--> Nợ em một đời hạnh phúc - game1s.com
XtGem Forum catalog

Nợ em một đời hạnh phúc

hai ng

ời ở phòng Chăm sóc đặc biệt có chút vấn đề, những người khác hình như đều rất ổ định mà."

Các y tá đang xì xầm bàn tán thì bác sĩ Lý trực ban từ phòng Cấp cứu đi ra, theo sau còn có bệnh nhân vừa mổ xong, có điều phòng bệnh đã hết chỗ, đành phải để nằm tạm ngoài hành lang. Bác sĩ Lý đang sắp xếp cho bệnh nhân thở ô xy, chợt ngẩng lên thấy Nhiếp Vũ Thịnh, cũng tỏ vẻ kinh ngạc: "Ủa, sao cậu lại đến?"

Nhiếp Vũ Thịnh ngoảnh lại nhìn anh, nhưng ánh mắt dường như xuyên qua anh, dừng trên bức tường phía sau, thấp giọng trả lời: "Tôi đến thăm một bệnh nhân."

"Cậu về nhà ngủ đi, nếu mai Chủ nhiệm Phương lại thấy cậu nằm trên giường phòng trực ban, không biết ông ấy sẽ xử lý thế nào nữa."

Nhiếp Vũ Thịnh ừ một tiếng rồi cúi đầu đi ra, đi được nửa đường, chợt anh quành lại, đẩy cửa một phòng bệnh, bước vào trong mấy phút, không biết làm gì trong đó, rồi bước ra, khẽ khàng đóng cửa lại. Sắc mặt Nhiếp Vũ Thịnh vẫn nặng nề, anh cúi đầu lẳng lặng bỏ đi.

Bác sĩ Lý chẳng hiểu đầu cua tai nheo gì, đợi anh đi khỏi mới hỏi y tá: "Ai ở trong phòng bệnh số 11 vậy?"

Tiểu Thái đáp: "Hai người sau phẫu thuật nhồi máu cơ tim, một người bị tim bẩm sinh, một bị u động mạch."

"Đều là bệnh nhân của bác sĩ Nhiếp à?"

"Chỉ có bệnh nhân bị tim bẩm sinh thôi, chính là đứa trẻ định làm phẫu thuật theo chương trình của công ty CM nhưng rồi lại bị hủy ấy. Người nhà của đứa trẻ đó đến gây chuyện, còn đánh cả bác sĩ Nhiếp nữa." Tiểu Thái bĩu môi, y tá ở đây đều thích bác sĩ Nhiếp, hôm đó không biết có bao nhiêu người nhìn thấy Nhiếp Vũ Thịnh đấm Tôn Chí Quân nhưng tất cả đều nói là Tôn Chí Quân đánh Nhiếp Vũ Thịnh. Thứ nhất là do Tôn Chí Quân gây chuyện, thật sự rất đáng ghét, hai nữa là vì khi gặp chuyện như thế này trên dưới bệnh viện đều đồng lòng, thứ ba đương nhiên là vì sức hấp dẫn của cá nhân Nhiếp Vũ Thịnh rồi.

Bấy giờ bác sĩ Lý mới biết y tá đang nói tới Tôn Bình. Bệnh nhân này vốn do anh điều trị, sau đó chuyển sang cho Nhiếp Vũ Thịnh . Anh cứ cảm thấy có gì đó không ổn, bèn đến phòng bệnh số 11 xem sao. Các bệnh nhân trong phòng đang ngủ say, người nhà cũng đã ngủ hết. Trên giường số 39 Tôn Bình đã ngủ, chăn được đắp kỹ, dường như có người vừa dém chăn lại giùm, Vương Vũ Linh ở lại trông nom cũng đang ngủ say, dưới ánh đèn mờ ảo, không có bất cứ điều gì khác thường.

Bác sĩ Lý cảm thấy mình có phần quá mẫn cảm, nên sắp xếp cho bệnh nhân xong xuôi, anh liền đến phòng ngủ.

Nhiếp Vũ Thịnh đứng trong bãi đỗ xe, gió đêm thốc vào người lạnh buốt, bây giờ anh mới chợt nhớ ra mình không lái xe tới. Sau khi biết kết quả, anh liền đến chỗ người bạn kia lấy báo cáo đối chiếu DNA. Giữa lúc hoảng hốt như vậy mà anh vẫn không quên cảm ơn bạn, điều này khiến anh cảm thấy thật ra mình chưa hoàn toàn thất thố. Nhưng vừa rồi trong phòng bệnh, khi chạm vào gương mặt Tôn Bình, khi nhìn thấy đôi môi tím tái của Tôn Bình, anh thật sự suy sụp. Vào khoảnh khắc ấy anh gần như muốn thét lên thật to đến rách phổi, hoặc cắm đầu chạy vụt đi.

Thì ra, đó là báo ứng của anh.

Anh đứng ở bãi đỗ xe gần hai tiếng đồng hồ, trời không trăng không sao, cái nóng hầm hập của ban ngày đến lúc này mới nhường chỗ cho chút hơi thở mát lành của mùa thu. Anh không biết mình đang nghĩ gì, cũng không biết mình nên làm gì nữa. Cuối cùng anh mới nhớ ra phải tìm Đàm Tĩnh. Sự việc đã đến nước này anh còn có thể làm gì nữa đây?

Đàm Tĩnh đã tắt di động, chắc cô ngủ lâu rồi? Anh bắt taxi đến bên ngoài khu chung cư nơi Đàm Tĩnh ở, thấy cổng sắt khóa kín. Anh nhớ lại hôm qua chính anh còn ở đây ngăn không cho Đàm Tĩnh trèo qua. Lúc đó cô đã mệt mỏi nhường nào, đau đớn dường bao, còn anh, anh đã nói những gì? Anh vẫn ngu ngốc mà làm tổn thương cô.

Anh ngồi đó cả đêm, nhìn sắc trời dần sáng, ánh mặt trời ban sớm xuyên qua tầng mây mỏng, phủ ánh vàng nhàn nhạt lên những tòa nhà. Cuối cùng cánh cổng sắt cũng mở ra, mọi người bắt đầu ra ra vào vào, có người đi chợ, có những ông bà đi tập thể dục, còn có người đi làm sớm. Có người nhìn anh đầy tò mò, nhưng anh không hề hay biết, chỉ đờ đẫn ngồi ở ven đường. Anh thấy toàn thân như bị đóng băng, chẳng thể suy nghĩ được gì, cũng không muốn suy nghĩ nữa.

Sáng dậy Đàm Tĩnh thấy mình khỏe hơn nhiều, bèn xách túi đi chợ tiện thể ăn sáng luôn. Vừa bước ra khỏi cổng, cô liền trông thấy Nhiếp Vũ Thịnh. Anh ngồi bên đường, gương mặt tái nhợt, như thể đã ngồi đó cả trăm năm nay. Cô bỗng có dự cảm không lành, ruột gan rối bời, nhưng vẫn gắng định thần tiến tới chỗ anh: "Bác sĩ Nhiếp?"

Anh chầm chậm ngẩng lên nhìn cô, hỏi: "Vì sao?"

Đàm Tĩnh ngập ngừng hỏi lại: "Vì sao... cái gì?"

Nhiếp Vũ Thịnh bỗng đứng bật dậy, đẩy sang cho cô hai tờ giấy, vì dùng sức hơi mạnh nên anh gần như ngã về phía trước. Đàm Tĩnh giật mình túm lấy hai tờ giấy, nhưng không hiểu chúng viết gì.

"Bản đối chiều Dtôi và Tôn Bình, phương pháp kiểm tra huyết thống chính xác nhất." Giọng Nhiếp Vũ Thịnh khàn đặc, "Vì sao?"

Đàm Tĩnh sự hiểu ra, sắc mặt cô cũng trở nên trắng bệch, Nhiếp Vũ Thịnh túm lấy cánh tay cô, như thể quay lại cái đêm mưa gió năm ấy, anh đau đớn hỏi đi hỏi lại: "Vì sao?" Trong ánh mắt anh chỉ có sự thương tấm đến tuyệt vọng. Nhưng Đàm Tĩnh tự dối mình gạt người, ngoảnh mặt đi không nhìn anh, cô đã chuẩn bị cho khoảnh khắc này rồi, không phải sao?

"Không vì sao cả."

"Vậy vì sao không cho tôi biết?"

"Anh cần quyền giám hộ không?"

"Cái gì?" Anh ngây ra, hoàn toàn không thể ngờ cô lại hỏi câu đó.

"Một triệu. Tôi cho anh quyền giám hộ con. Từ nay về sau tôi sẽ không làm phiền anh nữa. Tôi đảm bảo sẽ biến mất khỏi mắt anh và con."

Mất nửa phút để lý giải điều cô vừa nói, nhưng cuối cùng anh vẫn không sao hiểu được, đành hỏi: "Cô đang nói gì vậy?"

"Tôi chưa bao giờ yêu anh, bảy năm trước tôi đã nói vậy nhưng anh không chịu tin, giờ tôi nói chắc anh tin rồi? Một triệu, và con là của anh."

Anh túm chặt lấy cánh tay cô, như người chết đuối vớ được cọc, hỏi lại: "Vì sao?"

"Anh muốn biết vì sao à? Về mà hỏi bố anh xem mẹ tôi đã chết thế nào? Họ Nhiếp các người nợ tôi! Đúng, con là của anh, năm đó tôi không phá thai. Anh muốn quyền giám hộ không? Một triệu, những điều khác khỏi cần nói nữa."

Dứt lời, cô ra sức gỡ ngón tay anh ra: "Giờ anh biết hết rồi, tôi mặc kệ chuyện tiền viện phí, anh muốn làm phẫu thuật cũng được, không muốn cũng chẳng sao, xem anh quyết định thế nào. Trong vòng ba ngày, tôi muốn nhận được tiền, nếu không tôi sẽ kiện anh tội ruồng rẫy con cái."

Nhiếp Vũ Thịnh không nhớ là mình đã về bệnh viện thế nào, anh chỉ nhớ Đàm Tĩnh tuyệt tình gỡ tay anh ra, rồi quay người bỏ đi, dáng lưng cô kiên quyết hệt như bảy năm về trước. Anh cảm giác như mình lại rơi vào cơn ác mộng đó, một mình chạy trong mưa, trên đầu là vô số tia chớp, nhưng đáng sợ hơn cả sấm sét chính là lời nói của Đàm Tĩnh. Từng câu từng chữ của cô tựa như nhát dao cắm thẳng vào trái tim anh, anh chỉ muốn hét lên thật to, nhưng lại không phát ra được bất cứ âm thanh gì. Chỉ có tiếng mưa lẫn trong tiếng gió, nước mưa quất vào mặt anh đau rát...

Anh chẳng làm gì, chỉ giơ tay gọi taxi về thẳng bệnh viện.

Ông Nhiếp Đông Viễn mới dậy không lâu thì nghe y tá bên ngoài nói: "Bác sĩ Nhiếp, anh đến rồi à?"

Ông Nhiếp Đông Viễn quay lại, liền trông thấy con trai. Chắc chắn anh chưa thay quần áo, vì sơ mi nhàu nát, cà vạt cũng không thắt, đầu tóc rối bù, râu không cạo, trông như thể đã mất ngủ cả đêm. Anh loạng choạng bước vào phòng bệnh hệ như cái xác không hồn, khiến ông Nhiếp Đông Viễn giật nảy mình. "Làm sao vậy?"

"Mẹ Đàm Tĩnh đã chết thế nào?"

Ông Nhiếp Đông Viễn trầm giọng: "Sao đột nhiên lại hỏi điều này? Anh lại gặp Đàm Tĩnh hả? Sao anh cứ như bị nó bỏ bùa vậy?"

"Đứa trẻ hôm qua bố bế, Tôn Bình."

"Làm sao?" Ông Nhiếp Đông Viễn ngơ ngác, Nhiếp Vũ Thịnh liền đưa cho ông hai tờ giấy, nhưng ông đọc không hiểu, "Cái gì đây?"

"Bản đối chiếu DNA, đó là con trai con."

Ông Nhiếp Đông Viễn biến sắc. Quan sát kỹ sắc mặt con trai, ông cảm thấy anh không nói dối. Nhưng chuyện này quá đột ngột, cũng quá kỳ lạ, ông hỏi: "Chuyện là sao?"

"Cô ấy đòi một triệu, con không có." Nhiếp Vũ Thịnh bất lực ôm mặt, lời lẽ lộn xộn, "Cô ấy hỏi con có cần quyền giám hộ không, nếu cần thì đưa một triệu, nếu không cô ấy sẽ kiện con tội ruồng rẫy con cái..."

"Vô lý!" Ông Nhiếp Đông Viễn tức giận, "Cháu tôi chỉ đáng một triệu thôi sao?"

Nhìn sắc mặt tái nhợt của con trai, ông cũng đoán được phần nào: "Đàm Tĩnh ư?"

Nhiếp Vũ Thịnh dùng hết sức lực mới gật nổi đầu.

Ông Nhiếp Đông Viễn lập tức đi gọi điện, Nhiếp Vũ Thịnh chỉ nghe thấy ông gọi cho cố vấn pháp luật đến ngay, rồi thông báo cho cố vấn tài chính cần một triệu tệ tiền mặt.

Ông Nhiếp Đông Viễn làm việc gì cũng rất có trình tự trước sau, gọi điện thoại xong, ông ngồi xuống, nhìn cậu con trai đang bối rối, nói: "Anh nói xem sao lại gây ra chuyện này? Bố thật sự không biết nên tức giận hay vui mừng đây? Anh đột nhiên cho tôi một đứa cháu trai, nói xem thế này là chuyện gì... Thằng bé đâu rồi? Chúng ta đi đón nó, trước khi giành quyền giám hộ không thể để Đàm Tĩnh giấu nó đi mất, nếu không thì phiền phức to."

"Cô ấy sẽ không làm vậy đâu..." Môi Nhiếp Vũ Thịnh run lên, "Cô ấy căn bản không cần quyền giám hộ... Con còn chưa hỏi rõ cô ấy đã hỏi con có cần quyền giám hộ không, nếu cần thì đưa tiền..."

"Đưa thì đưa. Cô ta cũng thật thẳng thắn. Thế này thật dễ dàng, việc có tiền cũng không làm được mới là khó."

Nhiếp Vũ Thịnh không nói gì, anh đã sức cùng lực kiệt, từ tối qua đến giờ anh như con thuyền nhỏ dập dềnh giữa muôn trùng sóng dữ, bị dòng chảy vận mệnh đánh vỡ tan tành, thật sự không còn sức nói chuyện nữa. Trái lại, ông Nhiếp Đông Viễn không hề tức giận, thậm chí còn rất vui mừng. Nhiếp Vũ Thịnh quá nguyên tắc, lại là người cố chấp, cứ dây dưa lần lữa, như thể định độc thân cả đời vậy. Giờ thì tốt rồi, tự nhiên có đứa cháu trai, chỉ là ông không hài lòng về việc Đàm Tĩnh lại là mẹ của nó. Nhưng cháu vẫn là cháu, thằng nhỏ ngoan ngoãn như thế, chẳng trách hôm qua lúc bế nó, ông thấy trái tim mình như tan chảy cả ra.

"Đi nào, đi đón cháu tôi. Luật sư sắp đến rồi, tiền cũng tới ngay thôi. Chúng ta phải bắt cô ta ký cam kết, vĩnh viễn từ bỏ quyền giám hộ và thăm nom..." Ông nhìn sắc mặt con trai, bực bội nói, "Nhìn anh kìa, năm đó bố đã nói cô ta không hợp với anh, anh không chịu tin. Giờ thì tin rồi chứ? Cô ta chỉ cần tiền thôi."

"Rốt cuộc mẹ cô ấy làm sao mà chết?"

Ông Nhiếp Đông Viễn bực bội: "Sao tôi biết được mẹ cô ta chết thế nào? Không phải bị bệnh tim sao?"

"Cô ấy không tự dưng đối xử với con như thế, nhất định là có nguyên nhân."

"Anh đúng là si mê đến lú lẫn!" Ông Nhiếp Đông Viễn lắc đầu, "Cô ta chỉ cần tiền của anh, sao anh còn tin lời cô ta?"

"Cô ấy không tự dưng đối xử với con như thế đâu..."

Ông Nhiếp Đông Viễn nổi giận: "Anh thật chẳng nên cơm cháo gì. Sau này đừng gặp cô ta nữa, mọi việc để luật sư đi nói chuyện.

Khi Đàm Tĩnh đến bệnh viện thì vừa qua lượt kiểm tra phòng bệnh, cô bảo Vương Vũ Linh về nhà nghỉ, Vương Vũ Linh hỏi: "Cậu đã hết ốm chưa?"

"Rồi."

Vương Vũ Linh ở bệnh viện ngủ cũng không được ngon, ngáp một cái rồi đồng ý về ngủ bù. ước khi đi, cô còn hỏi: "Đàm Tĩnh, trưa cậu ăn gì để tớ mua cho?"

"Không cần đâu, tớ xuống nhà ăn là được rồi. Tối cậu cũng đừng đến nữa, mắt thâm quầng rồi đấy. Cửa hàng đã trang trí khá ổn rồi còn gì, cậu về xem Lương Nguyên An có cần giúp gì không. Khai trương sớm một chút, nếu không sớm muộn gì cũng miệng ăn nứi lở."

"Được rồi."

Đàm Tĩnh nghĩ ngợi một lát rồi nói: "Hai hôm nữa tớ muốn chuyển viện cho Bình Bình, cậu đừng đến nữa. Có việc gì tớ sẽ gọi."

"Chuyển viện? Tại sao?"

"Không phẫu thuật được kiểu kia nữa, tớ muốn làm phẫu thuật bình thường, chuyển đến bệnh viện nhỏ sẽ rẻ hơn."

"Thế... cậu có tiền không?"

Đàm Tĩnh cười, nói: "Sắp có rồi."

"Cậu vay ai?"

"Đồng nghiệp ở công ty, có nói cậu cũng chẳng biết đâu."

Vương Vũ Linh nói: "Giám đốc Thịnh đúng không? Vừa nhìn đã biết ngay là người tốt mà. Đàm Tĩnh, cậu ly hôn với Tôn Chí Quân đi, anh ta không hợp với cậu đâu."

"Cậu đừng lo chuyện đó nữa, tớ sẽ suy nghĩ, mau về nghỉ đi."

Vương Vũ Linh ngạc nhiên nhìn Đàm Tĩnh, chỉ thấy hôm nay cô quá đỗi bình tĩnh, dường như mọi thứ đều đã được sắp xếp ổn thỏa vậy. Hẳn là bởi vì đã kiếm được tiền phẫu thuật, Đàm Tĩnh trước đây cả ngày mặt ủ mày chau, chẳng phải vì không có tiền trị bệnh cho Tôn Bình đó sao?

Sau khi Vương Vũ Linh đi, Đàm Tĩnh vừa lau mặt cho Tôn Bình vừa nói: "Lát nữa chúng ta chơi một trò chơi nhé?

"Vâng." Tôn Bình rất vui, "Mẹ con mình chơi trò gì vậy?"

"Nếu lát nữa mẹ trốn đi, con không được khóc. Con biết bác sĩ Nhiếp không?"

Tôn Bình rụt rè gật đầu.

"Lát nữa bác sĩ Nhiếp sẽ đến đón con, chú ấy sẽ đổi phòng, giấu con đi để mẹ đi tìm."

Tôn Bình lo lắng: "Thế mẹ có tìm được c

"Đương nhiên là mẹ sẽ tìm được. Con là bảo bối của mẹ, sao mẹ lại không tìm được con chứ?"

Tôn Bình cười khì, ôm lấy cổ Đàm Tĩnh: "Vậy mẹ phải nhanh chóng tìm ra con nhé!"

"Được."

Đàm Tĩnh bế Tôn Bình, hôm một cái lên má con trai: "Con phải ngoan, nghe lời bác sĩ đấy."

"Vâng." Tôn Bình gật đầu, "Con sẽ nghe lời..." Nhưng rồi bé nghi hoặc hỏi: "Sao mẹ lại khóc?"

Đàm Tĩnh gạt nước mắt, cười nói: "Mẹ sợ không tìm được con."

"Không sao, nếu mẹ không tìm được, con sẽ chạy ra để mẹ tìm thấy."

Nghe tiếng người gõ cửa, Đàm Tĩnh quay lại, liền trông thấy hai người lạ. Họ hỏi: "Vị nào là cô Đàm?"

"Tôi đây."

"Tôi là luật sư của ông Nhiếp, phiền cô Đàm ra nói chuyện."

Không thấy Nhiếp Vũ Thịnh tới, Đàm Tĩnh rất ngạc nhiên nhưng cũng không hỏi gì, lẳng lặng theo hai người đó ra bãi đỗ xe. Trên xe, họ cho cô xem một tập tài liệu pháp luật, điều khoản nhiều vô số, chủ yếu là những quyền lợi cô có được khi từ bỏ con trai.

Lòng rối như tơ vò, cô nói: "Tôi cần có thời gian suy nghĩ."

"Chúng tôi đã đem tới một triệu tệ tiền mặt." Luật sư chỉ vali da nặng trịch dưới chân, "Cô chỉ cần ký tên là có thể cầm tiền đi."

"Tôi cần bàn bạc với chồng tôi... Anh ấy phải đồng ý."

"Cô Đàm, theo tôi được biết, lúc trước cô không nói với anh Nhiếp như vậy."

"Tôi đổi ý rồi, điều khoản các anh đưa ra quá phức tạp, tôi phải bàn với chồng mình đã."

Luật sư có vẻ thất vọng, nhưng anh ta vẫn giữ bình tĩnh, cũng chẳng thuyết phục gì thêm, chỉ hỏi: "Vậy cô cần bao lâu?"

"Nói với người nhà họ Nhiếp, phải giúp chồng tôi ra khỏi đồn cảnh sát, nếu không tôi sẽ không ký."

"Được." Luật sư nói, "Tôi sẽ chuyển lời lại cho ông Nhiếp."

Sau khi Đàm Tĩnh xuống xe, luật sư lập tức gọi cho ông Nhiếp Đông Viễn, thuật lại lời của Đàm Tĩnh, rồi hỏi: "Ông định làm thế nào?"

Ông Nhiếp Đông Viễn nhìn Nhiếp Vũ Thịnh, rồi hỏi đầu kia: "Cô ta không nói gì khác sao?"

"Không, chỉ nói cần thời gian suy nghĩ."

"Cô ta không yêu cầu gặp Nhiếp Vũ Thịnh?"

"Không."

Ông Nhiếp Đông Viễn nói: "Vậy thì cho chồng cô ta ra, nhưng nếu cô ta đưa thêm bất cứ yêu cầu nào nữa, cũng đừng tùy tiện nhận lời." Ông tắt máy, nói với Nhiếp Vũ Thịnh, "Con đi đón thằng bé đi, Đàm Tĩnh trở mặt rồi."

"Con không đi."

Ông Nhiếp Đông Viễn tức giận đứng bật dậy: "Anh không đi thì tôi đi."

"Khoa sẽ không để bố đưa nó đi đâu, trừ phi Đàm Tĩnh làm thủ tục xuất viện."

Ông Nhiếp Đông Viễn nổi trận lôi đình: "Tôi là ông nó."

"Bố định làm ầm lên để cả bệnh viện này biết chuyện sao?"

"Biết thì sao? Giờ là cô ta hạch sách chúng ta đòi một triệu."

Nhiếp Vũ Thịnh chỉ thấy trán mình nóng rực, đầu đau như búa bổ, cả đêm anh không ngủ, hiện giờ cô cùng mệt mỏi. Anh nói: "Nhất định có nguyên nhân khác, cô ấy không tự dưng đối xử với con như vậy đâu."

Ông Nhiếp Đông Viễn trừng mắt nhìn con trai: "U mê!"

Đàm Tĩnh không quay lại phòng bệnh mà đi tìm Thịnh Phương Đình. Đang làm thủ tục xuất viện, trông thấy cô, anh rất ngạc nhiên: "Sao cô lại tới đây?"

"Giám đốc Thịnh, tôi có việc muốn hỏi anh." Cô tin tưởng Thịnh Phương Đình một cách rất bản năng, vì anh làm việc gì cũng rất chu đáo, kín kẽ, người giỏi giang như vậy nhất định sẽ giúp được cô.

Nhận ra sự việc không bình thường, Thịnh Phương Đình cẩn thận đóng cửa phòng lại rồi hỏi: "Việc gì vậy?"

"Con trai tôi, Tôn Bình, chắc anh gặp rồi."Thịnh Phương Đình gật đầu, thấy sắc mặt cô tái nhợt, toàn thân run rẩy, bèn hỏi: "Phải phẫu thuật sao? Cô thấy rủi ro quá lớn à?"

"Không, bố đẻ của nó đòi quyền giám hộ..."

Thịnh Phương Đình ngớ ra một thoáng mới hiểu ý cô. Đàm Tĩnh đúng là một người phụ nữ bí ẩn, hóa ra chồng cô lại không phải là bố đẻ của Tôn Bình? Anh hỏi: "Sự việc là như tôi nghĩ sao?"

Đàm Tĩnh khó nhọc gật đầu: "Ông nội cháu rất giàu, đồng ý cho tôi một triệu tệ, nhưng bắt tôi từ bỏ mọi quyền lợi, kể cả việc quyền thăm nom."

Người giàu làm việc gì cũng muốn nhanh gọn dứt khoát không để lại bất cứ hậu họa nào, Thịnh Phương Đình đã đoán được quá nửa chân tướng. Anh hỏi gần như tự trào: "Thế cô có đồng ý không?"

"Tôi không đồng ý..." Đàm Tĩnh dường như sắp sụp đổ, "Tôi vốn tưởng mình làm được, nhưng giờ mới nhận ra tôi không thể... Tôi không muốn..."

"Vậy cô muốn thế nào?"

"Tôi muốn chữa bệnh cho con... nhưng nó vẫn phải ở với tôi..."

"Cô vừa nói đối phương rất giàu..."

"Đúng, họ cử luật sư tới."

Thịnh Phương Đình lưỡng lự một chút rồi nói: "Cô có thể cho tôi biết họ là ai không?"

"Nhiếp Đông Viễn của Tập đoàn Đông Viễn là ông nội của con tôi."

Trong khoảnh khắc ấy, Đàm Tĩnh thấy gương mặt Thịnh Phương Đình dưới ánh mặt tời chợt trở nên vô cùng phức tạp. Bóng cánh cửa chớp đổ xuống khiến cô không trông rõ được biểu hiện trên mặt anh lúc này. Cô chỉ nhìn anh đầy mong đợi: "Giám đốc Thịnh, tôi không quen ai giỏi giang như anh nữa..."

"Nhiếp Đông Viễn của Tập đoàn Đông Viễn..." Thịnh Phương Đình chậm rãi hỏi, "Cô muốn giành quyền giám hộ?"

"Đúng, tôi không thể để mất con được."

"Thế thái độ của bố đẻ cháu thế nào?"

Đàm Tĩnh lòng dạ rối bời, cô không thể nghĩ tới Nhiếp Vũ Thịnh, bởi hễ nghĩ đến anh, cô lại cảm thấy sắp sụp đổ, đành lí nhí đáp: "Tôi không biết..."

"Ra giá trên trời, trả giá dưới đất[1'>." Thịnh Phương Đình cười, "Đó chính là nguyên tắc cơ bản nhất trong đàm phán. Cô muốn có quyền giám hộ thì tuyệt đối không thể để cho đối phương biết cô chỉ cần quyền giám hộ.

[1'> Người bán ra giá cao, người mua trả giá thấp nhất có thể.

Thấy Đàm Tĩnh hoang mang nhìn mình, Thịnh Phương Đình liền giải thích: "Tập đoàn Đông Viễn hoạt động ở Hồng Kông, giá thị trường hơn mười hai tỷ đô la Hồng Kông. Dưới tên Nhiếp Đông Viễn còn có vô số tài sản cá nhân, hiện tại Nhiếp Vũ Thịnh là người thừa kế pháp định duy nhất của ông ta. Vụ này cô nhất định kiện, hơn nữa còn phải kiện đến nơi đến chốn. Phải yêu cầu đối phương trả chi phí sinh dưỡng cháu bé từ khi sinh ra đến giờ, cả chi phí phẫu thuật sắp tới và đền bù tổn thất tinh thần nhiều năm bị bỏ rơi. Ngoài ra, còn phải yêu cầu đối phương chia một phần tài sản cho cháu bé. Nhiếp Đông Viễn có 30% cổ phẩn Tập đoàn Đông Viễn, cô hãy đòi ông ta trích ra một tỷ lệ cổ phần nhất định cho Bình Bình. Tôi sẽ giúp cô liên lạc với luật sư, để luật sư tới gặp cô."

Đàm Tĩnh bối rối hỏi: "Như thế có được không?"

"Bước đầu tiên trong đàm phán là tuyệt đối không được để đối phương biết cô muốn gì. Nói quá lên cũng không sao, vì đối phương sẽ mặc cả."

Đàm Tĩnh rất lo lắng: "Liệu họ có đem Bình Bình đi mất không?"

"Họ đưa đi thì càng không sợ, cô có thể nói họ cướp con, dư luận sẽ đồng tình với kẻ yếu."

"Tôi không muốn công khai chuyện này..."

"Nhà họ Nhiếp cũng không muốn, dù sao cũng là con ngoài giá thú, họ sẽ không muốn công khai đâu. Dù ra tòa ly hôn chia tài sản, họ cũng muốn âm thầm thực hiện, huống hồ tình huống khó xử này."

Đàm Tĩnh hoàn toàn rối loạn, cô giơ hai tay lên bưng lấy mặt: "Tôi phải làm sao đây?"

"Cô đừng gặp người họ Nhiếp, mọi việc cứ để luật sư đi đàm phán. Chắc chắn đội ngũ luật sư bên đối phương sẽ rất lợi hại, cô phải chuẩn bị tâm lý đấy."

"Tôi chỉ muốn giữ con..."

"Thế nên cô phải đòi tài sản, vì khi họ chia một phần cổ phần cho con trai cô, nếu cô là người gihì trước lúc Bình Bình tròn mười tám tuổi cô sẽ có quyền bỏ phiếu thay nó. Chắc chắn Nhiếp Đông Viễn không muốn nhìn thấy cô trong cuộc họp cổ đông, ông ta sẽ nghĩ mọi cách để không chia cổ phần cho con cô, vậy thì cô có cơ hội giành quyền giám hộ rồi."

"Nhất định phải như vậy sao?"

"Cũng không nhất định." Thịnh Phương Đình nói, "Hay là cô thương lượng với Nhiếp Vũ Thịnh vậy, mọi người cùng giải quyết vấn đề trong hòa bình."

"Tôi không thể gặp anh ta thương lượng được." Đàm Tĩnh lí nhí, "Tôi không muốn nhìn thấy anh ta nữa."

"Thật ra cô chỉ cần làm bộ cứng rắn hơn một chút, có lẽ người nhà họ Nhiếp sẽ biết khó mà rút lui." Thịnh Phương Đình nói, "Nhiếp Đông Viễn sẽ không để bản thân chịu thiệt đâu, nếu thấy ảnh hưởng đến lợi ích căn bản, có lẽ ông ta sẽ từ bỏ." Anh ngừng một chút rồi nói, "Có cần luật sư hay không phải xem ý cô thế nào. Nếu cô đồng ý, tôi sẽ gọi cho luật sư tôi quen."

"Giám đốcThịnh, tại sao anh lại giúp tôi?"

Thịnh Phương Đình nghĩ ngợi một chút rồi đáp: "Nói thật, tôi chướng mắt Nhiếp Đông Viễn lâu rồi. Chắc cô cũng biết, ông ta khởi nghiệp từ ngành hàng tiêu dùng nhanh nhưng danh tiếng của ông ta trong ngành cũng chẳng ra gì. Nếu có thể khiến ông ta mất đi thứ gì đó, tôi thấy rất vui."

Đàm Tĩnh thắc mắc nhìn Thịnh Phương Đình, chỉ thấy vẻ mặt anh ung dung, dường như những lời nói vừa rồi chỉ là đùa vậy. Có lẽ vì điều hòa trong phòng để hơi thấp, Đàm Tĩnh chợt lạnh toát sống lưng. Cô đoán: "Anh cũng là con của người trong xưởng Lão Tam sao?"

"Xưởng Lão Tam gì?"

"Không có gì." Đàm Tĩnh cụp mắt, nói, "Tôi hỏi ngớ ngẩn ấy mà."

Thịnh Phương Đình thoáng trầm mặc, lại hỏi tiếp: "Cô có thể cho tôi biết rốt cuộc cô và Nhiếp Vũ Thịnh trước đây là thế nào không?"

Đàm Tĩnh ngước mắt nhìn anh, hỏi: "Anh chỉ đơn thuần là tò mò thôi sao?"

"Không, tôi muốn tìm hiểu kỹ đối thủ, nếu cô cần tôi tiếp tục giúp đỡ, nếu cô thật sự muốn kiện nhà họ Nhiếp thì chúng ta bắt buộc phải hiểu rõ về đối thủ."

Đàm Tĩnh bất giác thở dài, nên kể thế nào đây? Đó là chuyện cô đã chôn sâu tận đáy lòng, không bao giờ muốn nhớ lại nữa.



CHƯƠNG 18:



Trong ấn tượng của Đàm Tĩnh thuở nhỏ, bố chỉ là một khái niệm quá đỗi mơ hồ. Hồi học mẫu giáo, có một hôm không có ai đến đón, cô giáo phải ở lại cùng cô rất lâu mới thấy cô hàng xóm, mẹ của Tôn Đình Đình vội vội vàng vàng đến đón. Đàm Tĩnh thấy mẹ của Đình Đình nói nhỏ gì đó với cô giáo, cô giáo bèn giao cô ẹ Đình Đình. Lúc đó trời đã tối, trong lớp học mở đèn, cô giáo vuốt tóc cô, dịu dàng dỗ: "Con ngoan nhé, về cùng dì Tễ, mẹ con bận không đến đón con được."

Hôm đó mẹ Đình Đình đèo cô trên xe đạp về nhà, Đàm Tĩnh vẫn nhớ gió rất mạnh, mẹ Đình Đình lấy khăn của mình quàng cho cô, vừa gắng sức đạp xe vừa hỏi tối nay ăn trai nấu trứng được không. Đình Đình lớn hơn cô hai tuổi, đã học lên tiểu học, đang nhoài người ra bàn làm bài tập. Mẹ Đình Đình vừa vào nhà, liền đưa cho Đàm Tĩnh một quyển truyện tranh đọc giết thời gian rồi vội vã xuống bếp làm cơm. Đàm Tĩnh thích xem truyện tranh nên ngồi rất ngoan. Lúc ăn cơm, mẹ Đình Đình múc hết trai nấu trứng cho Đàm Tĩnh, không chia cho Đình Đình. Ăn cơm xong mẹ Đình Đình còn tắm cho Đàm Tĩnh, hôm đó cô ở nhà Đình Đình. Sáng hôm sau mẹ mới đến đón cô. Cô thấy hai mắt mẹ sưng đỏ, tóc tai rối bời, không biết đã xảy ra chuyện gì. Rất lâu rất lâu về sau cô mới biết bố mình đã đi rồi, không phải đi, mà là chết rồi.

Từ đó ánh mắt thầy cô nhìn cô đều mang chút thương hại. Tuy bạn học không bắt nạt cô nữa, nhưng cũng không xảy ra những tình tiết cũ rích như trên phim ảnh, cô và các bạn khác cũng chẳng có khác biệt gì nhiều. Thời đó điều kiện gia đình của mọi người tương tự nhau, tuy gia đình cô khó khăn hơn những gia đình có cả hai bố mẹ công chức, nhưng hàng xóm xung quanh đều nhiệt tình giúp đỡ, cuộc sống cũng không đến nỗi chật vật cho lắm.

Mẹ cô là giáo viên âm nhạc, có thể làm thêm bên ngoài. Bà đến dạy nhạc ở nhà Nhiếp Vũ Thịnh, cũng là để kiếm thêm. Ban đầu khi mới gặp Nhiếp Vũ Thịnh, Đàm Tĩnh chưa bao giờ mơ tưởng tới tương lai. Cô luôn nghĩ mình nên giống như các bạn khác trong lớp, học tập chăm chỉ, thi đỗ đại học rồi sống một cuộc sống bình thường. Hồi đó thích và yêu là chuyện rất trong sáng. Mãi đến khi bị mẹ phản đối, cô mới cảm thấy mình đã vấp phải khó khăn đầu tiên trong đời.

Lý do mẹ cô phản đối rất đơn giản: tuổi còn nhỏ. Đàm Tĩnh nghĩ mẹ nói cũng có lý, ban đầu mẹ khuyến khích cô và Nhiếp Vũ Thịnh trao đổi qua thư, vì những gì họ nói đều là chuyện học hành, có lẽ bà cảm thấy Nhiếp Vũ Thịnh chỉ là một người anh trai của cô, một tấm gương đáng để cô học tập. Đến khi cô học năm nhất đại học, lấy hết dũng khí nói với mẹ rằng mình và Nhiếp Vũ Thịnh không phải quan hệ bạn học thông thường, mẹ cô bèn phản đối kịch liệt.

"Con còn quá nhỏ, chưa hiểu yêu đương là gì đâu. Hơn nữa nhà họ Nhiếp khác với chúng ta, người có tiền như họ quá phức tạp."

Đàm Tĩnh không buồn vì chuyện này quá lâu, mẹ không cho qua lại với Nhiếp Vũ Thịnh thì cô lén viết thư, gọi điện là được. Trong suy nghĩ đơn giản của cô, mẹ chỉ hơi lo lắng thái quá mà thôi. Có điều quả thực cô và Nhiếp Vũ Thịnh còn quá trẻ, vậy thì đợi, đợi đến khi tốt nghiệp chắc cũng đủ tuổi để người lớn công nhận tình yêu của họ.

Ông Nhiếp Đông Viễn quá bận rộn, căn bản không biết con trai đang yêu. Một lần ông ra nước ngoài, Nhiếp Vũ Thịnh nhân cơ hội đó liền bảo Đàm Tĩnh đến nhà chơi nhưng cô không chịu.

"Tại sao lại không đến?" Trong điện thoại Nhiếp Vũ Thịnh rất không hài lòng, khi yêu người ta chỉ mong lúc nào cũng được nhìn thấy người mình yêu.

"Mẹ em sẽ không vui."

"Không phải mẹ em rất thích anh sao?"

"Mẹ thích dạy đàn cho anh vì mẹ thấy anh học giỏi... Chứ mẹ không thích chúng ta yêu nhau." Đàm Tĩnh nói nhỏ, "Nói gì thì nói, em đến nhà anh cũng không hay cho lắm."

Nhiếp Vũ Thịnh không giận, dù sao thì cũng có nhiều nơi hai người có thể đến. Đi dạo bên bờ sông, thả diều, nhìn người ta chèo thuyền ra giữa sông dùng lưới điện đánh trộm cá. Gặp gánh hàng rong bán gương sen, Nhiếp Vũ Thịnh liền mua cho Đàm Tĩnh ăn. Thường thường, người ta sẽ tặng thêm một chiếc lá sen, họ ngồi dưới bóng cây đa, nhìn đàn cò trắng lò dò dưới sông bắt cá, vừa bóc hạt sen ăn vừa trò chuyện. Đàm Tĩnh sẽ bóc vỏ sen để vào cái lá, Nhiếp Vũ Thịnh thỉnh thoảng lại đút ngón tay vào vỏ sen rồi lấy bút vẽ một cặp mắt cong cong cùng cái miệng cười cười lên đó, làm thành con rối, chỉ có mấy ngón tay mà diễn rất nhiều vai, chọc cho cô vui. Ráng chiều xuyên qua tàng cây, những cánh chuồn chuồn bay lượn trong làn gió muộn, thời gian trôi qua thật yên bình.

Sau đó thì sao? Sau đó?

Đàm Tĩnh mơ hồ nghĩ, sau đó có lẽ là không lâu sau, lúc ấy hai người đều không ngờ bóng đen số phận đã lặng lẽ đến gần từ lâu.

Mãi đến khi mẹ qua đời, Đàm Tĩnh cũng không nghĩ sự việc sẽ có gì thay đổi. Đối với chứng suy tim của bà Tạ Tri Vân, mọi phương pháp trị liệu có thể trì hoãn, kéo dài thời gian chứ chẳng thể chữa khỏi, ra ra vào vào bệnh viện mấy lần, lần cuối cùng bà phát bệnh là trên lớp học. Đang đứng lớp, bà bỗng nhiên ngất xỉu, đám học sinh hốt hoảng tìm chủ nhiệm đưa bà vào bệnh viện, nhưng bà không bao giờ tỉnh lại nữa.

Khi ấy Đàm Tĩnh đang học đại học ở nơi khác. Nhận được điện thoại, cô đi suốt đêm về, quên cả khóc, chỉ cuống cuồng chạy vạy lo viện phí. Hồi đó trường học chưa thay đổi chế độ, thời điểm mà kinh phí giáo dục khó khăn nhất, thầy cô giáo còn không được nhận lương đúng hạn, huống hồ mẹ cô không phải giáo viên dạy chính thì càng không được coi trọng. Đàm Tĩnh vay hết tất cả mọi người mới nộp được khoản đặt cọc đầu tiên. Sau đó Nhiếp Vũ Thịnh biết tin, lập tức chuyển cho cô hai vạn tệ, nhưng vẫn không thể cứu được mẹ cô. Cầm cự hơn mười ngày ở bệnh viện, cuối cùng bà vẫn ra đi. Nhà trường cử hai giáo viên đến giúp Đàm Tĩnh lo hậu sự, vì bà Tạ Tri Vân phát bệnh khi đang lên lớp nên được coi là chết trong khi làm việc, sở Giáo dục lại bày ra vô số thủ tục phức tạp, khó khăn lắm mới bồi thường được một món tiền đủ để Đàm Tĩnh trả nợ. Mất đi người thân duy nhất là một đòn quá lớn đối với Đàm Tĩnh, khiến khả năng miễn dịch của cô suy giảm, bị giời leo kèm sốt cao không dứt, đau không chịu nổi, Nhiếp Vũ Thịnh phải trốn học về đưa cô vào viện. Sau khi xuất viện nửa tháng, Đàm Tĩnh mới lấy hết dũng khí về nhà thu dọn di vật của mẹ.

Tài sản mẹ để lại không nhiều, bao năm nay hai mẹ con nương tựa nhau mà sống, Đàm Tĩnh cũng biết một mình mẹ lo cho cô ăn học không dễ dàng gì, chẳng tiết kiệm được nhiều. Cô cầm vài quyển sổ tiết kiệm và giấy chứng tử đi khắp các ngân hàng rút tiền ra. Mỗi lần rút một khoản là mỗi lần nước mắt rơi. Số tiền còn lại không đủ cho cô tiếp tục học đại học. Nhiếp Vũ Thịnh nói: "Sau này anh nuôi em."

Nghe anh khẳng định đầy tự tin như thế, cô chợt thấy ngọt ngào trong dạ, liền hỏi: "Anh vẫn là sinh viên, lấy gì nuôi em?"

"Em coi thường anh quá đấy!"

Bị cô nói vậy, nghỉ hè anh liền đi quảng cáo nước uống. Hồi đó cạnh tranh trên thị trường nước giải khát chưa thật ác liệt, phương thức quảng cáo sản phẩm phố trên chưa phổ biến, anh dựng một điểm trưng bày hàng, thuê vài bạn học, bận rộn cả mùa hè, trừ tiền nguyên liệu, lương nhân viên, tiền vốn và nhiều khoản khác, cũng kiếm được gần một vạn tệ. Anh mua cho cô một chiếc ghim cài áo, còn lại đều gửi hết vào tài khoản cho cô làm sinh hoạt phí học kỳ sau.

"Tại sao anh lại tặng em ghim cài áo?"

"Vì anh muốn thứ gần với trái tim em nhất là của anh tặng.

Những lời đường mật giữa hai kẻ yêu nhau, có ngọt đến đâu cũng không chê ngấy đâu nhỉ?

Chính vì lần làm thêm trong hè ấy mà ông Nhiếp Đông Viễn phát hiện ra con trai mình đang yêu. Giám đốc Marketing cảm thấy cách quảng cáo trên phố kia rất có hiệu quả, bèn coi đó là ví dụ điển hình báo cáo lên trên. Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh cuối cùng nhận ra người trong ảnh là con trai bảo bối của ông chủ. Lúc này Nhiếp Đông Viễn mới biết con trai mình đội nắng bán nước giải khát cả mùa hè, thành tích không tồi.

Trong khi Nhiếp Vũ Thịnh học đại học, ngoài năm nghìn tiền tiêu vặt mỗi tháng, những chi phí khác như mua máy tính, sắm quần áo anh đều có thể dùng thẻ tín dụng của bố. Vậy nên ông mới ngạc nhiên, không hiểu sao con trai lại phải đứng dưới nắng gắt hai tháng trời để bán hàng? Nó thiếu tiền ư? Đương nhiên nó không thiếu. Vậy tại sao nó lại làm thế? Đứa con trai này từ nhỏ đã được nuông chiều, buổi sáng muốn gọi nó dậy đi học, cô giúp việc cũng phải tốn không ít công sức, chuyện gì đã khiến nó cam lòng chịu khổ như vậy? Nhất định có lý do, nguyên nhân này rất quan trọng, nhất định phải điều tra cho rõ.

Sau khi biết về Đàm Tĩnh, ông Nhiếp Đông Viễn cũng không gặp cô, chỉ sai người đưa cho cô một tờ chi phiếu mười vạn tệ. Người đó khách khí nói: "Cô Đàm là người thông minh, cầm tiền của người khác thì nên trừ bỏ tai họa cho người ta."

Tuy hướng nội nhưng Đàm Tĩnh cũng có tự trọng, cộng thêm tuổi trẻ quật cường, bèn hỏi ngược lại: "Vậy ra trong mắt ông Nhiếp, tôi và Nhiếp Vũ Thịnh qua lại là một tai họa?"

Người kia sững người, về nói lại với ông Nhiếp Đông Viễn. Ông cười ha ha nhận xét: "Ngựa non háu đá, miệng lưỡi sắc sảo lắm, không cần so đo."

Ông Nhiếp Đông Viễn quả thật không coi Đàm Tĩnh ra gì, một cô bé mới vào đại học, trừ vẻ ngoài xinh xắn dễ coi ra thì có gì đáng sợ? Những chuyện kiểu này càng đàn áp càng phản kháng, ông rất rõ tính cách của Nhiếp Vũ Thịnh, nên không định thử chia rẽ uyên ương để tránh con trai với cô gái đó thành đôi uyên ương thật. Với ông, tình yêu ở lứa tuổi này đều là si mê mù quáng nhất thời, Nhiếp Vũ Thịnh đang mê mệt cô giá này, ông có làm gì cũng sẽ gặp phải sự chống đối, chi bằng dùng tĩnh chế động.

Lần đầu tiên ông Nhiếp Đông Viễn thấy Đàm Tĩnh có sức uy hiếp, là lần Nhiếp Vũ Thịnh kiên quyết muốn đổi ngành học. Hồi đó khi Nhiếp Vũ Thịnh chọn nguyện vọng một là Công nghệ sinh học ông đã rất thất vọng, nhưng ngành đó ít nhiều cũng dính dáng tới sản nghiệp công ty, nên ông cố không nói gì. Không ngờ Nhiếp Vũ Thịnh lại xin đổi sang Y học lâm sàng, vì đổi trường cần đến chữ ký của hiệu trưởng, cuối cùng kinh động đến cả ông Nhiếp Đông Viễn, khiến ông không thể nhịn được nữa.

Ông bay tới chỗ anh đang học, thuyết phục suốt một đêm, nhưng anh vẫn cứng đầu như vậy, hễ không muốn nói chuyện với bố là không hé răng nửa lời. Có điều thông qua đủ các nguồn tin thu được, cuối cùng ông cũng hiểu tại sao con trai lại khăng khăng muốn học y. Ban đầu ông phản đối Nhiếp Vũ Thịnh và Đàm Tĩnh đến với nhau có một lý do là: mẹ Đàm Tĩnh bị bệnh tim, không biết có di truyền hay không, rất rủi ro đối với đời sau. Hồi đó khi ông vin vào lý do này anh chẳng nói năng gì, nhưng lại vì thế mà học y. Cuối cùng ông Nhiếp Đông Viễn cũng cảm thấy không thể coi thường địa vị của cô gái họ Đàm kia trong tim con trai mình nữa.

"Nó không hợp với con đâu." Ông khuyên giải con hết lời, "Hoàn cảnh của con và nó không giống nhau, hiện giờ tuy còn chưa có vấn đề gì, nhưng sau này sẽ có vô số vấn đề. Con học Y thì đảm bảo gì chứ? Bác sĩ có thể cứu người, nhưng bác sĩ cũng không phải vạn năng. Con thông minh như vậy, sao lại không hiểu điều đó?"

Nhiếp Vũ Thịnh không hề dao động: "Bố đã giàu như vậy, còn cần con lấy một đại tiểu thư giàu có nữa để gia tăng tài sản cho bố sao?"

Hồi đó công ty của ông Nhiếp Đông Viễn mới gia nhập thị trường Hồng Kông, vô cùng thuận buồm xuôi gió, đâu thể dung thứ cho đứa con trai phản nghịch như vậy. Nhưng ông yên lặng, ra tay từ phía con trai chắc hiệu quả không cao, vậy thì bắt đầu từ chỗ Đàm Tĩnh.

Đàm Tĩnh vẫn nhớ rõ lần đầu tiên, cũng là lần cuối cùng ông Nhiếp Đông Viễn gặp cô. Ông đã đặc biệt đặt chỗ trong quán cà phê của một khách sạn năm sao. Trong quán vắng tanh, luồng khí từ điều hòa phả ra lạnh buốt, ông cũng không hiều lời, vừa thấy Đàm Tĩnh liền nói luôn: "Cô không thể đến với Vũ Thịnh, cô và nó sẽ không hạnh phúc đâu. Nếu mẹ cô còn sống chắc chắn cũng kiên quyết phản đối."

Hồi đó Đàm Tĩnh rất ngây thơ, còn ngốc nghếch hỏi lại: "Việc này liên quan gì đến mẹ cháu?"

Ông Nhiếp Đông Viễn không nói gì, chỉ khẽ đẩy một tấm ảnh tới trước mặt cô. Đàm Tĩnh thấy trong ảnh có mẹ mình và ông Nhiếp Đông Viễn, bối cảnh là một đỉnh núi ở Hồng Kông, ánh đèn từ những tòa nhà cao tầng phía xa lấp lánh, đẹp tựa như giấc mơ. Đàm Tĩnh chưa đến Hồng Kông bao giờ, nhưng cũng đã xem nhiều phim truyền hình TVB, nơi lãng mạn thế này cô thoạt nhìn liền nhận ra ngay.

Đàm Tĩnh không biết mẹ đến Hồng Kông từ bao giờ, có thời gian quả thực mẹ đã từng đi tập huấn nước ngoài, hồi đó Đàm Tĩnh vẫn ở trong ký túc xá trường, mẹ đi đâu cô không hề biết.

Tư duy giản đơn của Đàm Tĩnh nhất thời không tiếp nhận được sự việc phức tạp này, nghĩ một lúc cô mới hiểu, tại sao mẹ lại chụp ảnh cùng ông Nhiếp Đông Viễn ở Hồng Kông.

"Mẹ cô rất thích Hồng Kông, bà ấy nói điều đẹp đẽ nhất bà ấy tưởng tượng được chính là có một ngôi nhà trên Bán Sơn ở Hồng Kông, ngày ngày có thể ngắm nhìn mặt biển xanh biếc, tối đến, những ánh đèn lấp lánh giống như muôn ngàn vì sao trên trời rơi xuống vậy." Ông Nhiếp Đông Viễn từ tốn nói: "Dù cô nghĩ thế nào, tôi cũng định cho cô căn nhà đó, chỉ cần cô đồng ý không qua lại với Nhiếp Vũ Thịnh nữa. Hai đứa không hợp nhau, đến với nhau sẽ có rất nhiều vấn đề."

Đàm Tĩnh chỉ nói: "Cháu cần suy nghĩ."

"Mẹ cô là người phụ nữ tốt, khi ở bên nhau, bà ấy không hề tiêu tiền của tôi, không như những người khác đến với tôi vì tiền. Bà ấy thường xuyên nhắc đến cô, mong cô có thể sống vui vẻ hạnh phúc. Có lẽ cô không biết tính cách của Vũ Thịnh, nhiều năm trước tôi đã nghĩ tới việc tái hôn, nhưng nó thà chết cũng không chịu, còn nhảy từ trên ban công xuống, may mà rơi xuống thảm cỏ, chỉ bị gãy tay, dọa cho tôi sợ chết khiếp. Nó không cho tôi kết hôn, thế nên tôi không kết hôn nữa. Từ nhỏ nó đã mất mẹ, rất nhạy cảm, nó không muốn bất cứ người ngoài nào làm phiền hai cha con tôi. Tôi và mẹ cô qua lại với nhau cũng phải giấu nó. Nó không biết, tôi cũng không định cho nó biết. Nếu cô muốn nó biết, tự cô chọn đi."

Đàm Tĩnh lòng dạ rối bời, một mình bắt xe buýt về trường. trong cặp cô còn có một chiếc túi giấy, là giấy tờ nhà ông Nhiếp Đông Viễn đưa cho. Ông nói: "Đây là ẹ cô, không phải cho cô." Nhớ lại tình cảnh mẹ trong bệnh viện những ngày cuối cùng, Đàm Tĩnh không kìm được nước mắt. Bố đã mất mười mấy năm, cô cũng chẳng có bao nhiêu ấn tượng về ông, trong nhà chỉ có tấm ảnh gia đình chụp hồi cô trò một tuổi treo trên tường. Bố trong bức ảnh là chàng thanh niên có gương mặt điển trai sáng sủa, toàn bộ ấn tượng của cô về bố cũng chỉ dựa trên hình ảnh đó mà thôi. Mười mấy năm rồi, mẹ cô không tái giá, cô cũng đã quen sống với mẹ, chưa từng nghĩ mẹ lại có ý định tái hôn.

Có lẽ vì sự ích kỷ của cô mà mẹ chưa bao giờ nói đến vấn đề này. Bà như một người mẹ đơn thân thực sự, một mình nuôi cô khôn lớn.

Mấy năm nay xã hội đã cởi mở hơn, người ly hôn hay tái hôn không còn bị mọi người chỉ trỏ bàn tán này nọ nữa. Nhưng mẹ chưa từng nhắc đến, nên cô cũng quen đi. Cô chẳng bao giờ ngờ Đông Viễn lại nhắc đến mẹ cô bằng giọng điệu như vậy. Mẹ cô đúng là người phụ nữ tốt, sống lặng lẽ, không hề làm phiền bất cứ ai. Hàng xóm láng giềng thương hai mẹ con cô, chuyện gì cũng để ý giúp đỡ, hồi còn dùng than tổ ong, bên hàng xóm hễ ai có mua than cũng sẽ mua một trăm viên giúp nhà cô, xếp đầy cả dãy hành lang. Mẹ rất ít khi nhờ vả người khác, hơn nữa cũng rất cố gắng báo đáp sự quan tâm của mọi người. Nếu không phải vì để tâm đến cảm nhận của cô, có lẽ mẹ đã tái giá rồi. Đàm Tĩnh trở về trường, lòng trĩu nặng áy náy, cô cần bình tĩnh suy nghĩ về chuyện giữa cô và Nhiếp Vũ Thịnh. Ngẫm lại những lời của ông Nhiếp Đông Viễn, cô lại nhớ tới tình cảnh năm ngoái, Nhiếp Vũ Thịnh hồn bay phách lạc tới tìm cô, chẳng nói chẳng rằng, còn lên cơn sốt cao dọa cho cô sợ chết khiếp. Cuối cùng Nhiếp Vũ Thịnh mới cho cô biết, cha anh từng có người tình, còn có một đứa con nữa. Chuyện này đã khiến anh bị đả kích rất lớn, gần như cảm thấy bố đã phản bội, rời bỏ mình và xây dựng một gia đình mới.

Nhớ đến chuyện này, Đàm Tĩnh biết ông Nhiếp Đông Viễn không nói dối. Nhiếp Vũ Thịnh không muốn bố tái hôn, chuyện của nhà họ Nhiếp quá phức tạp, đúng như mẹ cô từng nói, nhà giàu như vậy cô không nên dính dáng tới. Nhưng cô yêu Nhiếp Vũ Thịnh, Nhiếp Vũ Thịnh cũng yêu cô, mối tình này đơn giản mà trong sáng, cô chưa từng nghĩ nó sẽ bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh gia đình của Nhiếp Vũ Thịnh. Có điều, sau khi biết quan hệ giữa mẹ mình và ông Nhiếp Đông Viễn, cô thật sự thấy bất an. Sự phản đối kịch liệt của mẹ trước đây dường như đã minh chứng cho lời ông ta nói. Nếu cô và Nhiếp Vũ Thịnh qua lại với nhau, chắc chắn mẹ cô sẽ không tán thành.

Nói đến đây, Đàm Tĩnh bỗng lặng đi, Thịnh Phương Đình cũng trầm mặc, căn phòng yên tĩnh đến mức có thể nghe được cả tiếng y tá đẩy xe thuốc ngoài hành lang. Không biết bao lâu sau, Thịnh Phương Đình mới hỏi: "Vì chuyện này nên cô mới ròi bỏ Nhiếp Vũ Thịnh?"

"Không." Ánh mắt cô dường như càng mơ hồ hơn. "Chuyện này khiến tôi rất do dự, nhưng nguyên nhân thật sự làm tôi cảm thấy không thể ở bên Nhiếp Vũ Thịnh nữa lại là một chuyện khác."

"Chuyện gì?"

Đàm Tĩnh trầm mặc một thoáng, vẻ như không muốn nhắc đến chuyện này, nhưng cuối cùng cô vẫn kể: "Ban đầu ông Nhiếp Đông Viễn khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, ông ta đã biến một xưởng sản xuất đồ uống theo chế độ sở hữu tập thể thành xưởng sản xuất tư nhân của mình."

Thịnh Phương Đình gật đầu: "Người trong ngành đều biết, xưởng sản xuất này có lịch sử gần trăm năm, vốn do một Hoa kiều già xây dựng nên, sau giải phóng trở thành công tư hợp doanh, sau cách mạng văn hóa lại đổi thành công xưởng theo chế độ sở hữu tập thể, cuối cùng được Nhiếp Đông Viễn mua lại với giá rẻ mạt. Từ xưởng này ông ta bắt đầu sản xuất thức uống dinh dưỡng và nước khoáng, chỉ trong vòng bốn năm đã phất lên nhanh chóng, chiếm lĩnh thị phần lớn nhất. Đến tận bây giờ, thức uống dinh dưỡng, nước tinh khiết, nước hoa quả, nước giải khát của Nhiếp Đông Viễn vẫn rất có ưu thế trên thị trường, đặc biệt là thức uống dinh dưỡng, lượng tiêu thụ luôn ổn định, ngay cả những công ty lớn như Coca Cola cũng không làm gì được ông ta."

"Hồi đầu Nhiếp Đông Viễn khởi nghiệp chủ yếu dựa vào loại thức uống dinh dưỡng này, nghe nói là nhờ công thức có lịch sử sáu chục năm do Hoa kiều già kia giao cho nhà nước sau khi tiến hành công tư hợp doanh. Xưởng sản xuất ấy cũng dựa vào công thức đó mới tồn tại được bấy nhiêu năm trong thời kỳ bao cấp. Bố tôi là nhân viên phòng kỹ thuật, trước đây vẫn phụ trách bảo quản công thức đó. Không phải tự nhiên ông bị tai nạn xe cộ, mà là có kẻ giết người diệt khẩu."

Nói đến đây, Đàm Tĩnh cảm thấy tay mình run lên, giống như lần đầu tiên nhìn thấy quyển nhật ký đó của mẹ vậy. Bà Tạ Tri Vân là người cẩn thận, thường viết nhật ký và cất ở một nơi đặc biệt. Đàm Tĩnh không biết mẹ viết nhật ký, rất lâu sau khi mẹ mất, trong lúc dọn dẹp nhà cửa cô mới bất ngờ phát hiện quyển nhật ký trong hũ mắm tôm.

Nói là nhật ký, thật ra mấy ngày mới viết một lần, gần như quyển "tuần ký" vậy. Trong nhật ký, bà Tạ Tri Vân miêu tả chi tiết về cái chết của chồng mình. Ông Đàm Thiếu Hoa đã ra đi hết sức đột ngột trong một vụ tai nạn xe, đến nỗi bà không dám tin ông lại bỏ hai mẹ con bà như thế. Mấy ngày sau vụ tai nạn, những ghi chép của bà rất rối loạn, nhưng rồi dần dần có trình tự hơn. Vẫn không tìm được kẻ gây tai nạn, xưởng có gửi tiền trợ cấp vì chồng bà bị tai nạn trên đường tan làm, nhưng thời gian ông làm ở xưởng không lâu nên số tiền không được nhiều. Hơn nữa lúc đó xưởng cũng đứng trước bờ vực phá sản, đang định bán đấu giá, nghe nói có một ông chủ Hồng Kông muốn mua. Cuối những năm 80, việc thu hút đầu tư chưa nhiều, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như các ban ngành chủ quản đều đang cố gắng thúc đẩy việc này. Tâm trạng mọi người trong xưởng đều bất an, không mấy người quan tâm đến cái chết bất ngờ của một kỹ thuật viên. Bà Tạ Tri Vân luôn cảm thấy vụ tai nạn có điều đáng nghi, vì theo chứng cứ ở hiện trường cho thấy, đó là một chiếc xe tải hạng nặng, hơn nữa còn có dấu vết đâm vài lần, không giống như tai nạn bất ngờ. Nhưng cảnh sát nói, có lẽ khi nhận ra đâm bị thương người khác, tài xế chiếc xe đó đã quyết định đâm thêm cho chết luôn. Vì ở thời đó, số tiền đền bù tai nạn là con số trên trời, nếu đâm tàn phế người khác thì còn phải bồi thường dài dài, nên có những lái xe đã lựa chọn biện pháp liều lĩnh kia. Biết được điều này, trái tim bà Tạ Tri Vân như vỡ vụn, bà một lòng muốn tìm kẻ tai nạn, nhưng một người phụ nữ yếu đuối như vậy làm sao điều tra cho được? Sau vài lần đến sở cảnh sát, bà Tạ Tri Vân cũng đành tuyệt vọng.

Trong một thời gian rất dài sau đó, nhật ký chỉ ghi lại những chuyện vụn vặt trong cuộc sống, từng câu chữ đều là tình yêu của người mẹ đối với con. Khi lật giở những trang nhật ký ấy, Đàm Tĩnh cảm nhận được mẹ sống thật không dễ dàng, một mình nuôi con, vòi nước hỏng cũng chỉ biết giương mắt nhìn nước tràn khắp nhà, đến khi hàng xóm về mới có người sửa giúp. Nhà tập thể kiểu cũ có rất nhiều điều bất tiện, mấy nhà liền chung một cái bếp, hết gas, bà Tạ Tri Vân không vác được bình gas đi, phải nhờ người ta đi đổi hộ. Cuộc sống quả thực rất chật vật, nhưng mẹ vẫn cố gắng cho cô ăn mặc sạch sẽ gọn gàng, Chủ nhật đưa cô đi chơi công viên, chưa bao giờ bà để cô thiếu thốn niềm vui gì so với những đứa trẻ cùng lứa.

Cái tên Viên Gia Phúc xuất hiện ở nửa sau quyển nhật ký, phần nhật ký đó rất dài. Khi vừa đọc thấy cái tên ấy, Đàm Tĩnh bỗng có dự cảm không lành. Mẹ cô viết rất nhiều về người có tên Viên Gia Phúc này, anh ta liên tục theo dõi bà đi làm, rồi tan làm, khiến bà còn tưởng mình gặp phải kẻ xấu. Nuôi con một mình, bà luôn cảnh giác hơn người bình thường, của rả trong nhà lúc nào cũng khóa kỹ, hết sợ kẻ trộm lại sợ thị phi. Trên đường đi làm và trở về, bà phát hiện thấy có người lạ đi theo, bèn nói với đồng nghiệp, mấy thầy giáo nam định tóm Viên Gia Phúc, nhưng anh ta đã hốt hoảng chuồn mất.

Bà Tạ Tri Vân tưởng chuyện đó vậy là dừng, nhưng hôm sau, trên đường đi về sau khi biểu diễn ở một khách sạn, bà lại gặp phải Viên Gia Phúc. Bà không khỏi sợ hãi, nhưng anh ta đã chủ động nói: "Cô giáo Tạ, xin đừng sợ... Tôi không có ác ý gì đâu. Tôi chỉ muốn đến thăm chị và con gái."

Trong khi Viên Gia Phúc ấp úng nói, bà Tạ Tri Vân đã chạy tới bên dưới cột đèn đường, ở đó có quán nước, có mấy người ngồi uống trà chơi cờ, lúc này bà mới cảm thấy yên tâm phần nào. Viên Gia Phúc thấy bà như vậy cũng không nói gì thêm, bèn lẳng lặng đi luôn. Mấy ngày sau, bà Tạ Tri Vân nhận được điện thoại ở văn phòng, là Viên Gia Phúc gọi từ trạm điện thoại công cộng. Anh ta nói sắp phải đi Nam Dương[1'>, trước khi đi muốn đến thăm vợ và con gái của "anh Đàm". Bà Tạ Tri Vân nhạy cảm nhận ra điều gì đó, truy hỏi nhiều lần Viên Gia Phúc mới thừa nhận anh ta chính là người đã gây ra tai nạn năm xưa.

[1'> Nam Dương: Một quần đảo lớn ở Indonesia.

Bà Tạ Tri Vân không khóc không chửi, chỉ lạnh lùng nói: "Tôi và con gái tôi cả đời này cũng không tha thứ cho anh. Anh đừng mong được thanh thản mà chạy trốn. Dù anh có ra biển Đông, tôi cũng sẽ báo cảnh sát dẫn độ anh về."

Viên Gia Phúc nói: "Cô giáo Tạ, tôi cũng bị ép hết cách mới làm vậy. Vợ tôi bị máu trắng, bệnh viện ở Thượng Hải nói có thể làm phẫu thuật nhưng tôi không có tiền. Người ta cho tôi một khoản lớn, bảo tôi đâm xe vào anh Đàm. Cả đời này tôi cũng sẽ không được thanh thản... giờ vợ tôi cũng chết rồi, chính vì tôi đã cầm số tiền bất lương đó... Tôi thật không nên làm việc đó... Tiền trị bệnh cho vợ chưa tiêu hết tôi đã gửi bưu điện về cho chị rồi. Tôi không xin chị tha thứ, dù gì tôi cũng là tội nhân."

Bà Tạ Tri Vân truy hỏi ai đã bảo anh ta đâm vào chồng mình, nhưng Viên Gia Phúc nói: "Cô giáo Tạ, chị đừng hỏi nữa, tôi không nói đâu, người ta đã đưa tôi tiền, tôi cũng tiêu cả ở bệnh viện rồi, vợ tôi không qua khỏi là vì tôi không nên cầm số tiền đó. Nói chung anh Đàm là người tốt, anh ấy bị cái công thức kia hại chết đó thôi. Người ta muốn có nó, nên coi anh ấy là chướng ngại."

Dứt lời, không đợi bà Tạ Tri Vân nói gì thêm, Viên Gia Phúc liền dập máy. Bà viết trong nhật ký: "Mình nhất định phải điều tra, Thiếu Hoa không thể chết một cách không rõ ràng như thế được." Bà Tạ Tri Vân từng nghĩ đến việc báo cảnh sát, nhưng lúc đó đến tên của Viên Gia Phúc bà cũng không biết, đến trước cửa đồn cảnh sát rồi lại quay về. Mấy hôm sau, quả nhiên bà nhận được một khoản tiền, người gửi là Viên Gia Phúc, địa điểm là một bưu điện ở Tuyền Châu. Bà Tạ Tri Vân đến báo lại chuyện này cho cảnh sát. Vụ tai nạn mấy năm trước không tìm được lái xe gây tai nạn, cảnh sát cũng rất quan tâm, điều tra rất lâu, còn cử người đến Tuyền Châu, nhưng vẫn không tìm được người tên Viên Gia Phúc đó. Cảnh sát nói, có thể người chuyển tiền đã dùng tên giả.

Thời đó quản lý hộ tịch rất lỏng lẻo, gửi tiền ở bưu điện cũng không cần chứng minh thư, càng không có camera giám sát gì cả. Vậy là vụ án này lại mất manh mối, bị dẹp sang một bên. Nhưng bà Tạ Tri Vân vẫn không từ bỏ, bắt đầu tìm hiểu về tình hình xưởng sản xuất đồ uống Lão Tam mà chồng mình từng làm. Giờ cái xưởng đó đã trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn đồ uống rất hiện đại, nghe nói trước kia khi thương nhân Hồng Kông kia định thu mua, bỗng nhiên Phó giám đốc phụ trách kinh doanh của xưởng Lão Tam tập hợp hết số vốn có thể thu hồi, rồi huy động một số công nhân hùn hạp lại, dùng tiền
ĐẾN TRANG
Thông Tin
Lượt Xem : 11011
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN