--> Thời Đại Kết Hôn Mới - game1s.com
Old school Swatch Watches

Thời Đại Kết Hôn Mới

uan, chẳng dám làm thêm, công việc cũng gác sang một bên. Tôi vội vàng đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Rác cũng đã đổ, quần áo cũng đã giặt sạch, nhà cũng đã lau đến ba lần. Để làm gì? Vì muốn lấy lòng cô, vì muốn cô về nhà thấy vui vẻ, đừng giận dỗi, đừng sinh sự nữa. Đối với ông chủ tôi cũng không phải nịnh nọt thế đâu.”

“Anh nói hay lắm, nói đúng lắm! Câu nào cũng đúng! Cứ như vậy đi, hèn nào hôm nay anh đối xử với tôi như vậy. Tôi nói cho anh nghe, từ giờ trở đi hễ ngày nào anh đối xử với tôi như vậy là tôi lại phải cảnh giác cao rồi, vì anh thế nào cũng có chuyện gì đó. Chẳng nói đi xa, tết năm ngoái đấy, năm đó anh tan làm về mua tặng tôi một bó hoa loa kèn, tôi đương nhiên nghĩ thầm anh hẳn có chuyện gì đó? Quả nhiên không ngoài dự đoán, hai tiếng sau, anh nói rằng mẹ anh nhớ tôi, muốn tôi về quê ăn tết.”

“Cô còn có mặt mũi nói câu này à? Nói tới mới thấy bực! Mẹ tôi yêu cầu cô về quê ăn tết là quá đáng lắm sao? Chúng ta lấy nhau đã được sáu năm, sáu năm là sáu cái tết cô mới chỉ về có một lần. Tôi là đàn ông mà còn ăn tết ở nhà cô hai lần! Cô là đàn bà mà…”

“Điều nào trong luật quy đ

định phụ nữ phải về nhà chồng ăn tết?”

“Cái này không cần luật pháp quy định, đây là chuyện đáng nhẽ phải thế.”

“Bố mẹ đòi tiền con cái cũng là chuyện đáng nhẽ phải thế hả?”

“Không chỉ là đáng nhẽ phải thế, mà luật pháp cũng đã quy định, con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ.”

“Thế nào là phụng dưỡng cha mẹ? Học theo Quách Cự (1) chôn con, róc xương chữa bệnh cho mẹ, hay là nằm trong băng chờ bắt cá chép (2)?”

Tây nói ra một tràng ví dụ khiến Quốc chẳng kịp phản ứng lại. Không biết từ lúc nào trong khi mải cãi nhau, Quốc đã nhét đầy đồ vào ba lô. Thật ra, nhét đồ vào ba lô chỉ là động tác giả, còn bản thân Quốc cũng chẳng muốn đi, vì Quốc vẫn ý thức được rằng Tây mới làm phẫu thuật và hiện giờ vẫn rất cần người chăm sóc. Nhưng Tây cứ nói liên tục những lời mỉa mai khiến người khác tức giận, chẳng cho Quốc có một cái cớ để ở lại. Bây giờ ba lô đã nhét chật cứng đồ, làm thế nào được nữa? Chỉ còn cách vác lên vai và ra khỏi nhà, không còn lý do gì níu Quốc ở lại thêm nữa.

Sau tiếng đóng cửa “sầm”, Tây bắt đầu khóc trong tủi thân và lo lắng. Tủi thân bởi bác sỹ đã dặn phải tĩnh dưỡng ba ngày, thế mà chưa được nghỉ ngơi đã phải chạy ra ngoài lo việc cho gia đình Quốc. Ngoài trời lạnh thấu xương, Tây phải đến tận Thuận Nghĩa, mới phẫu thuật được hai ngày đã phải chạy đôn chạy đáo, bên dưới máu cứ từ từ chảy. Về nhà Tây lập tức lao vào nhà vệ sinh, và phát hiện máu không những chảy ướt sũng băng vệ sinh mà còn tràn ra cả đũng quần, may sao hôm nay Tây mặc quần màu đen. Không ngờ, về nhà đã chẳng được nghỉ ngơi, Quốc lại còn nổi nóng! Còn bỏ nhà di! Đó cũng là điều Tây lo lắng, trời lạnh thế, ở Bắc Kinh Quốc chẳng có người thân nào, Quốc biết đi đâu đây!

(1) Quách Cự: sinh vào đời nhà Hán, cửa nhà sa-sút, thờ mẹ rất hiếu. Hai vợ chồng mới sinh được một đứa con lên ba tuổi, ông thường thấy bữa ăn mẹ ông không dám ăn no, cứ bớt lại để phần cho con mình ăn, vợ chồng bàn nhau rằng: vợ chồng mình đương thì sinh đẻ, mẹ già chỉ có một lần, đã chẳng phụng dưỡng mẹ được sung túc, lại để con mình xẻ ngọt chia bùi của mẹ, thì không phải đạo. Bèn bàn nhau đào hố chôn đứa con đi; vợ cũng nghe lời ông. Khi đào hố mới được đâu độ ba thước, thì thấy có một hũ vàng, trên có chữ đề là: “hiếu-tử Quách Cự, hoàng kim nhất hũ, dụng dĩ tứ nhữ” Nghĩa là: “người con hiếu Quách Cự, một hũ vàng đây để cho ngươi”. Hai vợ chồng lại đem con về.

(2) Tích cổ liên quan đến Vương Tường được lưu tên trong sử sách Trung Hoa như là một trong nhị thập tứ hiếu. Mẹ ông mất sớm, ông ở cùng cha đẻ và mẹ kế họ Chu. Mẹ kế ghét ông, thường dèm pha ông làm cha ông cũng ghét luôn cả ông. Tuy nhiên, ông là người tính tình khoan hòa nên vẫn một lòng hiếu thảo với cha mẹ. Mùa đông, nước đóng băng, mẹ kế muốn ăn cá chép tươi nên đông đã cởi trần nằm trên băng để tìm bắt bằng được hai con cá chép mang về. Thấy ông hiếu thảo như vậy nên cả cha đẻ và mẹ kế đều cảm động mà đổi sang yêu quý ông.

Chương 5

Trần Lãm “lại giở thói đỏng đảnh”! Đó là trích lời của trưởng phòng phát hành.

Lúc ấy, Giản Giai đang luyện tập làm MC, một mình đứng trong phòng trống, miệng khẽ mỉm cười, nói: “Kính thưa các vị khách quý, thưa các bạn đồng nghiệp,…” Mai là ngày họp báo ra mắt cuốn sách mới của nhà văn Trần, Tiểu Tây phải ở nhà dưỡng thai cho nên vai trò MC được trao cho Giản Giai. Tất nhiên, Giai rất vui, nhưng cũng thấy tội nghiệp cho Tây vì cuốn sách này do Tây mang về được, bao nhiêu khó khăn ban đầu cũng do Tây giải quyết, thế mà đến phút cuối, lúc được lộ diện thì lại không đi được, mà buổi họp báo ngày mai có đến mười mấy cơ quan báo đài đến đưa tin nữa chứ. Sau buổi họp báo, tác giả sẽ đích thân ký tặng bạn đọc, vì thế mấy hôm nay, phòng phát hành, ban biên tập ai nấy đều bận rộn cả. Giản Giai điều chỉnh lại giọng nói mình, luyện tập đến N lần lời mở đầu. Đúng lúc ấy, cánh cửa phòng làm việc bỗng mở toang, trưởng phòng phát hành mướt mải mồ hôi chạy tới nói: “Giai à, nữ văn sỹ họ Trần của chúng ta lại giở thói đỏng đảnh rồi. Đã lên kế hoạch từ trước là mai họp báo xong sẽ ký tặng bạn đọc, nhưng cô ta vừa gọi điện tới bảo, nếu số lượng người đến ít, cô ta sẽ nhất quyết không ký đâu.

“Cái này mình có thể thông cảm mà anh, một nhà văn không giống một ngôi sao, một nhà văn hạng nhất cũng không có sức thu hút như một ngôi sao hạng ba đâu. Một nhà văn ký tên trên bản thảo thì phải hoặc là rất được yêu thích, hoặc là có da mặt dày một chút. Nếu lúc đó không có ai tới, một mình ngồi đó cho người ta cười nhạo à?”

“Thế em ngồi cùng cô ta.”

Giai mỉm cười: “Người ta đâu có cần người ngồi cùng.”

Trưởng phòng phát hành cũng cười nói: “Giai à, anh đến để thương lượng với em, liệu em có thể huy động vài người tới đó không? Anh đã nói với cấp trên hết rồi, cũng ra lệnh rồi, mỗi người phải rủ ít nhất năm người cùng tới!”

“Nhưng nếu đi thì cũng phải mua sách nữa! Mỗi cuốn 28 đồng đấy.”

“Cái này anh cũng lo đâu vào đấy rồi. Ai muốn mua thì mua, ai không muốn mua thì cứ để họ mua trước, sau đó bán lại cho phòng phát hành. Ký bán trong một giờ, nếu trong một giờ đó mà ký và bán được 150 cuốn coi như là thành công. Em thấy thế nào? Mà em cũng nói qua với Tiểu Tây nhé, xem cô ấy…”

“Tiểu Tây ốm rồi.”

“Ốm thì gọi điện, có sao đâu… Tóm lại, cố gắng huy động mọi người để số lượng bán tăng lên trên bảng xếp hạng nhé.”

Giai gọi điện kể tình hình cho Tây, Tây nghĩ ngay đến Hàng vì Hàng có rất nhiều bạn. Nhưng Hàng từ chối luôn, Hàng nói dù có đi cũng chỉ đi một mình vì cậu là em trai của Tây nên mới phải đi, còn bạn của Hàng thì không có nghĩa vụ ấy. Cuối tuần không dưng lại bắt chúng nó đi tham gia cái mưu kế mua sách, Hàng không nhờ được kiểu đó. Nhưng nếu Hàng không nhờ bạn, Tây thực chẳng biết phải nhờ ai. Bạn của Tây giờ đều đã có chút địa vị, cho dù họ có đồng ý tới, nếu sau lỡ truyền đến tai người khác, lại bị phê bình thì chết. Hơn nữa lại bị châm biếm cũng tệ. Vì thế Tây đang đau đầu ở nhà. Tây rất hi vọng cuốn sách này bán tốt, cũng không hẳn vì tiền mà vì cuốn sách này là tâm huyết của Tây, Tây đã săn đuổi nó từ ban đầu. Cuối cùng, Tây quyết định sẽ đến. Đến một lúc khi ký tên, Tây cùng Hàng đi bằng ô tô, thêm người thêm tốt. Đưa ra quyết định này, trong lòng Tây thấy vô cùng phấn khích, lúc ấy, Tây mới phát hiện ra rằng tận trong sâu thẳm lòng mình Tây thực sự rất muốn tới đó, muốn được tận mắt chứng kiến cuốn sách với bao công sức bỏ ra sẽ được ra mắt như thế nào, Tây đã từng bước chứng kiến cuốn sách đó hình thành như thể đứa con tinh thần của mình, giờ đây, dù nó xấu hay tốt, Tây vẫn muốn nhìn thấy nó “chào đời”.

Hai giờ hơn, Tây đã tới buổi họp báo, Tây phải bắt xe đi vì phút cuối Hàng lại báo không đi được, ở cơ quan có việc gấp. Hàng là giám đốc bộ phận của một công ty xây dựng, công việc hết sức nặng nề. Thực ra thử nghĩ cho Hàng xem, hai sáu hai bảy tuổi, đang tuổi phấn đấu cho sự nghiệp, tự dưng bắt cậu ta bỏ cả công việc tới tham gia cái “mưu xuất bản” của mấy bà chị, thực sự có phần hơi quá đáng. Buổi ký bán sách bắt đầu lúc ba giờ. Tây sợ Giai biết mình đến tâm lý sẽ nặng nề nên Tây tìm một nơi kín đáo và đứng khép mình ở đó. Bàn ký sách đã được bày biện xong, trên bàn trải tấm khăn màu đỏ, cũng đã có người biết tin đến cầm theo cuốn “Ba năm tôi được trai bao” đứng chờ được ký tên. Có thể thấy khắp nơi nhân viên của nhà xuất bản và những người được mời đến đang cười nói vui vẻ, đây chắc hẳn là những người đến tham gia vào “kế hoạch” này. Xong cho dù vậy, người đến tham gia vẫn rất vắng lặng. Có lẽ vì còn sớm, một lát nữa tình hình sẽ khá hơn chăng?…

“Cố Tiểu Tây!”

Quay đầu lại, Tây trông thấy trưởng phòng phát hành và nhà văn Trần, người lên tiếng gọi Tây là trưởng phòng. Trưởng phòng nhìn thấy Tây như nhìn thấy cứu tinh, tay dắt người thân, miệng vẫn nhanh nhảu nói: “Tây à, em nói chuyện với cô Trần nhé! Cô ấy sợ ít người đến, với tình hình thị trường sách hiện nay thì từng này người đến là đông rồi, đúng không em?”

Trần Lãm chỉ cười nhạt, dường như không hề bị lay động bởi mấy câu nói của trưởng phòng phát hành, vẫn thản nhiên nói: “Chị đợi đến ba giờ! Nếu đến ba giờ mà vẫn như thế này, chị sẽ về luôn.”

“Chị Lãm à!.. Nếu chị đi rồi, những độc giả đã tới đây biết làm sao! Chúng em phải chịu trách nhiệm với họ mà!”

“Ký mua sách là vì cái gì? Chính là cách để thúc đẩy thị trường qua giới truyền thông, nếu chỉ có tí người như thế này đã ký, em làm phát hành mà không hiểu sao? Lúc đó, lợi bất cập hại, thậm chí là chỉ có hại mà thôi, vì như thế em sẽ cho giới truyền thông thấy cái kém cỏi của mình. Lần trước nhà xuất bản Đông Nam cũng tổ chức bán và ký cuốn sách “Thâm quy bảo bối”, người đến tham dự cũng rất ít, một bài báo vì thế viết với tiêu đề rất lớn rằng: “Thâm quy bảo bối” ký bán gặp phải sự thờ ơ”. Trần Lãm dùng hai bàn tay khép thành vòng tròn to và tiếp lời: “Nếu thực sự như thế này, chúng ta đừng bán sách nữa!… đối với những độc giả đã tới, phiền em giải thích với họ rằng…”, ngừng lại giây lát, Trần Lãm ngậm ngùi “tác giả ốm rồi, đột nhiên bị ốm”.

Trưởng phòng phát hành không nói gì bởi thực tế trong lòng anh cũng hiểu rõ điều này. Tây đương nhiên cũng hiểu chứ và vì thế cũng chẳng nói được lời nào. Trong giây lát ấy, cả ba chẳng nói câu nào, chỉ đứng đó trầm ngâm. Tây đứng đó chăm chú nhìn độc giả đi qua mà chỉ tiếc chẳng thể dùng ánh mắt mình giữ chân họ, kéo họ vào… Từng giây, từng phút cứ đi qua, sự vắng lạnh của buổi họp báo vẫn không chuyển biến, thậm chín những người đã đến thấy vậy cũng bắt đầu có ý định ra về, âu cũng là tâm lý đám đông. Sắp tới ba giờ, nhà văn Trần đang định ra về, thì trưởng phòng phát hành cuống lên gọi và chạy tới bàn ký sách tìm Giản Giai nhờ Giai lo “hậu sự”. Trong lòng Tây thấy buồn vô cùng, Tây cũng quay mặt đi chuẩn bị về, coi như đứa con tinh thần của mình lớn lên xấu quá bị người ta thờ ơ. Cũng chính lúc ấy, từ nơi không xa truyền đến những tiếng người nườm nượp khác lạ, Tây hướng nhìn ra phía ấy: chỗ thang máy dây truyền tập trung đến bốn năm chục người, trên tay ai cũng cầm theo cuốn “Ba năm tôi được trai bao”, nhộn nhịp tiến lại phía này thật nhanh. Thoắt cái trước bàn ký sách xếp thành hàng dài đông như kiến. Hai mắt Trần Lãm bỗng sáng rực lên. Còn trưởng phòng phát hành cũng đứng khựng lại. Những độc giả đến từ trước cũng không dừng lại mà còn đi nhanh hơn tới mua sách ở bàn ký bán sách, mua được lại vội vàng xếp hàng chờ được ký tên, chỉ sợ chậm, đây vẫn là cái “tâm lý đám đông”. Cứ thế tạo nên không khí tấp nập, người đến càng lúc càng đông. Bảo vệ cũng phải đến để giữ trật tự, miệng thì không ngừng hô hào “xếp hàng nào, xếp hàng nào”, càng làm cho không khí náo nhiệt hơn. Sự nhiệt tình cũng vì thế mà nhân lên!

Trước mắt Trần Lãm là cả một đám đông hâm mộ khiến chị cảm động vô cùng, hai mắt ngân ngấn, miệng liên tục cảm ơn trưởng phòng phát hành và Tiểu Tây: đến đông quá…! “Hiện nay vẫn còn nhiều người yêu mến sách thế này… chúng tôi chưa tiếp đãi được chu đáo, thật có lỗi…” Trưởng phòng phát hành vui tả khôn xiết, mặt mày rạng rỡ, gật đầu lia lịa. Đương nhiên anh ta cũng hiểu đám đông từ trên trời rơi xuống nay không phải là những độc giả nhàn rỗi tới đây, càng không phải một nhóm người có tổ chức, có kế hoạch hay mục đích gì đó mà tới, mà chẳng qua là kết quả cái sáng kiến của anh ta mà thôi. Khi trở về, việc đầu tiên anh ta làm là tìm hiểu xem ai đã làm vậy, nếu người này thuộc phòng phát hành thì sẽ phải thưởng to: còn nếu không phải người thuộc phòng phát hành, thì phải kéo về đây làm bằng được, kéo về làm dưới quyền anh ta.

Tiểu Tây cũng thấy yên lòng, đương nhiên không tránh khỏi còn chút băn khoăn: đột nhiên cả đám bốn năm chục người tới, những đồng nghiệp trong nhà xuất bản, chẳng biết ai có cái sức thu hút và quyến rũ đến vậy?

Trần Lãm không nỡ để bạn đọc đợi lâu nên quyết định ký tên trước giờ quy định, ai đến thì ký nhưng trưởng phòng phát hành kiên quyết không theo, đúng ba giờ là ba giờ, sớm một giây cũng không được. Ai đến trước ký trước, nếu làm vậy thì giống như lỗ thủng từ trái bóng từ từ thoát hơi, không có được hiệu quả như tiếng nổ “bang”, mà không có hiệu quả thì anh ta mời đám báo chí tới đây để làm gì? Anh ta vất vả mời nhà văn Trần tới đây đâu phải để làm người bán hàng chứ.

Còn ba phút nữa là tới ba giờ, toàn bộ quang cảnh bán ký sách vẫn còn một sự kiện quan trọng nữa, một người đàn ông tới trước bàn ký sách, đề nghị mua 300 cuốn, đề nghị này khiến cho toàn bộ nhân viên phát hành nhất thời không tin vào tai mình nữa.

Người đàn ông này là Lưu Khải Đoạn. Lưu Khải Đoạn khi nào rỗi cũng hay đi xem sách, nhưng anh ta chỉ thích sách lịch sử, sách kinh tế còn sách văn học không thuộc gu đọc của anh ta. Anh ta vào đây là bởi đám đông náo loạn khơi dậy sự tò mò, sau đó lại nhìn thấy Giản Giai đứng trước bục ký sách; thêm đó khi cầm cuốn “Ba năm tôi được trai bao” trên tay, anh ta thấy tên biên tập viên chịu trách nhiệm nên mới làm vậy. Kể từ khi trả lại nhà cửa, xe cộ cho anh ta, Giai chẳng còn quan hệ nào với anh ta nữa. Ban đầu Khải Đoạn cũng cho rằng Giai chỉ vì giận dữ nên tạo cho anh ta chút áp lực, vì thế vẫn ung dung chờ đợi, đợi một ngày nào đó Giai lại ngoan ngoãn quay trở về vòng tay của mình. Nhưng thời gian trôi đi, tình hình không phải vậy, Giai vẫn im hơi lặng tiếng. Anh biết bao lần gọi điện nhắn tin cho Giai nhưng chẳng nhận lại được hồi âm. Nếu dùng số khác gọi, chỉ cần nhấc máy nghe thấy giọng anh Giai liền dập luôn, thể hiện rõ thái độ quyết chia tay không quay lại. Những ngày không có Giản Giai đối với anh thật vô nghĩa! Lúc nãy, Khải Đoạn nhẩm tính trong đầu một phút, sau lật đi lật lại cuốn sách thật kỹ lưỡng rồi quyết định mua 300 cuốn sách.

Nhà xuất bản đã chuẩn bị 500 cuốn sách cho buổi họp báo này, so với con số 250 cuốn theo dự định ban đầu đã gấp đôi. Nhưng xem ra với tình hình này thì 500 cuốn là không đủ, không thể đủ. Trưởng phòng phát hành phải gọi về nhà xuất bản trong những tiếng ồn ào ấy, mồ hôi nhễ nhại hét lên trong điện thoại: “Điều sách tới đây mau! Khẩn trương!… Tình hình quá tốt chứ không phải tốt nữa!” Những độc giả chưa hiểu chuyện gì cũng chạy tới hào cùng đám náo nhiệt này, chỉ sợ không chen vào đám đông để mua được sách. Toàn bộ nhân viên nhà xuất bản đều được huy động đến, chạy tới chạy lui, toát cả mồ hôi nhưng vẫn rất vui vẻ. Ba giờ đã tới! Nhà văn Trần cùng trưởng phòng phát hành xuất hiện trong đám đông vòng trong đứng đợi. Trưởng phòng cũng mời Tiểu Tây đứng vào vòng tròn người ấy nhưng Tây từ chối, Tây sợ nếu xuất hiện, Giai sẽ nhường mình làm MC; mà Tây biết rõ Giai cũng rất kỳ vọng và nhiệt tình làm MC cho cuộc họp báo này.

Sau những phút khai mạc theo nghi thức, nhà văn Trần tới ngồi sau bàn ký tên, bắt đầu ký, từng cuốn, từng cuốn một, đầu không kịp ngẩng lên, cũng chẳng kịp mỉm cười cảm ơn những độc giả hâm mộ nhiệt tình. Phóng viên cũng tranh nhau tác nghiệp, chụp ảnh, ghi chép, phỏng vấn nhân viên nhà xuất bản, phỏng vấn độc giả, đẩy cao trào ngày càng lên. Giai ngồi bên cạnh nhà văn Trần, miệng cười rạng rỡ, liên tay giúp mở sách, không quên nói với nhà văn: Chị Lãm à, mỏi tay không?

“Nhà văn Trần à, xin ký cho ông này trước được không, ông ấy mua một lúc 300 cuốn đấy!” Trưởng phòng phát hành lên tiếng.

Giai ngước mắt lên nhìn người đàn ông đó là ai, bỗng lặng người. Khải Đoạn với nụ cười khiến người khác khó quên, khẽ gật đầu chào, chẳng nói lời nào. Cùng lúc ấy, một phóng viên nhận ra người đàn ông này và thốt lên “Lưu Khải Đoạn” sau đó lập tức lao tới. Những phóng viên khác nghe vậy cũng ùn ùn lao tới, micro thi nhau chĩa về phía anh ta, ánh chớp máy ảnh liên tục loé sáng, phóng viên tranh nhau đặt câu hỏi: “Thưa ông, xin cho hỏi, ông cũng thích tác phẩm của nhà văn Trần Lãm à?”, “Thưa ông, là một doanh nhân thành đạt, xin cho biết bí quyết thành công của ông?”, “Xin ông cho biết vì sao ông mua một lúc 300 cuốn”… Khải Đoạn chỉ mỉm cười với nhà văn Lãm, đợi một lát cho bớt náo nhiệt rồi khẽ ho mấy tiếng ra hiệu là đang muốn nói vài câu. Tình thế ấy khiến không khí cũng lắng xuống. Khải Đoạn bắt đầu nói:

“Trước giờ tôi luôn thích những gì phụ nữ viết, cô Lãm đây cũng không ngoại lệ. Những tác phẩm của phụ nữ luôn mang tính dí dỏm hiếm có của phụ nữ. Tôi thích sự dí dỏm. Lúc nãy tôi có xem qua cuốn sách, và nhận thấy tên sách cùng nội dung không tương thích.” Nói tới đây, Khải Đoạn thấy Trần Lãm mỉm cười gật đầu ra điều đồng ý, tìm được người tri kỷ hiểu mình như vậy, Lãm quay sang trưởng phòng phát hành, còn trưởng phòng rướn thẳng cổ mà chẳng nhìn ai, tất cả đều được đám phóng viên ghi chép hoặc ghi âm lại. Khải Đoạn tiếp tục: “Cuốn sách này thực chất viết về một cô gái khát khao tự do yêu đương với một tình yêu mãnh liệt, độc lập, tất nhiên cô gái ấy cũng phải trải qua không ít chông gai, nhưng cuối cùng, với nghị lực và lòng chân thành của bản thân cô đã được cả Bắc Kinh thừa nhận và giành được tình yêu của mình…” Trần Lãm cảm động đến bật khóc bởi có người hiểu mình đến thế, chị khẽ tháo kính ra lau nước mắt, và tất nhiên phóng viên chộp ngay được giây phút quý giá ấy. Khải Đoạn vẫn tiếp tục nói: “Trong công ty chúng tôi có rất nhiều nam thanh nữ tú như vậy, họ cùng có chung một ước mơ khi đến với Bắc Kinh. Tôi muốn mang cuốn sách này tặng cho họ. Lý do là vậy.” “Bốp, bốp” tiếng vỗ tay vang lên râm ran kéo thêm vô số người tò mò vào xem…

Đứng trong một góc khuất nghe vậy, Tiểu Tây cũng cảm thấy rất cảm động: Nói hay lắm! Diễn rất giỏi! Cái khác chẳng nói làm gì, nhưng ngay tại đây, chỉ lật cuốn sách vài lần mà nói được toàn bộ nội dung cuốn sách rồi liên kết với thực tiễn, hơn thế, lại còn liên hệ hết sức hợp lý, quả là bản lĩnh! Có thể thấy, khi con người ta đã đạt tới một địa vị nhất định thì cho dù có làm gì đi nữa đều rất thuận lợi. Thế nên cũng chẳng trách Giản Giai đã yêu anh ta tới sáu năm. Anh ta không chỉ có tiền, anh ta còn có sức hấp dẫn mà không phải người đàn ông nào cũng có. Tây bỗng quay sang nhìn Giản Giai với ánh mắt buồn rầu chen lẫn tiếc thương, cuộc sống của Giai sao mà tự do đến thế, cái gì thích hay không thích đều nằm trong lòng bàn tay Giai. Đã thế, dù Giai không thích đi nữa, người ta vẫn cố chạy theo để phục vụ cho Giai. Chẳng như Tây, nhờ cha nhờ mẹ, cuối cùng đến đứa em trai cũng không giúp chị một tay, thế mà gọi là tình cảm hơn vật chất. Giản Giai chắc là cảm động lắm đây. Đến Tây còn cảm động đến thế nữa là! Tây rất muốn nhìn xem nét mặt Giai thế nào lúc này nhưng không thấy được vì phía trước mặt Giai và Trần Lãm là cả đám đông phóng viên và độc giả đang tụ tập chật kín.

Tây đang định đi về, bởi nơi đây hình như không cần đến Tây nữa. Ban đầu định nhờ độc giả để gây tiếng vang, nhưng nay thì không cần nữa rồi vì hiệu quả còn lớn hơn, nhân viên bảo vệ cũng vất vả giữ gìn trật tự hàng lối. Nhìn lại không khí sôi động của buổi ký bán sách một lân nữa, Tây quay gót ra về mà trong lòng vừa trĩu nặng vừa nhẹ nhõm khó tả.

Hôm đó, đúng là ngày hội của phòng phát hành. Trưởng phòng phát hành lật giở tờ báo sáng trên tay, giở tới đúng trang tin liên quan thì cười phá lên. Tin tức về buổi ký bán sách của nhà văn Trần quả thực rất nhiều, trong một buổi chiều chỉ có thể đọc được tiêu đề không thể đọc xuể nội dung bên trong, nào là: Một doanh nhân thành đạt đã mua cuốn “Ba năm tôi được trai bao” một cách thần bí…”Ba năm tôi được trai bao” cháy hàng…Lưu Khải Đoạn thầm yêu Trần Lãm trong nhiều năm…Một cuốn tự truyện thành công…Hai lần được lợi…Thời đại của “bao”… Đọc đến đoạn Trần Lãm được thầm yêu mọi người lại cười phá lên. Chỉ có một người không thể cười, đó là Giản Giai. Giai tới phòng phát hành để bàn chuyện với nhân viên PR. Trong tràng cười vang rộn ấy, có kẻ đột nhiên hỏi rằng chuyện như vậy có thực không nhỉ? Nếu không vì sao Khải Đoạn lại làm thế? Nghe vậy, trưởng phòng phát hành phản đối đầy châm biếm.

“Trần Lãm, một phụ nữ bốn mươi tuổi, thế mà cậu bảo Khải Đoạn yêu cô ta, vô lý!… Nói cho các cậu biết, Khải Đoạn làm vậy là vì chính anh ta!” Nói tới đây, anh ta bỗng dưng lại nhằm đẩy câu chuyện tới cao trào. Giản Giai chợt bất an. Chuyện giữa Giai và Khải Đoạn trong nhà xuất bản này chỉ có Tây biết thôi, Giai cũng đã dặn Tây đừng kể với ai, nhưng bây giờ vẫn thấy lo. Vì Tây đã kể với em trai, chẳng nhẽ lại không kể với người khác. Anh trưởng phòng chờ cho không khí im lặng mới tiếp tục nói: “Tôi đã tính qua rồi, anh ta mua 300 cuốn, mỗi cuốn 28 đồng, tổng cộng chưa đến mười ngàn tệ, thế mà được đăng trên các tờ báo văn hoá, kinh tế còn được chụp ảnh nữa, các cậu bảo thế có đáng không? Nghe vậy, Giai mới thở phào nhẹ nhõm. Mọi người đồng thanh hô “Đáng”, nhưng trưởng phòng vẫn chưa thoả mãn, nói tiếp: “Không phải là đáng mà là RẤT ĐÁNG! Một hành động nhỏ, mà kết quả là, lợi ích gấp đôi.” Nói một cách chính xác thì là gấp ba. Vì Khải Đoạn như vậy còn thể hiện đươc trước mặt người yêu. Đương nhiên là trưởng phòng không biết được điều này. Bình tâm hơn, Giai tiếp tục bàn chuyện với đồng nghiệp, nhưng trưởng phòng lại quay về phía Giai trêu đùa: “này, Giai ơi, ban đầu cả em và Tây đều không đồng ý để anh “BAO”, nếu không BAO có thể bán được nhiều sách thế không? Số lượng bán mới là cái quyết định.”

“Trưởng phòng ơi, không nghe cái người tên Khải Đoạn ấy nói hả, tên sách và nội dung không phù hợp.”

“Đây gọi là kỹ năng bán hàng. Anh ta nói không hợp, em nói hợp, hai bên cùng tranh cãi, mà tranh cãi càng quyết liệt càng tốt. Người mua đương nhiên muốn biết hợp hay không hợp? Và sẽ phải mua một cuốn để xem.”

Mọi người lại phá lên cười, huýt sáo đòi Tiểu Tây và Giản Giai phải khao. Đúng lúc ấy, trưởng phòng chợt nghĩ ra một chuyện, hai tay khua lên hỏi: “Nào nào!.. Ngày hôm qua mỗi người các cậu rủ được mấy người đi, mau báo cáo xem!”

Đương nhiên trưởng phòng không thể hỏi trực tiếp hôm qua ai đã huy động bốn năm chục người đến. Cũng giống như khi nhặt được một khoản tiền, bạn không thể hỏi khoản tiền đó do ai đánh rơi, nếu lỡ ai đó cố tình nhận là của mình, mà bạn lại không chứng minh được nó không phải là của anh ta đánh rơi thì… Nhân viên cấp dưới lần lượt báo cáo số người dẫn tới, người ít nhất là dẫn theo một người, không đạt tới mức quy định tối thiểu của anh ta; còn người dẫn nhiều nhất là tám người, trưởng phòng cũng biểu dương cá nhân đó. Sau đó nghĩ lại anh ta thấy rằng có hỏi thẳng cũng chưa chắc ai đó dám đứng ra nhận. Việc tập hợp người với việc mất tiền là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, vì tiền thì ai cũng có thể đánh mất, không mất cũng có thể nói là mất, chứ tập hợp một lúc bốn năm chục người thì cần phải cực kỳ nhẫn nại mới làm được. Mà suốt cả ngày làm việc cùng nhau, ai có tính nhẫn nại ai không lại chẳng quá rõ. Ở phòng này thực sự không thể tìm nổi ai có khả năng huy động một lúc bốn năm chục người như vậy, kể cả trưởng phòng phát hành cũng chẳng có cái năng lực ấy. Điều duy nhất có thể khẳng định vào lúc này đó là người ấy chắc chắn là người của cơ quan, nếu không anh ta chẳng điên mà đi làm cái việc này. Nhưng anh ta làm mà lại chẳng nói ra, kể cũng kỳ lạ. Có những việc có thể học tập Lôi Phong (Nhân vật thời kỳ trước Cách mạng Văn hoá ở Trung Quốc, một điển hình về cần cù tiết kiệm để xây dựng chủ nghĩa xã hội và là tấm gương mình vì mọi người. Lôi Phong đã hi sinh trong khi làm nhiệm vụ và được phong anh hùng), nhưng việc này đâu cần phải thế. Sự việc này luôn nằm trong suy nghĩ của trưởng phòng phát hành, anh tìm mọi cách để tìm cho ra người đó là ai, một người hiếm có ở thế kỷ 21 này, một nhân tài!

Mẹ và Tiểu Hàng đều đã đi làm, bố thì xuống lầu mua báo theo yêu cầu của Tiểu Tây. Báo ngày hôm nay nhất định sẽ có thông tin về buổi họp báo ngày hôm qua, và đó cũng là tin tức mà Tây quan tâm nhất. Trong nhà thật yên tĩnh, một mình Tây ngồi chán chường đợi bố, lâu quá bèn lấy tạm cuốn sách cẩm nang cho người mang thai đọc. Đợi mãi bố mới về, thế nhưng không những không làm Tây thấy vui mà bố còn liên tục lắc đầu than thở: “Cái loại sách này làm sao mà bán chạy được nhỉ.” Rõ ràng bố đã đọc qua tờ báo. “Tây à, nhà xuất bản chỗ con luôn là một đơn vị lớn, là đơn vị cuối cùng rất có uy tín về văn học, sao lại có thể xuất bản loại sách “Ba năm tôi được trai bao” này chứ…”

“Ba ơi! Đừng chỉ nhìn vào cái tiêu đề đó, thực ra nội dung cuốn sách cũng rất hay, bút pháp khá được, có thể nói là một tác phẩm hay, rất cảm động.” Tiểu Tây thiết nghĩ “Đây là cuốn sách hấp dẫn, sách của nhà văn Trần Lãm thì khỏi phải bàn về chất lượng, đợi lát nữa thể nào Giai cũng mang đến đây.”

Chưa dứt lời thì Giản Giai đến mang theo một bó hoa, tay bên kia ôm một túi sách, Giai đến mang theo lời hỏi thăm của lãnh đạo ban: trong trận chiến với Trần Lãm, Tiểu Tây là lính chủ lực không thể thiếu. Khi đôi bạn gặp nhau, tay bắt mặt mừng cùng nói “chúc mừng”, cười cười nói nói, bố Tây đứng bên nhăn mặt nhìn. Tây rất vui khi Giai tới thăm, vì mấy ngày nay Tây ở nhà dưỡng thai thực sự buồn lắm. Tin tức về cuốn “Ba năm tôi được trai bao” lan tràn khắp nơi càng khiến Tây bồn chồn không yên, nhưng lại chẳng dám nói chuyện với bố, Tây và bố không cùng quan điểm đối với vấn đề này. Bố Tây là nhà trí thức sinh ra từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước mà. Giai đến để báo tin vui cho Tây, nhưng khi nghe được tin hôm qua Tây cũng bí mật tới cuộc họp báo, tin vui cũng chẳng cần báo nữa nhưng lại có niềm vui khác: đó là cảm giác cùng nhau chung vui, cùng nhau tận hưởng, rồi lại cùng động viên, chia sẻ với nhau. Khi Tây nói tới Khải Đoạn, một chi tiết quan trọng không thể thiếu trong cuộc họp báo hôm qua, Giai lại không muốn nói, nhất quyết không nói, vì thế từ Khải Đoạn, câu chuyện chuyển sang đội quân cứu hộ hôm trước. Có thể thấy, đây không chỉ là điều trưởng phòng phát hành quan tâm, mà còn là điều cả nhà xuất bản trong đó có Tây và Giai cũng quan tâm: vị đại anh hùng ấy là thần tiên nào nhỉ? Đúng giờ phút quan trọng thì ra tay trợ giúp, không để lại dấu vết, biến mất tăm, đến tên họ cũng chẳng cần để lại. Hia người cùng ngồi phân tích tỉ mỉ, phân tích từ tổng biên tập trở đi, xem xét đi xem xét lại mà chẳng thấy ai có khả năng đó.

Giai từ cơ quan về thẳng nhà Tây, trước khi ra về Tây mời ở lại ăn cơm nhưng Giai từ chối vì không muốn gặp em trai Tây. Cũng vì việc này mà Giai có phần trách Tiểu Tây: làm sao lại đem lập trường của mình để đánh giá chuyện của bạn, lại còn mang chuyện đó kể cho em trai nữa chứ. Tiểu Tây rõ là không hiểu cho cô. Cứ thực tế mà suy ra. Mặc dù khi Hàng và Giai nói về chuyện này ngữ điệu cũng có khác. Lần đó, Tây cùng Hàng đi giúp Giai tìm nhà khác sau khi trả lại cho Khải Đoạn toàn bộ nhà cửa xe cộ. Căn nhà đó vừa cũ vừa tồi tàn khiến Tiểu Hàng cảm kích vô cùng, cảm kích vì trong thời buổi này mà vẫn còn có cô gái dám vứt bỏ mọi vinh hoa phú quý để đổi lấy một tấm chân tình. Tiểu Hàng cũng đang đau lòng vì chuyện tương tự, người yêu vừa nói lời chia tay với Hàng đúng ngày lễ Valentine. Nguyên nhân thật quá đơn giản: tối hôm đó, bạn gái của người yêu Hàng đi ăn tiệm với người yêu cô ta ở nhà hàng “Outback” hết chín trăm chín mươi tệ, còn Hàng lại mời người yêu đi ăn ở nhà hàng “Da ya li” mà có ăn mãi cũng không hết nổi chín trăm chín mươi tệ. Cũng vì lý do này mà chia tay. Cũng chính vì thế nên hành động của Giản Giai đã khiến Hàng cảm kích vô cùng. Còn Tiểu Tây lại chẳng thể làm gì ngăn cản nổi cảm giác lệch lạc này của Hàng. Em trai Tây vốn là người tôn thờ chủ nghĩa duy mỹ hoá tình yêu, mà cũng vì quan điểm ấy, có lẽ cả đời này Hàng ế vợ mất. Về việc Giai quyết định rời xa Khải Đoạn, Tây cũng chẳng muốn tranh cãi với Giai nữa vì có cãi cũng không để làm gì, thôi thì cứ nói theo thực tế.

Mẹ đi làm về có vẻ rất mệt mỏi, nên vào đến nhà chẳng kịp rửa tay, vừa ngồi lên ghế sô pha là thở dài thườn thượt. Buổi chiều, mẹ thường xuyên khám bệnh, ba tiếng buổi chiều mẹ phải khám cho hơn hai mươi bệnh nhân, trung bình cứ chín phút một người. Thực ra thì thế cũng chưa là gì, mẹ mệt mỏi là vì ông bác và con trai mà hôm trước Quốc đưa đến, hôm nay lại tới. Mà tới cứ như người nhà vậy, đến là chạy ngay tới khu điều trị tìm gặp chị y tá trưởng, sau đó tới tìm ngay mẹ Tây theo sự chỉ dẫn của chị y tá. Đúng là ông bác đó đang bệnh rất nặng, ung thư gan giai đoạn cuối. Sau hôm khám về đã hai lần đi ngoài ra máu, xem ra sống không quá vài ngày nữa. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ, hôm nay tới khám bệnh đều là những bệnh nhân mắc bệnh nặng, đều là bệnh nan y cả mà vẫn phải xếp hàng chờ tới lượt. Có bệnh nhân để được khám đã phải xếp hàng bốn, năm tiếng đồng hồ. Để có thể khám được thêm nhiều bệnh nhân hơn, mẹ Tây đã phải cố gắng tận dụng thời gian tối đa, không dám nói thêm câu nào thừa ngoài những lời chỉ dẫn bệnh. Mà bệnh nhân của bà cũng toàn người ngoại tỉnh, họ phải chi

trả rất nhiều tiền cho việc ăn ở, điều này thật chẳng đơn giản với họ. Lẽ ra, bà cũng có thể nói chuyện nhiều hơn với họ, muốn được an ủi họ, nhưng bà không thể làm thế vì không có thời gian. Thế mà cái ông bác tận thôn họ Hà gì đó kia, xông thẳng vào, thậm chí còn quấy rầy bà đến gần hai mươi phút. Y tá trực cũng đã ngăn ông ta nhưng ông ta vẫn ngang nhiên tuyên bố trước mặt bao nhiêu bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang đứng chật ở hành lang rằng ông ta là “người nhà của bác sỹ Lã”. Làm thế không những làm bà mất mặt mà còn ảnh hưởng tới danh dự của toàn thể nhân viên trong bệnh viện. Chưa nói tới ông ta chẳng phải là người nhà, mà cho dù là người nhà, là bố mẹ ruột thịt, khi chen ngang như vậy cũng phải cảm thấy có chút gì ngại, phải cảm thấy xấu hổ chứ? Đây,… không những không xấu hổ, thậm chí còn vô cùng tự hào, đúng là trắng đen lẫn lộn, chẳng biết lịch sự là gì! Đương nhiên bà vẫn khám bệnh cho họ, vì không thể đuổi những bệnh nhân sắp chết này ra khỏi phòng khám. Thế nhưng trong lòng cũng không tránh khỏi bực mình. Thiết nghĩ, chắc họ đã tới tìm Quốc, nếu không những người như bọn họ dựa vào cái gì mà dám trực diện tới gặp thế này. Họ dựa vào mối quan hệ khăng khít giữa Quốc và Tây, bố Quốc và người nhà thì đương nhiên không dám tới gặp mẹ Tây rồi, nhưng họ hàng của họ thì “dám quá đi chứ”, thế nên họ mới tới thẳng đây, và chắc họ cũng đoán rằng bà sẽ không đuổi họ ra khỏi phòng nên mới dám làm vậy! Càng nghĩ, mẹ Tây càng thấy bực mình, càng tức giận, nhưng bà không thể trút giận lên Tây như trước nữa. Một là lần này Tây đâu có sai, hai là Tây đang phải dưỡng thai. Thế nên đành phải nuốt cục tức này vào trong.

Mẹ vừa

về đến nhà Tây đã nhận ra ngay sự mệt mỏi của mẹ. Nhưng vì không biết chuyện nên Tây vẫn chủ động tới hỏi thăm, nghĩ là làm, Tây cầm cuốn sách mới ra tới khoe mẹ: “Mẹ, mẹ xem này, sách chúng con làm đấy, mới được xuất bản!”

Mẹ Tây liếc qua bìa sách rồi chau mày: “Đây là sách các con làm hả?… Được bao ba năm mà còn dám viết ra hả, thật vô duyên, chẳng biết còn gì vô duyên hơn không?”

“Không hẳn thế, ngoại trừ cái tên vô duyên ra, nội dung cũng được lắm. Bút pháp của nhà văn Trần Lãm này rất hấp dẫn, nội dung đặc sắc, chỉ tiếc cái tên hơi dung tục quá.” Bố Tây cầm một cuốn sách trong số sách Giai mang tới và đọc từ lúc đó, giờ mới có dịp lên tiếng.

Chẳng buồn để ý lời khen của chồng, mẹ Tây vẫn không thích cuốn sách, nói chính xác là không còn sức để thích thú nữa. mẹ đứng dậy đi vào buồng tắm rồi nói vọng ra: “Nhanh rửa tay rồi ăn cơm thôi, tối nay tôi còn phải tới bệnh viện có chút việc.”

Lúc này, bố Tây mới chợt nhớ ra cơm nước chưa xong vì mải đọc sách quá. Vội vàng dặt cuốn sách xuống vào bếp nấu cơm, thấy vật, cơn giận trong lòng mẹ lại bùng lên: “Vẫn chưa nấu cơm à? Cả ngày trời ông ở nhà làm gì?”

“Nhanh thôi mà! Bà không chờ được một lúc à?” Bố Tây vừa nói vừa vội vàng nấu cơm.

“Nhưng tôi đói, tôi mệt rồi, tôi muốn về nhà là được ăn cơm, thế là quá đáng lắm hả?”

Tây thấy mẹ có phần hơi quá đáng. Lý thuyết mà nói là nam nữ bình đẳng. Bố Tây đã nghỉ hưu cũng nên làm chút việc vặt giúp mẹ. Nhưng lý thuyết và thực tế là hoàn toàn khác nhau. Bố làm được như thế này là cố gắng lắm rồi, trước đây dù gì bố cũng là một giáo sư, bây giờ lại suốt ngày cắm mặt vào bếp, bận bịu với những việc nội trợ không tên này. Chắc trong lòng ông cũng không thoải mái. Nghĩ thế, Tây nói luôn: “Mẹ à, con nghĩ là về chuyện này mẹ cũng không đúng lắm…”

“Tôi không đúng?” Mẹ Tây quát ầm lên, và nói hết ra những chuyện bực mình ban chiều. Nói ra rồi lại càng bực mình hơn, Tây thì chẳng thể giận giữ. Bình tĩnh hơn, mẹ nói: “Tây! Chuyện của bố mẹ con đừng có can thiệp nữa. Ngoài ra, mẹ cũng hy vọng con giải quyết cho xong chuyện của con và Quốc đi.”

“Chuyện của con với Quốc thì có gì mà phải giải quyết? Chia tay là xong…”

“Linh tinh…” Bố Tây nghe thấy bèn nói.

“Sao lại “linh tinh” ạ?” Tây cố cãi. Bố chau mày chẳng buồn nói nữa. Mẹ lại hỏi “Phá mười ngôi chùa chẳng bằng huỷ một cuộc hôn nhân, đúng không?” Bố vẫn không nói thêm lời nào. Thực ra mẹ cũng phản đối Tây ly hôn, vì Tây sắp sinh con, bà không muốn đứa bé vừa sinh ra đã không có bố, nhưng bà càng phản đối hơn việc Tây lấy Quốc. Ban đầu, nếu không phải vì bố Tây ra sức ủng hộ, Tây và Quốc sẽ không có bi kịch ngày hôm nay. Bố vẫn không nói gì. Ông càng không nói, mẹ Tây càng thêm bực mình. Thế là bao nhiêu tức giận không trút được lên con gái, bà trút cả lên đầu chồng. “Ông nói gì đi chứ! Sao im lặng thế?… Lúc đầu, nếu không phải vì ông “tốt bụng” thì chúng nó đâu có ngày hôm nay, ông vẫn chẳng chịu trách nhiệm gì, vẫn đặt mọi gánh nặng trong nhà, ngoài nhà lên vai tôi. Ông nói đi, mấy năm nghỉ hưu này ở nhà ông định làm gì đây? Tận bây giờ ông cũng chưa nấu cho tôi được bữa cơm. Ông!” Đang nói chuyện hôn nhân của con gái lại móc ngay sang chuyện nấu nướng. Về nhà rồi thì phụ nữ trí thức cũng như phụ nữ bình thường khác, chẳng biết lô gic là gì nữa. “… Đợi đến lúc nghỉ hưu rồi tôi sẽ nấu cơm cho bố con ông ăn! Có lúc tôi mệt đến thở chẳng ra hơi, đêm đến thức dậy mấy lần vì lo lắng, ông có biết không? Tôi sắp chết vì mệt đây, ông có biết không?” Cổ họng nghẹn lại, mẹ chẳng nói được nữa, và cũng không muốn bật khóc trước mặt mọi người, bèn quay vào phòng đọc và đóng cửa đánh “rầm” một tiếng…

Tây quyết định về nhà. Về lúc tối khuya, Tây muốn về để nói rõ mọi chuyện với Quốc. Những cái khác Tây chẳng để ý, nhưng căn hộ thì Tây phải sở hữu. Một mình anh ngủ đâu chẳng được, nhưng Tây thì khác, Tây đang mang thai, Quốc không muốn Tây mang đứa con của anh mà cứ ở nhà bố mẹ suốt, Quốc cũng không muốn ly hôn rồi Tây về làm phiền bố mẹ đẻ!

Khi Tây về nhà, Quốc vẫn chưa về, chẳng biết Quốc làm thêm hay đang hẹn hò với ai nữa. Mà Quốc có hẹn với ai cũng chẳng liên quan đến Tây. Nhưng, thực ra lúc này đây Quốc nên về nhà, về để nói rõ mọi chuyện với Tây. Tây gọi điện cho Quốc, đúng lúc đang cầm ống nghe điện thoại đặt gần cửa trên cao mấy feet (tương đương 0,3048 mét), Tây đột nhiên nhìn thấy bên cạnh là một chồng sách xếp cao, tựa đề cuốn sách là “Ba năm tôi được trai bao”.

Chương 6

Đợi rất lâu mà Quốc vẫn không có tin tức gì, Tây sốt ruột quá bèn gọi điện cho Quốc nhưng quả nhiên tiếng chuông đặc biệt của máy Quốc đang vang lên ở nhà. Chẳng còn cách nào khác, Tây đành phải đợi, đứng ngồi không yên. Trời vừa tối vừa lạnh Quốc đi đâu được nhỉ? Điện thoại cũng không mang theo, không biết xảy ra chuyện gì không? Giờ có muốn đi tìm cũng chẳng biết tìm ở đâu. Tây lại tự an ủi mình rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra với Quốc đâu. Quốc là một trang nam tử, lại có võ, nếu có chuyện gì xảy ra thì Quốc cũng sẽ không chịu thiệt. Nhưng, nếu Quốc uống rượu thì sao nhỉ? Cứ tức giận là Quốc lại uống rượu, mà có biết uống đâu chứ, uống vào là say, nhỡ may say rượu rồi gây tai nạn thì sao? Chỉ mới nghĩ tới đây, Tây chẳng dám nghĩ gì hơn, chỉ sợ rằng nỗi lo ấy lai trở thành hiện thực.

Quả nhiên Quốc đang uống rượu tại một quán cóc ven đường như thể người đàn ông chưa vợ. Trên bàn là một đĩa lạc, một đĩa hạt dưa và một xâu thịt dê nướng, một chai rượu Nhị Oa Đẩu, cạnh bàn là chiếc ba lô. Quốc vừa uống vừa nói chuyện với người phục vụ: “Các anh dầu gì để rang lạc à? Sao ăn vào lại có vị cay thế?” Người phục vụ đề nghị đổi cho Quốc đĩa lạc khác nhưng Quốc phẩy tay từ chối khiến mọi người trong quán đều quay lại nhìn: “Thôi được rồi, không cần, tôi ăn cay nhiều rồi, tiết kiệm chút tiền đi.”

Một tiếng sau, tiếng chuông điện thoại đặc biệt của Quốc lại reo lên, Tây vội bổ nhào ra vớ lấy chiếc máy. Bên kia đầu dây là giọng một người đàb iibf kah, là cảnh sát, bảo rằng Quốc say rượu nên được đưa vào bệnh viện. Trên người Quốc có mang danh thiếp và cảnh sát liên lạc theo số điện thoại ghi trên đó. Tây vội bắt taxi tới bệnh viện, lúc đó Quốc đang nằm truyền nước trong phòng bệnh, có vẻ vẫn đang lơ mơ nhưng cũng nhận ra Tây là ai nên vội nắm lấy tay Tây vừa khóc vừa la lối: “Anh đi chết đây… Anh sẽ chết… Tiểu Tây, nếu anh chết đi chắc em vui lắm nhỉ?” Tây chẳng buồn nói lời nào vì biết nói gì với kẻ đang say chứ? Mặt Quốc đỏ au, trong phòng lúc này có khoảng hai mấy người. Tây chỉ mong Quốc đừng nói nữa nhưng Quốc vẫn cứ lải nhải vậy. “Tôi chết đây, sẽ chẳng còn ai quấy rầy cô nữa, sẽ không quấy rầy gia đình cô nữa…” Rồi Quốc bỗng im bặt, thò tay vào túi quần mò mẫm hồi lâu sau đó rút ra một cuốn sổ nho nhỏ, nhìn Tây cười bí ẩn và nói: “Tặng em cái này”. “Đó là cuốn sổ tiết kiệm, Quốc giải thích” “Đây là tài sản mà chồng em tặng lại cho em… Nhớ là, phải chia cho gia đình anh một nửa số tiền này… À đúng rồi, còn mật mã nữa nhỉ…” Quốc nhăn trán suy nghĩ “Bao nhiêu nhỉ?”

Đêm đó, Quốc làm loạn một trận rồi ngủ say bí tỉ chẳng biết trời đất gì nữa. Y tá nói rằng Quốc chẳng sao hết, ngủ một giấc dậy là khỏi thôi. Ngày mai thức dậy có thể sẽ đau đầu lắm, uống một viên thuốc giảm đau đầu của Xing-ga-po cũng rất hiệu nghiệm, vừa đỡ đau, vừa có hiệu quả nhanh. Sáng hôm sau, Quốc tỉnh dậy, nghe lại chuyện đêm qua Quốc chẳng nói lời nào, vác ba lô lên vai và đưa vợ về. Cả đêm qua thức suốt, mặt mũi Tây trở nên phờ phạc cả. Ra đến cổng bệnh viện cả hai cùng lên xe, vừa bước lên xe, Quốc kéo Tây vào lòng, Tây khóc, Quốc cũng rơi lệ theo.

Mọi chuyện lần này lặng lẽ trôi qua như vậy, Tây không kể lại cho gia đình mình nghe. Vì nói ra lợi chẳng thấy đâu có khi còn có hại. Cuộc hôn nhân của họ đã có đủ mọi sóng gió từ trong rồi, quả thực không chịu nổi thêm bất kỳ đả kích nào khác nữa dù là những đả kích mà danh nghĩa là tốt cho cả hai đi chăng nữa. Thế nhưng cuối cùng mẹ Tây cũng biết hết mọi chuyện: đó là do vào kỳ “hành kinh”, dù đã hết ngày mà Tây vẫn bị ra máu nên đành phải tới bệnh viện khám. Đương nhiên bác sỹ sẽ hỏi kỹ nguyên nhân và Tây đành phải kể lại rằng ngày thứ hai sau khi phẩu thuật phải chạy đến Thuận Nghĩa thế nào, v.v… Và thế là mẹ biết. Lần này mẹ không nói một lời nào. Theo kinh nghiệm Tây hiểu rằng mẹ đã không nói thì nghĩa là sự việc nghiêm trọng hơn nhiều khi mẹ nói ra. Vì nói ra, nghĩa là mẹ đã chẳng thèm bận tâm gì đến hai người, và cả gia đình Quốc nữa. Suy nghĩ của Tây quả không sai, mẹ Tây đúng là chẳng buồn quan tâm gì đến gia đình thông gia nữa. Suốt bảy, tám năm qua, vợ chồng Tây cứ gây lộn rồi lại làm lành, làm lành rồi lại cãi vã, rốt cuộc vẫn chẳng có chuyện gì. Bà và bố Tây cũng vậy thôi, vợ chồng nào thì cũng thế. Có điều, vấn đề của con gái bà không giống những gia đình khác, bởi mâu thuẫn giữa vợ chồng Tây không thể nào xóa bỏ được hết. Bảo Quốc chọn vợ bỏ gia đình ư? Không thể nào. Hay ngược lại? Cũng không thể. Hay làm thay đổi bố mẹ Quốc? Cái này càng không. Đường nào cũng không được, đường nào cũng không thể đi. Mẹ Tây bực là bực vì con gái cơ, có chết cũng không thèm hối hận, đường thẳng chẳng đi cứ thích đâm đầu vào bụi rậm. Vì cái gia đình đó, ngay đến khả năng sinh đẻ cũng mất luôn, vậy mà vẫn không chịu quay đầu lại. Đúng là, Quốc yêu Tây, Tây cũng rất yêu Quốc. Nhưng tình yêu đâu phải là tất cả những gì một cuộc hôn nhân cần chứ? Nghĩ vậy nhưng bà chẳng muốn nói nữa, dù sao Tây cũng đã lớn rồi, Tây có sự lựa chọn riêng của mình, bà phải để Tây tự đi trên con đường con gái đã lựa chọn cho dù đó là con đường cùng.

Một tuần sau, Tây đi làm lại, cuộc sống trở về quỹ đạo như xưa. Chỉ khác là, cứ mỗi cuối tuần, hai vợ chồng lại cùng nhau về nhà ngoại. Về đó thì sợ phiền mọi người, mà không về thì lại sợ bố mẹ giận. Cả hai đều cảm nhận được sự lạnh nhạt của bố mẹ Tây, nên cuối cùng hai vợ chồng quyết định cứ về, về rồi ngồi chơi chốc lát, nếu có thể sẽ không ở lại ăn cơm, và cũng không nghỉ lại, được ngày nào hay ngày đó… Cứ thế cho đến một hôm, nhà ngoại xảy ra một chuyện. Chuyện này đã vô tình làm dịu đi mối quan hệ đang căng thẳng trong gia đình Tây.

Bố Tây bi trượt chân khi tắm nên ngã gãy chân. Vì tình hình sức khỏe của Tây, hơn nữa lúc đó trời cũng tối rồi nên cả nhà không báo cho Tây biết. Chỉ có Hàng và mẹ Tây cùng đưa bố tới bệnh viện, chụp phim rồi bó bột. Theo yêu cầu của bệnh viện phải giữ lại để kiểm tra. Đêm đó, Hàng trông bố trong bệnh viện. Sáng hôm sau thì mẹ vào thay. Khi ấy mới gọi điện báo tin cho Tây biết bảo hai vợ chồng đến trông bố vì trưa hôm đó bà còn phải đi khám bệnh cho bệnh nhân.

Vừa gác máy, chẳng kịp ăn uống gì Tây vội chạy tới bệnh viện, cả hai vợ chồng cùng đi. Trưa đó, bác sĩ tới khám lại cho bố và đồng ý cho bố xuất viện sớm. Làm xong thủ tục thì cũng hết buổi trưa, lúc đó mẹ cũng đã khám bệnh xong, biết được tình hình thế liền gọi điện cho Hàng mang xe đến đón bố về.

Gia đình Tây sống ở tầng sáu một khu tập thể cũ nên không có cầu thang máy. Lúc tới bệnh viện, Hàng phải cõng bố từ trên tầng xuống. Cõng bố xuống chỉ cần còng lưng tốn chút sức, nhưng cõng lên thì hoàn toàn khác. Vừa xuống xe, Quốc liền xung phong cõng bố lên tầng. Bố Tây cũng đã có tuổi nên thân hình hơi mập, Quốc mới lên được ba tầng lầu đã mệt như thở chẳng ra hơi nữa. Vừa hay khi ấy, Hàng đánh xe về đến, bố Tây biết ý nên định nhờ con trai cõng lên. Nhưng Quốc mệt không nói được vẫn xua tay ra hiệu không cần mà một mạch cõng bố vợ lên tới tận giường. Sau khi sắp xếp mọi việc, mẹ Tây bảo các con cùng hội ý xem việc chăm sóc bố trong một trăm ngày nằm cố định phải thế nào. Trong lúc nhà chưa thuê được giúp việc, ý của mẹ là ba đứa con phải thay phiên nhau ở nhà chăm sóc bố. Hàng thật khó xử, vì công ty vừa cử Hàng sang Ý công tác, chuyện này Hàng đã nói với bố mẹ, nhưng chắc mẹ quên hoặc cố tình quên. Thế nên, Hàng đành nhắc mẹ điều đó, ý mẹ là Hàng phải từ chối, đến nói khó với công ty cử người khác đi. Nghe vậy Hàng rất thất vọng. Đúng lúc ấy, Quốc cũng lên tiếng.

“Mẹ ạ, cho phép con nói, nếu là đi Mỹ thì thôi cũng được, nhưng đi Ý có ít cơ hội lắm. Chú Hàng làm về kiến trúc nên cần phải sang Ý để mở rộng tầm nhìn.”

Hàng quay lại nhìn Quốc đầy cảm kích, Quốc cũng đáp lại bằng một nụ cười.

“Nếu nó đi, hai con sẽ phải làm nhiều hơn. Ở bệnh viện mẹ có rất nhiều bệnh nhân nên đừng mong chờ vào mẹ quá.” Mẹ Tây nói “hai con” đương nhiên để ám chỉ Quốc và Tây rồi.

“Không cần đâu ạ, sao lại bắt mẹ làm thế được. Tây cũng không cần phải trông bố. Một mình con là được rồi.” Quốc nói. Mọi người nghe vậy đều quay lại nhìn Quốc. “Con nghĩ hay thế này, con quay về đây ở, ban đêm con có thể trông bố; sáng ra con làm bữa sáng, buổi trưa con lại từ cơ quan về, vậy là khỏi lo vấn đề cơm trưa cho bố. Nếu vậy, hàng ngày bố cũng chỉ phải ở nhà một mình có vài tiếng. Ban ngày thì cũng không sao, cứ đặt nước uống và bô ngay chỗ bố có thể tự lấy được, như vậy là ổn. Nếu như có vấn đề gì, bố có thể gọi cho con, con sẽ quay về ngay.”

“Cũng được, nếu vậy sẽ không ảnh hưởng tới công việc.” Mẹ Tây trầm ngâm rồi đồng ý. Thực ra, mẹ lo là lo cho Tây, bà không muốn con gái mệt mỏi nhưng không biết phải nói làm sao. Bà đồng ý ngay với Quốc vì vốn dĩ trong lòng cũng đã định vậy. Xét về chủ quan thì Tây là con gái bà mà, còn về khách quan mà nói, Tây cũng không thể chịu khổ được hơn nữa, sảy thai đối với phụ nữ mà nói là chuyện rất tổn hại sức khỏe. Để cố che giấu sự vừa ý của mình, bà chỉ thể hiện chút quan tâm tới con rể, nghĩ một lát bèn bảo con trai: “Hàng, đưa xe của con cho anh rể đi đi.”

Quốc lại phẩy tay từ chối: “Chuyện này con cũng tính cả rồi. Từ cơ quan con đi rất hay tắc đường, đặc biệt là vào giờ tan tầm. Để đảm bảo thời gian tốt nhất là đi xe đạp. Nếu đạp nhanh chút chỉ mất nửa tiếng. Trưa con được nghỉ một tiếng rưỡi, sáng ra con vo gạo sẵn cho vào nồi, rau cũng nhặt sạch, trưa về chỉ việc cho vào nồi nấu, nửa tiếng là xong hết, bát thì ăn xong cứ để đó tối về con rửa cũng được. Như thế vẫn còn dư đến nửa tiếng, vừa kịp đạp xe về cơ quan. Chứ nếu đi ô tô, chẳng chắc đảm bảo thời gian.”

Mẹ gật đầu đồng ý, nét mặt còn lộ rõ vẻ thỏa mãn. Mà sao không thỏa mãn được chứ, Quốc suy nghĩ chu đáo đến thế còn gì. Nhìn thái độ của mẹ vậy, Tây cũng thấy mát lòng, mấy ngày gần đây chẳng có chuyện gì vui đến thế. Có thể nói, chuyện bố ngã gãy chân không ngờ lại làm thay đổi không khí ngột ngạt trong cuộc sống của Tây. Như vậy có thể thấy mọi việc trên thế giới này chẳng có gì là hoàn toàn tốt cũng chẳng có có gì là hoàn toàn xấu.

Hai vợ chồng Tây về nhà, Quốc nói sao làm vậy, quyết không để Tây phải chịu khổ chút nào. Tối đến, Tây ngủ trong phòng của mình, mẹ ngủ trong phòng của Hàng, còn Quốc ngủ cùng bố Tây trên một chiếc giường bạt của bộ đội. Đó chỉ là chiếc giường được làm bằng khung sắt, quả thực nếu nằm lâu sẽ thấy mỏi lưng, nhưng Quốc chẳng một chút kêu ca. Suốt đêm, hễ bố cựa mình là Quốc tỉnh dậy, chốc chốc lại lấy thuốc, nước hay bô cho bố, Quốc chăm sóc bố hết sức tận tâm. Sáng sớm, khi cả nhà còn đang ngom giấc, Quốc đã tỉnh dậy vào bếp chuẩn bị đồ ăn. Ngoài việc chuẩn bị bữa sáng còn vo gạo sẵn, nhặt rau sẵn cho bữa trưa. Buổi trưa, Quốc vội vội vàng vàng đạp xe từ cơ quan về để kịp nấu cơm trưa cho hai cha con. Đợi cho bố ăn xong lại vội vàng đạp xe về cơ quan cho đúng giờ. Mọi hành động của Quốc đều khiến Tây vô cùng cảm động, và mẹ Tây thì đương nhiên rất hài lòng.

Mấy ngày nay con rể gầy đi nhiều, thế nên bố mẹ Tây bàn nhau phải nhanh chóng thuê giúp việc. Thực ra từ khi bố Tây bị gãy chân cả nhà đã đi tìm giúp việc nhưng không tìm được. Mà nguyên nhân chính là người ta cảm thấy không phù hợp, không ai chịu chăm sóc một người già nằm trên giường, đặc biệt đó lại là một nam giới. Mà cũng chẳng trách người ta chọn lựa thế vì giúp việc hầu hết là phụ nữ trung niên, giờ lại bảo đi chăm sóc một người nam giới đương nhiên là có nhiều bất tiện. Bây giờ vấn đề tìm giúp việc một lần nữa lại được đưa ra bàn bạc. Ngày trước chủ yếu do bố Tây phản đối thuê giúp việc, bây giờ cả nhà thấy con rể phải vất vả quá, không thể không thay đổi ý kiến, không thể tự chống lại quy luật tự nhiên nữa: già thì vẫn là người già. Hôm nay, vừa ngã đã lập tức đã bị gãy chân, ngày mai chẳng biết còn xảy ra chuyện gì nữa, lúc có chuyện rồi mới tìm người thì chẳng kịp nữa. Cũng như việc của quân đội vậy, có thể chuẩn bị mọi thứ mà không đánh nhau, nhưng không thể đánh nhau mà không có sự chuẩn bị nào. Khi đã quyết định tìm giúp việc mới nhận thấy rõ rằng đây không phải chuyện đơn giản. Tìm thì dễ thôi, nhưng tìm người phù hợp mới khó, cũng giống như tìm người yêu vậy. Mấy hôm nay, cũng vì chuyện này mà bố mẹ Tây thở ngắn than dài suốt, Quốc nghĩ một lát rồi nói: “Hay, để con gọi điện về quê nhờ người nhà tìm một người lên.”

Mẹ Tây nghe vậy mắt bỗng sáng rực lên: “Tốt quá. Biết rõ về nhau cũng đảm bảo hơn.”

Cuối tuần. cả ngày gió thổi dữ dội mãi tối trời mới ngừng gió. Gió như quét sạch không gian để lại nơi nơi ánh mặt trời ngập tràn. Chợ rau tấp nập, xa xa dưới ánh mặt trời, rau chất thành từng đống xanh đỏ vàng trắng, gốc còn dính đất, nước vương trên từng cành lá. Mọi người đang tranh thủ chọn rau, Tây và Giai cũng đang chen trong đám đông ồn ào ấy.

Giờ đây, mỗi dịp cuối tuần là những ngày buồn nhất của Giai. Thứ bảy trời gió to nên Giai chẳng đi đâu được chỉ ở lỳ trong nhà suốt. Mà cho dù trời không có gió, Giai cũng chẳng biết nên đi đâu. Ba mươi tuổi đầu, bạn bè đồng trang lứa đều đã yên bề gia thất, bạn cùng phòng hay bạn quen biết chẳng mấy ai vẫn còn độc than như Giai. May mà trời gió to nên Giai viện cớ ở lỳ trong nhà. Sang nay khi tỉnh dậy, Giai phát hiện trời rất đẹp, nhưng trong long lại buồn man mác. Trời đẹp như vậy mà lại ở trong phòng một mình thì đúng là phát điên mất. nhưng nếu không ở trong nhà thì biết đi đây đây. Shopping? Công viên? Nhà hàng? Xem phim? Một mình ư? Cô đơn lẻ chiếc? Thế chẳng khác gì tự châm biếm mình. Bỗng nhiên Giai nghĩ tới một nơi, nhà của Tây. Bố Tây bị ngã gãy chân, Giai cũng chưa tới thăm được, nhân ngày hôm nay đi luôn cũng tốt. Giai vừa là bạn của Tây vừa là cấp trên của Tây, xét về công lẫn tư đều nên tới thăm. Sỡ dĩ Giai ngại chưa đi là vì không muốn giáp mặt với Hàng. Nhưng trước đó ít lâu nghe nói Hàng đi công tác ở Ý rồi, tốt quá. Bước xuống giường, Giai nhanh chóng chải đầu. giai không nấu cơm vì Giai có ý đinh ăn trực nhà Tây. Thế nên, Giai tới siêu thị gần đó mua một bó hoa loa kèn to và một làn hoa quả. Khi đến vừa hay Tây đang chuẩn bị đi chợ, nên vừa đặt đồ xuống, Giai vội theo Tây ra chợ. Có thể đường đường chính chính đi chợ cũng là một hạnh phúc. Trên đường đi, Giai râm ran nói chuyện mãi không thôi, kể cả chuyện tối qua nghe được một tin là “… Nghe nói Vương Phương Cường đã có con

ĐẾN TRANG
Thông Tin
Lượt Xem : 4500
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN