--> Hương Vị Đồng Xanh - game1s.com

Hương Vị Đồng Xanh

ó đưa tay lên miệng ra hiệu im lặng, đám trẻ lập tức câm như hến ngay. Thiên Phong thấy thằng Bảo có vóc dáng to khỏe, tuy nó không cao bằng mình, cũng không mập hơn Thiên Phong nhưng mà từ mặt mũi, tay chân cho người khác cảm giác rắn chắc khỏe mạnh vô cùng.

- Bà nội tao vừa mới ngủ thôi. - Thằng Bảo chỉ mấy bước là đã đứng trước mặt tụi nhóc rồi.

- Mày xem, tụi tao bắt cả buổi đó, ngồi một chỗ mà lụm được từng này cá nè. Tụi tao đem đến cho mày, mày đem bán đi, kiếm chút tiền mua thịt nấu cháo cho bà mày ăn! - Thằng Hiển tuy không dám nói lớn nữa nhưng vẫn không ngừng hí hửng khoe chiến lợi phẩm của mình trong cả buổi chiều.

- Ừ, cám ơn tụi bây nha, chờ chút để tao đem đi bán! - Thằng Bảo nhìn đám nhóc xúc động rồi nhanh chóng nhận lấy, nó đã quen với việc bọn nhóc kiếm được gì ngon đều đem đến cho nó rồi. Từ chối thì sẽ bị bọn nhóc giận hờn ngay.

Thằng Bảo chạy đi một lát thì chạy về. Xô cá ấy vậy mà bán gần được 200 ngàn, thằng Bảo mừng ra mặt, nó cầm tiền khoe với đám nhóc.

- Bằng này tiền, bà cháu tao có thể sống được cả tuần. Ngày mai tao đi ra chợ mua ít thịt nấu cháo cho bà nội tao ăn. Mấy hôm nay bà nội tao ho nhiều, cổ họng đau, chẳng ăn uống được là mấy.

- Mày mua thuốc cho bà nội mày uống chưa? - Việt Phương nhìn thằng Bảo hỏi.

- Cần gì. Tao ngày nào cũng hái bông khế chưng với tắc xanh và đường phèn cho bà nội tao uống rồi. Ông Tư nói uống ba cái thuốc tây đó nóng người lắm, lại lâu hết. - Thằng Bảo phẩy tay đáp.

- Đúng đó, lần nào tao ho má tao cũng chưng cho tao uống, tuy chua nhưng còn dễ uống hơn thuốc tây, đắng muốn chết. - Thằng Nam gật gật đầu tán thành.

- Để cảm ơn tụi bây, tao mời tụi bây ăn khoai nướng nha! Hôm qua tao đi khuân khoai phụ, được bà chủ cho mấy ký luôn. Hihi! - Thằng Bảo nở nụ cười chân chất của nó bảo đám nhóc.

- Thật hả? Hoan hô!!! - Cả đám reo lên vui mừng.

- Vậy tối nay mình ra ruộng nướng khoai nhé tụi bây! - Thằng Bảo liền đề nghị.

- Tối nay mày không đi học bổ túc hay sao? - Việt Phương tròn mắt nhìn thằng Bảo ngạc nhiên hỏi.

Thằng Bảo nghe hỏi đến việc học thì cúi mặt, bặm môi, nét mặt trở nên lầm lì.

- Mày đừng nói với tao là mày nghỉ học rồi nha Bảo? - Việt Phương bực tức hỏi lẫy thằng Bảo.

- Tao... - Thằng Bảo trưng ra bộ mặt bất đắc dĩ.

- Sao mày ngu vậy, chẳng phải chú Nhân đã bảo mày cố gắng học để sau này còn có tương lai. Mày nghỉ học rồi sau này trở thành thằng ngu dốt, suốt đời chỉ làm phu khuân vác cho người ta thôi. - Việt Phương tức giận giậm chân mắng.

- Thôi mày, thằng Bảo cũng khó xử mà, đâu đâu phải nó không muốn học đâu. - Thằng Hải nói giọng thông cảm với hoàn cảnh thằng Bảo.

- Nó còn đi làm nuôi bà nội nó nữa mà, sáng đi làm về mệt gần chết, sức đâu mà học chứ. - Con Thắm cũng khuyên giải.

Việt Phương cũng biết điều đó, cô bé thương cho số phận thằng Bảo lắm, không cha không mẹ, không ai nuôi. Bà nội thì già yếu hay bệnh, ngày ngày đi lột củ hành củ tỏi cho người ta kiếm mấy đồng tiền lót dạ, hai bà cháu sống qua ngày. Đến khi bệnh tật nào có tiền chữa bệnh, bệnh càng kéo dài thành nặng thêm. Thằng Bảo thương bà nội nó, từ khi nó hiểu chuyện, ngoài đi học buổi tối, buổi sáng nó đều theo người ta đi làm kiếm tiền phụ nội. Nhưng nó là thằng có chí, cũng sáng dạ, học rất tốt cho nên Việt Phương chẳng muốn nó nghỉ học chút nào.

- Mày nghỉ học bao lâu rồi? - Việt Phương thở dài nhìn thằng Bảo hỏi.

- Tao nghỉ học đã hai tuần rồi. Dạo trước bà nội tao sốt, tao không nỡ để bà ở nhà một mình. - Thằng Bảo rơm rớm nước mắt đáp, nó cũng chẳng muốn nghỉ học chút nào hết, nếu không phải bất đắc dĩ thì... - Tuần sau là thi rồi, chắc tao không theo kịp bài học đâu, thôi thì nghỉ quách ở nhà luôn cho rồi.

- Sao mày không gọi tụi tao qua chăm bà giúp cho? - Con Thảo khẽ trách.

- Thôi, chuyện nhà tao, tao chẳng muốn phiền đến tụi mày đâu. Bất quá sau này tao đi học trễ một năm vậy. - Thằng Bảo khẽ khàng nói trong luyến tiếc.

- Hay tao bảo chú Nhân dạy cho mày học nhé? - Việt Phương bỗng nghĩ ra cách. - Đi xin cô giáo cho mày học tiếp được mà.

- Thôi đi, chú ấy đi làm về mệt rồi, tao không muốn phiền chú ấy đâu. - Thằng Bảo khoát tay từ chối.

Cả đám trẻ thở dài. Trong đám, Việt Phương và thằng Bảo là hai đứa sáng dạ, sức học ngang nhau. Nhưng chỉ e Việt Phương còn nhỏ không biết cách dạy thằng Bảo học.

- Hay để anh dạy cho! - Thiên Phong nãy giờ im lặng, cũng đột nhiên lên tiếng.

Cả đám ngỡ ngàng quay đầu nhìn Thiên Phong, cậu nhóc có chút bối rối gãi gãi đầu nói:

- Anh chỉ muốn giúp thôi.

Bọn trẻ còn chưa nói gì. Thằng Bảo giờ mới để ý đến cái kẻ lạ mặt đứng khuất sau lưng bọn trẻ nãy giờ, nó nghiêng đầu nhìn thằng Nam đang đứng bên cạnh hỏi:

- Thằng này là thằng nào vậy?

- Thằng cái đầu mày chứ thằng! - Việt Phương đang đứng trước mặt thằng Bảo giơ tay bộp đầu nó một cái, nhanh chóng quyết định. - Không gọi là thầy thì cũng nên gọi là anh. Sau này mày học với anh ấy đi, ráng theo kịp để thi lên lớp nghen! Mày mà ở lại lớp, tụi tao buồn lắm đó.

Thằng Bảo đưa mắt nhìn lom lom Thiên Phong, Việt Phương lại bộp đầu nó một cái nữa mắng:

- Mau chào anh Phong đi!

Thằng Bảo bị Việt Phương đánh hai lần, chỉ biết nhăn mặt xoa đầu, ngượng ngùng nhìn Thiên Phong đáp:

- Em chào anh Phong!

Thiên Phong cười cười nhìn thằng bé có gương mặt lầm lì trông cục cằn, vậy mà để cho Việt Phương đánh mấy cái chẳng hé răng oán trách một lời nào.

- Anh cũng không biết mình có dạy tốt được hay không, nhưng anh sẽ cố gắng hết sức mình. Anh nghĩ bé Phương nói đúng, học hành là rất quan trọng, không nên bỏ dở nửa chừng. Anh hy vọng có thể giúp em hiểu hết những phần bài em bỏ dở để thi tốt.

- Cám ơn anh! - Thằng Bảo có chút xấu hổ lẫn cảm động lí nhí đáp.

- Người thành phố nói chuyện có khác ha, hay ghê! - Con Thảo huých tay con Thắm bảo.

- Được rồi, vậy thì tối nay tụi mình vui chơi một bữa đi để để sau này còn giúp thằng Bảo ôn thi! - Thằng Hiển hoan hô kêu lên.

- Không được, tối nay tao phải chăm bà nội tao, ngày mai đi. Ngày mai tao phụ gặt lúc ở ruộng ông Tám, sau đó tụi mình chơi ở ruộng ông Tám luôn, nướng khoai ăn, tụi bây thấy được không? - Thẳng Bảo liền lên tiếng từ chối ngay. Nhưng nó không muốn bọn trẻ thất vọng nên đề nghị thêm.

- Ngày mai cũng được, quyết định ngày mai hen! - Thằng Hải gật đầu ngay.

- Được rồi, vậy thì giải tán, về nhà tắm rửa ăn cơm, kẻo lại bị đòn. - Việt Phương vui vẻ bảo bọn nhóc bạn mình.

Bọn trẻ lục tục ra về. Thiên Phong cũng bước theo về nhà mình, cậu nhóc quay đầu nhìn lại thằng Bảo đang thất thểu bước vào nhà, ngôi nhà vách lá không cửa ánh lên ánh đèn mờ nhạt. Lòng cậu bỗng chộn rộn lên, ánh mắt xa xăm nhìn ánh sáng le lói của căn nhà, cuối cùng thở dài quay đầu bước tiếp.

Đi được một lúc, thằng Hiên em thằng Hiển chạy hổn hển gọi:

- Anh Phong, chị Nga bảo em đưa chìa khóa cho anh. Chị ấy nói là bà chị ấy bị ngất, chị đưa bà vào bệnh viện, không có nấu cơm. Chị ấy để tiền dưới đống ly, bảo anh tự lấy tiền ra đầu ngõ ăn hủ tiếu đỡ đi. Tối nhớ khóa cửa nhà cẩn thận. Ngày mai chị ấy về!

Thiên Phong khựng lại, chưa bao giờ cậu nhóc tự đi ăn bên ngoài hết cho nên cũng không rõ làm sao. Việt Phương thấy vậy bèn nói:

- Để cảm ơn anh giúp thằng Bảo, em mời anh đến nhà em ăn cơm đi!

- Tao cũng đi, tao nghe nói hôm nay bà nội mày chưng mắm, bà nội mày chưng mắm là số một. - Thằng Nam nghe vậy cũng hớn hở đòi đi theo, nhưng thật ra nó cũng là muốn tránh cho Thiên Phong việc ái ngại.

- Tao tao cũng đi, lâu rồi tao không ăn cơm bà nội mày nấu. - Thằng Hiển cũng xin ké một bữa cơm.

Kết quả là, sau khi cả bọn về nhà tắm rửa xong, xin phép ba mẹ qua ăn cơm chực nhà Việt Phương. Thằng Hiển ở gần nhà Thiên Phong nhất, nó đợi Thiên Phong cùng đi, vừa đi vừa kể mấy món ăn ngon mà bà nội Việt Phương hay làm cho tụi nó ăn:

- Hồi đó nước lớn, cá chạy về ruộng nhiều, tụi em bắt được rất nhiều con cá lóc to bằng bắp tay thế này nè. - Thằng Hiển vừa kể vừa vỗ vào bắp tay khoe. - Bà bà nội con Phương liền chế biến rất nhiều món nha. Ăn cá lóc nướng ống tre với nước cốt dừa, ăn rất ngon, nhất là ăn với bánh tráng, món nêm bà bà nội con Phương làm ngon số một. Cháo cá rau đắng nè, gỏi khô cá lóc nè. Ngon ơi là ngon...

Thiên Phong cười cười, những món đó cậu cũng ăn khá nhiều rồi, chẳng thấy hứng thú nữa. Im lặng theo thằng Hiển đi vào nhà Việt Phương.

Bà nội Việt Phương thấy bọn trẻ sau cả ngày rong ruổi bắt cá mặt mày đứa nào đứa nấy vẫn còn đỏ ửng, hào hển lùa cơm vào miệng thì vừa lụm thóc trong nồi vừa mắng:

- Tổ cha tụi bây, dang nắng cho lắm, phá cho lắm bây giờ thì đói meo móc. Cũng may bà nấu cơm nhiều, định cho mấy con chó ăn, nếu không lấy đâu cho đủ hả? Ăn từ từ thôi coi chừng mắc nghẹn. Để bà nấu thêm cơm cho mà ăn.

- Bà Hai, cơm bà Hai nấu ngon quá hà! - Thằng Hải dừng đũa cười hì hì nói khi nghe bà nội Việt Phương mắng.

- Tổ cha mày, bữa nào qua ăn chực cũng khen cho lắm. - Bà cười cười mắng nhưng lòng thì vui vẻ vô cùng. Lâu lâu có xấp nhỏ qua ăn cơm ké cũng thấy vui; người dân nông thôn tốt bụng thật thà lại nhân hậu, san sẻ với nhau trái cà trái ớt, huống hồ chỉ là bữa cơm cho bọn trẻ con, chẳng ai ích kỷ nắm gạo bao giờ.

Trẻ con ở thôn quê bây giờ đỡ hơn ngày xưa nhiều, nông thôn bây giờ đã phát triển hơn trước, ngày trước chỉ được ăn rau luộc chấm nước mắm đã hạnh phúc lắm rồi. Cũng chẳng gạo trắng nước trong như bây giờ. Nhìn bọn trẻ ăn cơm ngon miệng, bà Hai cũng thấy vui.

- Cứ ăn tự nhiên nha con, không có gì phải ngại, chỉ là món ăn đạm bạc của người miền quê, bà chỉ sợ con ăn không quen. - Bà nhìn Thiên Phong đang ăn từ tốn không như bọn trẻ miệng mồm dính đầy cơm kia cười nói.

- Dạ không đâu bà. Cơm bà nấu ngon lắm ạ, con ăn rất ngon, ngon hơn cả chị Nga nấu. - Thiên Phong ăn món thịt kho tộ vừa miệng lại lạ kia, phải công nhận là rất ngon.

- Anh có ăn được khổ qua không? - Việt Phương quay đầu nhìn Thiên Phong đang ngồi cạnh mình hỏi nhỏ.

Thiên Phong nhìn món canh khổ qua dồi thịt nãy giờ mình chưa ăn nhưng gật đầu.

- Anh ăn cái này đi! - Việt Phương xắn một nửa trái khổ qua dồi, lấy phần thịt trong ruột bỏ vào chén mình, còn phần vỏ bỏ vào chén Thiên Phong. - Người thành phố ăn thịt nhiều nên hay ngán, anh ăn vỏ khổ qua đi, vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe.

Nhìn vào ai cũng nghĩ Việt Phương tốt bụng, lo nghĩ cho Thiên Phong. Nhưng bà nội Việt Phương nghe xong thì gõ đầu cô bé mắng:

- Cha mày, thấy anh khờ thì lừa đảo à? Tốt như vậy thì con ăn nhiều đi, ăn ruột không làm gì.

- Phải đó, mày ăn vỏ đi, đưa cái ruột cho tao, hehe! - Thằng Nam cười nham nhở, nhanh tay đưa đũa gắp mất phần ruột trái khổ qua của Việt Phương đang nằm trong chén bỏ vào miệng cắn ngon lành.

- Thằng quỷ này, sao mày ăn của tao, trả lại mau! - Việt Phương tức giận vì bị cướp phần thịt của mình trừng mắt nhìn thằng Nam mắng.

- Tao ăn hết rồi, làm sao trả? Mày cứ ăn vỏ đi, vỏ tốt mà! - Thằng Nam le lưỡi trêu Việt Phương.

- Tao không ăn, vỏ khổ qua đắng gần chết. - Việt Phương vùng vằng đáp. Sau đó cô bé giật mình xấu hổ nhìn Thiên Phong cười giả lơ nói. - Ăn đi ăn đi!

Cả đám cười phá lên vì lời của Việt Phương, vốn định lừa Thiên Phong ăn hộ mình, nào ngờ lại bị thằng Nam cướp cạn, đã vậy còn giấu đầu hở đuôi như thế. Bọn trẻ cười muốn sặc sụa luôn, Việt Phương bị quê thì mím môi tức giận.

- Anh ăn giúp em vỏ, em cứ ăn ruột đi. - Thiên Phong thấy vậy thì gắp cho cô bé cái ruột bỏ vào chén.

Việt Phương nhìn Thiên Phong cảm kích, liền ăn phần ruột của mình trước khi bị cướp cạn nữa.

Thiên Phong tuy ăn không nhiều như bọn trẻ nhưng cậu cảm thấy bữa cơm này rất ngon, vui vẻ, ấm áp đầy tiếng cười. Cậu nhóc vô cùng thích, so với bữa cơm một mình trong căn nhà rộng, cậu thấy bữa cơm nhỏ ở đây vậy mà vui hơn rất nhiều. Cuộc sống ở đây, cậu rất thích.

Cơm nước say sưa, bọn trẻ ngồi xếp bằng trên mấy cái ghế đẩu bằng tre nhỏ lắng nghe ông nội Việt Phương kể chuyện thời xưa, cái thời mà tụi Tây vào đây ức hiếp dân làng.

Ông nội Việt Phương tay cầm cái quạt mo phe phẩy, vuốt ve cái chòm râu đã quắn nhặng xị của mình và bạc phơ bạc phếch đưa mắt nhìn ra bên ngoài tối đen như nhớ lại những khoảng thời gian người dân khốn khổ.

- Hồi đó bọn chúng ác lắm, hễ ghi ai liền bắt bớ ngay. Chúng đem đi tra khảo đánh đập rất dã man. Ông Tư bây, tức ông nội thằng Hiển cũng đi lính cùng thời với ông chẳng may bị chúng bắt được, ông Tư bây bị chúng tra tấn rất dã man... chúng còn thẻo từng miếng thịt của ổng ra để làm ổng đau đớn chịu không nổi mà khai ra. Nhưng ông Tư bây gan lớn lắm, đau thế nào ổng cũng không khai. Cuối cùng tụi Tây cũng chịu thua đành phải đày ổng ra đảo nhốt gần một năm trời mới chịu thả.

- Ghê quá, tội nghiệp ông nội mày quá Hiển! - Con Thắm rưng rưng nước mắt khi nghe kể.

- Ông nội mày giỏi ghê! - Việt Phương nhìn thằng Hiển ngưỡng mộ.

- Chứ sao, ông nội tao mà. - Thằng Hiển ưỡn ngực tự hào.

- Tụi bây im lặng để ông Hai kể tiếp coi! - Thằng Nam lên tiếng mắng.

- Năm đó, ông được giao nhiệm vụ trông coi gạo, chẳng may chỗ trốn bị phục kích, mọi người ai cũng lo chạy tháo thân. Ông và ông Bảy Mắn, hai người liều mình ở lại chôn số gạo xuống đất. Phải biết hồi đó bộ đội mình đi cách mạng cực khổ lắm, bữa đói bữa no; có được một bao gạo trắng là mừng biết bao nhiêu, cho nên ráng chôn gạo để sau này còn có mà dùng.

- Ông nội, có phải hồi đó bà nội chuyên gánh gạo nuôi bộ đội không hả nội? - Việt Phương bỗng lên tiếng hỏi.

- Ừ, hồi đó ông đi suốt, hiếm khi về nhà, một tay bà nội con nuôi cha mẹ chồng với con cái. Bà nội con giỏi lắm, cái gì cũng bán hết, từ giỏ chạc... đến bán gạo. Cứ bán chín thì chừa một đặng đêm tối gánh đưa cho các chú bộ đội ẩn nấp.

- Nhưng trốn ở đâu hả ông Hai? - Con Thắm lên tiếng hỏi.

- Thì trốn trong rừng hay nhà dân. Trốn trong rừng thì an toàn hơn lại dễ chạy trốn nhưng dễ bị sốt rét lắm vì muỗi rất nhiều, lại lạnh nữa. Hồi đó xung quanh đây toàn là cây cối rừng rậm, chẳng được như bây giờ đâu. Trốn ở nhà dân thì thoải mái hơn, trốn xuống dưới hầm tránh bom ấy nhưng không an toàn, một khi bọn lính nó rình được thì nguy, còn hại luôn gia đình người chủ. Nhưng cũng may, người dân mình rất đùm bọc yêu thương nhau, chẳng ai hé răng lấy một lời về việc có bộ đội trốn trong làng hết.

- Làng mình có ai chết không ông Hai? - Thằng Hải đưa đôi mắt ngây thơ tò mò hỏi.

- Có chứ, dân mình hồi đó chết nhiều lắm. Ông Năm Ria của bây; em ông ngoại con Thắm chết trẻ lắm, ổng bị chúng bắt, mổ bụng, lấy gan xẻ làm năm miếng ăn, còn khen ngon. Hồi đó bà cố con Thắm khóc gần hết nước mắt vì thương con trai. Sau này bà được nhà nước truy phong danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng là vậy.

- Dạ, cái nhà đó bà cố con cho cô Tư con ở, cô Tư con thờ bà cố ở đó luôn. - Con Thắm gật đầu xác nhận.

- Bọn giặc ác quá, phải con mà ở đó, con nhất định ăn thua đủ với bọn chúng. - Thằng Nam tức giận cung tay mắng.

- Thằng cha mày, tụi Tây xài súng Tây không hà, tụi bây tay không đấu với chúng chẳng khác nào lấy trứng chọi đá. Nhưng nói gì thì nói, bộ đội mình dưới sự lãnh đạo của Bác đã anh dũng đánh lùi quân địch, giành độc lập cho nước nhà, chúng ta có thể tự hào về dân tộc mình nhiều lắm các con à...

Thiên Phong ngồi im lặng lắng nghe, cậu không như những lũ trẻ nhao nhao hỏi cái này hỏi cái nọ. Cậu nhóc cảm thấy đây mới chính là những bài học lịch sử quý giá, những bài học lịch sử mà không có những tài liệu lịch sử nào có thể nói rõ hơn những người trong cuộc, lời kể mộc mạc, những hình ảnh lịch sử được tái hiện qua ánh mắt của họ.

Bên ngoài tiếng ếch kêu lên ồm ộp, màn đêm tĩnh mịch tưởng chừng rất lạnh lẽo nhưng kì thực lại vô cùng ấm áp.

Sáng sớm, Thiên Phong thức dậy vươn vai đứng bên cửa sổ đón một ngày nắng mới đầy vui tươi, nhìn những đồng ruộng từ xanh chuyển dần sang sắc vàng. Mới ở đây một thời gian thôi nhưng cậu nhóc gần như yêu nơi này vô cùng. Đầu tiên là yêu không khí trong lành yên tĩnh, sau đó lại yêu phong cảnh thơ mộng và rất đẹp khiến người ta không khỏi dứt mắt rời đi được. Tiếp đến là sự chân tình hồn nhiên của lũ trẻ ở quê và những người dân chân chất tốt bụng như ông bà nội của Việt Phương.

Bốc...

Một vật gì đó va vào cửa sổ phòng của Thiên Phong khiến cậu nhóc giật mình nhìn dáo dác. Việt Phương đã ở bên dưới vẫy tay với Thiên Phong gọi. Cô bé đứng ngay cạnh hàng rào cổng sau mà lần trước cô bé trốn đến đây. Thiên Phong ra dấu hiệu chờ chút, rồi quay đầu chạy thật nhanh vào phòng vệ sinh.

Khi Thiên Phong bước ra khỏi nhà, Việt Phương đã bĩu môi chê:

- Đúng là trai thành phố lưng dài vai rộng, lười khủng khiếp, đến giờ này mới dậy.

Thiên Phong bị chê thì xấu hổ có chút đỏ mặt, nói thật thì ở thành phố cũng chẳng làm gì nên ngày nghỉ người ta thường ngủ nướng. Nhưng bình thường Thiên Phong cũng chẳng ngủ dậy quá muộn như hôm nay, chỉ vì tối qua là lần đầu tiên cậu nhóc được chơi thỏa sức và vui vẻ như thế cho nên lúc về vì vui quá mà không ngủ được.

Thiên Phong nhìn Việt Phương gãi đầu cười xấu hổ. Việt Phương liền quăng cho cậu một trái bắp luộc đã nguội bớt.

- Cho anh, coi như đồ ăn sáng.

- Ờ... - Thiên Phong gật đầu khù khờ, lột luôn trái bắp ra ăn ngay chẳng chần chừ, sau đó nhìn Việt Phương khen. - Ngon quá, rất ngọt!

Khóe môi của Việt Phương hơi cong lên, cô bé nhìn vẻ đen đúa đi nhiều của Thiên Phong cảm thấy hài lòng lắm. Cô bé bất giác mở miệng nói:

- Nếu cho anh chọn, anh muốn sống ở đâu, thành phố hay ở đây?

Thiên Phong đang gặm trái bắp thì dừng lại khi nghe câu hỏi, cậu nhóc buông xuôi trái bắp trong tay hướng mắt nhìn về con đường mòn có mấy bụi tre tỏa bóng mát rượi.

- Nếu phải lựa chọn, anh thật sự muốn quay trở lại thành phố. - Thiên Phong sau giây phút suy nghĩ, cậu nhóc nói lên suy nghĩ của mình.

Việt Phương nhìn Thiên Phong mím môi khinh bỉ rồi quay mặt đi, dù sao thì rất ít người giống như Việt Phương, hễ đã sống ở thành phố với những điều kiện vật chất đầy tiện nghi, chẳng ai muốn về vùng quê này là mấy nữa.

- Mẹ anh mất rồi, nhà thành phố mới có kỷ niệm của mẹ với anh, ở đây thì không. - Thiên Phong vẫn đưa mắt nhìn ra khoảng không trước mặt nói tiếp.

Việt Phương nghe giọng nói đầy buồn bã khiến người ta nhói lòng thì bất giác rung động, trong lòng có gì đó đồng cảm với Thiên Phong; cô bé cắn môi nhìn Thiên Phong, ý nghĩ khinh ghét lúc nãy đã bay biến đi đâu mất rồi. Trong lòng tự nhiên cũng buột miệng nói:

- Ừ...

Cảm giác này Việt Phương hiểu rõ nhất, đây cũng từng là ý nghĩ lúc nhỏ của cô bé. Ở đây được yêu thương nhưng chẳng phải nơi thuộc về gia đình mình.

- Mấy đứa tụi nó đâu? - Thiên Phong chẳng muốn nghĩ đến ba mình và dì ghẻ đang làm gì nữa, hai người họ có lẽ đã trở về Việt Nam rồi.

- Anh làm như tụi nó rảnh như anh lắm ý, suốt ngày vui chơi, tụi nó cũng phải phụ giúp gia đình nữa chứ. - Việt Phương hừ mũi đáp.

- Thế còn em? - Thiên Phong cười ranh ma giễu lại cô bé. - Chẳng phải cũng nhàn rỗi giống anh hay sao?

Việt Phương xụ mặt, ở nhà, cô bé chẳng phải là công chúa sao, chẳng biết làm cái chi cả. Nhiều lúc tụi bạn đi phụ ba mẹ, Việt Phương chẳng biết làm gì, chỉ đành thơ thẩn mà thôi, rõ chán.

Nhưng cô bé vốn ương bướng chẳng muốn chịu thua ai, hất mặt nói với Thiên Phong:

- Cho nên tới đây bảo anh đi phụ giúp nè, được không?

- Đi đâu? - Thiên Phong nghiêm mặt hỏi.

- Đương nhiên là ra ruộng rồi.

Thiên Phong theo Việt Phương ra ruộng, trái bắp non ngọt lịm đã bị cậu nhóc xử nhanh chóng. Ruộng từ nhà cậu nhìn ra chỉ vừa mới chín vàng, chưa trĩu hạt. Những đám ruộng bên này thì đã trĩu hạt vàng óng ánh rất đẹp. Trên ruộng, mọi người đang chuyên cần cắt lúa, từng bó lúa được gặt xuống thẳng đều tăm tắm, được người khác khuân vào bồ đập. Từng giọt mồ hôi nhỏ xuống mặt mọi người nhưng họ vẫn cười nói vui vẻ.

- Sao không dùng máy cắt lúa, vừa nhanh vừa khỏe lại vừa rẻ? - Thiên Phong nhìn cô chú nông dân xong thì hỏi khẽ Việt Phương, tuy là không hiểu về nông thôn lắm nhưng trong sách vở vẫn để hình máy cày, máy gặt dạy học mà.

- Hứ... đúng là dân thành phố. Anh không biết là khi chính tay mình gặt hái mới thấy được niềm vui, chứ cái gì cũng máy móc hết mọi người sẽ ỷ lại. Mọi người cùng nhau làm, anh không thấy là rất vui hay sao, có khi còn không biết mệt ý. Với lại dùng máy không thể rũ sạch được những hạt thóc, mà người dân cực khổ mới trồng được mà không thu hoạch được hết thì đúng là phí phạm. Anh có nghe câu: ”một hạt thóc còn quý hơn vàng“ chưa?

Thiên Phong cúi đầu im lặng nghe Việt Phương dạy đời, chẳng dám lên tiếng phản bác. Việt Phương chìa tay ra trước mặt cậu, trên tay Việt Phương là mấy hạt thóc non mà xanh:

- Ăn thử xem!

Thiên Phong ngại ngùng cầm lấy hạt thóc bé tí bằng hai đầu ngón tay của mình, cẩn thận tuốt vỏ rồi đưa lên miệng cắn thử. Có vị mềm ngọt thơm mùi sữa, lần đầu tiên nếm trải, không khiến Thiên Phong quên được.

Vừa lúc đó thằng Bảo thấy hai người liền vẫy tay gọi to:

- Lại đây nè!

Việt Phương không nói gì liền chạy đến chỗ thằng Bảo. Thiên Phong cũng lẽo đẽo theo sau.

- Cá nổi lên nhiều lắm, mày với anh Phong bắt đi, chiều tao đem bán kiềm thêm ít tiền.

- Để tao. - Việt Phương nhảy ùm xuống nhanh chóng tìm kiếm rồi cũng nhanh chóng túm ngay con cá rô đang giãy đành đạch dưới vũng nước.

Thiên Phong thấy nhiều người cũng đeo trên người một cái hũ ngay eo, chắc là vừa gặt vừa lụm cá. Thằng Bảo đang cật lực gom lúa lại cho người ta đập cũng không quên nhặt cá dưới ruộng. Được một lúc thì tụi con Thảo cũng lục tục kéo ra. Tụi nó cũng lao xuống bắt cá, thỉnh thoảng bắt được vài con cá trê, cá lóc to to, tụi nó khoái chí vô cùng. Có rất nhiều đứa trẻ ở trên đồng nhưng chỉ có điều, chúng nó đang theo những người nông dân ở cánh đồng khác.

- Ở đây có tổ chim nè tụi bây. - Chú Năm Năng đang gặt bỗng kêu lên.

- Cho con... cho con... - Tụi nhỏ bỗng nhao nhao lên. Đám trẻ khác cũng ngóc đầu dõi theo tụi trẻ.

Thằng Hiển nhanh tay lẹ chân chạy lấy được, nó giơ cao chiến lợi phẩm trên tay mình gào to:

- Tổ chim thuộc về tao, tụi bây đừng hòng lấy được!

Tất nhiên sau câu đó, nó phải bỏ chạy bởi vì mấy đứa kia đang đuổi theo nó. Tiếng la ó vang cả góc trời phá tan cái nắng đang chiếu rọi xuống lưng của mọi người, mọi người nhìn theo bọn trẻ vô tư đùa giỡn mà thấy vui vẻ quên cả mệt mỏi.

Đến trưa, Thiên Phong tắm rửa xong lại tiếp tục sang nhà Việt Phương ăn chực. Hôm nay bà nội Việt Phương làm món rau lang chấm ba khía cực kì ngon, ăn mới có một miếng mà nước bọt của Thiên Phong tiết ra không ngừng. Ông nội Việt Phương ngồi rung đùi đắc ý bảo:

- Ông bây ưng bà nội bây vì món này đó nha! Hồi đó bà nội bây biết ông thích món này, cứ lôi món này ra dụ, riết rồi ông sụp bẫy của bà nội bây luôn.

- Ông này, cứ nói bậy không hà, tụi nhỏ tưởng thật bây giờ. Tui dụ ông bao giờ chứ, có mà ông dụ tui. - Bà nội Việt Phương vừa trách vừa cười nói, cái miệng hơi móm của bà trở nên đáng yêu vô cùng.

Việt Phương và Thiên Phong, cả ông nội Việt Phương không nhịn được mà phá ra cười chảy cả nước mắt. Không có chị Nga, không có ai quản, Thiên Phong cũng không về nhà, cứ thế theo Việt Phương ra ngoài vườn mắc võng bên cây xoan nằm ngủ.

Trời nắng nóng nhưng cây xoan tỏa bóng mát rượi, hai đứa mắc hai chiếc võng nằm đua đưa gặm mía ngọt. Mía ở đây ít mắt, lại to ngọt, cắn một cái thật là sảng khoái; chẳng bù với thành phố, bán mía đầy mắt, chẳng ăn được bao nhiêu, cũng chẳng ngọt lịm như ở đây.

- Đương nhiên là nhờ người ta bón phân tưới cây rồi, vất vả lắm ý, cho nên mới phải ”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.” - Việt Phương nhìn Thiên Phong, cảm thấy rõ chán cái người thành phố này, cái gì cũng thắc mắc. Vậy mà mọi người ai cũng nói, người thành phố đều tài ba cả.

Thiên Phong cười cười không nói, lặng lẽ cắn mía rồi bắt chước Việt Phương xả bừa vào một góc vườn nào đó. Ở thành phố người ta quả thật thông mình, nhưng cái thông minh của người ta là sự tiếp cận với những công nghệ hiện đại mà thôi. Còn ở nông thôn, không phải ai cũng biết được nhưng điều đó.

- Em đố anh. Uống nước nhớ gì?

- Chẳng phải là “uống nước nhớ nguồn” hay sao? - Thiên Phong tròn mắt gạc nhiên vì Việt Phương tự nhiên hỏi như vậy.

- Không phải. Em “Uống nước nhớ người trồng cây.” - Việt Phương phá ra cười. - Bởi vì em uống nước dừa nên đương nhiên nhớ người trồng dừa chứ sao.

Thiên Phong cũng không khỏi phì cười vì câu đố mẹo hóm hỉnh này. Thằng Nam cùng thằng Hải đang ôm trong cái áo thun của mình cái gì đó chạy về phía hai đứa nó.

- Hehe, tụi tao mới ra ruộng trộm mấy trái bắp, tối nay tụi mình một là luộc, hai là nướng cùng với khoai của thằng Bảo, một buổi số dzách nha tụi bây.

- Thằng Hiển đâu? - Việt Phương bỗng nhiên hỏi.

- Nó đang đi bắt dế cơm đó, con Thắm bảo nhà nó có đậu phộng với bột nếp. - Thằng Nam cười khoái chí thảy mấy trái bắp tròn dài xuống đất.

- Chẹp, tao thèm mấy bữa nay rồi nha. - Việt Phương nhìn mấy đứa bạn hoan hô.

- Đừng nói mấy đứa định bắt dế ăn nha? - Thiên Phong thoáng rùng mình nhìn chúng ngây dại hỏi.

- Tất nhiên. - Ba đứa đều đồng loạt gật đầu.

Sự thật là, đám nhóc không chỉ cho Thiên Phong ăn dế cơm mà còn bắt ếch nấu cháo cho cậu ăn nữa. Thiên Phong chưa từng ăn qua, có chút ghê sợ, nhất là thấy cảnh thằng Hiển cắt đầu lột da con ếch rồi mà nó vẫn nhảy tưng tưng khiến cậu nhóc sợ vỡ cả mật ra, báo hại tụi nhỏ được một phen cười nghiêng ngả.

Mấy con dế cơm to lớn hơn mấy con dế thường rất nhiều, Thiên Phong thấy con Thắm, con Thảo và Việt Phương nặn ruột rửa sạch nhét hạt đậu phộng vào, sau đó chiên với bột thì kinh hãi.

Nhưng sự thật, khi bị chúng ép phải ăn, nhai và nuốt, Thiên Phong muốn khóc lắm nhưng sau khi ăn xong thì... cậu nhóc đỏ mặt xin thêm con nữa. Bọn nhóc hào hứng nhường Thiên Phong ăn khá nhiều.

Lục tục khiêng nồi cháo bầu nấu ếch thơm lừng ra ngoài ruộng khô trống trải, chúng bắt lửa bằng những vại rơm vụn và những nhánh tre để đốt củi lớn. Cuối cùng một ngọn lửa lớn theo gió đêm thổi bừng bừng xua đi được cả lũ muỗi chập chừng nhào đến hút máu tụi nhỏ.

Nồi cháo bị ăn sạch bách, mà mấy trái bắp, củ khoai cũng đang trên đường chín tới; bọn trẻ nằm dài trên những tấm bạc phơi lửa nhìn bầu trời đầy sao một cách thích thú. Con Thắm bỗng ngâm một câu vọng cổ giữa trời khuya, giọng nó ngọt ngào khiến người ta say ngất. Thiên Phong quay đầu nhìn người nằm kế bên mình, Việt Phương cũng có linh cảm, cô bé quay đầu lại bắt gặp ánh mắt Thiên Phong, cả hai cùng mỉm cười.



Chương 4: Rời đi



- Sao băng kìa! - Tiếng thằng Nam kêu lên.

Cả bọn vội vàng nhìn lên bầu trời, một ngôi sao xẹt ngang qua bầu trời đêm, chẳng ai bảo ai bọn trẻ vội vàng chắp tay cầu nguyện. Thiên Phong từ nhỏ đến lớn chưa từng nhìn thấy bầu trời đầy sao như ở đây, càng không biết chuyện cầu nguyện khi nhìn thấy sao băng, chỉ trố mắt ngạc nhiên nhìn bọn trẻ.

Việt Phương cầu xong nhìn Thiên Phong hỏi:

- Anh không cầu nguyện à?

- Cầu nguyện? Vì sao? - Thiên Phong ngơ ngác hỏi lại.

- Vừa rồi sao băng anh có thấy không? - Việt Phương nhún vai thở dài.

Thiên Phong gật đầu, Việt Phương bèn nói như giảng giải, đối với sự ngờ nghệch của Thiên Phong, Việt Phương đã chấp nhận thành thói quen rồi. Cô bé chậm rãi giải thích:

- Theo người xưa bảo, người ta khi chết sẽ biến thành sao băng, ngôi sao sẽ dẫn lối chỉ đường cho người thân của mình, thu gom ước nguyện của người thân mình lại, đợi đến lúc hết thời gian sao sẽ sà xuống, cũng là lúc người chết bay lên thiên đàng, đem những điều ước của người thân mình đến cầu xin ngọc đế ban ước nguyện cho người thân mình. Ai nhìn thấy sao băng cũng đều vội vàng ước hết, mong là người kia sẽ giúp mình mang điều ước đến cho thượng đế.

- Vậy vừa rồi em ước gì? - Thiên Phong nhìn Việt Phương dịu dàng hỏi.

- Em ước cho ngày hôm nay là mãi mãi. - Việt Phương nhìn lên bầu trời sao đáp.

- Tao cũng ước ngày nào cũng có thịt ăn. - Thằng Nam quẹt quẹt mũi kéo cái quần ngay ngắn lại đáp.

- Mày đúng là thằng tâm hồn ăn uống. - Thằng Hải chun mũi nhìn thằng Nam mắng.

- Kệ tao, được ăn được ngủ là tiên mà mày. - Thằng Nam nhăn răng cười đáp. - Còn mày thì ước gì hả Bảo?

- Tao ước cho bà nội tao khỏe lại. - Thằng Bảo trầm giọng nói ra điều mong ước chín chắn trong lòng.

- Được mà, bà nội mày nhất định khỏe lại mà. - Thằng Nam an ủi. - Còn bà ước gì hả Thắm?

- Tao ước năm nay lúa nhà tao được mùa. - Con Thắm nở nụ cười duyên đáp rồi hỏi con Thảo. - Mày ước gì?

- Tao ước sau này mình sẽ tỏa sáng như những vì sao kia. - Con Thảo chớp chớp mắt nói lên điều ước trẻ con của mình.

- Còn mày thì sao Hiển? - Thằng Bảo hỏi thằng Hiển đang đứng gần mình.

- Tao... tao có kịp ước gì đâu. - Thằng Hiển buồn xo trả lời.

- Sao vậy? - Thiên Phong ngạc nhiên hỏi trong khi đám trẻ cười phá lên.

- Nó ngọng mà nên ước hổng có kịp. - Thằng Nam cười sặc sụa nói ra.

- Mày đừng buồn, mai mốt tao ước hai điều ước, cho mày một điều. - Con Thắm vỗ vai an ủi thằng Hiển, ai bảo trong đám, nó hay nói ngọng, thành ra nhiều lúc cứ lắp ba lắp bắp nói mãi một câu không xong.

- Thật ra nói ngọng cũng không khó chữa lắm. Em tập một thời gian là chữa được ngay. - Thiên Phong nhìn thằng Hiển bảo. - Mai mốt khi nói, em cứ nói chậm lại rõ ràng từng từ, đừng vội nói nhanh, ở nhà luyện tập nói từ chậm đến nhanh, phát âm rõ ràng lại. Anh thấy người ta còn ngậm viên sỏi tròn trong miệng để tập nói, đè cái lưỡi xuống để dễ phát âm hơn. Nào làm theo anh... R.. O.. I... RỒI...

Thằng Hiển cố gắng dưới sự khích lệ của bọn trẻ tập nói cả đêm.

Tới khi đứa nào đứa nấy ngáp ngắn ngáp dài muỗi chích đầy người mới lục tục kéo nhau vác nồi về nhà. Khi chúng đi qua hàng rào gần nhà Việt Phương thì thấy chú Nhân với chị Nga đang đứng nói chuyện với nhau. Cả đám đứa nào đứa nấy không nói gì núp ngay vào lùm nghe trộm.

Thiên Phong từ xưa đến nay, chưa bao giờ lại làm mấy chuyện thế này, cũng biết làm thế này là vô văn hóa. Cậu nhóc nói khẽ bên tai Việt Phương:

- Nghe trộm không tốt đâu.

Sau đó Thiên Phong định đứng dậy đi ra nhưng Việt Phương đã nắm tay cậu kéo ngồi xuống:

- Không sao đâu, ra bây giờ mới không tốt đó.

Thiên Phong nhìn tay mình bị một cánh tay bé hơn nắm giữ; nãy giờ ngồi ngoài trời gió lạnh, cậu nhóc cũng thấy hơi lạnh, nhưng bàn tay được Việt Phương nắm lại ấm áp vô cùng.

- Bà nội khỏe rồi vậy cũng mừng, mấy hôm nay chắc em mệt lắm! - Giọng chú Nhân nhẹ nhàng đầy sự quan tâm đến chị Nga khiến Việt Phương cũng thấy ngạc nhiên.

Vẫn biết chị Nga thích chú Nhân nên đối xử với Việt Phương cực kì tốt, nhưng cô bé lại không biết ý chú Nhân như thế nào. Lắm lúc Việt Phương cũng lém lỉnh hỏi chú Nhân thấy chị Nga ra sao, chú chỉ cười xoa đầu cô bé rồi bỏ đi mà thôi. Không ngờ, lần này bà nội chị Nga ngã bệnh, lại khiến hai người họ gần nhau hơn.

Bọn trẻ thúc tay nhau khi mà chú Nhân nắm lấy tay chị Nga, dù trong đêm tối chỉ ánh trăng và sao nhưng bọn trẻ vẫn thấy được sự ngượng ngùng e thẹn của chị Nga.

- Mai mốt cứ đến tối anh sẽ đến rước em về, dù sao ban đêm, con gái ra đường cũng không tốt. - Chú Nhân nói tiếp.

Chị Nga khẽ gật đầu, hai người nắm tay nhau cùng đi dưới con đường mòn. Một cơn gió vô tình thổi qua, một hạt bụi bay vào mắt chị Nga khiến chị rên nhẹ một tiếng.

Chú Nhân thấy vậy đứng lại giúp chị thổi bụi, hai gương mặt sát vào nhau gây cảnh hiểu lầm đối với bọn trẻ.

- Hôn đi! - Thằng Nam tinh nghịch đứng bật dậy hét lên.

- Hôn đi hôn đi... - Đám trẻ cũng đồng loạt đứng bật dậy hét lên.

Hai người họ giật mình vội buông nhau ra nhìn bọn trẻ. Chẳng để hai người nói gì, bọn trẻ đã hát vang:

Cô dâu chú rể làm bể bình bông

Đổ thừa con nít

Bi đòn tét đít

Cô dâu ngồi khóc

Chú rể ngồi cười

Cô dâu năm mười

Chú rể chạy trốn.

- Mấy cái đứa này! - Chị Nga xấu hổ kêu nhỏ, nửa cười nửa xấu hổ nhìn chú Nhân nhõng nhẽo nói. - Em không biết đâu.

- Chú, con về kể ông bà nội nghe. - Việt Phương cười hi hi nhìn hai người họ trêu chọc.

- Đừng nói mà! - Chị Nga kêu lên đầy cầu xin Việt Phương.

- Kệ tụi nó đi em, trước sau gì cũng biết mà. - Chú Nhân chỉ cười an ủi chị Nga, dù sao hai người cũng thích nhau, không cần phải giấu giếm nhiều như thế. - Dù sao cũng quyết định tháng sau cưới mà.

- Anh ở hết hè mới về thành phố đúng không? - Việt Phương nghe nói thế liền quay đầu hỏi Thiên Phong.

Thiên Phong gật đầu.

- Hay quá, vậy là có thể ăn đám cưới được rồi! - Việt Phương reo lên vui vẻ.

Thiên Phong khẽ cười, cậu chưa từng dự đám cưới quê, có lẽ sẽ nhộn nhịp lắm.

Trước sân nhà thằng Bảo, bên dưới một gốc cây dầu cổ thụ, cái bàn gỗ ọp ẹp xiêu vẹo bị mục rất nhiều chỗ, thằng Bảo ngồi nghiêm túc học theo lời giảng của Thiên Phong. Ánh mặt trời đang dần khuất dạng nhường lại một bầu trời mát rượi với từng cơn gió thổi; hương lúc chín từ đồng theo gió bay vào, thơm ngát.

Việt Phương tay bưng một tô chè to đi thật nhanh đến chỗ hai người đang chăm chỉ học.

- Tèng teng tèng... xem đây! Mỹ vị nhân gian đã đến. - Việt Phương tinh nghịch kêu lên.

- Woa... chè ba ba! - Thằng Bảo nhìn tô chè thì không nén nổi mà kêu lên.

Thiên Phong cũng ngó vào tô chè, tuy là cậu nhóc không thích ăn chè cho lắm nhưng cũng biết đây là chè thưng, người giúp việc cũng hay nấu.

- Chè này nấu từ khoai của ông hôm qua còn dư đó nha. - Việt Phương khoe ngay. - Mau ăn đi bảo đảm vừa bùi vừa ngọt, đem đến cho hai người ăn có sức mà học bài.

Thằng Bảo nhanh nhảu chạy vào nhà lấy chén múc cho nó và Thiên Phong mỗi đứa một bát chè. Chè thưng ngọt lịm nhưng không ngấy, lại có đá ăn rất mát miệng; đậu phộng hột to tròn, khoai lang vừa lớn tới không bị sượng, ăn rất ngon. Nhìn đi nhìn lại, chè này cũng toàn những thứ người nông dân trồng và dự trữ trong nhà, ấy vậy mà lại ngon như thế. Bảo và Thiên Phong ăn xong cũng có hứng thú học bài hơn.

Khi trời đã tối hẳn, nhà chỉ có ngọn đèn dầu leo lét mà thôi. Bà nội thằng Bảo ăn ít cơm, cũng đi ra đi vào vui mừng đến rơi nước mắt vì thấy thằng cháu mình đang cố học hành, cứ giục hai đứa vào nhà có đèn mà học. Nhưng thằng Bảo cứ kiên quyết học bên ngoài mặc dù cây đèn dầu của nó thỉnh thoảng bị gió thổi tắt, nó không muốn làm ồn bà nội nó nghỉ ngơi.

Học dưới trời tối xem chừng rất chậm nhưng cảm thông cho số phận của thằng Bảo, Thiên Phong cũng ráng ngồi dạy dù rằng chẳng được bao nhiêu và trời bắt đầu lạnh, người chưa quen nắng gió như cậu ít nhiều không khỏi run lên.

- Chào... - Đám trẻ lục tục kéo đến, trên tay chúng là đống trứng vịt. Nói chính xác hơn là những vỏ trứng vịt phát sáng.

- Tụi này bắt cả buổi mới được đó. - Thằng Hiển vội vàng kể công. - Tuy không sáng bằng đèn điện nhưng mày xem, tụi tao đập biết bao nhiêu cái trứng, bắt bao nhiêu con đom đóm; cũng đủ cho mày học đến sáng mai ý, đèn nhân tạo mà.

Cả bọn cũng cười vui vẻ, Thiên Phong nhìn cái trứng được khoét lỗ bắt đom đóm bỏ vào sau đó bịt miệng trứng lại thì khẽ cười, sự tích ngày xưa lần nữa được lập lại.

Học xong, bọn trẻ nhìn Thiên Phong khẽ bảo:

- Anh đừng chớp mắt nhé!

Ngay sau đó, bọn trẻ mở miệng trứng ra, một loạt những con đom đóm từ trong trứng bay ra khắp nơi.

- Đẹp quá! - Thiên Phong thảng thốt kêu lên.

Trong đêm tối, những con đom đóm vụt bay ra khỏi vỏ trứng thành một hàng dài sáng rực rỡ khiến bọn trẻ ngẩng đầu lên nhìn quên cả cúi xuống.

- Tụi bây có thấy giống cảnh tuyết rơi không? - Thằng Nam chép miệng khen ngợi.

- Anh thấy nó còn đẹp hơn cảnh tuyết rơi ý. - Thiên Phong lắc đầu, mắt vẫn nhìn mấy con đom đóm bắt đầu tản ra bay tứ hướng lấp lánh vô cùng.

- Uhm, em cũng thấy vậy, không ở đâu đẹp bằng nơi mình sống cả. - Việt Phương hài lòng với câu nói của Thiên Phong, cô bé gật đầu tán thưởng rồi quay đầu nhìn Thiên Phong mỉm cười.

Thiên Phong khi trở về nhà thì nhận được điện thoại của ba mình.

“Con đi đâu từ nãy đến giờ? Ba gọi điện thoại rất nhiều lần mà không gặp được con. Con có biết ba lo lắng cho con thế nào không hả?” - Giọng ba cậu nhóc đầy sự tức giận.

“Con đi chơi với đám trẻ cùng xóm.” - Thiên Phong uể oải đáp, chán ngán mấy kiểu quan tâm như thế của ba mình.

“Con đừng có suốt ngày tụm ba tụm bảy với đám trẻ đó rồi học theo mấy cái trò nghịch phá, nói bậy đầy hư hỏng. Con có biết, nếu con có gì thì ba lo lắng lắm không?”

Thiên Phong bị ba mắng, cậu nhóc không thấy buồn, nhưng khi nghe ba chì chiết nói xấu đám nhóc thì rất tức giận bén quát lên trong điện thoại:

“Nếu ba thật sự lo lắng cho con thì ba đã trở về từ lâu rồi. Là ba lo lắng con có chuyện gì xảy ra, hay là ba sợ con sau này sẽ làm mất mặt ba chứ hả? Ba thích thì ba cứ việc ở bên đó luôn đi, con sẽ sống một mình ở đây.”

“Con từ bao giờ mà dám cãi lời ba như thế hả? Chắc chắn là do bọn trẻ đó dạy hư con đây mà. Ba ngày nữa ba sẽ trở về, con cứ chuẩn bị hành lý đi, ba về sẽ đưa con về nhà ngay!”

“Cái nhà đó còn chỗ đứng nào cho con hay sao? Ba chẳng phải có vợ mới rồi à, cần gì thằng con này chứ? Cứ bảo vợ mới của ba sinh cho ba một thằng con trai là được mà!” - Giọng nói lẫy đầy sự hờn trách trẻ con của Thiên Phong đối với ba mình.

Nói xong, Thiên Phong cúp máy rồi rút cả dây điện thoại ra, quả thật cậu rất buồn.

Ba đi cùng với người đàn bà đó, thỉnh thoảng mới gọi cho cậu một lần khiến Thiên Phong vô cùng buồn rầu, quyết định về quê sống. Lần này cả hai đều ở nước ngoài vui vẻ bỏ mặc đứa con của mình, vì sao còn muốn rước cậu về chứ, cứ bỏ mặc có phải hay không?

Nhưng dù có thể nào Thiên Phong cũng hiểu, ba cậu nhóc đã quyết định rồi thì khó lòng thay đổi.

Tâm trạng buồn bực, Thiên Phong nằm hoài không thể ngủ, trong lòng cảm thấy luyến tiếc những ngày tháng tuy ngắn ngủi nhưng rất vui vẻ này.

Mãi đến khi trời sáng, Thiên Phong chỉ ngủ được một chút thì đã tỉnh. Trời vẫn còn rất sớm, ánh mặt trời vừa mới ló dạng. Thiên Phong quyết định cầm bút đi vẽ tranh, mỗi lần có chuyện buồn, cậu nhóc đều trút hết vào trong từng nét vẽ.

Thiên Phong ngồi vẽ không biết là bao lâu, mãi cho đến khi gần hoàn thành bức vẽ thì sau lưng vang lên tiếng khen ngợi:

- Đẹp quá!

Giọng nói có phần quen thuộc, Thiên Phong quay người cười nói với Việt Phương:

- Sao lại biết anh ở đây?

- Thì đi tìm khắp nới chứ sao, dù sao em cũng rảnh rỗi mà. - Việt Phương ngồi chồm hỗm xuống bên cạnh Thiên Phong nhìn bức tranh, từ màu sắc đến nét vẽ cô bé đều thấy thích. Trầm ngâm một lúc Việt Phương bỗng nhiên nói. - Trước đây em cũng rất thích vẽ tranh, ba em cũng từng hứa sẽ dẫn em đi mua hộp màu. Chỉ tiếc là...

Thiên Phong hiểu lầm ba Việt Phương thất hứa bèn nói:

- Đừng buồn, anh sẽ tặng em một hộp màu chịu không?

Giọng nói đồng cảm lẫn dỗ dành khiến Việt Phương bật cười:

- Thà anh bảo dạy vẽ cho em còn hay hơn. Hộp màu thì em thiếu gì, ba em gửi về cho em cả chục hộp ý.

- Vậy sao em còn buồn? - Thiên Phong ngơ ngác chớp mắt nhìn Việt Phương tỏ vẻ đầy khó hiểu.

- Vì cảm giác không giống. - Việt Phương không cười mà đáp. - Được đi cùng ba mẹ mua vẫn ý nghĩa hơn mà.

Thiên Phong nghe Việt Phương nói thế thì khựng lại, cậu nhóc nghiêng người nhìn Việt Phương, cô bé chỉ mới 9 tuổi thôi nhưng trong suy nghĩ lại đầy chín chắn như thế. Tiếp xúc với sự hồn nhiên của lũ trẻ quê, Thiên Phong thấy tuy tụi nhóc cũng nhiều khi có những suy nghĩ rất hay nhưng vẫn theo kiểu trẻ con. Không giống như Việt Phương, có lẽ suy nghĩ cô bé chín chắn hơn nên lũ trẻ mới nghe theo lời cô bé như thế. Nhưng để có được những suy nghĩ trưởng thành đó, Việt Phương chắc chắn trải qua không ít nỗi buồn.

Nét buồn hiển hiện trên gương mặt Việt Phương lây sang cả Thiên Phong, cậu nhóc cũng thở dài nói:

- Có lẽ anh cũng không thể ở đây dự đám cưới của chú Nhân và chị Nga được.

- Hả? Vì sao lại thế? - Việt Phương quay đầu nhìn Thiên Phong dò hỏi.

- Ba anh sẽ sớm xuống đây rước anh trở về. - Thiên Phong buồn bã thú nhận.

- Vậy sao? Dù sao thì anh cũng thích về nhà anh hơn mà. - Việt Phương hơi thất vọng bảo.

- Anh thích về nhà mình khi không có người phụ nữ đó hơn. - Thiên Phong lắc đầu thở dài nghĩ đến việc đối mặt với mẹ kế của mình.

Việt Phương trước giờ chưa biết rõ hoàn cảnh của Thiên Phong, nghe vậy bỗng thấy buồn cho Thiên Phong. Cô bé cũng thường nghe chuyện mẹ ghẻ con chồng, lỡ như mẹ kế của Thiên Phong giống như mẹ Cám hay bà Tào Thị độc ác trong Phạm Công Cúc Hoa, vậy số phận những người con riêng kia đúng là đáng thương vô cùng.

Có thể hiểu vì sao một thằng bé hơn 10 tuổi đầu như Thiên Phong lại sống một mình ở đây.

Việt Phương muốn làm Thiên Phong vui vẻ lên, cô bé liền bảo:

- Đừng buồn nữa, chuyện ngày mai cứ để ngày mai tính! Em sẽ dạy anh chơi hết các trò chơi dưới quê này, để không bao giờ hối tiếc.

Ở sân đình của làng, dưới bóng cây đa già rợp bóng mát, tụi nhỏ hào hứng đứng nhìn xem Thiên Phong đang nhắm bắn hòn bi đỏ dưới đất. Việt Phương khinh khỉnh quẹt mũi nhìn Thiên Phong đầy thách thức. Cô bé không tin một người chỉ mới tập chơi bắn bi có hai ngày có thể bắn được bi của cô bé một cách chính xác và đưa bi mình vào lỗ được.

- Anh Phong cố lên! - Tiếng đám trẻ hò reo vang dội cổ vũ cho Thiên Phong.

Thiên Phong mỉm cười ngây ngô với đám trẻ rồi đưa mắt nhìn Việt Phương sau đó nheo mắt ngắm, ngón tay cầm bi chuẩn bị bắn...

Póc...

Viên bi xanh trên tay Thiên Phong bay khỏi tay cậu bé lao nhanh về viên bi đỏ nằm dưới đất của Việt Phương, sau đó chạm mạnh một cái khiến bi của Việt Phương bị lăn xa trước đôi mắt không thể tin được của cô bé. Tiếp đó Thiên Phong nhẹ nhàng đưa bi vào lỗ một cách ngon lành.

- Hoan hô... hoan hô... Anh Phong giỏi quá!! - Đám trẻ vui vẻ reo hò, thằng Hải nhìn Việt Phương đầy đắc ý, bởi vì cuối cùng cũng có người hạ được cô bé trong trò chơi bắn bi này.

Việt Phương bĩu môi, chưa bao giờ cô bé chơi thua trò này, kể cả thằng Bảo chơi giỏi như thế cũng không phải là đối thủ của cô bé vậy mà... Mới hôm kia cô bé hướng dẫn Thiên Phong cách chơi, hôm nay Thiên Phong đã chơi giỏi như vậy. Trong lòng Việt Phương có chút buồn bực.

Thiên Phong nhìn đám trẻ và vẻ mặt buồn xo của Việt Phương thì cười xòa bảo:

- Thật ra trò giỏi là nhờ có thầy giỏi mà thôi.

- Đúng đúng... nhờ tao dạy giỏi nên anh Phong mới chơi giỏi thôi. - Việt Phương nghe vậy thì hai mắt sáng rực vui vẻ trở lại, liên tục gật đầu đồng ý với lời nói của Thiên Phong.

Cả đám nghe vậy thì không khỏi nhịn cười.

Chỉ những ngày ngắn ngủi, Thiên Phong được đám trẻ dẫn đi chơi đủ thứ mà trẻ con thôn quê đều chơi. Bắn bi, tạt lon, trốn tìm, nhảy dây, thắt sỏi, ô ăn quan... không có trò chơi nào mà Thiên Phong không được chơi cả. Thậm chí có đôi lúc, Thiên Phong buột miệng chửi thề theo tụi thằng Hải một câu rồi sau đó luôn miệng xin lỗi làm bọn trẻ cười phá.

Niềm vui xen lẫn nỗi buồn khi sắp xa nhau khiến Thiên Phong cũng muốn lưu lại chút kỷ niệm của bản thân mình với bọn trẻ, nhưng cậu nhóc chẳng biết nên lưu lại kỷ niệm gì. Suy nghĩ thật lâu, Thiên Phong quyết định vẽ mấy bức chân dung của đám trẻ.

Thức trắng gần một đêm, cuối cùng Thiên Phong cũng đã hoàn thành mấy bức chân dung của bọn trẻ.

- Woa! Anh Phong tài quá, ảnh vẽ tao còn đẹp hơn là trong hình chụp nữa, mà giống y chang nha! - Thằng Hiển cầm bức tranh chân dung của mình mà thích thú vô cùng.

- Tất nhiên là đẹp hơn hình chụp rồi, tại vì anh ấy không vẽ vào tranh mấy cái nốt tàn nhang của ông cho nên mới đẹp như thế haha! Chứ ông nghĩ xem, ảnh mà chấm thêm mấy chục vết tàn nhang trên tấm hình này, nói thiệt là nhìn xấu còn hơn cá trê nữa đó. - Thằng Nam cười ha ha trêu thằng Hiển.

Cả đám nhỏ đều rất thích, đứa nào cũng nâng niu bức chân dung của mình cẩn thận và cám ơn Thiên Phong rối rít. Thiên Phong rất vui vì cuối cùng mình cũng đã để lại một món quà ý nghĩa cho đám trẻ.

Đến chiều, Thiên Phong được Việt Phương nắm tay kéo chạy ra ngoài ruộng trống, Thiên Phong không thấy tụi nhỏ đâu hết bèn hỏi:

- Chúng ta ra đây làm gì? Bắt dế à?

Việt Phương lắc đầu. Cô bé mỉm cười chạy đến một bờ ruộng lôi ra một cái gì đó cũng khá lớn làm bằng giấy tập rồi giơ ra trước mặt Thiên Phong. Thiên Phong không biết là gì bèn hỏi:

- Cái gì vậy?

- Một con diều, là tụi em tự tay làm tặng anh. - Việt Phương đáp xong thì cầm hai bên cánh diều, đưa con diều về phía Thiên Phong cho cậu bé nhìn rõ những dòng chữ trên thân diều. Đều là những nét chữ trẻ con, có ngay ngắn, có cẩu thả, mỗi nét chữ là một màu khác nhau. Đều là những lời nhắn nhủ của đám trẻ với Thiên Phong.

Thằng Hiển viết chữ hơi nghiêng ngả: Anh Phong, nhớ mau quay lại đây nhé! Anh đã hứa rồi, nếu anh thất hứa, anh sẽ hóa thành con lừa đấy, lúc đó em sẽ nắm đuôi anh giật mạnh cho chừa tội lừa em cho mà xem.

Thằng Nam viết chữ khá cẩu thả: Anh Phong, nhớ đến bọn em nhé. Tuy em không thích người thành phố lắm, nhưng anh là người thành phố mà em thích nhất.

Con Thắm viết chữ ngay ngắn nắn nót: Em chúc anh luôn vui vẻ. Nếu trở về, em lại cho anh ăn những món ăn ngon hơn ngà Voi chấm óc Khỉ và Rồng xanh vượt vũ môn.

Thiên Phong bật cười trong cảm động nhớ lại có lần nghe con Thắm giới thiệu những món ăn nó nấu đãi mình. Ngà voi chấm óc Khỉ hóa ra là đậu bắp chấm chao, còn Rồng xanh vượt vũ môn hóa ra là rau muống xào tỏi. Quả thật tên rất hay mà món ăn cũng rất ngon.

Con Thảo thì viết: Nếu có dịp lên thành phố, em sẽ tìm anh. Đừng quên em nhé!

Thằng Bảo thì viết: Cám ơn những bài học của anh!

Còn chi chít những hình mặt người đại diện từng đứa. Con diều chỉ đơn thuần làm từ giấy tập, đuôi được làm giống như những mắt xích, trông bình thường giản dị nhưng đầy ý nghĩa với những lời chúc. Tuy không rực rỡ nhưng rất đẹp với những màu chữ trên đó. Một món quà ý nghĩa của đám trẻ nông thôn với cậu trai thành thị như Thiên Phong.

Nhưng trên đó không có lời chúc của Việt Phương. Thiên Phong đọc từng lời chúc xong, chẳng thấy lời chúc nào của Việt Phương, có chút buồn nhưng vẫn cười bảo với Việt Phương.

- Nói với mấy em ấy, anh cảm ơn rất nhiều!

- Em dạy anh thả diều! - Việt Phương gật đầu rồi cười vui vẻ, ánh mắt rạng ngời bảo với Thiên Phong.

Việt Phương bắt đầu dạy Thiên Phong thả diều, con diều từ từ theo ngọn gió bay lên cao, xa khỏi tầm mắt của hai đứa trẻ.

Thiên Phong phải chạy cho diều bay lên, vừa chạy vừa giật tay để con diều không đảo. Việt Phương đứng dõi mắt nhìn theo Thiên Phong, một nỗi buồn bỗng xâm chiếm trong lòng, thời gian tuy ngắn ngủi nhưng Thiên Phong với cô bé có rất nhiều kỷ niệm đẹp.

Những buổi chiều ngồi vẽ tranh ngoài đồng, dưới bụi tre làng. Khi hết màu, Việt Phương và Thiên Phong đi hái hoa, hái lá cây đập nhuyễn làm màu vẽ rồi cùng nhau cười nhìn tác phẩm của cả hai.

- Thiên Phong... nhất định không được quên em và các bạn! - Việt Phương bỗng hướng về phía Thiên Phong hét lớn.

Thiên Phong đang thả diều quay đầu nhìn Việt Phương. Cô bé đang mím môi kìm nén nỗi buồn trong lòng, ánh mắt cũng dần dần đỏ hoe. Lòng Thiên Phong bỗng xót xa vô cùng. Cậu nhóc cầm dây diều chạy đến trước mặt Việt Phương hỏi:

- Vậy còn em, em có quên anh không?

- Người thôn quê tụi em rất nặng tình. Là bạn bè, nhất định sẽ nhớ mãi. - Việt Phương gật đầu nhìn thẳng Thiên Phong đáp.

- Anh cũng vậy, anh sẽ không quên tụi em đâu. Khi nào có dịp, anh sẽ xin về đây chơi. Anh từng nói, anh muốn trở lại nhà ở thành phố vì ở đó có ký ức của mẹ anh. Nhưng ở đây, ở đây có hạnh phúc và nụ cười của anh. Anh nhất định sẽ trở lại!

Việt Phương vẫn im lặng nhìn Thiên Phong, trong ánh mắt vừa là sự tin tưởng vừa là sự hoài nghi.

- Anh thấy mình rất hợp với nơi đây. Có lẽ mẹ anh biết điều đó nên mới đặt tên anh là Thiên Phong. Thiên Phong có nghĩa là gió trời, mà gió thì ở thành phố ít khi cảm nhận được lắm. Chỉ có ở nơi đồng ruộng trải dài thế này mới thấy được và cảm nhận được từng luồng gió mát mẻ trong lành mà thôi. Nơi đây là nơi dành cho anh, trừ khi gió mãi mãi không thổi trên cánh đồng nữa thì anh mới quên nơi đây.

Việt Phương nghe những lời nói chân thành đầy xúc động của Thiên Phong, cô bé nhìn Thiên Phong tin tưởng.

- Anh hứa...

- Chúng ta ngoéo tay đi! - Thiên Phong đưa ngón tay út lên trước mặt Việt Phương, cô bé không ngần ngừ đưa tay móc ngoéo với Thiên Phong. Cả hai đứa cùng nhau cười.

Một lời hứa đã được đặt ra.

Hai ánh mắt nhìn nhau, ngây thơ, trong sáng và chân thành.

Có những lời hứa không thực hiện được, có những lời hứa dần trôi theo tháng năm... nhưng có những lời hứa sẽ mãi mãi không phai...

Việt Phương cột dây diều vào một bụi cỏ khô rồi cùng Thiên Phong ngẩng đầu nhìn con diều lồng lộng bay cao trong bầu trời tự do. Việt Phương và Thiên Phong ngồi dưới bãi cỏ ngẩng đầu nhìn lên con diều đang tung bay trên bầu trời đầy mây kia.

Im lặng chính là giây phút hạnh phúc.

Khi ta ngồi cùng những người thân yêu.

Có những lời nói không thể diễn tả bằng lời.

Chỉ có trái tim cùng nhịp đập mới hiểu ra.

Việt Phương bỗng lôi trong túi ra một nhánh cỏ bốn lá đã được ép khô cẩn thận được ép vào giấy kiếng bao tập, mấy góc giấy kiếng đã được hơ lửa dính vào nhau, làm rất công phu nên chẳng thể nhìn ra vết tích đen của lửa bám.

- Tặng anh! Đây là quà kỷ niệm của em để anh mãi nhớ đến em.

Thiên Phong ngỡ ngàng nhìn nhánh cỏ bốn lá hiếm có này.

- Em
ĐẾN TRANG
Thông Tin
Lượt Xem : 7254
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN