?

Người thuộc bạ nhìn chủ, bộ mặt phong trần trông càng gan lì dưới ánh lửa đỏ khè trong hang đá.

- Thầy tính phải làm! Mà đó là giấy của Trần Tắc, kẻ thù?…

Hồng Lĩnh lắc đầu:

- Không hẳn thế? Cô ta đã lấy giấy ký sẵn của cha, điền tên ta vào, họ Trần!

Người thuộc hạ nhếch miệng cười, khiến vết sẹo trắng hằn rõ trên gò má rám nâu:

- Trần Tắc thù mình mà? Nó thấy mặt thầy là hạ độc thủ luôn, thầy trò mình phải…

Voòng trở nên thờ thẫn, nhìn chủ vừa bâng khuâng vừa lo lắng, trầm giọng:

- Nhưng… cô Phượng Kiều…

Hồng Lĩnh nhìn thuộc hạ, có lẽ cảm thông sự băn khoăn của Voòng, chàng đưa mắt nhìn ra đêm tối. Thấy chủ đứng im suy nghĩ, Voòng Lầu cũng không dám lên tiếng nữa, cứ lẳng lặng sửa soạn chỗ nằm, xong rót một ly nước đưa cho chàng.

- Thầy đi ngủ cho đỡ mệt đã! Mai còn lên đường…

Hồng Lĩnh đỡ lấy nước uống, đoạn vào màn nằm luôn.

- Voòng à ! Ngả lưng đi chớ! Thức làm gì cho mệt!

- Dạ!

Voòng Lầu vội ghé miệng thổi tắt đốm lửa, đoạn nhanh nhẹn vào theo. Qúa mệt mỏi, Đại Sơn Vương vừa nằm đã ngủ thiếp luôn. Mi mắt Voòng cũng khép lại, nhưng người thuộc hạ trung thành cố chống với giấc ngủ. Vốn quen với dọc ngang gian hiểm bất thần, Voòng thận trọng, cố thức canh cho thầy ngủ. Voòng vờ vào màn cho Đại Sơn Vương bằng lòng nhưng khi Sơn Vương ngủ rồi, Voòng lặng lẽ nhỏm dậy, rón rén ra ngoài cửa hang. Đêm đã về khuya, trời tối nhạt, không đen sẫm như trước nữa.

Gió thổi rào lá cây. Bên ngoài, tiếng trùng đêm cũng lịm đi trong lòng đất. Voòng Lầu ra ngoài quan sát một lượt, rồi mới trở vào, đưa lưng vào vách đá, cho đỡ mỏi. Ngồi được mấy phút, muỗi nhiều quá, thêm khí đá vách hang toát ra buốt lưng, Voòng Lầu phải vào lấy chiếc chăn dạ khoác, rồi lại dựa vào vách nghĩ vẩn vơ. Bên tai, chỉ còn thoảng hơi gió lùa khuya và tiếng muỗi vo ve đơn điệu. Gần đấy, tiếng Đại Sơn Vương thở đều đều và tiếng đuôi ngựa khẽ quật đuổi muỗi. Người đàn ông giang hồ ngồi chống với giấc ngủ được một lúc, rồi mệt quá, mắt lim dim khép dần lại. Đang thiu thiu ngủ gà ngủ vịt, chợt Voòng giật mình mở choàng mắt ra. Con ngựa vừa hí lên một tiếng, rồi im bặt trong đêm tối.

Vốn từng trải giang hồ, thuộc làu tính ngựa, Voòng ngồi thẳng người lên, hếch mũi, nghiêng đầu nghe ngóng. Ngoài cửa hang, hơi gió thoảng vào, và lẫn vào hơi gió, rõ ràng có tiếng động khác thường.

Tiếng động nổi lên, rào ngọn lá, rồi thoảng chìm ngay. lm lặng mênh mông. Con ngựa chợt lại vùng giật dây cương, chân giậm thình thịch có vẻ kinh hoảng, nhưng không hí nổi nữa. Và một mùi kỳ dị theo hơi gió thốc vào ruột hang tanh khẳm, khai khai, hôi hám… rất khó phân biệt. Lẫn cả mùi khẳm hùm, mùi khai rím, mùi cầy hôi, khiến kẻ vốn sinh trưởng tại miền núi rừng như Voòng Lầu cũng không thể đoán nổi mùi của giống gì nữa. Voòng áp vội tai xuống mặt đất, và thoảng cái, tiếng động nhẹ đã thoảng truyền vào tai lành nghề, nhưng rõ là mãi ngoài cửa hang. Người đàn ông giang hồ tung chăn, đứng phắt lên, nhanh như cắt không tiếng động. Voòng Lầu quơ tay lên mặt sắc vớ thanh dao rừng, và dựa lưng vào vách đá, quắc mắt nhìn ra đêm tối. lm lặng vẫn thẳm sâu.

Con ngựa lại hoảng hốt giật cương, chân giẫm lạch bạch. Voòng thọc vội tay vào sắc sờ tìm một nhánh tỏi, bỏ vào miệng nhai giập giập vội vã, và men đến bên ngựa, một tay vuốt nhẹ lên bờm, một tay xát tỏi vào mũi con vật. Xong, tay lăm lăm thanh dao rừng, người đàn ông giang hồ nép vào vách sau sườn ngựa. Không một tiếng động lạ và con ngựa đã đứng im vẫy đuôi nhẹ đuổi muỗi rất bình thản. Mùi tỏi sực mũi đã đánh bạt cả hơi vật lạ nào đó. Đứng độ non nửa phút, không thấy gì khác, Voòng liền rón rén men vách ra cửa hang. Nhưng vừa ra tới cửa, gặp ngay luồng gió tạt vào, đưa theo mùi lạ lúc nãy, Voòng đứng phắt lại, hếch mũi đánh hơi một vòng. Mùi lạ rất gần nhưng trước mặt Voòng là cành lá lòa xòa, tuy bên ngoài trời không đến nỗi tối om. Voòng cũng không nhìn thấy chi cả. Hắn trừng ngó ra, như muốn rách mắt. Thốt nhiên, lá cây loạt soạt khẽ, ngay phía trước. Vòng vội ngồi thụp xuống, nín thở, nhìn ngước lên nền trời.

Cành lá vẫn lay động. Voòng mím chặt môi cố quan sát. Trái tim như muốn ngừng đập. Cành lá vừa từ từ rẽ hai bên, và nửa thân trên vật lạ nhô hẳn ra hình thể cao lớn dị thường lắc lư trên nền trời tối nhạt, cao vượt cã cành cây cao. Thoáng cái, Voòng đã ước lượng được hình thể đó phải cao tới hai thước rưỡi… hay hai thước bảy. Và hình thù ra khỏi lùm cây, đen ngòm, sừng sững in vào nền trời, một hình thù phi thú phi nhân. Hình thù dị thường đứng nhìn về phía cửa hang mấy khắc, và từ từ tiến vào. Chỉ hai bước, hình thù đó đã đứng ngay trước mặt Voòng Lầu. Ngồi nhìn ngược lên, Voòng càng thấy cao ngất ngư, nửa thân trên hình thù vượt khỏi miệng hang trong đêm mờ, lúc đó mới giống một người khổng lồ. Trong mấy khắc, Voòng lúng túng chưa biết xử trí sao, thì hình thù đã khom mình, đưa phần trên vào miệng hang tối, phần dưới bất động, như nó đứng quan sát ruột hang. Ngồi dưới chân, Voòng phải nín hơi vì mùi khẳm khai tanh lộn mửa theo hơi thở “vật” phì ra.

Hình như, vì gần quá, con ngựa đã thấy, nên lại lồng lên, hí ú ớ không thành tiếng nữa. Và như có định kiến, hình thù to lớn có chân, bước vào hang tối, một ống cẳng đưa qua mặt Voòng. Không dám chậm trễ, Voòng đứng vụt lên, chuyển mạnh tay dao, chém xả vào hình thù kỳ dị một nhát. Dao vừa hạ xuống, đã bật lên, Voòng có cảm tưởng như vừa chém vào một cây khô. Vừa bật ra, Voòng đã lăn vèo trên nền hang, đồng thời, lia dao vào cẳng hình thù quái dị. Phập.

Bị liền hai nhát thình lình, hình thù giật mình đứng thẳng người lên, đầu đội phải nóc hang đến bịch một cái, và hình như có mắt thấu nhìn qua bóng tối, vật lạ quật một tay vào đúng chỗ Voòng Lầu, sượt qua tai, khiến Voòng nghe hơi gió phải rùng mình.

Nhanh nhẹn, Voòng lại lăn chếch một cái nữa, lia luôn nhát dao rừng cách mặt đất chừng ba bốn mươi phân. Phập. Vòng vừa kịp cảm thấy mồ hôi muốn toát ra, thì đã thấy có bàn tay nào quờ nắm ngay được lưỡi dao giật mạnh, và dao rời khỏi tay Voòng, tiếp theo là một tràng keng ngay trên nóc hang. Bị mất dao, Voòng đủ bình tĩnh nhoài tới vách hang, miệng quát một tiếng lớn, vừa muốn đánh thức Đại Sơn Vương dậy.

- Thầy a!

Nghe tiếng quát tháo, hình thù cao lớn ngoảnh phắt lại phía cửa hang. Và trong lúc Voòng còn dang dựa vách lần ra ngoài, thì từ trong lòng hang, có tiếng Hồng Lĩnh bật lên:

- Voòng đứng sát vào vách đó!

Tiếp theo, là tiếng rú của hình thù, có vẻ đau đớn. Biết Đại Sơn Vương đã kịp thời tỉnh giấc đối phó, Voòng Lầu rút phăng súng ra, nhưng tiếng Hồng Lĩnh lại cất lên:

- Đừng làm kinh động dân bản! Dụ nó ra!

- Mất dao rồi, thầy!

Voòng vừa dứt lời đã thấy mấy tiếng keng keng ngay vách đá, sờ vội trên nền hang, hắn tìm dược mấy lưỡi dao lá liễu, lúc đó mới rõ Đại Sơn Vương dùng dao nhỏ đánh “đòn gió” quái vật. Hang tối mò, định thần nhìn kỹ, chỉ thấy một khối đen ngòm hơi động đậy, Voòng Lầu liền lần vách men ra cửa hang. Con ngựa lần này hoảng sợ quá, đã chúi đầu vào vách, đá hậu lung tung.

Hình thù phi thú phi nhân hình như dưng dửng nhìn trước nhìn sau, chưa định xông về phía nào. Lạ nhất là bị luôn mấy nhát dao nhưng vật lạ không lồng lộn lên như các loài thú dữ, và vẫn có vẻ bình tĩnh lắm. Ra tới cửa hang, Voòng Lầu vội thét lớn dụ quái vật.

Nhưng Voòng vừa cất được mấy tiếng, vội im bặt ngay, vì trong hang, đột nhiên có tiếng ngựa hí hoảng hồn, rồi có nhiều tiếng thình thịch, xô xát. Voòng còn đang đứng nhìn vào hang, thì chợt thoáng thấy một khối đen xì từ trong lao ra, Vòng nhanh mắt, né khuất ngay về một bên vách cửa.

Khối đen vụt qua sát mặt Vòng, lao thẳng vào lùm cây cạnh đấy, giãy đành đạch mấy khắc rồi im luôn. Voòng còn đang ngạc nhiên đã thấy cái bóng quái vật cao ngất đen ngòm lừ lừ từ trong hang tiến ra.

Không chặm một khắc, Voòng lập tức lao mình ra nẻo chòi canh ngô, đồng thời ngoắt người, phóng lại một lưỡi dao đúng lúc quái vật ra tới khung cửa hang. Quái vật bị trúng “đòn gió” ngay háng, rú lên một tiếng kỳ dị và tiến thẳng ra phía Voòng. Nó vừa ra khỏi hang, đã thấy bóng Đại Sơn Vương từ trong vụt ra theo, và tiến bước sau lưng quái vật. Phía trước, Voòng cố dụ nó ra chỗ rộng cho dễ xoay. Ra tới nương ngô, Voòng nấp ngay sau chòi canh, áni thở, lắng tai, mắt trừng về phía hang. Đột nhiên, Voòng nghe rõ tiếng rú lạ của quái vật, tiếp theo là tiếng chân giẫm nặng nề trên cành khô răng rắc.

Đoán chắc Hồng Lĩnh đã ra thoát hang, đánh quái vật, Voòng liền ngồi thụp xuống, lấy mắt lượng chiều và phóng ngược lên một lưỡi dao về phía có tiếng động mạnh.

Trong đêm tối mờ, Voòng nghe rõ tiếng thở hồng hộc của quái vật chuyển nhanh tới chòi lá. Voòng vừa lẩn vào nương ngô, đã nghe tiếng rắc mạnh, rồi tiếng chòi lá đổ rầm vào bụi rậm. Đoán quái vật bị đau làm dữ, Voòng thận trọng rút vào thêm mấy thước nữa. Chỉ thoáng qua đã nghe rõ tiếng thở hồng hộc của quái vật, ngay bên chân núi sát nương, tiếng thở như xa dần, rồi im hẳn…

- A Voòng!

A Voòng đứng phắt lên:

- Thầy à!

Vừa nói. Voòng vừa rẽ những lá ngô, tiến về phía có tiếng Hồng Lĩnh khẽ gọi. Gặp Hồng Lĩnh đứng ngay trước cửa hang, Voòng Lầu hỏi luôn:

- Nó đi rồi, a thầy?

- Nó bị mấy lưỡi dao, máu ra nhiều lắm!

Ánh đèn bấm loé lên. chiếu rõ một vùng cỏ nát cành gẫy, chòi tung ngửa cột lên trời, và xác con ngựa nằm chỏng trơ trên bụi thân thể giập nát.

Theo ánh đèn bấm, hai thầy trò Đại Sơn Vương thấy từng vũng máu đọng trên cỏ, lần theo dấu máu mới biết quái vật bỏ đi dọc theo chân núi.

- Thầy à! Tôi đi rừng nhiều, chưa gặp giống này? Chưa thấy giống nào khỏe như thế! Và lạ nhất là khi lồng lộn, chạy nhanh, cả lúc gặp địch thủ. Nếu nó nhanh nhẹn, chắc còn nguy hiểm nữa. Đó là giống dã nhân.

Đại Sơn Vương khẽ gật đầu và nhìn về lối dã nhân đi, có vẽ suy nghĩ. Mười khắc sau, mới lẩm bẩm:

- Quái lạ! Chẳng lẽ…

Voòng chưa kịp hỏi, nhìn về phía bản đã thấy bóng thổ dân trong bản cầm đuốc nứa sáng rực tiến thẳng ra. Nhìn kỹ, thấy chân núi mấy chục người, toàn đàn ông, kẻ xách súng hỏa mai, người mang cung nỏ, dao rừng… vừa đi vừa quan sát tứ phía như dò tìm cái gì.

Voòng Lầu nhanh giọng hỏi Hồng Lĩnh:

- Thầy tính sao?

Đại Sơn Vương nhìn về phía thổ dân, chậm rãi:

- Chắc họ thấy liếng động lạ ngoài này, nên ra đó. Ta vào hang.

Hai thầy trò vào tới nơi, Đại Sơn Vương truyền Voòng Lầu nhóm lửa và hai thầy trò thản nhiên ngồi bên lửa, uống nước. Chỉ mấy phút sau, đã nghe lòng chân người giẫm trên lá rụng, rồi tiếng người cất lên có vẻ sửng sốt ngay ngoài cửa hang.

- Coi kìa!

Tiếp theo nhiều tiếng bàn tán, và có tiếng chân người bước vào hang. Hai thầy trò Hồng Lĩnh ngẩng nhìn ra, thấy ánh đuốc hắt vào, rồi một đầu người ló ngoài cửa hang và giật lùi ra ngay:

- Có người trong hang!

Tiếng người đàn ông bản thổ kêu lên có vẻ ngạc nhiên. khiến Hồng Lĩnh và Voòng Lầu cùng đưa mắt cho nhau, cả hai lấy dáng điệu bình thản, Voòng cời lửa cho cháy to thêm… chờ đợi.

Thấy bên ngoài vẫn im lặng, Hồng Lĩnh ngoảnh nhìn ra thấy nhiều thổ dân lố nhố ngoài khung cửa, đang nấp nhìn vào thấy có người nhìn ra, liền lùi giạt cả ra hai bên, chĩa súng hỏa mai vào, như muốn đề phòng bất trắc. Biết bọn thổ dân ngạc nhiên, e ngại, Hồng Lĩnh liền nói vọng ra mấy tiếng bản thổ cho họ yên lòng. Quả nhiên, sau mấy khắc do dự thì thào bàn tán, cả bọn đều đeo ngược hỏa mai, bước vào chỗ hai người ngồi. Một người đứng tuổi, dáng là chức dịch trong bản chắp tay vái hai thầy trò Đại Sơn Vương rất cung kính, giọng vẫn có vẻ ngạc nhiên:

- Con ngựa bị vặn chết ngoài kia, chắc của hai cái quan!

Hồng Lĩnh mỉm cười, khẽ gật đầu. Bọn thổ dân đưa mắt nhìn nhau kinh ngạc, giương mắt tò mò ngó hai khách miền Kinh. Người chức dịch giọng càng ngạc nhiên:

- Sao hai cái quan không việc gì? Dã nhân nó… đâu rồi.

Vừa nói người thổ dân vừa đưa mắt nhìn súng ống, dao rừng cùng các vật dụng sang trọng quanh hai người lạ. Hồng Lĩnh mỉm cười kể qua loa lại chuyện vừa xảy ra đoạn bảo đám thổ dân:

- Chúng tôi không muốn bắn súng, sợ làm kinh động bản dân ban đêm. Nhưng dã nhân bị thương cũng nặng…

Đám thổ dân nhìn nhau và ngó trân trối hai khách Kinh, sự kính phục hiện rõ trên những khuôn mặt ngây ngô chất phác. Một chàng trai đứng sau người chức việc rụt rè lên tiếng:

- Bẩm… dọc chân núi có nhiều vết máu, hèn chi, lúc nãy tiếng dã nhân rú vang vọng về tới bản…

Mỗi người góp một đôi câu. Người chức dịch phải xua tay bảo họ đứng im và kể qua về chuyện dã nhân đến bản cho thầy trò Hồng Lĩnh nghe. Thì ra ít bữa nay, dã nhân không biết từ đâu về, thỉnh thoảng lại xuất hiện, lần vào bản kiếm thịt ăn. Nhiều thổ dân gặp bất ngờ đã bỏ mạng vì quái vật. Nạn dã nhân làm suốt vùng kinh sợ, chưa ai chống cự nổi, vì thường nó đi lại rất êm, xuất hiện thình lình, chợt gặp một vài người mới làm dữ. Có trông thấy hình thù nó, dân vùng đã thất đảm, nhất là có người tình cờ đã trông thấy dã nhân xé xác một con hổ xám lớn, phải kinh sợ vì sức khỏc phi thường của quái vật. Lần đầu thấy có người đánh đuổi quái vật bằng dao rừng, thổ dân không khỏi lạ lùng, không dám tưởng ai có tài nghệ đến thế. Xong, người bản địa khẩn khoản mời hai vị khách Kinh ân nhân về bản. Từ chối không được, thầy trò Đại Sơn Vương phải thu xếp mọi thứ, rời hang đá, theo thổ dân về bản. Lúc đó đã hai giờ sáng.

Rửa mặt mũi tay chân, dùng qua loa chén xôi với gà luộc tại nhà người chức dịch xong, hai người đàn ông giang hồ vừa ngả mình nằm, gà trong bản đã lên tiếng gáy.
Chương 4: Thượng Khách Của Vua H Mông

Tướng Thập Vạn Đại Sơn mở mắt ra, lúc ánh nắng chan hòa trong căn nhà sàn mênh mông. Nhìn bên cạnh không thấy Voòng thuộc hạ, người tướng lạc thảo trẻ tuổi đưa mắt ngó qua bức màn thổ cẩm và chống tay ngồi dậy. Nhà sàn vắng vẻ không một bóng người. Chàng vén màn, bước xuống sàn nứa:

- A Voòng! A Voòng!

Có tiếng chân bước nhanh lên thang gác và Voòng Lầu ló dạng:

- Thầy đã thức.

Hồng Lĩnh hỏi:

- Sao nhà vắng thế? Chủ nhân đâu?

- Dạ, ông ta đi sắm ngựa. Tôi đã nhờ ông lúc sớm như lời thầy dặn.

Hồng Lĩnh hơi gật đầu, đoạn đưa mắt nhìn ánh nắng ngoài khung cửa:

- Mấy giờ rồi nhỉ?

Voòng Lầu nhìn ra bóng nắng:

- Có lẽ đã tới mười giờ.

Vừa nói, Voòng vừa lấy trong túi ngực ra chiếc đồng hồ quả quít cũ liếc mắt qua, tiếp luôn:

- Đúng mười giờ kém ba phút thôi!

Hồng Lĩnh đưa cao mày.

- Thế ra ta đã ngủ một giấc dài quá nhỉ? Bao giờ có ngựa?

- Cũng ngay bây giờ thôi, thầy? Tôi đã dặn kỹ lắm.

Miệng nói, chân bước đến bên giường, Voòng nhanh nhẹn lục sắc, lấy khăn mặt, xà phòng, bàn chải đánh răng mang ra đặt bên thau nước đã múc sẵn. Hồng Lĩnh rửa mặt, thay y phục, lát sau đã gọn ghẽ trong bộ quần áo Chàm sẫm, đầu chít khăn chữ “nhân” trông hệt một chàng trai quý tộc Thổ.

- À này Voòng! Từ nay nên buộc súng đạn dưới yên ngựa. Chỉ giữ trong mình mỗi người một khẩu. Ta sẻ xuôi qua nhiều phố phường để về được Hà Nội.

Voòng mở to mắt, có vẻ ngạc nhiên khẽ hỏi:

- Bẩm thế còn…

Như đã thấu cả ý nghĩ Voòng, Đại Sơn Vương nói:

- Được! Việc Trần Tắc ta đã tính cả rồi. Voòng hãy đi lo ngựa, chúng ta còn lên đường.

- Dạ, ngay bây giờ?

Đại Sơn Vương khẽ gật đâu, nhìn ra xa, mặt trở nên bâng khuâng, lẩm bẩm một câu gần như vô nghĩa. Voòng Lầu đã bước đi, nghe chủ lẩm bẩm nhắc đến dã nhân có vẻ bí ẩn lạ lùng. Voòng đứng lại, ngoảnh nhìn chủ, nét ngạc nhiên hiện rõ trên khuôn mặt người đàn ông đứng tuổi. Voòng định hỏi chủ nhưng có lẽ đã quen thuộc với những việc bất thường khác lạ của Đại Sơn Vương nên lại lẳng lặng quay đi.

Voòng vừa xuống cầu thang sàn, đã thấy chủ nhà cùng hai gã gia nhân từ ngoài cưỡi ngựa về. Thấy Voòng, chủ – người chức địch tối qua – xuống yên, chỉ vào hai con ngựa gia nhân cưỡi về, nói luôn:

- Cái quan đã dậy chưa? Để mời cái quan ra xem ngựa!

Voòng tiến đến bên cặp ngựa, vỗ mạnh lên mông và vừa vuốt bờm vừa ngắm nghía, đoạn quay bảo người chức dịch Thổ:

- Ngựa khá đó! Nước Hai hả?

Chủ nhà nhìn khách có vẻ hơi ngạc nhiên:

- Dạ dạ, cặp ngựa nước hai đó! Sao cái thầy tinh mắt thế?

Voòng hơi nhếch cười khô khan, lạnh lùng:

- Cao Bằng có tiếng ngựa nước hai mà!

Đoạn Voòng chỉ tay về phía gốc cây rợp nắng, bảo hai gã gia nhân kia:

- Buộc tạm vào đó!

Và như đã thông thạo nhân tâm. Voòng liền móc túi lấy bạc xòe đưa biếu thêm tớ thầy người chức dịch xong lên nhà. Chỉ mấy phút sau, hai thầy trò Đại Sơn Vương đã từ giã bản Thổ, bằng ngựa nước hai trên đường mòn đi về thị trấn Cao Bằng.

Quá trưa, vó câu đã đặt trên đường thị trấn. Gặp đúng ngày phiên chợ tỉnh, nên thổ dân khắp các bản gần xa đổ về mua bán rất đông, ngựa thồ đi từng đoàn tấp nập. Hai thầy trò tướng Thập Vạn Đại Sơn đi giữa đám thổ dân, ngồi trên yên chỉ trỏ chuyện trò, trông đúng là một cặp tớ thầy của chàng trai Thổ giòng quí tộc.

Nhưng hình như vẻ mặt quắc thước đẹp ngang tàng của Đại Sơn Vương Hồng Lĩnh đi tới đâu cũng nổi bật hẳn lên giữa những bộ mặt thổ dân chất phác, nên thường bị kẻ qua người lại lưu ý ngắm nhìn.

Nhất là các cô sơn nữ. Nhiều nàng ngồi trên lưng ngựa thồ liếc mắt ngây nhìn :chàng trai Thổ” chít khăn chữ nhân duyên dáng nghiêm trang, đến nỗi quên cả tay cương. Không những các cô sơn nữ, Cả tới cáC cô người Kinh buôn bán dọc phố cũng vậy. Ngựa thầy trò Hồng Lĩnh cao lớn,vạm vỡ khiến các cô nàng phải chú ý ngay, không thể ngờ lại có chàng thổ dân đẹp trai xuất sắc đến thế.

Cử chỉ của các cô khiến Voòng bực bội lắm. Trước Voòng còn làm lơ cứ nghiêm mặt nhìn thẳng, sau thấy lắm cô ngó sát sạt chủ mình, Voòng nhiều lần phải lừ lừ mắt nhìn thẳng vào các cô cho đỡ bực.

Thấy cặp mắt diều hâu của Voòng, các cô cũng chẳng coi ra gì cứ tiếp tục ngó như thường khiến Voòng đành phải quay mặt đi. Nhân lúc ngựa đi kề, Voòng liền bảo Hồng Lĩnh:

- Thầy à! Phố phường hôm nay đông lắm, nhưng thầy trò ta vẫn bị chú ý nhiều, phiền nhất là các ả…

Hồng Lĩnh mỉm cười:

- Các nàng hả? Ờ! Mặc họ chứ? Ở tỉnh nhỏ, họ chú ý tới khách lạ là thường mà…

Voòng đưa mắt nhìn quanh, và chợt bảo Hồng Lĩnh:

- Thầy đã thấy đói chưa, kia có quán ăn coi sạch sẽ lắm.

- Ờ! Trông được đó? Voòng đói chưa? – Chàng cười – Uống rượu chớ?

Voòng lắc đầu:

- Dạ đâu dám…

Đại Sơn Vương gật đầu:

- Ta cùng uống cho vui mà! Voòng nhịn đã lâu rồi?

Miệng nói, tay rẽ phắt cương, Hồng Lĩnh đưa Voòng thẳng tới trước một quán rượu ngay kế chợ. Buộc ngựa vào gốc cây gian đó, hai thầy trò Đại Sơn Vương vào thẳng quán. Ngước mắt ngó qua quán, Hồng Lĩnh bảo Voòng Lầu:

- Đây có lẽ khá? Quán Khách trú, a Voòng! Chắc phải có rượu ngon.

Hai thầy trò ung dung bước vào, dừng lại bên cửa, đưa mắtnhìn qua bên trong, kiếm chỗ ngồi. Quán rượu đông người, thực khách ngồi chật phòng, ăn uống truyện trò ồn ào. Hai thầy trò còn đang tìm chỗ, đã thấy một chú tửu bảo chạy ra, lễ phép:

- Mời hai ông vàọ.. Đây còn bàn tốt.

Nhìn theo ngón tay trỏ của tửu bảo, hai thầy trò Hồng Lĩnh thấy tại góc phòng bên mặt, còn hai bàn trống, khuất sau mấy dãy bàn thực khách. Hồng Lĩnh tần ngần đưa mắt ngó về phía thang lầu khẽ hất làm hỏi tửu quán:

- Trên gác sao?

Tửu bảo cười, ấp úng:

- Dạ dạ…. còn rộng nhưng…

Tửu bảo không muốn để “khách rừng” lên thượng lầu, Voòng hơi trừng mắt:

- Sao? Còn chỗ mà chúng ta không được lên sao.

Tửu bảo ngó cặp mắt diều hâu của Voòng, có vẻ sợ hãi:

- Dạ…. Vì hiện có khách dữ lắm! Nhà hàng không dám để khách nào lên…

Hai thầy trò Đại Sơn Vương đưa mắt nhìn nhau. Hồng Lĩnh khẽ hất đầu, đoạn hai thầy trò ung dung tiến thẳng về phía cầu thang, lên gác. Gã tửu bảo muốn chạy theo gọi lại, nhưng có lẽ thấy dáng diệu điềm nhiên của hai “khách rừng”, nhất là thân hình to lớn của Voòng Lầu, nên lại thôi ngay, chạy vội đi tìm chủ quán.

Hai thầy trò Đại Sơn Vương lên tới gác trên và không cần nhìn trước, cứ bước thẳng vào phòng. Phòng tuy rộng, nhưng chỉ chừng mười lăm thực khách đang ăn uống quanh hai cái bàn tròn. Hai thầy trò nhìn thoáng qua, thấy lố nhố vừa quần áo Tây, Ta, lẫn lộn, song không lưu ý mấy, cứ khoan thai tiến thẳng về góc phòng một bàn trống kế bên cửa sổ. Thấy có tiếng chân người bước vào, mấy người đàn ông đang ăn vội ngẩng nhìn lên và khẽ bảo đồng bọn. Lúc thầy trò Hồng Lĩnh kéo ghế ngồi thì cả hai bàn thực khách đều đưa mắt nhìn hai người có vẻ bực tức vì có người lạ lên ngồi lẫn cùng phòng.

Lúc thực khách nhìn, hai thầy trò Đại Sơn Vương còn đang lúi húi kéo ghế, và hình như cũng muốn nhìn qua để biết mặt đám “khách dữ” thế nào mà nhà hàng sợ không muốn để ai lên, nên hai thầy trò có ý ngồi nghiêng đối diện nhau và cùng đưa mắt về phía bọn khách dữ, đúng lúc bọn khách dữ ngừng đũa, trừng nhìn hai người, hình như cả hai phía đều như bị điện giật. Đám khách dữ vừa ngó hai thầy trò Hồng Lĩnh, đã thấy mấy người mặc quần áo xạ phang đưa mắt cho nhau rất nhanh, qua mấy khắc sửng sốt, cả bọn lại quay xuống ăn uống tự nhiên như không có chuyện chi lạ. Và Voòng Lầu giọng nhanh, thấp, bảo Hồng Lĩnh:

- Thầy à! Bọn Thoòng Mềnh!

Đại Sơn Vương thản nhiên:

- Ta đã thấy! Thoòng Mềnh cùng bộ hạ ngồi với mấy người chắc viên chức chi ở hạt này! Thoòng ngồi quay mặt về phía này.

Tửu bảo đã chạy lên, có dáng hốt hoảng, nhưng thấy hai đám vẫn ngồi nguyên bình thản, hắn ta mừng ra mặt, tiến thẳng tới chỗ đám khách dữ, kính cẩn:

- Bẩm… Quí ngài có cần chi nữa để…

Nhưng hắn vội lấm lét chớp mắt luôn mấy cái, vì một người râu xồm, dữ tợn nhất bọn đã lừ mắt một cái, lẩm bẩm trong miệng, chỉ có đồng bọn cùng tửu bảo là nghe rõ, vì giọng lơ lớ khó nghe:

- Cần cái đầu của mi!

Gã tửu bảo thấy rợn gáy cuống lên, đành tiến đến trước hai ông khách rừng:

- Bẩm quí khách dùng chi xin…

Đang nói hắn ngưng ngay, hoảng lên vì Voòng Lầu đã quắc mắt diều hâu nhìn tửu bảo, giọng trầm như không ra khỏi họng:

- Chỉ sợ bọn kia thôi hả?

Và như muốn trút hết cái bực tức, đồng thời cũng muốn lên tiếng trước, Voòng Lầu đấm mạnh tay xuống mặt bàn:

- Đem rượu và thịt nướng lên mau! Chúng tao đói rồi!

Tiếng Voòng quát giọng Quan Hỏa nghe vang âm như tiếng chuông, khiến không gian như đảo lộn lên, tửu bảo giật nẩy mình, vừa định thần ngó, chỉ thấy bàn tay ông khách rừng thu về, để lại trên mặt bàn, một lỗ hổng như cái bát! Lạ nữa là cái bàn ăn chỉ khẽ động đậy khiến gã tửu bảo phải xanh mặt vì sức nội công ghê gớm của ông khách rừng. Hắn nhớn nhác nhìn hai người và chạy biến xuống dưới nhà, thoáng cái đã đem rượu thịt lên.

Từ nãy giờ, chàng tướng trẻ miền Thập Vạn Đại Sơn chỉ ngồi mỉm cười, thản nhiên như không lưu ý tới quanh mình, nhưng người tướng lạc thảo giang hồ đã quan sát địa hình địa vật kỹ càng. Chỗ ngồi rất thuận, trông qua song sắt, thấy cả cặp ngựa buộc dưới cây bên kia đường. Chỉ ba thước là tới cửa, thông ra hàng hiên thượng lầu, cách mặt đất chỉ bốn năm thước Tây. Nên khi rượu thịt lên, chàng ung dung ăn uống cùng Voòng Lầu, thỉnh thoảng đưa mắt về phía bọn Thoòng vẫn thì thầm lo nhỏ với mấy người kia, lát sau thấy một tên cao lớn trong bọn Thoòng đứng lên, cùng một người mặc âu phục. Cả hai điềm nhiên xuống lầu, Đại Sơn Vương đưa mắt cho Voòng:

- Nội bất xuất, ngoại bất nhập! Để ta ăn xong đã!

Vừa dứt lời, Voòng Lầu buông phắt đũa, đứng lên, như đã quá hiểu ngầm ý chủ. Người đàn ông giang hồ đưa mắt một vòng qua dãy bàn ăn Thoòng Mềnh và bước theo hai người xuống trước, nhanh và êm như lướt sàn. Thấy Voòng Lầu xuống theo, cả bọn cũng đưa mắt nhìn Thoòng Mềnh cùng người đàn ông mặc âu phục. Pạc Hoọc Đại Vương vẫn ngồi khoanh tay trên bàn, lừ mắt nhìn theo Vòng và chậm chạp quay nhìn sang bàn Hồng Lĩnh, cặp mắt cú vọ không hề chớp, khuôn mặt của viên tướng thổ phỉ rắn lại, sau mấy giây suy nghĩ.

Thấy Thoòng tướng ngồi im, cả bọn cũng ngồi không nhúc nhích, đợi chờ, và có vẻ tin tưởng lắm. Nhất là Thoòng, vị tướng thổ phỉ đã hiểu hơn ai hết về tài lực của hai viên cận tướng vừa xuống thang.

Một Voòng dầu thiện nghệ cũng không sánh được cặp thủ hạ dũng mãnh đó, dầu Thoòng đã thấy tài sức Voòng đã giải cứu thiếu nữ Phượng Kiều. Hơi đưa mắt thấy bọn Thoòng Mềnh bất động ngồi im, Hồng Lĩnh thản nhiên cầm ly rượu đầy đưa lên miệng, nhấm nháp từng ngụm nhỏ, phong thái vẫn ung dung như một khách bàng quang vô sự. Chàng tuổi trẻ ngồi nghiêng sườn về phía Thoòng, thỉnh thoảng hơi liếc mắt bâng khuâng nhìn xuống đường như ngắm cảnh phố rừng tấp nập.

Tuy ngồi im, nhưng bọn Thoòng Mềnh vẫn không ngừng quan sát Hồng Lĩnh, thỉnh thoảng lại rì rầm bàn nhỏ với nhau, hình như muốn tìm hiểu xem chàng trai Thổ trẻ tuổi có dáng thư sinh đó là ai? Riêng Thoảng Mình có vẻ

thắc mắc nhiều, hình như đang tưởng nhớ đến ông già bí mật có dị tài đã cùng Voòng Lầu phục đánh hàng trăm quân hắn đêm nào. Hắn chỉ nhận rõ được Voòng và vẫn còn ngờ ngợ về Hồng Lĩnh. Thấy chàng ngồi ung dung uống rượu, Thoòng tướng có vẻ bực bội, nhưng dè dặt, cố nén. Sự im lặng của hai bên, khiến căn phòng trở nên ngột ngạt, căng thẳng. Năm phút đợi chờ kéo dàị..

nặng trịch… Thình lình, từ ngoài đường vọng lên những tiếng dân gian kêu la hỗn độn, lẫn tiếng chân người chạy ngược xuôi nhốn nháo.

Thập Vạn Đại Sơn Vương hơi nhếch miệng cười và điềm nhiên nâng ly rượu lên môi. Đám thủ hạ Thoòng Mềnh dáo dác nhìn xuống đường, có một hai tên nhổm mông toan đứng dậy, nhưng Pạc Hoọc Đại Vương đã mím chặt vành môi hở mắt nhìn thủ hạ và cả bọn lại theo chủ tướng ngồi im, cũng đảo mắt về phía Hồng Lĩnh. Chàng trai trẻ vẫn ngồi nhắp từng ngụm rượu một, dáng ung dung như không biết có chuyện xảy ra dưới đường. Ở nhà dưới, có tiếng khách khứa nổi lên, ồn ào, tiế

ĐẾN TRANG
Thông Tin
Lượt Xem : 7394
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN