--> Nợ em một đời hạnh phúc - game1s.com
Snack's 1967

Nợ em một đời hạnh phúc

ot;

ngơ ngẩn nhắc lại: "Bây giờ?"

"Bây giờ còn hận tôi không?"

Đàm Tĩnh cắn môi, câu hỏi này thật khó trả lời. Cô không biết tại sao anh lại hỏi dồn như vậy, mọi thứ trong quá khứ đã qua rồi, giữa họ đã có quá nhiều người và sự việc, từ lâu đã chẳng thể quay lại như xưa nữa, không phải thế sao?

"Từng có người nói với tôi, nhiều lúc hận là vì yêu. Đàm Tĩnh, cô yêu tôi không? Cô có từng yêu tôi không?"

Đàm Tĩnh không biết nên nói gì, đối với cô, chữ "yêu" đã trở nên quá đỗi xa lạ và xa xỉ. Một người phải vật lộn với số mệnh có tư cách gì trông chờ vào tình yêu?

Cô trầm mặc quá lâu khiến Nhiếp Vũ Thịnh càng khó chịu, anh cảm thấy mình lại tự chuốc nhục vào thân. Đủ rồi, tại sao anh lại hôn người phụ nữ này? Tại sao anh lại là bác sĩ điều trị chính cho con trai cô ta? Thật nực cười!

"Xuống xe."

Cô hốt hoảng nhìn anh, thấy nét mặt anh vẫn bình lặng như nước, nhưng ngón tay nắm vô lăng đã trắng bệch. Anh lặp lại: "Xuống xe."

Đàm Tĩnh xuống xe, nhìn anh lái xe ra khỏi bãi, chiếc xe rất nhanh lao vút đi, nhưng trước khi đến cửa ra, lại đột ngột phanh "két" một tiếng. Giữa đêm, tiếng bánh xe ma sát với nền đất vô cùng chói tai khiến anh bảo vệ đang ngủ gật sực tỉnh giấc, nhìn thấy người trong xe, anh ta liền mở cửa chào: "Bác sĩ Nhiếp lại tăng ca đấy à?" Vừa nói anh ta vừa kéo thanh chắn lên. Thế nhưng Nhiếp Vũ Thịnh trước nay luôn lịch sự với mọi người lại không hề nói nửa lời cảm ơn, khi thanh chắn được kéo lên hẳn, chiếc xe liền lao đi như tên bắn, biến mất trong màn đêm.

Anh bảo vệ gãi gãi đầu, định nằm xuống ngủ tiếp thì thấy trong bãi đỗ có một người đứng bất động. Dưới ánh sáng lờ mờ, anh bảo vệ chỉ nhìn ra đó là phụ nữ, vì hình như người đó mặc váy. Chắc là một bác sĩ tăng ca... Anh bảo vệ ngáp dài một cái, tối nay quả là quá nhiều ca cấp cứu.

Đàm Tĩnh đứng ở đó một lúc, khi Nhiếp Vũ Thịnh lái xe đi, anh không hề nhìn cô lấy một cái, nên cô vô cùng lo lắng. Thật ra bấy nhiêu năm rồi mà anh không hề thay đổi, mỗi khi anh tuyệt vọng, cô vẫn có thể nhận ra được. Cô rất lo Nhiếp Vũ Thịnh xảy ra chuyện, thâm chí còn muốn gọi cho anh, nhưng khi lấy điện thoại ra ấn số của anh, cô lại do dự.

Cô còn tư cách gì đển gọi cho anh đây? Đến nụ hôn không thể kiềm chế kia cũng bị anh cho rằng có dụng tâm khác. Vậy thì cứ để nghĩ như thế đi, Đàm Tĩnh của quá khứ đã chết rồi, cô không muốn tạo ình chút hy vọng nào nữa.

Vì bị sốt nên y tá không cho cô về phòng bệnh, đứng ở bãi đỗ xe cũng không phải cách, cuối cùng cô quyết định về nhà. Cô cần phải ngủ, mấy ngày nay ở bệnh viện cô đều không được ngon giấc, giờ bị ốm lại càng thêm mệt mỏi.

Cũng may còn có xe buýt chạy suốt đêm, có điều khi đổi tuyến hơi phiền một chút. Khi cô về đến bên ngoài khu nhà mình thì đã là hai giờ sáng. Quán ăn hai bên đường đã dọn hàng cả, chỉ còn quán Internet vẫn mở cửa, ánh đèn từ bên trong hắt ra mặt đường, khi Đàm Tĩnh đi ngang qua, chỉ có mình bóng cô đơn độc.

Cửa sắt của khu nhà đã khóa, nhưng những người về muộn đều có cách, cô quấn một góc váy vào hông định trèo lên. Vừa mới bám vào lan can sắt, giẫm chân lên ô đầu tiên thì cánh tay cô bị người ta tóm lấy, khiến cô suýt nữa hét lên. Quay lại nhìn, cô trông thấy Nhiếp Vũ Thịnh sắc mặt sa sầm, anh hỏi: "Cô định trèo qua?"

Tại sao anh lại ở đây? Xe của anh dừng ở cách đó không xa, có lẽ anh đã ở đây từ lâu mà cô không để ý.

"Lên xe." Anh kéo cô về phía chiếc xe, cô loạng choạng theo sau. Đến gần xe cô mới thấy cạnh xe toàn đầu lọc thuốc lá, ít nhất cũng hơn chục cái. Có điều Nhiếp Vũ Thịnh chưa bao giờ hút thuốc, có lẽ anh vừa khéo đỗ xe ở đây thôi.

Cuối cùng cô giằng ra khỏi tay anh: "Nhiếp Vũ Thịnh, anh tha cho tôi đi..."

Anh dừng lại, nhưng tay vẫn không buông, giọng điệu lạnh lùng mà châm biếm: "Bảy năm trước cô không tha cho tôi, tại sao bây giờ tôi lại phải tha cho cô?"

Nhiếp Vũ Thịnh hiện giờ không chỉ tàn nhẫn mà còn mừng giận thất thường. Cô vừa mệt vừa buồn ngủ, không thể chống lại được sức mạnh của anh, anh đẩy cô vào ghế sau, động tác rất thô bạo. Đàm Tĩnh cảm giác tối nay anh như một con người khác vậy. Nhiếp Vũ Thịnh bảy năm sau vốn dĩ đã là người khác, nhưng tối nay anh lại giống như một Nhiếp Vũ Thịnh thứ ba nữa. Bộ dạng anh hệt như một kẻ say khướt, nhưng cô biết anh không hề uống một giọt rượu nào, có điều, dường như anh đã mất đi lý trí.

Anh lái xe dọc theo đường cái, không bao lâu sau, xe đến một khách sạn cao cấp. Anh lái xe đến trước cửa, nhân viên ra mở cửa, anh xuống xe, cô cũng xuống theo, xe được nhân viên lái vào bãi, còn anh đi thẳng đến quầy lễ tân, lấy chứng minh thư bảo muốn thuê một phòng có giường to. Lễ tân khó xử nói phòng giường to đã hết mất rồi, chỉ còn phòng cho những người hưởng tuần trăng mật. Cô nhân viền nhìn Đàm Tĩnh, mỉm cười nói: "Thật ra phòng trăng mật chỉ đắt hơn phòng giường to một chút, hơn nữa lại có vị trí tốt, vô cùng yên tĩnh."

Nhiếp Vũ Thịnh nói: "Vậy lấy phòng đó."

Suốt cả quá trình Đàm Tĩnh chỉ yên lặng, vào thang máy, vào trong phòng, bên trong có đĩa hoa quả, có hoa hồng, trên giường còn rải cánh hoa, đúng là phòng trăng mật. Rồi nhân viên lên đưa chìa khoá, nói rằng đã đỗ xe của anh ở vị trí A16 trên tầng hai bãi đỗ xe. Nhiếp Vũ Thịnh bo cho nhân viên một chút tiền, đóng cửa lại.

Thấy Đàm Tĩnh vẫn sốt, anh mở tủ quần áo, lấy áo choàng tắm đưa cho cô: "Đi tắm trước đi!"

Bồn tắm rất lớn, nhưng cô đã buồn ngủ díp mắt, vội vàng ngâm mình vào bồn nước nóng, thấy khoan khoái đến mức có thể ngủ được ngay. Mặc áo choàng tắm vào, cô bước ra, thấy Nhiếp Vũ Thịnh đang ngồi trên sofa. Dưới ánh đèn, dáng vẻ anh vẫn quen thuộc như thế, nhưng lại xa lạ xiết bao, cô đột nhiên thấy lòng chùng xuống, dường như lại sắp xao xuyến.

Đàm Tĩnh lặng lẽ đứng trước mặt anh, thấy anh ngẩng lên, cô nói: "Mười vạn."

Anh thật sự không thể ngờ cô lại mở miệng nói ra hai chữ này, chỉ biết ngơ ngác nhìn cô.

"Anh biết tôi cần tiền mà, có lẽ anh vẫn... vẫn còn thích tôi. Vì thế, hôm nay anh muốn giữ tôi lại cũng được thôi, tôi muốn mười vạn."

Sắc mặt Nhiếp Vũ Thịnh lập tức đổi sang trắng bệch, không còn một giọt máu, vết bầm tím dưới cằm anh còn chưa tan, lại sưng lên, khiến vẻ mặt anh nhìn vô cùng kỳ quái. Vào khoảnh khắc ấy Đàm Tĩnh thật sự nghĩ anh sẽ bật dậy đánh cô, vì ánh mắt anh chợt trở nên sắc lạnh như dao, tựa hồ muốn khoét một lỗ trên người cô vậy. Nhưng cuối cùng anh không làm gì cả, chỉ nghiến răng gằn từng chữ: "Đàm Tĩnh, cô tưởng đến giờ tôi còn để cô muốn gì được nấy sao?"

Dứt lời, anh đứng dậy xô cửa bỏ đi. Vào thang máy anh mới nhận ra mình đang run rẩy. Điều hoà trong thang máy thổi vù vù, khiến anh lạnh chưa từng thấy. Anh đi thang máy xuống tận tầng hầm để xe. Vừa lên xe, anh đã lần tìm hộp cứu thương, mở ra lấy cặp nhiệt độ, bấy giờ mới ý thức được mình đang làm gì. Vốn dĩ anh định đợi Đàm Tĩnh tắm xong sẽ xuống lấy cặp nhiệt độ lên đo xem cô còn sốt không. Nhưng giờ tìm cặp nhiệt độ còn có tác dụng gì? Còn ích gì nữa?

Cặp nhiệt độ bị anh siết chặt đến gãy đôi, thuỷ tinh cắm sâu vào lòng bàn tay anh, máu và thủy ngân ch xuống, anh cũng không thấy đau. Cuối cùng câu nói của anh chỉ là một trò cười, hay một nỗ lực che đậy yếu ớt. Tại sao cô dám mở miệng đòi tiền anh? Chính vì cô biết rõ rằng, đến tận bây giờ, anh vẫn sẽ để cô muốn gì được nấy. Cô coi mình là hàng hoá bán cho anh, lần trước cô đòi ba vạn, lần này lại muốn mười vạn. Cho dù vạn bất đắc dĩ, cho dù cô thật sự thiếu tiền, nhưng tại sao cô lại làm như thế, cứ như sợ rằng vẫn còn một chút hồi ức đẹp đẽ nào đó, cứ như sợ anh chưa thật sự nản lòng vậy?

Anh vô cùng hối hận, sau khi đi lòng vòng trên đường, tại sao lại đến chỗ cô. Vì biết rằng cô không còn chỗ nào khác nữa, mà cô lại đang ốm. Khi thấy cô định trèo rào, anh không sao kìm được, vội dập thuốc chạy lại tóm lấy người phụ nữ to gan kia. Đúng vậy, anh hút thuốc, gần đây anh mới hút, bởi thực sự quá phiền muộn. Anh hối hận tại sao lại đưa cô đến khách sạn, vì biết cô không có nơi nào để ngủ nữa. Anh hối hận tại sao lại theo cô lên phòng, anh vốn chỉ định đưa chìa khoá phòng rồi đi. Anh chỉ muốn để cô tắm nước nóng, như vậy có tác dụng giúp hạ sốt. Anh định cặp nhiệt độ cho cô rồi sẽ đi. Dù sao anh cũng không nên động lòng thương xót cô, bởi người phụ nữ này có thể nắm lấy cơ hội nhỏ nhoi đó để giáng cho anh một đòn tàn nhẫn nhất.

Cho dù bảy năm trước vì nguyên nhân gì thì hiện giờ anh cũng tin chắc ít nhất hồi đó cô cũng nói một câu thật lòng, đó là cô chưa bao giờ yêu anh. Năm đó nếu cô có chút xíu thật lòng với anh, hẳn hiện tại cô đã không tuyệt tình đến mức đem tình cảm trong quá khứ làm vũ khí đả thương anh. Nụ hôn lúc chiều giống như một giấc mộng, anh cảm thấy căm ghét chính mình, tại sao mới có chút hy vọng mà đã kỳ vọng như vậy? Tại sao lại tự dối mình dối người rằng cô có nỗi khổ bất đắc dĩ? Tại sao khi nhìn thấy cô rơi nước mắt, anh lại đau lòng?

Nhiếp Vũ Thịnh, mày là thằng ngốc, ngốc nhất thế giới này.

Rốt cuộc đến bao giờ mày mới tỉnh ra?



CHƯƠNG 16:



Sau cùng, tiếng sập cửa vang lên khiến nước mắt Đàm Tĩnh tràn ra khỏi khóe mắt, lặng lẽ rơi xuống thảm, rồi tan biến không còn dấu vết. Khóe môi cô nhếch lên, nhoẻn một nụ cười. Đúng vậy, vẫn còn cười được, thật không biết xấu hổ.

Thật ra lúc đang tắm cô chẳng nghĩ gì cả, chỉ muốn mau mau ngả lưng xuống giường ngủ một giấc. Nhưng khi tắm xong, nhìn thấy Nhiếp Vũ Thịnh, cô đột nhiên đưa ra quyết định đó. Tại sao người nghiện lại khó cai nghiện? Vì họ đã được hưởng ni cảm khi hút thuốc. Thế còn người từng yêu thật lòng thì sao? Vì đã nếm trải cảm giác yêu thực sự nên mãi mãi bị quyến rũ bởi thứ ma lực như thuốc phiện từ người kia. Cô không mua nổi thuốc, cũng chẳng còn cách nào khác để có được, đành phải ép mình cai nghiện.

Nhiếp Vũ Thịnh chính là thuốc phiện, cô không thể chạm vào được nữa.

Chỉ cần anh dịu dàng một chút, quan tâm một chút, cô liền cảm thấy mọi chuyện từ bảy năm trước ào ạt đổ về, chỉ là, cô không thể có lại nữa.

Có rất nhiều cách khiến anh tuyệt vọng, nhưng ch

ỉ có một cách khiến bản thân cô tuyệt vọng.

Làm tổn thương anh, như vậy anh sẽ không bao giờ nhìn thẳng vào cô, không còn muốn qua lại gì với cô nữa, anh và cô vốn thuộc về hai thế giới khác nhau, từ nay trở đi, sẽ không còn liên quan gì đến nhau hết.

Chỉ là, khi anh quay đầu đi thẳng, cô lại nhớ tới đĩa đậu trên bệ cửa sổ nhà anh. Đã bao lần anh bỏ đậu vào đĩa, rót nước vào rồi ôm hy vọng, vì cô từng nói, khi đậu mọc mầm cô sẽ quay về. Bao nhiêu năm rồi anh vẫn để một đĩa đậu trên cửa sổ đợi nó mọc mầm, anh đang đợi cô về sao?

Bảy năm trước, khi bỏ đi, cô đã quyết định chôn vùi cả cuộc đời mình.

Nhưng khi nhìn thấy đĩa đậu mọc mầm trên cửa sổ, lòng cô lại chợt thấy xôn xao. Cô không phải đứa ngốc, cô biết nguyên nhân anh đánh Tôn Chí Quân. Cô không phải đứa ngốc, cô nhìn thấu sự giãy giụa yếu ớt đằng sau vẻ mỉa mai châm chọc của anh. Cô không phải đứa ngốc, cô biết tại sao lúc ở bãi đỗ xe anh lại lao xe đi nhanh như vậy. Đến tận bây giờ, anh vẫn yêu cô, nếu không, anh sẽ không giận dữ sập cửa bỏ đi như thế.

Nhưng cô không thể ngờ rằng Nhiếp Vũ Thịnh lại quay lại. Nghe thấy có người bấm chuông, cô còn tưởng là nhân viên khách sạn, nào ngờ nhìn qua mắt mèo trên cửa lại thấy anh, cô gần như không còn sức để mở cửa nữa.

Cuối cùng cô vẫn mở cửa ra. Anh đứng đó, không hề có ý tiến vào, chỉ hỏi ngắn gọn: "Cô có đi tìm người khác không?"

"Cái gì?"

"Vì mười vạn tệ, vì phí phẫu thuật cho con trai, cô có tìm đến người khác không?"

Cô sững người một thoáng rồi nói: "Chẳng có người khác nào... Không ai giúp được tôi cả."

Anh hỏi dồn: Thịnh Phương Đình?"

Đàm Tĩnh không ngờ anh lại nhắc đến Thịnh Phương Đình, bèn đáp: "Không phải việc của anh." Nói rồi định đóng cửa, nhưng anh đã giơ tay chặn lại: "Tôi cho cô."

Cô lại sững người.

"Tôi cho cô mười vạn để con cô phẫu thuật. Nhưng tôi có điều kiện, cô phải ly hôn."

Có nằm mơ Đàm Tĩnh cũng không thể ngờ anh lại nói ra câu ấy, cô đáp: "Muốn tôi ly hôn cũng được, nhưng phải thêm mười vạn nữa, tôi muốn hai mươi vạn. Anh biết đấy, ly hôn cũng cần tiền mà." Cô nói rất trơn tru tự nhiên, như thể trước đây đã từng mặc cả chuyện này. Cô đã chai sạn lâu rồi, anh ghét nhất cô đòi tiền, vậy thì cô đòi tiền là xong.

Đột nhiên anh vung tay cho cô một bạt tai, lúc vung tay lên, anh dùng lực rất mạnh, nhưng khi chạm vào má cô lại rất nhẹ. Cái tát đó khiến cô sững sờ, còn anh lại như người bị tát, thân hình loạng choạng cơ hồ không đứng vững nổi, lồng ngực phập phồng lên xuống như đang gắng gượng kìm nén điều gì đó. Mặt cô ươn ướt, đưa tay sờ thấy có máu, nhưng không phải máu của cô. Lúc này cô mới nhận ra tay phải anh đang rỉ máu, từng giọt từng giọt rỏ xuống thảm trải hành lang.

Cô nghe thấy anh nói: "Tôi cho cô hai mươi vạn."

Rồi anh quay người bỏ đi rất nhanh, tay phải anh hình như bị thương, máu rỏ suốt dọc đường đi, đến tận khi vào thang máy.

Khoảng bốn giờ sáng Nhiếp Vũ Thịnh quay lại phòng Cấp cứu. Bác sĩ trực ban giúp anh xử lý vết thương, vừa nhìn thấy vết thương nơi lòng bàn tay anh, bác sỹ giật mình hỏi: "Sao lại bị thế này?"

"Cặp nhiệt độ bị gãy." Anh chỉ đáp cụt lủn năm chữ.

Bác sĩ trực ban vẫn vô cùng căng thẳng, vết thương quá sâu, bên trong lại có mảnh vụn thủy tinh, nhỡ đâu còn sót thủy ngân sẽ rất độc nên anh ta phải rửa đi rửa lại mấy lần, xác định chắc chắn không còn thủy ngân nữa, mới băng lại.

"Tiểu Nhiếp, cậu thật quá bất cẩn." Bác sĩ trực ban than thở, "Sao lại bị cắt sâu như vậy chứ? Đau lắm phải không? Sâu tí nữa là đứt gân rồi, lại còn tay phải nữa. Cậu là ngôi sao mới, tương lai của khoa Tim, cậu mà không thể cầm dao mổ nữa thì Chủ nhiệm Phương liều mạng với tôi mất..."

Nhiếp Vũ Thịnh hoàn toàn không nghe được đồng nghiệp đang nói gì, hình như có hỏi anh đau không, đương nhiên là đau, nhưng có đau thế nào bằng nỗi đau trong tim. Khi rời khỏi khách sạn, anh cảm thấy tim mình quặn thắt, gần như có tất cả các triệu chứng lâm sàng: ngực đau dữ dội, không thể thở nổi.

Anh vẫn lái xe an toàn đến bệnh viện, vẫn nhớ đến phòng Cấp cứu để xử lý vết thương, đúng là kỳ tích.

Đồng nghiệp băng bó cho anh xong, còn dặn đi dặn lại phải nhớ thay băng, rồi nói: "Cậu gọi taxi mà về, thế này không được lái xe đâu, chạm vào vô lăng là đau ngay. Đúng rồi, cậu đến đây bằng gì?"

"Tôi lái xe."

Đồng nghiệp nhìn anh đầy kinh ngạc, tối nay Nhiếp Vũ Thịnh có gì đó là lạ, bình thường anh cũng rất ít nói, nhưng không giống với sự kiệm lời hôm nay. Tối nay sắc mặt anh tái nhợt, thần sắc mệt mỏi, như vừa qua một cơn bạo bệnh vậy. Hỏi gì anh cũng trả lời nhưng tinh thần hoảng hốt, hoàn toàn lơ đãng. Nếu không lơ đãng sao lại làm gãy cặp nhiệt độ, còn không cẩn thận để nó cứa vào tay sâu đến vậy?

"Hay cậu vào phòng trực ban ngủ một giấc đi, trời sắp sáng rồi. À, phải, ngày mai cậu... à hôm nay cậu làm ca nào?"

"Ca sáng."

"Vậy đừng về nữa, vào phòng trực ban chợp mắt một lát đi, cũng sắp đổi ca rồi."

Nhiếp Vũ Thịnh gật đầu, ngoan ngoãn như một đứa trẻ, ra khỏi phòng Cấp cứu như người mộng du, rồi bước vào phòng bệnh khoa Tim. Thấy cửa phòng trực ban vẫn mở, nhưng trên giường không có ai, anh mệt mỏi ngã xuống giường thiếp đi.

Dường như vừa ngủ chưa được bao lâu thì có người tức giận đùng đùng tát anh một cái mạnh, rất đau. Anh dụi mắt ngồi dậy, liền trông thấy Chủ nhiệm Phương.

Thấy trời đã sáng từ lâu, anh sợ đến toát mồ hôi, kết thúc giờ giao ban rồi sao? Mình giao ban nhầm ca ư? Kiểm tra phòng bệnh cũng xong rồi sao? Chủ nhiệm Phương bừng bừng lửa giận: "Không phải hôm qua tôi đã bảo cậu cút về nghỉ rồi ư? Sao cậu lại ngủ ở đây?"

Phía sau Chủ nhiệm Phương có người nhỏ giọng giải thích, nói mười giờ tối qua có bệnh nhân, phải gọi Nhiếp Vũ Thịnh đến, nên anh mới ngủ ở đây.

Chủ nhiệm Phương vẫn chưa nguôi giận: "Người phòng Cấp cứu chết hết rồi chắc, bác sĩ trực ban để làm gì? Sao phải gọi Nhiếp Vũ Thịnh đến?"

Người vừa nói bối rối, mấy vị chủ nhiệm trong khoa tuy có uy tín nhưng đều không còn trẻ nữa, phòng Cấp cứu vẫn hết sức tránh làm phiền họ lúc nửa đêm. Vì thế khi gặp những bệnh nhân nặng, phần lớn đều gọi cho Nhiếp Vũ Thịnh. Chỉ cần có anh, phương án điều trị sẽ được sắp xếp thỏa đáng, dù gặp ca mổ khó, có anh mổ chính cũng không có vấn đề gì lớn.

Nhiếp Vũ Thịnh biết lúc này không thể giải thích gì, càng nói chỉ càng khiến chủ nhiệm giận dữ hơn, nhưng thật không may, Chủ nhiệm Phương đã nhìn thấy lớp băng trên tay anh: "Tay cậu sao vậy?"

Anh biết không hay, đành đánh liều đáp: "Cháu không cẩn thận bị thương, không có gì nghiêm trọng cả, đồng nghiệp đã băng bó cho cháu rồi, anh ấy bảo băng lại sẽ mau khỏi..."

"Bị thương thế nào? Thế nào là không cẩn thận? Lẽ nào cầm dao mổ bị dao cắt phải?" Chủ nhiệm Phương châm chọc. "Giỏi lắm, tay trái cầm dao mổ cắt tay phải à? Tối qua khoa Ngoại ai trực ca đêm? Ai băng cho Nhiếp Vũ Thịnh? Gọi cậu ta đến gặp tôi!"

Khoa Ngoại nằm trong cùng một tòa nhà, bác sĩ trực ban đang định về nghỉ, nghe nói Chủ nhiệm Phương gọi, liền đoán ngay ra câu chuyện, lập cập tới gặp. Thấy Chủ nhiệm Phương sa sầm mặt, anh ta thầm than không ổn, vội cung kính chào hỏi. Chủ nhiệm Phương "hừ" một tiếng, chỉ vào Nhiếp Vũ Thịnh: "Tay cậu ta bị sao?"

"Cặp nhiệt độ gãy cắm vào lòng bàn tay, cũng may không sâu, không phải khâu, chỉ cần khử trùng, băng lại để phòng nhiễm trùng thôi ạ."

"Không sâu mà cậu lại băng bó sao?" Chủ nhiệm Phương gầm lên, "Cậu tưởng tôi mới vào nghề chắc? Với thời tiết này, nhiệt độ này, nếu không bị cắt sâu, để tránh nhiễm trùng tốt nhất là không băng bó. Nhiếp Vũ Thịnh giở trò với tôi, cậu cũng vậy, hai người thông đồng với nhau phải không?"

Cuối cùng Chủ nhiệm Phương giận dữ bắt Nhiếp Vũ Thịnh về nhà ngủ, nói cứ nhìn thấy anh là ông bực mình. Khoa Ngoại nhiều ca mổ như vậy, bệnh nhân đang xếp hàng dài chờ mổ, vậy mà anh lại dám để tay phải bị thương, đúng là chán sống rồi!

Lúc này bác sĩ Đổng mới to gan xen vào một câu: "Thưa thầy, giường số 39 vốn định hôm nay mổ..." Vốn dĩ bác sĩ Đổng là bác sĩ phụ mổ thứ hai, giờ người phụ mổ thứ nhất bị đuổi về nhà, đương nhiên anh phải nhắc nhở bác sĩ mổ chính, nếu không ca mổ sẽ không thể thực hiện.

"Không phải người nhà bệnh nhân giường 39 gây chuyện bị cảnh sát đưa đi rồi sao?" Chủ nhiệm Phương bực mình nói, "Còn mổ cái gì nữa, chẳng may xảy ra chuyện gì, tên vô lại đó lại chẳng đẩy hết trách nhiệm cho bệnh viện à? Không mổ nữa, kéo dài vô thời hạn. Ch trình của công ty CM chọn người khác!" Ông lại chỉ Nhiếp Vũ Thịnh, "Hai hôm nay cậu không mổ được, vừa hay, hãy tìm bệnh nhân thích hợp khác đi, còn gây ra chuyện gì nữa, xem tôi lột da cậu thế nào!"

Nhiếp Vũ Thịnh lại bị đuổi về nhà, lần này anh gọi taxi về, vì tay đau không lái xe được, cũng vì anh thật sự quá mệt mỏi rồi. Anh vừa về tới nhà liền lăn ra ngủ say như chết, đến khi có tiếng chuông cửa mới tỉnh dậy, nhìn vào màn hình hiển thị thì thấy Thư Cầm.

Anh mở cửa, hỏi: "Sao em lại đến đây?" Hôm nay thứ Hai, đáng lẽ Thư Cầm phải đi làm.

Cô đáp: "Em cùng cấp trên đến bệnh viện thăm đồng nghiệp, chính là Thịnh Phương Đình đấy, tiện thể chăm sóc bác trai. Bác bảo hai ngày nay anh không qua chỗ bác, sợ anh xảy ra chuyện gì, nên em gọi sang phòng bệnh các anh. Người ta bảo anh bị đánh." Cô quan sát kỹ gương mặt Nhiếp Vũ Thịnh, "Anh bị đánh thật à? Cằm còn tím bầm đây này. Giờ người nhà bệnh nhân ai cũng thế, động tí là đánh nhân viên bệnh viện."

Nhiếp Vũ Thịnh chuyển chủ đề: "Bố anh thế nào rồi?"

"Anh yên tâm, em không kể cho bác nghe chuyện anh bị thương trong vinh quang đâu. Tinh thần bác rất tốt, chỉ lo lắng cho anh, bác nói tuần sau phải đi họp ở Hồng Kông, hy vọng anh có thể đi cùng."

"Anh không đi được, bệnh viện nhiều việc lắm."

"Chủ nhiệm Tào khoa U bướu nói tình hình của bác trai tốt nhất là có nhân viên y tế bay cùng, ông ấy nói phải kêu anh đi vì khoa U bướu mọi người đều bận, không cử ai đi được."

"Vậy thì bảo ông ấy nói với chủ nhiệm của anh."

Thư Cầm vừa giận vừa buồn cười: "Anh đang giận ai thế! Đại thiếu gia à, đó là bố anh đấy."

Nhiếp Vũ Thịnh thở dài, lúc này Thư Cầm mới nhìn thấy tay anh băng bó, liền hỏi: "Đây cũng là do người ta đánh à? Anh ta đánh bằng cái gì thế?"

"Không có gì, anh không cẩn thận bị thương thôi."

Thư Cầm nhìn bộ dạng phờ phạc của anh, lại hỏi: "Gần hai giờ chiều rồi, anh ăn cơm chưa?"

Ăn cơm? Hình như hôm qua anh cũng chưa ăn... Hèn chi cả người cứ rã rời, nhưng thật sự anh chẳng còn hứng thú ăn gì cả. Hôm qua, sau khi Đàm Tĩnh đi khỏi, anh ngồi đờ đẫn một lúc rất lâu, đúng lúc gặp trận mưa to lúc hoàng hôn, anh ngại ra ngoài, đành b bữa cơm tối. Giữa đêm đến bệnh viện lại gặp Đàm Tĩnh, hành tội nhau đến quá nửa đêm, sáng nay vừa từ bệnh viện về anh liền lăn ra ngủ, quên khuấy cả ăn.

"Anh chưa ăn sao? Thảo nào sắc mặt khó coi thế này." Thư Cầm đứng dậy bước vào gian bếp thiết kế theo phong cách mở, "Để em làm chút gì cho anh ăn, trong tủ lạnh anh còn gì?"

Trong tủ còn trứng và sữa, Thư Cầm thấy sữa đã quá hạn, bèn ném luôn vào thùng rác, rồi nói: "Úp cho anh bát mì là xong. À đúng rồi, trên cửa sổ còn có đĩa đậu."

"Em làm gì?"

"Xào với trứng cho vào mì."

Nhiếp Vũ Thịnh ngồi yên không động đậy, sắc mặt sa sầm: "Đậu không phải để ăn."

"Thế anh ngày nào cũng để một đĩa đậu mọc mầm ở đó để làm sạch không khí à?'

"Dù sao cũng không phải để ăn."

Thư Cầm quay lại nhìn anh, ngạc nhiên hỏi: "Hôm nay sao anh cáu kỉnh thế? Bị người ta đánh nên tâm trạng không vui à? Không phải ở bệnh viện các anh đã quen với những việc này rồi sao? Hơn nữa lại có Chủ nhiệm Phương ở đó, ông ấy còn hung hăng hơn cả người gây chuyện ấy chứ, ai dám động đến anh?"

Thấy Nhiếp Vũ Thịnh không nói gì, chỉ cau mày ngồi đó, vẻ rất buồn bực, Thư Cầm bèn gặng: "Rốt cuộc anh sao vậy?"

Lúc này Nhiếp Vũ Thịnh mới như sực tỉnh, anh nhìn cô, đột nhiên hỏi: "Em cho anh vay ít tiền được không?"

"Ồ, em đang nghĩ sao hôm nay anh cứ ấp a ấp úng như vậy, hình như có chuyện gì khó nói, thì ra là mượn tiền." Thư Cầm đùa, "Lại giận dỗi với bố rồi, không muốn cầm của ông ấy dù chỉ một đồng sao? Vay em cũng được thôi, nhưng em phải thu tiền lãi, anh cần bao nhiêu?"

"Mười hai vạn." Nhiếp Vũ Thịnh tính số tiền có thể rút được của mình, trước đó đã rút ba vạn cho Đàm Tĩnh, giờ chỉ còn tám vạn thôi, còn thiếu mười hai vạn nữa. Anh nói: "Sắp tới chia cổ tức, anh sẽ trả em."

"Sao tự dưng cần tiền gấp vậy?"

Nhiếp Vũ Thịnh cụp mắt xuống, anh không muốn nói dối Thư Cầm, nhưng trước khi sự việc được giải quyết anh cũng không muốn nói sự thực với cô. Nếu cô biết được, chắc chắn sẽ mắng anh là đồ điên. Đúng là anh điên nên mới đồng ý cho Đàm Tĩnh hai mươi vạnối hôm đó, lẽ ra anh nên lái xe đi thẳng, nhưng nghĩ đến ánh mắt trống rỗng tuyệt vọng của cô, nghĩ đến những gánh nặng cô phải mang trên vai vì đứa con bệnh tật, mà chồng cô, như anh đã biết, hoàn toàn không thể trông mong gì được. Có thể trong cơn tuyệt vọng cô sẽ tìm tới người khác để lo tiền phẫu thuật, ví dụ như Thịnh Phương Đình chẳng hạn.

Nghĩ đến đó, cơn ghen lại như rắn độc xâm chiếm trái tim anh, anh lập tức bước lên lầu, nói với cô rằng anh đồng ý cho cô tiền.

Câu nói đó quá vô sỉ, anh không muốn cô nói với bất kỳ một người đàn ông nào khác nữa.

Thư Cầm thấy anh không muốn nói cũng không truy hỏi, tự mình đi nấu mì cho anh. Nhiếp Vũ Thịnh nói: "Anh đi tắm đã." Thư Cầm phải dùng ni lông bọc quanh tay anh để khỏi bị nước vào, nên khi tắm rất bất tiện, cũng rất chậm. Đang tắm chợt anh nghe Thư Cầm ở bên ngoài gọi: "Anh có điện thoại kìa."

"Ai gọi vậy?"

"Em không biết, không thấy hiện tên, chỉ có số thôi. Em đọc cho anh nhé?"

Đồng nghiệp ở bệnh viện hay bạn bè quan trọng anh đều lưu tên vào danh bạ, có lẽ là người nhà bệnh nhân nào đó, đã không lưu số thì có đọc anh cũng không biết, liền nói: "Thôi không cần, em nhận điện giúp anh. Nếu có việc gấp thì bảo người ta mười lăm phút nữa anh gọi lại."

"Được."

Anh tắm xong ra ngoài, tháo lớp ni lông ở tay, không kịp sấy tóc, chỉ lấy khăn mặt lau qua. Thấy mì đã nấu xong, Thư Cầm còn chần thêm hai quả trứng cho vào, anh dùng tay trái cầm đũa gắp mì, tay phải cầm di động, hỏi Thư Cầm: "Vừa rồi ai gọi vậy?"

"Người nhà của một bệnh nhân, nói là có việc gấp tìm anh, em nói anh đang tắm, mười lăm phút nữa sẽ gọi lại."

Nhiếp Vũ Thịnh mở nhật ký cuộc gọi, cuộc gọi cuối cùng quả nhiên chỉ hiển thị một dãy số chứ không hiện tên người, số này từng gọi cho anh, tuy anh không muốn lưu vào danh bạ, nhưng lại nhớ nó – vì đó là của Đàm Tĩnh.

"Anh sao vậy?" Thư Cầm thấy sắc mặt anh tái đi, liền hỏi: "Bệnh nhân quan trọng lắm à? Cô gái đó cứ như sắp khóc trong điện thoại ấy, anh mau gọi lại cho người ta đi."

Nhiếp Vũ Thịnh buông đũa, đi ra ban công gọi điện. Đàm Tĩnh không dùng nhạc chờ, chỉ có những tiếng "tút tút" đơn điệu, khiến anh sốt cả ruột... Anh đi đi lại lại đầy bất an, ban công nhà anh rất rộng, đồng thời cũng là khu vườn treo mà bên khai thác tặng. Rất nhiều người đều quây sân thượng thành một phòng, nhưng anh ở một mình, không cần nhiều phòng đến thế nên cứ mặc cho công ty thiết kế làm thành một khu vườn treo. Hàng trúc trồng gần lan can chốc chốc lại rung rinh theo gió khiến anh càng thêm sốt ruột.

Cuối cùng Đàm Tĩnh cũng nhận điện thoại, giọng cô rất bình tĩnh, nhưng Thư Cầm lại nói vừa rồi cô còn khóc. Anh hỏi: "Có chuyện gì?"

"Tôi đến thăm Bình Bình, họ nói ca mổ hoãn vô thời hạn..."

"Ca mổ hủy rồi."

"Nhưng..."

"Không phải tôi đã đồng ý cho cô tiền sao? Cô lấy tiền mà làm phẫu thuật bình thường. Rủi ro ít thì hệ số an toàn sẽ cao, cô còn muốn thế nào?"

Đầu dây bên kia im lặng một lúc lâu, yên lặng tới mức cơ hồ nghe thấy cả hơi thở của cô. Một lúc lâu sau, anh mới nghe thấy cô nói: "Xin lỗi bác sĩ Nhiếp, làm phiền anh rồi."

Cô ngắt máy luôn, không nói lời tạm biệt.

Nhiếp Vũ Thịnh gập điện thoại lại, vịn vào lan can nhìn tầng mây trắng trên nền trời xanh ở phía xa, đột nhiên lại muốn hút thuốc. Anh cũng không hiểu sao mình lại nóng ruột như vậy. Vừa rồi Thư Cầm nhận điện, chắc chắn Đàm Tĩnh đã hiểu lầm điều gì đó, nhưng tại sao anh không muốn để cô hiểu lầm? Rõ ràng người không có tư cách nói đến tình cảm là cô, cô còn chưa ly hôn, cô còn có một đứa con, giờ cô còn muốn thế nào đây? Lẽ nào cô thật sự muốn cùng anh gương vỡ lại lành?

Nhiếp Vũ Thịnh chưa hề nghĩ sau khi cho Đàm Tĩnh hai mươi vạn rồi thì sẽ làm gì nữa. Anh cho tiền cô chỉ vì không muốn cô đi vòi tiền người đàn ông khác mà thôi. Cô đã không còn gì nữa, có lẽ nếu ép quá cô sẽ bán thân thật sự. Đó là điều anh không muốn thấy, nên anh mới cho cô tiền, còn bắt cô ly hôn. Chồng cô rõ ràng là cái hố lửa, anh không muốn cô tiếp tục ở trong cái hố lửa ấy nữa.

Nhưng sau khi kéo cô ra khỏi hố lửa thì sao?

Anh thật sự chưa bao giờ nghĩ đến.

Thư Cầm nhìn anh qua tấm kính, thấy anh đã nói điện thoại xong, nhưng vẫn tựa vào lan can không động đậy. Nhìn từ phía sau, rõ ràng là một người đàn ông cao lớn nhưng lại cô độc như một đứa trẻ bị cả thế giới bỏ rơi. Không biết tại sao, trực giác mách bảo cô rằng, lúc này đây chắc chắn anh đang nhớ tới người bạn gái cũ. Chỉ khi nhớ tới người ấy lưng của anh mới toát lên vẻ đơn độc hoang liêu đến vậy.

Đàm Tĩnh cầm điện thoại trở lại phòng bệnh, Vương Vũ Linh đã hỏi ngay: "Bác sĩ Nhiếp nói sao?"

"Anh ấy nói ca mổ hủy rồi, bảo chúng ta làm phẫu thuật thông thường."

"Ai dà." Vương Vũ Linh chau mày, "Chắc chắn là vì hôm qua Tôn Chí Quân gây chuyện nên bệnh viện tức điên lên, không muốn phẫu thuật cho Bình Bình nữa."

"Không phải đâu." Đàm Tĩnh chỉ đáp ngắn gọn. Tôn Bình đã tỉnh lại, hôm qua Đàm Tĩnh không ngủ cùng con thì Tôn Bình lại tỉnh. Sáng nay đến thăm, thấy con đã tỉnh, cô không giấu được nỗi bất ngờ và vui sướng. Tinh thần Tôn Bình cũng tốt hơn nhiều, còn nhõng nhẽo đòi ăn canh trứng nên Vương Vũ Linh xuống nhà ăn mua cho bé. Lúc kiểm tra phòng, y tá trưởng cũng nói Tôn Bình hồi phục khá tốt, xem ra tình hình trước khi mổ cũng ổn định, bảo bọn họ mau mau tranh thủ thời gian tiến hành phẫu thuật.

Đàm Tĩnh bị cảm, phải đeo khẩu trang, chỉ có thể ở đến hết thời gian thăm bệnh, rồi phải nhờ Vương Vũ Linh ở lại trông Tôn Bình. Tuy không nỡ xa mẹ nhưng Tôn Bình cũng không quấy khóc, mãi đến chiều mới không kìm được, buột miệng nói: "Cô Vương, cháu muốn về nhà, cháu muốn về với mẹ."

Trẻ con vẫn là trẻ con, nằm mấy ngày trên giường là không chịu nổi, Vương Vũ Linh an ủi: "Ngoan nào, bác sĩ nói chúng ta chưa về nhà được, còn phải theo dõi vài ngày."

"Nhưng cháu nhớ mẹ..."

Tôn Bình ủ rũ cúi gằm mặt xuống, ông già nằm giường bên thấy vậy chép miệng nói: "Nhìn cháu bé đáng thương thế kia, hay là cho nó đến phòng Vui chơi bên khoa Nhi chơi một chút, ở đó có rất nhiều trẻ con, chưa biết chừng nó thích."

Vương Vũ Linh thấy ý kiến này cũng không tồi, lập tức đi hỏi y tá trưởng, y tá trưởng nói: "Chị đưa cháu đi chơi một chút cũng được, nhưng chỉ cho cháu ngồi một chỗ đọc truyện tranh gì đó thôi, đừng vận động, càng không được chạy nhảy đâu đấy."

"Vâng, tôi biết rồi."

Vương Vũ Linh bế Tôn Bình ra thang máy đến khoa Nhi, ở đó có phòng Vui chơi cho trẻ em lớn nhất bệnh viện. Chiều chiều, những bệnh nhi bệnh tình không quá nghiêm trọng đều đến đây chơi, còn có vài ba đứa nhỏ tới phục hồi chức năng sau gãy xương, tất cả gộp lại tới hơn chục đứa, cũng rất đông vui.

Tôn Bình ngồi đó xem hoạt hình một lúc đã bắt quen được mấy người bạn đồng lứa. Bạn nhỏ Mạnh Tiểu Viên nằm ở khoa Nhi bị gãy tay vì chơi trượt ván, giờ vẫn phải bó thạch cao. Bạn nữ Kỳ Kỳ nằm ở khoa Huyết học, cha mẹ rất lo lắng, lúc nào cũng theo sát bên cạnh. Còn một bạn nam tên là Phong Phong, ai cũng yêu mến, cách đây không lâu mới chuyển từ phòng Chăm sóc đặc biệt về phòng bệnh thường, lần nào cũng ngồi xe lăn đến đây, theo lời bác sĩ nói thì vẫn chưa đi được.

"Ông của Phong Phong tốt lắm, hôm nào cũng đến thăm bạn ấy, còn mang theo rất nhiều đồ chơi nữa."

"Bọn tớ đều được ông của Phong Phong tặng đồ chơi, ai cũng thích ông."

"Đó không phải là ông của bạn ấy. Là ông nuôi thôi. Ông của bạn ấy qua đời lâu rồi, ông này là người đã cứu bạn ấy." Kỳ Kỳ dù sao cũng là con gái, miệng lưỡi lanh lợi, nói năng đâu ra đấy, trơn tru như đọc thuộc lòng vậy.

"Nhìn kìa, ông của Phong Phong đến rồi."

Vương Vũ Linh không biết mặt ông Nhiếp Đông Viễn. Ngày nào ông cũng đến phòng Vui chơi cho trẻ em, hôm nay, như thường lệ, ông lại mang tới rất nhiều đồ chơi, vui vẻ bảo hộ lý của mình chia cho các bạn nhỏ: "Nào, mỗi cháu một con, robot biến hình mới nhất đấy."

Mấy bé gái chu môi: "Ông thiên vị! Bọn cháu không thích robot biến hình!"

Ông Nhiếp Đông Viễn cười nói: "Ông biết các cháu không thích, đó là cho các bạn nam, của các cháu đây, thỏ con nhé!" Những con thú bông trắng phau, mềm mượt khiến các bé gái reo lên vui sướng, mỗi bé ôm một con chơi.

Ông Nhiếp Đông Viễn ngồi xuống nhìn các bé trai chơi robot, bé nào cũng rất vui vẻ. Ông ngồi nói chuyện với Phong Phong một lúc, khiến Phong Phong rất vui, còn định chia một nửa phần cơm cho ông. Ông Nhiếp Đông Viễn cười từ chối: "Ông có bệnh, bác sĩ không cho ông ăn cái này." Quay đầu lại, thấy Tôn Bình ngồi trong góc, ông liền hỏi, "Ồ, hôm nay có cháu mới đến à? Cháu tên gì? Bao nhiêu tuổi rồi?"

Tôn Bình vốn không thích nói chuyện, chỉ giương đôi mắt đen láy nhìn ông rồi lại nhìn sang Vương Vũ Linh. Vương Vũ Linh thấy con người Nhiếp Đông Viễn rất thân thiện, vừa đến đã tặng bọn trẻ đồ chơi, lại thấy Phong Phong gọi là ông, đoán chắc là người nhà của Phong Phong, bèn nói: "Bình Bình, phải lễ phép chứ, ông hỏi cháu kìa."

Lúc này Tôn Bình mới rụt rè nhìn ông Nhiếp Đông Viễn, nói nhỏ: "Cháu là Tôn Bình, năm nay sáu tuổi."

Ông Nhiếp Đông Viễn thấy Tôn Bình nói nhẹ nhàng như con gái, liền cười nói: "Cháu đến lấy đồ chơi chơi đi, robot đấy, có thích không?"

Nào ngờ Tôn Bình lắc đầu, khẽ đáp: "Mẹ cháu bảo không được nhận đồ chơi của người khác."

"Ồ, rất có khí chất. Không sao, các bạn ở đây ai cũng có, ông còn mua dư ra mấy con, tặng hết cho các cháu."

Tôn Bình lại nhìn Vương Vũ Linh, thấy cô gật đầu, mới tiến lại nhận lấy đồ chơi từ tay hộ lý, nói: "Cháu xin", rồi quay lại nói với ông Nhiếp Đông Viễn: "Cháu cảm ơn ông."

"Thằng bé này ngoan thật." Nhiếp Đông Viễn đưa tay ra định xoa đầu bé, nào ngờ Tôn Bình nghiêng đầu tránh. Ông thoáng sững người, thu tay lại, cười hỏi Vương Vũ Linh: "Cô là mẹ cháu à?"

"Không, tôi là cô của cháu. Mẹ cháu bị cảm, sợ lây nhiễm nên không vào viện trông."

"Thằng bé này giống hệt con trai tôi hồi còn nhỏ, không thích người khác chạm vào người." Ông Nhiếp Đông Viễn có vẻ rất thương cảm, "Hồi đó con trai tôi cũng chỉ lớn từng này, thế mà đã rất ngang ngạnh, chớp mắt hơn hai chục năm rồi. Nhanh quá đi mất..." Ông ngắm kỹ Tôn Bình, cười nói, "Đứa trẻ này thật sự giống con tôi hồi nhỏ, mắt to, lông mi dài. Hồi nhỏ cái gì nó cũng giống tôi, chỉ mỗi mắt và lông mi là giống mẹ nó, lông mi dài đến nỗi đặt được cả cây bút chì lên, cứ như con gái vậy. Mỗi lần tôi bảo nó giống mình, nó lại chỉ vào lông mi hỏi: 'Bố có lông mi dài thế này không?' Tôi trêu nó: 'Lông mi dài thì có ích gì?', nó bảo, 'Đẹp mà, có thể chắn bụi.'"

Vương Vũ Linh nghe ông kể, nghĩ bụng chắc ông cũng là người cô đơn. Tôn Bình chỉ mím môi cười, đặc biệt khi nghe bảo lông mi dài có thể chắn được bụi, bé cười tít mắt lại rất đáng yêu. Ông Nhiếp Đông Viễn chợt thấy lòng ấm áp, nhớ hồi Nhiếp Vũ Thịnh bé như vậy, cũng chính là lúc anh ỷ lại ông nhiều nhất, mỗi lần về nhà lại lao vào lòng bố, vòng tay quanh cổ nũng nịu hỏi: "Bố không đi làm có được không?"

Sự tin tưởng và ỷ lại hoàn toàn, tình cảm thân mật giữa hai bố con hồi đó, dường như đã thành chuyện kiếp trước. Ông Nhiếp Đông Viễn không ngăn được tiếng thở dài, nhìn dáng vẻ ngây thơ của Tôn Bình, ông hỏi Vương Vũ Linh: "Tôi bế cháu được không?"

"Được ạ."

Ông Nhiếp Đông Viễn bế Tôn Bình lên, bé khá gầy nên ông bế rất dễ dàng. Tôn Bình một tay cầm đồ chơi, một tay quàng cổ ông. Khi những ngón tay măng sữa mềm mại của Tôn Bình quàng qua cổ, ông Nhiếp Đông Viễn bỗng cảm thấy mọi chuyện hệt như buổi hoàng hôn nhiều năm trước, khi Nhiếp Vũ Thịnh lao vào lòng ông, trái tim ông thật sự sắp tan chảy. Nhìn vào đôi mắt đen láy của Tôn Bình, không hiểu sao ông thấy nhói lòng, liền hỏi Vương Vũ Linh: "Cháu bị bệnh gì vậy?"

"Cháu bị tim bẩm sinh."

"Ồ, bệnh tim? Con trai tôi ở khoa Tim, bảo nó khám xem sao, nó là bác sĩ giỏi nhất trong số bác sĩ trẻ ở đây đấy. Bác sĩ điều trị chính cho cháu là ai?"

"Bác sĩ Nhiếp Vũ Thịnh ạ."

"Ồ, đó là con trai tôi. Cô yên tâm, nó giỏi lắm." Ông Nhiếp Đông Viễn nói, vẻ rất đắc ý.

Đúng lúc ấy Phong Phong phụng phịu: "Ông, cháu cũng muốn bế."

"Được được, ông bế hết." Ông Nhiếp Đông Viễn rất vui, vừa lúc đó Nhiếp Vũ Thịnh đến. Sau khi Thư Cầm về, anh nghĩ nên đến bệnh viện thăm bố một lát, ai ngờ phòng bệnh vắng tanh, thấy bảo ông đã đến khoa Nhi chơi với bọn trẻ, anh bèn tìm đến đây.

Từ xa anh đã thấy ông Nhiếp Đông Viễn được các cháu bé vây quanh,cười nói rất vui vẻ. Trong lòng anh hiểu, thật ra ông rất mong anh kết hôn để có cháu bế, nhưng việc đó không phải một chốc một nhát mà thực hiện ngay được. Anh tiến lại, gọi:

"Bố."

"Ồ, con đến rồi."

Nhìn thấy Tôn Bình đang rụt rè bám trên vai ông Nhiếp Đông Viễn như một chú Koala nhỏ, anh trách: "Bác sĩ bảo bố không được làm gì mệt nhọc, bố lại còn bế trẻ con."

"Bố mới bế thôi, nhẹ không ấy mà." Ông Nhiếp Đông Viễn rất không vui, "Hồi nhỏ anh chỉ thích bố bế, giờ lại không chịu sinh cháu cho bố, bố đành bế con của người khác thôi."

Nhiếp Vũ Thịnh không thích Tôn Bình lắm, rất ít khi nhìn thẳng vào thằng bé. Dường như cũng cảm nhận được điều gì đó, Tôn Bình vừa thấy anh liền sợ hãi, ôm chặt lấy cổ ông Nhiếp Đông Viễn, vùi đầu vào sau tai ông.

Ông Nhiếp Đông Viễn vỗ nhẹ lên lưng Tôn Bình: "Không tiêm đâu, cháu không thấy chú ấy không mặc áo bác sĩ sao? Hôm nay chú ấy không có ca trực, hiện giờ không phải bác sĩ, chỉ là chú Nhiếp thôi, chú ấy không tiêm đâu mà."

Nhiếp Vũ Thịnh lạnh nhạt nói: "Bố phải về phòng đo huyết áp"Được rồi, thì về." Ông Nhiếp Đông Viễn nựng nịu Tôn Bình không nỡ buông ra: "Cháu biết không, chú này hồi nhỏ giống cháu lắm, sợ tiêm, cứ thấy bác sĩ là khóc nấc lên. Hì hì, giờ giỏi rồi, làm bác sĩ rồi. Cháu lớn lên cũng làm bác sĩ, đi tiêm người khác, được không?"

Bấy giờ Tôn Bình mới thò đầu ra cười. Nhiếp Vũ Thịnh sầm mặt xuống, nhưng ông Nhiếp Đông Viễn vẫn nói tiếp: "Nhìn thấy cháu, ông lại nhớ đến chú hồi nhỏ..." Ông quay sang nhìn con trai đang sa sầm mặt mày, lại nhìn Tôn Bình, nói, "Đúng là hơi giống... Vũ Thịnh, khi nào về bố lấy ảnh hồi nhỏ ra cho anh xem, hồi nhỏ anh cũng thế này này. Nhưng thằng bé này gầy hơn, hồi nhỏ anh vừa béo vừa tròn, bố cứ lo anh bị béo phì..."

Ông Nhiếp Đông Viễn từ khi bị bệnh rất thích trẻ con, còn lo hết tiền thuốc thang, viện phí cho đứa trẻ bị ngã trong công trường. Có lẽ vì đã có tuổi, lại bị bệnh nên ông đặc biệt quý trọng sinh mạng, thích những đứa trẻ hoạt bát đáng yêu, ngày nào cũng đến phòng Vui chơi của lũ trẻ chơi cùng chúng, làm ông già Noel tặng quà chúng để vơi bớt nỗi cô đơn. Nhưng hôm nay, không hiểu sao Nhiếp Vũ Thịnh cứ cảm thấy có gì không ổn, dường như chuyện gì đó sắp xảy ra, nhưng là chuyện gì mới được chứ? Anh nghĩ mãi không ra được. Đó chỉ là dự cảm, giống như khi thuyền đi qua dưới gầm cầu vậy, bóng chiếc cầu đổ xuống bao trùm lấy cả con thuyền, cảm giác vô cùng nặng nề, ngột ngạt.

Anh đưa ông Nhiếp Đông Viễn về phòng bênh, đợi y tá đo huyết áp, nhiệt độ cho ông xong thì cũng đến giờ ăn trưa. Ông Nhiếp Đông Viễn giữ anh lại ăn cơm, nhưng anh nói: "Con đi xem phòng bệnh."

"Hôm nay anh nghỉ cơ mà?" Ông Nhiếp Đông Viễn kìm nén mãi, cuối cùng cũng phải lên tiếng hỏi, "Mặt anh sao thế? Còn tay nữa, sao lại băng bó vậy? Đánh nhau với ai à?"

"Không ạ."

"Thế sao cằm sưng lên thế kia?"

"Cửa tủ tài liệu đóng không chặt, con không cẩn thận bị đập phải."

"Còn tay?"

"Cầm cặp nhiệt độ không cẩn thận làm gãy, bị đứt tay."

"Lớn từng này rồi mà vẫn phải lo lắng cho anh như trẻ con." Dường như ông Nhiếp Đông Viễn đã tin lời anh. "Bất cẩn như thế sao chữa cho bệnh nhân được. Cứ thế này Chủ nhiệm Phương còn dám cho anh đứng bàn mổ nữa không?"

"Thế nên chủ nhiệm bảo con nghỉ hai ngày.""Thế anh đến phòng bệnh làm gì?"

"Phòng bệnh có hơn mười bệnh nhân của con, dù không trực ban cũng phải tới xem thế nào."

"Đi đi." Ông Nhiếp Đông Viễn đổi chủ đề, "Tuần sau anh cùng bố đến Hồng Kông đấy."

"Việc này phải chờ lãnh đạo của con đồng ý đã."

"Bố đã nói việc này với Phó viện trưởng rồi, ông ấy nói không vấn đề gì, sẽ có lời với Chủ nhiệm của anh."

Nhiếp Vũ Thịnh định nói gì đó nhưng thấy bố xua tay anh bèn kìm lại. Thư Cầm nói đúng, đây là bố anh, cần nhân viên y tế bay cùng, anh nên đi cùng ông một chuyến, cũng là nghĩa vụ và trách nhiệm của kẻ làm con.

Nhiếp Vũ Thịnh trở về phòng bệnh, hai ngày hai đêm không trực, nửa đêm hôm qua lại nhận được ca cấp cứu, nên bệnh án tích lại một đống, sáng mai còn có bệnh nhân phải ra viện. anh đang suy nghĩ xem có nên làm thêm giờ hay không, thì vừa hay y tá trưởng đi qua: "Tiểu Nhiếp, sao lại đến đây? Chủ nhiệm Phương mà thấy sẽ nổi giận đấy."

Nhiếp Vũ Thịnh đáp: "Tôi còn nhiều việc chưa làm lắm."

"Việc thì làm sao hết được? Đúng rồi, vợ anh Đổng vừa sinh trưa nay, mọi người trong khoa đều sang hết khoa Sản thăm rồi, cậu cũng đi đi."

"Tốt quá, chắc Đổng sư huynh vui lắm."

"Lại chẳng, nhóc con ba cân ba, anh ấy cười đến không khép nổi miệng. Chủ nhiệm Phương cũng qua thăm rồi, còn bế cháu nữa."

Bình thường vị Đổng sư huynh này chăm sóc anh rất chu đáo, giờ anh ấy có con trai, đương nhiên phải đi thăm, nghĩ vậy Nhiếp Vũ Thịnh dọn dẹp một lát rồi ra cửa mua một phong bao lì xì, nhét vào đó chút tiền mừng, đi thăm vợ chồng anh Đổng.

Anh Đổng đang tất bật cho con ăn sữa, bé sơ sinh còn chưa to bằng phích nước, bọc kín trong chăn, chỉ lộ ra gương mặt nhỏ như chiếc bánh bao. Nhiếp Vũ Thịnh đưa bao lì xì cho anh Đổng, rồi quay sang trò chuyện cùng vợ anh. Vợ anh Đổng than vãn: "Cậu nhìn xem anh ấy cứ bế con khư khư, như sợ ai cướp mất ấy. Y tá bảo rồi, ngày đầu tiên sau khi sinh, trẻ ngủ là bình thường, nhưng anh ấy cứ bốn tiếng lại bón 15ml sữa. Con không tỉnh dậy thì anh ấy cứ làu bàu mãi..."

"Anh muốn con thải hết chất thải trong người ra mà." Anh Đổng quyệt mồ hôi trán, "Tiểu Nhiếp, cậu ngồi đi. Cậu nhìn này, con trai cóôi không?"

Nhiếp Vũ Thịnh nhìn gia đình ba người họ hạnh phúc, ngắm đứa trẻ đang say ngủ, cười nói: "Giống lắm."

"Hừ, vợ tôi còn nói không giống. Bác sĩ đỡ đẻ vừa bế nó ra, mẹ tôi liền bảo: 'Đây chắc chắn là con cháu nhà ta rồi, không lẫn vào đâu được, giống hệt con hồi nhỏ, cứ như một khuôn đúc ra ấy! Nhìn mí mắt này, cái lông mi này...'"

Trong khoảnh khắc ấy, Nhiếp Vũ Thịnh sực nhớ lại lần ông Nhiếp Đông Viễn bế Tôn Bình, cuối cùng cũng nghĩ ra không ổn ở điểm nào, một ý nghĩ đáng sợ vụt lóe lên trong đầu anh, như ánh trăng ló ra sau tầng mây đen, xé toang màn đêm u ám nặng nề. Nhiếp Vũ Thịnh bị suy đoán đáng sợ đó đánh gục, xưa nay anh chưa bao giờ nghĩ theo chiều hướng đó, nhưng hôm nay, vào giây phút vừa rồi, anh lại đột nhiên nghĩ tới. Toàn thân anh run bắn lên, lẩy bẩy đứng dậy. Anh Đổng thấy sắc mặt anh tái nhợt, hai tay siết lại thành nắm đấm, cả người run rẩy, bèn ngạc nhiên hỏi: "Tiểu Nhiếp, cậu sao vậy?"

Nhiếp Vũ Thịnh ngơ ngẩn nhìn anh, dường như không biết mình đang làm gì. Anh Đổng lại hỏi: "Cậu sao thế?" Lúc này anh mới định thần lại, đáp: "Tôi sực nhớ ra, có bệnh nhân tôi kê nhầm đơn rồi."

Anh Đổng nghe thấy thế cũng cuống lên: "Ai da, vậy mau đi sửa đi, nhanh lên!"

Nhiếp Vũ Thịnh không nói gì thêm nữa, vội vàng ra khỏi khoa Sản. Anh cuống cuồng chạy đến thang máy, nôn nóng ấn nút đi lên, cuối cùng thang máy cũng đến nơi. Đứng trong thang máy, anh thấy mỗi phút mỗi giây đều như bị tra tấn. Khó khăn lắm mới lên đến phòng bệnh khoa Tim, anh vội vội vàng vàng đi tới bên ngoài phòng bệnh, nhưng rồi lại chần chừ mãi không bước vào.

Đàm Tĩnh không có ở đó, Vương Vũ Linh đang dỗ Tôn Bình ăn cơm, Tôn Bình rất nghe lời, tự mình cầm thìa xúc cơm. Từ ngoài cửa chỉ nhìn thấy nửa bên mặt nhìn nghiêng của đứa bé, trông rất giống Đàm Tĩnh. Nhiếp Vũ Thịnh đứng ở cửa một lúc lâu, đầu óc hoàn toàn trống rỗng, chẳng thể nhớ nổi chồng Đàm Tĩnh trông như thế nào, rốt cuộc đứa trẻ kia giống ai hơn. Anh đột nhiên cảm thấy mình không còn dũng khí đến gần đứa trẻ ấy nữa, đành quay ra chỗ y tá. Y tá trực ban thấy anh cũng rất ngạc nhiên: "Bác sĩ Nhiếp, anh không khỏe à? Sắc mặt anh kém quá, có phải vết thương bị viêm không?"

Nhiếp Vũ Thịnh nghe thấy giọng nói sượng sùng của mình: "Mẫu máu của bệnh nhân giường 39 còn không?"

"Chắc còn một mẫu ở phòng Hóa nghiệm, không biết họ đã hủy chưa."

Cô y tá còn chưa dứt lời, Nhiếp Vũ Thịnh đã sải bước đi thẳng. Y tá trực ban kinh ngạc, bình thường bác sĩ Nhiếp tuy không thích nhiều lời nhưng vẫn vô cùng lịch sự, hỏi chút chuyện nhỏ cũng cảm ơn, vậy mà hôm nay anh chẳng nói chẳng rằng bỏ đi mất, hơn nữa còn có vẻ hồn bay phác lạc, cứ như cháy nhà vậy.

Bác sĩ Nhiếp lúc nào cũng bình tĩnh, các y tá trong phòng mổ đều nói, bác sĩ Nhiếp Vũ Thịnh khoa Ngoại Tim mạch thật quá bình tĩnh, bất cứ tình huống nào anh cũng ứng phó được, dù trời có sập anh vẫn cầm nhíp chống trời lên tiếp tục mổ. Nhưng hôm nay bác sĩ Nhiếp sao vậy?

Nhiếp Vũ Thịnh đến phòng Hóa nghiệm nhờ người quen tìm mẫu máu, rồi đến thẳng Trung tâm Kiểm tra sức khỏe, nói rằng mình hơi sốt, muốn xét nghiệm máu xem thế nào. Rút xong máu, anh lại nói để tự mình đưa đến phòng Hóa nghiệm. Đương nhiên người ở đó không có ý kiến gì, anh liền cầm hai mẫu máu đến viện Y học, tìm người bạn từng du học cùng bên Mỹ. Người này không cùng chí hướng với anh, nên sau khi về nước bèn đến viện Y học nghiên cứu về di truyền.

"Bạn của bố tôi nhờ tôi giám định DNA giùm, giao cho người khác tôi không yên tâm."

Người bạn đó biết bạn bè của bố anh không giàu có thì quyền chức, hẳn rất coi trọng bí mật riêng tư, chuyện này cũng không phải chưa từng có, vì thế còn đùa: "Ồ, người khác có chuyện sao mặt cậu khó coi thế?"

Nhiếp Vũ Thịnh hoàn toàn không có tâm trạng đùa cợt, chỉ nói: "Có kết quả thì gọi ngay cho tôi nhé, bất cứ lúc nào cũng được, người ta đang cần rất gấp."

"Không vấn đề gì, tôi tăng ca, cùng lắm là bốn tiếng, mười sáu locus[1'>, được chứ? Đủ xứng với mối ân tình này của cậu rồi chứ?"

[1'> Locus: Vị trí gen trong nhiếm sắc thể.

Nhiếp Vũ Thịnh không ăn không uống không ngủ chờ đợi, anh chưa bao giờ thấy thời gian trôi qua chậm chạp thế này. Hằng ngày, lúc làm việc, hễ anh đứng vào bàn mổ là phải đứng liền bốn tiếng đồng hồ, cảm thấy thời gian trôi như tên bắn, từ lúc mở lồng ngực cho đến khi khâu lại cũng chỉ như một cái chớp mắt. Nhưng bốn tiếng này còn dài hơn bốn ngày, thậm chí bốn tháng, nhiều lần anh muốn gọi ngay cho Đàm Tĩnh, hoặc tới gặp thẳng cô, nhưng gặp thì có ích gì? Nếu thật sự có làm vậy, cô sẽ không nói thật với anh. Mồ hôi lạnh đầm đìa, anh không ngừng đi đi lại lại trong phòng. Anh nhớ lần đầu tiên khi nhìn thấy Tôn Bình ở bệnh viện, anh đã nói gì? Anh châm chọc rằng, đó là báo ứng. Còn Đàm Tĩnh chỉ nhìn anh với đôi mắt mọng nước. Anh không dám tưởng tượng, nếu như mình đoán đúng thì tâm trạng Đàm Tĩnh khi đó thế nào, chắc chắn trái tim cô đã tan nát thành từng mảnh vụn. Anh không thể ngồi yên được nữa, anh cảm thấy phải lập tức đi gặp Đàm Tĩnh, nhưng gặp rồi sẽ nói gì đây? Nhỡ anh đoán sai thì sao? Sao kết quả DNA chết tiệt kia vẫn chưa có?

Đúng lúc anh sắp suy sụp thì điện thoại đổ chuông, giọng anh bạn kia vang lên đầy thích thú: "Ông bác của cậu thảm rồi, RCP 99,99%. Cậu biết đấy, RCP đạt 99,73% là đã có thể khẳng định quan hệ cha con, cũng có nghĩa là, hai mẫu máu này có quan hệ cha con."

Nhiếp Vũ Thịnh chỉ thấy trước mặt tối sầm lại, tai ù đi, nhất thời mất hết mọi tri giác. Toàn thân anh như thể rơi xuống hố băng, cảm giác lạnh lẽo như hàng nghìn hàng vạn mũi kim đâm vào người, khiến máu huyết toàn thân cơ hồ đông cứng lại, bản thân chỉ có thể nghe thấy tiếng máu ào ạt chảy trong tĩnh mạch phía sau tai. Trong khoảnh khắc ấy, Nhiếp Vũ Thịnh cảm thấy mình không còn sức nhấc nổi dù là một ngón tay. Anh không biết người bạn kia nói gì nữa, chỉ khó nhọc ngắt máy theo bản năng.



CHƯƠNG 17:



Gần mười một giờ đêm mà bác sĩ Nhiếp đột nhiên lại đến, khiến Tiểu Thái, y tá trực đêm khoa Tim, lấy làm lạ. Hôm nay anh không có ca trực, lẽ nào lại có ca cấp cứu nào cần anh chăng? Có điều sau cơn thịnh nộ của Chủ nhiệm Phương sáng nay, bác sĩ trực ban đã quyết định, chẳng may có bệnh nhân khó xử lý, thà gọi cho các chủ nhiệm cũng không gọi cho Nhiếp Vũ Thịnh. Thế nên Tiểu Thái rất kinh ngạc, khi anh vội vội vàng vàng đi ngang qua phòng trực ban của y tá, cô bèn lên tiếng gọi: "Bác sĩ Nhiếp". Nghe tiếng, Nhiếp Vũ Thịnh ngẩng lên gật đầu với cô. Tiểu Thái chỉ thấy sắc mặt anh tái nhợt dị thường, tinh thần có vẻ vô cùng hoảng hốt, cứ thế cúi đầu đi thẳng đến phòng trực ban, rồi chẳng bao lâu sau lại bước ra, đi về phía phòng bệnh.

Lát sau Tiểu Lý, một y tá trực ban khác, đẩy xe thuốc quay lại, hỏi cô: "Tối nay bác sĩ Nhiếp trực à?"

"Không biết nữa." Tiểu Thái nhìn lịch trực dán trên tủ, "Tối nay anh ấy đâu có ca trực."

"Anh ấy cứ đi đi lại lại ở hành lang năm lần bảy lượt, rồi đi từ phòng bệnh số 7 đến số 16, bước ra vẫn thấy anh ấy ở đấy."

"Chắc tình hình của bệnh nhân nào đó không ổn?"

"Chỉ
ĐẾN TRANG
Thông Tin
Lượt Xem : 11006
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN