--> Ngoảnh lại hóa tro tàn - game1s.com
Teya Salat

Ngoảnh lại hóa tro tàn

iác sợ hãi lẫn khoái chí sau trận quần tháo. Một mạch chạy về đến nhà, Phương Đăng chống tay lên tường cô nhi viện thở hồng hộc, thằng nhỏ mặt mày xám ngoét, thiếu chút nữa không đứng vững.

“Mày về đi, nếu nó đến tìm, đánh chết mày không nhận. Chẳng ai tin mày dám đánh nó, các ma sơ cũng không tin đâu. Nếu nó đánh, mày cứ liều đi, có điều chị nghĩ nó chẳng có cái gan ấy đâu.” Phương Đăng nói xong, thấy thằng nhóc vẫn đứng im bất động, khóe miệng mấp ma mấp máy, dường như muốn nói lại thôi.

“Sao, giờ biết sợ rồi à? ” Phương Đăng nặn ra một nụ cười. Nó sợ cũng phải, đến Phương Đăng còn không chắc mình đánh thế có mạnh tay quá không. Nhưng con bé chẳng sợ Phó Chí Thời đến tính sổ, cây ngay đâu sợ chết đứng.

Thằng nhỏ xịt mũi, lắp bắp thốt ra một câu, “Em thắng rồi ạ? Em đánh thắng nó rồi ạ? ”

“Mày…” Phương Đăng vừa ngạc nhiên vừa buồn cười, chưa kịp nói hết câu, bông nhìn thấy Phó Chí Thời mặt mày lem luốc xuất hiện ở đầu ngõ, hóa ra nó đã đuổi liền một mạch tới đây.

“Về mau.” Phương Đăng đẩy thằng nhóc một cái. Không ngờ Phó Chí Thời đuổi đến nhanh thế, đúng là chạy trời không khỏi nắng.

Bé chuồn chuồn run cầm cập, cuống quýt lùi hai bước, nhưng không chạy vào cô nhi viện, run run nhặt một hòn sỏi bên bồn hoa lên, núp sau lưng Phương Đăng.

“Phương Đăng, sao mày dám đánh tao? ” Phó Chí Thời lại gần mấy bước.

“Cái loại đầy bụng gian trá, toàn thân đê tiện như mày tao đã đánh đã làm sao? ” Phương Đăng mỉa mai, “Mày không nhanh về gọi viện binh, tìm bố mẹ ra mặt cho, một mình chạy đến đây không sợ lại bị đánh cho không còn cái răng nào à, nhục mặt!”

Con bé mắng không thèm nể nang ai, nhưng nếu phải đụng độ trực diện, nó có hơi e dè Phó Chí Thời , chó cùng rứt giậu, thằng này nhỡ điên máu sẽ trở nên nguy hiểm. Bàn chân Phương Đăng khẽ cử động, nếu tình hình nguy ngập, nó sẽ biến ngay.

Phó Chí Thời lại gần hơn nữa, dưới ánh đèn khóe mắt cu cậu long lanh. Phương Đăng nhìn kỹ, là nước mắt. Con bé đang bối rối, Phó Chí Thời bỗng cao giọng lặp lại câu nói ban nãy, “Phương Đăng, sao mày dám đánh tao? ”

Dứt lời tố cáo, nó chẳng xông vào đánh đấm túi bụi như Phương Đăng, mà lại khóc òa lên, cứ như phải chịu uất ức giày vò từ lâu lắm. Ngày thường nó được bố mẹ nâng niu, ngồi mát ăn bát vàng, thi thoảng ra ngoài hống hách chơi bời, cứ tưởng ghê gớm thế nào, hóa ra mới chịu tí cam go đã hiện nguyên hình con rùa nhút nhát, chẳng lấy gì làm anh hùng cho lắm.

Phương Đăng he hé miệng, kinh ngạc chẳng thốt được câu nào. Ban nãy đánh nhau chí chóe thì chẳng ai hay, thằng rùa to xác này vừa khóc một cái đã khiến “bà tám” họ Đỗ chạy ra cửa dòm ngó.

“Trò gì thế này? Đây chẳng phải là con nhà ông Phó đây ư? Cháu sao thế này? Phương Đăng, mày hư quá, lại gây sự? ” Gia cảnh Phó Chí Thời tử tế, bố mẹ nó được coi là người có máu mặt ở đảo, thằng này lại hay hào phóng cúng tiền tiêu vặt vào cửa tiệm của lão. Lão Đỗ muốn nịnh, bèn chạy ra nhìn đông nhìn tây, thấy Phó Chí Thời mặt mày lem luốc tức tưởi, má sưng đỏ, biết ngay quá nửa là vừa bị Phương Đăng dần cho tả tơi. Sẵn tức Phương Đăng mấy lần chơi xỏ mình, lão nặn ra vẻ mặt đau lòng nói, “Chắc chắn là Phương Đăng và cái thằng ranh không cha không mẹ hùa nhau bắt nạt cháu rồi. Đi, bác đưa cháu về, để bố mẹ cháu xử lý chúng nó.”

Phó Chí Thời không nói gì, nước mắt ròng ròng, cứ nhìn Phương Đăng chòng chọc, như thể muốn khoét một lỗ trên người con bé vậy.

“Cháu nói gì đi, có phải con bé bắt nạt cháu không? Đừng sợ, bác biết con này nó ghê gớm lắm. Lát nữa để bố mẹ tìm thằng cha nát rượu của nó, bắt quỳ xuống nhận lỗi mới thôi…”

“Chú đỗ, chú cứ đùa. Hai đứa nó thế kia có bắt nạt nổi cậu ta không? ” , Phó Kính Thù bước từ trong nhà ra, trở lại đóng của vườn lại, cắt lời.

Tiệm tạp hóa của lão Đỗ tuy rất gần Phó gia viện nhưng vẫn cách một lối đi, hai bên nước sông không phạm nước giếng, Phó Kính Thù lại không hay giao tiếp với bên ngoài, đến già Thôi cũng hiếm khi chào hỏi bọn họ. Lúc này Phó Kính Thù bất ngờ lên tiếng, lão Đỗ nhất thời không biết trả lời thế nào.

“Sao không lên tiếng? ” Phó Kính Thù nhướn mày nhìn Phó Chí Thời , lại hỏi, “Là hai đứa kia đánh cháu thành thế này à? ” Giọng điệu cậu ta vẫn đủng đỉnh như thường lệ. Trong lúc nói, Phó Kính Thù cố ý liếc qua Phương Đăng và cậu nhóc nép sau lưng một cái, khóe môi ẩn hiện nụ cười.

Ẩn ý sau lời này Phó Chí Thời sao lại không nghe ra. Phương Đăng là con gái chân yếu tay mềm, thằng nhóc kia thì bé tẹo như cái kẹo, nếu thừa nhận mình bị hai đứa này “xử”, rõ chẳng phải chuyện hay ho gì.

Phó Chí Thời là đứa háo thắng, kể cả trước mặt Phó Kính Thù, vừa hơn tuổi, vừa là bậc cha chú trong nhà.

“Liên quan gì đến mày! Lo cái thân mày đi, thằng con hoang!”

Phó Kính Thù không giận, lạnh lùng nói: “Cháu không gọi tiếng chú Bảy thì thôi, nhưng nhỡ bị người ta nghe được, sẽ tưởng bố mẹ không dạy dỗ cháu tử tế, biết đâu còn cười họ Phó là cái dòng vô giáo dục.:

“Mày có tư cách gì mà lo chuyện họ Phó? Bố mẹ tao đều bảo mày là thằng con hoang, bố mày là lão con hoang, mày là con của lão con hoang với gái điếm…” Điều khiến Phó Chí Thời điên tiết nhất chính là Phó Kính Thù lại đứng ngang hàng với cha mình. Mặc dù cha mẹ nó ngoài mặt tỏ ra khách sáo với caaujt a, nhưng nó chẳng thèm coi “ông chú” ra gì sất.

“Được lắm, bố mẹ cháu nói thế thật chứ? Chú không tin, hay là chú cháu mình cùng đến gặp anh chị hai bốn mặt một lời xem.”

Phó Chí Thời dĩ nhiên nào dám. Bố mẹ dù thế nào vẫn phải kiêng nể Phó Kính Thù, nguồn cơn là vì Phòng Lớn chịu không ít ơn nghĩa Phòng Ba ở hải ngoại, mà Phòng Ba dù bỏ rơi Phó Kính Thù ở đảo này, nhưng các bậc lão thành chưa từng phủ nhận thân phận cậu ta, nói cách khác giờ đây cậu ta danh chính ngôn thuận là cậu chủ sống trong Phó gia viện. Sau lưng nói gì thì nói, mấy đứa trẻ con với nhau cãi cọ đôi chút cũng có thể cười mà bỏ qua, nhưng đứng trước mặt người lớn mà bóc trần nhau ra, Phó Chí Thời sẽ lãnh đủ.

“Mày bảo đi là tao phải đi à, tuổi gì? Bố mẹ tao không rỗi tiếp mày đâu.” Mồm mép Phó Chí Thời xoay chuyển mau lẹ.

“Không cần vội. Chú không đủ tuổi nên lần sau bà Trịnh sai người gọi điện về sẽ để bên đó hỏi thăm anh hai chị hai, Phòng Ba chúng tôi có thật sinh ra lắm con hoang thế không.”

“Nói với mày chỉ tổ đau mồm.” Phó Chí Thời hối hận nhất thời không để ý bị cuốn vào chuyện rắc rối. Phó Kính Thù bình thường ghét nhất bị gọi là con hoang, lần này khăng khăng muốn làm to chuyện, bố mẹ nó mà biết được, chỉ sợ không những chẳng giúp nó xả cơn uất ức, mà còn cho nó đẹp mặt thêm.

“Phương Đăng, mày nhớ đấy! Sớm muộn gì tao cũng tìm mày tính sổ!” Phó Chí Thời hậm hực ném lại một câu rồi quay đầu đi thẳng. Lão Đỗ thấy thế cả thẹn lủi về quán.

Đợi cho bóng dáng Phó Chí Thời khuất hẳn, Phương Đăng mới cúi nhìn, thấy trong tay bé chuồn chuồn vẫn nắm khư khư hòn sỏi, bèn giễu: “Đêm nay mày định ôm sỏi đi ngủ đấy à? ”

“Không thể để các sơ nhìn thấy.” Thằng nhỏ dường như không nghe ra giọng điệu mỉa mai trong lời con bé, cẩn thận bỏ đống sỏi vào cái cặp sách màu đen, lưỡng lự một hồi, không nhịn được lại hỏi: “Bọn mình thắng rồi ạ? ”

Phương Đăng chép miệng chán ngán: “Mày thắng rồi đấy.”

Thằng nhóc lấy tay quệt nước mũi một cái, lần đầu tiên Phương Đăng thấy nó nở nụ cười.

“Em là Tô Quang Chiếu, các sơ đều gọi em là A Chiếu.”

Giới thiệu xong, nó thò tay lấy con chuồn chuồn cỏ trong túi ra, lúc này đã chẳng ra hình thù gì nữa, nâng niu đưa đến trước mặt Phương Đăng cứ như dâng báu vật : “Cho chị cái này, con này em tết đẹp nhất đấy.”

Phương Đăng cười nói, “Thôi nhóc cứ giữ đi, hôm nào tâm trạng lão Đỗ vui vẻ, chưa biết chừng lại đồng ý đổi bánh mỳ lấy cái này cũng nên đấy.”

Cậu nhóc tên A Chiếu thấy con bé không thèm lấy, lại quay sang đưa cho Phó Kính Thù, hai mắt long lanh trông đợi. Phương Đăng “dẫn dắt” nó đập cho thằng kia một trận đau đời, Phó Kính Thù chỉ dùng mấy câu nói đã đuổi được kẻ xấu, trong lòng nó cả hai đều là nhân vật vĩ đại.

Phó Kính Thù nói “cảm ơn”, tay đẩy con chuồn chuồn cỏ ra. Cậu nhìn Phương Đăng, Phương Đăng hiểu ý, “Cái bộ dạng vênh váo của nó ngứa mắt lắm.” Cô cứng đầu nói thêm, “Dù gì cũng đã cho nó một trận ê chề, chẳng hối hận tẹo nào.”

Phó Kính Thù nói : “Tôi còn tưởng em thông minh. Có biết bao cách trả đũa, sao phải chọn cách dại dột nhất, phí sức nhất.”

“Nhẫn nhịn như anh, bọn họ sẽ sợ chắc? ” Phương Đăng nói xong, cười một tràng, không thấy Phó Kính Thù tiếp lời. Nó ngẩng đầu lên khẽ liếc cậu một cái, chỉ thấy đôi môi cậu ta mím chặt, mặt không biểu cảm gì.

Phương Đăng cảm thấy vô vị, không biết nên nói gì nữa, đành lôi thằng bé A Chiếu đang ngu ngơ chớp chớp mắt nhìn hai người ra trút giận.

“Còn đứng ì ra đấy làm gì? Hết chuyện rồi, về đi.”

A Chiếu rõ ràng không muốn rời đi, nhưng bộ dạng hung hãn của Phương Đăng làm nó hơi hốt, vả lại cô nhi viện quản lý nghiêm ngặt, một ngày ba bữa phải ăn đúng giờ quy định, nếu về muộn tí nữa, sợ cơm thừa cũng chẳng có mà ăn.

Bịn rịn mãi, bé chuồn chuồn mới chịu ra về. Bên tường Phó gia viện chỉ còn hai người lặng thinh. Phương Đăng nghịch mấy ngón tay, tiện dịp len lén liếc nhìn người kia vài lượt. Lúc Phó Kính Thù không chịu nói chuyện, nó thật sự không biết phải làm thế nào.

Một lúc sau, cậu ta mới mở miệng : “Em đứng đây làm gì nữa? Về đi.”

Phương Đăng mừng húm, tạ trời tạ đất, pho tượng Bồ Tát đất sét cuối cùng đã chịu lên tiếng, mặc dù cậu ta chỉ đang đuổi nó về ý như ban nãy nó đuổi a chiếu.

“Chỉ anh mới được đứng đây à? Chỗ này có phải đất họ Phó nhà anh đâu.” Nó khẽ nghiêng đầu nhìn tiểu thất, cười hì hì, “Anh nói xem anh đứng đây làm gì trước đã.”

Phó Kính Thù không trả lời ngay. Phương Đăng sợ cậu lại im lặng, bèn miễn cưỡng nói, “Thôi được rồi, anh nói đúng, tôi không nên gây chuyện, sau này không bao giờ tôi trêu vào cái con rùa… vào Phó Chí Thời nữa được chưa? ”

“Được hay không là chuyện của em.” Phó Kính Thù ngoài miệng nói thế, nhưng ánh mắt rõ ràng dịu đi nhiều, lườm Phương Đăng một cái, “Em tưởng lần nào em cũng thắng được ư? ”

“Sợ cái gì, tôi đánh nhau còn nhiều hơn nó ăn muối. Người như thằng đó tôi gặp nhiều rồi, thắng hay không, ít nhất cũng để nó thấy mình không dễ bắt nạt.”

Phương Đăng nói nghe nhẹ tênh, nhưng Phó Kính Thù biết, nếu không phải quen bị người khá khinh thường từ nhỏ, bị bắt nạt đủ đường, chắc gì con bé đã trở thành Phương Đăng của hôm nay. Nó lớn lên trong một gia đình thế nào, Phương Học Nông là một ông bố ra sao, cậu đâu phải không hay biết.

“Nữ anh hùng, thắng trận trở về ăn cơm đi thôi, trời tối cả rồi. Tôi đang đợi bác bưu tá đến, chút nữa sẽ về.”

“Bác bưu tá? ” Thường ngày những việc vặt như nhận báo đều do già Thôi đảm trách. Phương Đăng bồn chồn hỏi : ”Già Thôi đâu? Muộn thế này, báo hôm nay đáng lẽ phải đến rồi chứ? ”

“Tôi đang chờ nhận một bưu kiện, già Thôi có việc phải rời đảo một thời gian.”

Phương Đăng định hỏi cho ra nhẽ, nhưng trông cậu ta có vẻ không muốn nói. Nó đành nhón chân trông ra đầu ngõ tối, lẩm bẩm : “Anh có chắc hôm nay bưu kiện ấy sẽ đến không? ”

Phó Kính Thù im lặng một lát, “Không chắc. Tôi nghĩ hôm nay có lẽ không đến. Thôi về đi.”

Cậu ra hiệu cho Phương Đăng về nhà, còn mình rảo bước về phía cổng lớn Phó gia viện. Giọng điệu lẫn nét mặt cậu vẫn lạnh nhạt như ngày thường. Vậy mà khi leo tới căn gác xẹp nhìn xuống, Phương Đăng thấy cửa đã khóa, mà người hãy còn nấn ná ngóng về phía đầu ngõ.



Chương 6: Con Rơi Cửa Quyền



Có lẽ Phương Đăng năng để ý, liên tiếp ba ngày, nó đều thất Phó Kính Thù hoặc vô tình hay cố ý ra cửa lớn, hoặc đứng trước cửa sổ chờ đợi. Bưu kiện mãi không tới, khiến gương mặt vốn bình đạm dần dần nhuốm vẻ sốt sắng.

Phương Đăng trước nay chưa từng nhận được bưu kiện, thậm chí chẳng ai viết thư cho bao giờ. Nó không hiểu được mùi vị chờ đợi kia, chỉ biết, bưu kiện ấy đối với Phó Kính Thù chắc chắn vô cùng quan trọng, mới khiến một kẻ quen giữ tâm tư trong lòng như cậu không giấu nổi vẻ mong đợi. Niềm hy vọng ấy như một mầm bệnh thầm bí leng keng hao hao tiếng chuông xe đạp bác bưu tá, dù đang làm gì, con bé cũng dừng lại ló ra cửa sổ ngó nghiêng. Buồn nỗi mấy lần âm thanh ấy đều từ các xe thu mua đồng nát.

Có một lần, Phương Đăng tình cờ bắt gặp bác bưu tá ở bến tàu, bác vừa lên đảo. Con bé vội vàng giữ bác lại, hỏi xem có bưu kiện nào gửi về Phó gia viện không. Cho dù bác bưu tá chẳng đời nào giao bưu kiện cho Phương Đăng, nhưng được là người đầu tiên mang tin vui cho Phó Kính Thù cũng đủ làm nó sung sướng lắm rồi.

Cái lắc đầu của bác bưu tá làm Phương Đăng ỉu xìu. Không nản lòng, con bé nài bác kiểm tra lại lần nữa các kiện hàng gửi đến trong túi. Bác bưu tá cất giọng già nua nói, ông đưa thư trên đảo mười mầy năm, thường vào dịp này mỗi năm, đích thực có một bưu kiện từ hải ngoại gửi về Phó gia viện, ông không bỏ sót bao giờ, năm nay thực chưa thấy có.

Phương Đăng rơi vào chán nản, chẳng biết tự khi nào, cảm xúc của nó đã phụ thuộc vào Phó Thất như thế, cậu ấy vui nó sẽ vui, cậu ấy buồn nó cũng buồn. Bấm ngón tay nhẩm tính, đã vào tháng mười, sinh nhật Phó Kính Thù sắp đến. Phương Đăng lén xem sổ học bạ của cậu ta nên biết được. Nó muốn nghĩ cách làm cậu ta vui, kể cả làm trò chọc người đó cười một cái cũng được.

Tấm thiệp chúc mừng sinh nhật một mặt có in hình bó hoa nó không biết tên, bên trên rắc kim tuyến lấp lánh. Mấy bông hoa màu vàng, hơi giống chậu chuối tây “của mình” giờ đã yên vị bên ban công phòng Phó Kính Thù. Nó nghĩ, cậu ta trồng nhiều hoa, chắc chắn sẽ biết bó hoa trên tấm thiệp là loại gì.

Để cho thật hoàn hảo, Phương Đăng tập đi tập lại trên giấy nháp mấy lần mới dám nắn nót viết mấy chữ “Chúc mừng sinh nhật pt” lên mặt sau tấm thiệp. Nó không phải đứa kém mồm mép, song ngẫm nghĩ một lúc cũng chỉ muốn nói với cậu ta mấy chữ đó. Nó mong cậu ta vui vẻ, chỉ đơn giản có thế thôi. Cuối cùng ở phần ký tên, cô bé vụng về vẽ một ngọn đèn.

Nếu cậu là kính, vậy nó sẽ làm đèn, nó sẽ chiếu rọi cậu rồi soi sáng con đường của mình bằng chính những phản quang lấp lánh lóe lên sau đó.

Ngày sinh nhật của Phó Kính Thù cuối cùng đã đến, Phương Đăng sắp xếp mọi việc đâu vào đấy. Con bé định bụng chặn đường bác bưu tá ở bến tàu, nhờ đưa tấm thiệp đến Phó gia viện, khiến Phó Kính Thù kinh ngạc một phen. A Chiếu xung phong đảm đương nhiệm vụ này.

Trải qua chuyện hôm nọ, cậu nhóc thò lò mũi xanh A Chiếu cả ngày cứ quẩn quanh bên Phương Đăng và Phó Kính Thù. Quen cô độc một mình, ngày thường vây quanh nó chỉ toàn những ánh mắt rẻ rúng khinh thường, bây giờ mới có người tốt với mình, lại mạnh hơn mình rất nhiều, thằng nhỏ liền như người chết đuối vớ được cọc, đã nắm được là không có chuyện buông.

Phương Đăng hiếm khi niềm nở với A Chiếu, thấy quẩn chân vướng víu là mắng không thương tiếc, nhưng giữa Phương Đăng và Phó Kính Thù, A Chiếu ở bên Phương Đăng có vẻ thoải mái hơn. Phó Kính Thù chẳng bao giờ nặng lời với A Chiếu nhưng không hiểu sao thằng bé vẫn thấy sờ sợ. Nói cho chính xác, đó là kính sợ. A Chiếu luôn hướng về chàng thiếu niên dù chỉ hơn mình vài tuổi, lại được sống ở Phó gia viện huyền thoại bằng con mắt sùng bái. Nó cảm thấy, có “dây mơ rễ má” với con người này thật sự là điều đáng tự hào trong cuộc sống ảm đạm của mình.

Chính bởi thế, được Phương Đăng cho làm chân chạy vặt, lại nhằm tặng quà cho Phó Kính Thù, A Chiếu cảm thấy vô cùng vinh hạnh. Ban đầu Phương Đăng hơi đắn đo, nhưng nghĩ lại, thường vào buổi hoàng hôn, sau khi tan học, bác bưu tá mới lên đảo. Nếu nó ra bến tàu chờ, thể nào cũng lỡ giờ nấu cơm. Ông bố đói bụng Phương Học Nông quyết không để nó yên. Huống hồ, con bé cũng mong đứng trên gác xép, tận mắt trông thấy cảnh Phó Kính Thù nhận quà. Thế là sau một hồi nghe Phương Đăng dặn đi dặn lại, A Chiếu vui sướng nhận lệnh.

Sẩm tối, Phương Đăng đang giở tay nấu nướng, bỗng nghe từ dưới lầu truyền tới tiếng huýt sáo của A Chiếu. Tiếng huýt sáo báo hiệu sứ mệnh đã hoàn thành. Dù “sứ mệnh” này không mấy phức tạp, nhưng nom A Chiếu loắt cha loắt choắt vậy mà được việc ra trò. Phương Đăng thò đầu xuống nở nụ cười khen ngợi, thằng nhỏ hí hửng chạy mất.

Từ lúc đó, Phương Đăng luôn vểnh tai nghe ngóng động tĩnh ngoài cửa sổ. Đến tận khi hai cha con ăn cơm xong, thu dọn bát đĩa đâu vào đấu, trong ngõ mới vang lên tiếng chuông xe đạp của bác bưu tá. Đối với Phương Đăng mà nói, âm thanh ấy chẳng khác nào âm thanh từ thiên đường.

“Phó gia viện có đồ, mau xuống nhận.” Ông bưu tá già hô lớn bằng giọng khàn khàn.

Phương Đăng đứng bên cửa sổ, cắn môi dõi xuống. Phó Kính Thù mau chóng đi ra. Chẳng rõ Phương Đăng có nhầm không, khi đón lấy bưu kiện, hai tay cậu dường như run rẩy.

Từ trên này nhìn xuống, Phương Đăng chỉ thấy rõ nửa mặt cậu. Tim đập thình thịch, nó nửa quan sát nửa ước đoán thái độ của cậu lúc này. Vui sướng không? Hoặc bối rối? Hay nghi ngờ… nhưng dường như vẻ mặt Phó Kính Thù là thất vọng và phẫn nộ thì đúng hơn…

Ông bưu tá đã đi xa. Phó Kính Thù chầm chậm quay mình, trong tay cầm lá thiệp đã mở toang. Cậu nhìn đăm đăm về cái cửa sổ nhỏ. Phương Đăng nhanh như chớp thụp đầu xuống, nghĩ bụng chắc khó mà qua được mắt người ta. Sau hai chục lần đắn đo, con bé dè dặt ló lên. Người đó vẫn đứng yên tại chỗ, chẳng thấy cái thiệp đâu nữa, dưới chân chỏng chơ một cục giấy bị vò nát.

Lòng Phương Đăng rối bời, nỗi chờ mong đang nhảy nhót tươi vui chợt ngậm ngùi rớt xuống đáy thẳm. Dạo hai vòng quanh gác xép chật hẹp đến ruồi nhặng cũng chẳng thèm ghé thăm, cuối cùng nó ào xuống tầng.

Phó Kính Thù nhìn nó chạy đến, ánh mắt lạnh căm. Không đúng, trong ấy chất chứa lửa giận mà nó chưa từng trông thấy bao giờ.

“Anh sao thế? Tôi muốn làm anh vui mà!” Phương Đăng cúi xuống nhặt cục giấy dưới chân cậu ta, xót ruột miết phẳng ra, “Anh ghét tôi, nhưng thứ này có làm gì anh đâu, có cần phải thế không?”

“Em muốn tôi vui ư? Còn chúc tôi sinh nhật vui vẻ? Nếu mong tôi vui em sẽ không bày trò trêu chọc tôi như thế này!” Phó Kính Thù cố giữ cho giọng mình bình thường, nhưng hơi thở dồn dập phả ra khiến cậu thất bại.

Phương Đăng đã hiểu. Đây đâu phải cái bưu kiện mà người ta mong ngóng. Cậu ấy không cần lời chúc ngốc nghếch của nó, cái gọi là “bất ngờ ngày sinh nhật” làm cậu mừng hụt. Giận là đúng thôi.

Nó hơi ý thức được việc mình làm không mấy hợp thời, chẳng trách cậu ta nghĩ nó ngốc. Cảm giác hối hận chẳng thể làm vơi nỗi buồn trong tim.

Phương Đăng ấm ức hét lên: “Bưu kiện của anh quan trọng lắm chắc?”

“Dĩ nhiên.” Giọng Phó Kính Thù nhẹ tênh, lời gọn mà ý sâu, chẳng có nửa phân do dự.

“Quan trọng lắm thì đã sao? Cho đáng đời anh chờ mãi không thấy!” Phương Đăng mở miệng, nhưng nước mắt tuôn trào.

Mặt Phó Kính Thù thoáng trắng bệch, lặng thinh. Một giọng nói, cái giọng nói mà cả hai đứa đều không muốn nghe thấy bất chợt vang lên.

Phó Chí Thời mồm đầy kem, đứng trước cửa tiệm tạp hóa ngọng nghịu lên tiếng, nhưng hai đứa nghe rõ mồn một.

“Chẹp chẹp, có kịch hay để xem rồi, chuột cùng một lỗ mà cũng có lúc cắn nhau!” Nó ném cái nhìn khiêu khích về phía Phương Đăng, “Cầu xin đi, có khi tao nói ày biết chú Bảy nhà tao đang đợi cái gì đấy.”

“Xéo!” đang giận mà chưa có chỗ phát tiết, Phương Đăng thuận thế vo tấm thiệp trong tay lại, ném thẳng về Phó Chí Thời. Lá thiếp nhẹ bẫng, chưa chạm đến người đã rớt xuống.

Phó Chí Thời nhả cây kem ra, để lộ khóe miệng xanh xanh vế bầm chưa kịp tan, minh chứng cho vụ ẩu đả hôm nọ. Lạ lùng là sau cái hôm bị Phương Đăng và A Chiếu dần ột trận nhừ tử, không thấy nó quay lại sinh sự, đường hoàng hay lén lút đều không. Phương Đăng vốn chẳng coi thằng này ra gì, A Chiếu thủ sẵn sỏi trong cặp mấy ngày liền cũng không có đất dụng võ. Phương Đăng cảm thấy, cái thằng Phó Chí Thời này đúng là đầu hùm gan thỏ, y như con rùa, thích há miệng cắn người, nếu ra sức đánh, áp chế được dáng vẻ kiêu căng của nó, thì con rùa sẽ tự động rụt đầu vào mai.

“Mày bảo đi là tao phải đi á? Có ngon thì ra đây đánh tao này, đừng có lén lút giở trò sau lưng, xem đứa nào lãnh đủ. Mày khóc nhoe nhoét cả mặt, đánh sợ bẩn tay tao.” Phó Chí Thời vênh mặt, liếc xéo Phó Kính Thù một cái, lại quay sang nói với Phương Đăng, “Mày tưởng mày là ai? Một cái thiệp quèn mà đòi sánh với bưu kiện từ Malaysia gửi về? Có mấy kẻ bố không thương, mẹ chẳng yêu chỉ nhờ tấm tình rơi vãi mỗi năm đến một lần ấy sống qua ngày ấy. Vịn vào đó người khác đỡ tưởng nó là con hoang, là thứ chẳng ai nhớ đến. Chú Bảy của tôi ơi, chú nào hay, người ở Malaysia từ lâu đã chẳng màng đến chú, chú cứ nằm đây chờ mục rữa cùng với cái nhà ma này thôi.”

“Ý cháu là gì.” Phó Kính Thù trước nay không chấp nó, nhưng lúc này thật khó giấu cơn giận, tiếng nói thốt ra lạnh như băng.

“Ý gì đâu. Mày chẳng thích đem thân phận chú cháu ra đè đầu tao lắm còn gì? Cho dù mày có là cụ là kị mà trong nhà không nhận, thì mày chẳng bằng cái bủm. Sao bố mày ra nước ngoài nhận tổ tông mà bỏ mày ở đây một mình? Phòng Ba nhận ông bố con hoang của mày là đủ rồi, cái loại con của hon hoang muốn ngóc đầu lên, làm gì có cửa. Mỗi năm bố mày gửi thư, tùy tiện gửi kèm mấy thứ vớ vẩn, mày cứ tưởng là báu vật? Ha ha, mẹ tao bảo, khác chó gì bố thí thằng ăn xon cho nó khỏi bám theo mình. Bây giờ thì hay rồi, đến bố thí người ta cũng lười… Mày không tin à? Thế mày nói xem sao bên đó không gửi đồ về nữa? Thôi đừng đợi, nhớ mọi năm xem, đến thì nó đã đến từ lâu rồi!”

Phương Đăng không dám nhìn mặt Phó Kính Thù. Nó vẫn còn giận cậu ta, nhưng càng điên cái thằng Phó Chí Thời đổ thêm dầu vào lửa. Trên đời có kẻ thích cười trên nỗi đau của người khác như vậy đấy. Phương Đăng hận không thể cào nát bản mặt dương dương tự đắc kia.

“Con chó điên này! Mày sủa đã chưa?” Phương Đăng nhìn tứ phía, nhặt một hòn đá to bằng nắm tay ở chân tường lên, “Tao nhắc lại lần nữa, mày cút ngay cho tao!”

Phương Đăng mà ra tay thật, Phó Chí Thời phải e sợ vài phần. Nó hiểu rõ chọc con bé này điên tiết thì chuyện gì cũng có thể xảy ra. Dù sao trông Phó Kính Thù thế kia nó đã khuây khỏa lắm lắm, thấy được thì rút luôn, chẳng thiệt đường nào. Há to miệng cắn hết phân nửa cái kem sắp chảy, Phó Chí Thời khệnh khạng bỏ đi. Phương Đăng nghĩ nán lại chẳng để làm gì, quệt nước mắt, quay mặt chạy lên gác.

Ngày hôm sau là thứ bảy, Phương Đăng dắt A Chiếu đến bên hồ bắt cá. Đầu óc cô cả buổi lửng lơ tận đâu đâu. A Chiếu trông ngớ ngẩn, vậy mà học mấy trò vặt lại giỏi, người cỏm nhỏm còm nhòm, nhưng khua lưới vừa nhanh vừa cao hơn người khác. Hôm ấy thu hoạch không tệ. Nghĩ đến việc Phương Đăng đồng ý chừa lại mấy con cá rán, nước dãi thằng bé sắp sửa rõ ra dài ngang ngửa hai hàng nước mũi.

“Chị ơi, vừa nãy đi ra hình như em thấy anh Bảy đứng trước cổng nhà, vẫn chờ bưu kiện kia hay sao ấy.” A Chiếu vừa bỏ cá vào túi nilon, vừa nói. Nó lẻo mép, trước mặt Phương Đăng một điều chị hai điều chị, lại nghe Phương Đăng gọi Phó Kính Thù là Phó Thất, cũng theo thế gọi anh Bảy. Phó Kính Thù chẳng đáp bao giờ, càng không phản đối nó gọi như thế. Theo lời A Chiếu, vì nhiễm chứng sưng phổi quá nặng, ra đời chưa được bao lâu nó đã bị bỏ lại ở cô nhi viện chưa thấy mặt bố mẹ bao giờ. Bởi người yếu, lại nhát cáy nên ở cô nhi viện mấy đứa to đầu một tí đều bắt nạt nó. Các bà sơ thì ghét hai sợi nước mũi kinh niên dơ dáy, chẳng ai thèm để ý đến thằng nhóc đáng thương. Phương Đăng là người duy nhất cho nó đi cùng, Phó Kính Thù chịu giúp, không ruồng rẫy nó, cứ như người thân của nó vậy. A Chiếu không rõ lắm giữa chị và anh Bảy xảy ra chuyện gì, chỉ biết vì một bưu phẩm mà cả hai đều không vui.

Phương Đăng cúi xuống nhìn chỗ cá bắt được, lại trông ra đường tiu nghỉu nói: “Kệ đời. Về thôi, có vẻ sắp mưa rồi.”

Con bé nói không sai, mưa đến còn nhanh hơn dự đoán, khí thế không nhỏ. Phương Đăng và A Chiếu xách dụng cụ bắt cá chạy một mạch về ngõ, quần áo trên người đều ướt sũng.

Con bé mặc kệ, nhưng vào đến hành lang, không nhịn được lại nhìn về phía Phó gia viện một cái. Phó Kính Thù đứng trước cửa, chẳng thèm tránh mưa, nín lặng. Mặt mày cậu tái nhợt, như một bức tượng dựng ở đó từ lâu lắm rồi.

A Chiếu liếc thấy, bối rối đưa mắt sang Phương Đăng. Phương Đăng lớn tiếng mắng: “Sao ngây ra thế? Không vào đi? Ốm lăn quay bây giờ?”

A Chiếu vô cớ bị đau màng nhĩ, vội giơ hai cánh tay khẳng khiu che đầu, chạy ào đến cửa cô nhi viện. Phương Đăng chui vào cầu thang, xăm xăm lên tầng. Chưa đến gác xép con bé đã dừng lại. Giậm chân thật mạnh, ném sọt cá sang một bên, nó lao vào cơn mưa lần nữa.

“Anh ngốc lắm, hôm nay là thứ Bảy, mưa thì to thế này, ông bưu tá chắc gì đã lên đảo. Hơn nữa cứ đứng chờ thế này ích chi?”

Phó Kính Thù liếc nó một cái, nhẹ vuốt dòng nước chảy trên mặt, “Vậy em nói xem, tôi phải làm gì?”

“Tôi mặc kệ tất cả, bây giờ anh bị cảm ai thương cho? Biết đâu bưu kiện đó bị lỡ chuyến thì sao?”

“Nên tôi mới đứng đây chờ.”

“Anh chờ ở đâu chẳng được? Sao phải làm khó mình như thế? Đợi bao nhiêu ngày rồi, có thì đã đến từ lâu, nếu năm nay người ta quên gửi, anh muốn ở đây đợi đến chết hả?”

“Không đâu, một năm chỉ lúc này ông ấy mới phải nhớ đến tôi, đâu có nhiều. Phương Đăng, chuyện này không liên quan đến em, em đừng bận tâm.”

“Tôi không bận tâm đến anh thì ai bận tâm? Già Thôi thì đi rồi.” Phương Đăng thở gấp. Một người ngày thường sáng suốt như thế, không ngờ gặp phải chuyện này lại cố chấp đến vậy. “Bọn họ bỏ anh ở đây có phải ngày một ngày hai đâu. NẾu thật sự người ta nhớ nhung lo lắng, chẳng lẽ mỗi năm chỉ gửi một gói đồ về an ủi anh, còn lại chẳng để tâm gì nữa? Bưu kiện và thu của cha dù quan trọng, nhưng chẳng lẽ không có nó anh không sống nổi ư?”

“Dĩ nhiên tôi sống được, nhưng chẳng khác gì đã chết.” chưa bao giờ Phương Đăng thấy Phó Kính Thù lớn tiếng với mình như vậy. Mưa càng rơi càng mau, dường như chính cậu cũng thấy lạ khi bản thân phản ứng như vậy. “Phó Chí Thời nói không sai, tôi chẳng là cái thá gì. Nếu không nhờ cái họ, tôi chỉ là đồ con hoang, con rơi con rớt. Tôi sống trong nhà cao cửa rộng, nhưng khác gì A Chiếu và mấy đứa trẻ trong cô nhi viện. Phương Đăng, em biết những kẻ ấy khinh khi chế giễu tôi thế nào rồi đấy. Tôi không muốn thế, không muốn cả đời bị người ta coi thường, không muốn chết rục ở nơi quái quỷ này! Bọc bưu phẩm đó là lý do duy nhất để tôi thuyết phục bản thân rằng mình là người nhà họ Phó, em hiểu không?”



Chương 7: Sương Khói Mộng Xưa



Phó Kính Thù hỏi Phương Đăng hiểu không, Phương Đăng thật ra không hiểu. Nó chỉ là con gái một lão nát rượu, là kẻ sống được ngày nào hay ngày đó, cái gọi là danh gia vọng tộc trước giờ chẳng liên quan gì đến nó cả. Nhưng nghĩ tới nghĩ lui, có lẽ chuyện này chẳng có gì khó hiểu. Trên đời có những thứ trong mắt mọi người không đáng một xu, nhưng với ai đó lại là tất cả.

Đến đêm thì mưa tạnh. Sáng sớm ngày hôm sau, ông mặt trời vội vã thị uy với nhân gian bằng những tia nắng cuối thu. Rêu phong trên tường Phó gia viện được nước mưa gột rửa, trở nên xanh ngắt. Phương Đăng đi qua, đã không còn ai đứng chờ ở đó nữa.

Hôm đó nó đến trường rồi về nhà mà chẳng gặp Phó Kính Thù lần nào. Đêm xuống, cũng không thấy có tia sáng ló ra từ khe hở tấm rèm lông ngỗng màu đỏ tươi. Cậu đã đi đâu? Từ khi chuyển tới đây, chưa bao giờ Phương Đăng thấy cậu rời đảo qua đêm. tt từng nói, trong đất liền cậu không còn người thân nào khác.

“Em ngó thử vào lớp rồi, chỗ ngồi của anh Bảy trống không.” Lại một ngày nữa trôi qua, A Chiếu vừa cắn miếng cá rán, vừa nói. Mặt mũi nó sạch sẽ hơn trước nhiều. Phương Đăng bảo nó rằng, muốn ăn đồ chị nấu, ít nhất phải lau sạch nước mũi đã.

“Chị ơi, anh Bảy liệu có nghĩ quẩn…”

“Phủi phui cái mồm!”

A Chiếu không dám hé răng, sợ chọc giận Phương Đăng. Chén xong con cá rán, nó tiếc rẻ mút mút đầu ngón tay, chợt như nghĩ ra điều gì, liền nói: “Biết đâu vốn không có ai là anh Bảy cả… Chẹp, biết đâu là một hòn đá biến ra. Mọi người đều nói trong Phó gia viện có con hồ ly đá thành tinh… Nên người ta muốn ẩn là ẩn, muốn hiện là hiện, tùy ý.”

“Nói linh tinh nữa là ăn đòn đấy.”

A Chiếu lẩy bẩy chịu một cái cốc rất đau, bưng đầu chạy mất.

Phó gia viện đóng cửa then cài trong ánh hoàng hôn. Từ lỗ khóa ngó vào, chỉ thấy một quang cảnh đình viện thâm u tĩnh mịch, cỏ dại nhọn hoắt mọc ra bên đài phun nước kiểu Âu ở giữa khu vườn đã héo úa. Mấy ngày không được quét dọn, bậc tam cấp của hành lang phía trước phủ đầy là rụng, ngọn giả sơn sụt quá nửa cùng lầu tây phía sau trông càng hoang liêu. Cả khu vườn chẳng thấy dù chỉ một chút hơi thở sự sống, chẳng trách A Chiếu tin mấy câ chuyện ma mãnh kia là thật.

Phương Đăng leo vào trong một cách thành thạo. Già Thôi vắng nhà, nó thoải mái đi xuyên qua vườn sau và căn phòng dành cho người dưới ở sân thượng, thẳng tiến vào cửa chính khu nhà nhỏ phía đông.

Được coi là tòa kiến trúc gần như hoàn hảo nhất của khu dinh thự nhưng dưới con mắt của Phương Đăng, lầu đông của nhà họ Phó chỉ là một cái nhà trung chẳng ra trung, tây chẳng ra tây. Bên hông tòa nhà có đình tạ và hồ nước bán nguyệt sắc hương cổ kính, nhưng cửa chính lại xây thành hành lang bề thế cùng bậc thang bắc ngang hai bên theo kiểu Âu. Hơn trăm năm trước có lẽ đây là thiết kế rất thịnh hành, cũng là dấu ấn lịch sử đặc sắc của đảo Qua Âm.

“Phó Thất, anh ở trong phải không?” Phương Đăng gõ mạnh vào cánh cửa gỗ chạm hoa nặng nề, “Ê! Anh có sao không? Nếu còn sống dù gì cũng đáp một tiếng chứ…”

Phương Đăng hò hét vài phút đồng hồ, bàn tay đập cửa đỏ tấy lên, cánh cửa chẳng biết làm từ loại gỗ gì đứng im bất động. Nó lùi lại vài bước gọi với lên khung cửa sổ quen thuộc vẫn không có ai đáp lời. Cửa sổ phòng Phó Thất nhìn xa có vẻ bình thường, từ khoảng cách gần mới thấy nó cách mặt đất đến năm mét, xung quanh không có chỗ nào bấu víu, dù nhanh nhẹn nó cũng không thể tay không mà leo lên được.

Phương Đăng chán nản gạt đám lá khô dưới chân, ngồi bệt xuống bậc thềm làm bằng đá đại lý lành lạnh. Cậu ta đi đâu được? Trừ phi đúng như lời A Chiếu, tòa nhà hoang này vốn là hang ổ của bọn hồ ly tinh, Phó Kính Thù là yêu quái trú ngụ trong đó, vì muốn mê hoặc Phương Đăng mà xuất đầu lộ diện. Nếu không sao mặt trời vẫn mọc rồi lặn, trên đảo mọi thứ chẳng có gì đổi thay mà không ai để ý trong dinh thự hoang phế này có một người bỗng dưng biến mất, chỉ có nó là canh cánh lo âu? Hồ ly trong truyện “liêu trai” thường hâm mộ đám thư sinh trẻ trung tài tử, còn nó, có gì để hấp dẫn?

Đúng lúc đang vò đầu nghĩ ngợi viển vông, một âm thanh kẽo kẹt cổ quái bỗng vang lên sau lưng nó. Phương Đăng quay lại, cánh cửa gỗ kín bưng vừa hé ra một khe hở, Phó Kính Thù đứng bên trong, mặt mày trắng bệch.

“Trời ơi, anh ở trong sao để tôi gọi mãi? Hai ngày nay anh làm gì thế? Tôi tưởng anh chết thối trong đấy mà chẳng ai biết nữa cơ.”

Trước một loạt câu hỏi như pháo rang, Phó Kính Thù chỉ đáp: “Chết thì chết, thối rữa mục nạt cũng chẳng sao.”

Giọng nói không lớn, nhưng trong không khí có chút giận hờn.

Phương Đăng an tâm hẳn, lần đầu tiên thấy bộ dạng cậu ta như thế, nó chợt thấy buồn cười. Con bé chẳng nói chẳng rằng lách mình qua khe cửa, vừa tò mò nhìn quanh, vừa nói: “Nếu được sống trong căn nhà to thế này, tôi chẳng muốn chết đâu.”

Phó Kính Thù hơi bối rối nhìn cánh cửa khép lại sau lưng Phương Đăng, quay người xuyên qua đại sảnh về phía hành lang, Phương Đăng bèn láu cá đi theo.

Không biết do màn buông chiếu rủ khắp bốn bề hay do tâm lý, Phương Đăng vừa bước vào trong đã cảm thấy nơi này thật u ám, xung quanh rất sạch sẽ, vậy mà trong không khí dày đặc một mùi vị khó tả, đan xen giữa mùi mục ruỗng của gỗ, mùi nhang đèn thoang thoảng lẫn hơi thở bụi bặm như phai ra từ dòng chảy thời gian xưa cũ. Mùi vị này con bé đã ngửi thấy ở đâu đó, nhưng nhất thời không nhớ ra được.

Phương Đăng theo Phó Kính Thù lên gác, mắt dần quen với sự âm u trong nhà. Nó ngoảnh lại nhìn đại sảnh ở tầng một, quả như tưởng tượng, những ô cửa sổ cao lồng ngồng hình mái vòm phủ màn chung chấm đất, loại màn nhung này tương tự loại mành cửa sổ trên gác, vách tường lẫn sàn nhà làm bằng gỗ màu sắc thâm trầm, giữa sảnh trống trải khác thường, hai bên trái phải có cửa, không rõ thông đến đâu. Có lẽ năm xưa đại sảnh được trang hoàng vô cùng nguy nga lộng lẫy, nhưng giờ đây trống trải thênh thang, chỉ sót lại một cây đèn treo nạm đá thạch anh lẫn bóng đèn đều mất sạch sành sanh, mấu nối giữa giá đèn và trần nhà khe khẽ đu đưa như cây liễu trước gió, Phương Đăng chỉ lo chúng mà rớt xuống là mình vỡ đầu.

Căn nhà này xem ra nguy cơ trùng trùng, may mắn là cầu thang khá chắc chắn, hai người cùng bước trên đó mà không nghe thấy chút xíu âm thanh hay cảm giác lung lay nào. Phương Đăng khẽ vuốt cái nắm tay chạm hoa màu tối thẫm, bóng nhoáng, lại lấy chân giậm giậm thử mấy cái.

“Phó Thất, cầu thang nhà anh làm từ thứ gì?”

“Có lẽ là gỗ lim.”

Phương Học Nông thường hay đi giúp nhà người ta lo việc ma chay, do đó Phương Đăng từng nghe cha nhắc gỗ lim. Nghe nói loại quan tài đắt nhất là loại được đóng từ gỗ lim vàng. Nghĩ đến đây, nó bất giác hiểu ra tại sao bản thân cứ cảm thấy đã từng ngửi ở đâu mùi vị này rồi, đó chính là mùi của các lễ tang, của các phần mộ cổ xưa, mùi của cái chết.

Nghĩ xong, Phương Đăng bình sinh tự hào trời không sợ đất không sợ cũng phát run, chẳng đặng đừng nắm lấy tau Phó Kính Thù.

Ngón tay cậu ta cóng lạnh mà ẩm ướt kỳ lạ.

Phó Kính Thù bị hành động bất ngờ của Phương Đăng làm giật nảy mình, ngẩn ra một lúc mới từ từ rút tay ra.

“Em làm gì thế ?”

Phương Đăng vội tóm lấy lan can không đi nữa, căn nhà già nua kỳ dị này khiến con bé rùng cả mình, nó không thể hiểu nổi sao Phó Thất lại dám ở đây suốt bấy nhiêu năm trời.

“Anh khai thật đi, anh có phải lão yêu tinh ẩn nấp trong căn nhà ma quái này không đấy ?” Phương Đăng lấm lét nhìn cậu từ đầu xuống chân.

Phó Kính Thù bật cười, “Lại chả, có tin tôi móc tim em ra không.”

Cậu ta vừa cười, không khí u uất trong nhà bỗng chốc bị xua tan. Phương Đăng cười hì hì trả lời: “Lão yêu tinh kia, muốn móc tim ta để làm gì, định luộc hay rán ăn ?”

“Yêu tinh không có tim, nên mới moi của người khác mà lắp vào ngực mình.”

“Ai bảo anh thế ?”

“Chuyện vu vơ ấy mà.”

“Tôi thích rồi đấy, anh kể tiếp đi. :

“Sau này sẽ kể.”

“Sau này là bao giờ ?”

Phương Đăng quyết không nhường bước, lúc này Phó Kính Thù đã đặt chân lên tầng hai, dựa người vào phần đầu của tay vịn hành lang, hơi thở có chút rối loạn.

“Là lúc thích hợp!” Cậu nói.

Lúc này Phương Đăng mới phát hiện giọng cậu ta thật mệt mỏi, sắc mặt cũng không mấy hồng hào. Gương mặt vốn mảnh khảnh hình như lại hóp thêm một chút.

“Anh ốm à ?” Nó ân hận mình quá vô tâm, chẳng trách mấy ngày liền cậu không ra ngoài, vậy mà nó còn ở đó tưởng tượng ra mấy thứ thần bí kỳ quặc.

Phó Kính Thù đứng nghỉ một lát rồi dẫn Phương Đăng bước vào.

“Cảm xoàng ấy mà.”

Phó Kính Thù nói như thể chẳng có gì to tát, Phương Đăng lại không nghĩ vậy.

“Dầm mưa không cảm mới lạ, anh uống thuốc chưa ?”

“Ừm.”

“Không đi khám bác sĩ à ?”

Phó Kính Thù hơi bất lực.

“Sao em nhiều lời thế? Nếu tôi là yêu tinh thật, cảm một tí thì nhằm nhò gì. Vào đi, nhưng đừng đứng gần tôi quá, lây đấy.”

Phó Thất dẫn Phương Đăng bước vào một phòng khách, tự mình đến nằm trên chiếc ghế tựa ở góc phòng.

“Em cứ tự nhiên. Già Thôi không có nhà, tôi chẳng đun nước làm gì nên không rót trà mời em được.”

Phương Đăng vốn chẳng muốn uống trà làm gì, ngược lại có hứng thú đến xem cái lò sưởi bên cạnh chiếc ghế tựa Phó Kính Thù đang nằm hơn. Trước đây nó chỉ nhìn thấy thứ này trong các tranh minh họa, không ngờ nhà cậu ta lại ột cái. Bên trên lò sưởi chạm khắc nhiều hình vẽ phức tạp khiến nó phải trầm trồ không ngớt miệng, có điều bên trong lò chẳng có tí tro nào, chắc đã bỏ không rất lâu rồi, giờ chỉ làm món đồ trang trí mà thôi.

Phòng khách trên tầng hai tuy diện tích không bằng sảnh chính, nhưng trông ra dáng nơi có người ở, đẹp đẽ gọn gàng hơn những chỗ khác. Sàn nhà gỗ ghép có vài chỗ mọt ruỗng, nhưng nhìn chung bằng phẳng vuông vắn, bốn bề ánh nắng chan hòa. Ngoại trừ chiếc ghế tựa Phó Kính Thù đang nằm, bên cạnh lò sưởi còn có hai chiếc sô-pha cọc cạch, bên còn lại là một bàn thờ dài, đượm vẻ trầm lắng âm u. Trên bàn thờ ngay ngắn một loạt ảnh được đóng khung cẩn thận, lớp kính thủy tinh trên ảnh được lau chùi vô cùng sạch sẽ.

“Chỗ anh ở cứ như trong tranh ấy, chẳng trách ai cũng bảo nhà họ Phó ngày xưa nhiều tiền lắm của.”

Phó Kính Thù dõi theo ánh mắt của Phương Đăng, cũng ngắm nghía bốn bề một lượt, không kìm được tự trào: “Đây đã là gì, dù ở trong tranh cũng chỉ là bức tranh chép cảnh điêu tàn.” Cậu trỏ vào từng góc trong phòng mà nói, “Ở đó trước đây có một cái bàn tròn gỗ lim đường kính hai mét, khá đáng giá. Khi ông nội tôi còn trẻ từng cử người mang nó đến triển lãm tại hội chợ Á Châu, nghe nói đã đoạt giải. Chiếc bàn và tấm da hổ treo trước lò sưởi là những vật ông nội thích nhất, mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều được quyết định bên hai thứ ấy. Khi dời tới Malaysia, họ đi quá vội, vẫn tưởng sẽ có ngày quay lại nên không mang cái bàn đi, bây giờ chẳng biết nó biến đi đâu mất. Cạnh bàn thờ mà em thấy bây giờ đáng lẽ còn có một cái kệ bày đồ cổ, hai thứ đều được chạm từ gỗ tử đàn thượng hạng, mười năm trước Viện bảo tàng Qua Âm “mời” chúng tôi quyên góp. Cái bàn bida ngoài ban công năm ngoái bị đổ, già Thôi tiếc của, lấy miếng gỗ kê lên để phơi thức ăn. Giàn treo hoa đầu cầu thang lần trước bị Phó Kính Thuần mang đi rồi. Nếu cái bàn thờ không có mặt tổ tiên ở đấy, sợ cũng chẳng giữ được. Căn phòng này, những thứ đáng tiền, những người có thể đi, đều đi hết, còn lại chỉ có…” Cậu cười cười, không nói thêm gì nữa.

Phương Đăng tưởng tượng khi tất cả mọi thứ Phó Thất vừa kể hãy còn tồn tại… khung cảnh xung quanh bỗng chốc xoay vần, nó như trở lại thời thịnh vượng, sôi động nhất của nhà họ Phó. Mấy nhân vật được mô tả trong sách lịch sử đi qua đi lại cười nói bên bàn bida, những đồ dùng xa hoa làm theo bộ, giữa chiếc bàn tròn rộng hai mét bằng gỗ lim và kệ bày đồ cổ bằng gỗ tử đàn vẫn còn đầy rẫy các đồ trang trí vô cùng tinh xảo, tráng lệ mà nó không biết tên, tiếng piano thấp thoáng như có như không trong không gian…Nó bước lại gần bàn thờ, ngẩng lên nhìn từng bức họa đã ố vàng. Chính là họ đây sao? Những người từng là chủ nhân căn biệt thự nguy nga này, những người đã từng sống ở đây, những hương hồn người nhà họ Phó, Phó Thất khát khao được những con người này thừa nhận đây sao?

“Đây là ai?” con bé chỉ vào bức tranh họa một bà lão nhỏ thó vận đồ cổ trang hỏi.

Phó Kính Thù đáp: “Đó là bà mẹ ông cụ cố nhà tôi, bà Hoàng thị.”

“Vậy đây chắc là ông cố của anh?” Phương Đăng dịch sang một bước, đứng trước bức tranh tiếp theo. Người trong tranh đầu đội mũ quả dưa, vận áo dài thời trang Dân quốc, trước ngực đeo đồng hồ quả quýt của Tây Dương.

Phó Kính Thù gật đầu.

“Chính ông là người tạo dựng sản nghiệp họ Phó?” Phương Đăng chăm chú nhìn ông lão mặt mũi xấu ma chê quỷ hờn, nghe nói đến nay trường đại học tốt nhất thành phố vẫn còn một bức tượng của ông. Trừ quyên tiền hỗ trợ giáo dục, bến tàu đầu tiên cùng hơn một nửa đường đi trên đảo đều do ông mở hầu bao xây dựng.

“Không sai. Ông cố Phó Học Hình thời nhỏ gia cảnh bần hàn, thường gọi là A Vượng, gia đình nhiều đời sinh sống trên đảo, nhờ nghề bán hoành thánh kiếm ăn qua ngày. Không biết vì sao đắc tội với một tên hương thân, không dám bán hoành thánh nữa, vét sạch gia tài, vỏn vẹn mười lăm đồng bạc rời quê đến Nam Dương. Năm đó ông mới mười tám tuổi, đầu tiên ngồi thuyền đến Ấn Độ, sau đó loanh quanh thế nào lại đến Malaysia. Mới đầu ông bán hoành thánh, một mình một quang gánh đi khắp đầu đường xó chợ. Nhờ nhiệt tình chu đáo, hoành thánh ông làm mùi vị thơm ngon, việc buôn bán càng lúc càng đắt khách, mọi người gọi là “Hoành Thánh Vượng”. Có một sự tích rằng, ngày ấy ông cố để mắt đến một cô gái, vốn khách quen của gánh hoành thánh, nàng là con gái một tiểu thương. Ông chủ kia dĩ nhiên xem thường thằng bán hoành thánh rong, một mực từ chối ý định cầu hôn. Ông cố tôi buồn bực bỏ hết tiền dành dụm ra mở rộng kinh doanh, về sau mở được cửa hàng…”

“Về sau ông có lấy được cô gái con ong chủ kia không?” Phương Đăng rốt cuộc cũng là một cô gái, chỉ quan tâm đến tình tiết yêu đương này thôi.

Phó Kính Thù quả nhiên lại cười con bé, “Chuyện này tôi không biết. Nhưng chắc không phải, bà cố cũng là người bản địa trên đảo.:

“Thế à…” Phương Đăng hơi thất vọng, chuyện thật chẳng đời nào lâm ly bằng tiểu thuyết hay hý khúc, “Thế cửa hàng của ông cố có phải càng lúc càng làm ăn phát đạt?”

“Cửa hàng mở xong, ông cố chuyển sang tham gia thương mại quốc tế, ông sáng lập Công ty cổ phần Phú Niên, chính là tiền thân tổ nghiệp nhà họ Phó. Thời thế chiến lần thứ nhất, Phú Niên mở rộng phạm vi kinh doanh gạo, gỗ và nông phẩm. Sau khi mua một cánh đồng cao su rộng lớn tại Ấn Độ, ông cố được xưng tụng là một trong bốn ông vua cao su đương thời ở Nam Dương, là nhân vật hàng đầu trong số các doanh nhân người Hoa kinh doanh tại Nam Dương lúc đó.”

“Sau nữa ông ấy áo gấm về làng?”

“Nói vậy cũng được. Năm 1919, ông cố tôi về đảo Qua Âm mua đất xây nhà…”

“Chính là nơi này ư?”

“Đây chỉ là một trong số đó, nhưng các kiến trúc và vườn tược em nhìn thấy bây giờ được xây lại sau vụ hỏa hoạn, ban đầu mọi thứ mang dáng vẻ khác. Cụ cố tôi là một người bảo thủ, vô cùng truyền thống, người trong nhà trên dưới đều phải sợ. Nhưng ông thích làm việc thiện, nhiệt tình vì lợi ích chung, lại biết nhìn xa trông rộng. Chính nhờ thế mà nền tảng nhà họ Phó ngày một vững chắc, thời điểm thực lực hùng hậu nhất, ông hợp sức với người khác mở công ty ủy thác tại Thượng Hải, Thiên Tân, Hán Khẩu, Trùng Khánh và Quảng Châu, mua cổ phần ngân hàng Hoa Kiều Malaysia, có thể nói ông tự xây dựng nên đế quốc tài chính của mình. :

“A, tôi phát hiện mặt anh hơi giống ông cố nhé, chỗ này…” Phương Đăng khua tay chỉ vào cái cằm, “Chỗ này đầy đặn, giống cực kỳ.”

“Sao tôi không nhìn ra nhỉ ?” Phó Kính Thù cười nói, “Nhưng đúng là trong ba đứa con trai, ông nội Phó Truyền Thanh của tôi giống cụ cố nhất.”

Phương Đăng bắt đầu nhẩm đếm các bức họa, “Đây là con trưởng của ông cố nhà anh phải không, tên là Phó Truyền gì ấy nhỉ, quên mất rồi.”

“Phó Truyền Bản.”

“Nói cho cùng là người của Phương Học Nông, sản sinh ra loại con cháu như df, tôi chẳng thích ông ấy đâu.”

Phó Kính Thù thụp sâu hơn vào chiếc ghế dựa, tiếng cười dần nhỏ đến mức chẳng nghe thấy gì nữa, “Em đừng có chạy qua chạy lại nữa, nhìn mà chóng cả mặt.”

Hình như nói nhiều nên cậu hơi mệt, giọng càng lúc càng trầm đi. Phương Đăng đành nghe lời tiến lại gần, ngồi xuống, tựa lưng vào lò sưởi, ngắm các bức tranh từ xa.

“Người mặt tròn tròn kia là ông Phó Truyền Cách của pn phải không, là con thừa tự thỏa nào trông không giống các anh chị em khác… Thế, người mặc tây phục tiếp theo chắc chắn là ông nội Phó Truyền Thanh của anh rồi.”

“Ừm.” Giọng cậu ta nghe như hụt hơi. Chẳng giống cậu ấy chút nào, lòng Phương Đăng dấy lên một cảm giác kỳ lạ.

“Ê, anh sắp ngủ đấy à ?”

“Không đâu.” Phó Kính Thù nói tiếp, “Năm ông nội mười bảy tuổi, cụ cố muốn thử thách con trai, bèn giao một tiệm gạo nho nhỏ cho ông quản lý. Lúc ấy chiến loạn, ông nội dẫn theo mấy người tùy tùng, áp tải hàng nghìn gánh gạo, vượt qua mưa bom lửa đạn lẫn bọn thảo khấu, trên đường qua Điền Tây gặp hạn hán mất mùa, đáng lẽ chuyến hàn đó sẽ thu được lợi nhuận khổng lồ, nhưng tận mắt chứng kiến thảm cảnh của người dân bản địa, ông nội đứng ra quyên toàn bộ hơn nghìn gánh gạo cho nạn dân, tự mình vác roi về gặp cha nhận tội. Cụ cố lúc ấy cười vang nói: “Ta có một đứa con ngoan, nhà họ Phó có hy vọng rồi.” Những chuyện này đều do già Thôi chính miệng kể tôi nghe, năm ấy già Thôi là một trong những tùy tùng theo ông nội chinh nam phạt bắc.

Thật khó mà tưởng tượng ông lão họ Thôi như ngọn nến sắp tắt đã từng là một người đàn ông tráng kiện bôn ba nam bắc, Phương Đăng nghĩ.

“Sản nghiệp nhà họ Phó do cụ cố gây dựng nên, nhưng ông nội tôi là người duy trì, khuếch trương nó. Ông nội am tường văn hóa trung – tây, cả đời vâng theo di huấn của tổ tông: ‘Chớ quên tổ nghiệp.’ Năm đó Phó gia viện bị một trận cháy lớn thiêu rụi, có rất nhiều người trong nhà, bao gồm cả bà Trịnh đều khuyên ông nội rời khỏi đảo qa chật hẹp, dọn đến Thượng Hải, chuyển tới thành phố làm ăn cũng sẽ thuận tiện hơn nhiều, nhưng ông nội không chịu, ông nói gốc rễ của mình ở đảo qa, vì thế mà ông bỏ ra lượng tiền gấp đôi số tiền xây biệt thự của cụ cố, bằng mọi giá trùng kiến Phó gia viện. Nếu không phải thời thế không cho phép, biết không còn cơ hội quay về, ông nội sẽ không bỉ lại nhà tổ đến định cư ở Malaysia. Cha nói với tôi rằng, trước phút lâm chung, ông nội vẫn hối tiếc phải chết nơi đất khách quê người. Ông để lại hai di nguyện, một là cho cha tôi nhận tổ quy tông, điều còn lại là mong con cháu nhà họ Phó sau này tu bổ lại Phó gia viện.”

“Thế sao căn nhà vẫn cứ điêu tàn thế này ?” Phương Đăng cảm thấy khó hiểu.

Phó Kính Thù nhỏ giọng nói: “Tu bổ ư? Nói thì dễ…”

“Xem ra bà Trịnh kia chẳng chịu làm theo di nguyện của ông nội anh.”

“Em thấy gánh hoành thánh nhỏ xíu trên bàn thờ không ?” Phó Kính Thù muốn rời sự chú ý của Phương Đăng thật là quá dễ. Quả nhiên, nghe cậu ta nói vậy, Phương Đăng lập tức bật dậy lại gần xem, đúng là trên bàn thờ có một mô hình gánh hoành thánh rong bằng đồng đúc. Mô hình này cao khoảng một tấc, thủ công tinh xảo, sinh động y như thật. “Gánh hoành thánh này là do ông nội thuê người đúc nên, đặt ở đó để nhắc người đời sau nhớ rằng họ Phó xuất thân thấp kém, không được quên công ơn khai sáng của tổ tông.”

Phương Đăng muốn chạm thử vào món đồ thú vị ấy, bèn thò tay ra, lại không may làm đổ bức tranh vốn dĩ đang dựng trái mặt trên bàn. Khác với các bức tranh bán thân được treo hết sức đúng lễ nghĩ phép tắc khác, bức ảnh nhỏ này chỉ lớn bằng lòng bàn tay, họa công tỉ mỉ, trong tranh là một thiếu nữ ngồi trên thảm cỏ nở nụ cười xinh đẹp. Cô bận bộ đồ màu trắng tự nhiên, đơm cúc vòng cung, bím tóc đen nhánh rủ trước ngực, đôi mắt long lanh biết cười. Phương Đăng vốn tinh tường, mau chóng nhận ra bức tượng đá thiếu nữ đang tựa lưng vào chính là con hồ ly nằm giữa đám cỏ hoang ở vườn sau hiện nay. Nền bức tranh còn có một mái đình hóng mát xinh xắn, chẳng phải chính là cái đình sụt mái mà Phó Kính Thù thường đứng vẽ tranh hay sao, chỉ khác năm xưa mọi thứ còn lành lặn đẹp đẽ, góc vườn cỏ thơm mơn mởn, thiếu nữ đẹp như tranh.

“Đây là…”

“Cô ấy chính là Tiểu Xuân, cũng là người sinh ra cha tôi.” Phó Kính Thù đợi Phương Đăng hỏi xong đã đáp liền.

Phương Đăng cầm bức tranh lật lên lật xuống xem xét, “Vẽ đẹp thật, là ông nội anh vẽ ư ?”

“Phải, ông và bà Tiểu Xuân lớn lên bên nhau, ngoài ông ra còn là ai được nữa? Nếu bà Trịnh còn ở đây bức tranh này tuyệt đối không thể bày trên bàn thờ một cách đường hoàng như vậy. Mấy năm nay, già Thôi đoán chừng bọn họ sẽ không bao giờ quay lại, nghĩ đến Tiểu Xuân cô nương và ông nội tôi đều qua đời đã lâu, liền len lén mang tranh ra bày ở đây. Dù sao người trong tranh cũng là chị ruột của ông, bà chỉ là cô hầu, nhưng đã sinh cháu cho họ Phó, không được vào từ đường thì ở gần ông nội chút nào hay chút ấy. Tiếc thay huyết mạch của bà đời này sang đời khác, trong mắt người ta chỉ là loại con hoang hạ cấp.”

Giọng của cậu nhỏ đến độ suýt chút nữa nghe không ra, nhưng sự lạc lõng trong đó không giấu đi được. So với cảm xúc tự hào tha thiết khi kể sự tích cha ông thật là một trời một vực.

“Đừng nói thế…” Phương Đăng vội vã ngắt lời, “anh là người họ Phó, cùng chảy một dòng máu với Phó Học Trình và Phó truyền Thanh. Nói không chừng một ngày nào đó, con cháu anh cũng sẽ kể về cuộc đời anh bằng giọng tự hào như vậy.”

Phó Kính Thù chẳng lẽ không nhận ra ý an ủi trong câu nói của Phương Đăng. Cậu ta chỉ đành cười, đang cười thì ho một trận dữ dội như muốn long cả phổi.

“Anh sao thế ?” Phương Đăng nghe trong tiếng ho có gì đó là lạ, lo lắng đến gần quan sát, “Có cần tôi đun cho anh chút nước không ?”

“Không cần, tôi không sao.”

Nói không sao, nhưng giọng Phó Kính Thù rõ ràng chẳng còn chút sức lực, cho dù có cố mấy cũng lực bất tòng tâm. Phương Đăng nhớ lại, từ khi nó bước vào nhà, trông cậu ta đã không được khỏe cho lắm. Nghe cậu ấy nói chỉ là cảm vặt, nó liền không bận tâm, vậy mà huyên thuyên một hồi, người cậu cư tụt dần vào ghế tựa, thanh âm thì càng lúc càng nhỏ…

Phương Đăng kéo mạnh cánh tay định ngáng cản của Phó Thất, sờ thử vào trán cậu ta.

“Chết thôi, sao lại nóng thế này? Anh sốt như vậy sao không nói? Tôi thật ngu như heo.” Nó hấp tấp định đi rót nước, giặt khăn mặt, nhưng ở nơi lạ nước lạ cái này, con bé nhất thời lúng túng, cứ như kiến leo cành đa lòng vòng hai lượt quay về chỗ cũ.

“Thôi đừng đi đi lại lại nữa, ngồi xuống, ngồi xuống đây.” Phó Thất yếu ớt chỉ sang bênh cạnh, nói.

Phương Đăng tìm thấy một cái ấm nước, sẵn đang cuống lên, liền mắng: “Ngồi cái gì mà ngồi? Ngồi xem anh chết thế nào chắc?”

“Tôi mà chết lấy ai kể chuyện ngày xưa cho em nghe.” cậu ta cười tươi, càng ho đến quay cuồng trời đất.

“Mấy chuyện trời ơi đất hỡi nhà anh liên quan quái gì đến tôi mà bắt tôi nghe!”

Phó Kính Thù im lặng một hồi, lại lầm rầm: “Tôi muốn nói mà, trước giờ chẳng ai chịu nghe tôi nói.”

Vậy mà cậu đã luôn tỏ ra mình là kẻ sống theo châm ngôn “im lặng là vàng”.

“Nói nói nói, anh không sợ nói cạn lời cả nửa đời sau ư ?” Nói xong con bé mới nhận thấy câu này thật xui xẻo, liền tự vả miệng một cái, “Tức chết đi được, khăn mặt gì mà khô rang thế này ?”

“Mười bảy tuổi cụ cố lần đầu đến Nam Dương, ông nội xông pha Điền Tây, còn tôi, chỉ ru rú ở nơi quái quỷ này
ĐẾN TRANG
Thông Tin
Lượt Xem : 7210
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN