--> Đèn Không Hắt Bóng - game1s.com
Insane

Đèn Không Hắt Bóng

Dưới đây là câu chuyện về một trong những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng khắp châu Á về ngành Y đã được nhiều bác sỹ Việt Nam tìm đọc... Đây cũng là món quà mà TRASUA.MOBI dàng tặng tất cả các bạn đọc các y bác sỹ, các bạn sinh viên ngành Y nhân ngày 27/02.

Đèn không hắt bóng không đơn thuần kể về đời sống bệnh viện. Nhìn ở góc độ khác, nó là câu chuyện tình yêu lạnh lùng, bí ẩn và đau đớn. Mối quan hệ giữa Noriko và bác sĩ Naoê phải chăng là tình yêu một chiều? Đứng bên cạnh vị bác sĩ tài hoa, hình ảnh của Noriko khá lặng lẽ. Yêu Naoê, tự nguyện gắn bó với anh, cô vẫn phải chứng kiến hàng loạt mối quan hệ bất thường của Naoê với những phụ nữ khác, từ vợ và con gái của bác sĩ viện trưởng, cô gái quán bar, cho đến nàng ca sĩ ngôi sao…

Nhưng đau khổ hơn hết, cô nhận ra Naoê là một pháo đài riêng, không cho cô thâm nhập, ngay cả những giây phút gần gũi nhất cả về thân xác lẫn tình cảm. Chỉ đến khi Naoê mất đi, bức màn bí mật mới được vén lên. Giữa bao nhiêu phụ nữ vây quanh, Naoê chỉ yêu một mình Noriko. Cô chính là mảnh gương cuộc đời để anh soi vào, là chỗ bấu víu duy nhất trong những cơn đau đớn tuyệt vọng vì cái chết gần kề…

Nhưng vì kiêu hãnh và xót thương, anh không bao giờ phơi bày sự thật với cô. Tình yêu bền bỉ của Noriko đã được đền đáp, dù muộn mằn…


[Tải ảnh'>

Chương 1:


- Hôm nay ai trực? Bác sĩ Kôbasi à?
Kaôru Unô nhìn lên bảng trực đêm. Cô vừa đi thu nhiệt kế ở các phòng bệnh nhân về.
- Theo bảng trực thì hôm nay là phiên của Kôbasi tiên sinh, nhưng tiên sinh hình như đã đổi phiên cho bác sĩ khác - Nôrikô Simura, lúc bấy giờ đang ngồi cạnh bàn cặm cụi găm mấy tập bệnh án, trả lời bạn đầu vẫn không ngẩng lên.
- Thế à? Đổi cho ai?
- Cho bác sĩ Naôê thì phải.
- Naôê à? Kaôru kinh ngạc thốt lên.
Nôrikô ngạc nhiên nhìn bạn. Kaôru bối rối đưa tay lên bưng miệng.
Nôrikô năm nay đã hăm bốn, cô đươc coi là một nữ y tá có kinh nghiệm, còn Kaôru thì hãy còn như con nít: cô mới mười tám, vừa đi học dự bị từ mùa xuân và được xếp vào hàng tập sự trong bệnh viện máy trong phòng báo:
- Isixura phòng bốn trăm mười hai kêu đau dữ quá.
- Cái ông già có người con trai làm chủ hiệu sushi ấy à?
Hôi trước cụ Yôsidzô Isikura mở hiệu sushi ở khu Nakamegurô, nhưng cách đây ba năm đã thôi làm và giao cửa hiệu lại cho con trai và con dâu quản lý. Ông cụ vào nằm viện Oriental từ cuối tháng chín, tức cách đây một tháng. Trước đó cụ Isikura đau dạ dày nằm cả hai mươi ngày tại bện viện của trường đại học T., nhưng về sau bỗng nhiên được xuất viện và chuyển sang nằm ở đây.
- Ông cụ nằm sấp, rên hừ hừ...
- Có ai là người nhà ở lại với ông cụ không?
- Có cô con dâu.
Rời tập bệnh án, Nôrikô tự lự ngưới mắt nhìn trân trân lên bức tường trắng ở trước mặt.
- Vậy bác sĩ trực hôm nay là Naôê tiên sinh? -Kaôru vừ đếm lại mấy cái nhiệt kế trên khay y cụ vừa hỏi lại.
- Nôrikô làm thinh. Môt. lát sau cô mới buông một câu:
- Chắc hôm nay tiên sinh chả đến nữa đâu.
Kaôru ngạc nhiên hỏi:
- Sao lại không đến nữa? Tiên sinh phải trực kia mà!
- Ừ thì trực chứ sao...
- Hay là tiên sinh đang ngồi ở đâu đấy trong bệnh viện?
- Không, lúc nảy vừa đi đâu rồi.
Nôrikô khó chịu ngoảnh mặt đi.
- Naôê trực kia mà. Làm sao mà có thể đi đâu được?
- Muốn biết cứ gọi điện hỏi xem - Nôrikô chỉ tay lên tấm giấy nhỏ xíu gắn trên mặt bàn. Trên giấy có ghi vội dòng chữ: "Naôê:423-28-50".
Kaôru bỡ ngỡ nhìn lên tấm giấỵ
- Đấy là chỗ nào?
- Tiệm rượu.
- Tiệm rượu ư? Sao, ông ấy đến tiệm rượu ư?
- Thế đấy, - Nôrikô đáp xẵng, rồi lại cuối xuống tập bệnh án.
Kaôru bỏ cái nhiệt kết đang cầm sang một bên.
- Sao lại có thể như thế được?... Đang trực kia mà?
- Dĩ nhiên là không được - Nôrikô nhún vai.
- Thế thì tại sao tiên sinh lại...?
- Tại thế thôi. Xưa nay vẫn vậy.
Mới gần đây Kaôru mới được phân công trực đêm và hôm nay là lần đầu tiên cô trúng vào phiên trực của bác sĩ Naoê.
- Cái tiệm rượu ấy cách đây có xa không?
- Không biết, nghe ông ấy nói là đâu ở khu Đoghendzukaa ấỵ Đi bộ hết mười phút.
- Nhưng sao chị biết đó là tiệm rượu?
- Mỗi lần ra đấy về, bao giờ ông ấy cũng sặc mùi rượu.
- Chị nói gì thế?!
- Không tin thì cứ gọi điện đến đấy mà hỏi.
Găm xong tờ bệnh án cuối cùng, Norikô rút ngăn kéo bàn lấy ra một tấm biểu treo cửa và cây bút lông.
- Cụ Isikura đau thật đấy chị ạ... Dù sao cũng phải gọi điện cho bác sĩ, - Kaôru vừa nói vừa nhìn hàng số điện thoại trên tấm giấy.
- Vô ích.
- Nhưng bệnh nhân đau quá mất rồi.
- Nếu cô chịu không nổi thì tiêm cho ông ấy một mũi.
- Không xin phép bác sĩ?
- Một liều thì không sao.
- Nhưng... - Kaôru ấp úng.
- Bác sĩ có ở đây thì cũng nói thế thôi. Cụ Isikura lâu nay vẫn phải dùng thuốc có chất á phiện.
- Nhưng đó là ma túy.
- Đúng, mà lại là loại mạnh. Giảm đau rất công hiệu.
- Nhưng luật cấm dùng ma túy kia mà!
- Sao lại cấm?... - Nôrikô nhúng bút lông vào chén thuốc vẽ màu trắng, rồi viết thử lên tờ báo.
- Cụ Isikura bị ung thư dạ dày à?
Norikô gật.
- Thế mà người ta bảo là bị ung thư chẳng đau tí nào. Em chưa bao giờ tưởng tượng la con người ta có thể đau đến thế.
- Sở dĩ đau nhiều là không riêng dạ dày bị tổn thương. Di căn đã lan vào tận xương sống, chạm đến trung khu thần kinh.
- Thế thì mổ cũng không ăn thua nữa à?
- Không ăn thua. Chính vì thế mà ở bệnh viện của trường đại học họ cho ông cụ ra viện.
-Tội nghiệp ông già... - Kaôru thở dài. Nửa năm làm việc ở bệnh viện cô đã có dịp trông thấy khá nhiều điều, nhưng cho đến nay cái gì đối với cô cũng hãy còn mới lạ và có sức lôi cuốn lạ thường. -
Ông cụ còn sống được bao lâu nữa?
- Bác sĩ Naôê cho là còn được khoảng hai tháng nhiều nhất là ba.
- Ông cụ có biết không?
- Dĩ nhiên là không. Chỉ có người trong nhà biết.
- Thế ra họ chỉ còn chờ ông cụ chết?
- Đúng thế.
Nôrikô lại cầm bút lên. Dòng chữ Hán màu trắng nét bay bướm, chạy trên tấm bảng nhỏ màu đen:
"Tsunêô Muraya" - tên họ bệnh nhân mới nhập viện. Nét chữ của Nôrikô nhẹ nhàng, tao nhã.
- Cô chớ nói hở ra đấy, - Nôrikô dặn dò, tuy cô biết cũng chẳng cần như thế: không đời nào Kaôru lại có đủ can đảm nói lại với ông già. Nhưng cô bé vẫn gật đầu ưng thuận một cách hết sức nghiêm trang. Vừa lúc ấy có tiếng chuông gọi của bệnh nhân phòng 412 gọi.
- Isikura
- Cô lấy hai liều brobarin xuống mà tiêm. Nói là sẽ bớt đau ngay.
- Vâng.
Kaôru đến tủ thuốc lấy ra một cái hộp màu đỏ chạy vội ra hành lang.
Tên gọi của bệnh viện nghe khá hợm hĩnh: "Oriental". Song đó chỉ là một bệnh viện tư thuộc loại thông thường nhất ở Tokyo. Chủ nhân - bác sĩ Yutaro Gbyoda - đồng thời cũng là bác sĩ trưởng. Tòa nhà cao sáu tầng, lại thêm một tầng hầm nữa, xây gần ngã tư chỗ phố Tamagawa gặp đại lộ chu vi số 6 của thành phố, bề mặt trông ra đường. Ở tầng trệt là phòng đón tiếp bệnh nhân, phòng tiếp khách, phòng ghi danh, phòng phát thuốc và phòng X-quang. Tầng thứ hai dành cho phòng mổ, phòng vật lý trị liệu, phòng xét nghiệm, phòng điều hành, phòng làm việc của bác sĩ trưởng và phòng văn thư. Từ tầng ba đến tầng sáu là các phòng của bệnh nhân. Bệnh viện Oriental chỉ có cả thẩy bảy mươi giường.
Số bệnh nhân ngoại trú xê xích tùy theo từng ngày trong tuần lễ, nhưng kể trung bình thì mỗi ngày có khoảng 150-160 người đến bệnh viện. Trên của các phòng đều có treo những biển bề: "Bác sĩ nội khoa", "Bác sĩ da liễu", "Bác sĩ niệu học", "Bác sĩ phẩu thuật", "Bác sĩ phụ khoa", "Phòng phẫu thuật thẩm mỹ", "Khoa nhiễm xạ". Thế" nhưng số bác sĩ làm việc thường xuyên ở bệnh viện Oriental không lấy gì làm đông; chỉ có bác sĩ nội khoa Kawahara, hai bác sĩ phẫu thuật là Naôê và Kôbasi, bác sĩ nhi khoa Marayama, kể cả bác sĩ trưởng nữa là năm người. Ngồi tiếp bệnh nhân ở phòng phẫu thuật thẩm mỹ cũng là Naôê, còn ở phòng niệu học và phòng phụ kho thì cứ mỗi tuần hai lần, có hai bác sĩ ở bệnh viện của trường đại học M. đến làm việc. Nữ y tá, kể cả y tá cấp một và tập sự, ở bệnh viện Oriental có cả thẩy hai mươi hai người. Bác sĩ trưởng Yutarô Ghyôda chuyên về nội khoa, nhưng mấy năm gần đây hầu như không xuất hiện ở ở các phòng bệnh nhân nữa, mà giao hết công việc này cho Kawahara vốn và bạn thân của ông. Bản thân ông ta chỉ quan tâm đến cái ghế hội đồng dân biểu thành phố và công việc quản trị Hội liên hiệp Lương y, vốn là những công việc rất xa với y học. Thảng hoặc có khi nào bệnh viện tư của ông được người ta nhắc đến thì ông than thở rằng nó chẳng đem lại một chút lợi nhuận nào. Tuy vậy cái bệnh viện Oriental vẫn được coi là một bệnh viện khá lớn không riêng gì trong khu mà ngay cả trong toàn thành phố Tokyo nữa.
Ban đêm thường có hai nữ y tá ở lại trực. Cổng chính cửa bệnh viện - cổng dẫn thẳng vào phòng cấp cứu - mở cho đến tám giờ tối. Sau tám giờ thì cổng sẽ đóng, ai đến phải bấm chuông.
Tối hôm ấy trong bệnh viện không có sự cố gì - cứ như thế mọi người đều biết trước rằng bác sĩ trực sẽ đi đâu mất tăm. Chỉ có cụ Isikura kêu đau, với lại Sughimôtô, anh chàng trẻ tuổi nằm ở tầng ba, đến xin thuốc cảm lạnh. Những bệnh nhân ngoại trú đến sau năm giờ, khi phòng khám thường đã chuẩn bị nghỉ, cũng không nhiều; hai người đến thay băng thêm hai người nữa đến tiêm thuốc theo lời dặn của bác sĩ điều trị.
Những bệnh nhân chấn thương, thường thường cứ hai ngày đến một lần, hôm nay cũng không phải đến. Dĩ nhiên Nôrikô tự ý cho thuốc cảm và thay băng mà không có chỉ thị của bác sĩ trực như vậy là vi phạm điều lệ, nhưng cô không dám quấy rầy Naôê vì những chuyện không đâu như thế. Nôrikô biết rất rõ mình phải làm gì; vả chăng nếu cô có tự dưng nảy ra cái ý gọi điện cho ông ta, thì chẳng qua cũng sẽ được nghe ông trả lời là: "Tốt lắm, cứ thế mà làm".
Đến chín giờ, đèn ở các phòng bệnh nhân đều đã tắt hết, mà Naôê vẫn chưa thấy về. Công việc có thể coi như là đã xong xuôi, cho nên Nôrikô mở một cuốn tiểu thuyết và bắt đầu thả hồn vào cái thế giới ư cấu của một nữ văn sĩ đang thời thượng viết về tình yêu. Kaôru mở máy thu hình, chỉnh cho máy kêu khe khẽ, và bắt đầu theo dõi chương trình hòa nhạc. Phòng trực của nữ y tá ở tầng ba, bên phải thang gác, các cửa sổ đều trông ra một ngõ hẻm vắng không có lấy một bóng người qua lại. Màn cửa sổ bao giờ cũng vén ra hai bên, và trong khoảng lở có thể nhìn thấy cảnh đô thành lấp lánh muôn vạn ánh đèn đêm. Đến chín giờ rưỡi chương trình nhạc kết thúc. Kaôru vươn vai ngáp dài. Cô đến bệnh viện từ sáng sớm vào lúc tám giờ, ăn trưa xong thì đi học lớp dự bị, sau đó lại trở về bệnh viện trực đêm. Đến giờ này cô đã mệt nhoài ra. Biết làm thế nào được? Đành phải kiên nhẫn chịu đựng vài năm.... Nôrikô cúi đầu đọc sách, tóc rũ cả xuống tận mặt.
Kaôru tắt máy, ngồi nhìn ra cửa sổ.
- Chị ạ, tiên sinh vẫn ở ngoài tiệm rượu à?
- Không biết.
Nôrikô rời cuốn sách. Cô đọc gần hết.
- Có lẽ ta pha tí cà-phê nhỉ?
- Ờ, hay đấy.
Kaôru nhanh nhẹn đứng dậy thắp bếp ga. Ở góc phòng sau tấm màn trắng có thể trông thấy mờ mờ một cái giường ghép đôi và hai cái tủ con. Cà phê và chén tách đặt ở ngăn trên cùng. Kaôru lấy bình cà-phê bột không cặn và lọ đường, đặt cả lên bàn.
- Mấy viên đường?
- Một thôi.
Bây giờ, khi tivi đã im tiếng, từ ngoai cửa sổ lùa vào cái tiếng rì rầm thoang thoảng của thành phố ban đêm.
- Ôi, chút nữa thì đổ hết... - Kaôru thận trọng đặt tách cà phê xuống trước mặt Nôrikô.
- Cảm ơn.
- Sao lâu về thế nhỉ... Không biết đứng có còn vững được nữa không?
Không trả lời thì không tiện; Nôrikô đành nói lùng bùng cái gì đó không rõ, và vội vành nốc hết chén cà phê.
- Nhỡ có tai nạn thì sao? Hay là có ca mổ cấp bách? Lúc bấy giờ biết làm thế nào?



Chương 2:



Yutarô Ghyôđa, bác sĩ trưởng của bệnh viện Oriental ngụ ở khu Mêgurô, phố Kakinôkidzaka. Đi xe hơi đến bệnh viện hết chừng mười lăm phút. Hai vợ chồng ông Ghyôđa ở chung với hai người con đã lớn cả - Người con trai là Yudzi và người con gái là Mikikô. Yudzi hai mươi mốt tuổi. Cậu cương quyết chống lại ý đồ của bố mẹ muốn nuôi dạy cho cậu trở thành bác sĩ, nhất định vào học khoa kinh tế ở trường đại học T.. Mikikô hơn em hai hai tuổi. Năm ngoái cô vừa tốt nghiệp khoa văn học Anh ở trường đại học nữ sinh. Cô không đi làm, mà ở nhà giúp mẹ trong công việc nội trợ và giúp đỡ bố ở bệnh viện. Trên thực tế cô là thư ký riêng của cha cô, chuyên lo những công việc văn thư. Ở bệnh viện Oriental, có hơn bốn mươi người làm việc, và Yutarô bây giờ không đủ sức một mình đương hết những công việc lo toan. Bản thân ông rất ít khi đến bệnh viện. Quả tình ở đấy đã có viên quản lý sự vụ và cô y tá trưởng nhưng ông Yutarô lẽ nào có thể việc gì cũng giao phó hoàn toàn cho những người dưng? Chẳng hạn khi giải quyết những vấn đề tiền nong ông không thể nào thiếu bà vợ hay cô Mikikô được. Thường thường mỗi khi đến bệnh viện, thoạt tiên ông ngồi uống trà, giở xem các sổ trực đêm, nghe viên quản lý và bà y tá trưởng báo cáo về tình hình ngày hôm qua, rồi sau đó ông tiếp các bệnh nhân - chỉ riêng những bệnh nhân nào có ai giới thiệu gửi gắm cho ông. Nói chung đến mười hai giờ trưa là tất cả những công việc của bệnh viện đều đã được giải quyết xong xuôi.
Sau bữa ăn trưa Yutarô đi họp hay đi gặp người này người nọ có công chuyện làm ăn với ông. Đã mấy năm nay phần lớn thì giờ và sức lực của ông không được dành cho y học nữa, mà dành cho những buổi họp ở Hội đồng đô thị và cho công việc quản lý ở Hội lương y. Vả chăng sự tình này cũng hoàn toàn vừa ý ông.
Hôm ấy, cũng như thường lệ, đến chín rưỡi Yutarô ăn bữa sáng - gồm có thịt rán và xa-lach rau quả - và uống chén trà. Yutarô người không cao nhưng vạm vỡ, và gần đây lại phát phì ra nữa, đồng thời huyết áp cũng tăng lên khá nhiều. Sau một cuộc công kích kéo dài suốt một năm trời của bà hiền thê yêu quý, ông Yutarô cuối cùng đành phải nhượng bộ và bằng lòng với những bữa ăn sáng thanh đạm theo kiểu Âu châu. Nhưng trong bữa ăn trưa và ăn tối, vì không nỡ từ chối bản thân những lạc thú ở đời, ông vẫn một mực ăn nhiều cơm và mì. Trong các bữa tiệc, nếu không có những món ăn Nhật bản thì ông ăn chẳng còn thấy ngon miệng chút nào nữa. Trong các món uống, Yutarô chỉ thực sự ưa thích rượu sakê, nhưng cùng lắm không có sakê thì ông cũng có thể dùng tạm rượu whisky được.
Sau bữa ăn sáng, Yutarô vừa nhấm nháp chén cà phê vừa thong thả đọc qua mấy tờ báo. Ở phòng bên vợ ông đang ngồi trang điểm. Bà Ritsukê, năm nay đã bốn mươi tám, trẻ hơn chồng bảy tuổi, và nhờ cái thân hình cao dong dỏng, đứng cạnh ông chồng bà trông còn trẻ hơn nhiều. Dĩ nhiên năm tháng vẫn in dấu ấn của nó lên nhan sắc của bà; làn da đã mất cái mịn màng xưa kia, song gương mặt với đôi mắt to và sống mũi thanh tú của bà vẫn còn giữ được những di tích của thời oanh liệt đã qua.
- Mình ạ, hình như Mikikô lại sắp khước từ người ta rồi, - bà Ritsukô nói với chồng trong khi đang kẻ lông mày trước tấm gương. Nét mặt bà hơi đanh, cho nên bà cạo mỏng đôi mày đi và vẽ thêm vài nét cho nó nhích xuống phía dưới một chút.
- Nếu chuyến này lại đoạn tuyệt lần nữa thì trong tầm tay nhà mình không còn chàng rể nào hết, - Yutarô rời tờ báo. - Tôi thât. không hiểu nổi. Thằng ấy con nhà tử tê", người ngợm trông được quá... Con Mikikô không ưa nói vì cái gì?
- Nó nói là thằng ấy bình thường quá.
- Bình thường thì có gì là xấu?
- Sao mình lại hỏi tôi? Tôi đi đâu mà biết được?
Bà Ritsukô cẩn thận vẽ cái lông mày bên phải.
- Mà lại học giỏi nữa. Y khoa đâu có phải chuyện đùa? Cho đến nay nó vẫn học hành xuất sắc lắm, các giáo sư đều khen không tiếc lời...
Không còn mong hướng thằng con trai vào con đường y học được nữa, hai vợ chồng Ghyôđa quyết tâm bù lại sự tổn thất này bằng cách thu xếp cuộc hôn nhân của đứa con gái: Mikikô nhất định phải lấy một anh chồng bác sĩ.
- Thằng ấy tốt thật; nó đến là dễ bảo, ngoan ngoãn.
- Ấy, hình như cũng chính vì thế mà con Mikikô không thích nó, - bà Ritsukô thở dài.
- Tôi chả hiểu ra sao. Hay là nó có một anh chàng nào khác mới lọt vào mắt xanh cô nàng?
- Chỉ vớ vẩn. Không thể như thế được. Trường thì toàn nữ sinh, khi ra trường thì không đi làm đâu cả, suốt ngày ở nhà giúp mẹ, có dịp nào làm quen với đàn ông đâu?
- Cái lớp trẻ bây giờ thật không sao hiểu được. - Uống nốt tách cà-phê, Yutarô đứng dậy.
- Cũng đã hăm ba rồi chứ có còn thơ dại gì nữa đâu, mà chẳng thèm toan tính gì cả. Nhắc đến là nó chỉ cười, nói là bạn học cùng lớp còn đến một nửa chưa đi lấy chồng.
- Lúc nào mình thử hỏi xem nó thích hạng thanh niên như thế nào. - Yutarô nói lúng búng.
- Bố nó hỏi thì hơn.
- Bà sao thế, điên rồi chắc? Tôi là bố, là đàn ông hỏi sao tiện?
Mikikô là cái chỗ yếu quan trọng nhất của Yutarô. Ông quý đứa con gái duy nhất đến nước không còn biết phải chăng gì nữa, từ hồi Mikikô còn bé tí ông đã chìu chuộng nó từng ly từng tí; và bây giờ lớn lên, không có một lời răng dạy nào của bố còn có thể tác dụng đối với Mikikô nữa.
- Thôi chết, muộn quá rồi kìa.
Bà Ritsukô vừa mở miệng toan gọi cô con gái thì cô ta đã từ trên cầu thang bước xuống.
Mikikô rất xinh; đôi mắt to, cái mũi thon nhỏ. Trông hơi lạnh lùng, nhưng vẫn là một giai nhân, giống hệt bà Ritsukô hồi trẻ.
- Thằng Yudzi vẫn còn ngủ cơ chứ?
- Thôi kệ nó. Rồi nó chắc dậy.
Bà Ritsukô ngồi lên xe. Ông Yutarô lên ngồi cạnh vợ ở ghế sau. Mikikô ngồi ghế trước. Cô đầy tớ gái Tômiyô đứng trên thềm vẫy vẫy:
- Thượng lộ bình an!
Xe phóng ra đường chu vi số 6. Lúc bấy giờ đã quá mười giờ từ lâu, cho nên đường cũng rộng chứ không đến nỗi nườm nượp những xe cộ như vào buổi sáng sớm. Đột nhiên bà Ritsukô hỏi chồng:
- Mình không nghe nói gì về Naôê và Simura à?
- Simura? Simura Nôrikô ấy à?
- Phải.
- Thế chuyện gì?
- Hình như giữa hai người có chuyện gì ấy.
- Khó tin lắm...
- Tôi nói thật đấy.
- Sao ạ, chuyện gì thế mẹ? - Mikikô nhấp nhổm trên ghế xe.
- Không liên quan gì đến mày, - bà mẹ mắng Mikikô rồi quay sang chồng nói tiếp: - Cô Sêkgiuchi nói với tôi như vậy.
- Sêkgiuchi? - Gương mặt ông Yutarô như chưa ra.
Tsuruyô Sêkgiuchi là y tá trưởng của bệnh viện Oriental. Năm nay bà bốn mươi hai tuổi. Trước đây ba năm bà ly dị chồng và ở một mình với đứa con trai hãy còn đi học. Sêkgiuchi làm y tá đã lâu nên khá nhiều kinh nghiệm trong nghề, nhưng lại có một nhược điểm quan trọng - bà ta rất thích ngồi lê đôi mách.
Đối với vợ chồng Ghyôđa, bà ta là một thứ quý nhân; Tsuruyô thường xuyên báo cáo cặn kè cho họ rõ tất cả những gì đang diễn ra ở bệnh viện, và không có một việc gì có thể lọt ra ngoài con mắt cảnh giác của bà. Song lượng thông tin được chuyển đến bác sĩ trưởng thì ít mà đến tai bà vợ ông ta thì nhiều hơn, cho nên Yutarô, vốn đã mấy lần lâm vào thế khó xử vì những lời mách lẻo của bà y tá trưởng, không lấy gì làm ưa chuộng bà ta.
- Nghe nói hai người hay gặp nhau ở khu Sibuya...
- Thế à? - Đúng với tính cách của giới nam nhi, Yutarô có một thái độ khá thờ ơ đối với những tin tức như vậy.
- Hơn nữa, quan hệ giữa hai người không lấy gì làm trong sạch cho lắm.
- Thế sao, đã có người chứng kiến hẳn hoi à? - Yutarô điềm nhiên hỏi.
- Là vì Simura thường lại nhà ông ta đấy.
Nhà Naôê ở khu Ikêdziri, cách bệnh viện không xa.
- Thế thì đã sao? Như thế tuyệt nhiên không có nghĩa là họ ngủ với nhau. - Bà Ritsukô phì cười.
- Naôê sống độc thân mà.
- Con cũng nghe nói như vậy, - Mikikô góp chuyện từ ghế xe phía trước. - Simura hầu như bao giờ cũng ở lại bệnh viện đúng vào phiên trực của Naôê. - Ấy đấy, Sêkgiuchi cũng nói thế.
Kể cũng lạ: Lần này bà Ritsukô và cô Mikikô lại tập hợp thành một chiến tuyến duy nhất.
- Thôi được, cứ cho là như thế đi. Nhưng chuyện đó có liên quan gì đến mình đâu?
- Phải, nhưng mà... - thậm chí bà Ritsukô còn nghẹt thở vì căm phẫn.
- Mình ạ, mình nên hiểu rằng ta mời được Naôê về là rất may. Tuy đây là chuyện quá khứ, nhưng dù sao Naôê đã từng giảng dạy ở trường đại học, anh ta là phó giáo sư, thế mà bây giờ lại về làm việc với ta.
- Nhưng vấn đề có phải là Naôê đâu? Cơ sự trước sau toàn do cái con Simura đặt bày ra cả.
- Ô - hô - hô, - Yutarô cười, đấy ý chế riễu. - Bà ghen rồi hay sao?
- Ông nói bậy bạ gì thế? Thật vớ vẩn. - Bà Ritsukô ném về phía chồng một cái nguýt chết người.
- Miễn Naôê làm hết việc mình, còn những chuyện khác thì chẳng liên quan gì đến tôi. - Nói đoạn Yutarô khoát tay một cái.
- Khốn nỗi là trong công việc của ông ta cũng có phải cái gì cũng ổn đâu.
- Naôê ấy à?
- Phải. Ông có nhớ cái ông già Isikura không?
- Isikura?...
- Nằm ở phòng hạng nhì ở tần tư ấy. Cái ông già bị ung thư dạ dày ấy mà... - À à! Yôsiđzô Isikura, - cuối cùng Yutarô sực nhớ ra.
- Ấy, Naôê cứ cho ông ta dùng ma túy suốt ấy.
- Chắc là để ông cụ đỡ đau?
- Ai biết được. Cũng có thể vì một lý do khác.
- Lại còn lý do nào nữa? - Yutarô băn khoăn giương cao đôi mày.
- Đây dĩ nhiên là tiếng đồn đại, nhưng... - bà Ritsukô ghé tai chồn nói khẽ, - họ nói là ông ta tiêm ma túy cho cụ Isikura để ông cụ chết cho nhanh!
- Bà nói gì thế? - Yutarô đột nhiên nổi khùng. - Nói bậy thế đủ rồi đấy!
- Nghe thế nào thì tôi chỉ nói lại như thế cho ông biết.
- Chuyện vừa rồi cũng do Sêkgiuchi mách lẻo với bà chứ gì?
- Cô ấy chỉ nói là "Hình như thế"... - Bà Ritsukô thấy chồng đột nhiên nổi giận, hơi hoảng.
- Sao cô ta lại dám nói như vậy! Chỉ là một cô y tá quèn mà... Cả bà nữa cũng hay lắm đấy; người ta nói gì cũng tin! Thật đến khổ với bà!
Trong khi Ghyôđa gắt vợ như vậy xe đã vào cổng bệnh viện. Yutarô, Ritsukô, và Mikikô đi lên phòng văn thư. Viên quản lý và các cô làm việc trong phòng đều đứng dậy chào vợ chồng chủ nhân.
- Hôm nay trời đẹp tuyệt. - Dường như đã quên hẳn câu chuyện xảy ra trên xe hơi, bà Ritsukô, bằng một động tác thoải mái, cởi bỏ tấm khăn choàng, nhìn ra cái cửa sổ hướng vào sân trong của bệnh viện. Trên một khoảng đất nhỏ đóng khung giữa mấy bức tường đá, khóm cây dăm bụt nở hoa đỏ chói.
- Bác sĩ Naôê vừa ghé tôi, - viên quản lý kính cẩn báo cáo. Yutarô nhìn ông ta có ý dò hỏi. - Bác sĩ bảo là muốn gặp ngài nói chuyện về một vấn đề gì đấy.
- Anh nói hộ với ông ấy đến gặp tôi ngay bây giờ.
- Vâng ạ.
Viên quản lý nhấc máy điện thoại. Bác sĩ trưởng ngồi xuống đi-văng, vói lấy một điếu thuốc lá trong hộp thuốc bày trên bàn.
- Chào ngài!
Tsuruyô Sêkgiuchi bước nhanh vào phòng. Không biết bà ta đã biết trước rằng bác sĩ trưởng hôm nay sẽ đến bệnh viện, hay chỉ vì bà ta đã canh đúng giờ. Tất cả các nữ y tá trong bệnh viện, kể cả các cô tập sự đều đội mũ vải trắng, và chỉ riêng chiếc mũ vải của Sêkgiuchi có điểm hai cái sọc đen. Chiếc mũ sọc oai vệ ấy rõ ràng là quá lớn đối với bà y tá trưởng Tsuruyô có vóc người nhỏ nhắn, cao chỉ độ thước rưỡi. Khuôn mặt hơi choắc với đôi mắt sâu soi mói, như che dấu cả sự khôn ngoan của bấy nhiêu năm đã sống, toát ra cái vẻ chững chạc rất thích hợp với một bà y tá trưởng.
- Hôm nay trời trở lạnh, - Tsuruyô nói.
- Thật đấy. Một thời tiết rất không bình thường đối với tháng mười một! - Bà Ritsukô đỡ lời.
- Ố - ồ, hôm nay phu nhân làm tóc kiểu mới!
- Vâng, tôi đã quyết định chải tóc ngược lên trên, nhưng quả tình tôi cũng không biết như thế này trông có được không...
- Được quá đi chứ! Phu nhân có một khuôn mặt trái xoan tuyệt vời, chải thế rất hợp. - Bà y tá trưởng mỉm cười ngọt sớt.
- Thật à? Vậy mà tôi cứ lo...
- Mà tóc phu nhân mới tuyệt làm sao, vừa dày vừa dễ chải. Mềm mại không thể tả được.
- Phải. Chính tôi cũng không ngờ nó dễ uốn thế.
Thường thường, những khi khen bà vợ, Tsuruyô cũng không quên nịnh cả ông chồng.
Viên quản lý đã gọi điện thoại xong đặt ống nghe xuống bàn.
- Bác sĩ Naôê hiện đang đi thăm các phòng bệnh nhân. Hễ xong việc bác sĩ sẽ đến ngay.
- Cám ơn.
Bác sĩ trưởng giở cuốn sổ trực đêm. Ở trang cuối, nét chữ của Nôrikô viết: "Bác sĩ trực: Naôê. Y tá: Nôrikô Simura, Kaôru Unô".
- Tối hôm qua họ chở đến bệnh viện một tên rất khả nghi, một tên cướp thì phải, - Sêkgiuchi thông báo.
- À, cái người này đây hả?- Mắt bác sĩ trưởng đang lướt qua trang giấy, dừng lại ở dòng ghi tên họ nạn nhân.
- Bị đánh vào mặt bằng một cái chai. Mất rất nhiều máu.
- Thế giấy tờ bảo hiểm của hắn ổn cả chứ? - Bác sĩ trưởng quan tâm đến phương diện này của sự việc hơn.
- Dạ không rõ, nhưng người ta có ứng cho hắn ba mươi ngàn yên. - Câu này bà y tá trưởng nói với cái giọng như thể chính bà đã trả món tiền này. - Bệnh nhân đang ở trạng thái say cho nên phá phách rất dữ, phải nhốt vào nhà toa-lét cho đến khi hắn chịu yên...
- Trong toa-lét ư? - Bà Ritsukô kinh ngạc thốt lên.
- Phải, trong toa-lét phụ nữ. Ở phòng cấp cứu ấy.
- Ai trực?
- Bác sĩ Naôê.
- À, ra thế...



Chương 3:



Mấy ngày hôm ấy quang đãng, ấm áp lạ thường đối với tiết tháng mười một. Đúng năm giờ chiều, Nôrikô xuống xe buýt ở trạm Sibuya và thong thả tản bộ trên phố, lơ đãng đưa mắt nhìn vào các cửa hàng. Năm ấy các kiểu váy dài đã trở thành thời thượng, nhưng các kiểu váy "miđi" và "mắcsi" cũng còn ít gặp trên các đường phố. Những kiểu váy ấy không lấy gì thích hợp với phụ nữ Nhật Bản vốn thấp và to ngang; vải may váy tốn không ít, mà công may cũng chẳng rẻ nào.
Mắt Nôrikô cũng không lấy gì làm đẹp lắm, và khuôn mặt cô có lẽ hơi thôi một chút, nhưng đối với hình dáng mảnh dẻ, uyển chuyển và đôi chân thanh tú của cô thí chắc chắn là kiểu "miđi" rất hợp. Song một cuộc mua sắm như vậy sẽ là một vố khá nặng đánh vào túi tiền, vả lại một cô y tá thường mà ăn mặc như vậy thì e rằng sẽ quá cầu kỳ.
Sau khi đi lang thang một lúc trong gian hàng bán áo may sẵn, Nôrikô từ bỏ hẳn ý nghĩ sắm "miđi" và đi lên tần trên, nơi có gian hàng giày dép. Ở gian hàng này đang có khá đông những thiếu phụ đi mua sắm.
Sau khi ướm thử mấy đôi giày, Nôrikô chọn một đôi ủng đen cao đến đầu gối, buộc bằng giây: đôi này rất hợp với váy hơi ngắn của cô. Nôrikô thay giày, cô bán hàng bỏ đôi giày cũ vào hộp trao lại cho cô, và cô bước ra đường. Cái đồng hồ điện ở trạm xe chỉ 6 giờ 15. Naôê sẽ đến vào lúc 6 giờ rưỡi, thành thử còn có thể dạo chơi mười lăm phút nữa...
Nôrikô đi qua lòng đường và thong thả tản bộ trên phố Đôghendzakan, bạ cửa hiệu nào cũng ghé vào. Và đây đã là quán cà phê nơi hẹn hò. Nôrikô mở cửa bước vào và ngồi xuống cạnh một chiếc bàn con.
Lúc bấy giờ đã là sáu giờ hai mươi lăm, nhưng Naôê vẫn chưa đến - Nôrikô cũng biết như vậy là rất bình thường. Họ gặp gỡ hẹn hò đã từ lâu, nhưng, Naôê chưa có lần nào đến trước giờ hẹn. Hoặc là anh đến muộn, hoặc là (trong trường hợp may mắn nhất) anh đến đúng phóc giờ hẹn không sai một phút. Nôrikô đã quen và không giận. Quán cà phê được gọi là Phênix. Nôrikô bắt đầu hẹn hò với Naôê từ tháng tám, tức một tháng sau khi anh đến làm việc ở bệnh viện, và cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ cũng diễn ra ở quán "Phênix".
Ban đầu, Nôrikô thấy Naôê khô khan và khó gần. Một ông thầy thuốc lạnh lùng, không cảm xúc. Với các bệnh nhân cũng như các nữ y tá, Naôê ít khi nói chuyện, có chăng cũng chỉ nói về những điều cần thiết nhất; thái độ lãnh đạm của anh nhiều khi gần như thô lỗ. Cá cô nữ y tá xì xào:
- Bác sĩ Naôê tự đặt mình quá cao. Còn phải nói, người ta là giảng viên đại học kia mà...
Bà y tá trưởng cho đến bây giờ vẫn nghĩ như thế. Nôrikô thì thoạt tiên không hề có chút thiện cảm nào với ông bác sĩ mới đến. Nhưng ngay từ tuần đầu cô đã có dịp phụ mổ cho Naôê: cô đã phải kinh ngạc trước vẻ đẹp tinh vi và chính xác của cách làm việc của anh. Cắt ruột thừa là một phẫu thuật tối đơn giản, chẳng có gì khó khăn đối với bất kỳ một bác sĩ phẫu thuật nào, huống hồ đối với một phó giáo sư trong bệnh viện của trường đại học. Nhưng tài ba của Naôê không phải ở chỗ đường khâu nhỏ và gọn gàng, và thậm chí cũng không phải ở chỗ toàn bộ cuộc phẫu thuật được hoàn thành đúng trong vài phút: ở đây không có một động tác thừa, không bao giờ con dao mổ ăn xuống một cách ngập ngừng, không bao giờ một động tác đã bắt đầu lại ngừng lại ở giữa chừng. Những ngón tay dài và thon, của Naôê, giống như những cơ chế cực kỳ chính xác, bao giờ cũng đặt đúng phóc vào nơi cần thiết. Nôrikô là một nữ y tá chuyên phụ mổ, cô đã được chứng kiến không ít những phẫu thuật, nhưng chưa bao giờ cô được trông thấy một sự hoàn mỹ như vậy. Naôê ít khi mở miệng nó'i gì, nhưng khi đã nói thì chỉ đi vào cốt lõi của những điều cần nói. Các bệnh nhân kể cả những người không biết gì về cái quá khứ vẻ vung của anh ở trường đại học, cũng đều đánh giá được rất nhanh những phẩm chất ưu tú của người bác sĩ phẫu thuật mới.
Phải, Naôê có một kỹ thuật thực sự tài hoa, không ai bì kịp, nhưng lại lạnh lùng một cách kỳ quặc với những người chung quanh. Hình như anh chân thành quan tâm đến các bệnh nhân, nhưng đồng thời dường như lại giữ một khoảng cách khá xa với họ. Sự lãnh đạm của anh làm cho Nôrikô lo lắng, nó gây nên trong lòng cô một mối e ngại mơ hồ, hầu như bất tự giác.
Hai ngươi đã trở thành gần gũi ngay từ buổi hẹn đầu tiên. Từ quán cà phê họ đưa nhau đến quán ăn, rồi về khách sạn. Nhìn từ bên ngoài, mọi sự có vẻ như thể Naôê lôi cuốn và quyến rũ Nôrikô, nhưng thật ra, mặc dầu anh không ngờ, anh chỉ lăn theo những đường rày do Nôrikô đặt sẵn...
Nôrikô không còn là một cô gái ngây thơ, thiếu kinh nghiệm. Ba năm trước đây, khi cô mới tốt nghiệp trường y tá, Nôrikô có quen với một thanh niên hơn cô năm tuổi. Anh ta làm tromg một hãng buôn, và hai người gặp nhau hoàn toàn do sự tình cờ: Nôrikô gặp anh ta vào một hôm anh đến khám bệnh.
Và vào một ngày đẹp trời anh ta đã dùng sức chiếm đoạt Nôrikô một cách thô bạo. Cuộc dan díu của họ kéo dài nữa năm, rồi sau đó anh ta được đổi đi Senđai, và những quan hệ giữa hai người bị đứt đoạn. Nói chung, ngay từ đầu đã có thể thấy rõ rằng đối với anh ta, đây chẳng qua là một trò giải trí, và Nôrikô thề với bản thân là từ nay đến chết sẽ không bao giờ dan díu gì với đàn ông nữa. Thế nhưng bây giờ cô không sao tưởng tượng là mình có thể thiếu Naôê được. Ngay cả sự chờ đợi khắc khoải những khi Naôê trễ hẹn - mà đối với Naôê thì đó là chuyện thường xuyên - cô cũng vui lòng chịu đựng.
Nôrikô nhìn đồng hồ. Đã sáu giờ ba mươi lăm. Quán cà phê dọ ở tần hầm, nên nhìn qua cửa sổ cô chỉ thấy những đôi chân bước trên vĩa hè. Những đôi giày cao gót... Những đôi guốc thuyền... Những đôi ủng cao... Thỉnh thoảng lại thấy lướt qua một cái gấu váy dài. Đôi khi có một đôi chân tự dưng đứng lại, rồi sau đó quay chiều và vội vã đi ngược trở lại.
Naôê xuất hiện ít phút sau khi có một chiếc váy dài kèm theo ba đôi giày đàn ông lướt qua cưa sổ. Vẫn như những lần trước, anh không hề nghĩ đến chuyện giải thích lý do chậm trễ, chỉ lặng lẽ ngồi xuống bàn và phanh áo choàng ra.
- Anh vừa gặp bà y tá trưởng - Naôê thông báo.
- Đi một mình à?
- Đi với Kaôru Unô
- Ở đâu?
- Đằng kia, ở ngã tư.
- Họ không đến đây chứ? - Nôrikô lo sợ.
- Không đến đâu. Họ chuyển sang bên kia đường rồi. - Naôê hất hàm về một phía nào đấy bên cửa sổ.
- Em thấy hình như cô ta hơi nghi ngờ.
Naôê gọi người hầu bàn lấy cà phê.
- Đấy như hôm qua: Em vừa đi trực về thì có tiếng gõ cửa Sêkgiuchi. Bà ấy đến hỏi xem đêm qua có chuyện gì.
Naôê lặng lẽ lấy thuốc lá châm hút.
- Nhân thể bà ta cũng hỏi có phải anh uống rượu trong phiên trực không?
- Thế em trả lời ra sao?
- Em nói là em không biết rõ lắm, nhưng theo em thì không.
Naôê thở khói ra, môi chỉ nhích lên một chút trong một nụ cười khó nhận thấy.
- Sau đó bà ấy lại hỏi Kaôru, và hình như cô ta mắc bẫy bà phun ra hết.
- Thế đấy! - Naôê cười ngạo nghễ.
- Chẳng có gì để mà cười hết! Bà y tá trưởng đã mách hết với bà vợ bác sĩ trưởng. - Nôrikô giận dữ cau mày, nhưng trong giọng nói của cô chứa chan một âm hưởng âu yếm. - Bà ta mách cả chuyện anh với em nữa.
Nôrikô nhấn mạnh ba tiếng "anh với em" một cách đầy ý nghĩa.
- Chà chà!
Nôrikô bối rối.
- Thế bà ta mách những gì? - Naôê hỏi.
Một cô hầu bàn đến đặt một tách cà phê trước mặt anh.
- Đã tữ lâu em nghĩ không biết có nên dọn ra khỏi chung cư hay không, - Nôrikô cúi đầu nói rất khẽ.
- Dĩ nhiên ở đấy tiện mà rẻ, nhưng... quá nhiều những kẻ ác miệng. Em không chịu nổi nữa đâu.
Naôê im lặng ngồi nghe.
- Em sẽ thuê một căn phòng ở chỗ nào gần gần một chút...
- Bao giờ?
- Em cũng chưa biết. Em chưa nhất định.
- Khi nào em quyết định thì cho anh biết. Anh sẽ đưa tiền.
- Em kể chuyện này không phải vì mục đích ấy! - Nôrikô đỏ mặt và giận dỗi ngoảnh mặt đi.
- Ừ thì thôi, thôi. Hôm nay em rỗi chứ?
- Vâng.
- Đến nhà anh đi.
- Em không làm phiền anh chứ?
- Không đâu, không có gì phiền lắm.
Nôrikô nhìn thẳng vào mặt Naôê rồi gật đầu. Không động đến tách cà phê Naôê cầm lấy mảnh giấy tính tiền để trên bà và đi ra bàn thủ quỹ.
Nhà Naôê ở trong một ngõ hẻm nhỏ, yên tĩnh lạ lùng, cách không bao xa đây phố Tamgawa nhộn nhịp.
Căn hộ của anh thuê có hai phòng: một phòng khách nhỏ bày biện theo phong cách Âu châu, và một căn bếp đồng thời dùng làm phòng ăn. Căn bếp bày đủ các thứ bát đĩa soong nồi, mặc dầu Naôê thường không ăn ở nhà và không bao giờ tự nấu lấy ăn. Trong phòng khách sàn trải một tấm thảm, trong góc đặt một chiếc bàn thấp, một bên tường đặt chiếc đi văng, bên tường đối diện kê một chiếc giường.
Khi Naôê và Nôrikô vào nhà, Nôrikô toan đi vào căn bếp để đặt ấm trà, nhưng Naôê nóng nảy ôm lấy cô. Norikô cố vung ra.
- Trà thì để sau cũng được, - Naôê lại kéo Nôrikô vào lòng. Chiếc áo dài tuột xuống sàn nhà. Naôê bế Nôrikô lên tay, đưa nàng về phía giường.
Thường ngày vốn khô khan và dè dặt, hôm nay Naôê tìm đến thân thể Nôrikô với một dục vọng cuồng nhiệt bất ngờ. Lòng Nôrikô tràn ngập một nỗi hỗ thẹn pha lẫn với một niềm khoái lạc vô bờ.
- Anh tắt đèn đi, - cô van xin, người cô dúm lại vì ngượng ngùng, mặc dầu Cô biết rõ hơn ai hết rằng van xin tuyệt nhiên không có nghĩa là sẽ được chìu theo.
Nôrikô ra đời ở Ngiiata, học hết trung học ở đấy rồi sau đó mới lên Tokyo, và da cô trắng như vẫn thường thấy ở những người sinh trưởng ở vùng tuyết. Tuy trông bề ngoài có vẻ bé nhỏ và mảnh khảnh, Nôrikô khi cởi quần áo ra tuyệt nhiên chẳng gầy gò chút nào: người cô đầy đặn một cách bất ngờ. Naôê nhìn không rời mắt làn da trắng của cô đang ửng hồng lên dần dần đến mức gần như ngả sang màu biếc, và Nôrikô, cảm thấy cái nhìn của anh đặt lên người mình, tưởng có thể bốc cháy lên vì xấu hổ. Giá có thể vùng ra và bỏ chạy! Nhưng thể xác của cô không sao phục tòng ý nghĩ ấy được.
Trong ái ân, những cử chỉ âu yếm của Naôê có một cái gì vô tư và minh mẫn khác thường. Đôi khi Nôrikô bàng hoàng sợ hãi: Cô có cảm giác như bị phơi bày ra giữ ánh sáng ban ngày. Nhưng lạ thay điều đó chỉ nung đốt cô thêm và đem lại cho cô một khoái cảm kỳ lạ.
Đôi mắt lạnh lùng của Naôê chăm chú sờ nắn thân thể cô. Cô nghĩ thầm "khác nào khi đang mổ" Nhưng rồi dần dần cô cũng quen với những cái kỳ quặc của Naôê và chỉ về sau, khi còn lại một mình, nhớ lại cái nhìn tỉnh táo và chăm chú của anh, cô mới đỏ mặt lên vì hỗ thẹn.

Nôrikô thức dậy muộn - cô tỉnh dậy vì cánh tay trong khi ngủ đặt ở một tư thế không thuận, bị tê. Cô từ từ ngẩng đầu lên; Naôê đang nằm quay lưng về phía cô đọc báo. Nôrikô choàng dậy, vơ những áo xống vứt bừa giữa sàn nhà chạy vào buồng tắm. Trong thân thể cô vẫn còn vương lại cái cảm giác ngọt ngào, như thể cô đang bước trên mây. Nôrikô nhìn bóng mình trong gương. Đôi mắt cô, thường không biểu hiện một cái gì rõ rệt, bây giờ đang ném ra những tia sáng long lanh. Khi Nôrikô ra khỏi buồng tắm, Naôê vẫn nằm ở tư thế cũ, đọc một cuốn sách tiếng Âu châu.
- Pha trà anh nhé? - Nôrikô gọi ý.
Naôê gật đầu, mắt vẫn không rời cuốn sách. Nôrikô đổ nước nguội trong bình tra ra, rót nước sôi vào.
Naôê miễn cưỡng đứng dậy khoác chiếc áo pyjama màu xanh đậm.
- Tự dưng muốn ăn cái gì...
- Em đi nấu nhé? - Nôrikô cuống quýt.
- Nấu làm gì mất công. - Naôê nhăn mặt - Bảo họ mang sushi đến thì hơn.
... Nôrikô ra phòng ngoài gọi điện nhà hàng rồi quay vào nhìn thấy Naôê đang ngồi vùi đầu vào đọc sách. Sau khi thỏa mãn được dục vọng, biến thành một con người hoàn toàn khác. Nôrikô hơi tức.
Biết làm thế nào để lay chuyển Naôê? Cô suy nghĩ rất lung tung để tìm ra một đề tài có thể hấp dẫn
Naôê.
- Em nghe nói cụ Isikura sắp được mổ phải không?...
- Ừ,
- Kôbasi nổi khùng lên khi nghe nói như vậy.
Bây giờ Naôê mới rời cuốn sách. Nhận thấy anh phải ứng phó, tuy là một cách yếu ớt như vậy, Nôrikô vững tâm hơn.
- Bác sĩ nội khoa Kawahara cũng nói là việc này không thể nào hiểu được.
- Sao vậy?
- Vì phẫu thuật chỉ làm cho cái chết gần lại.
Naôê, vẻ chán chường, đút một điếu thuốc vào miệng. Nôrikô vội quẹt diêm. - Anh mổ ông cụ để làm gì?
Naôê bỏ câu hỏi ngoài tai, lại cúi đầu đọc sách. Nếu anh đã không muốn trả lời thì không có cái gì có thể làm cho anh thốt ra một tiếng. Biết rõ điều đó, Nôrikô đành rút lui. Cô thở dài đứng dậy.
Nôrikô vốn quen sạch sẽ, không chịu nổi sự lộn xộn dù nhỏ đến đâu, cho nên mỗi lần đến nhà Naôê, cô đều lập tức bắt tay vào dọn dẹp. Cứ ba ngày một lần bà già giữ cổng lại đến dọn dẹp căn nhà độc thân của Naôê. Naôê thường về khuya cho nên trong nhà cũng không đến nỗi bẩn, nhưng khắp nhà chỗ nào cũng có những cái ly uống rượu chưa rửa và những cái chén có cặn cà phê đọng lại ở đáy.
Nôrikô vơ hết các chén đĩa bẩn đi rửa, còn Naôê thì vẫn vùi đầu vào cuốn sách như trước. "Anh ấy thì cứ ngồi đọc, còn mình thì tha hồ mà rửa chén!" - Nôrikô phẫn uất nghĩ thầm, tuy trong thâm tâm cũng chẳng có gì phản đối. Rửa xong cô tráng lavabô và cầm chiếc máy hút bụi.
- Anh đứng lên một chút nhé.
Naôê bực mình ngước mắt lên.
- Thôi đi. Có bẩn gì lắm đâu.
- Anh thật! Bao nhiêu là bụi kia kìa!
Rồi không thèm để ý đến những lời phải đối, Nôrikô cho máy hút bụi chạy. Naôê đành miễn cưỡng đứng dậy đi ra bao lơn. Qua khung cửa sổ mở rộng có thể nghe tiếng ồn ào của thành phố vọng lại.
Nôrikô hút bụi thật kỹ dưới đi văng và chuyển sang gầm giường. Sau đó cô lau bàn và trả lại khăn trải giường. Cô cài tắm chăn lên, dẹp mấy cái gối ra chỗ khác và bắt đầu kéo lại tấm drap nhàu cho thật thẳng. Bỗng nhiên máy ngón tay cô sờ phải một cái gì cứng cứng. Một chiếc kẹp tóc. Nôrikô đặt có lên lòng bàn tay. Màu đen hình chữ U. Nôrikô không bao giờ dùng kẹp, cô thích dùng trâm hơn, và không phải màu đen là màu xanh.
Tay cầm chiếc cặp, cô bước ra bao lơn, Naôê đang đứng quay lưng lại hút thuốc.
- Cái này của ai? - Nôrikô hỏi, cố tự kềm chế, anh đóng cửa bao lơn và ngồi xuống cạnh bàn.
- Có một người đàn bà nào đến đây, phải không?... Người ấy đánh mất cái này?
- Đánh mất cái gì?
- À, đồ vặt ấy mà!
- Em rót trà đi thì hơn, - Naôê nói giọng dàn hòa.
- Em tìm thấy ở trong giường đấy!
Nôrikô ném cái cặp lên bàn. Naôê im lặng đưa mắt nhìn nó một cái rồi hờ hững quay mặt đi.
- Ngày mai anh làm ơn bỏ giặt cái thứ chăn mền và áo gối cho tôi nhờ nhé.
Cả người run lên vì giận, Nôrikô quay ngoắt vào bếp. Naôê ngồi yên không một tiếng động.
Khi Nôrikô cầm ấm trà đi vào phòng cái kẹp vẫn nằm ở chỗ cũ. Naôê ngồi xuống vùi đầu vào cuốn sách.



Chương 4:



Buổi khám bệnh ở bệnh viện Oriental bắt đầu từ chín giờ sáng và kết thúc lúc năm giờ chiều. Giữa trưa nghỉ chừng một tiếng để ăn cơm.
Các nữ y tá đến làm việc vào khoảng gần chín giờ. Đến giờ, họ tập hợp lại một lát để nghe cô y tá trực đêm báo cáo và giao ban, nghe những chỉ thị của y tá trưởng về những công việc ngày hôm nay và nghe thông báo về các kế hoạch. Buổi họp ngắn này thường chỉ mất mười đến mười lăm phút, sau đó các cô gái giải tán, mỗi người chạy một phía về nơi làm việc.
Các bác sĩ thường đến vào khoảng chín rưỡi. Theo điều lệ chính thức thì họ phải có măt. lúc chín giờ, nhưng hầu như không có ai đến vào giờ này, vả lại các nữ y tá thường càu nhàu khó chịu khi có bác sĩ nào bắt đầu sai bảo này nọ trước buổi họp sáng. Dù sao thì các bác sĩ cũng phải có mặt châm nhất là mười giờ sáng, vì đúng mười giờ bác sĩ trưởng đến.
Naôê thường là người đến sau cùng - sau chín giờ rưỡi và nhiều khi gần mười giờ. Thường thường vào giờ này bác sĩ phẫu thuật thứ hai là Kôbasi đã bắt đầu khám các bệnh nhân được một lát. Cách đây hai năm, Kôbasi đã kết thúc thời gian thực tập và nhận một chỗ ở khoa phẫu thuật trong bệnh viện của trường đại học.
Kôbasi làm việc ở bệnh viện Oriental mới được hai tháng. Trường đại học phái anh về đây để thực tập thêm nửa năm. Số là phải sau một vài năm làm việc, khi đã thuần tay trong những phẫu thuật đơn giản nhất thì một bác sĩ trẻ tuổi như vật mới giúp ích được phần nào cho bệnh viện.
Kôbasi biết Naôê qua những bài viết trên các tạp chí khoa học và qua những lời nhận xét của các nhà y học. Naôê được coi là một bác sĩ phẫu thuật có tài, cho nên mọi người đều kinh ngạc khi ông đột nhiên bỏ trường đại học để chuyển sang ở một bệnh viện tư. Khi Kôbasi được phái về bệnh viện Oriental, một người bạn ra trường trước anh vài năm đã nói với một giọng đầy ganh tị: 'Bác sĩ trưởng của bệnh viện Oriental là một gã lang băm, nhưng ở đấy lại có Naôê. Cái ông bác sĩ Naôê trước làm việc ở trường đại học ấy. Cậu thật là may mắn cực kỳ, cậu sẽ có thể học hỏi ông ta. So với thân phận của một anh bác sĩ phải rơi vào một bệnh viện thành phố vớ vẩn nào thì đây thật là một diễm phúc'. Bản thân Kôbasi cũng nghĩ đúng như vậy. Anh ước mơ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm quí báu trong khi học hỏi Naôê trong nửa năm trời.
Song mới về được ít lâu anh đã thấy Naôê khó gần và lặng lẽ đến kỳ lạ. 'Có', 'Không' - ngoài hai tiếng đó ra hầu như chẳng thấy ông nói gì hơn. Khi Kôbasi tìm cách hỏi thêm một vấn đề gì thêm cho thật cặn kẽ, Naôê thường chỉ trả lời qua loa cho xong chuyện. Quả tình trong những cuộc phẫu thuật, Kôbasi cũng học thêm đượt ít nhiều trong khi theo dõi những động tác của ông ta. Nhưng chung qui chỉ có thế. Naôê không có gì thiết tha trong việc hướng dẫn người bạn đồng nghiệp trẻ đi vào những hiểu biết và những kỹ thuật tinh vi không thấy nói đến trong các sách giáo khoa. Những lần chính Kôbasi mổ thì Naôê chỉ im lặng quan sát anh làm. Ông không bao giờ khen hay quở trách Kôbasi. Chỉ khi nào anh ta làm sai, Naôê mới buông một tiếng cộc lốc: 'Không phải thế'. Kôbasi không tài nào hiểu được: Phải chăng Naôê chỉ làm biếng không muốn mất công hướng dẫn anh ta, hay là ngay từ đầu ông ta đã không coi anh là một người học trò có triển vọng. Trong khi đó thì Kôbasi thậm chí gần như thuộc lòng bản luận án của Naôê. Chỉ cần có ai nói: 'Tôi không hiểu người ta tìm thấy cái gì đặc biệt trong bản luận án này! Có ai cần đến một công trình nghiên cứu cài màu ly phân của thận nhân tạo?! ' là Kôbasi lập tứ nổi sùng: 'Phương pháp này đang được ứng dụng rộng rãi không chỉ ở Mỹ, mà cả ở cộng hòa liên bang Đức và ở Pháp. Công trình của Naôê cực kỳ chính xác'. Những chương trong luận án có đề cập những vấn đề phẫu thuật thì Kôbasi đều có thể nhắm mắt đọc làu làu. Anh hết sức khâm phục những trí thức uyên bác cũng như cái nghệ thuật điêu luyện của Naôê, nhưng dù có cố gắng bao nhiêu anh cũng không thể khoét được một đột phá khẩu trong bức tường cách biệt mà ông ta đã dựng lên xung quanh mình. Chỉ cần bước một bước thôi qua cái vạch ngăn cấm, thì một cánh cửa vô hình đã lập tức đóng sập lại ngay trưới mũi anh. 'Thật là một con người kỳ quặc! ' - Kôsiba băn khoăn tự nhủ. Dĩ nhiên là có thể tìm cách giải thích tất cả những điều đó bằng cái tính cách xấu bụng và khó tính của Naôê, nhưng cách giải thích này không thể làm Kôbasi hài lòng. 'Có lẽ sở dĩ như vậy chẳng qua là vì ông ta với mình học trong những trường đại học khác nhau chăng? ' - Kôbasi loay hoay trong những phỏng đoán tương tự. Nhưng có một lần, một người quen của Naôê đến bệnh viện tìm ông mượn một số tài liệu gì đấy. Trước kia hai người cùng học một lớp với nhau, thế mà Naôê vẫn tiếp người bạn đồng nghiệp với một thái độ không kém lạnh lùng một chút nào. Người ấy nói: 'Naôê tiên sinh đã thay đổi rất nhiều', rồi vội vàng cáo từ. Như vậy nghĩa là Naôê lạnh nhạt không phải riêng gì đối với Kôbasi...
Tại sao Naôê bỏ trường đại học đi nơi khác? Điều đó Kôbasi không thể nào hiểu được, thế nhưng rõ ràng là nếu không giải được bài tính đố này thì không thể nào khám phá được những nguyên nhân bí ẩn của thái độ lạnh lùng khép kín của Naôê. Những nguyên nhân thật của tái độ ấy thì không ai biết được, dù là người bạn học kia hay là bác sĩ trưởng, hay là người chị của ông cũng vậy. 'Có một cái gì không ổn ở đây... ' - Kôbasi nghĩ như vậy. Ở phía sau cái mặt nạ thường ngày với vẻ đẹp lạnh lùng của nó hình như có che dấu một gương mặt hoàn toàn khác mà những người xung quanh không thể hay biết, và có lẽ chính điều đó làm cho Kôbasi suy nghĩ lao lung, chính điều đó thu hút anh như một chất nam châm.
"Dù sao chăng nữa thì mình được làm việc với một bác sĩ lỗi lạc như vậy cũng là một điều may mắn lớn lao!" - Kôbasi tự thuyết phục mình một cách nhiệt thành.
Thế mà bây giờ Naôê lại có ý định mổ cụ già Yôsiđzô Isikura! Dù là một người khâm phục Naôê đến như anh cũng không sao hiểu được việc này. Quả tình trước đây cũng đã có lần những lời khuyên và những phương pháp điều trị của Naôê gieo những mối ngờ vực vào lòng Kôbasi, nhưng lần này thì... Hôm qua Kôbasi nhân ghé vào trường đại học đã kể cho bạn mình nghe tất cả những chuyện này, và cuộc nói chuyện đã làm cho Kôbasi tin hẳn rằng mình đúng.
Vào ngày dự định mổ, Kôbasi đến phòng điều hành sớm hơn thường lệ, mặc áo blouse trắng, ngồi xuống đi văng, giở một tờ báo ra chờ Naôê đến. Nhưng chưa được năm phút thì cô nữ y tá Sawanô từ phòng cấp cứu chạy lên.
- Thưa bác sĩ, có một bệnh nhân đến!
- Cái gì nữa thế - Kôbasi rời tờ báo.
- Cái cậu thiếu niên vừa được cắt bỏ chiếc móng tay hôm qua ấy.
- Thì sao? Chỉ cần thay băng. Cô có thể tự làm lấy.
- Vâng, nhưng... Hôm nay đã là ngày thứ hai mà...
- Cô bảo cậu ấy đợi một chút. Tôi đang cần nói chuyện với bác sĩ Naôê.
Cô y tá làm ra một vẻ mặt bất mãn rồi đi ra ngoài.
Theo một tập quán đã hình thành từ trước, người khám các bệnh nhân mới đến bệnh viện lần đầu trước tiên là Naôê. Ông chẩn đoán bệnh và chỉ định cách điều trị xong mới chuyển lại cho Kôbasi. Hai bác sĩ phẫu thuật ngồi đối diện với nhau ở hai bên bàn khám bệnh. Các bệnh nhân mới làm tốn khá nhiều thời giờ, nhưng so với những người đến khám lần thứ hai hay thứ ba thì họ không đông bằng. Cũng có khi bệnh tình tiến triển thêm nay cách điều trị tỏ ra vô hiệu: lúc bấy giờ bệnh nhân lại được trả về cho Naôê. Ngoài ra, Naôê còn phải khám những bệnh nhân được ai đó gửi gắm riêng cho ông. Naôê giải quyết khá nhanh những trường hợp thuộc phần việc của ông. Xong việc, ông thường lấy tạp chí ra và vùi đầu vào một bài nào đấy. Kôbasi bận bịu với các bệnh nhân của mình, cố gắng làm ra một vẻ mặt thản nhiên. Dĩ nhiên Kôbasi so với Naôê thua kém hẳn về kinh nghiệm và kỹ năng, cho nên cách chia việc như vậy không làm cho anh bất mãn chút nào. Nhưng nói chung thì Naôê lẽ ra thỉnh thoảng có thể giúp Kôbasi một lời khuyên hoặc khi hết việc có thể làm hộ anh nữa... Nhưng điều đó lại không bao giờ xảy ra. Cả cái thái độ Naôê hình như muốn nói: 'Xin để cho tôi yên'. Nhưng Kôbasi uất ức chủ yếu không phải vì cái tính vị kỷ của ông, mà vì cái vẻ thờ ơ lạnh lùng của ông thì nhiều hơn: Anh không thể nào quen được với cái vẻ ấy...
Theo thường lệ, Naôê đến sau chín rưỡi một chút
- Chào bác sĩ, - Kôbasi cúi chào Naôê.
- Chào anh, - Naôê đáp lễ, mặt vẫn quay về phía cái tủ chim. Kôbasi giả vờ tìm một cái gì trên giá sách. Anh lấy cuốn " y học'', lật vài trang. Naôê, lúc bấy giờ đã mặc áo blouse, đang đi ra phía cửa.
- Thưa tiên sinh, tôi muốn hỏi tiên sinh một điều.
- Vâng?
Cũng như mọi khi, gương mặt Naôê xanh nhợt nhạt.
- Tôi muốn hỏi về bệnh nhân Isikura. Tiên sinh vẫn quyết định mổ ông cụ à?
- Tôi đang chuẩn bị mổ
- Tôi phản đối cuộc phẫu thuật này.
- Tại sao?
- Muộn rồi. Cắt bỏ một cái mà đã có di căn chỉ làm cho bệnh nhân chết nhanh hơn.
- Nhưng tôi không hề có ý định cắt bỏ u. Tôi chỉ rạch ra rồi khâu lại, để cho bệnh nhân nghĩ rằng người ta đã cắt bỏ những phần bị tổn thương.
- Nhưng... - Kôbasi đang nói bỗng im bặt không sao nói tiếp được nữa.
Trung thực mà nói, tối hôm qua anh cũng đã từng thoáng nghĩ đến một giải pháp tương tự, nhưng anh đã lập tức gạt nó đi. Anh không thể nào tưởng tượng nỗi rằng Naôê dám làm một việc như vậy. Có thể đây là một cách giải quyết vấn đề, nhưng nó quá ư tàn nhẫn...
- Vậy tiên sinh sẽ nói với bệnh nhân là đã cắt bỏ hết những gì cần cắt bỏ?
- Tôi sẽ nói là tôi đã cắt bỏ những gì có thể cắt bỏ
- Nhưng chính ông cụ biết là có u rồi kia mà! Có một lần chính ông cụ cầm lấy tay tôi để lên bụng đúng vào chỗ có thể sờ thấy thớ thịt co cứng lại.
Naôê lặng thinh.
- Ông cụ sẽ hiểu là chúng ta lừa dối!
- Ông cụ sẽ hiểu hay sẽ không hiểu... Đoán trước như vậy phỏng có ích gì? Cứ làm rồi sẽ biết.
- Không thể coi bệnh nhân như một kẻ toàn toàn đần độn! Nếu ông cụ hỏi cho kỹ được thật ra bệnh của mình là bệnh gì, thì chúng ta sẽ trả lời sao?
- Có thể nói rằng ông ta bị một vết loét lan rộng.
Naôê thong thả cài khuy áo blouse. Kôbasi cảm thấy cơn giận lại bắt đầu sôi lên trong người anh.
- Dù sao cũng không thể dấu nổi một sự lừa dối!
- Ông cụ bị ung thư. Thành thử dù sao cũng đành phải nói dối.
- Nhưng mổ như vậy... chẳng lẽ lại cần phải nói dối đến mức ấy?
- Tất cả đều tùy quan điểm.
- Khi ông cụ biết ra sự thật, ông ấy sẽ cay đắng vô cùng.
- Có thể.
- Đến khi ông cụ than thở rằng mổ rồi mà vẫn không đỡ chút nào, thì chúng ta xử lý ra sao?
- Thì im lặng mà nghe.
- Thế nếu ông cụ dồn ta vào chân tường?
- Không dồn đâu.
- Tại sao?
- Khi cái chết đến gần, con người bao giờ
ĐẾN TRANG
Thông Tin
Lượt Xem : 4367
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN