--> Nợ em một đời hạnh phúc - game1s.com
Polaroid

Nợ em một đời hạnh phúc

tập thể mua lấy xưởng sản xuất đồ uống đó.

Thương nhân Hồng Kông nọ đã bỏ một khoản tiền lớn để mua công thức bí mật của xưởng Lão Tam này, khi việc thu mua công xưởng gặp khó khăn, ông ta bèn tìm nơi khác xây dựng xưởng mới, bắt đầu sản xuất thức uống dinh dưỡng theo công thức kia. Vị Phó giám đốcp hợp vốn mua lại xưởng tận dụng nhà xưởng và công nhân của xưởng Lão Tam cũng bắt đầu sản xuất sản phẩm mới. Hai bên cạnh tranh rất ác liệt, còn kiện nhau mấy vụ vì chuyện đăng ký thương hiệu. Vị Phó giám đốc tập hợp tiền đi mua lại xưởng đó, chính là ông Nhiếp Đông Viễn.

Điều thật sự khiến bà Tạ Tri Vân nghi ngờ ông Nhiếp Đông Viễn đó là mấy vụ kiện giữa ông ta và thương nhân người Hồng Kông kia. Thương nhân người Hồng Kông cảm thấy loại nước uống của ông Nhiếp Đông Viễn sản xuất, từ mùi vị đến công dụng, giống hệt thứ nước uống được chế tạo từ công thức bí truyền mà họ đã bỏ cả núi tiền ra để mua, vì thể ông ta nghi ngờ ông Nhiếp Đông Viễn lợi dụng chức quyền để chiếm lấy công thức. Nhưng công thức đó vốn được bảo vệ rất kỹ, chỉ có Giám đốc xưởng, Bí thư, kỹ thuật viên quản lý công thức ở phòng Kỹ thuật mới được biết. Bí thư đã nghỉ hưu, vả lại còn bị trúng gió, xuất huyết não, chẳng cầm cự được bao lâu nữa, giờ đang đếm từng ngày trong bệnh viện. Giám đốc xưởng đã được thương nhân Hồng Kông lôi kéo về làm việc ở công ty mình với mức lương rất cao, khó có khả năng là ông ta tiết lộ. Nhân viên quản lý công thức chính là ông Đàm Thiếu Hoa, đã chết do tai nạn trước khi thương nhân Hồng Kông thu mua công thức. Sau đó thì chỉ Bí thư và Giám đốc xưởng có chìa khóa tủ bảo hiểm.

Thương nhân Hồng Kông từng nghi ngờ người Bí thư đang bệnh nặng kia tiết lộ, nhưng vì không có chứng cớ nên chuyện này đành chìm xuống. Công ty của Nhiếp Đông Viễn tiếp tục sử dụng thương hiệu của vị Hoa kiều để lại, đồng thời bắt đầu sản xuất nước khoáng, sản phẩm rất thịnh hành thời đó, nhanh chóng mở rộng thị trường.

Nhiếp Đông Viễn thật sự bước vào con đường giàu sang từ khi ông ta mua lại được hết cổ phần của những người góp vốn trước đây. Lúc ông ta muốn hùn vốn cứu xưởng, phần lớn mọi người đều thấy nực cười, những người có tài trong xưởng sớm đã tự tìm lối thoát, chuyển đến đơn vị khác tốt hơn, người không có tài cũng lũ lượt ra ngoài làm thuê, chỉ có một bộ phận rất ít ỏi chịu tham gia góp vốn, mỗi nhà góp vài nghìn tệ. Mà hồi đó vài nghìn cũng là một khoản lớn với mỗi gia đình, không nhiều nhà bỏ ra được số tiền ấy. Nhưng rồi xưởng làm ăn ngày một khấm khá, lợi tức được chia ngày một nhiều, những người góp vốn kia đều không muốn rút lui, nghe nói hồi đó Nhiếp Đông Viễn đã giở những thủ đoạn hết sức hèn hạ, huy động cả thế lực xã hội đen, cuối cùng thu lại toàn bộ số cổ phần, chỉ trả cho những người góp vốn một khoản lợi tức rất ít, rồi chính thức đổi tên công ty thành "Công ty trách nhiệm hữu hạn Đồ uống Đông Viễn". Phần lớn những công nhân từng góp vốn đều bị cho nghỉ việc hết, vì Nhiếp Đông Viễn đã quyết đoán thay hẳn dây chuyền sản xuất tiên tiến hơn, đổi một loạt công nhân đứng máy, những người nghỉ hưu cũng bị ông ta gạt bỏ, chỉ ột s rất ít ỏi. Vì thế tất cả công nhân của xưởng Lão Tam cứ nhắc đến tên Nhiếp Đông Viễn là phỉ nhổ, nói ông ta chỉ dùng mấy đồng tiền mà mua được cả một công xưởng, tâm địa độc ác, ra tay tàn nhẫn, đuổi tận giết tuyệt toàn bộ người cũ của xưởng.

Đây là công ty đầu tiên của Nhiếp Đông Viễn, cũng là hũ vàng đầu tiên ông ta kiếm được. Sau đó Nhiếp Đông Viễn lên như diều gặp gió, không ngừng mở rộng sự nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, đặc biệt là đồ uống, trở thành doanh nhân nổi tiếng.

Bà Tạ Tri Vân nghe nói Nhiếp Đông Viễn muốn tìm thầy dạy piano cho con trai, bèn nhờ người giới thiệu đến phỏng vấn. Nhiếp Đông Viễn không hiểu tí gì về piano, hơn nữa việc làm ăn đang vào cầu, vô cùng bận rộn, ít khi quan tâm tới việc nhà. Ông chỉ thấy Tạ Tri Vân dịu dàng đôn hậu, rất tốt với con trai mình, mà dường như Nhiếp Vũ Thịnh cũng rất thích cô giáo dạy đàn này, bèn quyết định thuê dài hạn.

Động cơ Tạ Tri Vân đến nhà họ Nhiếp không hề đơn giản, trong mỗi lần ghi nhật ký từ đó về sau, bà hầu như đều nhắc đến Nhiếp Đông Viễn. Bà nghĩ mọi cách để tìm hiểu xem Nhiếp Đông Viễn có phải kẻ chủ mưu giết người năm đó không, nhưng ông ta rất bận, nên bà hiếm có cơ hội tiếp xúc.

Sau một vài lần tiếp xúc ít ỏi, bà Tạ Tri Vân hình dung về Nhiếp Đông Viễn bằng một cụm từ: thâm sâu khó lường. Lúc ở nhà họ Nhiếp, bà luôn cẩn thận hết sức, chỉ sợ để lộ sơ hở gì, cũng may người mà bà tiếp xúc nhiều nhất là Nhiếp Vũ Thịnh rất quý bà. Nhiếp Đông Viễn lại rất cưng đứa con trai bảo bối này, nên vô cùng tử tế với bà, những ngày lễ Tết đều có tiền thưởng thêm, chỉ lo bà không tận tâm dạy dỗ con trai ông ta vậy.

Lâu dần, Tạ Tri Vân cũng chẳng tin mình có thể tra ra chuyện này nữa. Bà đề nghị với Nhiếp Đông Viễn rằng, tài đàn của Nhiếp Vũ Thịnh đã kha khá, nếu muốn tiến bộ hơn thì cần thầy giỏi chỉ dẫn, tốt nhất là mời giáo sư âm nhạc trên thành phố dạy, còn mình có thể nghỉ việc được rồi. Lần đầu tiên Tạ Tri Vân rút lui và vì Nhiếp Vũ Thịnh lương thiện đáng yêu, bà thấy mình không nên ích kỷ làm nhỡ việc học đàn của đứa trẻ này.

Khi ấy Nhiếp Đông Viễn đang ở Đức đàm phán để nhập thiết bị mới, bận bịu tối tăm mặt mũi, lại nhận được cuộc điện thoại đường dài của con trai nói cô Tạ không muốn dạy đàn nữa. Với Nhiếp Đông Viễn, có một cô giúp việc tin cậy lo cơm nước để con trai ngoan ngoãn ăn cơm và có một cô giáo dạy đàn tin cậy để con trai ngoan ngoãn luyện đàn là việc quan trọng nhất để giữ gia đình ổn định. Ông ta vội vàng bay về nước, chưa kịp thích ứng chênh lệch múi giờ đã hẹn gặp Tạ Tri Vân nói chuyện.Tạ Tri Vân ghi chép rất ít về cuộc nói chuyện ngày hôm đó, chỉ viết là Nhiếp Đông Viễn nói được một nửa thì mệt quá ngủ thiếp đi.

Tạ Tri Vân tiếp tục dạy đàn cho Nhiếp Vũ Thịnh, một tuần ba buổi. Khi ấy trường học đã đổi sang nghỉ cả thứ Bảy và Chủ nhật, nên cứ đến tối thứ Sáu hàng tuần, bà và Nhiếp Vũ Thịnh lại lên thành phố. Bà đã liên lạc được với một vị giáo sư trường nhạc, mỗi cuối tuần ông lại dạy thêm một thầy một trò cho Nhiếp Vũ Thịnh, sau đó bà Tạ Tri Vân sẽ phụ trách ôn tập và củng cố lại, Nhiếp Đông Viễn không phải lo lắng gì ngoài chi phí. Để cảm ơn bà, ông ta đã tặng bà một món quà.

Tạ Tri Vân không nói món quà đó là gì, nhưng bà đã trả lại, Nhiếp Đông Viễn lại biếu bà một phong bao, lần này bà nhận.

Khoảng ba tháng sau, lần đầu tiên Nhiếp Đông Viễn một mình hẹn Tạ Tri Vân ra ngoài dùng cơm. Bà do dự, nhưng rồi cũng vẫn đi.

Hai người qua lại cũng chẳng mấy thân thiết. Đối với Nhiếp Đông Viễn, bà Tạ Tri Vân thường có một tâm thế rất phức tạp. Không thể phủ nhận rằng ông ta là người đàn ông hấp dẫn, thành công trong sự nghiệp khiến ông ta luôn tự tin cảm thấy bản thân có thể đạt được mọi thứ mình muốn. Sự do dự và cự tuyệt của Tạ Tri Vân dường như đã khơi dậy bản năng chinh phục của Nhiếp Đông Viễn, ông ta liên tục tạo cơ hội để hai người ở riêng với nhau, khiến Tạ Tri Vân vô cùng khó xử. Một mặt, Tạ Tri Vân muốn duy trì mối quan hệ này, cái chết của chồng bà vẫn là một dấu hỏi lớn mà đáp án có lẽ chỉ có trong lòng Nhiếp Đông Viễn; mặt khác Tạ Tri Vân cảm thấy Nhiếp Đông Viễn vô cùng nguy hiểm, bà dùng từ "nguy hiểm" chứ không phải từ nào khác.

Khi Tạ Tri Vân còn đang dùng dằng trong mâu thuẫn thì Nhiếp Đông Viễn đột ngột đổi sách lược, ông ta qua lại với một người bạn gái mới, khiến Tạ Tri Vân thở phào nhẹ nhõm. Theo bản năng, bà cảm thấy sự theo đuổi của Nhiếp Đông Viễn là một hành động nguy hiểm, may mà giờ mối nguy hiểm chết người đó đã lùi xa. Có điều, khi biết Nhiếp Đông Viễn có bạn gái mới, Nhiếp Vũ Thịnh liền làm mặt lạnh với bố cả tuần trời.

Thứ Sáu, Tạ Tri Vân đến nhà nhưng không thấy Nhiếp Vũ Thịnh đâu. Anh nói với người giúp việc là đến nhà bạn làm bài tập, tài xế đưa anh đi, đợi dưới nhà cả nửa ngày trời mà không thấy anh xuống. Tài xế lo lắng, lên xem thì biết Nhiếp Vũ Thịnh không hề lên đó, khu nhà này có cửa sau, có lẽ anh đã lẻn đi từ cửa này.

Người giúp việc và tài xế đều lo lắng đến phát điên, vội gọi cho Nhiếp Đông Viễn, bấy giờ ông ta đang ở Đài Loan bàn bạc về vụ hợp tác mới. Hồi đó hai bờ Đài Loan chưa có đường bay thẳng, mà phải đổi máy bay Hồng Kông, dù trở về ngay lập tức thì cũng phải hôm sau mới đến nơi. Đi báo công an thì chưa mất tích đủ hai mươi tư tiếng nên không thể lập án. Người giúp việc cuống quýt gọi cho tất cả bạn học của Nhiếp Vũ Thịnh, nhưng chẳng có kết quả gì, bỗng nhiên Tạ Tri Vân sực nghĩ ra, bèn cầm đèn pin đến nghĩa trang.

Quả nhiên Nhiếp Vũ Thịnh đang ở trước mộ mẹ mình. Tạ Tri Vân bật đèn pin, chân thấp chân cao bước đi giữa những dãy mộ, lòng vừa sợ hãi vừa hoảng hốt. Khi tìm thấy Nhiếp Vũ Thịnh, bà bỗng cảm thấy tim đau đến không thở nổi, suýt nữa thì ngất đi. Nhiếp Vũ Thịnh đang nằm ngủ co quắp trước mộ, lúc bị bà đánh thức, anh vẫn mơ màng: "Mẹ, sao giờ mẹ mới tới..."

Một câu này đã khiến Tạ Tri Vân chua xót đến suýt rơi nước mắt. Đứa trẻ đơn độc nằm ngủ trước mộ mẹ, ai nhìn thấy cảnh tượng này chẳng đau lòng, huống hồ bà lại một mình nuôi con, trái tim người làm cha làm mẹ đều như vậy. Dù người lớn có ân oán gì thì bọn trẻ luôn vô tội. Bà đưa Nhiếp Vũ Thịnh về nhà, cũng không trách mắng, chỉ bảo anh tắm rửa rồi dặn người giúp việc hâm sữa, nhìn anh uống sữa, đi ngủ xong mới gọi cho vị giáo sư âm nhạc kia xin cho Nhiếp Vũ Thịnh nghỉ học ngày mai.

Hôm sau Nhiếp Đông Viễn mới về đến, ông vô cùng cảm kích Tạ Tri Vân, nhưng bà kiên quyết xin nghỉ không làm nữa. Bà cảm thấy dù Nhiếp Đông Viễn thật sự là kẻ chủ mưu giết chồng mình, nhưng mình cứ lợi dụng sự tin tưởng của Nhiếp Vũ Thịnh thì cũng rất không phải, nên khăng khăng đòi rời khỏi nhà họp Nhiếp. Đôi bên không ai chịu ai. Tạ Tri Vân một mình xuống núi, Nhiếp Đông Viễn bèn lái xe đuổi theo.

Ông ta nói: "Tri Vân, anh sai rồi, không phải con anh, mà là anh không thể rời xa em."

Tạ Tri Vân viết trong nhật ký: "Tôi sững người đến mấy phút rồi đáp: 'Không phải anh có bạn gái rồi sao?" Anh ấy nói: 'Anh tưởng em sẽ ghen, sẽ tốt với anh một chút, kết quả em lại muốn rời xa anh.' Tôi sững người thêm một lúc lâu, cuối cùng mặc kệ anh ta, quay người tiếp tục đi xuống núi. Anh ta dừng xe ở đó, đi bộ về phía tôi đến tận trạm xe buýt dưới chân núi. Tôi lên xe vẫn thấy anh ta đứng đó, nhìn tôi đầy tuyệt vọng."

Sau đó một thời gian dài Tạ Tri Vân không nhắc đến Nhiếp Đông Viễn nữa, chỉ viết về những chuyện vụn vặt trong cuộc sống cùng sự trưởng thành của con gái... Khi đọc đến đây Đàm Tĩnh nghĩ rằng mọi chuyện đã kết thúc, có lẽ hồi đó Tạ Tri Vân cũng cho là thế.

Rất lâu sau đó, Nhiếp Đông Viễn nài nỉ Tạ Tri Vân quay lại dạy đàn cho con trai, vì Nhiếp Vũ Thịnh hiếm khi tin tưởng ai, nhưng lại rất tin Nhiếp Vũ Thịnh đang ở tuổi nổi loạn, người giúp việc không quản được, chỉ chịu nghe lời một mình Tạ Tri Vân. Ban đầu Tạ Tri Vân từ chối, nhưng Nhiếp Đông Viễn biết Đàm Tĩnh rất có hy vọng đỗ vào trường trung học trọng điểm số 14, trường này theo chế độ nội trú, chi phí rất cao, mà hồi đó ngôi trường Tạ Tri Vân công tác lại không thể trả lương đúng hạn cho bà. Ông ta biết Tạ Tri Vân cần tiền cho con đi học, nên đã đưa ra một cái giá rất cao, đồng thời cam kết cới Tạ Tri Vân rằng mình tuyệt đối sẽ không tơ tưởng bất cứ điều gì nữa, chỉ mong mời bà về dạy Nhiếp Vũ Thịnh.

Trước những lời cam đoan và thuyết phục của Nhiếp Đông Viễn, Tạ Tri Vân nhận lời tiếp tục đến nhà họ Nhiếp dạy Nhiếp Vũ Thịnh. Nhiếp Đông Viễn cũng thủ tín, luôn giữ khoảng cách với Tạ Tri Vân, ông ta rất bận, nếu cố tình tránh mặt thì Tạ Tri Vân hoàn toàn không thể gặp được. Mãi đến hôm sinh nhật Nhiếp Vũ Thịnh, hai người mới lại gặp nhau. Nhiếp Vũ Thịnh kiên quyết muốn mời cô giáo Tạ dự tiệc, vì thế ba người họ cùng đến khách sạn năm sao sang trọng nhất thời đó ăn cơm. Nhiếp Đông Viễn dùng rượu vang, còn Tạ Tri Vân và Nhiếp Vũ Thịnh thì uống nước giải khát nổi tiếng của công ty Đông Viễn.

Khi uống loại nước này, tâm trạng Tạ Tri Vân rất phức tạp. Đương lúc Nhiếp Đông Viễn vô cùng vui vẻ, con trai ngoan ngoãn nghe lời, lại có Tạ Tri Vân ở bên, nên ông ta uống khá nhiều rượu, rồi bắt đầu kể về quá trình gây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, bao gồm cả việc đấu trí đấu dũng ra sao với tay thương nhân Hồng Kông. Hồi đó, chính quyền địa phương và cơ quan chủ quản rất ủng hộ thương nhân Hồng Kông kia mua lại xưởng Lão Tam. Khi ông ta đột nhiên đứng ra dẫn dắt mọi người góp vốn cứu xưởng, nghe nói lãnh đạo cơ quan chủ quản đã đánh giá bằng hai chữ "làm bừa".

"Nhưng cô thấy đấy, tôi đã khiến xưởng làm ăn vô cùng phát đạt, đồ uống ngày cáng bán chạy. Chúng tôi đã tiêu rất nhiều tiền quảng cáo dây chuyền sản xuất nước khoáng mới nhập vào giờ vàng trên truyền hình. Ban đầu mọi người trong xưởng đều phản đối, họ bảo tôi bỏ nhiều tiền như vậy để quảng cáo trên đài đúng là điên. Đến anh Từ, Phó giám đốc phụ trách sản xuất cũng phản đối tôi, bảo nếu tôi làm vậy thì chỉ trong một tháng sẽ hết sạch vốn để xoay vòng. Nhưng sau khi quảng cáo được phát ra, già trẻ gái trai ai ai cũng ngân nga mấy câu hát quảng cáo của chúng tôi... Oa, năm đó nước khoáng bán rất chạy, khắp phố lớn ngõ nhỏ đâu đâu cũng có sản phẩm của chúng tôi. Đoàn xe đến lấy hàng nối đuôi nhau đến ba dãy phố, tất cả dây chuyền sản xuất đều hoạt động, kho luôn ở trong tình trạng trống rỗng, chỗ nào cũng có đơn đặt hàng, cung không đủ cầu. Hồi đó có rất nhiều người ganh ghét đến đỏ cả mắt, trong mắt họ, cái xưởng này đã biến thành miếng thịt thơm, ai cũng muốn cắn một miếng..."

Nhiếp Vũ Thịnh không hài lòng, cầm dao vừa cắt bít tết vừa lầm bầm: "Bố chỉ biết nói về đồ uống của bố thôi..."

"Không có nó thì con có được sống sung sướng như bây giờ không?" Rượu vào, mắt Nhiếp Đông Viễn lại sáng rực lên, ông xoa đầu con trai, âu yếm nói: "Bố kiếm tiền là vì con mà."

"Bố có thấy cô Tạ nghe đến phát chán rồi không, ai mà chịu khó ngồi nghe chuyện đồ uống của bố chứ..."

Nhiếp Đông Viễn cảm thấy Tạ Tri Vân quả có phần lơ đãng, nhất là khi uống nước. Ông sợ con trai nhận ra điều gì, bèn khách sáo hỏi: "Cô giáo Tạ có thích thức uống này không?"

Tạ Tri Vân lấp liếm đáp: "Mùi vị rất ngon, có hơi thở giống loại của xưởng Lão Tam trước đây."

Nhiếp Đông Viễn rất đắc ý, nói nhỏ: "Cho cô biết một bí mật nhé, công thức của nó chính là từ xưởng Lão Tam đấy."

Tạ Tri Vân nghe câu này không khác gì sét đánh giữa trời quang. Lúc đó bà hoàn toàn sững sờ, cảm giác máu dồn hết lên não, tim đập thình thịch, tay cũng run lẩy bẩy.

Vì Tạ Tri Vân đột nhiên không được khỏe, nên bữa cơm này chỉ ăn được một nửa. Nhiếp Đông Viễn gọi tài xế đến đón Nhiếp Vũ Thịnh về, còn mình đích thân lái xe đưa Tạ Tri Vân vào bệnh viện. Bác sĩ nói không có gì khác thường, cho rằng bà chỉ bị thiếu máu, mà Tạ Tri Vân lại lo Nhiếp Đông Viễn phát hiện ra chuyện gì đó nên kiên quyết không làm kiểm tra tổng thể, cũng nhất định không chịu ở lại phòng Theo dõi. Cuối cùng, Nhiếp Đông Viễn đành lái xe đưa bà về nhà.

Trên đường về, ngang qua một đoạn đường mới sửa bên bờ biển, rất heo hút vắn vẻ, ít người qua lại. Có thể do hơi men, cũng có thể là ủ mưu đã lâu, Nhiếp Đông Viễn bèn rẽ khỏi đường cái, lái thẳng ra bờ biển.

Trong nhật ký Tạ Tri Vân không viết gì về chuyện xảy ra bên bờ biển, một tuần sau bà mới viết qua loa rằng Nhiếp Đông Viễn đã xin lỗi, mua một căn nhà ở Hồng Kông, nghe nói định tặng bà nhưng bị bà từ chối.

Sau đó nhật ký của Tạ Tri Vân chỉ còn một chủ đề duy nhất, đó là trả thù. Bà nghĩ ra rất nhiều cách nhưng đều thấy không đủ sảng khoái. Nhiếp Đông Viễn rất thích bà, nhưng bà lại không biết đó là tình cảm thật lòng hay chỉ nhằm thỏa mãn ham muốn chinh phục nhất thời của ông ta. Vì thế thái độ của bà đối với Nhiếp Đông Viễn cứ như xa mà lại như gần, trong niềm căm ghét Nhiếp Đông Viễn lại xen lẫn cả cảm giác oán hận bản thân. Dẫu biết rằng con người này rất có thể là hung thủ giết hại chồng mình, vậy mà bản thân lại chờn vờn với ông ta, đối với người phụ nữ có tư tưởng truyền thống như Tạ Tri Vân thì mặc cảm tội lỗi này quả là quá lớn.

Lần đầu tiên Tạ Tri Vân phát bệnh là ở nhà họ Nhiếp, Nhiếp Vũ Thịnh đưa bà vào viện, đó cũng là lần đầu tiên Đàm Tĩnh gặp Nhiếp Vũ Thịnh.

Bà đã giấu Đàm Tĩnh rất nhiều chuyện, cũng không ngăn cấm Đàm Tĩnh làm bạn với Nhiếp Vũ Thịnh. Nhiếp Đông Viễn vốn giảo hoạt, đa nghi, hơn nữa Đàm Tĩnh còn nhỏ, bà cảm thấy con gái mình và Nhiếp Vũ Thịnh quen nhau chỉ là tình cờ căn bản không nghĩ giữa hai người lại có mối quan hệ gì đặc biệt. Cộng thêm việc bà thật lòng quý mến Nhiếp Vũ Thịnh, cảm thấy anh rất thông minh, hiểu chuyện, lại mất mẹ từ nhỏ, hết sức đáng thương.

Nhiếp Đông Viễn từng đưa bà đến Hồng Kông một lần, cũng ở Hồng Kông, ông ta thẳng thắn nói mình không nhiều khả năng có thể kết hôn với bà, nhưng về phương diện vật chất, sẽ cố hết sức đáp ứng. Sau khi từ Hồng Kông về, Tạ Tri Vân không nhận điện thoại của Nhiếp Đông Viễn nữa, cũng nghỉ luôn công việc ở nhà họ Nhiếp.

Trong một thời gian dài Nhiếp Đông Viễn ra vẻ không bận tâm, ông cho rằng Tạ Tri Vân làm như vậy là để ép cưới. Cuối cùng ông nói với bà rằng trước đây cũng có người từng làm chuyện ngu ngốc này, kết quả là Nhiếp Đông Viễn kiên quyết chấm dứt quan hệ. Tạ Tri Vân không quan tâm tới ông ta, thậm chí còn coi mọi sự liên lạc của ông ta là quấy rối. Điều này khiến Nhiếp Đông Viễn vô cũng khó hiểu, có lẽ bị bản tính kiêu hãnh quen hô mưa gọi gió xui khiến, ông ta nhiều lần yêu cầu gặp Tạ Tri Vân nói chuyện, nhưng đều bị cự tuyệt. Thậm chí có lần, nửa đêm ông ta còn mạo hiểm đến tận dưới nhà Tạ Tri Vân mới gọi điện. Hôm đó là Chủ nhật, Đàm Tĩnh đã từ trường về nhà, Tạ Tri Vân sợ kinh động đến con gái, đành tìm cớ xuống nhà, nhờ thế Nhiếp Đông Viễn mới có cơ hội nói chuyện.

Lần nói chuyện này vẫn là tại bờ biển vắng, Tạ Tri Vân không chịu nổi sự dai dẳng của Nhiếp Đông Viễn, bèn nói thẳng với ông ta rằng chồng mình chính là kỹ thuật viên bảo quản công thức đồ uống của xưởng Lão Tam, thế nên ban đầu bà đến nhà họ Nhiếp dạy đàn chẳng phải vì động cơ gì tốt đẹp, bất luận ông ta có phải kẻ sai khiến Viên Gia Phúc hay không, bà cũng không muốn có bất cứ dính dáng gì đến ông ta nữa.

Tạ Tri Vân ghi lại cuộc nói chuyện này vô cùng tường tận, ngay cả thần thái của Nhiếp Đông Viễn cũng miêu tả hết sức sinh động. Bấy giờ Nhiếp Đông Viễn cười khẩy: "Đúng thế, tôi chính là người năm đó vì đoạt công thức mà giết chồng cô. Cô không có ý gì tốt thì tôi càng không có, cô tưởng tôi thật lòng thích cô chắc? Tôi chỉ chơi đùa với cô thôi. Loại đàn bà ng xuẩn như cô, chồng bị người ta hại chết còn bản thân lại bị tôi đem ra tiêu khiển lâu như vậy, cô làm gì được tôi nào?"

Nói rồi Nhiếp Đông Viễn liền lên xe đi mất, để lại mình Tạ Tri Vân trên bờ biển giữa đêm.

Đêm đó Tạ Tri Vân một mình trở về nhà, không ai biết bà đã đi lang thang trên đường bao lâu. Trong đoạn nhật ký cuối cùng, bà viết: "Mình đúng là đồ ngu nên mới làm ra việc ngu xuẩn như vậy. Mình thật sự không còn mặt mũi nào sống trên đời này nữa."

Chỉ mấy tháng sau mà đã ra đi trên giảng đường vì lên cơn đau tim.

Sau này Đàm Tĩnh phát hiện ra mẹ không uống bất cứ loại thuốc nào theo lời dặn của bác sĩ, cũng không mang theo bất cứ loại thuốc cấp cứu nào trên người, có thể nói, bà đã tự sát.



CHƯƠNG 19:



Kể về cái chết của mẹ xong, Đàm Tĩnh trầm mặc rất lâu mới nói: "Nếu biết chuyện này sớm hơn, tôi ước sao mình chưa từng quen Nhiếp Vũ Thịnh."

Thịnh Phương Đình không biết phải an ủi cô thế nào, đành nói: "Thật ra, cô vì chuyện này mà rời bỏ Nhiếp Vũ Thịnh là không công bằng với anh ta."

"Khi ấy tôi còn rất trẻ, mới hai mươi tuổi, gặp phải chuyện thế này, thật không biết phải làm sao. Nhiếp Đông Viễn tưởng tôi không biết gì nên chỉ yêu cầu tôi rời xa Nhiếp Vũ Thịnh. Tôi nghĩ tôi cũng không muốn ở bên Nhiếp Vũ Thịnh nữa, nếu không mẹ tôi trên trời cũng không được yên lòng."

Ánh mắt Đàm Tĩnh đầy đau khổ: "Chỉ là tôi không biết rốt cuộc mình làm đúng hay sai. Tôi đã đến bệnh viện, định bỏ đứa con này đi, nhưng tới khi nằm lên bàn mổ tôi lại chạy trốn. Nhiếp Vũ Thịnh không biết gì cả, tôi trút tất cả oán hận lên đầu anh ta như thế là không công bằng, nhưng cái chết của bố mẹ tôi lại có liên quan đến Nhiếp Đông Viễn, nếu không phải vì ông ta thì mẹ tôi đâu có qua đời."

Thịnh Phương Đình trầm mặc hồi lâu rồi hỏi: "Vậy còn bây giờ? Giờ cô thực sự muốn tranh quyền giám hộ với nhà họ Nhiếp sao?"

"Nhất định tôi phải tranh, Bình Bình là sinh mạng của tôi, tôi không thể để mất nó được. Trong mấy năm đầu khó khăn nhất, tôi thường xuyên nghĩ đến việc chết quách cho xong, chết rồi sẽ không còn đau khổ nữa. Nhưng tôi không nỡ xa Bình Bình, tôi chết đi rồi, trên đời còn ai yu thương nó được như tôi, nó lại có b

nh, tôi phải chữa cho nó, để nó sống thật khoẻ mạnh, nó còn nhỏ quá..."

"Cô có thể đối mặt với Nhiếp Vũ Thịnh không?" Thịnh Phương Đình hỏi, "Có lẽ anh ta muốn âm thầm hòa giải, khỏi phải kéo nhau ra trước tòa, cũng có thể anh ta sẽ gạt luật sư qua một bên để nói chuyện riêng với cô."

"Tôi sẽ không gặp lại anh ta nữa." Đàm Tĩnh nói ngay, "Nếu anh tìm được luật sư giúp tôi thì mọi việc cứ giao cho luật sư đàm phán."

"Ok." Thịnh Phương Đình nói, "Vậy tôi sẽ giới thiệu luật sư cho cô, chỉ cần cô kiên quyết, vụ kiện này có thể thực hiện."

Cố vấn pháp luật của Tập đoàn Đông Viễn làm việc đương nhiên nhanh gọn dứt khoát, không quanh co nhiều, chỉ nộp một khoản tiền phạt đã bảo lãnh được Tôn Chí Quân ra khỏi đồn cảnh sát. Theo ý ông Nhiếp Đông Viễn, điều kiện của Đàm Tĩnh đã được đáp ứng, mọi thứ còn lại cứ giao cả cho luật sư, nhưng Nhiếp Vũ Thịnh lại khăng khăng đòi gặp Tôn Chí Quân một lần. Trong mắt ông Nhiếp Đông Viễn, điều này quả là thừa thãi, nhưng từ trước tới giờ ông chẳng bao giờ lay chuyển được ý con trai, huống hồ tâm trạng Nhiếp Vũ Thịnh hiện giờ đang hỗn loạn, cả cơ thể lẫn tinh thần đều mệt mỏi, ông không nỡ gây thêm áp lực cho con nữa. Có điều ông kiên quyết yêu cầu luật sư có mặt trong cuộc gặp giữa Nhiếp Vũ Thịnh và Tôn Chí Quân.

"Anh dễ mềm lòng, nếu người ta hét giá trên trời, chưa biết chừng anh lại mềm lòng mà chấp nhận cũng nên. Có luật sư đi theo anh, bố mới yên tâm được."

Nhiếp Vũ Thịnh cũng chẳng còn lòng dạ nào mà so đo điều đó, sau khi sự việc xảy ra anh luôn thấy đầu óc trống rỗng, mơ màng như đang mộng du vậy. Đàm Tĩnh nói những gì, anh gần như không nhớ nữa, chỉ nhớ lúc đó mình vô cùng đau lòng, vô cùng tuyệt vọng. Nhiều năm như vậy, cô vẫn biết đâu là điểm yếu của anh, chỉ bằng vài câu đơn giản đã có thể đập nát trái tim anh. Nhiếp Vũ Thịnh căn bản không muốn nhớ lại, hiện giờ bố anh đã khăng khăng thì cứ để luật sư đi cùng vậy.

Hôm đó ở hành lang bệnh viện, Nhiếp Vũ Thịnh không hề nhìn thẳng vào Tôn Chí Quân, mãi đến hôm nay gặp anh ta, anh mới bất giác chú ý kỹ. Chắc vì mới ra khỏi phòng tạm giam nên quần áo Tôn Chí Quân không lấy gì làm sạch sẽ, râu chưa cạo, nhìn lôi thôi không khác mấy người lang thang nơi đầu đường là bao.

Thấy Nhiếp Vũ Thịnh, Tôn Chí Quân dường như cũng không bất ngờ, chỉ hỏi: "Có thuốc không?"

Nhiếp Vũ Thịnh sờ vào túi, tuy thỉnh thoảng anh có lén hút vài điếu nhưng chưa bao giờ mang theo thuốc lá. Luật sư đưa bao thuốc cho anh, anh đưa Tôn Chí Quân, không chút khách khí, rút lấy một điếu, lại hỏi tiếp: "Có bật lửa không?"

Luật sư nhìn Nhiếp Vũ Thịnh, rồi đưa bật lửa cho Tôn Chí Quân. Anh ta châm lửa, rít vài hơi thật sâu, bấy giờ mới nói: "Xem ra anh biết hết rồi hả?"

Nhiếp Vũ Thịnh không muốn nói nhiều, chỉ lặng lẽ quan sát Tôn Chí Quân. Tôn Chí Quân búng tàn thuốc, đột nhiên bật cười "phì" một tiếng, nói: "Nhìn cái gì chứ? Không lẽ nhìn mặt tôi là biết tại sao Đàm Tĩnh năm đó lại lấy tôi sao?"

Nhiếp Vũ Thịnh không muốn hỏi một câu như thế, anh chẳng nói gì, chỉ im lặng nhìn Tôn Chí Quân. Tôn Chí Quân lại hút vài hơi rồi dụi điếu thuốc xuống bàn dập tắt, mặc cho đầu thuốc lá để lại trên bàn một vệt sém. Anh ta nói: "Nếu không phải anh vừa lôi tôi ra khỏi nhà giam thì tôi đã cho anh một đấm rồi. Có gì mà phải giả vờ? Muốn hỏi thì hỏi đi! Đàm Tĩnh tại sao lại lấy tôi? Cô ta không muốn con mình ra đời mà không có hộ khẩu! Đàm Tĩnh nghe nói trẻ nhỏ sinh ra phải có giấy chứng sinh mới nhập được hộ khẩu, nhưng chỉ bệnh viện nơi sinh mới có thể cấp giấy chứng sinh. Anh biết không? Hồi đó tôi thấy cô ta một mình vác cái bụng bầu nhìn rất khổ sở bèn nói, ở quê chúng tôi có người quen là có thể làm giấy chứng sinh, còn có thể viết ngày tháng trong giấy sớm hơn, nhưng phải có giấy đăng ký kết hôn trước đã. Ban đầu Đàm Tĩnh không chịu, nhưng không có giấy chứng sinh thì con không có hộ khẩu, mà sau này đi nhà trẻ, tiểu học đều cần hộ khẩu hết. Dù đóng tiền học trái tuyến chăng nữa, cũng phải có hộ khẩu. Đàm Tĩnh suy nghĩ suốt mấy ngày, cô ta là người rất dễ mềm lòng, chỉ sợ con sau này bị thiệt thòi, cuối cùng bèn theo tôi về quê làm giấy đăng ký kết hôn."

Nhiếp Vũ Thịnh vẫn không nói gì, nhưng bàn tay bên dưới bàn đã siết lại thành nắm đấm.

"Lúc đó hình như cô ta có mang Bình Bình đã bảy tám tháng, tôi còn nhớ lúc trên xe về quê, đường sá gập ghềnh, xe lắc lư suốt, tôi còn lo cô ta trở dạ giữa đường nữa chứ. Về quê làm giấy kết hôn rồi, cô ta còn bỏ tiền bày mấy bàn rượu, nói mình đã nợ tôi ân tình, không muốn nợ tiền nữa. Anh bảo có phải dở hơi không?"

Tôn Chí Quân vừa kể vừa cười thờ ơ, vậy mà Nhiếp Vũ Thịnh lại thấy tim như bị dao cứa, dáng vẻ dè dặt miễn cưỡng của cô hiện ra rành rành trước mắt anh. Anh từng hận Đàm Tĩnh, thậm chí trong khoảnh khắc vừa rồi anh cũng hận cô. Nhưng Tôn Chí Quân càng kể với dáng vẻ thờ ơ như vậy, anh lại càng thấy khó chịu. Anh không thể ngờ Đàm Tĩnh lại từng phải chịu khổ như vậy. Hồi đó cô còn rất trẻ, vừa mất đi người thân duy nhất không lâu, lại vứt bỏ hết mọi thứ vốn có, rốt cuộc cô làm thế nào vượt qua được?

"Sau đó thì anh biết cả rồi, đứa trẻ vừa sinh ra đã có bệnh. Đàm Tĩnh dốc hết tiền cho nó, đến giờ vẫn chưa chữa được." Tôn Chí Quân đột nhiên nhếch mép cười, "Nhưng giờ anh đã biết hết còn gì? Tốt rồi, lần này cô ta không cần lo lắng nữa, có ông bố đẻ giàu sụ như anh thì còn lo gì nữa chứ?"

Nhiếp Vũ Thịnh cố nén cảm xúc, nói: "Là cô ấy yêu cầu bảo lãnh anh ra."

Tôn Chí Quân lại cười, ngữ khí đầy khiêu khích: "Vợ chồng một ngày nên nghĩa, vợ đối với tôi thì khỏi nói."

Nhiếp Vũ Thịnh phải dùng hết sức lực toàn thân mới nén được cơn kích động muốn lao tới đấm thẳng vào mặt Tôn Chí Quân. Anh không muốn dài dòng thêm nữa, chỉ nói: "Vậy anh hãy khuyên Đàm Tĩnh, chúng tôi đã đáp ứng mọi yêu cầu của cô ấy rồi, cô ấy không cần đứa trẻ nữa, tôi cũng đã đồng ý đưa một triệu tệ, mong cô ấy hãy từ bỏ quyền giám hộ đi."

"Cái gì? Một triệu?" Dường như Tôn Chí Quân còn chưa nghĩ thông, một lúc sau mới cười khẩy: "Anh Nhiếp ạ, anh cũng quá keo kiệt đấy, có một triệu mà đòi đưa thằng bé đi à? Chúng tôi mất bao nhiêu tâm huyết mới nuôi lớn được nó. Một triệu? Ai thèm chứ!"

"Là cô Đàm yêu cầu một triệu." Luật sư kịp thời nói xen vào một câu, "Hơn nữa anh Nhiếp là cha đẻ của đứa trẻ, anh ấy có quyền yêu cầu quyền giám hộ."

"Tôi nói chuyện với anh đấy à?" Tôn Chí Quân hầm hầm. "Họ Nhiếp kia, tôi không cần biết ông già giàu sụ của anh có tiền có thế ra sao, có điều, việc Đàm Tĩnh không đồng ý thì tôi cũng không đồng ý. Anh là cha đẻ của Bình Bình, đúng thế. Nhưng Đàm Tĩnh là mẹ đẻ của Bình Bình! Cô ấy đã khổ sở nuôi nó lớn ngần này, hao phí bao nhiêu tâm huyết anh có biết không? Vì nó mà cô ấy bạc cả tóc. Giờ tự nhiên anh ở đâu nhảy ra, đưa tiền? Có tiền là mua được con sao? Được, anh có quyền có thế, kiện thì cứ kiện, đợi lúc ra toà, hỏi thằng bé xem nó muốn theo ai?"

Trông bộ dạng càn quấy của Tôn Chí Quân, luật sư vừa tức vừa buồn cười, đang định lên tiếng thì Nhiếp Vũ Thịnh ngăn lại, nói: "Chính miệng Đàm Tĩnh nói, cô ấy không cần đứa trẻ nữa, cô ấy đòi tôi một triệu."

"Tôi không tin! Cô ta coi đứa trẻ đó còn quan trọng hơn tính mạng mình, đưa đứa trẻ cho anh, trừ phi cô ta không muốn sống nữa!"

Nói xong câu đó, Tôn Chí Quân đột nhiên biến sắc, đứng dậy đi thẳng ra ngoài. Luật sư định ngăn lại nhưng bị anh ta đẩy cho lảo đảo suýt ngã. Nhiếp Vũ Thịnh mất hai giây mới sực hiểu ra, cũng biến hẳn sắc mặt, vội vàng đi ra. Không ngờ vừa ra khỏi cửa thì bị Tôn Chí Quân kéo lại: "Đàm Tĩnh ở đâu?"

"Tôi

Tôn Chí Quân vung tay đấm một cú khiến Nhiếp Vũ Thịnh loạng choạng. Luật sư chạy lại đẩy anh ta ra, quát: "Dừng lại ngay!", vừa nói vừa rút điện thoại gọi cảnh sát. Tôn Chí Quân chẳng thèm quan tâm, chỉ nói: "Được thôi, cứ nhốt tao lại đi. Họ Nhiếp kia, tao muốn đánh mày lâu rồi, mày có giỏi cứ nhốt tao lại đi! Mẹ kiếp, bây giờ mày lại thò mặt ra tranh quyền giám hộ với Đàm Tĩnh à! Lúc Đàm Tĩnh sinh con bị băng huyết suýt nữa thì mất mạng, mày ở đâu hả? Cả đời cô ta không chịu cầu luỵ ai, huống hồ là van vỉ tao, vậy mà vì thằng bé bị bệnh tim bẩm sinh, Đàm Tĩnh đã khóc ngất năm lần bảy lượt, cầu xin tao cho vay tiền chữa bệnh. Đến mạng sống cô ta cũng không cần nữa, sinh xong chưa được một tháng đã muốn đi làm kiếm tiền, lúc đó mày ở đâu? Bao năm nay, cô ấy đoạn tuyệt qua lại với bạn bè người thân, vì không thể trả được số tiền đã vay, cảm thấy không còn mặt mũi nào gặp người ta nữa, lúc ấy mày ở đâu, hả, hả? Họ Nhiếp kia, hôm nay mày thò đầu ra đòi giành quyền giám hộ, giỏi lắm! Có giỏi thì nhốt tao lại đi, để xem Đàm Tĩnh có giao con ày không? Một triệu? Không phải mày vẫn cậy có nhiều tiền sao? Không phải mày ức hiếp Đàm Tĩnh không có tiền trị bệnh cho con sao? Nếu Đàm Tĩnh có tiền trị bệnh cho con, để xem cô ta có ngó ngàng đến mày nữa không? Mày muốn ép cô ấy đến chỗ chết đúng không? Cô ấy nợ mày à? Ép chết cô ấy mày vui lắm sao?"

Câu cuối cùng gần như anh ta đã gầm lên. Nhiếp Vũ Thịnh cảm thấy toàn thân không còn chút sức lực nào nữa, đầu ngón tay lạnh toát. Nghe người khác kể về những nỗi khổ Đàm Tĩnh phải trải qua là điều anh khó chịu đựng nhất. Kỳ thực anh không thể tưởng tượng được mấy năm vừa rồi, Đàm Tĩnh làm sao vượt qua nổi. Đến Tôn Chí Quân còn biết những nỗi vất vả của cô, vậy mà trong mắt cô, anh lại tồi tệ đến mức đó, cô thà chịu đựng mọi khổ nạn trên đời cũng không mở miệng cầu xin anh.

Thật ra, khi đã thật sự tuyệt vọng cô cũng từng lên tiếng, ví dụ như lần cô đòi anh năm vạn, nhưng anh chỉ đưa ba vạn, còn ném cả đống tiền vào mặt cô. Khi cô quỳ xuống nhặt từng tờ thì anh bỏ đi không thèm quay đầu lại. Trước sự bức ép của số mệnh, chắc trái tim cô đã tan nát từ lâu. Cuối cùng, ở khách sạn, khi cô đòi anh mười vạn tệ, trong đôi mắt cô đã trống rỗng đến nước mắt cũng không còn nữa.

Rốt cuộc Đàm Tĩnh đã hận anh đến mức nào, mới miễn cưỡng mỗi khi đòi tiền anh như thế? Thậm chí cô thà chấp nhận để con mạo hiểm làm phẫu thuật thử nghiệm, cũng không muốn cho anh biết sự thật.

Rốt cuộc cô hận đến mức nào mà không chấp nhận anh là cha đẻ của thằng bé. Anh không muốn nghĩ đến điều này, bởi cứ nghĩ đến nó, tim anh liền thắt lại. Nhưng từng lời của Tôn Chí Quân như từng viên đạn găm vào người, bắn nát lục phủ ngũ tạng anh. Một đấm này của Tôn Chí Quân đấm vào mặt anh, nhưng tim anh còn đau hơn, đau đến mức không nói nổi thành lời.

Nhiếp Vũ Thịnh kéo tay luật sư lại, tỏ ý đừng gọi cảnh sát. Anh không nói năng gì, chỉ trơ mắt nhìn Tôn Chí Quân bừng bừng lửa giận bỏ đi. Đàm Tĩnh đang ở đâu? Thật ra anh cũng không biết. Rốt cuộc anh đã làm gì sai? Tại sao Đàm Tĩnh lại đối xử với anh như vậy? Anh cũng không biết nữa. Anh chỉ biết Đàm Tĩnh hận mình, điều đó khiến anh hoàn toàn tuyệt vọng.

Trong một thời gian dài, anh cảm thấy mình hận Đàm Tĩnh, hận cô vô tình rời bỏ anh, hận cô lấy chồng sinh con như không có chuyện gì. Nhưng trong khoảnh khắc biết được chân tướng sự việc, người anh hận lại chính là bản thân mình. Hiện giờ Đàm Tĩnh đã trở thành một vết thương, chạm vào là đau, không chạm vào cũng đau. Tại sao cô ấy lại sinh con ra? Để hôm nay đòi anh một triệu sao?

Anh đã không còn ôm ấp bất cứ hy vọng nào với Đàm Tĩnh nữa. Trong một thời gian rất dài, anh luôn nghĩ nếu Đàm Tĩnh trở về, nói rằng cô đã gạt anh, cô chưa bao giờ muốn rời xa xanh, thì anh sẽ tin, rồi ôm lấy cô vào lòng, tiết lộ với cô rằng anh vẫn luôn chờ đợi giây phút này, cả đời này sẽ không để cô rời xa anh nữa. Nhưng giờ đây, khi Đàm Tĩnh thực sự quay về, dường như hai người họ đã không thể trở lại như xưa được nữa.

Lúc trẻ tuổi ngây ngô, tựa hồ cảm thấy mọi việc đều dễ như trở bàn tay. Người mình thích cũng thích mình, đôi lòng hoà hợp không có gì là thần kỳ cả. Anh thích Đàm Tĩnh, yêu Đàm Tĩnh, đó dường như chỉ là bản năng. Còn Đàm Tĩnh đối với anh thế nào? Sau khi làm tổn thương anh, cô liền rời bỏ, đến khi quay lại, cô vẫn là một câu hỏi lớn. Vào khoảnh khắc khi biết được đứa trẻ kia là con mình, tận đáy lòng anh từng loé lên một tia hy vọng cuối cùng. Nhưng đến giờ tia hy vọng đó cũng đã bị dập tắt hoàn toàn rồi.

Đàm Tĩnh đã nói, cô chưa bao giờ yêu anh.

Cho dù không muốn thừa nhận, thì đến hôm nay anh cũng không thể không đối diện với sự thực này.

Cô thật sự chưa bao giờ yêu anh.

Tuy Tôn Chí Quân giận dữ nhưng không hề mất lý trí. Nghĩ một lúc anh ta liền chạy đến phòng bệnh khoa Ngoại Tim mạch, y tá nhận ra anh ta chính là người đã gây chuyện hôm đó nên phớt lờ, chẳng hỏi han gì. Tôn Chí Quân quên mất số phòng của Bình Bình, đành phải đi tìm từng phòng một, cuối cùng cũng tìm được. Quả nhiên anh ta bắt gặp Đàm Tĩnh ở đó.

Trông thấy Đàm Tĩnh, Tôn Chí Quân thở phào nhẹ nhõm. Khi Nhiếp Vũ Thịnh nói Đàm Tĩnh muốn từ bỏ quyền giám hộ, Tôn Chí Quân thật sự sợ rằng Đàm Tĩnh sẽ nghĩ không thông. Cô coi trọng đứa nhỏ này còn hơn cả tính mạng mình, sao lại đành lòng giao cho người chứ?

Đàm Tĩnh đang ngồi bên cạnh giường lặng lẽ nhìn con trai thiêm thiếp ngủ. Khi Tôn Chí Quân lại gần cô mới ngẩng lên, cũng chẳng tỏ vẻ ngạc nhiên, chỉ bình thản nói: "Chúng ta ra ngoài nói chuyện."

Đàm Tĩnh biết tính Tôn Chí Quân, sợ có gì bất đồng là anh ta lại quát lên làm phiền những bệnh nhân khác, cũng may lần này không có chuyện đó. Tôn Chí Quân theo Đàm Tĩnh ra đến cầu thang thoát hiểm mới hỏi: "Bình Bình thế nào rồi?"

"Vẫn ổn." Đàm Tĩnh không muốn nói với anh ta về Tôn Bình, có lẽ do đã quen đề phòng anh ta, cô chỉ hỏi, "Họ không gây khó dễ cho anh chứ?"

"Khó dễ cái gì?" Tôn Chí Quân nói vẻ thờ ơ. "Tôi cho tay họ Nhiếp kia một đấm. Luật sư ngồi bên cạnh cũng chẳng dám ho he cái mẹ gì!" Khi nói câu này, anh ta chú ý dò xét thần sắc Đàm Tĩnh, quả nhiên cô hơi cau mày, nhưng cũng không nhắc đến Nhiếp Vũ Thịnh, chỉ nói: "Anh cứ như vậy sớm muộn cũng chịu thiệt thòi."

Tôn Chí Quân bất giác nhíu mày: "Cô cũng đừng vòng vo nữa. Tay họ Nhiếp đó biết hết rồi, cô định bao giờ ly hôn đây?"

"Tôi không muốn ly hôn." Cô ngừng một chút rồi nói, "Tôi định ra tòa giành quyền giám hộ với nhà họ Nhiếp. Luật sư nói nếu chúng ta ly hôn, sẽ rất bất lợi cho vụ kiện."

Tôn Chí Quân cười khẩy: "Đầu óc cô có vấn đề à? Hắn ta muốn con trai thì cô cứ giao con cho hắn là được rồi. Cô có tiền chữa cho nó không mà giữ?"

"Có tiền hay không là việc của tôi." Đàm Tĩnh đã quen với tính tình vui giận thất thường của Tôn Chí Quân, thấy anh ta móc mỉa cô cũng chẳng để tâm, chỉ nói: "Tôi đã nợ anh quá nhiều ân tình, mong anh giúp tôi một lần cuối này nữa thôi. Nếu anh muốn ly hôn thì để qua vụ kiện này, đợi tôi giành được con đã. Khi nào có tiền, tôi sẽ bồi thường cho anh ngay. Anh muốn bao nhiêu, tôi sẽ nghĩ cách."

Tôn Chí Quân vẫn cười khẩy, nói: "Đợi bao giờ cô có tiền hẵng nói."

Dứt lời anh ta quay người bỏ đi. Trước nay tính tình Tôn Chí Quân vẫn vậy, Đàm Tĩnh cũng không để bụng, huống hồ giờ tâm trí cô đã đặt ở nơi khác. Cô quay lại phòng bệnh, y tá đang đổi bình truyền cho Tôn Bình, thấy cô vào liền nói: "Giường số 39, y tá trưởng bảo tôi nói cho chị, bệnh viện đã nhận được tiền viện phí bổ sung của chị, tất cả là hai mươi vạn. Chi tiết về chi phí mấy hôm nay, nếu chị muốn in ra thì có thể xuống quầy thu phí, quẹt thẻ là có thể tự động in ra. Đúng rồi, y tá trưởng bảo tôi hỏi chị, chị có định cho con làm phẫu thuật không? Nếu có thì phải đăng ký xếp hàng, rồi tôi thông báo lại cho bác sĩ điều trị chính. Cònphương án phẫu thuật thì bác sĩ sẽ nói chuyện với chị sau." Liếc nhìn tấm bảng đầu giường, thấy tên bác sĩ điều trị, y tá lại lẩm bẩm, "Hôm nay bác sĩ Nhiếp không đi làm, mai vậy."

Đàm Tĩnh không nói gì, chỉ ngồi xuống, mệt mỏi nhìn con. Tôn Bình đã tỉnh lại, trông thấy cô thì rất vui, híp mắt cười với cô.

"Mẹ!"

Đàm Tĩnh khẽ nắm tay con, nói với con những cũng như tự nói với mình: "Ngoan... có tiền rồi, chúng ta sẽ sớm được phẫu thuật thôi... Mổ xong con sẽ khoẻ lại..."

"Mẹ... sao mẹ không vui?"

Đàm Tĩnh rưng rưng nước mắt: "Mẹ vui lắm chứ..."

"Mẹ, mẹ bảo chơi trò chơi với con mà? Con phải trốn, con còn chưa trốn sao mẹ đã đến rồi?"

"Chúng ta không chơi nữa, mẹ sẽ ở bên con, được không?"

"Được ạ! Con cũng không muốn chơi, nếu con trốn mà mẹ không tìm thấy sẽ lo lắng!"

Điện thoại cô chợt reo chuông. Bước vào phòng bệnh, di động đều phải đổi sang chế độ rung, thấy số của Nhiếp Vũ Thịnh, cô sợ ảnh hưởng đến mọi người trong phòng, bèn ra ngoài hành lang, nhưng rốt cuộc vẫn không có dũng khí nhận điện. Nhìn dãy số liên tục nhấp nháy trên màn hình, cuối cùng cô ấn nút từ chối.

Vừa quay người lại, cô liền trông thấy Nhiếp Vũ Thịnh, anh không mặc áo bác sĩ, thần sắc vô cùng tiều tuỵ, hệt như hồi sáng gặp cô vậy. Cô lại định rút lui, nhưng Nhiếp Vũ Thịnh đã chặn cô lại. Anh chỉ bảo:

"Nói chuyện với tôi một lát."

"Chúng ta không còn gì để nói nữa."

"Tôi vừa chuyển tiền viện phí."

"Y tá đã nói với tôi rồi."

"Tại sao?"

"Chẳng tại sao cả. Luật sư của tôi sẽ đến ngay, có chuyện gì anh trực tiếp nói với luật sư."

Đàm Tĩnh nói xong bèn đi thẳng, như sợ hãi, không muốn nấn ná lâu thêm một giây nào nữa. Nhiếp Vũ Thịnh giương mắt nhìn cô đi đến cửa phòng bệnh, chỉ vài bước chân mà như cách nhau nghìn sông vạn núi, ở giữa là trùng trùng nguy nan hiểm trở, anh không cách nào vượt qua nổi. Anh gọi: "Đàm Tĩnh..."

Cô đứng trước cửa nhưng không quay lại, chỉ đợi anh nói.

"Ca mổ này tôi không thể thực hiện, dù là cách truyền thống tôi cũng không cầm dao được. Từ hồi thực tập, các thầy đã nói, thầy thuốc không thể tự chữa, nhưng hồi đó tôi không đồng tình. Giờ mới biết, mình không cách nào thực hiện được ca mổ này..."

Đàm Tĩnh vẫn không quay lại, chỉ hỏi: "Anh muốn đổi bác sĩ điều trị chính?"

"Không phải... Tôi muốn mời chủ nhiệm của chúng tôi đứng mổ."

Cuối cùng Đàm Tĩnh quay lại nhìn anh, nói: "Nếu anh không ngại lời đồn đại thì tôi cũng không ngại đâu. Đây là bệnh viện anh làm việc mà."

"Tôi sẽ không vì sợ lời đồn mà để con... để bệnh nhân... mạo hiểm."

"Vậy cũng được." Đàm Tĩnh mở cửa phòng, nói, "Bác sĩ Nhiếp, phiền anh đăng ký phẫu thuật giúp."

Dứt lời, cô bước vào trong, đóng cửa lại. Nhiếp Vũ Thịnh đứng đó, câu nói cuối cùng của Đàm Tĩnh tựa như một viên thuốc đắng chát, nhưng anh vẫn phải nuốt xuống. Anh đến phòng trực ban, hỏi Tiểu Mẫn: "Chủ nhiệm về chưa?"

"Viện trưởng gọi ông ấy lên văn phòng rồi, bảo là có việc gì đó." Tiểu Mẫn dường như rất kinh ngạc, quan sát Nhiếp Vũ Thịnh từ đầu đến chân, "Sư huynh sao vậy? Mới một đêm không gặp, sao sắc mặt anh kém thế?"

"Ở nhà có chút chuyện." Nhiếp Vũ Thịnh nói nhỏ, "Hôm qua ngủ không được ngon."

Tiểu Mẫn tưởng anh lo lắng cho bệnh tình của bố nên an ủi mấy câu. Nhiếp Vũ Thịnh tinh thần hoảng hốt, nghe mà như không nghe, nhưng đồng nghiệp đã có lòng tốt, anh cũng đành gật gật đầu tỏ vẻ cảm kích. Ngồi trong văn phòng chưa lâu, chợt anh nghe thấy tiếng bước chân quen thuộc bên ngoài hành lang, rồi có tiếng y tá chào: "Chủ nhiệm Phương!"

Anh biết chủ nhiệm đã về, bèn đến văn phòng ông. Quả nhiên vừa thấy anh Chủ nhiệm Phương liền nói: "Viện trưởng nói với tôi rồi, coi như khoa Gan mật mượn cậu một tuần, cho cậu đi Hồng Kông cùng bố. À phải, bên Hồng Kông có một bác sĩ gan mật nổi tiếng là Mạnh Hứa Thời, tự mở phòng khám. Ông ấy là bạn học của tôi hồi du học bên Đức, rồi tôi sẽ nói chuyện với ông ấy, cậu đưa bố sang đó xem ông ấy có cách điều trị nào tốt hơn không." Ông liếc nhìn thần sắc của Nhiếp Vũ Thịnh, nói: "Sao mà sắc mặt lại thành ra thế này? Không phải tối qua bảo cậu về nhà nghỉ sao? Cậu nghỉ ngơi kiểu gì thế hả? Hôm nay cậu có ca đêm đúng không? Nhìn thế này sao trực ca đêm được?"

"Giường số 39 có tiền nộp rồi, muốn làm bình thường."

"Vậy cậu sắp xếp cho họ đi." Chủ nhiệm Phương liếc nhìn anh, "Cậu muốn mổ ca này trước khi đến Hồng Kông à? Cũng được, tôi sẽ nói với phòng phẫu thuật lập một kíp mổ."

"Chủ nhiệm, ca mổ này cháu không thể thực hiện được... cháu muốn... nhờ chú mổ chính."

Chủ nhiệm Phương sững ra một lúc, đoạn nói: "Chỉ là Tứ chứng Fallot thôi mà, cậu cũng mổ bao nhiêu lần rồi? Trẻ sơ sinh cậu còn mổ được, bệnh nhân lớn như vậy sao lại không thể chứ? Tay vẫn chưa khỏi à? Bỏ băng ra tôi xem! Sao cậu lại khiến tay bị thương thành thế này chứ?"

Nhiếp Vũ Thịnh không nói gì. Chủ nhiệm Phương khá hiểu anh, từ trước tới nay anh không bao giờ ấp a ấp úng, trừ phi thật sự gặp phải việc khó xử. Chủ nhiệm Phương quan sát anh hồi lâu rồi bảo: "Nói đi, rốt cuộc có chuyện gì? Cứ liên quan đến giường số 39 là cậu như bị mất trí vậy. Cậu nói xem từ khi bệnh nhân giường 39 nhập viện chúng ta, cậu đã xảy ra bao nhiêu chuyện rồi? Đầu tiên là gọi điện vào tận phòng phẫu thuật trong khi tôi đang thực hiện ca mổ đặc biệt, rồi rạch vào tay phải của mình, giờ thì hay rồi, chạy tới chỗ tôi bảo đến Tứ chứng Fallot cũng không mổ nổi. Không lẽ bệnh nhân giường 39 là con đẻ của cậu hay sao..." Câu cuối cùng, thật ra Chủ nhiệm Phương không nghĩ ngợi nhiều, đến khi buột miệng mới như sực hiểu ra điều gì, ông sững người nhìn Nhiếp Vũ Thịnh, chỉ thấy anh cúi đầu ủ rũ đứng đó, không biện bạch cũng không giải thích bất cứ điều gì. Chủ nhiệm Phương ngỡ ngàng, bèn gọi một câu thăm dò: "Nhiếp Vũ Thịnh?"

Anh ngẩng đầu nhìn vị trưởng bối trước nay vẫn luôn yêu quý mình, Chủ nhiệm Phương chỉ thấy vành mắt anh đỏ lên, bấy lâu nay anh theo ông học hỏi, ông chưa từng thấy cậu học trò cưng này như thế bao giờ. Ông lập tức hiểu ra tất cả, nhưng không biết phải nói sao, cuối cùng chỉ càu nhàu một câu: "Đúng là gặp ma giữa ban ngày!" rồi hỏi tiếp, "Cậu trước nay vẫn hiền lành an phận, sao lại gây ra chuyện thế này chứ?"

Thấy Nhiếp Vũ Thịnh không đáp, Chủ nhiệm Phương lại xót xa: "Cậu nói xem thế này gọi là gì hả? Thanh niên các cậu đúng là hồ đồ! Sao không nói sớm cho tôi biết, để tôi xếp cho phòng tốt một chút. Cậu nói xem, Tứ chứng Fallot bị kéo dài thành ra thế này rồi, rốt cuộc sao cậu... Mẹ nó không hiểu đã đành, lẽ nào cậu cũng không hiểu ư?"

Bấy giờ Nhiếp Vũ Thịnh mới lên tiếng: "Trước giờ cháu đâu có biết..."

"Cậu nói xem, sao chuyện của cậu cứ như trong phim vậy?" Chủ nhiệm Phương vừa tức vừa buồn cười, "Còn ngây ra đó làm gì, không phải vẫn còn trống hai phòng VIP đó sao? Mau chuyển phòng đi! Giờ một phòng nhồi nhét đến bốn năm người bnh, thằng bé còn phải nằm giường bổ sung, ăn uống ngủ nghỉ không tốt thì sao phẫu thuật được? Tôi mổ thay cậu ca này, Nhiếp Vũ Thịnh, đừng lo nữa, cậu không tin tay nghề của tôi sao?"

"Không phải ạ."

"Còn đứng đó làm gì? Mau đi đổi phòng! Lát nữa tôi đi xem bệnh án và báo cáo kiểm tra. Tôi sẽ gọi cho phòng phẫu thuật, dặn họ ngày mai sắp xếp cho chúng ta một ê kíp, phải làm nhanh nhất có thể. Ai nói chuyện với người nhà bệnh nhân đây? Tôi vậy, nói chuyện với cậu hay mẹ thằng bé? Cả hai người đều có mặt là tốt nhất."

Nhiếp Vũ Thịnh không ngờ Chủ nhiệm Phương lại giải quyết gọn lẹ đến vậy, anh vô cùng cảm kích nhưng không thể nói được lời nào khác ngoài câu cảm tạ: "Cảm ơn chú!"

"Cảm ơn gì!" Chủ nhiệm Phương trừng mắt, "Nhóc con, tôi còn tưởng cậu là ngoan ngoãn nhất cái khoa này, bình thường nhìn con gái không thèm ngước mắt lấy một cái, giờ thì hay rồi, thật mất mặt quá! Thể diện mấy chục năm nay của tôi bị cậu làm mất sạch rồi. Nhỡ bệnh viện mà biết chuyện này, cắt hết thưởng kế hoạch hóa gia đình của toàn khoa, chắc chắn y tá trưởng không để cậu yên đâu!"

Ra khỏi phòng chủ nhiệm, lòng Nhiếp Vũ Thịnh mới chỉ nhẹ nhõm hơn đôi chút. Anh biết tại sao Chủ nhiệm Phương lại muốn anh có mặt khi nói chuyện cùng người nhà bệnh nhân, vì anh có thể giải thích một số từ chuyên ngành cho Đàm Tĩnh. Nhưng anh cần bao nhiêu dũng khí, để có thể tham gia cuộc gặp đó đây? Không phải anh không tin tưởng tay nghề của Chủ nhiệm Phương, mà là anh sợ. Khi bố bị bệnh, anh thấy sợ, nhưng dù gì ông cũng đã là người trưởng thành, mà từ trước đến nay anh luôn dựa dẫm vào ông nhiều hơn. Tuy anh đã nghiên cứu kỹ phương án điều trị nhưng cuối cùng người quyết định vẫn là bố anh.

Giờ bảo quyết định phương án phẫu thuật cho con, anh thật sự sợ hãi, cảm thấy mình không sao làm được, chỉ nghĩ đến thôi cũng lạnh toát da đầu rồi. Những điều khoản trong giấy đồng ý phẫu thuật tựa như một đàn kiến lúc nhúc trong đầu anh vậy. Rủi ro trong khi mổ, rủi ro khi gây mê... bất cứ một chi tiết nào cũng có thể khiến thằng bé không thể tỉnh dậy nữa. Mỗi lần nói chuyện với người nhà bệnh nhân anh đều rất bình tĩnh, phân tích cho họ mọi điều lợi hại của ca mổ, giải thích cả những từ chuyên dùng khó hiểu, phẫu thuật chỉ là một trong nhiều cách điều trị. Khi bệnh nhân được chỉ định mổ, dù mạo hiểm một vài điều cũng vẫn phải tiến hành, đó mới là lựa chọn sáng suốt.

Nhưng khi thật sự đến lượt mình anh mới hiểu, chẳng có cái gì gọi là sáng suốt cả. Bất cứ ca phẫu thuật nào cũng có rủi ro, dù chuẩn bị chu đáo đến đâu cũng có thể xảy ra tình huống bất ngờ trên bàn mổ. Càng hiểu điều đó anh lại càng thấy sợ h

Bác sĩ không thể tự chữa bệnh, anh cảm thấy hôm nay ngay cả lời căn dặn của bác sĩ mình còn không thể viết nổi chứ đừng nói đến cuộc nói chuyện trước phẫu thuật ngày mai. Từ trước tới nay anh luôn thấy mình rất bình tĩnh, đặc biệt là khi đối mặt với bệnh nhân. Sự bình tĩnh đó không chỉ là yêu cầu nghề nghiệp mà nó còn giúp anh hoàn thành những thách thức khó hơn. Ca mổ người khác không dám làm, anh dám, ca cấp cứu người khác đã từ bỏ, anh vẫn tiếp tục kiên trì. Điều này đã giúp anh cứu được vô số bệnh nhân đang cận kề cái chết khỏi bàn tay tử thần.

Nhưng hôm nay anh mới hiểu thế nào là quan tâm quá sẽ rối loạn.

Buổi tối, Thư Cầm đến thăm ông Nhiếp Đông Viễn, Nhiếp Vũ Thịnh đưa cô về nhà. Sau một ngày một đêm tinh thần hoảng hốt, đến tối Nhiếp Vũ Thịnh cũng bình tĩnh hơn một chút. Chỉ là anh thấy mình không thể trực đêm được, đành xin chủ nhiệm cho nghỉ. Chủ nhiệm Phương rất thoải mái đồng ý ngay.

Tuy rất bất mãn vì Đàm Tĩnh đột nhiên tuyên bố mọi chuyện cứ đàm phán với luật sư, nhưng việc đến nước này ông Nhiếp Đông Viễn cũng đành phải nhẫn nhịn. Dù gì ông cũng là mãnh tướng lăn lộn nhiều, đã quen ứng phó với mọi bất ngờ. Ông cũng không gây áp lực cho Nhiếp Vũ Thịnh, lúc Thư Cầm đến thăm ông còn đùa với cô: "Bánh chẻo cháu gói hôm trước ngon quá, lần sau làm ít vằn thắn nhé. Thật ra bác cứ thèm mãi món há cảo quê mình, có điều ở đây lại không có mà ăn."

Thư Cầm là người miền Bắc, không rành làm món miền Nam lắm, đặc biệt là các món ở quê ông, cô cười: "Cháu không biết làm há cảo, còn vằn thắn cháu sẽ thử xem."

Ông Nhiếp Đông Viễn nói: "Bảo Tiểu Nhiếp tiễn cháu về đi. Vừa hay có tài xế ở đây, bảo tài xế đưa các con về."

Ông không yên tâm để con lái xe nên ban chiều đã gọi tài xế đến bệnh viện, đến giờ vẫn chưa cho về. Thư Cầm không cảm thấy có gì khác lạ, vì tay Nhiếp Vũ Thịnh bị thương, vẫn còn băng bó. Khi lên xe, Nhiếp Vũ Thịnh mới nói nhỏ: "Cảm ơn em."

"Ồ?" Thư Cầm nghĩ ngợi một thoáng mới hiểu anh cảm ơn cái gì. Có tài xế ở đây cô cũng không tiện nói, chỉ cười pha trò: "Anh nhớ trả em là được rồi."

Chiều nay cô đã chuyển khoản cho Nhiếp Vũ Thịnh mười hai vạn tệ, cộng thêm số tiền anh có, tất cả hai mươi vạn, nộp hết cho bệnh viện. Thư Cầm vẫn chưa biết anh vay tiền làm gì, cô chỉ cảm thấy anh có tâm sự, đặc biệt là hôm nay, dường như tâm sự chất chồng.

Tài xế đưa họ đến khu chung cư của Thư Cầm, Nhiếp Vũ Thịnh chợt lên tiếng: "Chúng ta xuống uống cốc cà phê đ" Nói rồi anh bảo tài xế về trước.

Thư Cầm nhận ra anh có điều muốn nói với mình: "Được, gần đây có quán cà phê cũng ngon lắm, chúng ta đi bộ đến đó."

Khu Thư Cầm ở khá đẹp, chỉ là nhà hơi nhỏ. Khi mua căn nhà này, Thư Cầm không có nhiều tiền nên chỉ mua căn nhỏ, đến khi dư giả lại lười không muốn đổi. Sống một mình mà nhà rộng quá thì sẽ rất cô đơn. Thư Cầm thường đến nhà Nhiếp Vũ Thịnh, nhưng anh lại ít qua nhà cô. Hai người đi dọc theo con đường hai bên trồng đầy cây hoè, không lâ
ĐẾN TRANG
Thông Tin
Lượt Xem : 11010
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN