--> Thời Đại Kết Hôn Mới - game1s.com
Teya Salat

Thời Đại Kết Hôn Mới

muốn sinh nữa, con mà không bỏ nó thì đừng là con trai ta nữa!”

Quốc dịu giọng thuyết phục: “Bố, việc này chúng ta nói sau được không? Sinh con đâu phải nói sinh là sinh ngay, chúng con phải giải quyết hết các vấn đề và các việc khẩn cấp trước mặt đã.”

Thành nói đỡ: “Bố, em nói cũng có lý mà!”

Bố Quốc ho mấy tiếng ra điều không phải tranh cãi nữa.

Tây tới bệnh viện tìm mẹ, mẹ cũng đang đợi Tây ở văn phòng. Nhưng Tây đẩy cửa ra, đèn không bật mà cũng chẳng thấy ai, đành đi ra thì chợt nghe tiếng mẹ gọi. Tây nhìn mãi mới thấy mẹ đang nằm trên ghế sô pha. Tây giật mình lao tới hỏi mẹ có sao không, nhưng mẹ Tây bảo không sao, mệt quá nằm nghỉ chút thôi. Tây bỗng cảm thấy hối hận vô cùng, nếu không vì mình, sao mà tan làm rồi mẹ vẫn phải nằm lại cơ quan không thể về nhà? Tây ngồi xuống bên cạnh mẹ, nắm chặt bàn tay của mẹ trong tay mình, tay mẹ sao mềm đến vậy, lại ấm áp nữa. Tây xoa xoa bàn tay mẹ và nói: “ Đều tại con, con toàn gây rắc rối cho mẹ.”

“Khách quan mà nói Quốc cũng không đến nỗi.”

“Nhưng chỉ mình anh ý không đến nỗi đâu có đủ.”

“Ở khía cạnh nào đó mà nói, nó có hiếu với bố mẹ đến thế chứng tỏ trái tim nó cũng là người nồng hậu.”

“Nhưng có hiếu đến mức chả còn nguyên tắc gì cả! Bố mẹ anh ấy bảo đi giết người chắc cũng đi à? Thế mà gọi là có hiếu sao? Là nhu nhược thì đúng hơn! Là ngốc nghếch! Là không có chính kiến!” Tây nói trong ấm ức. Mẹ Tây đột nhiên cười phá lên khiến Tây lấy làm kh

khó hiểu: “Mẹ, mẹ cười gì thế?”

“Ừm, để mình bố con ở nhà đối phó với họ quả là làm khó cho bố.” Thế là Tây cũng bật cười. Lúc ấy, mẹ Tây nói tiếp: “Đúng rồi, Tây à, mẹ dẫn con tới một bác sỹ đông y chuyên trị bệnh sảy thai tái phát. Có điều ông ta đi Quế Châu mất rồi, đợi ông ta về mẹ sẽ dẫn con đi.” Tây không lên tiếng khiến mẹ phải hỏi lại: “Tây!”

“Không ích gì đâu. Mẹ à, con xem qua sách rồi, không ích gì đâu.”

“Sách con xem là tây y, tây y chữa không được, đông y…”

“Bác sỹ tây y như mẹ chẳng từng nói đông y toàn là lừa cả sao…”

“Vớ vẩn! Mẹ là bác sỹ tây y, mẹ cũng không nghĩ thế. Nói thế là phiến diện, là không biết gì…”

Tây không muốn nói thêm về vấn đề này nữa, nên ngắt lời mẹ: “Mẹ, mẹ nghỉ đủ chưa?… Nếu đủ rồi chúng ta đi ăn nhé!” Mẹ Tây ngồi dậy, và hai người cùng đi xuống. Tây nói: “Con dẫn mẹ tới nơi này rất hay, toàn món Thiệu Hưng chính thống, nấu rất ngon, chỉ tội hơi đắt một chút, nhưng mẹ đừng lo, con đãi mẹ!”

Mẹ Tây cười: “Con mời hả, khẩu khí quá nhỉ! Con là do mẹ nuôi lớn đấy, mời mẹ một bữa cơm cũng đáng làm lắm!.”

“Nhưng con có yêu cầu mẹ nuôi con đâu! Là mẹ sinh con ra, mà mẹ sinh con thì nuôi con cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mẹ mà!”

“Con đi mà nói cái lý luận này với ông bố chồng ý!”

“Nói với ông ý khác nào tự sát!”

Mẹ Tây vừa lườm vừa cười, Tây cũng cười, khoác lên vai mẹ cùng đi dọc hành lang khu điều trị ra ngoài.

Chuông cửa nhà Tây reo lên. Đúng lúc mọi thứ vừa xong. Thức ăn đã bày lên bàn, chỉ sợ nguội nên dung bát úp vào. Cơm cũng đã chín. Trên bếp còn đang đặt nồi hầm, đợi ăn nửa bàn tiệc rồi bê ra sau. Bố Tây không chuẩn bị rượu vì sợ uống vào mọi chuyện lại không khống chế được. Mẹ Tây đến mộtmột giờ phải nghỉ ngơi rồi.

Không ngờ bố Quốc lại mang rượu tới. Ông thấy nếu chỉ mang mấy thứ “cây nhà lá vườn” không thôi chưa đủ, thế nên tự ý mau thêm hai bình rượu, là hai bình Nhị Oa Đầu. Ông ta vừa bước vào nhà liền nắm tay bố Tây chào hỏi nhiệt tình: “Ông thông gia, xem ra dạo này ông mệnh mỏng quá nhỉ.”

Quốc vội tới thanh minh: “Bố, ở quê chúng con, nói mệnh mỏng nghĩa là nói sống thọ. Mệnh càng mỏng nghĩa là chúc sống càng thọ.”

Bố Tây cười ha ha: “Cũng mỏng nhé!” Sau đó quay sang chào Thành “Đây là Thành phải không? Đẹp trai quá nhỉ!”

Bố Quốc tiếp lời: “Để làm gì đâu? Có đẹp nữa cũng chỉ làm công nhân thôi, rồi cũng vác đá, đào đất mà thôi.”

Bố Tây vờ như không nghe thấy gì, vì những lý do họ tới đây Tây đều đã đoán ra và nói qua với bố. Ông gọi Hạ ra: “Hạ à, mau rót nước mời khách nhé.” Rồi lại quay lại nói với khách, “Xin mời, chúng ta vào ngồi ghế sô pha, chúng ta uống nước trước nhé, rồi rửa tay ăn cơm!”

Bố Quốc không ngồi, ngoái cổ nhìn xung quanh. Đương nhiên ông ta đang tìm người nhưng chưa thấy người mình cần tìm, thế nên cất tiếng hỏi: “Bà thông gia không có nhà ạ?”

“Vẫn chưa tan làm.”

Lúc này, bố Quốc mới tới bên ghế sô pha từ từ ngồi xuống: “Vậy chúng ta đợi bác gái về rồi cùng ăn.”

“Tối nay nhà tôi không về. Ở bệnh viện có bệnh nhân mắc bệnh nặng.”

Mặt bố Quốc chợt trùng xuống. Mặt Quốc trông cũng không vui. Nhưng Quốc cố nhịn, quay lại nói với bố: “Công việc ở bệnh viện là thế đấy ạ. Thời gian làm việc của bác sỹ là phụ thuộc vào yêu cầu của bệnh nhân.”

Chẳng buồn để ý lời con trai nói, bố Quốc hỏi thẳng bố Tây: “Bác thông gia đúng là làm quan to nên không được tự do. Nếu biết trước hôm nay bác nhà bận, chúng tôi sẽ hẹn hôm khác tới. Nói vậy, người nào biết thì cho rằng chúng tôi đến không đúng lúc, không chọn ngày nên đến đúng hôm bác nhà bận, không được gặp mặt rồi; người không biết lại cho rằng bác nhà cố tình tránh chúng tôi, không muốn gặp chúng tôi.”

Bố Tây vờ như không nghe hiểu ý tứ gì: “Lẽ nào lại vậy? Công việc của bác sỹ thôi mà, đúng là không phải công việc để ai cũng làm được. Chẳng có ngày tháng đêm hôm gì hết.” Đúng lúc ấy, Hạ tới rót trà. Nhân cơ hội này, bố Tây vội chuyển chủ đề, nói với bố Quốc: “Có chuyện này tôi luôn muốn nói, mà chưa có cơ hội để nói, cảm ơn gia đình thông gia lắm.”

Bố Quốc ngạc nhiên: “Chuyện gì cơ?”

Bố Tây chỉ vào Hạ: “Là Tiểu Hạ!… Hạ làm ở đây rất tốt, học hỏi rất nhanh, chuyên tâm, cố gắng. Từ khi có Hạ ở đây, cuộc sống gia đình của chúng tôi được nâng cao rõ rệt! Nghe Quốc nói gia đình thông gia đã giúp tìm cho chúng tôi người tốt như vậy, cũng phải mất nhiều công sức rồi!”

Bố Quốc phảy tay nói: “Ai lại nói thế! Có điều, con dâu Bảo An đúng là dâu hiếm trong thôn chúng tôi đấy.” Rồi quay sang nói với Hạ: “Con dâu Bảo An à, nghe thấy chưa, mọi người đang khen cháu đấy! Cố gắng làm tốt nhé, cả nhà đối xử với cháu tốt vậy, quần áo cháu mặc cũng toàn do mọi người ở đây mua cho đấy.” Hạ gật đầu. Bố Quốc nói thêm: “Có câu này rất hay: đối với người thế nào sẽ nhận lại thế ấy, tốt với người một sẽ nhận lại mười!”

Hạ lại gật đầu, quay sang hỏi ý kiến bố Tây: “Bác ạ, mình ăn được chưa ạ?”

Bố Quốc vội nói: “Thế còn con dâu và em trai đâu?”

“Chả biết Tây nó bận gì nữa.” Quay sang bố Tây vờ hỏi lại rồi ông lớn tiếng gọi Hàng: “Hàng! Ra ăn cơm nào!”

“Con không ăn, không đói, mọi người cứ ăn đi!”, tiếng trả lời hắt ra từ trong phòng, đến cửa cũng chẳng buồn mở ra, nói gì đến thò mặt ra. Nhà có nhiều người đến vậy, chẳng nhẽ Hàng không biết. Lúc này, không chỉ bố con Quốc thấy bực mình mà đến bố Tây cũng cảm thấy xấu hổ chả biết giấu mặt vào đâu. Hàng lúc này quả thật hơi quá đáng! Bố Tây vội tới bên cửa phòng con trai, mở cửa, nhưng cửa bị khóa trong, ông vội gõ cửa dồn dập. Một lát sau, cửa mở ra, bố Tây vội bước vào, khẽ trách con: “Con làm sao thế, đến phép lịch sự tối thiểu cũng không có là sao?”

Hàng chẳng buồn nghe cũng chẳng buồn giải thích gì, cầm theo điện thoại định đi ra ngoài, nhưng nghĩ một lúc lại đặt điện thoại xuống, trước khi đó đã kịp tắt máy. Bước ra ngoài thấy bố con Quốc chỉ gật đầu chào, sau đó đi thẳng ra phía cửa đi tất đi giày, mở cửa và ra ngoài!

Bố Tây xấu hổ vô cùng, nhìn bố Quốc lắc đầu cười gượng: “Tuổi trẻ là vậy đấy, đều thế cả, chả làm thế nào được!”

Quốc không nhịn được nữa bèn lên tiếng: “Tuổi trẻ của cậu ấy cũng dài quá ạ.” Trước mặt mọi người, ngoài bố Tây ra, Quốc cũng thấy xấu hổ vì Hàng.

Thành vội chen vào: “Bố, mở chai rượu này ra được chưa?”

Thái độ Thành rất nhã nhặn, kính cẩn như thể việc mở chai rượu này ra hay không là việc cực kỳ quan trọng, như thế tự nhiên câu chuyện được chuyển sang một chủ đề khác, không khí căng thẳng cũng vì thế được dịu đi.

Bố Tây lúc ấy không thể không nhìn Thành một cái và nghĩ, thằng bé này, đúng là rất tinh tế, rất hiểu chuyện! Bố Quốc nghe con hỏi vậy, liền bỏ chuyện về Hàng sang một bên, ra lệnh cho Hạ: “Con dâu Bảo An, đi lấy chén ra đây, ta mở rượu nào!”

Hạ nhìn bố Tây, bố Tây thầm nghĩ và hiểu rằng bữa rượu ngày hôm nay là không thể tránh được rồi. Đành nhượng bộ thôi, thế nên gật đầu ra hiệu với Hạ. Hạ nghe lệnh mang rượu vào phòng ăn, nhân đó, bố Tây mời mọi người vào phòng ăn dùng bữa. Mọi người đều đã ngồi xuống. Bố Quốc lấy chai rượu trong tay Hạ quay sang nói với bố Tây: “Chai rượu này nhất định phải uống, nếu không uống nghĩa là ông coi thường chúng tôi rồi…”

Nhìn vẻ khó xử của bố Tây, có vẻ ông thực sự không muốn uống, Thành vội đỡ lời: “Bố, nếu bác không thể uống thì thôi đi, rượu cũng không tốt mà.” Quốc nhìn anh một cái thể hiện sự cảm ơn, trong tình hình thế này, với danh phận của mình, Quốc cũng không tiện nói đỡ cho bố vợ.

Bố Quốc tự ái đặt chai rượu xuống. Bố Tây thầm nghĩ, mình sẽ cầm chai rượu và rót nửa chén, rồi nâng cốc: “Nào! Chào đón mọi người tới thăm! Có gì chưa được chu đáo, mong bỏ qua cho!” nói xong uống một hơi hết chén rượu “Tôi xin uống trước để thể hiện tấm lòng!”

Nét mặt bố Quốc tự nhiên dịu xuống, rót đầy ly rượu rồi một hơi uống cạn: “Ông thông gia, ông không coi tôi là người ngoài, không coi thường tôi, tôi hiểu chứ. Nếu ông không biết uống rượu thì đừng uống, ông có lòng như vậy là đủ rồi.”

“Thôi, ăn cơm đi!” Bố Tây khua tay mời cả nhà đồng thời gọi Hạ “Hạ, cháu không còn việc gì nữa chứ?… Nếu không còn cũng ngồi xuống ăn luôn!”

Bố Quốc bỗng mở to mắt, nói: “Nó không làm thế được!”

“Cũng chỉ là tiện ăn luôn thôi mà. Lát nữa mới ăn, thức ăn nguội mất.” Bố Tây giải thích.

Bố Quốc lắc đầu: “Không được!” Sau đó, nhẫn nại giảng giải cho Hạ: “Con dâu Bảo An à, không được! Người ta đối với mình tốt mình nhận thành ý, nhưng chúng ta không thể không biết đến một chút lễ giáo được, chủ vẫn là chủ mà!”

“Có gì mà chủ với cả không chủ chứ. Hạ, cháu phải tới đây giúp gia đình bác, chẳng qua là vì hoàn cảnh, người với người bình đẳng với nhau mà.”

“Người với người bình đẳng sao?” Bố Quốc hỏi lại một câu.

“Bình đẳng.” Bố Tây gật đầu.

Bố Quốc lại rót đầy chén rượu rồi uống cạn, lắc đầu cười: “Cũng chỉ là nói thế thôi. Người với người có thật bình đẳng không? Lấy ví dụ nhé, khi đi trên đường, có người cưỡi ngựa, có người cưỡi lừa, có người lại phải gánh nặng, bình đẳng, bình đẳng ở chỗ nào? Nếu bình đẳng thì phải cùng cưỡi ngựa chứ… Ông thông gia à, ông là giáo sư, học vấn cao hơn tôi nhiều, rất nhiều, nhưng với vấn đề này, tôi không thể đồng tình với ông được. Tôi nói cho ông biết: người này với người này là bình đẳng! Chẳng nói đâu xa, hai đứa con tôi đây. Cùng một mẹ sinh ra, cùng lớn lên một nhà, một đứa được học đại học, một đứa không, kết quả thì sao chứ? Đứa đỗ đại học, cả năm ngồi trong văn phòng làm việc, mưa không tới mặt, nắng không tới đầu, mùa đông lạnh có điều hòa ấm áp, tiền kiếm được nhiều; còn đứa không được học đại học, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời, mệt nhọc vô cùng, mà kiếm cũng chả được bao nhiêu. Muốn lên thành phố tìm việc nào đó kiếm nhiều tiền hơn, nhưng phải làm cái việc mà đến con lừa cũng chẳng làm nổi.” Đôi mắt ông vẩn đỏ, đưa tay với ly rượu, nhưng trong ly không còn rượu, bố Quốc liền trừng mắt nhìn Hạ: “Con dâu Bảo An, rót rượu đi!” Rượu rót rồi, ông lại uống một hơi cạn ly, và nói tiếp: “Nơi ở cũng thật tồi tệ, chẳng khác nào cái chuồng!”

Thành không nhịn được nữa đành ngắt lời bố: “Bố, lúc đến chẳng phải đã bảo không nói về chuyện này mà! Chúng ta đã làm phiền mọi người nhiều rồi, Quốc và Tây cũng đã cãi nhau vì chuyện này tới giờ chưa lành đấy thôi!”

Bố Tây lại ngước nhìn Thành, quả thật ấn tượng với người này càng lúc càng tốt. Đồng thời cũng thấy thông cảm và hiểu cho tấm lòng của bố Quốc. Đúng vậy, một đứa con thông minh như vậy, chỉ vì gia đình không có tiền cho ăn học, mà số mệnh đã hoàn toàn thay đổi, không thể không khiến người khác phải đau lòng. Đến một người ngoài như ông còn thấy thương xót nữa là bố Quốc.

Bố Quốc thấy con trai nhắc liền nói ngay chuyện trên đường định nói. “Ông thông gia à, tối nay chúng tôi tới đây, một là tới cho biết nhà biết cửa, hai là cũng muốn nói chuyện của bọn trẻ. Tôi biết, Tây gả cho Quốc cũng phải chịu thiệt thòi, vì chúng tôi chỉ là một gia đình nông dân…”

“Đâu có!” Bố Tây phảy tay: “Ông xem trên bảng xếp hạng những người giàu có ngày nay xem, nửa là xuất thân từ gia đình nông dân đấy!”

Bố Quốc cũng phảy tay: “Những người đó là ai chúng tôi không biết. Chúng tôi chỉ biết điều kiện nhà chúng tôi không tốt, khiến con dâu phải chịu nhiều thiệt thòi. Năm hết tết đến, ở nhà chúng tôi rất lạnh, trong phòng lại không có máy sưởi, đầu năm Quốc có nói dẫn vợ về ăn tết, vợ Quốc và chị dâu cả đêm có ngủ được đâu, chúng tôi may cho chúng nó cái chăn, dùng toàn bông mới, trong ngoài balớp, khâu ba cái vỏ với ruột”, vừa nói ông vừa nhét một ngón tay vào giữa ba ngón tay để miêu tả.”

“Chúng tôi biết. Tây về cũng có kể chuyện. Con bé Tây từ bé sống cùng bố mẹ, công việc của tôi và nhà tôi rất bận, nên cũng không dạy dỗ được nó, làm nó hư,tính tình quá quắt, kiêu ngạo.”

“Vấn đề vẫn là vì nhà chúng tôi nghèo, điều kiện không tốt, Quốc nói năng hành xử cũng có nhiều chỗ chưa được chu đáo, làm mất lòng Tây, ông xem, tôi vừa đến, là gây chuyện với Tây, vừa đến là cãi nhau, chúng cãi nhau đến mức tôi cũng không thể chịu được. Vì thế, tối nay tôi tới đây, coi như là chuộc lỗi với gia đình. Mong ông nói với Tây.”

“Không có gì mà. Con bé Tây đó, cứ hễ hơi cãi nhau chút là nổi giận. Đó là chuyện bình thường. Nghe như ông nói thì chúng tôi phải thay mặt Tây xin lỗi gia đình mới phải. Lát con bé đó về, tôi sẽ nói nó.” Sau đó, ông quay mặt sang nói với con rể: “Quốc à, Tây nó là con gái, lúc nào rỗi, con chủ động gọi điện cho nó cái, hai đứa nói chuyện, dàn hòa với nhau nhé! Bố với mẹ Tây cũng có những lúc va chạm, mỗi lần như vậy đều là bố làm lành trước. Chúng ta là đàn ông mà…”

“Đúng vậy, đàn ông không nên có cái nhìn tầm thường như đàn bà!” Bố Quốc cũng quay sang nói với con trai: “Con gọi cho Tây đi, đi luôn đi.” Nguyên nhân thực sự ông giục Quốc gọi cho Tây là vì xem tình hình nhà họ tối nay, chắc mẹ Tây chẳng còn hi vọng gì rồi, bây giờ có lẽ đã trốn ở đâu không muốn gặp họ, thái độ đó chẳng cần nói cũng biết, vậy thì chỉ còn cách mời Tây ra mặt thôi, nhờ nó nói với Hàng, đổi công việc khác cho anh trai.

Quốc không dùng điện thoại nhà mà gọi bằng di động, ra ban công gọi. Quốc không muốn mọi người nghe thấy mình nói gì. Xin lỗi có khác gì năn nỉ, tốt nhất không để người thứ ba biết, vì như thế sẽ gây trở ngại cho người đi xin lỗi, ảnh hưởng tới hiệu quả của việc xin lỗi này.

Tây bắt máy. Ban đầu cũng không định nhận điện, nhưng mẹ giục Tây nhận. Trong điện thoại, Quốc thành khẩn xin lỗi Tây, và nhờ Tây chuyển lời xin lỗi chân thành nhất tới mẹ. Tây là người ưa nói ngọt không ưa cứng rắn, khi đối phương nói ngọt thì Tây lập tức mất cảnh giác, rất dễ thành khẩn lại. Thế nên lập tức nói một loạt những gì trong lòng: “Anh, em biết anh cũng khó xử. Là người phải đứng giữa vợ và bố mẹ, rất khó. Em không phản đối anh làm đứa con có hiếu, nhưng cũng không thể tới mức chẳng còn quy tắc gì nữa chứ, anh cũng phải biết nói không với bố mẹ chứ! Cái gì có thể làm thì bảo có, cái gì không phải nói rằng không…”

Vừa hay Quốc đang không biết phải đề cập tới câu chuyện như thế nào thì bên này Tây đã mở miệng trước. Thế là Quốc tranh thủ cơ hội giáo huấn cho Tây một bài về thế nào là sự khác biệt và chênh lệch giữa nông thôn và thành thị. Tất nhiên trước đó phải đứng trên lập trường của Tây để nói về những lạc hậu của nông thôn – trước tiên phải “đồng tình” mà, sau đó mới có thể nói công bằng. Quốc nói: “Anh biết người nhà anh đôi khi đưa ra những yêu cầu hoang đường, quá đáng, nhưng anh là đứa con sinh ra ở nông thôn lên Bắc Kinh học, anh hiểu hơn ai hết về sự khác biệt trong quan niệm về giá trị cũng như về văn hóa giữa nông thôn và thành thị. Những khác biệt ấy đâu chỉ nói vài câu lý thuyết là có thể giải quyết được. Nói cách khác, nơi nào cũng có cái lý riêng của mình. Thế nào gọi là nhập gia tùy tục? Thế nào gọi là cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng? Chính là đây. Nói như anh đây, như thằng Quốc này, ở đây cũng được coi là người có trí thức, có văn hóa, nhưng về tới thôn quê rồi vẫn không thể chống lại thực tế được.”

Cùng lúc ấy, trên bàn ăn, bố Quốc và bố Tây cũng đang lý luận với nhau về vấn đề này. Bố Tây đồng ý là khi Hàng về sẽ nói chuyện với Hàng. Vừa nói dứt lời thì Hàng về. Hàng ra ngoài ăn tối, Hàng cố tình tránh mọi người trong nhà Quốc, chuyện của Thành cũng làm Hàng khó nghĩ, muốn giải thích nhưng chẳng biết phải giải thích như thế nào. Mà có giải thích chắc gì họ hiểu cho, đến chị gái còn chả hiểu cho nữa là. Thế nên, trong ba mươi sáu kế chuồn là thượng sách. Ăn cơm xong Hàng còn lái xe lòng vòng một lúc, ước chừng bố con Quốc đã đi mới về. Nhưng vừa bước vào cửa đã hối hận, lẽ ra nên gọi điện về trước. Về đến nhà chỉ khẽ nói trong miệng tiếng “xin chào” với bố con Quốc rồi tiến thẳng tới bình nước hứng nước uống, bữa tối nay hơi mặn mà. Hết nước, Hạ nói đã gọi điện người ta mang tới, chắc sắp đến rồi. Hàng gật đầu rồi đi luôn vào phòng, nhân tiện khóa chốt cửa luôn. Một lát sau lại thò đầu ra ngoài hỏi Hạ có thấy chiếc MP3 của Hàng ở đâu không, Hạ vào phòng tìm giúp. Bố Quốc tò mò hỏi mất gì, bố Tây đành trả lời rồi sau còn giải thích thêm rằng thằng con này chuyên vứt đồ bừa bãi. Sau đó, Hạ ra ngoài, bố Quốc quan tâm hỏi xem đã tìm thấy đồ chưa, khi biết tìm được rồi cũng gật đầu yên tâm. Không ngờ, khi người đưa nước mang nước tới, bố Tây bảo Hàng ra trả tiền, Hàng lại chẳng tìm thấy ví mình đâu, và lại hỏi Hạ. Hạ vào nhà vệ sinh tìm được ví tiền cho Hàng. Ví vẫn nằm nguyên trong túi quần bò, Hạ móc ra và để bên cạnh máy giặt. Khi Hàng lấy tiền trả tiền nước, bố Quốc tranh thủ hỏi: “Ông thông gia à, Hàng về rồi, ông nói với cháu nó một tiếng.”

Bố Tây khẽ thở dài trong lòng, sao người này chả biết điều gì hết vậy? Lúc đó nhận lời là để cố gắng hết sức cải thiện mối quan hệ. Ông ta nghĩ nhà nào cũng như gia đình ông ta chắc, ông cứ nói mà có ai dám cãi đâu. Con trai người ta cũng đã trưởng thành, có lập trường và tư tưởng riêng. Mà cho dù con cái chưa lớn, gia đình Tây luôn tôn trọng ý kiến và lựa chọn của các con. Khi không có ai, bố Tây có thể hỏi thăm tình hình, rồi cùng bàn bạc; giờ trước mặt đứa nóng tính như thế, bảo hỏi sao đây?

Hàng nghe được nên chủ động hỏi: “Hỏi con à? Hỏi việc gì?”

Hàng không muốn bố khó xử vì mình.

Bố Quốc yên lặng, ngay từ lúc đầu tiếp xúc với Hàng ông đã có chút nể, đây là một thanh niên cứng đầu và lạnh lùng, rất khó ứng phó, thế nên chỉ nói với bố Tây: “Ông thông gia, ông nói hay tôi nói nhỉ?” Nhưng ý thì đương nhiên là “ông nói đi”.

Hàng vừa định mở miệng nói thì bố đã phảy tay ngăn lại. Ông đã nhận ra thái độ của Hàng, bây giờ mà nói chỉ có mà làm loạn lên, nên ông quyết định dùng cách ôn hòa hơn, chứ nếu cứ kéo co thế này, chả biết bao giờ mẹ Tây mới được về nhà. Ông nói: “Thế này đi, mấy bố con cứ về trước. Việc của Thành, chúng tôi hỏi cụ thể rồi nói sau nhé.”

“Nhớ nghĩ cách giúp chúng tôi nhé!”

“Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức mà!”

“Ý ông là, có mỗi chuyện này ông cũng không dám hứa sao?”

“Không được”.

Bố Quốc, dậm chân đứng thẳng dậy: “Được rồi, tôi hiểu rồi!… Ông thông gia à, việc cần làm chúng tôi đã làm, việc không cần làm chúng tôi cũng đã làm; điều cần xin lỗi cũng đã xin, không cần xin cũng xin rồi. Nếu con gái ông muốn sống với thằng Quốc nữa, thì phải sống cho tốt, còn nếu không muốn nữa, cứ nói một câu cho nhanh!” Sau đó ông hướng ra ban công gọi lớn: “Quốc! Chúng ta về!”

Quốc nghe tiếng gọi đi vào. Quốc vốn cũng đã gọi điện cho Tây xong chỉ là không muốn bước vào thôi, thích một mình đứng ngoài ban công ngắm trăng. Quốc không muốn nhìn thấy cha khó xử, cũng không muốn nhìn cha làm người khác khó xử, càng chẳng muốn thấy không khí gia đình Tây và thái độ của bố Tây. Không muốn nhìn cha nhìn anh lúc này, mà không, chính xác là muốn trốn tránh, để mặc bố một mình đối phó trong đó. Tự cho mình là người ở vị trí cao đặc biệt? Không buồn giao tiếp với bọn họ ư? Nói ư? Không nói đấy. Cứ không nói đấy, còn luôn miệng nói cái gì bình đẳng giữa người với người, đúng là giả tạo. Giả tạo nhất chính là Quốc, rõ ràng rất ghét gia đình này, lại còn cố dùng vẻ mặt giả tạo tươi cười, mục đích là để lợi dụng họ một chút…

*

Quốc lái xe đưa bố và anh về. Trên đường bố Quốc nói: “Bố thấy cái thằng đàn ông như con đúng là núp váy vợ rồi, chả có tý thể diện nào.” Ngừng lại giây lát, ông nói tiếp: “Mà mẹ vợ con cũng thật là lạ, quyết tâm trốn không thèm ra mặt.”

“Bố, con thấy việc này bố cũng hơi vội quá…” Quốc nói vậy thực sự cũng không có ý đổ dầu vào lửa. Nhưng không ngờ bố lại nổi cáu.

“Việc có phải của mày đâu chứ! Nếu là anh mày học đại học, còn mày làm công nhân, để xem mày có thấy tao nóng vội không?”

Thành vội vàng dàn hòa: “Bố! Thôi đi! Con cũng thấy bố hơi nóng vội mà. Việc này là chúng ta cầu xin họ, chứ đâu phải họ cầu xin ta đâu!”

Nghe con nói vậy, bố Quốc mới yên lặng. Nhưng trong lòng vẫn đầy ấm ức: “Mà con trai nhà đấy, chả hiểu cái thể loại gì nữa! Lớn tướng rồi, lúc thì tìm cái gì mà MP3, lúc lại tìm ví tiền, thế nghĩa là làm sao?” Nói xong vẫn chưa hết tức, tối nay đúng là ông đã phải chịu nhiều ấm ức. Rồi lại bực mình nhìn Quốc đang lái xe phía trước nói: “Cả tối nay chỉ có mỗi mình tao, trường cái bản mặt già này ra, đối phó với sự lạnh lùng của họ, mà cuối cùng họ cũng có chịu nhịn đâu! Còn con trai thì trốn ra ban công tìm sự yên ổn.”

Quốc chẳng nói lời nào, mặc cho cha trách giận. Trong lòng thầm nghĩ, sẽ không nhờ nhà họ nữa, sau này không nhờ nữa. Việc của anh trai, Quốc sẽ tìm cách giải quyết. Sẽ vận động mọi mối quan hệ, nhờ cậy mọi nơi, chắc cũng có thể lo được cho anh!

*

Sau khi nhận được điện thoại thông báo đã giải quyết xong chuyện, hai mẹ con Tây về nhà. Vì Quốc đã xin lỗi nên tâm trạng Tây cũng khá hơn. Vừa bước vào nhà lập tức cười nói với bố: “Bố, hôm nay làm phiền bố quá rồi.”

“Đừng có nói vậy, người ta vẫn là bố chồng con đấy. Dù là “người thô lỗ ít văn hóa”, nhưng…” Mẹ Tây phảy tay gạt cuốn sách trên tay chồng xuống, để ông tập trung vào câu chuyện. Đang nói tới chuyện sắp xếp công việc cho Thành, họ có thể bắt Quốc bỏ Tây, mẹ Tây đùng đùng nổi giận: đây là cái lý gì chứ, hại người chắc! Ly hôn thì ly hôn, xem ai sợ ai? Bố Tây giải thích rằng họ nghĩ đây là việc rất dễ làm, chứ không phải là không làm được, chẳng qua là họ chưa cho làm mà thôi.

Mẹ Tây: “Không cho làm thì sao hả?”

“Những câu này không nên nói ra. Nói ra không được. Môi trường, hoàn cảnh, quan niệm khác nhau nhiều quá.”

Cảm giác này của bố Tây là sau khi tận mắt nhìn thấy anh trai Quốc, và có ấn tượng thật sâu sắc, đồng thời cảm thấy rất thông cảm: “Bà chưa thấy đó thôi, thằng Thành anh trai Quốc là đứa rất được, thật đáng tiếc! Quốc cũng là đứa con ngoan,..,”

Mẹ Tây thở dài: “Nếu nó là người không tốt, sự việc đã dễ giải quyết.”

Vấn đề lại quay trở lại lúc ban đầu, thế nên chẳng ai nói gì nữa. Cũng chẳng biết phải nói gì.

Chương 15

Buổi sáng tới cơ quan, Giai lập tức xin trưởng ban nghỉ buổi chiều để giải quyết chuyện riêng. Giai đã hẹn với Hàng ba giờ chiều nay cùng tập trung tiền để đi đặt cọc nhà. Ban đầu, Hàng nói sẽ đi qua đón nhưng Giai từ chối. Giai sống ở phía Đông Nam, Hàng lại ở phía Tây Bắc, căn nhà mua lại ở phía Tây Bắc, vậy thì việc gì phải mua đường? Hàng đồng ý nhưng dặn Giai nhất định không được viện cớ gì mà đến muốn hoặc không đến được, vì đối với họ mà nói, nộp tiền đặt cọc là một việc làm mà ý nghĩa của nó lớn lao hơn việc mua một căn phòng rất nhiều. Hôm qua về nhà, Giai nhắn tin cho Hàng, cũng chẳng có việc gì quan trọng, chỉ nói chuyện thôi, nhưng Hàng chưa về. Giai gọi điện thì máy báo “thuê bao tạm thời không liên lạc được”, Giai đoán chắc điện thoại hết pin, nhưng cũng chẳng dám gọi tới nhà đành nhẫn nại chờ cả tối. Cả tối dài không liên lạc, quả thật rất khó chịu. Sáng nay phải họp để bàn về bìa sách, số lượng in, phương án PR và tựa đề cho cuốn sách của giáo sư Cố. Phòng phát hành cũng cử người tới dự. Vì đây là cuốn sách nhận tài trợ của Khải Đoạn nên phòng phát hành cũng rất nhiệt tình. Chứ thông thường họ chẳng bao giờ để ý tới những cuốn sách học thuật hay những tác giả vô danh. Cuộc họp kéo dài tới tận bữa trưa. Trong thời gian đó, Giai lén ra ngoài gọi điện cho Hàng, nhưng không thấy nghe máy, Giai nghĩ có lẽ Hàng đang bận hoặc có thể vì bên đó ồn quá nên không nghe máy đổ chuông. Hàng đã nói rồi, chiều nay phải tới công trường mà. Buổi trưa, sau khi ăn trưa xong, Giai ra ngoài rửa bát, Hàng lại gọi tới, gọi tới máy bàn nên Tây nhấc máy nghe. Rửa bát vào, Tây nói với Giai rằng Hàng gọi bảo chiều nay có việc, thế nên chuyện đã hẹn nhau kia chiều Hàng không thể tới được. Giai không tin gọi lại ngay cho Hàng. Lúc đó Hàng bắt máy, giọng nói rất khách sao, nếu không muốn nói là rất lạnh lùng. Giai chẳng hiểu chuyện gì xảy ra vội hỏi Hàng nhưng Hàng chỉ bảo chẳng có việc gì; hỏi vậy lúc nào có thể đi Hàng bảo để lúc khác bàn. Sau đó nói mình đang bận không để Giai nói thêm lời nào liền ngắt máy. Giai từ từ ngắt máy, trong lòng cảm thấy thật buồn. Giai nhìn Tây, Tây cũng đang nhìn Giai. Thế nên, Giai hỏi thẳng Tây: “Hàng sao vậy?”

Tây trả lời thành thật: “Chuyện bạn xin tài trợ từ Khải Đoạn, nó biết rồi.”

“Bạn nói với Hàng hả?”

“Là Khải Đoạn nói. Mình không phủ nhận.”

“Vì sao bạn không phủ nhận?”

“Lúc đầu, cũng không nghĩ ra. Mà sao bạn không nghĩ xem vì sao tình cảm của hai người mỏng manh tới vậy? Chỉ có chút việc bé xíu thế này cũng không vượt qua được, thế gọi là gì?… Từ đầu mình đã khuyên bạn rồi, đừng có mà cảm động trước chân tình, bạn nghĩ là mình chỉ lo cho em trai thôi sao, bây giờ bạn biết mình vì ai rồi đấy. Vì cả hai người!

Sự thay đổi của thanh niên rất lớn, khi yêu bạn thì cái gì chẳng tốt; nhưng nếu không vừa ý, liền quay đầu luôn! Hai người sớm muộn cũng vậy thôi…”

Giai chẳng đợi Tây nói xong liền nhấc máy gọi lại cho Hàng. Hàng nhận điện thoại và nói “tôi nghe”. Từ trước tới giờ khi nhận điện của Giai có bao giờ Hàng nói hai chữ “tôi nghe” đâu. Nhưng lúc ấy, Giai không thể ngờ mọi việc lại thế này, nên nói thẳng luôn trong điện thoại. “Ba giờ chiều nay địa điểm cũ để giao tiền, em đợi anh!” Nói xong liền cúp máy. Đồng thời lúc đó Giai cũng đưa ra quyết định rằng, nếu ngay đến cơ hội để giải thích Hàng cũng không cho, thì những gì Tây đoán là đúng, họ thực sự không thể hoà hợp.

Chiều nay Giai định tới sớm hơn chút, không ngờ vì đường quá xa, lại không tính hết thời gian tắc đường, nên không những không tới sớm được, thậm chí còn tới muộn năm phút. Suốt dọc đường, Giai cắn răng, toát mồ hôi, nếu vì Giai tới muộn mà Hàng bỏ đi dẫn tới việc chia tay, Giai biết khóc than ai đây. Chuyến xe đi tới vành đai 3 phía Bắc thì đành dừng lại không đi được nữa. Nghe nói gần cầu Liên Tưởng xảy ra tai nạn giao thông. Người lái xe lấy tờ báo sáng ra xem, đọc hết trang này sang trang khác khiến Giai cảm thấy bực mình với người lái xe không biết đồng cảm với người cùng thuyền này, mà Giai không biết rằng đó là phẩm chất qua tôi luyện mới có được. Trong đoàn xe lẫn cả tiếng hú của xe cứu hộ, nhưng để làm gì chứ? Một đoàn xe dài nối đuôi nhau sát sin sít đến người còn chẳng chen được nữa là xe. Nghe nói ở thành phố Mexico, có người còn đi làm bằng trực thăng để tránh tắc đường, nơi đỗ máy bay là tầng trên cùng của toà nhà công ty anh ta, đúng là giàu có thật là tốt. Nhưng vấn đề đâu phải ai cũng giàu có, nếu không thì đặc quyền đặc lợi cũng đâu còn nữa. Bạn nghĩ mà xem nếu rất nhiều người có thể đi làm bằng máy bay cũng như hiện giờ nhiều người đi làm bằng ô tô, vậy thì cũng dễ xảy ra tắc đường trên không trung. Mà tắc đường trên không trung còn tệ hơn ở mặt đất, tốn nguyên liệu là một phần, nhỡ may đâm vào nhau thì hậu quả thật khó lường. Thế mới biết khoa học là vô tận, phát triển rất nhanh không phải là quá tốt với con người… Khi Giai đang nghĩ ngợi lung tung thì chiếc xe từ tư lăn bánh. Tai nạn giao thông đã được giải quyết! Giai nhìn đồng hồ và khẽ thở dài. Nếu trên đường không xảy ra chuyện gì, Giai đến kịp thì còn có chút hy vọng.

Giai đến muộn năm phút. Vừa xuống xe Giai vội chạy tới phòng mua, khi chạy gần tới nơi chợt nhìn thấy Hàng đang đứng trước cửa, thân hình lêu ngêu, mặt dài ngoẵng đang nói chuyện với ai đó. Giai nhìn Hàng thất thần, trong chốc lát không muốn chạy lại bên Hàng. Hàng tới, và vẫn đợi Giai, điều này chứng tỏ Hàng còn quan tâm tới Giai, muốn nghe Giai giải thích, nhưng nhỡ nghe Giai giải thích xong, Hàng vẫn vậy thì sao? Nếu như vậy thì thà cứ giữ một tia hy vọng còn hơn. Lúc ấy, Hàng tình cờ đi lại phía này, mà cũng có thể không phải là tình cờ, là Hàng cảm nhận được ánh mắt của Giai, bốn mắt nhìn nhau. Hàng nói nốt mấy câu gì đó rồi cúp máy, bước xuống cầu thang. Giai cũng bước tới, hai người ngày càng tiến lại gần nhau hơn, rồi dừng lại. Giai nghĩ có lẽ mình nên nói trước nhưng thật sự chẳng dễ mở miệng chút nào, thế nên Hàng là người nói trước.

“Vì sao em lừa anh?

“Em không lừa anh.”

“Em và anh ta bàn về chuyện tài trợ.”

“Em không hề nói là không bàn với anh ta.”

“Thế thì khác gì lừa anh.”

“Em không nghĩ vậy. Em không hề nói dối.”

“Nói dối có hai loại, một là lật trắng thay đen, hai là giấu đi cái đen tối đó.”

“Hàng, anh đừng vô lý thế chứ! Em không nhắc tới anh ta là vì không muốn anh bận tâm, không muốn anh buồn. Em nghĩ rằng chỉ cần em hiểu phải làm gì là được.”

“Được thôi, vậy anh có thể hỏi em câu này, em còn gì không muốn anh bận tâm, không muốn anh buồn nữa không, có thể nói cho anh được không?”

Giai tức giận, hai mắt mở to, quay đầu đi thẳng. Hàng “hừm” một tiếng rồi cũng quay lưng đi, hai người đi về hai phía.

Điện thoại ban 6 đổ chuông, Tây lại bắt máy, là điện thoại trợ lý Khải Đoạn gọi tới, yêu cầu nhà xuất bản tổ chức buổi thảo luận sách của Giáo sư Cố, mời tác giả tới dự nói về dự án bất động sản, yêu cầu cụ thể là nói về giá trị nhân văn của các dự án bất động sản, nhưng Tây từ chối luôn. Dù nói về giá trị nhân văn chính là sở trường của bố, nhưng làm sao có thể nhờ bố đây! Bố mà biết cuốn sách này được xuất bản nhờ tài trợ chắc sẽ không xuất bản nữa, mà để xin tài trợ còn bắt bố đích thân ra mặt nói mấy lời khen ngợi thì chắc chắn bố sẽ không làm, thà không ra sách còn hơn làm vậy. Tây hiểu bố mình quá mà, đó là đại diện của phần tử tri thức cũ, làm gì cũng phải giữ thể diện, “không được luồn cúi quyền thế”, chỉ trách lúc đầu bàn với Đoạn, Giai không nói rõ vấn đề này. Giai nói rằng lúc đó Đoạn đâu có đề cập tới chuyện này. Thế là Tây phảy tay: “Vậy kệ anh ta đi. Dù sao hợp đồng cũng đã ký rồi.”

“Hợp đồng thì đã ký song tiền chưa chuyển về.”

Tây bỗng ngớ người ra.

Giai nói tiếp: “Nếu không, để mình gọi điện cho anh ta vậy.”

“Làm phiền bạn nhé!” Tây lí nhí thốt ra mấy lời như vậy.

Việc Giai và Hàng cãi nhau Tây cũng biết. Dù đây là kết quả mà Tây và gia đình luôn mong đợi, nhưng khi nó xảy ra, Tây cũng thấy tiếc cho hai người và cũng thấy có chút tội lỗi. Bất luận nói thế nào đi chăng nữa, Tây cũng không phải kẻ chia rẽ tình yêu của họ. Và Tây cũng tự an ủi rằng đó là nguyên nhân bên ngoài chỉ là ảnh hưởng của nguyên nhân bên trong, còn nguyên nhân bên trong mới là cái nguyên nhân sâu xa nhất. Mà nguyên nhân sâu xa đó là, hai người họ vốn dĩ không thuộc về nhau. Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng cảm giác tội lỗi trong Tây vẫn không hoàn toàn mất đi. Thậm chí khi thấy Giai đôn đáo cho cuốn sách của bố, Tây cũng thấy

thấy khó xử, thấy mình như kẻ tiểu nhân vậy. Vẫn còn nghi ngờ Giai giúp bố là vì lấy lòng bố, nghĩ thế chẳng phải tiểu nhân là gì. Sau một hồi gọi điện thoại, Giai thông báo là Đoạn không hề có ý đó, đó là chủ ý của cấp dưới, anh ta sẽ gọi điện bảo họ lập tức chuyến tiền đến. Tây vừa gật đầu cảm kích: cái gì mà “chủ ý của cấp dưới” chứ, nếu anh ta không ra lệnh, cấp dưới có làm cũng được gì đâu, đúng là vừa được ăn vừa được nói, vừa được gói mang về. Đây là vì Giai gọi cho anh ta, anh ta ngại gặp mặt Giai nên mới nói thế. Nói cách khác, đối với Giai, ngoài vấn đề kết hôn, thực tình cũng có tình cảm. Anh ta yêu Giai thật!

“Cảm ơn.” Tây khẽ nói, ngừng một lát, Tây tiếp tục thanh minh: “Giai à, mình phản đối bạn với Hàng thực sự không hoàn toàn là vì Hàng thôi đâu.”

“Chủ yếu là vì Hàng, cậu sợ em trai bị lừa.”

“Cũng sợ cậu bị tổn thương! Mình đã nói rồi, Hàng là đàn ông, dù bị lừa cũng thiệt thòi tới đâu chứ?” Ngừng giây lát, Tây lại nói: “Mình nói rõ nhé, mình thực sự không có ý định đẩy cậu vào tay Khải Đoạn. Mình thực lòng nói rằng, Khải Đoạn là một người đàn ông không tồi. Có tiền, rất yêu bạn, không ít cô gái muốn theo đổi không được…” Lúc đó nét mặt của Giai lộ vẻ khó chịu khiến Tây không nói thêm được gì nữa. Sự khó chịu đó có thể dành cho Đoạn mà cũng có thể đang dành cho Tây, cho những hành vi của Tây. Tây cúi mặt xuống vờ như đang đánh máy, chữ đánh ra Tây cũng chẳng hiểu ý nghĩa là gì nữa, cứ thế mà gõ thôi, lát sau mới dám ngẩng đầu lên, dũng cảm nói với Giai: “Giai à, có cần mình đi giải thích với Hàng hộ không?”

Giai nhìn thẳng vào Tây, hỏi lại: “Giải thích cái gì?”

Tây không trả lời được. Tiếp tục đánh máy. Lại gõ một lúc lâu, rồi dừng lại: “Giai, mình hỏi bạn câu này nhé!”

“Ừ.”

“Nếu bây giờ Khải Đoạn đồng ý cưới bạn, bạn sẽ lấy anh ấy chứ?”

“Không có nếu vậy đâu.”

“Thì giả dụ.”

“Vậy thì anh ta đã chả là anh ta rồi!”

“Mình hiểu rồi.” Tây khẽ gật đầu. “Vấn đề cốt lõi của bạn là anh ta không chịu cưới bạn, cũng giống như Jane Eyre (1) (nhân vật nữ chính trong tác phẩm cùng tên của Charlotte Bronte), bạn cần danh phận trong ngôi nhà đó.

“Sao bạn không nói mình giống Jane Eyre luôn đi, không muốn làm người tình được sủng ái của kẻ nhà giàu?”

“Làm người tình được sủng ái và làm vợ không biết cái nào tốt hơn, điều này cần phải suy nghĩ đã. Ví dụ nhé, nếu bạn để anh ta lựa chọn, là người tình của kẻ lắm tiền và…” Tây nghĩ một lát “hay là vợ của những người như Quốc, bạn chọn thế nào?”

“Nói vậy cực đoan quá.”

“Cực đoan mới nói được ra vấn đề.”

“Ý bạn là gì?”

“Vật chất và tình cảm không thể phân rạch rõ rằng.” Sau đó Tây dốc bầu tâm sự: “Chẳng nói đâu xa, mình với anh Quốc, tình cảm sâu đậm là vậy. Ban đầu cũng phải vượt qua biết bao cản trở, đến giờ sao chứ? Ba ngày năm trận, cãi nhau rồi lại làm lành. Khi quyết định đến với nhau là thật lòng; nhưng khi cãi nhau cũng là thật. Điều này nói lên cái gì? Con người không thể hoàn toàn chủ động mọi chuyện, đồng thời còn bị môi trường và chính những thay đổi trong mình tác động. Giai à, nếu nói về điều kiện thì mình với bạn cũng tương đương nhau. Đừng bao giờ nghĩ rằng có tình yêu là có tất cả, hay tình yêu là cái gì đó không thể bị phá huỷ không thể thay đổi, không, không, không, bởi vì, tình yêu không chỉ là tinh thần mà còn là vật chất…”

Giai vẫn chẳng nói lời nào.

Gió Bắc khẽ khàng rít, những cành lá rung rinh theo làn gió, tuyết rơi suốt một ngày một đêm, trên mặt nước hồ lạnh cóng đóng thêm lớp băng mỏng, cái lạnh mùa xuân đã tới rõ ràng buốt giá hơn cả cái rét mùa đông, khiến lòng Quốc thêm buồn tê tái. Quốc buồn vì người anh trai đang phải ở trong gian nhà tạm, càng buồn hơn vì người cha già đang đau đáu nghĩ suy cho con trai mình. Phải bố trí để bố về quê sớm vài ngày, lúc ấy còn là mùa xuân ấm áp trăm hoa đua nở tươi đẹp. Nhưng bố nhất định không về, lý do vì mấy việc ông định làm chưa xong, không đành lòng đi về.

Mấy ngày nay, Tây toàn ở nhà bố mẹ đẻ không về. Nói hơi quá đáng chút, nhưng những ngày Tây không ở đó, ba bố con họ sống cùng nhau thật tiện lợi. Mà đâu chỉ có tiện lợi, mà là rất tiện lợi. Những ngày Tây không có nhà, Quốc thường tới đón anh về ăn cơm. Về ăn cơm, tắm rửa, quần áo của anh cũng mang về giặt, máy chỉ quay mấy cái rồi lấy ra phơi trong không khí điều hoà, một đêm là khô, sáng hôm sau tỉnh dậy có thể mặc được luôn. Thử hỏi nếu Tây ở nhà, Quốc dám làm thế không? Mà dù Tây có cho phép, Quốc cũng không thể chịu nổi những ấm ức và cằn nhằn Tây thể hiện ra mặt. Ấm ức là Quốc đoán thôi, nhưng 100% đó là sự thực. Không ít lần Quốc giữ anh ở lại nhưng Thành không chịu. Thành quả thực là một người rất biết điều. Nhìn thời tiết bên ngoài, bố Quốc ruột đau như cắt, nhưng con trai cứ nhất định đòi về vì phải làm thêm ca. Sáng qua tuyết rời nhiều nên không làm được gì rồi, hôm nay phải tăng ca. Tuyết đã ngừng rơi, nhưng trời vẫn chưa ấm lên, vẫn tăm tối và rét lạnh. Thời tiết như vậy mà vẫn phải làm thêm ca, liệu có còn là con người không chứ? Hôm nay lại là cuối tuần, Quốc nhờ bố làm món mỳ trộn, trộn nước sốt thịt nạc băm. Bố có một tiêu chuẩn cho món ăn ngon là có thơm hay không. Hôm đó món mỳ trộn Quốc cho hơi nhiều dầu, lúc sốt thịt còn cho thêm dầu nữa, cả nồi mỳ có tới nửa nồi dầu ăn. Còn thêm cả cần tây nữa, mỳ trộn thịt băm với cần tây là món ăn ưa thích của bố. Nhưng hôm nay bố cũng không ăn nhiều, nghĩ tới chuyện con trai đang phải chịu khổ cực và mấy việc định làm mà chưa xong, làm sao bố Quốc có thể nuốt trôi chứ? Mà bố ăn không ngon hỏi Quốc có thể ăn nổi, chỗ mỳ nấu lên thừa một nửa, nguội trong nồi. Bố Quốc không ăn cơm, cũng chẳng nói lời nào, chỉ thấy phiền lòng vô cùng, nên bố cứ hút thuốc mãi. Bố Quốc làm thế càng kiến Quốc thấy thêm áp lực nặng nề. Cảm giác của Quốc không sai. Bố Quốc rất không bằng lòng với Quốc, không hiểu vì sao đứa con này lại sợ vợ thế! Hai bố con tranh luận rất lâu, Quốc cố gắng hết sức để không nổi nóng, cuối cùng nói với bố sẽ tới nhà Tây, đón vợ về, rồi cùng Tây nói chuyện trực tiếp. Lúc đó nét mặt bố mới tươi hơn chút, và giãn ra hơn.

Tây không ở nhà, Tây đang đưa chị Hạ đi mua đồ. Hạ muốn mua chút đồ nhờ bố Quốc gửi về quê. Nhưng nghĩ rằng mình không thuộc đường phố Bắc Kinh nên mẹ Tây bảo Tây dẫn Hạ di, đồng thời ứng trước một tháng lương cho Hạ. Khi đi Tây còn đem theo cả máy ảnh, bảo rằng nhân tiện sẽ dẫn Hạ tới Thiên An Môn chụp ảnh. Biết mình được đến Thiên An Môn, Hạ vui lắm, còn nói rằng nếu chưa qua đó sao người ta bảo đã tới Bắc Kinh. Trước khi đi, con gái Hạ cũng đã kể cho Hạ nghe về Thiên An Môn, Hạ vui lắm, còn dặn mẹ nhất định phải tới đó chụp ảnh gửi về. Trong bài học của con gái, khi nói về Bắc Kinh có tới mấy bài kể về Thiên An Môn, cô giáo cũng hay cho học sinh viết bài về địa danh này. Trên đường đi, từ Thiên An Môn, Hạ liên tục kể cho Tây nghe về con gái mình. Nói rồi mang ảnh thẻ của con khoe Tây. Trong ảnh là đứa bé gái mấy tuổi với đôi mắt to sáng long lanh, và một lúm đồng tiền rất sâu trông thật đáng yêu. Có lẽ vì chưa chịu ảnh hưởng của những phong tục nơi thôn quê nên trông con bé chẳng khác gì những đứa trẻ trên thành phố. Tấm ảnh đó tất nhiên Hạ luôn mang theo bên mình nên có nếp gấp. Nhìn ảnh, Tây buột miệng hỏi: “Chị không ở nhà, cháu có nhớ không?” Không ngờ hai mắt Hạ bỗng hoen đỏ: “Chẳng lẽ lại không nhớ ạ? Bữa trước chị gọi về cho bà cháu, bà nói nửa đêm con bé ngủ mơ bỗng tỉnh dậy khóc oà lên, vừa khóc vừa gọi mẹ…” Tây thực sự không ngờ. Đây là lần đầu tiên Tây được thấy thế giới nội tâm ẩn sâu trong người phụ nữ đang giúp việc cho gia đình mình, Tây cảm thấy hơi là lạ. Tây vốn cho rằng tình cảm của những người mẹ nông thôn dành cho con mình rất khô khan, không chỉ là đối với trẻ con, mọi thứ tình cảm của họ đều rất khô khan. Từ trước đến giờ mọi người chỉ để ý xem Hạ làm việc nhà như thế nào mà chẳng quan tâm trò chuyện với chị. Sau khi hai người rời khỏi Thiên An Môn, cùng nhau đi siêu thị mua đồ, Hạ ngắm một bộ quần áo trẻ con khoảng hơn 100 tệ, ngắm nhìn mãi rồi lại đặt xuống không nỡ mua. Sau đó, Tây quyết định bỏ tiền ra mua tặng, Hạ chẳng nói gì, chị không giỏi ngoại giao mà nhưng nhìn thái độ là biết Hạ rất cảm động. Lúc ấy, mẹ Tây cũng liên tục gọi điện, mỗi lần gọi điện là một nội dung na ná nhau, đại để là hỏi cái này để đâu, cái kia để đâu. Thế nên, khi có điện thoại, Tây liền đưa Hạ nghe luôn và cưới nói: “Lại tìm chị đấy mà. Gia đình em bây giờ không thiếu chị được rồi.” Quả nhiên là ở nhà tìm Hạ hỏi xem dấm để ở đâu. Cúp máy rồi cả hai đều cười rộ lên. Từ siêu thị về, hai người đi ngang qua vườn bách thú, Tây chợt thấy hơi tiếc vì lẽ ra nên dẫn Hạ đi thăm vườn bách thú trước rồi mới đi mua đồ. Nhưng Hạ không ngại, chút đồ này có nặng gì đâu. Một mình Hạ vác hết. Nghe qua có vẻ rất muốn đi. Đương nhiên Hạ muốn đi chứ, dù có thể với chị thì không có gì, nhưng chị muốn đi vì con gái. Thế là hai người cùng đi thăm vườn bách thú.

Tới cổng, Tây mua vé vào cửa. Hạ không ngờ phải mua vì ở Thiên An Môn đâu cần vé. Một vé 20 tệ, hai vé là 40 tệ. 40 tệ đủ cho con gái học trong một học kỳ. “Thôi không đi nữa, lấy lại tiền đi!” Nhưng Tây không nghe theo lời Hạ, chỉ cười và đi mua vé dẫn Hạ vào. Tây còn bảo rằng lúc này họ vào thăm không hợp lý lắm vì không đúng thời điểm cá heo ở Nhà Hải Dương biểu diễn, hôm khác sẽ dấn Hạ tới xem. Lúc đó, Hạ không dám nhận lời ngay, mà còn hỏi xem giá vé xem cá heo biểu diễn là bao nhiều? 100 tệ một người. Mắt Hạ lại ngấn lệ, có lẽ Hạ cảm động. Hạ ngân ngấn nước mắt nói: “Tây à, gia đình em thật tử tế… Gia đình ở tầng dưới nhà mình ý, giúp việc nhà họ là người An Huy, đã từng kể với chị là gia đình họ không cho cô ấy đi vệ sinh trong nhà, sợ mùi, mỗi lần muốn đi vệ sinh cô ấy toàn phải ra nơi công cộng. Lại còn sợ cô ấy ăn nhiều, tuy không nói ra là cấm ăn nhưng cả ngày khuyên cô ấy không nên ăn nhiều, béo phì dễ gây ra nhiều bệnh, khuyên cô ấy nên giảm cân… Tây nghe kể cười phá lên, trong giây lát, Tây chợt thấy mình thật gần gũi biết bao với ngườiphụ nữ nông thôn này.

Tây không có nhà, Quốc vừa tiếc lại vừa thấy may. Tiếc vì mất công đi, may cũng vì mất công đi, như vậy về nhà có thể nói với bố là Tây không có nhà. Quốc nói với bố mẹ vợ tới đón Tây về, nhưng Tây không có nhà nên không đợi nữa vì bố Quốc mấy ngày nữa về quê nên Quốc phải về thu dọn hành lý và chuẩn bị vài thứ. Ai ngờ bố mẹ Tây như nhìn thấu tâm can Quốc bảo rằng đã đến thì ngồi một lúc, vừa hay họ cũng đang có chuyện muốn bàn. Không còn cách nào khác, Quốc đành trơ mặt ngồi xuống. Quốc biết bố mẹ vợ định nói gì, vì thế Quốc mới vội về, cũng như chuyện Tây biết bố chồng muốn nói gì nên mới trốn về nhà mẹ đẻ.

Bố Tây nói toàn những chuyện vòng vo, cái gì mà bố con già rồi nên quan điểm với một số việc còn cứng nhắc khó thay đổi, có thể hiểu được, nhưng con thì không nên; cái gì mà bố con không có văn hóa, nhưng con đã từng học đại học, cái gì làm được cái gì không, cái gì nên làm cái gì không, phải có suy nghĩ và nhận định riêng; rồi bố mẹ đều biết con là đứa có hiếu, có nhiều ưu điểm hơn Tây, còn làm việc cũng rất giỏi, mặt nào cũng được, chứng tỏ con là người có suy nghĩ và năng lực, nhưng vì sao cứ vướng vào chuyện gia đình là trở nên nhu nhược, phiến diện; cái gì mà quan điểm cũ, tư tưởng cũ có thể hiểu được, là không thể thay đổi được nhưng cũng không thể chấp nhận được, càng không được vì thế làm khó cho các con, kết quả của việc làm đó sẽ tạo nên mâu thuẫn giữa các thế hệ… Quốc đần cả mặt, ong cả đầu ngồi nghe, những lúc không thể nghe nổi cũng vẫn phải nghe, đành để vào tai trái ra tai phải vậy, nếu không thì coi như nghe cũng như không, đầu nghĩ tới việc khác. Quốc nghĩ về công việc của anh trai, hôm qua đã gọi điện cho bạn để hỏi về công việc cho anh, người bạn đó cũng nhận lời sẽ giúp Quốc nghĩ cách. Đang miên man suy nghĩ, Quốc bỗng nghe thấy bố Tây gọi: “Quốc, có phải con có gì khó nói khi phải thỏa hiệp với bố con không?”

Quốc bỗng giật mình: “Không, không có ạ.”

Phản ứng của Quốc quá mạnh, bố Tây cảm nhận được điều này, hai người nhìn nhau, trong mắt ánh lên chút nghi hoặc. “Quốc à” lát sau ông hỏi Quốc một câu, “nếu con có gì khó nói…”

Đúng lúc ấy, phòng Hàng mở cửa, Hàng thò đầu ra ngoài, khẽ gật đầu thể hiện chào anh rể sau đó hỏi mẹ có phải đã lấy ít tiền trong ví mình không, vì thấy tiền trong ví ít đi. Mẹ Tây hừm một tiếng hỏi lại xem Hàng có thực sự biết trong ví mình có bao nhiêu tiền không? Hàng trả lời rằng mình nhớ rất rõ vừa rút 1000 tệ từ thẻ ra hôm qua sau khi đi làm về, rồi về nhà luôn, không hề bước ra khỏi cửa. Bây giờ trong ví còn 500 tệ, hóa đơn rút tiền ngân hàng vẫn còn đây. Mẹ bảo Hàng thử nhớ lại xem sao. Hàng cố nhỡ, vẫn chỉ nhớ là sáng nay chị Hạ giặt quần áo giúp Hàng có lấy ví trong túi ra, nghe tới đây, Quốc vội thanh minh: “Không thể là Hạ được!” Phản ứng của Quốc vừa nhanh vừa mạnh mẽ.

Mẹ Tây nhìn Quốc rồi nhẹ nhàng nói: “Mọi người không ám chỉ Hạ đâu.”

“Ý con là”, Quốc hơi ngại vội thanh minh tiếp. “Nếu Hạ lấy thì lấy cả luôn cho xong, lấy một nửa để làm gì?

Hàng lại vừa cười vừa nói: “Anh rể, anh không biết đấy thôi, cái này gọi là “nghệ thuật”. Ăn cắp cũng cần có nghệ thuật, tính kế trước sau mới có thể ăn cắp lâu dài được chứ.”

Mẹ Tây vội gạt đi: “Nói linh tinh! Đi, tự vào phòng tìm lại xem!”

Hàng đã trở lại phòng nhưng nét mặt Quốc giờ bỗng thật khó coi, rõ ràng là rất không hài lòng với Hàng. Trong khoảnh khắc ấy, không khí trong phòng thật nặng nề. Bố Tây lại vờ như không có chuyện gì, đến bên điện thoại và nói rằng: “Tôi đi gọi điện cho Tây, bảo nó về nhanh, không lại để Quốc nó phải chờ.”

Điện thoại vừa gọi đi, Tây và Hạ cười cười nói nói bước vào ôm theo túi lớn túi nhỏ, cũng lúc ấy điện thoại Tây cũng đổ chuông.

Quốc gọi Tây vào phòng riêng, đóng cửa lại, rồi cùng nói chuyện với vợ thật nghiêm túc một lần. Đầu tiên Quốc thông báo rằng bố lên Bắc Kinh lần này để làm ba việc: một là vì công việc của anh Thành, hai là vì mối quan hệ của chúng ta, ba là vì chuyện sinh con. Sau đó Quốc để Tây được quyền quyết định. Tây nhìn chăm chú vào gương mặt nghiêm túc khác thường của chồng và hỏi: “Ý anh có phải định nói nếu ba việc này chưa hoàn thành, quan hệ của chúng ta coi như là hết không?”

“Chẳng lẽ đến một việc cũng không được hả?”

“Anh thấy sao?”

“Anh thấy rằng”, Quốc nhấn mạnh từng chữ: “Trong ba việc này, việc đầu tiên em có thể làm tốt.”

Tây đột nhiên rất phản cảm với thái độ khác thường này của Quốc: “Anh Quốc, anh đang uy hiếp em đấy hả?”

“Tây à, em nghe anh nói nốt câu này, nếu em vẫn không hiểu, thì có lẽ duyên phận chúng ta thực sự đã hết.” Quốc không trực tiếp trả lời câu hỏi của Tây, chỉ cố nói ý của mình: “Bố là người không có học thức, cũng chưa thực sự hiểu cuộc sống trên này. Trong suy nghĩ của bố, bố cho rằng chỉ cần gia đình em muốn là có thể hô mưa gọi gió. Em hãy nghĩ cho bố, người mà chưa từng đọc hết một cuốn sách, cả đời chỉ quanh quẩn quanh lũy tre làng, đến tận năm ngoái mới biết tới cái tivi. Bố luôn nghĩ rằng Bắc Kinh là một chân trời rộng lớn, là nơi ở của Đảng, có gì khó khăn, cứ tới nói là được!… Anh nói vậy, em có hiểu ý anh không?”

Nếu như ngày hôm qua, Quốc nói những lời này chắc Tây sẽ chỉ coi là lời nói vớ vẩn chẳng bận tâm, nhưng bây giờ Tây có thể hiểu, đó là nhờ Hạ. Cứ nghĩ tới sự vui sướng của Hạ khi tới Thiên An Môn, vườn bách thú, nghĩ tới tình cảm Hạ dành cho đứa con, nghĩ tới công việc giúp việc của gia đình mình chẳng hề dễ dàng, Tây chợt ngộ ra đôi điều Quốc nói. Trước đây, Tây không thể hiểu nổi điều này vì môi trường sống quá khác nhau, và thế nên Tây chẳng thể nào đứng vào địa vị người khác mà nghĩ được. Quốc cũng không hiểu lúc này Tây đang nghĩ gì nhưng Quốc cảm nhận được rằng Tây dường như đã hiểu những gì mình nói. Nói thực, Quốc cũng không hy vọng Tây có thể thực hiện được mọi điều bố yêu cầu, ít nhất là với việc sinh con có phải họ cứ ừ là được đâu. Quốc chỉ hy vọng lần này Tây có thể làm người con dâu tốt, tiễn bố về quê thật chu đáo, tóm lại là đại để mọi chuyện có thể thuận lợi. Lúc này, Tây trả lời: “Được, ngoại trừ việc sinh con, công việc và chỗ ăn ở của anh Thành em sẽ cố gắng lo cho được, anh yên tâm.”

Quốc rất cảm động, song những do dự trong lòng vẫn không nguôi. Lần này chắc là được. Nhưng còn lần sau, nếu lại có chuyện gì đó biết tính sao? Còn nữa, chuyện con cái của hai người, không, là cháu đích tôn của ông chứ, làm thế nào bây giờ?

Quốc dẫn Tây về, bố mẹ Tây dặn Hạ chuẩn bị những đồ chị phải mang đi, sau đó vào phòng Hàng, và chú ý khóa cửa, tất nhiên là vì chuyện Hàng mất tiền rồi. Tiền của Hàng không tìm thấy nên cả nhà đều rất bực mình. 500 tệ cũng chẳng phải là nhiều, nhưng nếu chuyện này thực sự là do Hạ, chỉ nghĩ qua thôi cũng đủ làm người ta phát hoảng. Hạ giờ là người mà gia đình không thể thiếu, nhưng nếu Hạ có cái tật ấy, sau này biết phải xử lý sao đây?

“Mạn tàng hối đạo!” Bố Tây lắc đầu nói. Ý của ông là Hạ vốn không có cái tật xấu này, nhưng nếu bây giờ thực sự có, cũng là lỗi của Hàng. Đồ đạc cứ vứt linh tinh những chỗ dễ bị người ta lấy mất, gọi là “mạn tàng”; kết quả của việc vứt lung tung ấy là dạy cho người ta ăn cắp, cái này gọi là “hối đạo”.

Hàng đột nhiên nhớ ra: “Gọi cho chị xem sao, hỏi chị ấy có lấy không?” Cả ba người cùng nảy ra một tia hy vọng.

Khi Hàng gọi điện, Tây và Quốc đang trên đường về, đang ở trong xe. Tây nói với Hàng là mình thậm chí còn chẳng nhìn thấy ví tiền của Hàng. Sau đó, Quốc nói với Tây: “Bảo cậu ấy hỏi xem có phải Hạ lấy không?”

“Ý anh là gì?”

“Thì ý là thế, hỏi xem có phải Hạ lấy không?”

“Nói gì mà vô duyên! Không tìm thấy thì gọi điện hỏi thôi, anh nhạy cảm quá đấy!”

“Là do anh nhạy cảm hay là gia đình em luôn có thành kiến với những người từ nông thôn lên?… Nhà nào mà chẳng có lúc mất đồ. Hơn nữa gia đình nhà em, mất đồ là chuyện bình thường. Lúc không có giúp việc, cũng có gì đâu, mất thì thôi, nhưng có người giúp việc thì khác, nó sẽ thành chuyện của người giúp việc. Cứ nghĩ mà thấy sợ. Cũng may lúc đầu ở nhà em, bố em không mất gì, chứ nếu không anh cũng thành như Hạ bây giờ, anh cũng là người nhà quê mà!”

Tây thực sự bực mình, chuyện sinh con Tây coi như không để ý, chuyện

ĐẾN TRANG
Thông Tin
Lượt Xem : 4521
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN