-->
Nhưng, điều khiến cô ngạc nhiên là, cho dù khi còn đang đi trên đường hay
đã về tới nhà, Tô Hòa cứ thẫn thờ, tâm trí dường như đang để ở đẩu đâu, đến cả kết quả thi là điều rất quan trọng, thế mà Tô Hòa cũng nghe với vẻ lơ đãng.
Tô Ngu cảm thấy ngạc nhiên, bèn kéo cánh tay của Tô Hòa với vẻ nũng nịu:
- Chị Chị!
Tô Hòa giật mình, quay đầu lại hỏi với vẻ ngạc nhiên:
- Sao thế?
- Chị sao vậy?
Tô Hòa lấy từ trong túi ra một tờ giấy nhàu nhĩ với vẻ mặt rất tội nghiệp. Tô
Ngu đón lấy tờ giấy, trên đó là những dòng chữ xiêu xiêu vẹo vẹo, trông như
chữ của học sinh:
Họ tên: Tô Hòa
Số chứng minh nhân dân: xxxxxxxxxxxx
Số điện thoại: 139xxxxxxxx
Địa chỉ: Phòng 1201, đơn nguyên D, tòa nhà số 3, khu Mĩ Cảnh Gia Viên, số
19, đường Lục Âm.
Hôm nay, do lỗi của tôi nên đã làm tróc sơn 3 chỗ trên nóc của chiếc xe ô tô biển số SS5A14, vì vậy, tôi xin cam đoan sẽ chịu mọi phí tổn sửa chữa, nếu trong quá trình kiểm tra còn phát hiện thấy những vết xước khác, tôi cũng sẽ xin chịu trách nhiệm.
Tôi xin hứa sẽ làm đúng với cam kết.
Người viết
Tô Hòa
Ngày x tháng x năm x
Tô Ngu kinh ngạc:
- Đây là?
Tô Hòa làm động tác điều khiển vô lăng, đôi mắt cô như rớm lệ:
- Xe, em có nhớ cái xe chúng ta đã ngồi khi tới S.S không? – Tô Ngu gật
đầu.
- Vậy thì em cũng biết anh ta là
Tô Ngu gật đầu:
- Giám khảo.
Niềm hi vọng cuối cùng của Tô Hòa đã bị hai chữ ấy bóp chết.
- Ôi, anh ta là giám khảo thật à?… Chiếc xe của anh ta nhìn qua tướng rất
bình thường, đấu thì giống với Passat, đuôi na ná loại New Jetta, thế mà thực ra lại là loại Volkswagen Phaeton, hơn nữa còn là phiên bản dài Limousine,
nghe nói giá tới hơn hai trăm triệu cơ đấy!
Nói đến đây, Tô Hòa dường như sắp khóc nhưng không sao nặn ra được nước mắt. Cô giải thích thế nào với người bảo vệ cũng vô ích. Người khác đã giẫm xước sơn của chiếc xe, ấy thế mà ông ta cứ một mực đổ lỗi cho Tô Hòa và buộc cô bồi thường, giải thích mãi không được, cuối cùng cô đành phải viết mảnh giấy trên, lại còn phải ghi rõ cả số chứng minh thì người bảo vệ mới chịu cho cô đi.
Bảo vệ của S.S đúng là quá đáng!
Tô Ngu nhìn vào mặt của Tô Hòa, nhưng chỉ kịp nhìn thấy bốn chữ sau
c ùng :
- Hơn hai trăm triệu đồng?
Bốn chữ ấy lập tức khởi động nỗi lo lớn nhất trong lòng Tô Hòa:
- Ôi! Ôi! Ôi! Tiền thuê nhà quý sau vẫn còn chưa biết kiếm đâu ra, đi xe gì
không đi, lại đi chiếc xe ấy, động vào đâu cũng là tai họa cho người nghèo, ôi
ôi
Tô Hòa càng nghĩ càng ấm ức, càng nghĩ càng tức giận, đưa mắt nhìn thì thấy con mèo yêu quý đang nằm ngủ chổng chân lên trời, bèn lao đến túm
lấy:
- Giảo Tử, Giảo Tử, hôm nay chị đen đủi quá! Chị bị người ta hãm hại! Lại còn bị người ta đổ oan phải đền tiền nữa! Tất cả đều tại thằng cha đáng ghét
đó! Sao mình lại đen đủi đến thế này, ôi, ôi, ôi
Tô Ngu không nhìn thấy được bà chị họ đang lẩm bẩm những gì, nhưng thấy chị đã quay sang chơi với con mèo, nên đoán chắc là không có chuyện gì nữa.
Nghĩ vậy, cô yên tâm quay người đi vào phòng cất cặp sách.
Tô Ngu vừa nhấc chân đi được một bước thì có tiếng chuông điện thoại di
động vang lên. Tô Hòa đang buồn rầu kể lể với Giảo Tử bèn hắng giọng, nhấn
nút nghe:
- A lô?
Ở đầu dây biên kia, một giọng nam trầm ấm, dễ nghe vang lên:
- Tôi là Ôn Nhan Khanh.
Tô Hòa ngây người ra một lúc, ai nhỉ? Chưa nghe tên bao giờ. Có điều,
giọng nói nghe rất quen.
- Cô là Tô Hòa?
- Vâng, phải ạ, tôi là Tô Hòa. Có việc gì thế ạ?
- Tôi đã nhận được giấy cam đoan của cô.
- Cam đoan? Cam đoan gì cơ? – Rồi cô chợt nhớ ra – A, vâng, anh anh
là
- Chủ nhân của chiếc xe biển số SS5A14.
Trời đất, đúng là anh ta! Tô Hòa giật mình, xác nhận một cách thận trọng:
- Là giám giám khảo ạ?
Đối phương khẽ “ừ” một tiếng.
Toi rồi.
Tô Hòa dường như đã nhìn thấy trước mắt tấm hóa đơn với những con số
dài dằng dặc:
- Chuyện ấy chuyện ấy, xin lỗi! Anh Ôn, à không, thầy Ôn! Thực ra, không phải là tôi cố ý giẫm lên xe của thầy, mà là lúc đó tôi muốn gọi một cậu bé đang đứng trên nóc xe của thầy xuống, nhưng vì bị cậu ta làm cho tức giận, nên quên mất cũng trèo lên theo Không phải là tôi trốn tránh trách nhiệm, đúng là tôi có trèo lên. Vì thế, nếu thầy đòi bồi thường, tôi cũng không có gì để nói, có điều có điều, gần đây tôi hơi khó khăn, rất khó khăn. Nghe nói xe của thầy rất đắt, nếu tiền sửa chữa đắt quá, tôi thực sự Vì thế, liệu có thể
cho tôi bồi thường thành nhiều đợt được không?
Lấy hết can đảm, Tô Hòa lắp bắp hết những lời trên rồi chờ đợi sự phán
quyết của đối phương. Nhưng ở đầu dây bên kia chỉ là sự im lặng kéo dài.
- Thầy Ôn – Cô khẽ gọi.
“Tạch”, đầu dây bên kia đột nhiên tắt máy.
Như thế, như thế nghĩa là gì? Rốt cuộc là đồng ý hay không đồng ý đây? Tô
Hòa ngây người nhìn chiếc điện thoại một hồi lâu, rồi đi vào phòng của Tô
Ngu, ôm lấy cô em họ cầu cứu:
- Thầy giáo của em tắt điện thoại mất rồi, làm thế nào bây giờ?
Tô Ngu không nhìn rõ chị họ nói những gì, bèn hỏi lại:
- Chuyện gì cơ?
Nhìn vẻ mặt ngơ ngác của cô em, Tô Hòa chợt nghĩ ra, đưa tay sờ lên trán,
rồi cúi đầu nói:
- À, không có gì! – Sau đó quay người đi, tiếp tục suy nghĩ: “Tuần sau phải nộp tiền nhà rồi, mà phải hai mươi ngày nữa mới được lĩnh lương, tuyệt vọng quá, tuyệt vọng quá”.
Tô Ngu gọi với theo:
- Chị, thi, qua rồi, không nghe?
Nhưng Tô Hòa không quay lại, chỉ giơ tay lên xua xua.
Nhìn điệu bộ ấy của chị họ thì biết chị ấy không còn tâm trongạng nào mà
nghe nữa, Tô Ngu đành bước tới trước bàn, mở máy tính xách tay, lên QQ, thấy nickname Đường phèn hấp tổ yến đang online, cô bèn click vào cửa sổ chat.
Bên kia lập tức trả lời:
- Bé cưng, về nhà rồi à?
Tô Ngu lập tức xác nhận, mấy giây sau, ở cửa sổ chat xuất hiện hình ảnh
của mẹ với đầu tóc gọn ghẽ, quần áo chỉnh tề.
- Mẹ, ra ngoài? – Cô thấy hơi ngạc nhiên, vì trong ấn tượng của cô, đã lâu lắm rồi mẹ không ăn mặc như vậy, lại còn trang điểm nhẹ nữa chứ.
- Mẹ gửi hồ sơ đi, cuối cùng họ đã trả lời! – Ở bên kia, mẹ của Tô Ngu vui vẻ
kể lại – Trường âm nhạc đang tuyển giáo viên dạy đàn dương cầm, họ hẹn một giờ chiều nay sẽ phỏng vấn trực tiếp, vì thế mẹ phải trang điểm cho thật
xinh đẹp!
- Con, chúc, mừng, mẹ! – Tô Ngu chắp tay lại.
- Thế còn con, thế nào rồi?
- Phức tạp lắm. Con, nói chuyện bằng chữ viết nhé?
Mẹ do dự một lát:
- Cũng được.
Sau đó, Tô Ngu bắt đầu gõ chữ kể về quá trình thi của mình:
Thầy giáo ra đề là “Kinh”.
Không thể phủ nhận là liên tưởng đầu tiên xuất hiện trong đầu con là chữ
“Kinh ngạc”.
Nhưng rồi con nghĩ, nếu con nghĩ như vậy thì chắc chắn mọi người cũng nghĩ giống như con, vậy thì mục đích của cuộc thi hôm nay là gì nhỉ? Không lẽ
chỉ là yêu cầu học sinh thể hiện sự kinh ngạc như thế nào?
Nhìn giám khảo trên bục giảng, quần áo của thầy, vẻ mặt của thầy, lời nói của thầy, tất cả đều toát lên vẻ tự tin, điềm tĩnh và tự chủ.
Một người như vậy, sẽ không thể nào chấp nhận những thứ tầm thường. Hơn nữa, thiết kế xưa nay cũng không bao giờ chấp nhận những thứ tầm t h ườn g .
Vì vậy, con tự nhủ, con phải đi con đường khác.
Vì vậy, cuối cùng con đã vẽ một bức tranh mang chủ đề: NIềm vui bất ngờ.
Đó là niềm vui bất ngờ của người con gái khi được người con trai mà mình
yêu thương cầu hôn; là niềm vui khi họ sinh đứa con đầu lòng; là niềm vui khi đứa con của họ chập chững những bước đầu tiên; là niềm vui khi con của họ đứng thứ nhất trong kì thi; là niềm vui bất ngờ trong giây phút đứa con nói với
họ rằng nó đã thi đỗ vào ngôi trường mà nó hằng mơ ước
Đúng thế, con đã vẽ cha, mẹ và cả con nữa.
Chuyện của chúng ta.
Niềm vui bất ngờ tốt đẹp nhất là của chính chúng ta.
Tô Ngu gõ một mạch đến đây, ngẩng đầu lên, thấy ở bên kia mẹ cô đang
lau nước mắt, cô chợt thấy hoang mang, bèn lên tiếng hỏi:
- Mẹ, sao, vậy?
- Mẹ, mẹ không sao, chỉ là chỉ là mẹ rất cảm động – Me Tô Ngu vừa
khóc vừa gõ chữ, rồi rút một chiếc khăn giấy lau nước mắt.
- Con yêu của mẹ giỏi như vậy, tuyệt vời như vậy, mẹ cảm động lắm
Tô Ngu gửi cho mẹ biểu tượng một khuôn mặt cười rõ to, đáp:
- Đúng thế, đó là, công lao, của, mẹ.
- Đúng, đúng, đều là công lao của mẹ! – Mẹ cô gật đầu lia lịa.
Đúng lúc đó, một người khác thò đầu vào trong khung hình, cự lại với vẻ
bất mãn:
- Thế còn cha thì sao?
Tô Ngu nhìn người đó, càng cảm thấy vui hơn:
- Cha, cha!
- Con ngoan – Cha của Tô Ngu ôm lấy vai vợ – Chúc mừng con đã thi đỗ!
Tiếp sau đây, cha còn phải đưa một người khác đi thi, so với con thì tỉ lệ thành công của người ấy thấp hơn nhiều.
Mẹ Tô Ngu trợn tròn mắt lên, cự lại:
- Này, này, một nhân tài như em, cứ cho là đã ở nhà mười mấy năm rồi, thế
mà vẫn được các trường đại học tranh nhau giành lấy đấy! Chỉ có anh mới
không
lọt qua thôi, chỉ có anh mới là người có tỉ lệ thành công thấp thôi!
- Ha ha ha ha – Cha của Tô Ngu để mặc cho vợ đánh yêu, chỉ cười ha hả.
Tô Ngu ở bên này cảm thấy rất hạnh phúc, đối mắt cô bỗng nhiên cũng
ươn ướt, cô chậm rãi nói:
- Cảm ơn, cha, mẹ, cảm ơn.
- Con gái ngốc, người một nhà, cảm ơn gì chứ – Mẹ Tô Ngu nói đến đây,
mặt đột nhiên biến sắc – Thôi chết, mười giờ rồi, không được rồi, mẹ phải đi đây. Nhanh lên, nhanh lên, em không thể đến muộn được. Con gái yêu, để lần
sau nói chuyện tiếp nhé, chờ tin tốt lành của mẹ nhé!
Nói rồi, mẹ kéo cha rời khỏi chỗ ngồi. Cha của Tô Ngu nhìn vào ống kính làm vẻ mặt bất lực, sau đó vẫy tay tạm biệt.
Cửa sổ hiển thị hình ảnh cũng đóng lại theo.
Tô Ngu nhìn lên cửa sổ chat mà mới trước đó hai giây vẫn còn hiện lên
cảnh tượng hạnh phúc, mỉm cười một hồi lâu.
- Cảm ơn
Cảm ơn cha, cảm ơn mẹ.
Để chăm sóc một đứa trẻ – không giống với những đứa trẻ bình thường
khác – là con, thậm chí mẹ đã phải từ bỏ sự nghiệp của mình, ở nhà suốt
mười bảy năm qua.
Dạy con học ngôn ngữ bàn tay.
Dạy con học chữ.
Dạy con nhìn và đoán lời nói qua khẩu hình.
Dạy con mở miệng nói bằng lời.
Tất cả những chuyện này đối với người bình thường đều rất đơn giản,
nhưng đối với một đứa trẻ khuyết tật như con thì đều là những thử thách rất gian khó và lâu dài.
Cảm ơn cha mẹ đã chưa từng bao giờ nghĩ tới chuyện từ bỏ.
Giống như đem hòn đá chạm khắc thành kim cương.
Giống như đem viên ngọc thiết kế thành đồ trang sức.
Cảm ơn cha mẹ đã dùng mười bảy năm để nuôi dạy và rèn luyện con.
Tô Ngu lấy từ trong cặp sách ra một tấm huy chương.
Hình một chiếc lá phong với những đường lượn mềm mại, cùng những chữ
in hoa rất tinh xảo.
S .S .
Minh chứng cho tư cách là học sinh của trường S.S.
Tiến thẳng trên con đường xán lạn đến cung điện thiết kế châu báu.
Lúc này đây, con đường ấy đang mở rộng trước mặt cô, chờ đợi cô thực
hiện giấc mơ của mình.
Tám giờ sáng – khoảng thời gian mà giao thông của thành phố B ách tắc
kinh khủng nhất.
Mặc dù Tô Ngu đã từ chối, nhưng Tô Hòa vẫn kiên quyết dùng chiếc xe đạp điện đã được sửa chữa lại để đưa cô đến trường. Vẫn là con đường với dòng người đông đúc, vì đã có bài học từ hôm trước, nên lần này Tô Hòa đi rất thận trọng.
Kết quả là, tình cờ như không thể tình cờ hơn được nữa, họ lại nhìn thấy một
một lần nữa chiếc xe biển số SS5A14 ở đúng chỗ rẽ hôm trước.
- SS5A14 lại là xe của con người biến thái ấy!
Tô Hòa nghiến răng, tăng tốc đuổi theo. Nhưng tốc độ của chiếc xe đạp
điện làm sao sánh được với chiếc xe hơi, nên chỉ mấy giây sau đó, họ đã bị bỏ rơi lại tít đằng sau.
Tô Hòa vòng hết chỗ này lại lượn qua chỗ khác, khó khăn lắm mới đuổi kịp ở một ngã tư đèn đỏ, nhưng vừa mới áp sát tới bên chiếc xe và ra hiệu bằng tay thì đèn tín hiệu đã chuyển màu xanh, chiếc ô tô lại lao vút đi.
- Này! Này! Này. Thật đáng ghét!
Tô Hòa đành tiếp tục đuổi theo, cuối cùng, khi tới bãi đỗ xe của trường S.S
thì cũng đã đuổi kịp.
Xem ra, vị giám khảo biến thái cũng đã rút kinh nghiệm, không còn tùy tiện đỗ xe ở làn đường dành cho xe ô nữa.
Tô Hòa quay lại làm động tác tay với Tô Ngu: “Em cứ lên lớp đi.”
Trước sức mạnh hành động cấp SSS của bà chị họ, từ trước tới nay Tô Ngu
không có cách nào ngăn cản được, điều duy nhất có thể làm là mặc kệ chị ấy, vì thế cô ngoan ngoãn rời đi.
Tô Hòa gạt chân chống xe, lúc đó, của kính của chiếc xe hơi cũng đã hạ xuống, Ôn Nhan Khanh lạnh lùng quan sát cô.
Tô Hòa lập tức đổi nét mặt, gật đầu cúi mình:
- Chào thầy Ôn, ha ha, thầy đến sớm quá nhỉ. Tôi là Tô Hòa, là cái người
hôm qua, vâng, người đã giẫm chân lên xe của thầy – Khi nói những lời này trong bụng, cô thầm rủa gã thiếu niên đáng ghét.
- Hôm qua trong điện thoại chưa nói được rõ, về chuyện bồi thường – Cô nhón chân nhìn lên nóc xe, chỗ bị chân giẫm lên làm tróc sơn vẫn còn, xem ra anh chàng này vẫn chưa đem xe đi sửa, Tô Hòa thấy im đập càng dữ hơn –
Thầy xem, lúc nào thầy có thời gian đem xe đi sơn lại?
Tấm cửa kính xe bống nhiên được nâng lên.
Tô Hòa ngây người ra, vội đi theo. Người trong xe đã bước ra.
- Thầy Ôn?
- Tôi phải lên lớp đây! – “Ông thầy biến thái” lạnh lùng nói xong câu ngắn
gọn đó rồi phủi áo bỏ đi.
- Nhưng chuyện bồi thường – Tô Hòa cứ trố mắt lên nhìn theo bóng người khuất dần ở phía góc tường, cuống lên định ngăn anh ta lại – Rốt cuộc là phải đền bao nhiêu, đền như thế nào, thầy cũng cứ nói một câu cho tôi biết
đi, đừng bắt tôi cứ phải lo lắng thế này chứ
Trong lúc cô đang rên rỉ những lời trên thì tiếng chuông điện thoại di động vang lên. Nhìn số điện thoại, cô càng ngán ngẩm hơn, chẳng biết làm gì đành nhấn nút nghe với vẻ đau khổ. Ở đầu dây bên kia, một giọng nói mềm mại
nhưng chẳng khác gì giọng của ma đòi mạng vang lên:
- Tô Hòa đấy phải không? Tôi là Noãn Dương đây. Sao tôi vẫn chưa thấy
bản thảo đâu nhỉ?
Thượng đế ơi!
Trong khi Tô Hòa đang đau khổ với hai tai họa ập đến cùng lúc thì Tô Ngu
đã bước vào lớp học của mình.
Cô ngạc nhiên phát hiện ra, lớp học này khác hẳn những lớp học thông thường. Dọc đường đi cô thấy, trong các lớp học dù có ít học sinh, nhưng bàn ghế vẫn được xếp đặt một cách rất trật tự, ngăn nắp.
Duy có lớp học này là chỉ có một chiếc bàn hình bán nguyệt, quây quanh chiếc bảng đen.
Với cách sắp xếp như vậy, không những kéo gần được khoảng cách giữa thầy và trò, mà đói với Tô Ngu, chỉ cần cô ngồi ở vị trí ngoài cùng là có thể nhìn thấy được tất cả mọi người.
Rất thuận tiện Tô Ngu ngồi xuống, đặt cặp sách xuống và cảm thấy có gió thổi vào từ cửa sổ, cô khoan khoái hít một hơi thật sâu.
Đúng lúc cô đang thưởng thức cảm giác ấy thì Tạ Thanh Hoan và Quan Tiểu Đông bước vào, phía sau lưng là Ôn Nhan Khanh.
Ôn Nhan Khanh đưa tay lên nhìn đồng hồ, rồi tiện thể đóng cửa lại.
Tạ Thanh Hoan và Quan Tiểu Đông vội ngồi vào chỗ.
Ôn Nhan Khanh bước tới bục giảng, đưa mắt nhìn qua khuôn mặt của ba
người một lượt:
- Rất dễ chịu phải không? Ngồi ở đây, trở thành học sinh của S.S, một
tương lai tươi sáng đang chờ đón các bạn, tất cả đều rất tuyệt, phải không?
Dừng một lát, Ôn Nhan Khanh quay người vẽ lên bảng một hình tròn, sau đó vẽ một vòng tròn nhỏ bên trong đó, rồi vạch một đường chia đôi đường tròn nhỏ.
Vẽ xong, Ôn Nhan Khanh quay người lại, nhìn vào Tô Ngu rồi chậm rãi nói:
- Nếu nói, hình tròn lớn là một ngàn thí sinh, thì những người thi đỗ chỉ là
con số bé nhỏ như hình tròn nhỏ này, tức bốn phần nghìn. Trong bốn phần
nghìn ấy, số người có thể hoàn thành khóa học và tốt nghiệp S.S chưa đầy
một nửa. Cũng có nghĩa là, bây giờ các bạn có bốn người, có thể, ba năm sau, chỉ có hai người tốt nghiệp, thậm chí còn ít hơn thế. Vì vậy, đừng tưởng rằng ngồi ở đây rồi thì không phải lo điều gì nữa. Con đường tương lai của các bạn còn rất dài – Nhìn ánh mắt hoảng hốt của học sinh, Ôn Nhan Khanh vứt viên phấn, rồi treo một tấm bảng sắp xếp chương trình học lên bảng – Bắt đầu từ hôm nay, việc học tập của các bạn chia thành ba phần: Phần một là phần cơ sở, lên lớp vào thứ hai, thứ tư, thứ sáu, do các thầy giáo phụ trách môn học lên lớp; phần hai là phần thực hành thủ công, thứ ba hàng tuần tới quan sát và học tập tại xưởng gia công ngọc trực thuộc SEASON; phần ba, cũng có nghĩa là vào thứ năm hàng tuần sẽ học giờ của tôi.
Nói đến đây, bỗng nhiên Ôn Nhan Khanh mỉm cười. Anh ta đừng cười có khi còn ổn, bởi khi anh ta cười thì nhiệt độ trong lớp hạ xuống tới gần mức đóng
băng:
- Theo giờ học của tôi để làm gì? Đáp án chỉ có một, đó là: Thi.
Cả lớp học chết lặng.
Xem ra Ôn Nhan Khanh rất vừa lòng với không khí đó, nên nói tiếp:
- Lần thứ nhất thi trượt có thể thi lại; lần thứ hai thi trượt sẽ bị trừ điểm;
lần thứ ba thi trượt thì hãy gói ghém hành lý và trở về nhà.
Mặc dù Tô Ngu không hiểu hết được từng lời của Ôn Nhan Khanh, nhưng cô cũng hiểu được bảy, tám phần: Thầy Ôn nói rằng phải thi rất nhiều có một chút ngoài dự liệu, nhưng đó là lẽ thường tình.
- Vì thế, các bạn học sinh yêu quý của tôi, các bạn rất may mắn, hôm nay là
thứ năm
Ôn Nhan Khanh chưa nói xong, Tô Ngu đã cảm thấy chiếc bàn rung mạnh – Quan Tiểu Đông vừa ngồi phịch xuống đất. Cậu ta vội vàng ngồi dậy, luôn
miệng nói:
- Xin lỗi thầy! Xin lỗi thầy! Xin lỗi thầy! Xin
Còn người ngồi ở đầu đằng kia – Tạ Thanh Hoan thì chau mày lại.
Quan Tiểu Đông vừa quan sát sắc mặt Ôn Nhan Khanh, vừa run rẩy ngồi
trở lại vị trí cũ, lúc ngồi xuống còn suýt nữa làm đổ cả ghế, khiến cho Tạ
Thanh Hoan càng có vẻ tức giận, môi mấp máy
Tô Ngu cũng thấy hơi giật mình, có phải Tạ Thanh Hoan đã nói là “Đồ bỏ
đi”?
Không biết có phải là mình đã nhìn nhầm không?
Quan Tiểu Đông ngồi bên cạnh im lặng, cúi đầu xuống, mặt đỏ bừng lên.
Không khí có vẻ căng thẳng, cô có thể cảm nhận rất rõ là bàn tay đặt trên
bàn đang rung lên, Tô Ngu định thần, thấy Ôn Nhan Khanh đang đứng bên bàn, ngón tay bên mép bàn của thầy thì đang gõ khẽ lên đó, khi cô ngẩng đầu
lên, ánh mắt của hai người gặp nhau, Ôn Nhan Khanh nói:
- Hãy cho tôi xem các bạn đã mang những gì đến lớp nào.
Quan Tiểu Đông vội vàng giở cặp sách, lôi ra một đống hàng trăm loại bút
vẽ và màu, hầu như chẳng thiếu thứ gì, chật cả một mặt bàn. Rồi cậu ta ngẩng đầu lên nhìn thầy giáo với vẻ lấy lòng. Nhưng Ôn Nhan Khanh không nói gì, mà dời ánh mắt nhìn sang Tạ Thanh Hoan.
Tạ Thanh Hoan lôi từ trong ngăn bàn ra một chiếp laptop hiệu Apple, đặt
lên mặt bàn, mở ra và nói:
- Đơn giản và hiệu quả là phong cách của em.
Ôn Nhan Khanh không phủ nhận, đưa mắt nhìn sang Tô Ngu.
Trên mặt bàn của Tô Ngu chỉ có một tập giấy trắng, một chiếc bút chì và
một cục tẩy.
Đôi mắt của cô trong veo, tuy cũng có đôi chút căng thẳng, nhưng phần
nhiều là sự thẳng thắn.
Ôn Nhan Khanh mấp máy môi đang định nói gì đó thì cánh cửa kính đột
nhiên bị mở ra, học sinh đến muộn xuất hiện ở cửa lớp cười bẽn lẽn.
- Thưa thầy! Em chào thầy ạ!
Tạ Thanh Hoan nhìn đồng hồ, lẩm bẩm:
- Mười giờ rồi mà mới chào buổi sáng
Vẫn là chiếc áo sơ mi quê mùa màu cháo lòng không thể nhận ra được màu
sắc ban đầu của nó, với thân hình nhỏ thó của Diệp Nhất, dường như chiếc áo ấy quá rộng. Áo quần, trừ mười điểm.
Chân cậu ta đi gì vậy? Một đôi dép lê giá mười đồng mua ở chợ đêm? Trừ mười điểm.
Còn mái tóc của cậu ta nữa, cứ cho rằng không có thời gian đi cắt tóc thì cũng phải tắm gội, chải chuốt một chút chứ? Ấy thế mà nó rối bù trông chẳng khác gì tổ quạ. Trừ mười điểm.
Lại còn cặp kính nữa chứ! Bây giờ còn ai đeo kính kiểu gọng to đen trông như đồ cổ thế kia, nó đè lên sống mũi, chẳng lẽ cậu ta không cảm thấy nặng
sao? Trừ mười điểm!
Còn nữa và còn nữa, cái dáng đứng hơi nghiêng và dựa vào khung cửa với hai tay cho vào túi quần không biết là kiểu gì nữa. Trông cứ như đồ lưu manh,
du côn! Trừ hết, trừ hết, trừ hết điểm!
Tạ Thanh Hoan nhìn Diệp Nhất rồi lại nhìn Quan Tiểu Đông – đúng là khiến cho người khác phải rùng mình! Một người thì vô dụng, hèn hạ, còn một người thì chẳng khác gì du côn, ấy thế mà lại học cùng lớp với cô, cùng là học sinh
của S.S, chuyện này làm cô nàng thấy thật mất mặt!
Trong khi Tạ Thanh Hoan nghiến răng thầm chửi rủa, thì Diệp Nhất hớn hở ra mặt, không chờ Ôn Nhan Khanh lên tiếng, cứ thế đi vào trong lớp, kéo một
chiếc ghế và ngồi xuống:
- Thầy giảng đến đâu rồi? Liệu tôi có bỏ qua chi tiết nào hay ho không?
- Cậu đến lớp học với hai bàn tay không như vậy à? – Ôn Nhan Khanh hỏi,
mặt vẫn giữ nguyên vẻ bình thản.
- Em đã hỏi bác bảo vệ rồi, ông ấy nói hôm nay là thứ năm, là giờ của thầy Ôn, không cần phải mang sách vở.
Ôn Nhan Khanh hơi nheo mắt lại:
- Vậy thì giấy và bút chắc phải có chứ?
Diệp Nhất vỗ vai Quan Tiểu Đông:
- Người anh em, chắc mang đủ chứ, cho tôi mượn một ít nhé! – Rồi không
đợi Quan Tiểu Đông trả lời, liền đưa tay ra chọn lấy bút và một ít giấy của Quan Tiểu Đông, đặt lên bàn của mình.
Quan Tiểu Đông cười bẽn lẽn:
- Cứ lấy đi, không sao đâu
Diệp Nhất cười hà hà, quay đầu lại, thấy Tô Ngu cứ chăm chú nhìn mình,
bèn nháy mắt một cách tinh nghịch với cô. Tô Ngu vội dời mắt đi, nhìn về phía
Ôn Nhan Khanh. Ôn Nhan Khanh cũng không truy cứu nữa:
- Trước khi thi, tôi có một câu hỏi, đề nghị mọi người hãy tự hỏi mình: Thế
nào là thiết kế?
Tô Ngu giật mình: Thế nào là thiết kế? Thầy ấy hỏi như vậy là có ý gì?
- Quan Tiểu Đông, cậu nói thử xem! – Ôn Nhan Khanh bắt đầu gọi trả lời
mà không hề báo trước.
Quan Tiểu Đông run bần bật, một chiếc bút lăn khỏi bàn mà không kịp
nhặt, vội đứng lên:
- Dạ? Thiết kế thiết thiết kế là là
Tạ Thanh Hoan giơ tay, Ôn Nhan Khanh nhìn thấy, bèn nói:
- Em nói đi.
- Thiết kế là đưa ra phương án và bản kế hoạch làm việc căn cứ theo mục
đích và yêu cầu, sau đó vẽ thành bản vẽ.
- Phì! – Diệp Nhất ngồi bên cạnh phì cười.
Tạ Thanh Hoan trừng mắt nhìn cậu ta với vẻ giận dữ:
- Cậu cười cái gì?
Ôn Nhan Khanh lên tiếng:
- Chắc hẳn Diệp Nhất có ý kiến riêng của mình rồi, hãy chia sẻ cùng với mọi
người xem.
Diệp Nhất sờ lên mũi, chậm rãi nói:
- Em nghĩ, thiết kế là lấy lòng. Là làm thay đổi hình dạng vốn có để đáp
ứng thẩm mĩ và nhu cầu của mọi người, tạo ra một hình dạng khác, đó chính là thiết kế. Dùng các tòa nhà cao chọc trời để tiết kiệm không gian, sắp xếp chỗ làm việc của nhiều người, khiến cho thành phố trở nên phồn hoa hơn, đó là thiết kế; dùng các trang viên rộng rãi để làm tăng thêm sự giàu có, khiến cho cuộc sống của chủ nhân càng trở nên thoải mái hơn, đó là thiết kế; thậm chí, trong một lớp học nhỏ, đặt một bồn cây màu xanh khiến chho học sinh thích thú, đó cũng là thiết kế Nếu không có tiền đề là lấy lòng, thì không có gì gọi là sắp xếp, bài trí và kiến trúc. Vì thế, thiết kế là lấy lòng. Thiết kế ngọc thì lại càng là lấy lòng.
Diệp Nhất nói xong, cả lớp im lặng.
Tô Ngu ngây người nhìn Diệp Nhất, trong lòng không khỏi sửng sốt. Cô nhìn
và hiểu từng chữ trong lời nói của cậu ta, nhưng cũng chính vì hiểu nên mới càng cảm thấy ngạc nhiên.
Dường như có một chiếc rương đựng châu báu ở cuối con đường, rõ ràng là biết trong đó đựng gì nhưng vẫn cứ đi về phía đó, thế rồi trong quá trình tiến tới ấy, bỗng có một người xuất hiện, đi rất nhanh tới và mở chiếc rương đó ra, để cho tất cả mọi thứ trong rương phơi bày ra trước mắt. Nếu nói rằng, cô ở cách chiếc rương ấy mười bước, thì Diệp Nhất – chắc chắn là đã nhanh hơn cô rất nhiều.
Ôn Nhan Khanh dường như vẫn chưa vừa lòng, hỏi tiếp:
- Vậy, cậu cho rằng trong thiết kế thì thứ gì là quan trọng nhất?
Diệp Nhất ngoẹo đầu:
- Em muốn được nghe ý kiến của những người khác – Nói rồi nhìn về phía
Tô Ngu.
Không hiểu sao, Tô Ngu luôn cảm thấy đôi mắt phía sau cặp kính gọng đen to tướng ấy rất sáng và đang cười với một ngụ ý không lấy gì tốt đẹp.
Trong lòng cô bỗng thấy run lên. Đúng lúc ấy, ánh mắt của Ôn Nhan Khanh
cũng nhìn về phía cô:
- Được, em trả lời đi.
Tô Ngu bất giác cắn chặt môi dưới, rồi viết lên tờ giấy:
CURIOSITY (tò mò)
IMAGINATION ( tưởng tượng)
CREATIVITY (sáng tạo)
Thực ra, kể từ giây phút viết xong những chữ ấy, cô đã biết rằng mình đã
thua.
Vì đáp án của cô đúng với quy củ, nhưng không có gì đặc biệt.
Mà trong giới thiết kế thì đúng quy củ có nghĩa là thất bại.
Trong chốc lát, Tô Ngu cảm thấy vừa buồn rầu vừa tức giận, thậm chí cả
một nỗi đau như dao cắt nữa. Cô sợ sệt ngước mắt lên, đầu tiên là nhìn Ôn Nhan Khanh – vẫn là khuôn mặt đẹp một cách lạnh lùng không chút thay đổi, sau đó nhìn sang Diệp Nhất – một đôi mắt phía sau cặp kính gọng đen to
tướng, nó ươn ướt như thế lúc nào cũng có hơi nước, và rất rất dịu dàng.
Diệp Nhất đã nhìn cô chăm chú bằng đôi mắt dịu dàng và thâm trầm ấy, rồi
chậm rãi lên tiếng, giọng rành rẽ và rất dễ nghe:
- Tôi cho rằng, điều quan trọng nhất trong thiết kế là lợi ích.
Ngón tay của Tô Ngu bất chợt đan vào nhau. Trong chốc lát, cậu thiếu niên
quần áo nhàu nhĩ với lời lẽ, cử chỉ khinh mạn và tất cả những thứ không hợp với thẩm mĩ của tất cả mọi người kia dường như đều tan biến mất, chỉ còn lại ánh sáng của tài năng bẩm sinh đang lấp lánh.
Dường như cô không thể mở được mắt ra.
Thực ra, đó cũng không phải là một đáp án quá khó tượng tượng, có điều,
đối với cô thì cần phải có thời gian tôi luyện và chắt lọc thì mới có thể nhìn thấy được bản chất nguyên thủy nhất ẩn chứa đằng sau việc thiết kế.
Diệp Nhất Thật sự là, quá nhanh
Một người như vậy mà là bạn học, sau này còn là đồng nghiệp nữa, vì sao
bỗng nhiên lại có một chút cảm giác ghét?
Buổi học của Ôn Nhan Khanh thực sự không khó khăn lắm như trong tưởng t ượn g .
Mặc dù có cảm thấy căng thẳng, bất lực, áp lực, nhưng công bằng mà nói
thì thời gian trôi qua rất nhanh.
Bài học trong hai tiếng đồng hồ đã kết thúc rất chóng vánh, Ôn Nhan
Khanh nói:
- Sau này sẽ còn có một số công việc thủ công nữa, cần các bạn phải hợp tác hoàn thành. Vì thế, các bạn hãy chia nhóm.
Tạ Thanh Hoan nhìn lướt nhanh một lượt, chau mày. Mặc dù rất không muốn, nhưng cô nàng rất hiểu rằng nếu hợp tác với những học sinh thông
minh thì một công sẽ giải quyết được nhiều việc, vì thế tranh lên tiếng trước.
- Em muốn cùng nhóm với Diệp Nhất.
Diệp Nhất nhướn mày, le lưỡi cười:
- Được thôi, cũng nhóm với người đẹp là niềm vinh hạnh của tôi.
Vậy là Tô Ngu và Quan Tiểu Đông buộc phải thành một nhóm với nhau.
Quan Tiểu Đông nghiêng đầu, lên tiếng với vẻ ngượng ngùng:
- Vậy à, xin được quan tâm, giúp đỡ nhiều.
Tô Ngu nhìn đáp lại người bạn học chủ động tỏ rõ thiện chí.
Vì trước đây cô học trong trường câm điếc, các bạn học cũng là những
người giống như cô, nên những trở ngại trong giao tiếp không phải là chuyện khó khăn nhất.
Nhưng đây là S.S.
Đây là lần đầu tiên Tô Ngu đi học ở một trường học bình thường.
Cũng là lần đầu tiên trở thành bạn học với những người bình thường.
Trước tình hình ấy, cô không biết nên làm thế nào cho phải.
Nhưng mẹ cô đã từng dạy rằng, khi con không biết giao tiếp với người khác
như thế nào, thì con hãy mỉm cười. Mỉm cười, có thể thay thế cho mọi lời nói.
Vì vậy Tô Ngu nhìn vào mắt của Quan Tiểu Đông và mỉm cười rạng rỡ.
Khuôn mặt của Quan Tiểu Đông lập tức đỏ bừng lên.
Tan học, Tô Ngu trông thấy Tô Hòa đang đứng dựa vào chiếc xe đạp điện ở
cổng trường. Cô vội chạy đến bên, thở hổn hển và hỏi:
- Chị, chưa, đi, làm à?
- Bản thảo vẫn chưa nộp, đến tòa soạn có khác gì là chủ động nộp mạng?
Buổi chiều không phải lên lớp chứ? Đi thôi!
Tô Hòa chở Tô Ngu về nhà, trên đường đi qua một quầy bán báo, cô bèn dừng lại mua số Treasure mới nhất. Về đến nhà, ăn qua loa một chút, rồi Tô
Hòa mở tạp chí ra và bắt đầu chửi rủa:
- Thật là quá đáng, rõ ràng là tạp chí ra hàng tuần! Rõ ràng là ngày mai mới có kết quả thi, thế mà đã sắp chữ trong đêm và cho ra tin rồi, để cạnh
tranh, đúng là người ta phải tranh thủ từng giây, từng phút!
Tô Ngu không nhìn rõ miệng của Tô Hòa, bèn hỏi với vẻ tò mò:
- Sao, vậy chị?
- Này, em xem này.
Tô Hòa ngồi xuống bên cạnh cô, chìa tờ tạp chí cho Tô Ngu cùng xem. Trên
trang đầu đưa tin về SEASON. Ngoài phần giới thiệu chi tiết về sản phẩm mới của quý ra, còn đưa tin về kì thi tuyển sinh của S.S và công bố danh sách những người trúng tuyển.
Tô Hòa nghiến răng ra hiệu bằng tay: “Em không biết chứ, hôm nay Tổng
biên tập hỏi chị, chị vẫn còn nghĩ, có thể dùng tình hình thi ngày hôm qua của
em để mà đối phó. Thế nhưng, chị ta nói với chị, Treasure đã đăng bài viết về kết quả thi rồi! Em nói xem, Treasure sao mà đáng ghét đến thế! Cái gọi là độc quyền đã bị họ giành lấy mất rồi, không hiểu họ làm thế thì các tạp chí khác sống thế nào được nữa!”.
Tô Ngu lật sang trang khác, ngạc nhiên khi thấy có tới hai trang giới thiệu
về Ôn Nhan Khanh. Tô Hòa cũng ghé lại xem:
- Ồ, anh ta quan trọng đến thế cơ à? Anh ta anh ta anh ta chính là cháu
gọi Quý Doãn Tiên bằng cậu ruột! Mẹ anh ta là Quý Văn Văn, hiện tại là COO [7'>
của Quý Thị! Chả trách mà anh ta có thể đi một chiếc xe hơn hai triệu đồng! Chờ chút, ở đây viết địa chỉ ở hiện tại của anh ta là Rome, nhưng rõ ràng anh ta đang ở trong nước cơ mà! – Tô Hòa đọc lướt toàn bộ bài viết, mắt ngây ra – Trời ơi! Đúng là anh ta ở Italy! Nhưng thứ tư hàng tuần anh ta đều đáp máy
bay về thành phố B để lên lớp cho các em vào thứ năm đấy!
[7'> Chief Operating Officer – Giám đốc điều hành
Nói xong, Tô Hòa nhào ngay đến máy tính tra xem từ Rome đến thành phố
B sẽ phải bay trong bao lâu, sau khi tra xong, cả hai chị em đều không nói được câu gì.
- Nghe này – Tô Hòa nhìn cô em họ bằng ánh mắt ngưỡng mộ, nhón tay đưa lên màn hình run rẩy – Mười tiếng đồng hồ! Mười tiếng đồng hồ! Giá
thành một buổi lên lớp của em đắt quá đấy
Thế giới của những người có tiền đúng là không thể nào hiểu được!
Cho dù phải mất những mười tiếng đồng hồ ngồi trên máy bay cũng nhất
định bay về đây để lên lớp, lại còn mua cả xe Volkswagen Phaeton nhìn thì tưởng là bình thường nhưng đắt kinh khủng nữa.
Thế hệ thứ hai của đại gia có chuyện gì mà không làm được?
Bây giờ Tô Ngu cũng đã hiểu vì sao giờ học của thầy Ôn “khác với những
giáo viên bình thường khác”.
“Anh ta dứt khoát là một người biến thái” – Tô Hòa dùng ngôn ngữ tay đưa
ra một kết luận như vậy.
Trong bản tin của Treasure, ngoài phần giới thiệu về lai lịch, gia đình và việc giảng dạy hiện tại của Ôn Nhan Khanh ở S.S, chuyện mỗi tuần anh ta đáp máy bay từ Rome về thành phố B để lên lớp giảng bài, thì không khai thác những chuyện khác, cũng chỉ có một tấm ảnh, nhìn thì thấy hình như tấm ảnh đó được chụp lén.
Trong bức ảnh đó, Ôn Nhan Khanh đang ra khỏi cổng S.S, vẫn với chiếc sơ mi màu trắng và quần âu màu đen, khuôn mặt lạnh lùng.
Tô Hòa dường như nghĩ ra điều gì đó, “à” một tiếng rồi nhảy lên.
Tô Ngu nhìn chị với vẻ tò mò.
- Ôi chà, chị ngốc thật đấy! Sao chị lại có thể ngốc đến thế nhỉ? Ông trời
cho chị một cơ hội tốt như vậy, thế mà chị lại không biết nắm bắt lấy, suýt nữa thì bỏ lỡ cơ hội! – Tô Hòa phấn khích nắm lấy vai của em họ – Tô Ngu! Nhất định em phải giúp đỡ chị! Không túm được Thần hộ mệnh, không lẽ cũng không túm được Ôn Nhan Khanh. Em là học trò của anh ta, ngày thường khi tiếp xúc với anh ta, em hãy chú ý tới những chi tiết nhỏ giúp chị, ví dụ như
anh ta thích gì và không thích gì, rồi về nói cho chị biết nhé!
Tô Hòa vừa nói vừa nắm tay thành nắm đấm:
- Còn chị, sẽ nhân lúc trong tay có số điện thoại và cả cơ hội tuyệt hảo là
mang tiền đền cho anh ta, sẽ khai thác toàn bộ những bí mật của anh ta!
Càng nghĩ càng thấy vui mừng, càng nghĩ càng thấy phấn khích, bèn lập tức gọi điện cho Ôn Nhan Khanh, kết quả là đầu dây bên kia thông báo: “Số máy quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được”.
Trời đất! Chuyện gì thế không biết? Tô Hòa ngạc nhiên, quay lại hỏi em họ:
- Thầy giáo của em tắt điện thoại rồi! Tại sao vậy?
Tô Ngu tiện tay gõ một hàng chữ lên chiếc máy tính: “Giờ này, có lẽ thầy
Ôn đã về Rome rồi”.
Chương 3
Hồi 3
Trong truyện cổ tích, có một cậu bé xấu xí luôn vui vẻ. Hàng ngày cậu đều làm cho người khác vui cười, quốc vương và công chúa rất thích cậu. Vì thế, cậu cảm thấy thế giới này rất đẹp. Cho đến một ngày, cậu nhìn thấy một tấm gương và cậu đã thấy bóng mình trong đó. Cậu đã khóc. Tôi nghĩ, không phải cậu khóc vì thấy mình xấu, mà vì biết được sự thật về chuyện mình không được yêu mến.
***
Hơn mười giờ tối, nickname QQ Đường phèn hấp tổ yến sáng lên.
Đang tập vẽ trên máy tính, Tô Ngu vội mở cửa sổ chat.
Nhưng, hồi lâu mà vẫn không thấy bên kia trả lời.
“Mẹ? Mẹ?” – Tô Ngu gõ chữ để gọi.
Phải tới mười phút sau thì từ ô cửa sổ mới hiện lên hai chữ: “Tiểu Ngu”.
“Mẹ, sao bây giờ mẹ mới lên thế?”.
“Tiểu Ngu, là cha đây”.
Tô Ngu thấy lòng chợt run lên, cô có dự cảm chẳng lành.
“Mẹ cuộc phỏng vấn thế nào rồi?”.
“Phía bên kia hẹn sẽ thông báo sau, tuy nhiên hi vọng không lớn lắm”.
“Vì mẹ đã phải chăm sóc con nên không được luyện tập trong một thời
gian dài ư?”.
“Không phải, con đừng nghĩ vậy, có lẽ vì mẹ con chưa chuẩn bị tốt tâm lí, một thời gian nữa sẽ ổn thôi. Con đừng lo, mẹ con đã có cha. Còn con, ở với
chị Hòa tốt chứ?”
“Vâng. Chị ấy đối xử với con rất tốt”.
“Từ nhỏ hai chị em con đã rất yêu quý nhau, cũng chính vì vậy mà cha mẹ
mới yên tâm để con đi học ở thành phố B. Nếu không có chị Hòa, thì chắc chắn cha mẹ sẽ không để con cho ai chăm sóc đâu, mà sẽ đích thân đến đó chăm sóc con”.
Bàn tay của Tô Ngu càng run, hồi lâu mới gõ được mấy chữ: “Vâng ạ”.
Trong chốc lát, mắt cô nhòe đi, nhưng cô cố nén lại, quyết không để lộ cho
cha mình biết mình đang buồn.
Mỉm cười, cô cố gắng để cho mỗi con chữ gõ ra đều mang theo niềm vui: “Tiếng đàn của mẹ hay nhất trên thế gian này, mặc dù con không nghe được, nhưng con cảm thấy được, vì vậy, con tin nhất định mẹ sẽ tìm được việc! Nhất định sẽ không có chuyện gì đâu!”.
“Tất nhiên rồi, vì mẹ con là người mà cha đã chọn mà!”.
Tô Ngu cười: “Cha phải động viên mẹ nhé! Là mẹ của con thì cũng sẽ cố
gắng như con!”.
“Không vấn đề gì đâu”.
“Mẹ đang làm gì vậy?”.
“Mẹ uống sữa xong, nói là đau đầu nên đi ngủ rồi”.
“Ồ, vậy”.
Còn đang định nói điều gì đó nữa thì cha đã viết: “Phải rồi, cuối tuần này
cha đi dự hội thảo học thuật, tiện đường đi qua thành phố B, lúc đó cha con mình gặp nhau nhé”.
“Cuối tuần? Vâng ạ!”. Mặc dù cô mới tới thành phố B một thời gian, nhưng đã cảm thấy dường như đã xa cha mẹ lâu lắm rồi.
“Tạm thời như vậy đã nhé, giờ cha phải tới bệnh viện trực ban, cha out đây. Tiểu Ngu, con đi ngủ sớm đi nhé!”.
“Vâng, con chào cha ạ”.
Tô Ngu vừa chào cha xong thì Tô Hòa bước vào phòng tìm tài liệu, đưa mắt
nhìn thấy cửa sổ chat, bèn hỏi:
- Thế nào? Chú lại đi làm thêm ca à?
- Vâng.
- Khổ thật ấy. Hình như từ khi chú lên chức phó chủ nhiệm khoa Ngoại đến
nay thì cứ vài ba ngày lại phải làm thêm ca một lần thì phải?
Tô Ngu lại “vâng” một tiếng.
- Bây giờ em đã tới thành phố B học, chắc hẳn thím thấy buồn và vắng vẻ
lắm.
- Vâng vì thế, mẹ em quyết định, đi làm, trở lại.
Tô Hòa gật đầu:
- Vậy thì tốt quá. Với tài năng của thím thì đến đâu cũng sẽ tìm được việc,
đến đâu cũng sẽ tỏa sáng!
Nói rồi, cô tìm một cuốn sách trên giá, rồi dường như chợt nhớ ra chuyện gì
đó, quay sang đẩy vào vai em:
- Phải rồi, em đã hỏi giúp chị chưa?
- Chuyện, gì cơ?
- Về cậu thiếu niên đẹp trai! Người đóng vai thần hộ mệnh ấy! – Tô Hòa làm
động tác đeo nhẫn vào ngón tay – Thế nào, ở trong S.S liệu có chút manh mối
gì không?
Tô Ngu lắc đầu.
Tô Hòa lộ vẻ thất vọng, khẽ vỗ vào vai Tô Ngu:
- Thôi được, hễ có tin thì nhất định phải nói cho chị biết ngay đấy. Chị đi
viết bài cho kịp đây! – Nói xong, quay người bước ra.
Lời của Tô Hòa đã nhắc Tô Ngu, cô vội mở mục My Document trong máy tính, trong đó có hình ảnh của Thần hộ mệnh.
Hình ảnh sắc nét nhanh chóng hiển thị choán hết màn hình.
Giữa bức hình là chiếc nhẫn kim cương với kiểu dáng đơn giản, mềm mại và
kinh điển của SEASON, mặc sức tỏa ra vẻ đẹp quyến rũ giữa quầng ánh sáng.
Tô Ngu chăm chú nhìn lên chiếc nhẫn kim cương ấy một hồi lâu.
Mọi người đều bị thu hút bởi vẻ đẹp của cậu thiếu niên trong quảng cáo, và
ra sức tìm hiểu về lai lịch của cậu, nhưng không ai nghĩ tới một điều, đó là điều bí hiểm nhất không phải ở người diễn viên đóng vai thần hộ mệnh, mà là người đã thiết kế ra chiếc nhẫn ấy.
Đây không phải là tác phẩm của Hạ Ly, Tô Ngu tin chắc như vậy. Cô đã quá quen thuộc với tác phẩm của Hạ Ly, quen thuộc đến mức cô có đủ tự tin tới chín mươi chín phần trăm để khẳng định rằng mình không sai.
Hơn nữa, nó cũng không phải là tác phẩm của những chuyên gia thiết kế
nổi tiếng khác của S.S, vì thông thường, mỗi khi S.S đưa ra một sản phẩm mới thì sản phẩm ấy đồng thời cũng sẽ xuất hiện ở blog cá nhân của người thiết kế ra nó.
Tô Ngu đã sưu tầm tất cả các trang blog của các chuyên gia thiết kế của S.S, nhưng cô chưa nhìn thấy chiếc nhẫn ấy xuất hiện trên các trang đó bao giờ.
Vậy thì nó do ai thiết kế nhỉ?
Thứ sáu, là ngày học môn cơ sở.
Thầy giáo họ Lý chừng hơn năm mươi tuổi, mái đầu bạc trắng, nhưng nhìn
vẫn còn rất phong độ, bước vào lớp và phát giáo trình cho mọi người, có rất nhiều cuốn khác nhau, gộp lại cũng phải tới hơn hai mươi cuốn, thành một chồng dày cộp.
Lúc đó Tô Ngu mới biết, thì ra trong chương trình của S.S không đơn thuần là chỉ học vẽ và thiết kế, mà còn phải học về lịch sử phát triển của đồ trang sức bằng ngọc, lí
luận thiết kế ngọc trai, tri thức cơ bản về đá quý, giám định ngọc, gia công đá ngọc, chạm khắc đá ngọc, nghệ thuật chế tác kim loại,
thậm chí là cả thiết kế phần mềm máy tính
Theo như lời của thầy Lý thì: Một nhà thiết kế ngọc giỏi đồng thời cũng phải là một chuyên gia hàng đầu về ngọc.
Bài học thứ hai là xuống phòng máy tính, để bắt đầu học về sử dụng phần mềm đồ họa từ con số không.
Đối với Tạ Thanh Hoan thì đó chỉ là chuyện nhỏ, vì cô đã nắm vững những điều này từ lâu rồi. Nhưng đối với Tiểu Ngu thì đây là lần đầu tiên biết đến thiết kế phần mềm, trước tiên chưa cần nói tới những cửa sổ chi chít, chỉ riêng giao diện toàn bằng tiếng Anh cũng đã khiến cho việc nắm bắt kiến thức trở nên khó khăn hơn hẳn. Thêm vào đó, do nguyên nhân tầm nhìn có lúc bị che khuất không kịp nắm bắt được một phần lời giảng của giáo viên, nên kết thúc
giờ học, Tô Ngu cảm thấy mình vẫn như đang ở trên mây.
Và đợi đến khi kết thúc tiết học thứ hai, Diệp Nhất mới lò dò đến.
Tô Ngu cứ tưởng rằng chỉ những giáo viên đặc biệt như Ôn Nhan Khanh
mới không để ý đến chuyện học sinh đến muộn, nhưng cuối cùng cô phát hiện ra rằng, các giáo viên khác cũng không để mắt đến chuyện đó. Sau đó thì cô nghĩ, cũng phải thôi, học sinh không chịu vươn lên, thì lẽ đương nhiên là sẽ bị đào thải, chẳng có liên quan gì đến giáo viên cả.
Có điều, khó khăn lắm mới vào được S.S, các học sinh khác đều rất cố gắng vẫn còn chưa ăn ai, chỉ có Diệp Nhất là vẫn cứ nhơn nhơ như không.
Vì sao cậu ta lại có thể nhàn nhã đến như thế nhỉ?
Tô Ngu vừa nghĩ vừa đưa mắt nhìn Diệp Nhất, kết quả là bị cậu ta phát
hiện ra nên nghiêng đầu sang, hỏi:
- Có chuyện gì à?
Tô Ngu vội thu ánh mắt lại, lắc đầu, thu dọn sách vở chuẩn bị cho tiết học
tiếp theo. Không ngờ, Diệp Nhất đi tới trước bàn của cô, ngồi xuống, hai tay chống cằm, ngẩng đầu lên nhìn cô.
Bốn mắt hai người nhìn nhau, Diệp Nhất cười toét miệng, chỉ vào tai:
- Cậu không nghe được phải không?
Cả Quan Tiểu Đông và Tạ Thanh Hoan đầu ngạc nhiên quay lại nhìn.
Vì cô không hề để lộ ra dấu hiệu gì khác thường, hơn nữa, các giáo viên
cũng chưa bao giờ nhắc đến chuyện đó, nên không ai nghĩ rằng người bạn học trông rất nền nã, e thẹn ấy lại không nghe được. Tô Ngu không mấy để
tâm đến chuyện này, vì từ nhỏ đến giờ cô đã trải qua rất nhiều lần như vậy.
Hồi còn nhỏ xíu, cô không biết vì sao khách đến thăm nhà thường nhìn cô
bằng ánh mắt rất lạ.
Sau này, khi vào học trong trường dành riêng cho trẻ khuyết tật, nhờ sự chỉ bảo của thầy cô giáo, Tô Ngu mới biết rằng mình khác với những đứa trẻ bình t h ườn g .
Thầy cô trong trường nói, trên thế giới này có một thứ gọi là: Âm thanh. Các em đã bị mất đi quyền nghe thấy âm thanh, nhưng không sao, vì các em vẫn nhìn thấy, sờ thấy, nếm được, cảm nhận được. Các em có trí tuệ, và nhờ điểm này nên các em có thể làm quen và chạm vào thế giới này bằng cách riêng của mình.
Thầy cô giáo nói, không nên cảm thấy tự ti và ấm ức vì khuyết tật của mình, vì trong thời đại này người ta hơn nhau là ở cái đầu, ở trí tuệ, mà ở điểm này thì các em không hề thua kém những người khác.
Thầy cô giáo nói rất nhiều, nhưng đều không bằng câu nói của mẹ:
“Vì con gái yêu của mẹ là một nàng tiên cá, nên để có được một linh hồn
bất diệt, con đã phải đánh đổi nó bằng âm thanh từ giọng nói của mình”.
Nàng tiên cá là truyện cổ tích mà Tô Ngu thích nhất.
Để có được linh hồn bất diệt, nàng tiên cá đã dùng giọng nói của mình để
đổi lấy đôi chân của con người. Vì vậy, cô tin chắc rằng để có được điều gì đó, cô đã phải đánh đổi khả năng nghe để đến với thế gian này.
Mẹ từng nói: “Thế gian này rất công bằng. Để được một điều gì đó thì sẽ phải bỏ ra một cái giá”.
Vì vậy, không cần phải tự ti, không cần phải sợ hãi, sự khiếm khuyết trên cơ thể chẳng qua chỉ là cái giá bỏ ra để thực hiện giấ
giấc mơ mà thôi.
Tô Ngu mỉm cười, dưới ánh nắng mặt trời, các đường nét trên khuôn mặt toát lên một vẻ cương nghị và đẹp đẽ.
- Ừ – Cô gõ chữ lên màn hình điện thoại cho Diệp Nhất nhìn: “Mình bị điếc
bẩm sinh, vì thế chỉ có thể đoán được lời nói của mọi người bằng cách nhìn
khẩu hình.”
Diệp Nhất nói:
- Vậy, cậu có biết nói không?
Tô Ngu tiếp tục gõ chữ lên điện thoại: ” Có. Nhưng mình nói không được
hay lắm, vì phải cô gắng phát âm để nói, nên nói rất chậm”.
Diệp Nhất trầm ngâm trong mấy giây, rồi đột nhiên đưa tay ra, “tạch” một cái, gập ngay chiếc điện thoại di động của Tô Ngu lại.
Tô Ngu vẫn chưa hết ngạc nhiên thì thấy Diệp Nhất nói:
- Vậy thì, hãy nói chuyện với mình. Mình sẽ không chê cậu nói chậm, cậu cứ
nói đi! – Cậu ta chớp mắt – Không được gõ chữ nữa, mình muốn đối thoại với cậu.
- Mình – Tô Ngu dừng lại, nhưng nhìn thấy ánh mắt chờ đợi và đầy vẻ khích lệ của Diệp Nhất, bèn thu hết can đảm nói tiếp – Rất, vui, được, làm, quen, với, cậu.
- Thấy chưa, cậu đã nói rất tốt đấy chứ! – Diệp Nhất vuốt mái tóc dài của cô với vẻ rất thân thiết – Mình cũng rất vui được làm quen với cậu, tiểu mĩ nhân ạ.
Đôi mi của Tô Ngu khẽ rung lên, mặt thoắt trở nên đỏ bừng.
Thực ra, khi ở cùng với Tô Hòa, Tô Hòa đã yêu cầu cô phải nói bằng lời; khi
ở cùng cha mẹ, hai người cũng khuyến khích cô tận dụng mọi cơ hội để nói.
Nhưng, tất cả vẫn khác với bây giờ.
Vì, cha mẹ và chị đều là người trong nhà.
Còn người này là người ngoài.
Một bạn học vừa mới quen, giao tiếp chưa nhiều, sao lại có thể tùy tiện yêu
cầu một cách thẳng thừng như vậy với mình chứ?
Diệp Nhất, chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ bị từ chối sao?
Sự tự tin quá mức ấy, có đôi chút khiến người ta
Tan học, Tô Ngu nhận được tin nhắn của Tô Hòa, nói rằng phải chạy lấy tin
nên không thể đến đón cô được và bảo cô đi xe bus về nhà, đây là lần đầu tiên cô tới bến xe bus ngoài cổng trường.
Đó là một bến xe hơi hẻo lánh, chỉ có tuyến 326 chạy qua. Có điều rất may
điểm cuối của tuyến 326 chính là khu Mĩ Cảnh Gia Viên – nơi hai chị em ở.
Trong lúc chờ xe, Tô Ngu nhìn thấy Tạ Thanh Hoan cũng đi về phía cổng trường, một chiếc Cadillac chạy đến, tài xế mặc đồng phục xuống xe mở cửa sau, Tạ Thanh Hoan vào xe, rồi chiếc xe lao vút đi.
Cảnh tượng chỉ có thể thấy trong phim ảnh, vậy mà lúc nãy nó lại diễn ra trước mắt Tô Ngu một cách hết sức chân thực, cô chợt nhớ đến chiếc xe Volkswagen Phaeton của thầy Ôn Nhan Khanh mà bà chị họ ghi tạc trong lòng, bất chợt mỉm cười.
- Cười gì thế?
Phản ứng đầu tiên của cô là lùi về sau một bước. Người kia cười ha hả:
-Sợ đến thế sao? Có phải gặp ma đâu. Ma đây! – Diệp Nhất làm bộ mặt méo
mó, mũi và mồm đều méo xệch về một bên.
Mặc dù ấn tượng về Diệp Nhất rất phức tạp, nhưng Tô Ngu vẫn không nén
được phì cười. Diệp Nhất nhìn biển xe bus:
- Bạn cũng đi tuyến 326 à?
- Ừ. Mình xuống, Mĩ Cảnh Gia Viên, còn bạn?
Diệp Nhất cho hai tay vào túi quần, vừa nhìn tên bến xe, vừa tiện mồm
đáp:
- Tôi vẫn chưa biết.
Tô Ngu thấy rất tò mò, sao lại có người ngồi xe bus mà không biết mình sẽ
xuống đâu? Đúng lúc ấy thì xe bus tới, cô đang định lên xe thì đột nhiên thấy sắc mặt của Diệp Nhất thay đổi, cậu ta đẩy Tô Ngu một cái khiến cô loạng choạng, suýt nữa thì ngã xuống bậc thang lên xuống.
Diệp Nhất lập tức ôm lấy ngang lưng cô, bế bổng cô lên, chạy nhanh về
phía xe, vừa chạy vừa kêu:
- Nhanh lên, nhanh lên! Bác tài ơi, lái xe nhanh đi!
Tài xế trừng mắt với cậu một cái:
- Vội để mà đi đầu thai kiếp khác à? – Tuy nói vậy, nhưng anh ta cũng nhấn
ga cho xe chạy.
Diệp Nhất cứ bế xốc Tô Ngu như vậy và đi tới bên hàng ghế thứ hai mới chịu đặt cô xuống. Mặt của Tô Ngu đỏ bừng, nhiều hành khách trên xe đổ dồn
nhìn vào, khiến cô vừa xấu hổ vừa luống cuống, cô buột miệng nói:
- Làm, làm, cái gì thế?
- Suỵt! – Diệp Nhất ra hiệu bằng tay. Trong xe hơi nhốn nháo, Tô Ngu
nghiêng đầu nhìn thì thấy tất cả mọi người đều nhìn ra ngoài cửa sổ xe.
Ngoài cửa sổ, cách chiếc xe bus khoảng một trăm mét có tới bảy, tám chiếc xe hơi màu đen đang tăng tốc đuổi theo, mấy người còn nhoài người ra khỏi xe, ra sức vẫy tay, cảnh tượng rất hỗn loạn.
Vì khoảng cách khá xa nên Tô Ngu không nhìn rõ bọn họ đang kêu lên điều gì, nhưng tất cả mọi người trên xe thì đồng loạt đổ dồn ánh mắt về phía Diệp
Nhất. Không lẽ những người kia đang đuổi theo cậu ta?
Lạ thật, cậu ta đã gây ra chuyện gì à? Vì sao lại bị mọi người đuổi theo như vậy? Hơn nữa, những người đó lại đều mặc comple đen, đeo cà vạt đen, đeo kính đen, không lẽ Đúng lúc tình thế ngàn cân treo sợi tóc thì chiếc xe đột ngột phanh kít một cái và dừng lại.
Tài xế quay lại, đưa tay làm động tác mời:
- Chú em, xin cậu xuống xe cho tôi nhờ, tôi còn phải chở cả một xe hành
khách, tôi không muốn xảy ra tai họa đâu.
Diệp Nhất thở dài một cái, rồi quay người xuống xe.
Qua lớp kính cửa xe, Tô Ngu nhìn thấy sau khi Diệp Nhất xuống xe thì cả
đoàn xe hơi màu đen đều dừng lại, rồi bảy, tám người lực lưỡng nhanh chóng đi về phía Diệp Nhất, một trong số những người đó không biết nói câu gì, chỉ thấy Diệp Nhất gật đầu rồi bước lên một trong những chiếc xe.
Hành khách trong xe chụm đầu bàn tán, còn tài xế tiếp tục cho xe chạy, Tô Ngu nhìn những chiếc xe hơi mỗi lúc một xa, trong lòng dâng lên một cảm giác rất khó nói.
Có đôi chút sửng sốt bàng hoàng, có đôi chút ngượng ngùng, và có cả chút lo lắng mơ hồ.
Có điều thôi vậy, mẹ đã nói rồi, đi ra ngoài đường đừng quan tâm nhiều đến chuyện của người khác, kẻo lại rước họa vào thân.
Tô Ngu tìm đến một chỗ trống và ngồi xuống, bỗng nhiên cảm thấy có điều gì đó là lạ. Cô cúi đầu xuống nhìn vào cặp sách của mình, ngăn đựng điện thoại không biết đã bị mở khóa từ lúc nào, chiếc điện thoại và cả móc khóa có con gấu bông để lộ ra bên ngoài đều không thấy đâu nữa, hèn chi mà khi ngồi xuống cô cứ cảm thấy trông trống, không có cảm giác có vật gì đó đè nặng lên.
Lạ thật, điện thoại ở đâu nhỉ? Lúc tan học cô vẫn còn lấy nó ra để xem giờ
cơ mà.
Không lẽ vừa rồi, đã bị Diệp Nhất lấy đi mất?
Câu hỏi đó đến tám giờ tối thì có đáp án.
Tô Ngu đang ngồi học đồ họa trên máy tính thì đột nhiên Tô Hòa đi vào,
đưa điện thoại đến trước mặt cô:
- Tiểu Ngu, điện thoại, điện thoại!
Tô Ngu nhìn thấy số máy hiển thị trên đó là “Tiểu Ngu”, vẻ mặt liền lập tức
trở nên ngượng ngùng.
Nhưng bà chị họ chợt nhớ ra rằng Tô Ngu không thể nhận điện thoại được,
bèn lấy lại chiếc điện thoại, nhận cuộc gọi:
- A lô! Cậu là Gì cơ? Diệp Nhất? Bạn học?
Tô Hòa nhìn về phía Tô Ngu với ánh mắt nghi hoặc, Tô Ngu gật đầu. Tô
Hòa tiếp tục nghe:
- Gì cơ, chị, chị họ! Tôi không phải là chị họ của cậu! Cậu mới là người gọi lung t