--> Thời Đại Kết Hôn Mới - game1s.com
Old school Easter eggs.

Thời Đại Kết Hôn Mới

ỏ.

Khi quyết định chia tay với Hàng, Giai đồng thời xin chuyển sang ban biên tập số 3. Giai không thể chịu đựng được ngày ngày phải giáp mặt với chị gái Hàng – Tiểu Tây. Đối với Giai việc đó khác nào là sự giày vò khổ đau. Chức phó trưởng ban biên tập số 6 chẳng liên quan tới Giai, Giai làm biên tập là tốt rồi; trưởng ban biên tập số 3 – Mỹ Phu là một người phụ nữ nổi tiếng khó tính, điều này cũng chẳng hề chi, chỉ cần Giai làm tốt công việc của mình, chị ta có khó tính đến mấy cũng làm gì được Giai chứ?

Tây Mở cửa phòng biên tập số 3, lập tức trông thấy Giai đang thẫn thờ trước cửa sổ. Giai gầy đi nhiều, nhìn nghiêng cơ thể Giai thật mỏng manh. Tây bước lại gần, trong lòng khẽ thở dài.

“Giai à” Giai quay đầu lại, cười thật gượng gạo, không trả lời cũng chẳng hỏi điều gì. Tây đành phải trơ mặt ra hỏi trước: “Tối nay bạn có hẹn gì không?” “Bạn có việc gì hả?”

Tây nghĩ một lúc, định không vội mời Giai tới ăn cơm nên nói rằng: “Tết này tớ phải về quê với Quốc.” Giọng nói Tây trầm buồm. Cách tốt nhất để an ủi người khác chính là nói về sự bất hạnh của mình, ngờ đâu Giai chỉ gật đầu chẳng biểu lộ cảm xúc gì. Tây lại nói tiếp: “Tết này bạn định thế nào?”

“Trực ban.”

Tây lại thở dài. Trực ban ngày tết có nghĩa là suốt bảy ngày nghỉ ấy, một mình Giai sẽ trốn trong tòa nhà trống không này. “Ừm. Cũng không dễ gì. Giai này, sau này bạn lấy chống nhớ lấy mình làm gương, điều kiện đầu tiên và tối thiểu là phải có xe và có nhà nhé!”

Tây vốn định nói mấy câu đùa làm nóng bầu không khí ngột ngạt ấy, nào ngờ mặt Giai chỉ đanh lại hơn, lạnh lùng đáp: “Tây, bạn biết mà, mình và Hàng không còn gì nữa!” Quả nhiên Giai đã hiểu câu nói của Tây sang một ý khác.

Tây thở dài lần nữa, quyết định đi thẳng vào vấn đề, nếu không cứ theo quan hệ của họ lúc này thì mỗi câu ấy nói ra lại được hiểu theo một ý khác ngay.

“Giai à, tối nay nếu bạn chưa có hẹn gì, tới nhà mình nhé.” Tây vội bổ sung ngay “Là nhà của mình ý. Quốc bảo mình mời bạn, anh ấy nói rằng sẽ tự tay vào bếp làm thức ăn mời chúng ta, ở nhà!…

Anh ấy đang chuẩn bị làm rồi.

Giai ngẩng lên nhìn Tây hỏi: “Sao anh ấy lại mời mình?”

Tây ngẩn người không biết nói sao: “Đương nhiên là vì bọn mình… Giai à, giữa chúng ta có một chút hiểu lầm…”

Giai xua tay ngắt lời: “Giữa chúng ta không có hiểu nhầm nào hết!”

Bao nhiêu điều giữ kín trong lòng bỗng Tây thốt ra hết lúc ấy. Không hiểu nhầm ư? Quá hiểu nhầm ấy chứ! Chẳng nói đâu xa, chuyện Giai và Hàng cho dù Tây không phản đối thì sao. Nếu Tây ủng hộ chuyện của họ liệu có thành không? Cái này đến phút cuối mới biết được. Bố mẹ Tây thì nhất định không đồng ý rồi. Từ khía cạnh này có thể thấy, Tây nên giúp đỡ Giai, nếu không đến lúc phải chia tay lại lãng phí thời gian, mà thời gian với một phụ nữ hơn ba mươi tuổi như Giai thì còn có thể lãng phí không chứ. Mà về tình cảm thì lại càng đau khổ hơn. Nói xa hơn chút thì cái buổi họp dạo đó, Tây làm cho Giai thật sự “khó xử”. Thực ra Tây không muốn làm vậy với Giai, chẳng qua là lần đó trong lòng Tây cũng không vui, chuyện gia đình. Lần đó, Tây vì Quốc mà mất ngủ cả đêm, lúc ấy quả thật Tây không hề tập trung vào công việc!… Khi Tây giải thích tất cả những điều này thì chuông điện thoại reo lên. Quốc gọi tới nhắc Tây lần nữa về bữa cơm tối nay, dặn Tây bất luận thế nào cũng phải về nhà ăn cơm, và không cần mua thêm gì nữa. Trong điện thoại, Tây cũng không nói là mời Giai về nhà ăn cơm, lý do là thế này: một là cho đến lúc ấy Tây vẫn chưa dám chắc Giai có nhận lời về ăn cơm hay không; hai là sao nói thế được bây giờ. Giai đang ở bên cạnh, nếu Tây nói Giai cũng về cùng khác nào tự khai mình đã nói dối chuyện Quốc mời Giai về nhà ăn cơm. Hơn nữa cũng không nhất quyết phải nói cho Quốc biết, Quốc nấu ăn thì đương nhiên ngon rồi. Dù Giai đi cùng thì cũng chỉ là thêm bát thêm đũa thôi. Nói chuyện với Quốc là Tây đã quyết định thế rồi, còn cần nói gì nữa về nhà rồi nói. Sẽ nói khi ngồi bên bàn ăn trong cái nồng nàn của hương vị thức ăn và sự ấm cúng của không khí gia đình; chứ nói những câu ấy ra ở văn phòng thế này vừa khó nói lại vừa dễ gây phản tác dụng. Dập máy xuống, Tây tươi cười nói với Giai: “Anh Quốc đấy. Lại gọi điện tới hỏi xem cậu có đi được không. Anh ấy đã chuẩn bị hết rồi dặn mình không cần mua gì nữa, còn nói bạn nhất định phải đi.”

Giai rất cảm động. Cảm động vì tấm chân tình của Quốc với Tây. Vì sao Quốc mời Giai ăn cơm? Hẳn là vì Tây rồi. Nói không chừng đây cũng là điều kiện mà Tây đặt ra với Quốc nếu không Tây không chịu về quê Quốc. Qua đó cũng thấy được thành ý của Tây đối với Giai. Nói cách khác, Giai có đi hay không giờ không chỉ là chuyện của Giai nữa mà còn liên quan tới cả người khác. Thêm vào đó, cứ cho là bỏ qua mọi lý do mời cơm đi, bản thân Giai cũng rất mong muốn được ở nhà và ăn một bữa cơm như vậy! Tây như hiểu ý dặn thêm: “Trưa nay chúng ta không ăn gì nhé, để dành bụng tối ăn cơm!” Giai đành gật đầu, cái gật đầu này không cần đến lời rủ rê vừa nãy. Mong muốn một bữa ăn ngon của Giai thực sự mãnh liệt hơn người khác mà.

Chiều hôm ấy, cả hai cùng làm việc ở văn phòng cho tới tối, một là vì công việc quả thật quá nhiều, ai cũng muốn giải quyết xong xuôi trước tết ăn tết cho ngon, hai là vì bữa cơm không hẹn trước tối nay. Về muộn một chút, chậm một chút, nhưng về đến nhà trước mặt đã là một mâm cơm đầy!

Quốc một mình ở nhà chuẩn bị “tiệc”. Cái gọi là tiệc ấy chẳng qua là số thức ăn thừa Quốc đi đãi khách mang về. Quốc biết Tây không thích ăn đồ thừa, nhưng Quốc cũng không có ý định bắt Tây ăn, Quốc định để mình ăn dần dần. Nhưng rồi lại nghĩ sắp về quê ăn tết tới nơi, một mình ăn sao hết nên lại gọi Tây về ăn cùng. Chứ nếu ăn không hết mà đổ đi thì thật là lãng phí. Đều là đồ ăn ngon cả. Cho thức ăn vào đĩa rồi cho vào lò vi sóng. Một con cá mới ăn một bên mình, Quốc dùng đũa lật phía bên còn nguyên thịt lên nhìn qua như còn nguyên. Quốc đặt đĩa cá vào lò vi sóng, đó là món ăn cuối cùng, hiện đang trong lò quay. Vừa mở cửa lò thì Tây và Giai về đến hỏi ngay đã có thức ăn chưa. Thấy phía sau Tây có cả Giai, Quốc chợt ngớ người ra. Nhưng cả hai đều không để ý tới thái độ của Quốc, đi thẳng vào nhà vệ sinh. Cái bụng đói meo cộng với mùi thơm của thức ăn khiến họ không thể chần chừ nữa.

Ba người cùng ngồi vào bàn ăn.

Thức ăn thừa dù có khéo làm đến đâu vẫn nhận ra là thức ăn thừa. Tây đã nhịn không nói ra, nhưng giờ không thể nhịn nổi nữa, đập đũa xuống bàn quát: “Anh Quốc, anh có ý gì đấy hả?”

“Anh không biết Giai đến… em không nói mà…”

Giai nghe vậy quay sang nhìn Tây, chẳng phải Tây nói Quốc mời Giai đến sao? Tây không dám quay sang nhìn bạn, càng giận Quốc hơn. “Trong điện thoại anh nói là mời em ăn một bữa thịnh soạn cơ mà?”

“Thế này chẳng nhẽ chưa đủ thịnh soạn sao? Tôm cua cá thịt cái gì cũng có.”

“Còn dặn em không phải mua gì nữa. Anh định nhờ em ăn thức ăn thừa hộ anh hả!”

Tây chẳng còn mặt mũi nào nhìn Giai đành trút giận sang Quốc coi như cách để xin lỗi Giai: “Đây toàn là do anh đi ăn hàng thừa mang về đúng không? Không biết đã dính nước bọt của bao nhiêu người nữa, đấy là không biết có ai mắc bệnh viêm gan B không nữa!”

“Đều được giải độc qua lò vi song hết rồi.”

Giai vội can: “Tây à, anh Quốc không sai, báo chí vẫn khuyên thức ăn thừa nên gói vào đấy thôi.”

Tây càng chẳng dám nhìn Giai, chỉ ước lúc này có cái lỗ nào để chui xuống. Nếu ở nhà có tiệc thật thì coi như Tây nói dối trót lọt, coi như là bữa ăn đó chuẩn bị cho Giai, đó sẽ là lời nói dối vô hại. Giờ thì hay rồi, mãi mới mời được người ta đến nhà, thế mà trên bàn lại toàn đồ ăn thừa. Ăn đồ ăn thừa là thói quen của Quốc. Bình thường có thừa một thìa canh cũng không đổ đi, phải để lại cho bữa sau. Nếu không để lại thì húp hết luôn lúc đó, dù căng bụng vẫn cứ húp vì sợ lãng phí. Nói ra thì Quốc lại khăng khăng rằng sợ lãng phí có gì là sai đâu? Vấn đề là ở chỗ, Quốc đã ăn no rồi, nếu ăn tiếp thì thở cũng chẳng nổi, không khéo còn đau bụng. Có lần ăn no quá Quốc còn bị nôn hết ra, phải tới bệnh viện khám hết 500 tệ! Tây chán chẳng buồn nói với Quốc nữa liền cầm đĩa thức ăn thừa dồn vào một góc và nói: “Đồ ăn thừa không ăn được. Bây giờ báo chí nói rồi không nên ăn đồ ăn thừa, có rất nhiều chất Nitrite trong đó…”

Quốc lập tức phản đối: “Không thể cái gì cũng tin ở báo chí. Hôm nay thì nói ngủ quay đầu về hướng Đông là tốt, mai lại bảo hướng Tây tốt hơn, hôm sau nữa lại nói hướng Bắc, đến ít hôm nữa em xem xem thể nào cũng bảo hướng Nam là tốt nhất! Nếu cứ nghe báo nói, chúng ta nên lắp cái giường xoay tròn!”

Tây quay sang cười nhạt với Giai: “Bạn thấy chưa? Cái con người này thật chẳng hiểu biết gì.”

Giai nói với Quốc: “Rau thừa thì không nên ăn vì thực sự có chất Nitrite trong đó.” Để dàn hòa, Giai lại quay sang nói với Tây “nhưng thức ăn có Protein thì không sao mà…”

Quốc vẫn chưa chịu thôi “Rau cũng không sao! Ở quê anh xóm nào, nhà nào cũng vậy, đời này qua đời khác ăn thế có sao đâu, trưa ăn thừa tối ăn lại, tối ăn thừa sáng sau ăn lại cũng chẳng thấy ai chết vì ngộ độc cả.”

“Người ở thôn anh hả? Đừng lấy mấy người ở thôn anh ra mà nói còn tốt hơn! Cả thôn anh đều là ví dụ điển hình của sự phản khoa học! Không phải bệnh này thì lại bệnh khác, tuổi thọ trung bình mới khoảng năm mươi mà cũng khoe.”

“Được, vậy anh không nói thôn anh nữa, thôn anh nghèo, lạc hậu, người nghèo thì không có quyền ăn quyền nói. Chúng ta lấy người giàu làm ví dụ nhé, Hàn Quốc, người Hàn Quốc giàu có đúng không? Thức ăn của người Hàn Quốc thì sao? Kim chi. Kim chi là món gì? Đều là các thành phần lên men, so với rau thừa thì có gì khác hả?”

Lúc đó, Tây không nghĩ ra được lời nào để bác lại, Quốc thấy vậy cười đắc ý, cầm đũa gắp một miếng thật to cho vào mồm. Tây bèn kéo Giai đi, nói là đi ra ngoài ăn. Đứng giữa hai vợ chồng Giai thực sự rất khó xử, đi không được mà ở lại cũng không xong.

“Cô ấy bảo em đi, em cứ đi đi! Quốc liếc nhìn Tây một cái rồi quay sang nói với Giai.

Giai cố dàn hoà thêm: “Anh cũng đừng bực quá! Nói thật trong chuyện này em thấy anh cũng không đúng mà.”

“Anh có gì không đúng?”

“Anh có thói quen sống của anh, Tây cũng có thói quen sống của Tây. Nếu quả thực kinh tế không mạnh, chúng ta cũng nên tiết kiệm chút, nhưng tình hình hiện nay của hai người đâu đến mức đó.”

“Vì thế nên cần lãng phí hả?”

Tây nói với Giai: “Anh ấy là thế đây, nói không lại là quay sang chủ đề khác.” Rồi quay sang nói với Quốc: “Nếu anh muốn biến dạ dày mình thành thùng rác thì cứ việc, còn em không thích!”

Giai lại khuyên: “Thôi, bạn nhịn một câu đi!”, rồi lại quay sang Quốc nói: “ Không phải em bảo anh nên lãng phí, anh nghĩ xem một người cả đời được ăn bao nhiêu bữa cơm chứ? Ăn một bữa bớt một bữa, vậy vì sao không tự hưởng thụ chút đi. Em nghĩ rằng nếu có điều kiện con người nên học cách hưởng thụ cuộc sống.”

Quốc vẫn cố nhét đầy mồm thức ăn thừa: “Hưởng thụ cuộc sống cần gì phải học? Đợi khi nào anh có nhiều tiền tiêu không xuể đã…”

Tây bực mình quá nói luôn: “… Đi ăn tào phớ đi, mua hai bát, ăn một bát đổ một bát!” Quốc tức quá chẳng nói nên lời. Giai nhân cơ hội này đứng dậy xin phép về, Tây vội đuổi theo sau.

“Giai à, bạn cho mình giải thích…”

“Không sao, không sao mà, chỉ là bữa cơm thôi mà.”

Giai vốn không định để Tây giải thích. Vì nếu để Tây giải thích, Tây sẽ phải nói sao đây? Về đến nhà, Tây lại quát ầm lên với Quốc: “Anh biết không, khó khăn lắm em mới mời được Giai đến đây ăn cơm. Em định nhân cơ hội này làm lành với nó, kết quả thì sao, đều là tại anh đấy!…”

Quốc chẳng nói gì, mặc cho Tây quát tháo. Trong lòng Quốc cũng thấy buồn vô cùng vì bộn bề hiểu lầm trong quan hệ giữa hai người đó.

Chị gái phải về quê ăn tết khiến Hàng thấy hơi tiếc. Không phải là vì Hàng xót chị, Hàng với Tây vẫn chưa làm lành từ chuyện của Giai. Điều khiến Hàng thấy tiếc là, họ, mà chủ yếu là Quốc, nếu không về quê ăn tết mà về nhà, thì ít nhất vấn đề cơm nước của cả nhà tết này đã được giải quyết, anh rể rất giỏi chuyện này mà. Nhà ăn ngày tết đâu có làm việc, bố mẹ Tây cũng đang đau đầu vì chuyện này, và cũng vì thế mà cãi nhau. Dù là tết, hàng ngày mẹ vẫn phải tới bệnh viện khám bệnh, về nhà chỉ mong được nghỉ ngơi. Còn bố thì không biết nấu nướng gì. Không phải bố không thử học, nhưng kết quả là thành công một nửa, mà không, đến “một nửa” cũng không nổi. Món ăn bố nấu thực sự rất khó ăn, lại còn làm loạn hết nhà bếp lên nữa, nồi niêu dao dĩa la liệt khắp bếp. Khắp mặt đất chẳng còn chỗ để đi, nấu cơm xong thì Hàng với mẹ lại phải đi theo dọn dẹp. Về khoản này Hàng phục anh rể vô cùng, cùng là đàn ông sao anh rể lại có thể làm được thế không biết? Nói ngay như chiều nay, hai vợ chồng anh chị về chào cả nhà, lúc về đã hơn 5 giờ, thế mà một mình anh vào bếp loáng cái 6 giờ đã xong đúng giờ cơm. Cơm canh đúng bốn món. Vào bếp xem không những không lộn xộn đồ nấu mà thậm chí còn gọn gàng hơn cả lúc trước khi anh rể vào. Hàng không biết nấu nướng và cũng không thích nấu, có lẽ đây là gen di truyền từ bố mẹ. Nhưng Hàng lại thích ăn ngon, có vẻ cũng được một nửa trình độ của chuyên gia ẩm thực. Đi ăn với bạn bè toàn do Hàng thử món ăn, Hàng thử món thì đúng là tiền nào của nấy. Cũng vì để thử nên Hàng được ăn vô số món ăn mà lẽ ra không dễ được ăn. Biết thử món kể ra cũng là cái tài.

Lúc này, anh rể đang rửa bát trong bếp để cả nhà ngồi nói chuyện ở phòng khách. Chị sắp đi rồi mà. Cho dù ở ngoài mẹ là một chuyên gia rất có uy, lời nói đầy trọng lượng, nhưng khi về đến nhà, bản năng “người mẹ” lại hiện hữu, mẹ tất bật suốt vì chuyện chị phải về quê. Tìm mua cả đống thuốc, dặn dò tỉ mỉ: Berberine, rất cần thiết, ăn uống cũng phải cẩn thận, phải giữ gìn vệ sinh. Viên sủi Vitamin C dùng khi mới bị cảm, nhưng nếu sốt thì phải tới bệnh viện, nếu không có bệnh viện thì phải tới trạm xá, xét nghiệm máu, truyền dịch. Dầu gió cũng cần mang theo, đến nhà chồng chẳng nhẽ không làm gì, điều kiện còn thiếu thốn, nếu tay bị lạnh thì bôi vào…

Hàng nghe mẹ dặn gạt đi: “Mẹ, chị về nhà chồng ăn tết mà, nghe mẹ nói như tiễn con đi trường chinh ý.”

Tây liếc nhìn vào bếp rồi khẽ dặn: “Nói bé thôi, đừng để anh rể nghe được!”

Mẹ Tây lại thở dài: “Đúng rồi. Họ quanh năm ngày tháng vất vả ở đó, con cũng nên về ăn tết, có vấn đề gì đâu. Chuẩn bị là chuẩn bị vậy, chứ cũng đừng có mà tiểu thư quá.”

Bố Tây quay vào bếp gọi lớn: “Quốc, ngày mai các con phải đi tàu hôm nay tranh thủ về nghỉ sớm đi. Cứ để đấy.”

Nghe thấy vậy, Quốc cười, nói vọng từ trong bếp ra là sắp thu dọn xong rồi. Mẹ Tây đưa ra một giỏ mứt hoa quả bảo đây là Hàng mua về nhà “đem về chia cho bọn trẻ con. Nhà đấy nhiều trẻ con.” Tây lập tức nhận, kêu nhiều thế rồi đặt xuống đất chẳng buồn xem. Mẹ Tây chau mày nhìn Tây, rồi lại mang ra một túi to khác: “Đây là số quần áo ở nhà không mặc hết, đều khá mới cả đấy.” Tây luôn miệng từ chối: nhiều quá, không mang hết được! Còn Quốc vội cúi xuống nhận túi đồ: “Con cảm ơn”. Tây đần cả mặt chẳng biết nói gì. Mẹ Tây nhìn Tây rồi lại quay sang nói với con trai: “Hàng! Con tiễn anh chị đi” Hàng nói: “Không cần thế, mai con tiễn anh chị ra bến xe mang ra luôn thể. Giờ con không muốn đi, cả ngày nay bận rộn suốt ở công trường rồi.”

Quốc vội nói: “Không cần đâu, có tí đồ thế này không cần phải chở. Những đồ này tối nay con mang về luôn, còn phải đóng gói nữa.”

Tây nói: “Nhưng ngày mai em nhất định đưa anh chị đi nhé! Em phải đi đấy, nếu không anh chị không đi nổi đâu. Số đồ đạc của anh chị đủ để mở một siêu thị nhỏ đấy!”.

Taxi đỗ tại khu đô thị, Tây và Quốc dỡ đồ xuống xe, phân công Quốc dỡ đồ còn Tây đứng trông đồ, chỉ trông thôi đã khó chịu.

“Mãi mới được nghỉ tết mà còn mệt hơn cả đi làm. Lê từng bước nặng nhọc trên chặng đường dài hết tàu hoả lại ô tô, cái này không phải là đón tết mà là qua cửa ải. Đúng là qua cửa ải nhận tội, hơn nữa là tiêu tiền để mua tội.” Quốc chẳng nói gì, mặc cho Tây lải nhải. Thực tế Quốc đã được lợi thì trong lời nói cũng phải nhường Tây chút chứ. Nếu không như vậy thì quan hệ vợ chồng sao cân bằng được. Tây vẫn tiếp tục lải nhải: “Anh nói xem, chính phủ vẫn nói nước ta đang hội nhập mọi nơi, sao không hội nhập luôn cái phong tục tết này đi. Như nước Mỹ ấy, bố mẹ nuôi con đến mười tám tuổi, sau đó bye bye, chẳng ai nợ ai nữa. Nếu nhớ thì tới thăm nhau, có việc thì ai nấy lo. Sẽ chẳng có ai vì những chuyện thế này mà trách người ta không có tình người, là bất hiếu… Ngày xưa còn tốt hơn bây giờ, ngày xưa còn tuyên dương “con có hiếu”, con cái mà có hiếu với cha mẹ được tuyên dương làm quan. Còn chúng ta bây giờ thì sao, cả hai đều không được! Bây giờ, hiện đại thì chẳng bằng Mỹ, mà truyền thống thì chẳng được như xưa…”

Quốc vẫn chẳng nói gì, nên Tây nói chỉ để mình nghe. Giờ Quốc áp dụng chính sách “không nói”.

Ngày hôm ấy, Hàng lái xe đưa anh chị ra bến xe, cốp phía sau chất đầy hành lý, vẫn còn một ít không nhét hết nên để ở ghế sau xe. Suốt đường đèn đỏ, đi mãi mới được nửa đường, đột nhiên Tây hét to lên là quên chứng minh thư ở trong ngăn kéo bàn ở cơ quan. Hai vợ chồng mua vé giường nằm, mà vé giường nằm thì cần phải có chứng minh thư. Mà cho dù không phải kiểm tra thì cũng nên mang theo chứng minh thư bên mình để phòng nhỡ may xảy ra chuyện gì. Việc này giờ chỉ có thể nhờ Giai, vì lúc này chỉ còn có trực ban là Giai ở lại công ty. Nhưng làm sao có thể nhờ người ta đây? Trước đây cũng rất thân nhau, nếu bữa cơm mời tối hôm qua mà thành công, thì hôm nay cũng dễ mở lới. Cứ nghĩ tới là lại thấy giận Quốc.

“Đều tại anh cả.”

“Ơ, em quên chứng minh thư sao lại đổ lên đầu anh.”

“Nếu không vì đống thức ăn thừa tối qua của anh, thì hôm nay em có thể đã nhờ Giai được.”

“Em nghĩ là Giai xấu tính như em hả?… Mau lên, gọi cho Giai đi.”

Hàng đang ngồi lái xe phía trước nghe vậy chẳng nói câu nào, cũng không hề biểu lộ thái độ gì. Thực ra, ngoài việc Tây ngại nhờ Giai giúp còn có một lý do khác nữa là không muốn Giai gặp mặt Hàng. Đương nhiên Hàng hiểu điều này, nên mới không nói lời nào. Trong lòng không muốn gây chuyện với chị gái nữa, Hàng bây giờ cũng đã quyết định lựa chọn lại, tết này, Hàng đồng ý xem mặt con một đồng nghiệp của mẹ ở cơ quan do mẹ giới thiệu. Hàng cũng đã từng quen biết sơ sơ cô gái đó. Mẹ muốn hai người tìm hiểu nhau kỹ hơn, chủ định tết này tới nhà cô gái đó thăm bố mẹ cô.

Chẳng còn cách nào khác, Tây đành đồng ý trơ mặt ra gọi điện nhờ Giai. Giai nhận lời ngay tức khắc là sẽ mang thẳng đến bến xe cho Tây, và hẹn gặp nhau ở trạm bán vé. Lúc đến sẽ liên lạc bằng điện thoại. Bấy giờ Tây mới thở phào nhẹ nhõm.

Bến xe đông nghịt người, đâu đâu cũng thấy nhân viên an ninh đang giữ trật tự, loa phát thanh liên tục nhắc nhở mọi người bảo quản hành lý. Mọi người đi theo hàng dọc. Tây đeo ba lô của mình, tay kéo một chiếc va ly, Hàng cũng xách một chiếc va ly. Còn Quốc vác một chiếc túi rất to trên lưng, chiếc túi nặng đến mức oằn cả bên lưng, bên tay kia xách một chiếc túi khác cũng to chẳng kém, trông như bị khổ sai, còn đâu là hình ảnh của một nam tử hán đầy anh tú. Trông chẳng khác nào một dân công! Khiến Tây rất xót xa. Tây chẳng dám nhìn Quốc, mắt không nhìn nhưng lòng cũng chẳng yên.

Giai đã có mặt ở trạm bán vé, đang ngó nghiêng bốn phía. Tự nhiên mắt Giai sáng lên, Giai nhìn thấy Hàng đang đi cùng vợ chồng Tây. Giai không ngờ Hàng cũng ở đây. Giai giơ tay khua vẫy và lớn tiếng gọi, trong tiếng gọi ấy tràn đầy niềm hân hoan. Kể từ sau khi quyết định chia tay, đây là lần đầu tiên Giai và Hàng gặp nhau. Vì bản thân nghĩ chuyện này thế là kết thúc nhưng thật không ngờ gặp nhau rồi Giai mới nhận ra tất cả vẫn chưa hết, vẫn như khi xưa ấy. Giai là vậy, và cũng cảm nhận được rằng Hàng cũng như mình. Để tránh nghi ngờ, Giai chỉ nhìn Tây không nhìn sang Hàng, đồng thời cố hỏi lảng sang chuyện khác: “Mang gì mà nhiều thế!?

Tây nói: “Đấy, ai mà biết thì đó là áo gấm về quê, ai không biết thì bảo đây là chạy loạn.”

Hàng và Giai nghe vậy mỗi người ngoảnh mặt sang một bên, chỉ sợ cười ồ lên trước mặt mọi người. Lúc ấy mà cười thì chẳng khác nào đổ dầu vào lửa. Lúc đó, mặt Quốc đã đanh lại như đá. Hàng đặt hành lý xuống chạy đi mua vé tiễn, Giai nhờ mua thêm một chiếc nữa vì thêm người tiễn thêm vui. Khôn ngờ họ mang nhiều đồ thế, biết vậy mua vé tiễn sớm hơn không. Tết đến bến xe Bắc Kinh rất đông người, chen lấn xô đẩy. Lý do này rất xác đáng, nhưng cả Giai và Hàng đều hiểu rõ rằng nguyên nhân thực sự là cả hai đều không muốn chia tay nhau ở đây.

Tất cả đã vào đến bến đợi, ở đây vắng hơn phòng chờ bên ngoài nhiều. Không chỉ ít người hơn mà vào trong này trong lòng cũng thấy thoải mái hơn. Nhân dịp này, Giai thông báo cho Tây là có một tác giả gọi điện tới tìm Tây, Tây phẩy tay dặn: nếu là tìm mình, bảo với họ là sau tết sẽ gặp nhau. Nghiễm nhiên là “Phong tiêu tiêu hề dịch thuỷ hàn (1)!” Giai và Hàng lại không thể nhịn nổi cười, ánh mắt bắt gặp nhau, cảm xúc cũng như khẽ giao thoa. Tây như cảm nhận được điều gì đó liền ngước lên nhìn hai người. Giai vội vờ như không có việc gì dặn dò Tây: “Nhớ là có tất cả sáu túi hành lý nhé. Kinh nghiệm của mình là ra khỏi nhà mà không nhớ mang theo những hành lý nào là không được, phải đếm từng cái, đến lúc đếm từng cái, thiếu một cái rồi mới nhớ xem thiếu cái gì, có thế mới không bị mất.”

Nghe Giai nói vậy, Hàng như cảm thấy cái gì đó thân thương quen thuộc bao quanh. Đó chính là sự cẩn thận và tự lập của Giai. Ngay sau đó, Hàng so sánh người con gái mà mẹ giới thiệu với mình, Hàng nhận thấy ở cô gái đó cái gì cũng tốt, đó là chỉ ngoại hình, về ngoại hình đó là “cô gái đẹp nhất”. Song càng nhiều tuổi hơn, Hàng càng hiểu rõ bản thân mình cần điều gì. Cô gái ấy ngoài ngoại hình đẹp ra, các phương diện khác đều thiếu, thậm chí có điều còn khiến người ta khó chịu. Ví dụ như, hai người mới gặp mặt nhau chưa lâu, vẫn chưa đâu vào đâu, đã bắt phải phục vụ cô ta. Nào là mua vé máy bay, mua đồ cho nhà cô ta, nghe qua thì đều bắt Hàng phải trả tiền. Cái này thật quá đáng, cô ta nghĩ mình là ai chứ, là công chúa Tarandot (2) chắc? Mọi đàn ông đều tình nguyện móc ví tiền ra dâng lên cho cô ta chắc? Loại con gái này thật phiền toái, chút thiện cảm cơ bản cũng không có, lấy đâu ra sự tự lập của một người có tri thức mà Giai có chứ. Lúc này khi nghe Giai và chị mình nói chuyện, Hàng có thể khẳng định rằng, câu nói sau đó của anh rể chính là một lời cảm ơn, một lời cảm ơn được thốt ra thật chân thành và sâu sắc: “Em xem Giai đó, cùng là phụ nữ với nhau cô ấy hơn em bao nhiêu. Em thì, ra khỏi nhà mà đến CMT cũng quên.”

Sợ Tây không vui, Giai vội nói: “Sao em so được với Tây chứ. Tây có ông xã yêu chiều thế kia.”

Tây đáp trả luôn: “Là bạn không muốn để người ta chiều thôi, chứ bạn muốn được người chiều chẳng quá dễ ý chứ.” Cũng chỉ là câu nói tốt, là câu nói tán dương hóm hỉnh, nhưng không ngờ tác dụng ngược lại, câu nói ấy đã chạm tới nỗi đau của Giai. Tất cả mọi người ở đó, kể cả Giai đều nghĩ ngay tới Khải Đoạn. Tây vội chuyển câu chuyện sang đề tài khác, nhưng đã muộn rồi, nét mặt Giai đã biến đổi. Thời gian còn lại, Giai chẳng nói câu nào nữa.

Tiễn hai vợ chồng Tây lên xe, Hàng lái xe đưa Giai về. Trên đường về, hai người hầu như chẳng nói lời nào. Những xúc cảm lúc mới gặp nhau khi nãy vẫn còn, nhưng Khải Đoạn như đám mây đen chen vào giữa họ. Về phía Hàng, nguyên nhân khiến Hàng quyết định chia tay Giai đâu phải vì bố mẹ, mà chính là vì Khải Đoạn. Bố mẹ và chị đã nói rằng: Giai bỏ Đoạn chỉ vì anh ta không chịu cưới Giai. Khi sắp về đến nhà xuất bản, Hàng mở miệng nói nhưng ánh mắt hướng về phía trước chẳng dám nhìn Giai:

“Giai à, nếu giờ đây Khải Đoạn đã ly hôn và đề nghị kết hôn với em, em có đồng ý không?”

“Anh đoán xem?”

“Anh không biết.”

Giai mỉm cười lạnh lùng, cũng không trả lời thêm, chỉ nói hai tiếng cảm ơn khi xuống khỏi xe sau khi Hàng đã đưa Giai đến tận cơ quan.

Giai bước về phía toà nhà, lên mấy bậc cầu thang. Cầu thang rộng thênh thang, hàng ngày nơi đây luôn tấp nập người qua lại. Vậy mà lúc này chỉ còn mỗi Giai ở đây. Bóng Giai lả dưới ánh nắng chiều nghiêng nghiêng trên bậc thang, mỗi bước Giai đi lên, cái bóng ấy cũng di chuyển lên theo. Gió thổi tóc Giai bay bay, giống như một lá cờ đang bay, lá cờ ấy như bao lá cờ khác chỉ chờ gió to lập tức bay cao mạnh mẽ trong dáng vẻ mềm mại.

“Giai!” Lúc ấy Giai đã bước tới bậc cuối cùng của cầu thang chợt nghe tiếng Hàng gọi sau lưng. Giai quay đầu lại, Hàng nói:

“Đến giờ rồi, ăn cơm nhé!”

“Tối nay em có việc rồi.”

“Việc gì?”

“Mua đồ. Mua đồ ăn chứ. Một mình ăn tết cũng phải cho ra tết chứ. Thậm chí là một mình ăn tết càng phải hoành tráng.”

Nói xong Giai đi luôn, biến mất sau cánh cửa kính to…

(1) Câu thơ trong bài “Dịch thuỷ tống biệt” của Lạc Tân Vương. Phong tiêu tiêu hề dịch thuỷ hàn, Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn.

Tạm dịch là: Gió hiu hiu nước sông Dịch lạnh; Tráng sĩ ra đi không trở lại.

(2) Nhân vật công chúa trong tác phẩm kịch nổi tiếng của nhà văn Ý – Carlo Gozzi.

Chương 10

Buổi chiều đầu tiên, Tây gọi điện về chúc tết bố mẹ. Lúc đó mẹ mới từ bệnh viện trở về, bố Tây bắt máy. Biết là Tây gọi về, mẹ vội thay giày rồi nói với chồng: “Anh hỏi nó xem, có chịu được lạnh không?… Mà thôi, để em nói với con!” Nhưng mẹ chưa kịp nghe máy, đầu dây bên kia Tây đã dập máy bảo rằng có việc phải làm, nghe có vẻ rất bận rộn. Đặt máy xuống, mẹ liền hỏi bố về tình hình của Tây, nhưng bố nói rằng Tây chỉ nói được vài câu, nghe giọng có vẻ bị cảm, mũi nghẹt nghẹt. Mẹ Tây lập tức lo lắng định gọi điện hỏi thăm con nhưng bố Tây đã kịp ngăn lại. Bố nói Tây hiện giờ nhất định đang bận lắm, nếu không đã chẳng vừa nói vừa vội vội vàng vàng gác máy thế. Hiện giờ Tây đang ở nhà chồng để làm tròn nghĩa vụ con dâu với tam cương ngũ thường, vì thế tất nhiên có nhiều chuyện không được tiện và không theo ý mình được, họ phải bỏ qua nhiều cái. Lúc bấy giờ mẹ Tây mới bình tĩnh hơn.

Mẹ Tây lo lắng quả không thừa. Tây thực sự đã bị cảm, bị từ trước khi về đến nhà. Xuống tàu, hai vợ chồng lại phải đi ô tô một chặng xa, sau đó còn phải đứng ven đường chờ xe công nông. Tây bị cảm lúc đó. Cho dù lúc trước đã chuẩn bị rất kỹ, tâm lý cũng chuẩn bị sẵn sàng nhưng trước cái rét của vùng sơn cước, mọi sự chuẩn bị đều không ăn thua. Gió thổi không mạnh nhưng sắc lạnh kinh người, như thể đâm xuyên cả lớp áo, thấm vào tận da thịt, cái lạnh ấy khiến Tây khóc chẳng ra nước mắt. Mãi mới đợi được xe công nông qua, vì cứ đứng thế chẳng làm gì nên càng lạnh hơn, thêm vào đó, xe đi rất nhanh

khiến cái lạnh như thấm hẳn vào xương tủy. Quốc dang rộng áo khoác ôm Tây vào trong lòng. Ngả mình trong lòng Quốc, Tây tâm sự về điều khiến Tây sợ hơn cả cái lạnh của thời tiết. Càng về gần nhà, nỗi sợ hãi càng khắc sâu hơn.

“Anh Quốc, nếu mọi người hỏi về con cái làm thế nào?”

“Anh nhất định sẽ không nói là em có vấn đề đâu.”

“… Anh phải nói là anh có vấn đề đấy! Khó sinh, chất lượng tinh trùng không cao, hoặc số lượng hơi ít, tùy anh!”

“Anh đã nói với mọi người là em chưa muốn có con…”

“Anh nói lại với mọi người, anh sợ nói thế làm mọi người đau lòng hả. Đúng là đứa con ngoan, khó sinh con, chắc bố mẹ đau lòng lắm đây. Anh sợ bố mẹ đau lòng nên mới đổ trách nhiệm lên đầu em đúng không? Thực ra em cũng muốn có con chứ, rất rất muốn đằng khác…” Tây vừa nói câu này đi vừa ngoảnh mặt đi cười, không biết tự khi nào nước mắt đã trào ra, đành vội giấu mặt đi, lời nói cũng chẳng thành câu.

Mắt Quốc cũng đỏ, Quốc ôm chặt Tây hơn: “Anh nói anh làm sao cũng được! Là thái giám hay là pê đê cũng được! Nhưng vấn đề là phải làm cho mọi người tin cơ. Em nghĩ xem, nếu anh mắc chứng khó sinh thì làm sao em mang thai được.”

Tây rúc mặt vào sâu hơn trong lòng Quốc, cũng không nói thêm lời nào nữa, nước mắt cứ chầm chậm lăn. Tây không muốn Quốc biết mình đang khóc, Tây biết Quốc cũng rất khó chấp nhận chuyện này… Xe công nông tiến vào đến trong thôn, sắp đến nhà rồi, Quốc khó khăn lắm mới mở miệng nói: “Tây à, về đến nhà rồi, em giữ cho anh chút thể diện nhé?”

Tây lập tức gật đầu khiến Quốc càng thêm đau lòng. Cùng chịu khổ với Quốc đến vậy, tới lúc quyết định này vẫn quan tâm tới Quốc. Nhưng Tây đâu biết rằng lần này Quốc nói thế là vì Tây, là để cả nhà có ấn tượng tốt hơn đối với Tây. Quốc có dự cảm rằng có thể Tây không thể sinh con được nữa. Quốc không băn khoăn về chuyện này. Nhưng gia đình Quốc thì khác. Nếu như vì đứa con mà cả nhà bắt Quốc bỏ Tây… Không được, bất luận thế nào cũng không để mọi người nói ra câu đó, kể từ giờ trở đi Quốc phải làm việc vì chuyện này. Nói thật, tết này Quốc cũng không muốn về nhà, Quốc muốn tranh thủ thời gian làm thêm, công việc bị đình trệ quá nhiều rồi. Nhưng sau cùng Quốc vẫn quyết định về là vì Tây. Vì nếu Quốc nói không muốn về cả nhà sẽ không tin, sẽ cho rằng chính Tây không muốn về. Lần trước khi biết bị sảy thai, bố đã nửa úp nửa mở nói rằng: con dâu như thế này không cần cũng được, đổi cũng được: “Quốc à, nghe qua thấy con lấy được vợ Bắc Kinh có vẻ oai lắm, sang lắm, nhưng với bố chẳng qua nó vẫn chỉ là để ngắm chứ chẳng thể dùng. Không kiếm được nhiều tiền, cũng chẳng muốn sinh con, sớm biết nó thế bố mẹ cũng chẳng cưới nó cho con làm gì. Chẳng thà cưới người như chị dâu con ý, thật thà, chăm chỉ, về nhà là nấu cơm, ra khỏi nhà là đi cấy, bảo sinh con là sinh luôn! Chị dâu con cái gì cũng nghe lời chồng, chẳng dám nói to với chồng bao giờ! Anh con bảo một nó cấm dám nói hai, anh con có bảo trứng vuông nó cũng không dám cãi là tròn!” Tuy không nói trực tiếp nói là nên bỏ Tây, nhưng những lời này sao Quốc có thể nói lại với Tây chứ, nói ra lại thêm chuyện. Theo tính cách của Tây nhất định sẽ đòi ly hôn! Nhưng Tây thì có thực sự muốn ly hôn đâu chứ. Vì mọi người, vì Tây, vì cái gia đình khó khăn lắm mới hình thành này Quốc đành tự ôm trọn những tâm sự này trong lòng…

Vừa về đến nhà, bố mẹ chồng đã xa gần đề cập đến chuyện đứa bé, nói bao nhiêu là điều nhưng tựu chung lại vẫn là muốn khẳng định hương hỏa nhà họ Hà có tuyệt tự hay không đều phụ thuộc vào Tây cả. Tây chỉ biết gật đầu nói vâng, trong lòng chôn chặt một bí mật lớn không dám hé răng nửa lời. Nếu bố mẹ Quốc biết Tây không thể sinh con nhất định sẽ bắt con trai bỏ vợ. Mà Quốc thì vẫn là đứa con hiếu thảo không bao giờ cãi lời bố mẹ. Tây cũng thực sự không chịu

chịu nổi chuyện này! Tây không thể mất Quốc! Cũng vì thế Tây cố gắng làm việc, cố gắng thể hiện mình như để bù đắp. Ngày ngày dậy sớm cùng chị dâu chuẩn bị cơm cho cả nhà, ăn xong lại rửa bát dọn dẹp nhà cửa. Xong xuôi lại vào chuẩn bị cơm chiều, ăn xong lại rửa một đống bát to tướng, không để chị dâu phải mó tay, vì chị đã phải nấu cơm lại phải trông hai đứa con nhỏ. Sau đó lại còn bát đĩa ăn sau bữa tối nữa chứ. Một ngày ba bữa vẫn chỉ được coi là công việc thường ngày, công việc thêm ngoài so với việc hàng ngày cũng chẳng nhiều hơn là mấy. Ví dụ như bạn bè tới chúc tết khiến hai chị em dâu bận cả ngày. Hôm đó Tây cũng vội vội vàng vàng gọi điện chúc tết bố mẹ là vì nhà Quốc có khách tới, Tây phải ra rót trà tiếp khách.

Ban đầu, Tây chỉ bị chảy nước mũi vì cảm, sau đó hơi sốt. Không muốn để Quốc biết, cũng chẳng muốn để ai biết Tây lén uống thuốc mẹ đưa cho trước khi đi. Mẹ bảo uống một viên Tây uống hẳn hai viên, hi vọng có thể chặn bệnh lại. Nhưng không được, đầu đau nhức, xương cốt ê ẩm, Tây vẫn cắn răng chịu đựng, cũng không quá bảy ngày mà. Nhưng có nhịn cũng chẳng nhịn nổi? Không (sự thực là không thể) sinh con cho họ, lại không thể làm việc, nếu là Tây chắc cũng bỏ luôn ý chứ! Nhưng cuối cùng thì sao, không thể chịu đựng được hơn. Không phải vì khổ quá mà vì tủi thân, hơn nữa lại chính là Quốc khiến Tây cảm thấy tủi thân.

Mọi chuyện xảy ra vào một buổi chiều, Tây và chị dâu bận bịu suốt buổi để làm cơm cho mười ba người ăn, cơm nước xong xuôi, khách đã ngồi vào mâm Tây tranh thủ nghỉ ngơi một lát nên vào phòng ngủ ngả lưng. Vì thuốc cảm thường có thuốc ngủ trong đó nên Tây mơ màng ngủ, ngủ đến mức chửng còn nhớ ra ai, và cả nhà đã ăn xong khi nào. Mọi người ăn xong, uống trà hút thuốc, Tây cũng chẳng hay biết chứ đừng nói là biết đi ra chào. Có lẽ lúc đó bố mẹ chồng có gì đó không bằng lòng với Tây, vì nhà đông khách mà chỉ thấy mỗi chị dâu cả bận rộn còn Tây lại trốn vào phòng nằm ngủ, liệu có nghe được không? Buổi chiều, lúc tiễn khách ra về ai ai cũng nhìn thấy một đống bát to chưa ai rửa nên bố Quốc đánh tiếng: “Chỗ này là từ sáng mà, bát đũa buổi sáng sao đến tối vẫn chưa rửa hả?” Không ai lên tiếng. Bố lại nói tiếp: “Cái Tây đâu?”

Quốc vội đáp: “Để con đi gọi!” Vội vàng chạy về trước cửa phòng, mở cửa bước vào, Quốc khẽ rít lên: “Tâyyyyy, sao vẫn chưa rửa bát hả?”

“Em thấy hơi lạnh…” Lúc đó Tây cảm thấy rất không khỏe, không phải chỉ là cảm xoàng, mà là cảm nặng, sốt cao, toàn thân lạnh toát, răng va vào nhau.

Vẫn còn khách khứa nhưng bố mẹ đã đứng ngay phía sau Quốc, Quốc trợn mắt quát Tây: “Lạnh? Mùa đông chẳng nhẽ lại không lạnh? Không lạnh có còn gọi là mùa đông không? Mau, đi rửa bát đi!… Mọi người tới nhà bác cả ở thôn Đông đây, mọi người sẽ ăn cơm ở đó luôn, em rửa bát xong rồi đi tới đó sau!” Quốc đành phải nói với Tây với thái độ như thế. Vì bố mẹ vốn không ưa con dâu này. Nếu Quốc không nói thế, bố mẹ càng không vui với hai vợ chồng mà đặc biệt là với Tây. Quốc nói xong liền đi cùng bố mẹ và họ hàng, chỉ còn mỗi Tây ở nhà. Tây cố hết sức gượng dậy ra rửa bát, từng cái từng cái một, động tác rệu rã, cảm giác mệt mỏi, cái mệt lên đến tột cùng. Rửa hết đống bát to như hòn núi nhỏ ấy, Tây thu dọn qua loa đồ đạc của mình, xách đi, ra khỏi nhà mà không hề ngoảnh lại. Nếu Tây hiểu được những khó xử và đau xót khi Quốc hành xử như vậy, có lẽ đã không bỏ đi, nhưng Tây đâu có hiểu. Tuy thế vẫn còn một khả năng nữa là: dù có biết, theo phán đoán của Quốc, Tây càng quyết tâm bỏ nhà đi sớm hơn!

Sau bữa tối, Hàng ăn cơm xong liền chui vào phòng mình, lang thang trên mạng, vừa hay gặp hai blog đang tranh luận với nhau nên tìm thấy được chút niềm vui của một quan sát viên, để vào được blog đó cũng đơn giản thôi, cố tình thêm dầu vào lửa, kích bên này lại chọc bên kia, không có quan điểm cũng chẳng có lập trường gì, Hàng tham gia vào cũng chỉ là gia nhập cái thế giới ảo ồn ào này để quên đi sự lạnh lẽo trong thế giới thực mà thôi. Hàng vốn đã đồng ý đi gặp mặt cô gái mà mẹ giới thiệu nhưng sau khi gặp Giai rồi Hàng liền thay đổi ý định. Nhưng Hàng cũng nhận ra rằng chuyện giữa mình và Giai là không thể, vì dù Hàng có bất chấp tất cả đi chăng nữa thì Giai cũng sẽ không làm vậy. Lòng tự tôn của Giai quá lớn, nếu không đó đã không phải là Giai. Để không phải đi gặp cô gái kia theo kế hoạch, mẹ đã phải mất mặt đứng ra nói chuyện. Bên ngoài Hàng tỏ ra là chẳng biết đi đâu đành ở nhà, chui vào phòng mình. Đương nhiên bố mẹ đều cảm thấy được sự oán giận của cậu con trai, mấy lần bố gõ cửa phòng khuyên con, may là lúc ấy mẹ Hàng chưa về, nhưng Hàng chắc chắn rằng ở bên ngoài bố mẹ đang ngồi yên lặng, và dù miệng thì chẳng nói gì song trong lòng ai nấy đều đang nghĩ không biết con trai bị làm sao? Những giây phút ấy, Hàng cũng thấy đau lòng, bởi tình yêu của bố mẹ quá nặng trọng trách. Tâm trạng bạn đã không vui, lại càng không vui vì cảm nhận được sự bất an của bố mẹ đang lo cho mình, liệu như vậy có thấy chút trọng trách nào không? Có bố mẹ trước mặt, thậm chí bạn còn chẳng có quyền được tự do sống với cảm xúc của mình. Giá mà có chị gái ở nhà thì tốt, chị sẽ giúp gánh bớt trọng trách với tình yêu của bố mẹ cho con cái. Tiếc là năm ngày nữa chị mới về.

Chuông cửa vang lên. Hàng chẳng hề bận tâm, hai tay vẫn liên tiếp gõ bàn phím. Những ngày này nếu có khách chắc cũng chẳng tìm Hàng đâu. Bình thường, vào ngày thường đồng nghiệp còn chẳng tới tìm Hàng nữa là. Vì đây đâu phải nhà của Hàng, Hàng đã 27 tuổi rồi, đã đến tuổi sống riêng và gia đình riêng của mình. Dù là chưa kết hôn thì cũng nên sống riêng. Sở dĩ Hàng chưa sống riêng vì một là gia đình cũng có điều kiện, hai là bố mẹ cũng khá thoáng song vào thời điểm này Hàng đang nghĩ tới việc nên thuê nhà riêng hay vay tiền mua nhà. Ý nghĩ này vừa lóe ra lập tức thôi thúc Hàng thực hiện, trên mạng lưới internet không có giới hạn, Hàng gõ Google, chuẩn bị tìm một vài thông tin về nhà cửa. Cũng chính lúc ấy, Hàng nghe từ bên ngoài một giọng nói khiến Hàng không khỏi ngạc nhiên: “Bố! Mẹ!” Là chị! Giờ này đã về rồi sao? Anh Quốc đâu, cũng về luôn hả? Hàng lập tức đứng dậy mở cửa đi ra!

Quả nhiên là chị! Mặt mũi bẩn thỉu như thể mấy ngày liền chưa rửa, tóc cũng vậy, bẩn đến mức bết lại. Bố mẹ tất nhiên cũng đang rất ngạc nhiên, vây lấy Tây hỏi han đủ chuyện, Tây chẳng trả lời câu nào, mà cũng trả lời không xuể, chỉ vứt bà lô lên sàn nhà rồi nói “Bố mẹ à, để lát nữa con kể sau, giờ con đi tắm cái đã!”, sau đó vào thẳng phòng tắm.

Quốc không về cùng.

Cả ba cùng cảm thấy có gì đó không hay, mà cũng chẳng biết có gì đó không hay, chỉ biết nhìn nhau không hỏi không đáp lời nào. Mẹ Tây thở dài, quay lưng đi vào phòng Tây. Lát sau, mẹ tìm được chiếc khăn tắm mang vào phòng tắm cho Tây. Bố và Hàng đợi bên ngoài, hi vọng lúc mẹ ra sẽ cho hai người được một đáp án. Rất nhanh sau đó, mẹ Tây đi ra, nhanh quá cũng không tốt vì đương nhiên là không có đáp án gì rồi. Từ phòng tắm bước ra, mẹ đi vào thẳng bếp nấu ăn cho con. Đùng là đàn bà, những lúc khẩn cấp vẫn có hành động thiết thực hơn.

Mẹ nấu mỳ cho Tây, nước sôi, hấp trứng, cho gia vị, sau đó cho thêm dầu ăn và dầu thơm. Có lẽ mẹ nghĩ lúc này Tây nên ăn gì đó nhẹ nhàng, có nước suýt xoa.

Không ngờ Tây cũng chẳng ăn. Tắm xong, Tây đi thẳng vào phòng, vừa đi vừa nói: “Mẹ, bây giờ con chẳng muốn ăn gì hết. Con không đói. Con muốn đi nằm. Cả người con mỏi nhừ.”

Mẹ Tây đưa tay sờ trán con và nhận thấy con gái đang sốt cao. Mẹ vội vàng đi lấy cặp nhiệt độ, năm phút sau, vạch thủy ngân chỉ 40.2oC! Mẹ Tây vội hỏi tình hình của con gái, tất nhiên lần này là hỏi như một bác sỹ, sau đó quyết định không cần tới bệnh viện, ở nhà trị bệnh cảm là được. Uống thuốc, chườm mát, uống nhiều nước, sau đó đi ngủ.

Tây ngủ một mạch tới tám giờ hôm nay, tổng cộng là mười ba tiếng. Thức dậy, nhiệt độ cơ thể chỉ còn 37.5 oC. Tây ra nhiều mồ hôi nên chăn cũng ướt hết, trong nhà có bác sỹ quả thật rất tốt, nếu không thì sốt cao dưới trời rét thế này nếu giữa đêm không nhanh tới bệnh viện thì em rằng bệnh sẽ càng nặng hơn. Lúc này, mẹ đang dặn mọi người không được coi thường, sáng sớm nhiệt độ có thể giảm nhưng tối vẫn có thể tăng lên. Mẹ bảo Tây nên tranh thủ lúc khỏe tới bệnh viện xét nghiệm để chữa triệt để hơn. Tới gặp những chuyên gia đúng chuyên môn giỏi hơn cả mẹ Tây: kết quả xét nghiệm, số lượng bạch cầu hơi cao, trung tính cũng cao, có viêm, chỉ định điều trị kháng sinh. Sau đó, bác sỹ kê đơn, truyền nước, dù như vậy, tối đến nhiệt độ cơ thể Tây vẫn tăng lên 38.9oC. mẹ nói, tới khuya nghiệt độ có thể còn cao hơn, nhưng cũng dặn là không cần quá lo lắng vì đây là điều tất yếu trong quá trình điều trị. Tây nằm trên giường mà lòng ấp áp vô cùng vì có mẹ – một bác sỹ – chăm sóc, có bố lo lắng nước nôi, có cậu em chu đáo ra ra vào vào chạy độn chạy đáo mua cái này cái kia cho, niềm vui sướng như nâng bổng cơ thể Tây, như những ngọn gió nhẹ êm ái từ đâu thổi về. Gia đình thật là tuyệt! Bố mẹ thật là tuyệt! Được nằm trên chính chiếc giường của mình, trong phòng của mình và được cả nhà lo lắng chăm sóc cũng thật là tuyệt vời! Em trai mua về dưa và thuốc lợi tiểu hỗ trợ giảm nhiệt. Bổ dưa làm đôi, dùng thìa xúc từng miếng nhỏ giơ tay nhẹ hứng bón cho chị. Mẹ giúp Tây ngồi dậy, bố giúp Tây xếp đống chăn gối để tựa lưng. Tây ăn từng thìa dưa em trai đút, dưa đỏ hạt đen xốp mịn như cát ngọt lịm, chẳng giống như dưa hấu mùa đông. Tây đột nhiên bật khóc, những giọt nước mắt nóng hổi lã tã rơi trên thìa dưa. Giọt máu đào hơn ao nước lã cho dù em trai bình thường khắc khẩu với chị, nhưng những lúc thế này, tình thân vẫn trên hết!… Bố mẹ và Hàng đều nhìn Tây, không ai nói gì. Trong phòng chỉ còn nghe tiếng gió đang rít ngoài cửa sổ.

Đêm khuya, bố mẹ ngồi lặng đầu giường rất lâu không ngủ. Không phải bố mẹ đang lo cho bệnh tình của Tây, bệnh cũng không nặng. Mà cả hai đang lo chuyện khác. Hồi lâu sau, bố Tây thở dài: “Trời ạ, con bé bỏ đi thế này, tết này gia đình họ còn được vui vẻ không đây?”

“Đó là do họ mà! Nếu Tây không về mà cứ ở đó, sốt cao hơn, lại chịu rét, còn phải làm bao nhiêu là việc thế, hậu quả chẳng dám tưởng tượng, bị phong hàn hay đau tim là còn nhẹ đấy!”

“Là tôi lo hai đứa nó sau không biết phải thế nào đây!… Quốc làm thế là không đúng, nhưng Tây nó cứ thế bỏ về chẳng thưa chẳng gửi gì cũng là không được. Đối với những người ở nông thôn như họ, con trai mà không bảo được vợ thì sẽ là chuyện mất thể diện.”

“Thể diện! Thể diện quan trọng hay tính mạng quan trọng? Tây về là đúng! Nó có thể làm được đến thế cũng là có thành ý với gia đình đó lắm rồi! Đừng có mà chỉ nghĩ cho họ, sao ông không nghĩ cho chúng ta đi… Con gái chúng ta có phải là chiến lợi phẩm gì đâu chứ mà để thằng con trai hùng dũng nào đó đem về cống nạp cho thân tộc của nó. Nói thẳng ra, tôi không thích gia đình họ ở điểm này. Động cái là con dâu nhà ta, con dâu nhà ta! Ăn uống linh đình bắt con bé làm hết cái này cái nọ, càng nhiều người càng lắm chuyện, những lúc ấy họ nghĩ gì trong lòng, tôi đều hiểu cả, nào là: Con gái thành phố có gì là giỏi? Chẳng phải đã gả về làm dâu thôn họ Hà sao? Vậy thì phải nghe lời chúng ta thôi. Xin lỗi, lần này tôi thấy con gái không sai!”

“Thôi được rồi. Đừng giận dữ nữa.”

Mẹ Tây không nói nữa vì có nói cũng chẳng để làm gì, chẳng giải quyết được gì. Không nói ra miệng, nhưng trong lòng vẫn thấy đau xót: con gái yêu Quốc, vì thế nó đã không vì Quốc mà làm bao chuyện thế này!

“Tôi bảo này, bệnh của con Tây – ý tôi là bệnh sảy thai tái phát ý – liệu có chữa được không?”

Nghe chồng hỏi vậy, mẹ Tây cau mày bật thẳng dậy đi: Đây chính là chuyện mà mẹ Tây cũng không dám nghĩ, Tây cũng đã về nhà Quốc nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên Tây phải chịu thiệt thòi đến vậy, đó là vì sao? Vì Tây không thể sinh con nối dõi tông đường cho họ Hà! Với cái lỗi to đến thế, dù Tây có chịu thiệt thòi hơn nữa, Quốc cũng không dám ra mặt bênh Tây, càng yêu Tây bao nhiêu, Quốc càng chẳng dám bênh Tây sợ làm cho các bậc trưởng bối bực mình, lại quay sang chút giận lên đầu Quốc. Lúc ấy, bố Tây đang lo lắng chuyện này, chẳng khác nào sát thêm muối vào vết thương lòng!

Ba ngày nay, nhiệt độ cơ thể Tây đã ổn định hơn. Sau bữa tối chỉ còn 38.9oC. Mẹ Tây rút cặp nhiệt độ ra xem, tiện mồm nói: “Tây à, con vẫn nói rằng con không thích sinh con, đó không phải là cách sao.”

“Chỉ cần Quốc hiểu và đồng ý là được.”

“Đây cũng không phải chỉ là việc giữa con và Quốc. Hôn nhân vốn không phải là chuyện của hai người mà…”

“Có phải ý mẹ là, nếu cứ thế này, chúng con sẽ không tiếp tục được nữa đúng không?” Mẹ Tây do dự giây lát, rồi gật đầu. Trong lòng đau nhói nhưng miệng Tây vẫn cố nói cứng: “Vậy thì bỏ nhau là xong!”

“Đừng có mà hễ mở miệng là nói “bỏ”.”

“Mẹ, chẳng phải lần trước chính mẹ nói đấy sao, hoặc ly hôn với Quốc, hoặc cắt đứt quan hệ với bố mẹ.”

“Đấy là trước kia. Trước kia mẹ nói thế, ý là muốn con có thái độ tích cực hơn, giải quyết tốt mối quan hệ giữa con với Quốc và gia đình Quốc!”

Tây im lặng. Lát sau nói:”Mẹ, lúc đầu khi con cương quyết lấy Quốc, sao mẹ không cương quyết phản đối.”

“Con có nghe lời không?”

“Không ạ.”

Nghe câu trả lời đó, mẹ Tây bật cười. Mẹ thở dài rồi bảo Tây đi nghỉ sớm, bà kéo chăn cho Tây, tắt đèn rồi đóng cửa lại.

Điện thoại trong phòng khách reo lên. Mẹ Tây tiện tay bắt máy, vừa mới nói tiếng “alô” đã nghe tiếng con gái mở cửa từ phía sau lưng. Tây mặc nguyên áo ngủ chạy lại luôn miệng hỏi là ai gọi tới. “Là bác sỹ trực ban của khoa gọi tới hỏi về thuốc uống cho bệnh nhân giường số 38.” Mẹ Tây vừa nói chuyện điện thoại, vừa nháy mắt ra hiệu Tây đi về phòng nằm, trong lòng man mác nỗi buồn vì con gái. Mẹ biết con gái đang chờ điện thoại của ai, suốt mấy ngày liền Tây luôn đau đáu câu hỏi này: vợ bỏ về không lời từ biệt, vì sao Quốc chẳng thèm gọi điện lấy một lần? Thực ra mà nói, về phía mẹ Tây bà không có gì là không ưng chàng rể này, thậm chí bố Tây còn khá quý Quốc. Bà nghĩ tới con rể cũng chỉ là vì nỗi nhớ chồng của con gái. Vừa gác máy xuống, bố Tây đang đọc báo chợt ngửng lên hỏi: “Sao chẳng thấy thằng Quốc gọi điện tới nhỉ?”

Mẹ Tây rất phiền lòng, vì nhiều chuyện khác nhau: ví như chuyện Quốc vì sao chẳng chịu gọi điện tới, hay như bệnh sảy thai tái phát của Tây. Cả nhà biết chuyện là được, sao cứ phải chia tay? Vấn đề không giải quyết được càng tăng thêm phiền não! Mẹ đành rắn mặt mà đáp rằng “Tôi có là thằng Quốc đâu mà ông hỏi tôi”, sau đó bà cũng vào phòng để mặc bố Tây đọc báo một mình ở phòng khách.

Hôm nay, Tây đã hoàn toàn khỏe lại, đúng là tuổi trẻ có khác. Theo ý của mẹ là Tây nên nằm nghỉ thêm ngày nữa, nhưng đã khỏe rồi sao Tây có thể nằm thêm trên giường được chứ? Chiều nay mẹ phải đi trực phòng bệnh, mẹ vừa ra khỏi nhà Tây liền ra khỏi giường đi loanh quanh trong nhà. Bố thì đi chợ, Hàng thì nhốt mình trong phòng chẳng biết đang làm gì, đúng là căn bệnh của người trẻ tuổi độc thân. Đi lại mệt rồi, Tây ngồi xem ti vi, bật một lượt các kênh nhưng chẳng có gì hay ho, Tây đành lên giường đi ngủ. Không cần phải bận tâm tới một đống bát đĩa ngổn ngang hay những chuyện vặt khác, Tây cảm thấy trong lòng thật nhẹ nhõm.

Bố đi chợ về mua rất nhiều đồ, có thịt có rau. Qua sự việc bác của Quốc lần trước, và cả chuyện gần đây của con gái, hai ông bà có vẻ hòa hợp với nhau hơn trong suy nghĩ, có gì lập tức hỏi. Ông có vẻ cũng hiểu hơn về tâm trạng và cảm xúc của vợ, vì thế ông quyết tâm từ bỏ tật xấu của mình, nỗ lực hơn vì gia đình, mà cụ thể là vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho vợ. Mấy ngày nay con gái bị bệnh, con trai thì vẫn cái bệnh của thanh niên độc thân ấy, vợ thì chiều nào cũng phải đi thăm khám, chỉ còn mình ông ở nhà gánh vác việc gia đình. Con người có thể không cần tắm rửa nhưng không thể không ăn. Mấy ngày liền cả nhà đều ca ngợi là tay nghề nấu nướng của bố nâng cao rõ rệt. Đồng thời cũng nói rằng trước đây bố nói không biết nấu ăn chẳng qua là không chịu nấu mà thôi. Mặc cả nhà nói gì thì nói, bố Tây chỉ mỉm cười đồng tình, vì tất cả là sự thật mà. Thậm chí đến bây giờ bố vẫn không thích nấu nướng, thử nghĩ mà xem, nhặt rau rửa rau rồi lại thái, xào nấu, suốt cả buổi mới nấu được một món thế mà chỉ năm phút sau đã ăn hết bay. Lãng phí thời gian như vậy đâu có đáng, rất không đáng là đằng khác. Theo bố, thời gian này nên dành để đọc sách hay viết sách, ông đang có một cuốn sách gửi tới nhà xuất bản nơi Tây làm việc. Nhưng ông cũng đã hứa sẽ từ bỏ vài thói quen xấu của mình vì gia đình thế nên không thể nuốt lời được. Bố Tây là vậy đó, không nói thì không làm, nhưng đã nói ra thì nhất định làm bằng được. Nghe tiếng động, Tây chạy ra giúp bố nhặt rau và rửa rau, nhìn bố với mái tóc hoa râm đang cặm cụi làm những việc mà người giúp việc có thể làm, lòng Tây chợt xốn xang, đôi mắt cũng cay cay. “Lần này về quê chồng, vừa vào đến cửa Quốc lập tức nhờ cả nhà tìm cho một người giúp việc, đúng là rất có lòng, bây giờ thì hết rồi.”

“Cũng không cần phải tiếc, nó sẽ tìm được mà, chỉ là chưa có người phù hợp thôi. Đã xem qua cuốn “Bảo bối” của Mao Mỗ chưa, đó là một cuốn truyện ngắn.” Tây lắc đầu. Bố lại giải thích tiếp: “Giờ đây bố càng hiểu hơn những cảm xúc mà Mao Mỗ viết trong cuốn sách đó.”

“Viết gì ạ?”

“Viết về một người giúp việc tốt bụng. Mao Mỗ gọi người đó là bảo bối. Trong từ điển có giải thích từ bảo bối là một đồ vật quý hiếm. Người giúp việc đó chẳng có việc gì là không biết làm, thậm chí còn có thể tư vấn cho bà chủ cách ăn mặc, rất trung thực và tinh ý, tình cảm cũng rất mãnh liệt…”

“Tỉnh lại đi bố ơi!” Tay khẽ nhắc bố.

“Sau này có lần, ông chủ uống nhiều rượu quá đã lên giường cùng người giúp việc, sáng tỉnh dậy trong lòng cảm thấy có chút hối hận, ông ta nghĩ rằng mọi chuyện đến đây là kết thúc, kể từ đó sẽ chẳng còn người giúp việc nữa. Ông ta lúc ấy chẳng dám quay người sang, vì sợ quay sang sẽ trông thấy cái đầu với mái tóc rối tinh. Đâu ngờ người giúp việc ấy không hề nằm trên giường ông ta! Đúng giờ, vẫn mặc quần áo gọn gàng đứng trước cửa, cung kính chào buổi sáng như thường ngày như thể chưa hề xảy ra chuyện gì!”

“Đây đúng là ước muốn của Mao Mỗ…”

“Đây là ước muốn của tất cả mọi người! Ai cũng mong muốn có được một người quan trọng hiểu mình, thông cảm cho mình ở bên cạnh!”

“Nhưng đó là ước muốn không có thực.”

Hai bố con lặng lẽ làm cơm.

“Bố, cả đời này bố hối tiếc nhất việc gì?”

Bố Tây không trả lời, Tây đành trả lời hộ ông: “Bố và mẹ đều bận rộn, đều rất coi trọng sự nghiệp, thế nên cả hai đều không được hưởng những vui thú trong cuộc sống của người bình thường, đúng không?”

“Thực ra mẹ con là một người rất giỏi giang…”

Vừa dứt lời thì mẹ Tây trở về. Hai bố con không nói thêm gì nữa. Mẹ thật nhạy cảm nên hỏi luôn có phải hai bố con đang nói xấu mẹ điều gì. Tây cười và khẳng định là không, chỉ nói: bố khen mẹ rất giỏi. Mẹ Tây mỉm cười: “Ông ấy bảo mẹ giỏi hả, chỉ là ở bên ngoài thôi.” Sau đó quay lại nói với chồng: “Cả đời này tôi không chăm sóc được ông, không hoàn thành trách nhiệm của một người vợ, kiếp sau tôi sẽ bù đắp.” Đó là lời nói rất chân thành, không khí cả nhà lúc ấy thật xúc động. Đúng lúc ấy, chuông cửa reo lên. Cả nhà bốn người đều đang ở nhà, ai thế nhỉ? Theo lệ thường thì khách đến nhà chơi thường là có hẹn trước.

Đó là Quốc. Đi cùng với Quốc là một người phụ nữ nông thôn, chẳng cần giới thiệu cũng biết là người trong thôn, một bộ quần áo đỏ còn nguyên nhãn mác. Bộ quần áo này nhìn qua cũng biết được làm từ sợi hóa học, ngoài những người nông thôn ra, làm gì còn ai mặc thứ đó chứ? Người phụ nữ đó khoảng ba mươi tuổi, nước da ngăm đen, nhưng vào thời đại ngày nay khi vấn đề thẩm mỹ có nhiều thay đổi thì nước da đen cũng không phải là nhược điểm. Chỉ cần người này mặc quần á

ĐẾN TRANG
Thông Tin
Lượt Xem : 4514
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN