--> Hương Vị Đồng Xanh - game1s.com

Hương Vị Đồng Xanh

dỗ ngọt:

- Việt Phương, về đến thành phố, có nhiều màu vẽ đẹp lắm, con thích cái nào ba mẹ đều mua cho con.

- Dạ! - Việt Phương vui vẻ gật đầu rồi tiếp tục ăn cơm.

Bữa cơm hôm nay do bà Thu Hà nấu, thấy con gái ăn nhiều, bà tưởng rằng mình nấu ăn hợp ý con bèn hào hứng gắp thêm thức ăn cho con gái:

- Ăn thêm đi con, mai mốt về thành phố, con thích ăn gì mẹ đều nấu cho con ăn.

- Dạ!

Bà Thu Hà cảm thấy rất hài lòng khi con gái ngoan ngoãn chứ không bướng bỉnh như mọi khi. Việt Tình thì thấy ba mẹ ai cũng tranh thủ lấy lòng Việt Phương để mong cô bé đồng ý lên thành phố thì tức giận lắm, vùng vằng chén cơm mãi.

Đến tối, Việt Phương vốn hay ngủ chung với ông bà nội, nhưng hôm nay cô bé đòi qua ngủ chung với chú Nhân. Vì thỉnh thoảng Việt Phương vẫn hay sang ngủ với chú nên cả nhà chẳng ai nghi ngờ gì hết. Ngủ đến nửa đêm, Việt Phương mở mắt thức dậy rồi đi ra ngoài.

Ông bà nội già nên thường khó ngủ, chỉ cần Việt Phương trở mình cũng làm họ thức giấc. Còn chú Nhân thì khác, chú ngủ rất say, thường ngủ một mạch đến sáng; nên Việt Phương mới muốn ngủ với chú để nửa đêm trốn đi, đến nơi mà thằng Bảo đã chỉ vẽ.

Việt Phương chẳng đem gì nhiều, cô bé chỉ đem theo mấy bộ đồ đã chuẩn bị sẵn từ tối, mở chốt cửa sau lén lút chập chững trong đêm tối trốn đi. Trước khi rời đi, Việt Phương quay đầu lại nhìn nhà mình lần nữa, một giọt nước mắt rơi xuống rồi bị cô bé nhanh tay quệt đi.



Chương 2: Nơi chốn bình yên



Sáng sớm như thường lệ, bà nội của Việt Phương thức dậy nấu nước châm trà để ông nội Việt Phương có thể uống vào buổi sớm. Dùng trà sáng là thú vui tao nhã của những người dân quê. Đun nước sôi xong, bà cầm chổi xơ dừa mở cửa sau ra ngoài quét sân, xung quanh nhà bà đầy cây cao bóng cả cho nên cứ hễ chiều đến, trời lộng gió lá sẽ rụng đầy sân. Một đêm đến sáng, mặt sân toàn là lá khô, đặc biệt là mùa thu, cây rụng lá nhiều.

Bà nội giật mình khi biết cửa sau nhà bà mở không khóa, nhưng đêm qua trước khi đi ngủ bà đã khóa cửa cẩn thận trước sau rồi, tính người già luôn cẩn thận như vậy. Giật mình hoảng hốt cho là có trộm, nhất là khi chúng biết con trai con dâu bà ở thành phố về, biết đâu chúng mò vô kiếm lợi.

Nghĩ vậy bà vội vã chạy đến trước cửa phòng của hai vợ chồng ông Việt Tuyên gọi cửa ầm ầm. Hai vợ chồng giật mình chạy ra mở cửa phòng, nghe mẹ nói rõ mọi chuyện cũng hốt hoảng lục đồ đạc xem có mất mát cái gì hay không. Sau đó thở phào nhẹ nhõm vì họ không mất mát thứ gì hết. Người nào người nấy đều ngạc nhiên vì không biết tại sao cửa sau nhà lại bật mở, cho đến khi Cảnh Nhân mở cửa bước ra thông báo Việt Phương đi đâu mất rồi. Cả nhà đều trở nên hoang mang.

- Tất cả đều tại hai vợ chồng bây hết. - Bà nội Việt Phương bật khóc trách móc con trai và con dâu. - Tại tụi bây cứ nhất quyết bắt con nhỏ lên thành phố, cho nên nó sợ mà bỏ trốn như thế.

Vợ chồng ông Việt Tuyên cũng không ngờ đứa con gái nhỏ chỉ mới 9 tuổi lại gan to đến nỗi dám bỏ nhà, nghĩ lại vừa giận vừa tự trách. Giận vì con cái ngang bướng không nghe lời, vừa tự trách bản thân không kiềm chế mềm mỏng khuyên giải con mà cứ áp đặt ép buộc nó phải làm theo, trong khi đã không dạy dỗ nó bao lâu nay nên mất dần lòng tin cùng sự yêu thương của nó.

Cả nhà phát hoảng tỏa ra đi tìm khắp mọi nơi. Đến nhà của đám trẻ thường chơi chung, dỗ ngọt chúng để tìm địa điểm Việt Phương có thể trốn, nhưng đám trẻ được căn dặn từ trước chỉ một mực bảo không biết, có chỉ thì cũng chỉ những nơi mà bọn trẻ thường hay chơi chứ không phải là chỗ Việt Phương đang trốn. Nhưng thật ra, người biết chỗ trốn đó ngoài thằng Bảo ra thì chẳng còn ai biết nữa. Mà thằng Bảo là một thằng bé vốn lầm lì ít nói, miệng kín như bưng; nó dù bị đánh chết cũng sẽ không hé lộ nửa lời.

Bà nội Việt Phương giận ba mẹ cô bé ra mặt, bà tấm tức khóc nói:

- Nếu không tìm được cháu gái tao, vợ chồng bây cũng đừng vác mặt về đây làm gì nữa.

Vợ chồng ông Việt Tuyên và bà Thu Hà nhìn nhau chẳng biết nói gì. Ông Việt Tuyên cũng giận vợ, ông bỏ mặc bà, tự mình đi tìm con gái.

Bà Thu Hà tức giận vô cùng, giận vì đã sinh ra một đứa con như thế, cũng hối hận vì năm xưa đã để Việt Phương ở đây. Bà nhìn Việt Tình đang đứng nép vào một góc, thì cảm thấy thật may mắn là bà vẫn còn một đứa con gái biết nghe lời.

Còn Việt Tình thì vui sướng khi biết Việt Phương không chịu về nhà, nếu như hôm nay không tìm ra Việt Phương, ngày mai họ sẽ về thành phố mà không có con bé.

Trong khi đó, Việt Phương trốn vào trong một căn biệt thự của một nhà giàu có sống trên thành phố. Căn biệt thự được xây để mỗi khi họ rảnh rỗi thì về đây nghỉ ngơi thư giản, hít thở không khí trong lành ở thôn quê, tránh xa không khí ồn ào và đầy bụi bặm của thành phố.

Bà nội của thằng Bảo vốn được thuê đến trông coi quét dọn nhà này hàng tuần khi trước. Nay bà già yếu hay bệnh nên đã giao lại cho một chị trong xóm, tuy vậy nhà thằng Bảo vẫn còn lưu lại một chùm chìa khóa kho củi phía sau căn biệt thự kia, cho nên thằng Bảo đã bảo Việt Phương trốn ở đó. Sẽ chẳng ai hay, ai biết cho đến khi ba mẹ Việt Phương trở lên thành phố.

Nhưng đó là nơi khá đáng sợ đối với một cô bé như Việt Phương. Kho củi khá ẩn ướt, quá tối, đầy gián chuột. Tuy Việt Phương không sợ gì những con vật này nhưng cô bé chưa từng ở một mình trong bóng tối. Bóng tối đáng sợ đang quây chặt Việt Phương. Tiếng những con chuột kêu chít chít trong đêm tối tạo cảm giác lành lạnh đáng sợ vô cùng.

Việt Phương co người đầy sợ hãi, nhưng giữa đêm tối cô bé cũng không biết nên đi đâu. Nếu ra khỏi đây, người ta nhìn thấy thế nào cũng lôi cô bé về nhà. Nhưng ở lại trong cái nhà kho này thì đáng sợ quá.

Việt Phương quyết định ban ngày thì trốn vào trong căn nhà kho này, còn ban đêm thì cô bé sẽ ra khỏi và nằm dưới mái hiên phía sau căn biệt thự. Ở đó vừa sạch sẽ, vừa đỡ sợ, lại có ánh đèn từ trong nhà hắt ra.

Cô bé ôm cái túi quần áo ra nằm dưới mái hiên sau của căn biệt thự. Nền gạch lạnh lẽo, gió đêm thổi từng cơn ớn lạnh, một đứa bé tuy sống ở thôn quê như Việt Phương mưa nắng dãi dầm nhưng việc không có một mái nhà che mưa che gió thế này là chưa từng.

Việt Phương lôi quần áo ra vừa lót dưới nền gạch lạnh, vừa phủ lên người cho ấm, cô bé nằm sát một góc tường hy vọng tránh được phần nào gió lạnh. Thật may mắn, mấy ngày nay nắng ấm không có mưa, nếu không thì cô bé càng thê thảm hơn rất nhiều. Cũng may mắn là trời lạnh giá, nên muỗi cũng không có để mà quấy rối cô bé thêm nữa.

Thiên Phong đang mơ màng ngủ bỗng cảm thấy rất khó chịu nên tỉnh giấc, mồ hôi trên người cậu bé trải đầy. Mở mắt ra, ánh đèn ngủ dìu dịu nhè nhẹ len vào hốc mắt của cậu bé, Thiên Phong thở ra một hơi dài đầy mệt mỏi. Nhìn lại căn phòng rộng rãi trống trải lẫn lạnh lẽo này, lòng cậu bé thấy cô đơn vô cùng.

Dù cố gắng nhiều lần nhưng Thiên Phong vẫn không cách nào hòa hợp với người mẹ kế của mình. Mỗi khi nhìn thấy ba cùng vợ kế của mình vui vẻ bên nhau thì lòng Thiên Phong lại khó chịu, có lẽ cậu ích kỷ thay cho người mẹ quá cố của mình. Vị trí đó từng là của bà, ánh mắt cùng những lời yêu thương của ba Thiên Phong từng thuộc về mẹ cậu; cho nên khi ông dùng ánh mắt với nụ cười, lời nói ngọt ngào với một người phụ nữ khác khiến cậu thấy rất chướng mắt.

Thiên Phong đặc biệt khó chịu hơn khi mà mẹ cậu chỉ vừa mất chưa được nửa năm ba đã cưới người đàn bà đó về.

Tuy bà ta luôn đối với Thiên Phong rất tốt, nhưng giữa bà ta và Thiên Phong đều có một khoảng cách nhất định nào đó mà vô hình trung không thể nào kéo lại được. Thiên Phong đối với bà ta không phải ghét nhưng chẳng thích một chút nào.

Dù sao bà ta cũng là vợ ba, cậu bé cũng chẳng muốn phản đối; nhưng đối với hai người đó, Thiên Phong xem như hai người xa lạ sống chung cùng một mái nhà.

Lần này Thiên Phong được nghỉ hè, ba muốn đưa cậu bé và người vợ kế đi du lịch ở châu Âu nhưng Thiên Phong bảo rằng mình muốn về quê chơi, vì thích phong cảnh yên tĩnh.

Ba Thiên Phong vì không thuyết phục được con trai, cũng không muốn thất hứa với vợ kế của mình nên đành chấp nhận để Thiên Phong một mình. Ông đã mướn người chăm sóc Thiên Phong trong lúc cậu bé ở dưới quê này một mình.

Thiên Phong đến đây được chăm sóc lo lắng từ cái ăn cái mặc, nhưng buổi tối người chăm sóc cậu cũng quay về với gia đình của họ, để cậu bé một mình ở trong căn biệt thự rộng lớn thế này. Cho nên Thiên Phong, vốn đến đây trong cô đơn lạc lõng, chưa hề bước ra khỏi căn biệt thự lần nào hết, càng trở nên buồn bã hơn khi cứ đêm về là căn nhà chỉ còn lại mình mình.

Giật mình tỉnh giấc, Thiên Phong không ngủ được, cậu bé ngồi dậy đi xuống nhà uống nước. Kính trong nhà là loại kính một chiều, từ bên trong nhìn ra có thể thấy rõ, nhưng từ bên ngoài nhìn vào thì chỉ thấy một màu tối đen.

Thiên Phong đi xuống bỗng thấy một đống gì lùng nhùng còn nhúc nhích ở phía ngoài cánh cửa. Thiên Phong có chút sợ hãi, đứng im nhìn cái đống lùng nhùng đó; trông nó nhỏ xíu, thỉnh thoảng lại nhúc nhích, Thiên Phong liền đến gần hơn. Cậu bé bỗng nhìn thấy một gương mặt nhỏ nhắn có mái tóc dài, nước da ngăm đen đang nằm co quắp thật tội nghiệp trước trời đêm lạnh giá này.

Thiên Phong mở cửa ra ngoài, trong lòng có chút sợ hãi, cô bé này liệu có xảy ra chuyện gì hay không? Cậu vừa được học bài cô bé bán diêm, cô bé bán diêm vì trời lạnh mà bị chết cóng. Không biết cô bé này như thế nào rồi, liệu có bị chết cóng hay không?

Thiên Phong mở cửa ra ngoài, nhìn nét mặt trắng bệch của Việt Phương trông chẳng khác gì một cái xác chết cả. Cậu nhóc hốt hoảng đưa tay lay lay người Việt Phương gọi khẽ:

- Này... này...

Cả người Việt Phương lạnh ngắt nằm im không nhúc nhích càng khiến Thiên Phong hốt hoảng hơn nữa. Gọi mãi chẳng thấy cô bé trước mặt mình tỉnh lại, Thiên Phong sợ hãi cho rằng Việt Phương đã chết. Cậu kéo lay đến nỗi chiếc áo khoác trên người Việt Phương cũng rời ra. Thiên Phong lùi lại vài bước rồi ngã phịch xuống đất, cả người cứng đờ đầy sợ hãi. Thiên Phong nhớ đến lúc mẹ mình mất, cả người bà cũng lạnh toát và trở nên trắng bệch như thế, rồi sau đó cứng đờ ra.

Tim Thiên Phong không ngừng đập mạnh, cả người run bắn lên, sợ hãi không ngừng tăng bao bọc lấy cậu bé. Một đứa bé giữa đêm khuya giá lạnh, không một ai bên cạnh lại phải đối mặt với một xác chết, Thiên Phong suýt chút nữa là “đi” ra quần nếu như...

Việt Phương nằm co người bất động ngủ, cả đêm dài không ngủ với một đứa bé đang tuổi ăn tuổi ngủ như cô bé quả là một điều khó khăn. Cho nên cô bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ say đến nỗi bị người khác lay gọi mà không hay biết. Cho đến khi, chiếc áo đang đắp trên người bị rời đi, từng cơn gió lạnh kéo đến thổi qua da thịt, càng khiến cô bé lạnh hơn nữa. Việt Phương khẽ run mình, giữ lấy cái áo phủ lên người.

Thiên Phong há hốc miệng, mắt nhìn về cô bé trước mặt mình không chớp. Lúc cậu nhìn thấy Việt Phương nhúc nhích thì ra xem, ra xem rồi thì thấy không còn nhúc nhích nữa, cho rằng cô bé kia vì lạnh mà qua đời chỉ vài giây sau đó; Thiên Phong trong khoảng khắc đó đã ân hận vô cùng, ân hận vì sao mình lại thức dậy quá trễ, nếu như mình thức dậy sớm chừng một tí thôi, biết đâu bé gái kia vẫn còn sống. Còn đang sợ hãi thì Việt Phương lại nhúc nhích, Thiên Phong thở phào nhẹ nhõm vì cô bé kia còn sống.

Thiên Phong liền bò lại gần, lần này lay mạnh Việt Phương hơn nữa, cuối cùng cũng khiến cô bé tỉnh giấc.

Việt Phương mơ màng tỉnh giấc, hai mắt vẫn không thể mở lên nổi, cô bé chỉ vừa mới ngủ được một tí mà. Nhưng bắt gặp cặp mắt mở to trong ánh đèn hắt ra bên ngoài, cặp mắt to tròn đen nhánh, lấp lánh nhìn đầy tò mò. Việt Phương giật cả mình vì đột nhiên một chú bé xa lạ xuất hiện trước mặt mình giữa đêm khuya, trên người lại mặc một bộ đồ trắng toát. Việt Phương thường nghe người lớn kể về chuyện ma; nào là ma thường xuất hiện ở những nơi vắng vẻ, rình mò những người đi ngang qua đó để ám họ, ăn thịt họ; nào là ma vú dài, ma không đầu... nhưng đều có một đặc điểm chung là mặc đồ trắng hết.

Tuy biết là người lớn kể thế để dọa trẻ con nhưng đám nhóc tụi bạn và cô bé, chẳng đứa nào không sợ đến muốn xỉu cả. Mặc dù sợ nhưng vẫn ham nghe kể chuyện ma lắm, co người vào nhau mà nghe, nghe xong rồi khóc thét lên, chẳng đứa nào đi nổi nữa chứ đừng nói là tự về nhà. Xong chú Nhân của Việt Phương cứ lại tay bồng tay bế, không thì cầm đèn soi tỏ con đường đưa từng đứa về, trong khi Việt Phương trùm mền kín mít đến không thở nổi vì sợ.

Nhiều lúc cả bọn cũng tò mò, muốn biết hình thù con ma ra sao, có giống như ở trên tivi hay không, có giống người hay không? Thậm chí còn liều lĩnh chờ đến 12 giờ trưa - cái giờ mà người lớn bảo là giờ linh, không cho con nít lang thang ngoài đường mà phải ở nhà đi ngủ, bởi vì nếu lang thang bên ngoài, sẽ bị ma bắt - tụi nó đi gọi hồn ma.

Có rất nhiều cách gọi hồn ma. Chơi cầu cơ, chơi cầu hồn... Có nhiều loại ma được tụi nó chọn là ma lon, ma lá và ma dao.

Tụi nó cứ đến 12 giờ trưa là đến trước một ngôi mộ mà vừa có người chết đặt lên đó một con dao, một chiếc lá, một cái lon. Rồi thắp nhang cầu khấn, nếu con ma nó linh sẽ nhập vào trong thứ mà chúng đặt lên mộ sau đó sẽ đuổi bắt tụi nó. Mỗi loại ma có một cách đuổi bắt đáng sợ. Nếu là ma dao thì khỏi cần bàn, nếu bắt được thì nó sẽ chém không thương tiếc, nếu là ma lá thì cũng cứa tụi nó chảy máu chứ chẳng chơi. Cho nên cả bọn thường chọn chơi ma lon, bởi vì cùng lắm nó chỉ gõ sưng mắt cá mà thôi.

Tuy lần này cũng mang đầy tâm trạng lo lắng nhưng mà chẳng đứa nào chịu rời đi trước cho đến khi con ma xuất hiện. Mặc dù mặt đứa nào đứa nấy xanh lè xanh lét vì sợ hãi.

Tiếc là cầu bao nhiêu lần vẫn chẳng có ma xuất hiện. Cho nên mãi đến bây giờ Việt Phương chưa bao giờ thấy ma cả.

Bây giờ đột nhiên thấy một thằng nhóc trông có vẻ giống ma, cũng có vẻ giống người sừng sững trước mặt mình. Nhất là căn nhà này, tuy có người thường xuyên quét dọn và mở đèn nhưng ít khi thấy có người ở. Mà ma thường sống ở những căn nhà bỏ hoang.

Nghĩ đến đây, cả người Việt Phương cứng ngắt, tim ngừng đập; chỉ sau vài giây, cô bé đã hét lên trong sợ hãi, âm thanh có thể nói là khá vang dội:

- Ma...

Thiên Phong nghe tiếng hét cũng hoảng hốt lúng túng chạy đến bịt miệng Việt Phương lại.

- Suỵt... anh là người, không phải ma. Anh sống ở nhà này. Đừng la nữa!

Đôi mắt ngân ngấn nước mắt của Việt Phương chớp chớp nhìn Thiên Phong thật lâu, cảm thấy hơi thở của Thiên Phong nóng ấm phả lên mặt mình, mà bà nội cô bé đã nói ma thì không có hơi thở, và ma rất lạnh không có ấm như Thiên Phong lúc này. Việt Phương cuối cùng cũng gật đầu đồng ý .

Việt Phương vào nhà, cô bé mới cảm thấy ấm áp, không lạnh lẽo như bên ngoài. Cô bé ngồi co ro trên bộ ghế sofa mà đoán chừng là rất đắt. Mặc dù bên trong ấm hơn, nhưng cả đêm ngoài trời lạnh khiến cô bé vẫn chưa lấy lại được sự ấm áp hoàn toàn. Muốn co chân lên, quặp người cho ấm nhưng ngại không dám co chân lên vì sợ bẩn. Cô bé chỉ dùng tay ôm lấy người, răng cắn chặt, người run run.

Thiên Phong thấy vậy liền lấy cho Việt Phương một chiếc chăn phủ. Việt Phương cũng chẳng nghĩ gì vội trùm nó lên người cho ấm, nhưng thấy vẫn chưa đủ, Việt Phương liền nói:

- Cho em xin ly nước nóng đi!

Thiên Phong liền cầm ly đến bình phích điện nhấn nút lấy cho Việt Phương ly nước nóng, nhưng suy nghĩ, cậu bé liền chế thêm chút nước đun sôi để nguội rồi đem đến cho Việt Phương. Việt Phương cầm lấy ly nước uống liền một hơi rồi mới ngượng ngượng nhìn Thiên Phong nói:

- Cám ơn anh!

- Em là ai? Sao lại ở nhà anh như thế? - Thiên Phong nhìn Việt Phương chăm chú, trông Việt Phương không giống trẻ con bụi đời.

- Em... - Việt Phương cắn môi, cô bé không biết nên nói gì, có nên nói sự thật mình bỏ nhà đi hay không? Cuối cùng Việt Phương quyết định nói. - Em đang trốn người xấu.

- Người xấu? Là ai?

- Nói chung là người xấu. - Việt Phương chỉ nói mấy từ ngắn gọn chứ quyết không chịu nói thêm, sau đó nhìn Thiên Phong bằng ánh mắt cầu xin đầy tội nghiệp. - Anh cho em trốn ở đây ít bữa thôi! Em bảo đảm sẽ không làm gì hết, em không phải ăn trộm, em sẽ ngoan. Em xin anh! - Việt Phương cầu xin, chỉ sợ Thiên Phong gọi ba mẹ cậu bé xuống đuổi cô bé đi thì khổ. Ngoài chỗ này ra, không còn chỗ nào mà Việt Phương có thể trốn được.

Thiên Phong nhìn ánh mắt và bộ dạng co rúm đáng thương của Việt Phương thì thở dài rồi gật đầu.

Nhưng sáng hôm sau, chị Nga, người trông nhà, cũng là người chăm sóc Thiên Phong trong thời gian cậu bé ở đây đến đem đồ ăn sáng cho Thiên Phong đến nhìn thấy Việt Phương đang nằm ngủ trên sofa thì hốt hoảng nói:

- Trời ơi, bé Phương! Em ở đây à? Người nhà em tìm em khắp nơi kìa.

Việt Phương nghe tiếng chị Nga thì giật mình tỉnh giấc rồi chạy đến năn nỉ chị:

- Chị, chị đừng nói cho ba mẹ em biết em ở đây nha chị! Nếu không ba mẹ em sẽ bắt em lên thành phố đó chị. Em không muốn rời khỏi đây đâu, em thích sống ở đây thôi. Nha chị...

Chị Nga cũng biết Việt Phương, chị vốn thích chú Nhân của cô bé. Biết Cảnh Nhân cũng không muốn Việt Phương về lại thành phố, cũng không nỡ để cô bé rời xa mình nên cuối cùng nói:

- Vậy cứ ở đây đến nào ba mẹ em về thành phố thì ra.

Nhưng một tiếng nói đầy giận dữ đã vang lên sau lưng hai chị em.

- Em không chấp nhận cho con bé đó ở đây. Chị mau đuổi con bé đó về nhà đi!

Việt Phương và chị Nga, cả hai đều giật mình quay đầu lại nhìn thấy Thiên Phong đang từng bước đi xuống cầu thang, trên người vẫn là bộ đồ pijama màu trắng tinh. Dù vừa ngủ dậy nhưng ánh mắt của Thiên Phong vẫn sáng rực và trong suốt, nét mặt thì đầy tức giận.

Việt Phương bị Thiên Phong đuổi thì tức giận, đứng vụt lên khỏi ghế sofa hỏi:

- Tại sao? Chẳng phải anh đã nói là sẽ cho em trốn ở đây vài bữa hay sao?

- Anh đổi ý rồi. Anh không muốn cho một kẻ dối trá như em ở đây.

- Em không phải là kẻ dối trá! - Việt Phương bặm môi giậm chân, trợn mắt nhìn Thiên Phong tức giận đáp.

- Thế ai đã bảo mình đang trốn kẻ xấu? - Thiên Phong nhìn Việt Phương không chớp mắt, cậu bé đi đến trước mặt Việt Phương, nét mặt nhìn Việt Phương đầy giận dữ. - Ba má mình mà cho là kẻ xấu hay sao?

- Ba má em đúng là kẻ xấu mà. Họ đòi dẫn em đi khỏi đây, em không muốn đi. - Việt Phương ấm ức, đôi mắt đỏ hoe, mếu máo đáp.

Chị Nga thấy vậy cũng bèn lựa lời nói với Thiên Phong:

- Phong à, tại bé Phương mấy năm nay đều sống ở đây quen rồi. Bây giờ ba má nó bắt nó lên thành phố, nó không thích nên mới trốn như thế thôi. Nếu được thì em cho con bé ở đây vài bữa thôi, đợi ba má nó về thành phố rồi thì chị đưa nó về lại nhà.

- Không được. Con cái thì phải ở với ba má. Ba má em ấy muốn em ấy về thành phố là tốt cho em ấy thôi. Ở nông thôn thế này thì có gì mà tốt đâu. Em không muốn giúp em ấy làm những chuyện khiến ba má em ấy buồn đâu. - Thiên Phong vẫn một mực lắc đầu không chịu cho Việt Phương trốn ở nhà mình. Cậu bé cho rằng, con cái được sống chung với ba mẹ, nhận được tình yêu thương của ba mẹ mới là điều hạnh phúc nhất mà ai cũng đều mong có được, vậy mà con bé này có được thì lại không chịu nhận. Thiên Phong luôn khao khát có được mái ấm hạnh phúc, một mái ấm có đầy đủ ba lẫn mẹ, chỉ tiếc là mẹ cậu bé đã mất. Còn ba cậu bé giờ đây đã không còn thuộc về riêng một mình cậu nữa, mối bận tâm của ba cũng đã không còn xoay quanh mình cậu bé, mà bây giờ trong lòng ông đang hướng về người phụ nữ kia. Và nếu một mai họ có với nhau một đứa con thì cậu sẽ trở thành người xa lạ ngay chính trong ngôi nhà của mình. Tuy Thiên Phong chỉ mới 13 tuổi nhưng những điều mà bà con dòng họ rỉ tai nhau về gia đình cậu khi ba Thiên Phong cưới vợ mới, Thiên Phong đều hiểu được.

- Tui không thích ở với ba má tui đó. - Việt Phương thấy Thiên Phong một mực không chịu cho trốn ở nhà mình mà còn lên giọng kiểu dạy đời thì khó chịu vô cùng, bực không chịu nổi thì quát lên. - Không cho ở thì thôi. Tui đi trốn chỗ khác.

- Chưa từng thấy đứa con nào bất hiếu như em. - Thiên Phong lạnh lùng nhìn Việt Phương nói. - Em có đi học hay không? Cô giáo trên trường có dạy em là phải luôn hiếu Thảo nghe lời ba má, đừng để ba má buồn. Em trốn đi như vậy, ba má em sẽ lo lắng và vất vả đi tìm em, em không thương ba mẹ hay sao chứ?

Việt Phương nghe Thiên Phong nói thì mếu máo, đúng là khi cô bé bỏ nhà đi, tất cả mọi người sẽ lo lắng và đi tìm. Giống như con Phèn của nhà nội Việt Phương nuôi từ nhỏ. Một hôm con Phèn đi chơi mãi chẳng thấy về, cả nhà đều lo lắng đi tìm cho đến khi con Phèn chạy về mới yên lòng. Việt Phương cũng thương con Phèn vô cùng, cứ tưởng nó bị người ta bắt đi ăn thịt, nên cả buổi ngồi khóc.

Bây giờ cô bé bỏ đi, chắc chắn sẽ khiến ba mẹ, ông bà và chú Nhân lo lắng đi tìm. Bà nội chắc sẽ giống Việt Phương khi mất con Phèn, chắc là cũng ngồi khóc. Nghĩ đến đó, Việt Phương cũng buồn vô hạn, nhưng cô bé thật sự chẳng muốn về thành phố tí nào hết.

- Em không muốn về nhà, không muốn về nhà đâu! - Việt Phương mếu máo nói. Cô bé ôm lấy chị Nga mà lắc đầu khóc. Chị Nga cũng thương Việt Phương, nhưng chẳng thể đưa Việt Phương đi trốn ở đâu được. Xóm này tuy vắng vẻ, nhưng mọi người đều quen biết nhau hết, đi đâu cũng dễ bị người ta phát hiện ra. Mà cô không thể để Việt Phương trốn ở một nơi không an toàn được.

- Mau về nhà đi! - Thiên Phong thấy Việt Phương khóc thì cũng mủi lòng, nhưng vẫn không muốn cho cô bé trốn ở đây.

- Em sẽ xin lỗi ba má sau, anh cho em trốn ở đây ít ngày thôi! - Việt Phương nhìn Thiên Phong cầu khẩn.

- Không được. Em mau đi đi, về nhà mau lên! - Thiên Phong lắc đầu đáp.

- Việt Phương. Cậu ấy không cho ở đây, chị đành dẫn em về nhà vậy. Bất quá chị giúp em xin ba má cho ở lại được không? - Chị Nga thấy tội Việt Phương quá cũng đành thở dài bảo.

Việt Phương không còn cách nào khác, đành đi về nhà theo chị Nga, nhưng cô bé nhìn Thiên Phong đầy căm tức, Việt Phương không ngừng mắng trong lòng: “Đồ xấu xa! Đồ xấu xa!”

Chị Nga nắm tay dẫn Việt Phương về nhà, dù chị Nga đã nói rất nhiều, khuyên nhủ cô bé rất nhiều nhưng cô bé vẫn sợ hãi khi nhìn thấy cổng nhà mình, vội rụt tay lùi bước lắc đầu mếu khóc:

- Em không vào nhà đâu!

- Bé Phương ngoan đi! Không sao đâu, ba má lo lắng cho em lắm. Thấy em về sẽ rất mừng, không nỡ đánh em đâu. - Chị Nga vội vàng khuyên cô bé.

Việt Phương nghe vậy thì nhìn chị Nga bằng ánh mắt nghi ngờ cùng mừng rỡ:

- Thật không chị?

- Thật! - Chị Nga gật đầu. - Em thấy mấy lần em đi chơi về trễ, cùng lắm thì bà nội mắng em thôi, chứ có đánh em đâu. Ba má em chắc cũng sẽ không đánh em đâu. Giống như Piruchiru ấy.

Việt Phương nghe vậy cũng gật đầu mừng rỡ. Hồi trước có xem một bộ phim hoạt hình, trong đó cậu bé nhân vật chính là Piruchiru bỏ nhà đi phiêu lưu khiến ba mẹ và mọi người đi tìm. Tuy cậu có một chuyến phiêu lưu cực kỳ thú vị, nhưng cũng đầy nguy hiểm. Cuối cùng cậu bé bị mắc kẹt không thoát ra được, cũng may lúc đó con chó nhà cậu đánh hơi và tìm ra được cậu. Ba mẹ cậu ấy nhìn thấy con thì vui mừng, ôm chặt cậu vào lòng khóc nức nở, không những không trách mắng mà còn yêu thương cậu bé hơn nữa. Khi cậu bé mất tích, họ mới biết đứa con quan trọng thế nào với mình cho nên hết lòng yêu thương cậu bé hơn nữa.

Việt Phương nghĩ biết đâu, sau khi cô bé bỏ đi, ba mẹ sẽ nhận ra cô bé rất quan trọng, sẽ yêu thương cô bé hơn nữa, cũng ôm cô bé vào lòng khóc nức nở như ba mẹ của Puruchiru. Nếu như ba mẹ thật sự nhớ cô bé, mong muốn cô bé về sống cùng mình, Việt Phương nghĩ, có lẽ cô bé sẽ theo họ trở về.

- Chị Nga, chị thấy em nên đi hay ở lại hả chị? - Việt Phương nắm tay chị Nga lắc lắc hỏi.

- Thật ra em đi hay ở đều sẽ buồn. Nhưng mà chị thấy, em nên ở cùng ba má, con cái ai cũng cần tình thương của ba má hết. Nếu nhớ nội thì bảo ba má thỉnh thoảng đưa về đây chơi. Em ở với nội cũng một thời gian dài rồi, có lẽ ba má em cũng nhớ em nên mới muốn em về sống chung. Hồi trước vì ba má bận nên mới đành gửi em cho nội thôi.

- Thật hả chị? Ba má vì nhớ em nên mới muốn sống chung với em hả chị? - Việt Phương mừng rỡ hỏi.

Chị Nga gật đầu. Việt Phương sung sướng vô cùng, vì cô bé nghĩ mình sẽ theo ba mẹ về thành phố. Chỉ cần nhìn thấy ba mẹ thì cô bé sẽ sà vào lòng họ và nói mình đồng ý theo họ đi thành phố.

Thấy Việt Phương về thì bà nội vui mừng vô cùng, rầy la mấy câu rồi bảo chị Nga gọi điện thoại cho ba mẹ của Việt Phương về nhà.

Người về nhà trước nhất là bà Thu Hà. Việt Phương thấy mẹ về thì lấm lét, cô bé biết làm mẹ lo lắng, nên tiến đến định xin lỗi. Nhưng Việt Phương chưa kịp mở miệng thì bà Thu Hà đã cầm ngay cây chổi lông gà đang nằm trên ván với vẻ mặt đằng đằng giận dữ. Không nói không rằng, bà dùng chổi đánh Việt Phương liên hồi ở mông, bà gào lên trong sự giận dữ và lo lắng:

- Con đã đi đâu hả? Con đã đi đâu hả? Dám bỏ nhà đi hoang, mới bé tí tuổi đầu mà như vậy, sau này thì thế nào nữa hả? Hôm nay mẹ phải đánh con một trận mới được, cho con chừa cái thói ngang bướng đi! Sao mẹ lại sinh ra đứa con như con chứ?

Việt Phương chưa bao giờ nhận một trận đòn nào dữ dội như thế. Đau đớn đến bật khóc, cô bé mếu máo xoay người tránh đòn, nhưng tay đã bị bà Thu Hà giữ lại, muốn bỏ chạy cũng không được, mà sức cô bé cũng quá yếu, làm sao thoát khỏi tay mẹ. Việt Phương chỉ có thể hoảng hốt vừa khóc vừa cầu xin:

- Con xin lỗi mẹ, xin lỗi mẹ... mai mốt con không dám nữa đâu.

- Bây làm gì vậy hả? Nó mới vừa về mà bây lại đánh nó, làm nó sợ, mai mốt nó đi luôn thì sao? - Bà nội thấy cháu bị đánh thì thương quá chạy đến mắng.

- Má! Má cứ để con dạy con của con! Nó còn nhỏ nếu mà không dạy thì đợi vài ba năm nữa sẽ khó dạy lắm! - Bà Thu Hà nhìn má chồng nói.

- Bây nói vậy là ý trách má không biết dạy cháu đúng không? - Bà nội Việt Phương bèn nói. - Bây muốn trách thì cứ trách tao đi. Muốn đánh thì cứ đánh tao đi, chứ đừng có đánh cháu tao! Nó còn nhỏ từ từ dạy nó, đòn roi đâu phải là cách dạy trẻ con.

- Chị! Bác Tư nói phải lắm chị. Bé Phương còn nhỏ, mình từ từ dạy nó. Mình đánh nó chỉ khiến nó càng lì hơn mà thôi. Bé Phương ngoan lắm, tại nó chưa hiểu chuyện nên mới thế, đợi nó lớn lên hiểu chuyện thì sẽ nghe lời chị thôi. - Chị Nga cũng bước tới khuyên giải bà Thu Hà.

- Con mau xin mẹ tha cho em con đi! - Bà nội Việt Phương nhìn Việt Tình đang đứng nấp ở một góc sợ hãi giục.

Việt Tình chưa bao giờ thấy mẹ mình giận dữ đến như vậy, tuy không thích Việt Phương theo về thành phố nhưng thấy mẹ đánh Việt Phương đau như thế thì cũng thấy thương, cũng mếu máo đi đến nói:

- Mẹ, tha cho em đi mẹ!

Bà Thu Hà kích động thở hồng hộc nhìn Việt Phương đang khóc tức tưởi cũng xót lòng. “Đánh con đau, đau lòng mẹ”, bà cũng không muốn đánh Việt Phương, nhưng con bé quả thật khiến bà lo lắng vô cùng. Lúc đi tìm cứ sợ con xảy ra chuyện gì, khóc hết nước mắt; nghe tin con về, bà mừng biết bao nhiêu, nhìn thấy con bình an bà mới dám thở phào nhẹ nhõm. Nhưng cũng không thể không tức giận đánh nó vài cái cho hả giận được.

Việt Phương khóc nức nở vì đau đớn, cô bé nhận ra đây không phải phim hoạt hình, ba mẹ cô bé cũng không phải là ba mẹ của Puruchiru, không yêu thương cô bé nhiều. Vốn đã muốn xin lỗi mẹ và muốn lên thành phố sống chung ba mẹ. Nhưng bây giờ thì cô bé chẳng còn muốn đi thành phố nữa. Việt Phương ấm ức nói:

- Con không đi thành phố đâu.

Cơn giận đang chuẩn bị xẹp xuống của bà Thu Hà lại lần nữa dâng lên, bà nhìn Việt Phương đầy tức giận. Tay cầm roi run run, thật sự muốn đánh thêm mấy cái cho hả giận, nhưng nhìn lằn roi đỏ hằn trên người con cũng chua xót. Bà nhìn Việt Phương nói:

- Nếu con không muốn theo mẹ về thì mẹ sẽ xem như chưa từng sinh ra con. Mẹ có một mình Việt Tình là đủ rồi.

Nói xong bà quăng cây chổi lên ván, rồi đi ra sau nhà. Việt Tình nghe vậy thì rất vui sướng, nhưng cũng ái ngại nhìn Việt Phương. Còn Việt Phương nghe xong câu đó, cõi lòng tê tái, buồn khôn tả.

Việt Phương úp mặt trong lòng bà nội, nước mắt của cô bé lăn dài trên mặt, bởi vì cô bé lại bị chính gia đình mình bỏ rơi lần nữa.

Trời vừa sáng, ba mẹ cô bé đã xách hành lý đưa Việt Tình trở lại thành phố. Ông Việt Tuyên xách hành lý lên xe rồi quay lại ôm Việt Phương vào lòng, hôn lên má cô bé một cái rồi ân cần dặn dò:

- Con ở với nội thì phải biết nghe lời nội có biết không! Ba mẹ lên thành phố để làm việc, khi nào ba mẹ rảnh, sẽ đưa chị hai về chơi với con. Con thích gì thì cứ bảo chú Nhân gọi điện lên cho ba, ba sẽ mua cho con, có biết không?

Việt Phương vẻ mặt như khóc mếu, rơm rớm nước mắt gật đầu. Đây không phải lần đầu tiên cô bé chia tay với người thân khi họ trở về thành phố. Nhưng đây là lần đầu tiên sau khi bà Thu Hà mẹ cô bé làm mặt lạnh với đứa con gái bà cho là bướng bỉnh kia, xem như Việt Phương không phải con bà, khiến Việt Phương rất đau lòng. Làm sao cô bé không cần mẹ cơ chứ.

Việt Phương vốn đã quyết định theo mẹ về thành phố rồi, chẳng qua cô bé chỉ là giận mẹ đánh mình mà nói lẫy như thế thôi. Chỉ là không ngờ mẹ mình thật sự chẳng cần mình, lại dễ dàng buông ra tiếng nói không xem mình là con nữa như thế. Dù rất hối hận, nhưng vốn có sự cố chấp của trẻ con cho nên Việt Phương dù buồn vẫn cương quyết cắn chặt môi không hé nửa lời.

Việt Phương nhìn mẹ mình dẫn Việt Tình lên xe, cô bé đanh mặt, mím môi, cương quyết không khóc; thế nhưng xe lăn bánh không bao xa thì nước mắt đã tràn đầy trên mặt, tiếng thút thít khẽ gọi: “Ba... me... chị hai...” của Việt Phương đã vang lên làm não nề một góc quê.

Bà nội thấy tội nghiệp đứa cháu, bèn lấy khăn quấn đầu lau tóc cho cháu gái rồi dỗ dành:

- Bé Phương còn có ông bà nội thương, con đừng khóc nữa!

Việt Phương thôi khóc, cô bé nhìn gương mặt già nua đầy nếp nhăn của bà nội, trong ánh mắt bà tràn ngập tình yêu thương dành cho mình. Việt Phương hiểu, cô bé không thật sự cô đơn lẻ loi, dù không có vòng tay ấm áp của ba mẹ nhưng cô bé có một hạnh phúc mà nhiều người muốn có nhưng không được. Như thằng Bảo, bạn của cô bé và đám nhóc.

Thằng Bảo ba nó mất sớm, mẹ nó bỏ đi theo người đàn ông giàu có nào đó trên thành phố, thỉnh thoảng gửi tiền về cho hai bà cháu nó xài. Mặc dù thằng Bảo chẳng ưng bụng tí nào, nó không muốn xài tiền của người đàn bà đã bỏ rơi nó, nhưng bà nội nó già yếu lại hay bệnh tật cần phải thuốc thang nên nó đành miễn cưỡng dùng số tiền ấy. Tuy nhiên, dù thiếu hụt bao nhiêu, nó cũng không hề hé môi xin thêm tiền của mẹ nó bao giờ. Bà ấy có hạnh phúc riêng của bà ấy, nó chẳng muốn có liên quan gì đến bà ấy chút nào hết. Cho nên, tiền mẹ nó gửi về, nó dùng để thuốc thang cho bà nội, còn cơm cháo hàng ngày là do bà con tốt bụng thương tình giúp đỡ. Thằng Bảo cũng to lớn khỏe mạnh, lại siêng năng, tuy là mới 10 tuổi đầu nhưng đã có thể làm được nhiều việc, ai sai gì nó làm đó, mọi người cũng thương tình nên đều sai nó làm rồi cho nó chút tiền.

Việt Phương thấy mình may mắn hơn thằng Bảo rất nhiều, không phải làm lụng cực khổ. Có ông bà và chú Nhân yêu thương, được học hành tử tế ở trường, chứ không phải học ở lớp xóa mù chữ như thằng Bảo.

- Vào nhà thôi con. - Bà nội Việt Phương giục, cô bé ngoan ngoãn theo bà về nhà khi bóng xe đã khuất dần. Nhưng đêm tối, Việt Phương vẫn nằm trong lòng bà khóc tức tưởi. Cả một đêm dài, Việt Phương khóc ròng cho đến khi ngủ thiếp đi.

Nhưng đến khi trời sáng, Việt Phương đã trở lại là một cô nhóc vô tư hoạt bát ham chạy nhảy theo đám bạn cùng xóm đi chơi. Bà nội nhìn Việt Phương rồi nói với ông nội cô bé:

- Cũng may con nít dễ quên. Tội nghiệp con bé!

Ông nội Việt Phương lắc đầu thở dài:

- Nó quên được thì mừng, chỉ sợ là...

Nói tới đây ông ngừng lại không nói tiếp, với tay vê điếu thuốc lào lên hút, dùng hộp quẹt mồi lửa rồi đưa lên miệng hút một hơi dài, sau đó thả ra một làn khói mỏng. Làn khói mỏng manh quẩn quanh trong xóm nhỏ rồi bay lên bầu trời cao.

- Mày nói thiệt hả Phương? Cái nhà đó có người à? - Thằng Hiển tưởng chừng không tin nổi trong căn nhà rộng thình lình đó cũng có người sống mà nó lại không hay tí gì hết.

- Không tin mày đến đó coi, tao gạt mày làm gì. - Việt Phương bực bội đáp, cô bé với tay bóc quả chuối vừa hái được từ trong vườn nhà má thằng Nam nhai ngấu nghiến trút bỏ bực bội trong lòng qua từng vết cắn.

- Vậy là do thằng đó đuổi mày ra khỏi nhà nên mới khiến mày bị một trận đòn oan mạng hả? - Thằng Hải xen vào hỏi.

- Ừ! - Việt Phương gật đầu, ánh mắt có chút tức giận khi nhớ đến trận đòn và ánh mắt buồn rầu, giận dữ của mẹ.

- Vậy là dù kế hoạch của thằng Bảo thất bại nhưng mày vẫn được ở lại đây với tụi tao, vậy cũng mừng rồi! - Thằng Nam cười hề hề gãi đầu biểu thị sự vui mừng của nó.

- Mừng cái gì mà mừng, tụi bây không thấy má con Phương từ nó luôn rồi hả? Ở đó mà vui mừng, tụi bây đúng là một bọn đầu đất mà! - Con Thắm vỗ đầu thằng Nam mắng một hồi.

- Ờ hen! - Thằng Nam lại gãi gãi đầu nhăn mặt nói.

- Mày có buồn không hả Phương? - Con Thắm ngồi xuống bên cạnh Việt Phương đưa mắt thương xót đứa bạn nối khố hỏi.

- Không buồn! - Việt Phương dứt khoát đáp, nhưng ánh mắt cô bé sầm lại, như có một màn đen che phủ đôi mắt vốn long lanh trong sáng.

Tụi bạn cũng biết vậy nên lặng lẽ thở dài. Thằng Bảo nãy giờ im lặng, mới bắt đầu lên tiếng nói:

- Tất cả đều tại cái thằng đó. Kế hoạch của tao rất tốt nếu như thằng đó không xuất hiện. - Thằng Bảo khẳng định chắc nịch. - Bởi vì con Phương mới bỏ nhà đi có một đêm thôi, chưa đủ cho má nó thấy tầm quan trọng khi mất nó, cho nên má con Phương mới giận dỗi bỏ đi lên thành phố như thế. Nếu như con Phương tiếp tục chốn thêm một ngày, lúc đó má của nó sẽ thấy nó rất quan trọng. Khi gặp nhau chẳng những không đánh nó mà còn yêu thương nó nhiều hơn nữa.

- Nói tóm lại là do thằng khốn ở cái nhà lầu kia nên con Phương mới chịu một trận đòn oan ức kia đúng không? - Thằng Hải nghiến răng đập mạnh tay trái vào tay phải mình, ánh mắt hừng hừng tức giận.

- Chứ còn ai trồng khoai đất này nữa. - Thằng Nam gật gù đáp.

- Vậy thì phải trừng trị cho thằng này một trận thì mới hả giận! - Thằng Nam quăng mạnh cái vỏ chuối mà nó vừa ăn xong ra thật xa.

Cả đám nhóc không ai nói ai, đồng loạt đưa mắt nhìn nhau rồi nhìn Việt Phương chờ đợi chỉ thị. Việt Phương trước ánh mắt của đám trẻ chỉ gật một cái thật mạnh, rồi cả đám cùng nhìn nhau phá ra cười sặc sụa. Cái gì chứ việc phá người là sở trường của đám nhóc quê tụi nó mà.

Thiên Phong vùi mình trong nhà không bước chân ra ngoài, thế giới của cậu bé là những nét vẽ đầy màu sắc. Thiên Phong dùng ngòi vẽ của mình làm cho ngày tháng vô vị từng giây, từng giờ, từng phút trôi qua nhanh chóng. Thế giới trong mắt cậu là không gian bên ngoài cánh cửa sổ của các phòng. Từ trên lầu nhìn xuống, trải ra trước mắt cậu là một cánh đồng thẳng tắp xanh rì đang mùa cày cấy lúa. Từng ngọn gió thổi nhẹ qua, khiến những cây mạ non xanh rì giống như những cơn sóng nhỏ lăn tăn thật đẹp và bình yên đến kì diệu. Từng cánh chim bay là đà trên ngọn lúc tìm những chú chim sâu đang ẩn nấp. Tâm hồn của Thiên Phong bỗng chốc thấy bình yên khi nhìn cảnh vật thơ mộng của đồng quê.

Tiếng chuông cửa vang lên làm gián đoạn giây phút cảm nhận sự yên bình. Cậu có chút ngạc nhiên không biết ai đến nhà mình; bởi vì chị Nga có chìa khóa, chị ấy ít khi bấm chuông gọi cửa lắm. Nghi ngại một chút nhưng Thiên Phong vẫn đi đến mở cửa.

Một thằng nhóc đen nhẻm, mái tóc cháy nắng, gương mặt gầy gò đầy tàn nhang đứng trước mặt cậu; tay cầm hộp bánh lớn bằng thiếc tròn. Cậu bé nhìn thấy Thiên Phong thì nhoẻn miệng cười hiền lành chìa trước mặt Thiên Phong hộp bánh trên tay mình, rồi bảo:

- Mẹ em bảo đem biếu anh hộp bánh này.

Thiên Phong hơi ngạc nhiên, vì sao lại tặng bánh cho mình. Thấy thằng bé cứ chìa hộp bánh muốn mình nhận, cậu bé lưỡng lự cầm lấy rồi nhìn thằng nhóc kia định hỏi thêm chuyện. Nhưng thằng nhóc đã nhanh chóng chạy biến đi mất. Thiên Phong ngớ người nhìn theo thằng nhóc đã biến mất sau những bụi cây. Cậu bé đành ôm hộp bánh vào nhà, trong lòng có chút xúc động; tuy không biết vì sao lại tặng quà cho mình nhưng mà trong lòng lại thấy vui, vì ít ra cũng có người quan tâm mình. Nhưng khi cậu bé mở ra thì một loạt những con cào cào, châu chấu nhảy ra khỏi chiếc hộp mang theo một mùi hôi thối tanh tưởi.

Thiên Phong quá bất ngờ, cậu nhóc bị những con cào cào, châu chấu nhảy tứ tung lên khắp mặt mũi của mình kèm theo mùi phân đầy tởm lợm. Thiên Phong vội vàng quăng chiếc hộp ra khỏi tay mình, chiếc hộp lập tức quăng xa, kèm theo toàn bộ những thứ chứa trong nó cũng rơi ra theo, nhưng không nằm một chỗ mà văng đi khắp nơi. Căn nhà chẳng mấy chốc trở nên dơ bẩn không thể tả nổi.

Thiên Phong cũng ớn lạnh khi xua đuổi những con vật nhỏ bé đang bám trên người cậu từ đầu tóc cho đến quần áo. Sau đó, Thiên Phong nghe một tràng cười vang dội từ cửa sổ nhà mình vọng vào. Cậu bé có chút giận dữ quay ngoắt đầu nhìn ra cửa sổ nhưng chỉ thấy mấy cái đầu đang nhấp nhô bỏ chạy sau tiếng cười. Thiên Phong chỉ biết trơ mắt nhìn đầy bất lực.

Cuối cùng cậu nhóc đành hậm hực đi tìm điện thoại gọi cho chị Nga, để chị đến rồi thu dọn nhà cửa. Còn mình thì đi tắm rửa, xua đi cái mùi thối đến buồn nôn trên người mình.

Khi Thiên Phong quay trở xuống, căn nhà cũng đã được lau dọn sạch sẽ, nhưng chị Nga lại nhìn cậu bé với ánh mắt ái ngại. Thiên Phong cũng không để ý đến nét mặt của chị. Lúc tắm rửa, chợt nhớ bức tranh mình vừa vẽ xong lúc nãy đã cầm theo xuống lầu để mở cửa, cậu nhóc vội vàng đi xuống tìm kiếm bức tranh của mình. Nhưng Thiên Phong lại không thấy bức tranh đâu nữa, rõ ràng lúc nãy cậu nhóc đã để nó ở trên bàn.

- Bức tranh của em... - Chị Nga đứng sau lưng Thiên Phong ấp úng nói. Trên tay chị là một bức tranh đã bị nhòe nhoẹt những vệt đen, dù được lau sạch nhưng vẫn để lại vết ố; hơn nữa bức tranh chỉ vừa mới vẽ xong không bao lâu, bị những con cào cào, châu chấu ướt nhẹp nhảy lên đó, làm nước đọng lại trên bức tranh khiến các màu vẽ bị lem luốc hết. Bức tranh phong cảnh đồng quê nhanh chóng trở nên khó nhìn, chẳng còn ra hình thù gì nữa, nhất là hình ảnh những chú chim đang sải cánh bay trên cánh đồng lá mạ xanh rì rào kia.

Thiên Phong giật lấy bức tranh trên tay chị Nga, cậu bé run run nhìn bức tranh mà mình đã tốn biết bao công sức mới hoàn thành được phút chốc chỉ còn lại là những vết ố khó nhìn. Vẻ mặt ngây người đau buồn của Thiên Phong hiện rõ trên nét mặt khiến chị Nga áy náy nhiều hơn nữa. Nhìn sơ qua cũng biết là trò đùa nghịch của mấy đứa nhỏ trong xóm, mà chị chắc là băng của Việt Phương chứ không ai khác cả.

Nếu bây giờ Thiên Phong quyết định bắt bọn trẻ chịu tội thì chị thật sự không biết làm thế nào nữa. Theo hợp đồng, chị không thể để nhà cửa và Thiên Phong chịu tổn hại nào. Mà bắt chị phải chỉ đích danh từng đứa để tụi nó chịu phạt, chị cũng không nỡ. Cho nên chị Nga nhìn Thiên Phong muốn biện hộ thay cho đám trẻ:

- Chị biết em vất vả lắm mới vẻ được bức tranh này, vậy mà bọn trẻ lại phá thành ra thế. Chị biết em rất giận, nhưng mấy đứa trẻ đó tụi nó chỉ là nghịch ngợm mà thôi chứ không có ác ý đâu; bình thường tụi nó rất ngoan, rất nghe lời. Chị sẽ về mắng tụi nó một trận, nhất định sau này tụi nó sẽ không tái phạm đâu. Em hãy bỏ qua lỗi của tụi nó nha!

- Em không trách tụi nó đâu. Chị đừng lo! - Thiên Phong khẽ cười buồn đáp, cậu bé vò nát bức tranh trong tay mình rồi quăng vào sọt rác.

Thiên Phong nói xong thì bỏ đi lên lầu. Chị Nga đứng bên dưới nhìn theo bóng dáng của cậu bé, cảm thấy dường như có sự lẻ loi buồn thảm, nhất là ánh mắt cô độc hiện rõ. Nhận lời chăm sóc Thiên Phong nhưng ngoài việc dọn dẹp, nấu cơm giặt rũ ra thì chị và Thiên Phong không tiếp xúc với nhau mấy, cũng chẳng nói chuyện là bao nhiêu. Lúc đầu chị Nga thấy cậu nhóc này cứ thu mình vào góc, không nói chuyện với mình cho rằng thằng nhóc này là dân thành phố nên có chút chảnh chọe, không thích trò chuyện với dân quê như chị; nhưng giờ nghĩ lại, một thằng bé còn nhỏ mà ba mẹ không ở bên cạnh cho nên nó có cảm giác cô đơn lạc lỏng, và thu mình vào một góc để bản thân không thấy buồn. Lại thấy thằng bé bị phá đến thế mà không tức giận, gặp mấy đứa trẻ trong xóm là la hét đòi đánh nhau ầm ĩ, mấy đứa nhà giàu cha mẹ có quyền thì chạy về khóc lóc ầm ĩ méc để ba mẹ nó đi mắng vốn ba mẹ mấy đứa kia... chị Nga thấy Thiên Phong thật hiền lành, trong lòng cũng thấy thương thương cậu bé hơn.

Chị đi lên phòng của Thiên Phong dọn dẹp, thấy cậu bé đang nhìn ra bên ngoài cửa sổ, trên tay cầm một cây bút lông, tay kia cầm bảng pha màu dường như đang muốn vẽ lại bức tranh hồi nãy. Nhưng cảnh vật buổi ban trưa bên ngoài đã không còn đẹp như lúc buổi bình minh nữa.

Tuy chị Nga không rành về vẽ tranh cho lắm nhưng chị cũng hiểu được tí chút, thấy Thiên Phong có vẻ không hài lòng nên mới không đặt bút vẽ, chị Nga bèn lên tiếng:

- Sao em không ra ngoài thử xem! Bên ngoài còn rất nhiều cảnh đẹp. Thôn quê mà, đâu đâu cũng là cảnh thích hợp cả.

Chị Nga nói với lòng tự hào về vùng quê của mình, nơi mà chị sinh ra và lớn lên, nơi có những ngọn nước trong lành mát ngọt, nơi có những lũy tre thấp thoáng và những con người mộc mạc hiền lành.

Thiên Phong cúi mặt có vẻ suy nghĩ rất nhiều, chị Nga bèn bước đến xoa đầu cậu bé cười nói:

- Muốn trở thành họa sĩ giỏi, trước hết em phải thu tất cả mọi thứ vào trong đôi mắt của mình. Thế giới bao la rộng lớn lắm, không nhỏ bé như mấy cái cửa sổ này đâu. Em cũng đừng ru rú trong nhà như thế, ra ngoài hít thở không khí trong lành ở đây, nhìn mọi thứ chuyển động cũng rất thú vị, còn hơn là ở đây một mình cô độc đến thế này.

Thiên Phong không ngờ chị Nga lại đang nói ra nỗi lòng của mình, cậu bé giương đôi mắt tròn xoe nhìn chị mấy giây rồi cuối cùng gật đầu. Chị Nga cảm thấy rất vui, liền hướng dẫn cho Thiên Phong hướng đi đến những nơi có cảnh đẹp, dặn dò cẩn thận rồi mới đi nấu cơm.

- Em cứ đi đi, lát nữa nấu cơm xong chị sẽ gọi em về ăn cơm. Nhớ cẩn thận nha, đường quê không bằng phẳng như đường thành phố đâu.

Thiên Phong cười gật đầu rồi cầm theo bảng vẽ và bút đi ra ngoài.

Lúc từ thành phố về đây, cậu bé ngồi trong xe, cách một tấm kính màu đen nên không nhìn rõ được cảnh vật ở vùng quê nơi này. Quả thật là nơi đây quá ư là tuyệt vời, chẳng những có nhiều cây cối rợp bóng mát mà ánh nắng chan hòa chiếu vào những kẽ lá, phản ánh sáng xuống lòng đường tạo thành những hình ảnh ngộ mắt; lần đầu tiên Thiên Phong được chứng kiến những hình ảnh đẹp như thế này. Vừa đi, cậu bè không ngừng nhìn ngó xung quanh, tuy nắng trên bầu trời chói chang nhưng đi giữa những tán cây thì mát rượi, còn có cả những cơn gió lùa khiến lá cây xôn xao lắc lư như thể các nàng tiên đang múa lụa; chưa kể tiếng chim ban trưa hòa lẫn tiếng ve kêu hè, tạo ra những âm thanh yên bình tĩnh lặng. Chỉ có thể cảm nhận mới thấy hết được vẻ đẹp nơi thôn quê này.

Thiên Phong cuối cùng cũng chọn được một cảnh rất đẹp. Đó là cảnh bờ hồ rộng lớn, có những hàng dừa ngả bóng in soi xuống mặt nước rất đẹp, hơn nữa trên hồ lại có bầy vịt đang tung tăng bơi lội, quả thật rất thích mắt. Người lần đầu nhìn thấy không thể không reo lên.

Thiên Phong liền lập tức ngồi xuống và bắt đầu dùng bút chì hý hoáy những đường phác Thảo, cậu bé muốn lưu giữ những ký ức này mãi trong tâm hồn mình qua những bức tranh vẽ.

Thiên Phong đang say sưa vẽ cảnh mặt hồ tĩnh lặng cùng đàn vịt đang bơi thì một tiếng tõm vang lên phá tan mặt hồ yên tĩnh khiến bầy vịt cũng hoảng hốt vội vàng bơi đi xa. Thiên Phong bị phá tan cảnh vật mình đang vẽ thì có chút thất vọng quay đầu nhìn thủ phạm thì thấy một đám trẻ đang đi đến, trong đó hình như có cô bé bị mình đuổi đi hôm trước, còn có thằng bé đã đưa cho mình hộp bánh chứa đầy châu chấu và nước phân.

- Này! Thằng kia, ai cho mày ngồi ở đây hả? - Thằng Nam hất mặt bước đến hỏi Thiên Phong. - Hồi nãy nếm nước phân có đã không?

Thằng Nam nói xong, cả đám trẻ phá ra cười. Thiên Phong biết là bọn nhóc này cố ý đến gây chuyện với mình thì thu xếp đồ đạc bỏ đi.

- Tụi tao đang hỏi mày mà, may khinh tụi tao nên không thèm trả lời hả? Mày ỷ mày là dân thành phố nên không muốn nói chuyện với tụi tao à? - Thằng Hải đứng ra chặn đường Thiên Phong.

Nhìn đám trẻ đều nhỏ hơn mình nên Thiên Phong mới hắng giọng nói:

- Anh lớn tuổi hơn tụi em, phải gọi anh là anh!

- Haha... - Đám trẻ phá ra cười nắc nẻ. Rồi thằng Hiển lấy tay đẩy Thiên Phong một cái bật lùi ra sau vài bước, làm rớt hết cả đồ đạc trên tay cậu bé. - Mày ỷ mày hơn tụi tao cái đầu thì đòi làm anh tụi tao? Có ngon thì đánh nhau với tụi tao, nếu mày thắng, tụi tao sẽ kêu mày bằng anh, thế nào dám đánh không?

Tụi trẻ dưới quê, tuy nhìn đứa nào đứa nấy đều ốm yếu nhưng kỳ thực lại rất khỏe; không như tụi trẻ thành phố, trông béo tròn là thế nhưng chẳng thể vật ngã được đám trẻ dưới quê. Thiên Phong lại càng không thể.

- Anh không thích đánh nhau, cũng không muốn đánh nhau với mấy em. Tại sao mấy đứa cứ đến chọc phá anh hoài vậy?

- Mày sợ rồi à? Tụi tao nói cho mày biết, là do mày đuổi bạn tụi tao đi nên mới khiến bạn tao bị đòn, bị ba mẹ bỏ lại nơi này. Bạn tao buồn biết bao nhiêu, cho nên tụi tao ghét mày! - Thằng Hiển giọng hơi ngọng đáp.

Thiên Phong không ngờ lại có chuyện như vậy, cậu bé đưa mắt nhìn Việt Phương, nhưng cô bé lừ mắt quay đi. Thiên Phong thấy có chút ân hận, hóa ra Việt Phương có hoàn cảnh khá giống mình.

- Xin lỗi! Anh không nghĩ mọi chuyện lại như thế.

Đám trẻ không ngờ Thiên Phong là người thành phố mà không hách dịch, đã vậy còn chủ động xin lỗi trước, khiến cả đám tụi nó không biết phải xử trí thế nào. Đứa này nhìn đứa kia dò hỏi. Nhưng Thiên Phong chưa cho tụi nó bàn bạc tiếp thì nói:

- Anh phải về nhà đây kẻo chị Nga chờ.

Đã như vậy rồi thì đám nhóc đành để Thiên Phong đi qua. Thấy trời cũng trưa, tụi trẻ tạm biệt nhau về nhà tắm rửa ăn cơm, chỉ còn Việt Phương ở lại vì đây là nhà cô bé, cái hồ này cũng là nơi cô bé bị té suýt chết. Việt Phương định đi vào thì nhìn thấy bút vẽ, tập vẽ của Thiên Phong bị rơi lúc nãy. Việt Phương nhớ lại lúc ba mẹ về đây, cô bé nhõng nhẽo đòi ba mua cho tập vẽ và bút vẽ. Nào ngờ cuối cùng cô bé trốn nhà đi và ông Việt Tuyên vì lo lắng mà quên đi lời hứa của mình.

Việt Phương rất thích được vẽ tranh, tuy cô bé không có khiếu cho lắm nhưng khi vẽ tranh lại cho cô bé một cảm giác khác lạ, giống như cả thế giới chỉ có một mình cô bé với bức tranh trước mặt mình.

Nhìn bức vẽ dở dang của Thiên Phong, Việt Phương rất thích, cô bé đứng nhìn nó thật lâu, nào ngờ gió thổi đến khiến cho bức tranh bị gió thổi rơi xuống hồ.

Việt Phương vội vàng đuổi theo giữ lấy nhưng không kịp. Bức tranh đã rơi ở mép hồ, Việt Phương không nỡ nhìn bức tranh bị hư cho nên một tay nắm lấy tàu dừa, một tay với xuống lấy bức tranh lên. Nào ngờ Việt Phương lại trượt chân và rơi tõm xuống hồ.

Việt Phương chới với khi bị rơi xuống nước, tay cô bé chỉ vừa nắm được bức tranh mà thôi; nước nhanh chóng xông vào lỗ mũi, hốc mắt của cô bé, một cảm giác khó chịu ập đến khiến Việt Phương hoảng loạn sợ hãi, cô bé cố vùng quẫy tay chân torng nước theo bản năng. Tiếng nước bì bõm vang lên theo từng đợt trồi người ngoi lên của cô bé. Việt Phương muốn há miệng kêu cứu nhưng vừa hé môi thì lại bị ngụp xuống nước, nước tràn đầy vào cuống phổi cô bé gây ngạt thở.

Sự ám ảnh năm xưa tràn về, cảm giác thật đáng sợ, nước sông dưới nắng hè vốn dĩ trở nên ấm hơn nhưng Việt Phương lại thấy lạnh lẽo vô cùng. Chỉ sau vài cái trồi lên, lặn xuống, khóe mắt sống mũi cay nồng, lồng ngực đau nhói khó chịu, Việt Phương cuối cùng cũng từ từ chìm xuống dưới đáy hồ. Nhưng tay cô bé vẫn quyết giữ chặt bức tranh.

Trong giây phút tưởng chừng như mình đã chết, Việt Phương thấy nhớ ba mẹ và chị gái vô cùng. Có lẽ cô bé sẽ không còn dịp được gặp họ nữa, chẳng biết họ có buồn không khi cô bé không còn trên đời này nữa. Nhưng ông bà nội, chú Nhân và đám nhóc nhất định sẽ vì Việt Phương mà khóc, mà đau lòng. Đây cũng là niềm an ủi lớn nhất của của bé. Việt Phương thấy cơ thể mình nhẹ hơn, bồng bềnh trong mặt nước, cơ thể càng lúc càng lạnh lẽo.

Một bàn tay từ đâu đưa tới nắm chặt lấy tay cô bé, siết mạnh, giữ cô bé không rời đi; sau đó nhanh chóng kéo Việt Phương lên bờ. Việt Phương đã chìm vào vô thức cho đến khi ai đó ép ngực cô bé cho phần nước đã vào bụng từ từ trào ra, mới từ từ tỉnh dậy.

Cô bé mở mắt ra thì nhìn thấy một đôi mắt tròn xoe đen láy, tuy đọng nước nhưng lại sáng lấp lánh như một vì sao. Trong mơ hồ, Việt Phương chẳng nhìn rõ gương mặt của người cứu mình. Cho đến khi một bàn tay nhỏ tát nhẹ vào má cô bé cùng giọng nói lay gọi:

- Này, em không sao chứ?

Lúc này Việt Phương mới từ từ ý thức được mọi chuyện, cô bé mở mắt ra nhìn rõ người cứu mình. Hóa ra người đó là cái thằng bé ở căn biệt thự đã đuổi cô bé đi. Chị Nga đi gọi Thiên Phong về ăn cơm, từ xa nhìn thấy nhanh chóng hiểu ra mọi chuyện, cũng hốt hoảng chạy đến lo lắng gọi:

- Bé Phương, em không sao chứ? Trời ơi, sao lại ra hồ một mình thế này? May mà phát hiện kịp, không thì sẽ thế nào hả?

Việt Phương vừa tĩnh thần trí nhìn thấy chị Nga thì mếu máo lắc đầu. Dù có cứng đầu thế nào thì một cô bé như Việt Phương đối mặt với một trận sợ hãi như thế thì cũng run rẩy không ngừng. Cô bé lao vào lòng chị Nga, tuy không khóc nhưng cũng mếu máo run rẩy không ngừng.

Chị Nga vỗ về Việt Phương, bế cô bé lên rồi nói với Thiên Phong:

- Bé Phong, cảm ơn em đã cứu bé Phương, nếu không có em thì... Haiz. Em chờ chị một chút, chị đưa bé Phương vào nhà rồi chúng ta về nhà ăn cơm.

Thiên Phong gật đầu rồi thu dọn những vật dụng vẽ của mình dưới đất lên. Lúc nãy lo tránh bọn trẻ mà quên thu mang chúng về, nhờ vậy Thiên Phong mới quay lại và nhìn thấy Việt Phương rơi xuống nước mà cứu. Cũng may, cậu bé là quán quân bơi lội của toàn trường, nếu không chưa chắc cậu có thể đưa
ĐẾN TRANG
Thông Tin
Lượt Xem : 6912
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN