--> Yêu nhầm chị hai... được nhầm em gái - game1s.com
Snack's 1967

Yêu nhầm chị hai... được nhầm em gái

ô bồ của thành phố, chúng tôi vẫn đi bên nhau, lặng lẽ thôi nhưng lại như một điều tất yếu của hai tâm hồn đồng điệu.
N vẫn gầy và thư sinh nhưng ánh mắt dường như trầm ngâm, xa xăm hơn. Còn tôi, có lẽ so với bảy năm trước đã có nhiều thay đổi, có lẽ là nữ tính hơn, dịu dàng và trưởng thành hơn sau những lần vấp ngã.

-Tập đàn đến đâu rồi? - N mở lời, phá tan sự im lặng, nhìn tôi với ánh mắt dò xét.

Tôi hơi ngượng, đưa mắt nhìn sang mới khác, nói khẽ:

-Vẫn vậy, mấy cái hợp âm, khó bấm quá, mãi chẳng chuyển gam nhanh được.
N thở dài:

-Phải chăm chỉ thì mới tập nhanh được, hôm nào N sang, bắt trả bài, lo tập đi nhé!

-Ừ, vẫn tập mà, hôm giờ bận quá ! - Tôi le lưỡi cười trừ

Tôi hát hay hơn N thì hẳn rồi, miễn bàn :”> Nhưng về khoảng guitar thì đành phải nhường bước cho N làm sư phụ. Cơ mà học trò tôi đây cũng được xếp vào hàng “tiếp thu nhanh, có năng khiếu!” chứ bộ :”> Biết đâu chừng 2, 3 năm sau trình tôi cao hơn những vì sao, hơn luôn cả thầy cũng nên, hí hí !

Nhắc tới vụ đàn hát làm tôi nhớ đến lần đầu tiên đứng trên sân khấu lớn. Đó là lần tham gia văn nghệ năm lớp 10.Thành thật mà nói thì tôi hát không tệ, nhưng cũng chẳng phải là hay, chỉ được mỗi cái đam mê rồi tự ngụy biện “Hát hay không bằng hay hát” hì. !

Tôi cũng không nhớ rõ lý do cô gọi tôi lên “test giọng” bằng cái micro òm òm với cái loa là cái radio từ thời Napoleon mà cô vẫn mang đi dạy, hình như là có gian tế chỉ điểm, T_T. Lúc đó tôi chẳng thuộc bài nào hết ráo hết trọi, chỉ nhớ mỗi bài “Tình mẹ” vì đầu giờ mới tập cho lớp. Run thì không nhưng tôi hát cứ như cái máy cộng thêm “phần bè” xịt xịt, xoẹt xoẹt phát ra từ “loa” , thế mà hát xong thấy cô cười hài lòng…Lạ chưa…Thế thì tơi tiêu rồi, số phận đã được định đoạt. Chẳng những thế mà ngay sau đấy tôi còn “được” chọn tham gia vở Ballet và lần này tôi cũng…không biết lý do nốt T_T

Sau đó là cả tháng trời vật vã, sáng tập ballet , chiều đi học, tối về bật CD tập hát theo. Thú thật là bài “Chiều Phan Thiết” ấy do cô chủ nhiệm với cô dạy múa chọn, còn tôi mới nghe lần đầu, hát về PT nhưng giai điệu của…dân tộc Chăm, khó hát kinh dị, cái đoạn ngân a a a lúc đầu cứ cao vút như mây xanh, hậu quả là lần nào tập hát xong giọng tôi cũng lào khào, thật tội nghiệp tôi lắm mà…

Hôm nào đi tập văn nghệ N cũng ghé qua chở tôi, tôi chỉ việc ngồi sau làm công tác…tư tưởng, động viên bằng cách líu lo líu la đủ chuyện trên trời dưới đất lại tập trung…nhóp nhép sugus cho N đạp xe…đỡ mệt :”>

Văn nghệ năm đó coi như thành công khi cả 2 tiết mục đều được chọn để công diễn, cả bọn lớp tôi vui không để đâu cho hết. Nhưng riêng tôi thì lại lo nhiều hơn. Tiết mục Ballet phải mặc trang phục dành riêng cho ballet, cái loại áo đầm có phần váy xòe rộng và ngắn cũn cỡn T_T, tôi nhất quyết không chịu, Trúc Mai cũng thế (Có lẽ đây là lần duy nhất chúng tôi suy nghĩ giống nhau) cuối cùng cô đành nhượng bộ cho chúng tôi tự chọn trang phục, Phù! Hai đứa tôi thống nhất chọn soire trắng dành cho cô dâu. Tưởng đã êm thấm, ngờ đâu…tôi thử hết loạt áo này đến loạt áo khác vẫn không tìm được cái áo vừa với little bride như tôi. Cuối cùng cô chủ tiệm thương tình đồng ý sửa miễn phí giúp tôi một bộ cánh cái gọi là “ít rộng nhất” so với tôi sau khi tôi với Trúc Mai nài nỉ cả buổi trời.

Hồi đấy tóc tôi dài đến tận eo nên khi diễn phải bới lên cao và cố định bằng một cái kẹp tóc lấp lánh (Phần này N nhớ nhầm tôi xõa tóc, hix, đáng ghét, kỉ niệm đáng nhớ như thế lại không nhớ rõ). Lúc nhạc vang lên, tôi và Trúc Mai bước ra sân khấu, nhẹ nhàng lướt trên đôi giày múa, nghe bên dưới khán giả ồ lên rõ to khiến cả hai có chút bối rối, may mà nhờ ánh đèn nên chẳng ai thấy khuôn mặt hai cô gái nhỏ đang ửng hồng…

Tiết mục kết thúc thành công, dưới khán đài những tràng pháo tay vẫn chưa dứt, tôi hạnh phúc đón nhận hoa từ các bạn và cũng kịp nhìn thấy Bố Mẹ ngồi ngay phía dưới nhìn tôi đầy tự hào.
Vừa bước vào cánh gà, tôi ngạc nhiên vì N đang đứng trước mặt tôi tay cầm một bó hoa hồng thật to,càng ngạc nhiên hơn nữa vì nó màu hồng nhạt. Tôi từng học cắm hoa nên hiểu rõ ý nghĩa của loài hoa này…Đó là một lời ngỏ..một lời tỏ tình…Bất giác tôi đưa tay sờ lên mặt, hình như hai má tôi đang nóng ran và còn đỏ hơn lúc nãy…

Tôi bước ra phía cổng, nơi cô và các bạn đang đứng đợi cạnh chiếc taxi, tâm trạng vẫn còn đang lâng lâng trên mây…Bỗng…tôi khựng lại, cảm giác như tim chùng hẳn xuống, ngừng đập trong một tích tắc…Trúc Mai đang đứng đó, với bó hoa trên tay giống hệt như bó tôi đang cầm, tôi chợt nhớ ra lúc nãy khi tôi ở trong phòng thay đồ nghe bọn K mập bảo nhau rằng N đã mua hai bó hoa giống hệt nhau nhưng tôi không để tâm lắm…Thì ra..đây chính là bó thứ hai…Tại sao?
Hàng ngàn câu hỏi đang chạy trong đầu tôi…Tại sao N tặng 2 đứa tôi 2 bó hoa giống nhau cùng là màu hồng nhạt? Hắn giả vờ hay hắn ngốc thật như cái tên đầu đá tôi hay gọi, ngốc đến nỗi không biết ý nghĩa của loại hoa này? Tại sao Trúc Mai cũng chỉ giữ lại bó hoa đó trong khi lúc nãy hai đứa tôi nhận cả chục bó? Hay là giữa họ có gì đó mà tôi không biết? Rồi tôi tự trấn an mình chỉ là sự trùng hợp, rằng bó hoa Trúc Mai đang cầm không phải của N, rằng tôi chỉ đang tự dọa mình, tôi còn có ý nghĩ tự trách mình đã ko tin tưởng tình cảm của N nữa…Mọi thứ trong đầu tôi…rối bời…tôi không ý thức được mình đứng chôn chân ở đó bao lâu cho tới khi cô gọi tôi…Tôi lúc lắc đầu như muốn xua mọi suy nghĩ ra khỏi bộ não đang dần đông đặc…bước lên xe, Trúc Mai ngồi trong, tôi ngồi cạnh ngay đó, tôi cảm thấy có gì đó gượng gạo. Mọi người trong xe đang hết sức hưng phấn với buổi công diễn…duy chỉ có 2 người im lặng…Trúc Mai cứ cúi gằm nhìn bó hoa, tôi chống tay nhìn ra cửa sổ…cảm thấy nghèn nghẹn nơi cổ họng và nước mắt cứ chực trào ra.

Đêm ấy tôi không ngủ được, tâm trí vẫn cứ bị bao vây bởi những dòng suy nghĩ…Thật tình tôi vẫn tin N không phải kẻ bắt cá hai tay, càng không tin Trúc Mai có thể xen vào chuyện tình cảm của chúng tôi. Nhưng…tôi phải lý giải sự việc này như thế nào mới hợp tình hợp lý? Tuy lí trí mách bảo tôi nên tin tưởng nhưng vẫn có một chút gì đó đang diễn ra bên trong lồng ngực…cái cảm giác trái tim rơi đâu đó xuống bụng và lồng ngực chỉ còn là một khoang hoàn toàn trống rỗng…Nếu như…Tôi chỉ nói là nếu…hai người đó thật sự có tình cảm với nhau và tình cảm của tôi với N chỉ đơn thuần là sự ngộ nhận từ một phía…thì tôi sẽ phải làm thế nào? Trong lòng bỗng dưng trào lên một cơn cuồng nộ, tôi ghét N, chỉ vì N mà tôi phải chịu cái cảm giác khó chịu này, tự nhiên lúc đó tôi ước một điều trái với sự thật ở hiện tại, ước rằng tôi chưa từng thích một ai đó nhiều đến vậy…Có một điều gì đó gần như đã mặc định sẵn…À, hình như người ta gọi đó là định mệnh…Định mệnh của chúng tôi!

Câu chuyện sau đó chắc hẳn mọi người cũng biết rồi…Con nhóc tôi trước nay đâu có giận ai lâu được bao giờ…Tôi vẫn cứ vô tư đi bên N mặc cho xung quanh chúng tôi xảy ra biết bao nhiêu chuyện. Bây giờ nhớ về những ngày tháng ấy tôi lại mỉm cười…Ừ thì tri kỉ mà. Người ta bảo “Trăm năm tri kỉ khó tìm, tri âm khó gặp, bạn hiền khó quen” bởi thế, thà rằng ta mất đi một người yêu , có lẽ sẽ buồn lắm…nhưng dù có khó thì ta vẫn sẽ lại gặp được một người khác..còn tri kỉ một khi mất đi, chẳng thể nào tìm lại được, có khi buồn cả đời cũng nên…

Tôi nhìn N, khẽ mỉm cười một mình…N khuấy ly café đá, nhấp một ngụm…À một tiếng sảng khoái rồi dang hai tay tựa vào thành ghế một cách thoải mái bất chợt nhìn tôi hỏi :

-“Này, cười vớ vẩn gì đấy?”

Tôi phì cười, mặt anh chàng lúc tò mò trông ngố ngố thế nào ấy…Tôi đánh trống lảng -“Không có gì..tự nhiên nhớ ra..hôm nay trên lớp có một anh chàng nói thích tớ hê hê”
Mặt N xụi lơ, tay chống cằm hắng giọng :

-“Hừ, thật không biết trời cao đất dày, có mắt không tròng..thích ai không thích lại đi thích con nhỏ…vừa lùn vừa bá đạo” rồi bật cười ha ha đầy thống khoái.

Hên cho hắn tôi ngồi đối diện, không thì bầm hông rồi, với cả đã bảo tôi bây giờ dịu dàng hơn rồi mà :”> cho nên thay vì véo hắn một cái thấy tám ông trời tôi lại chỉ cười hiền và ngó ra sông…N nhìn tôi trân trối, chắc là đang ngạc nhiên chứ gì? Mà không biết là N ngạc nhiên vì “bỗng dưng tôi hiền” hay vì lúc cười trông tôi rất xinh nữa (đấy là ai cũng bảo thế :”> )

Bản nhạc vẫn vang lên tha thiết …

“I never stay anywhere. I'm the wind in the trees. Would wait for me forever? Will you wait for me forever?...forever..”

Bên ngoài, thành phố đã lên đèn…

Ngoại truyện chương 1 :

- Ê, dậy, dậy mậy, sắp tới rồi kìa ! – Ông anh tôi đập vào vai lay tôi dậy.
- Oáp…ớ.…hả… ? – Tôi há mồm ngáp ngáp như cá đớp không khí, cuốn sách đậy trên mặt trôi tuột xuống dưới ghế.
- Ớ cái đầu mày, dậy, tới Phan Rang rồi ! – Vừa nói, ổng vừa vả vô mặt tôi đôm đốp.

Chẳng đợi ổng vả đến lần thứ ba ( thật ra là vì vả vào mồm liên tục những 2 lần thì đau quá ), nghe đến hai từ “ Phan Rang “ thì tôi choàng tỉnh, dụi mắt nhìn ra cửa sổ. Qua tấm kiếng xe trắng nhờ, khung cảnh quen thuộc của quê nội hiện ra trước mắt, những dãy nhà cổ kính mọc san sát nhau, những hàng cây trứng cá xanh um chạy dài tăm tắp. Tôi liếc nhìn đồng hồ, 2 giờ 30 phút chiều.

- Ai xuống cây xăng thì chuẩn bị đồ đạc nhe ! – Giọng người phụ xe vọng lên phía trước.

- Mày xách hai cái ba-lô đi ! – Ông anh tôi lục tục đứng dậy.
- Hả ? Chứ đại ca xách gì ? – Tôi sửng sốt.
- Tao trả tiền xe, tay đâu mà xách, cãi ông tát vỡ mồm ! - Ổng quắc mắt sừng sộ rồi rút ví ra.

Chiếc xe khách 14 chỗ đỗ cái xịch trước cây xăng quen thuộc ở đầu chợ tỉnh, tôi khệ nệ vai đeo balô tay xách nách mang bước xuống xe, ông anh bá đạo nhảy tót xuống đằng sau.

Cảm giác sau 3 giờ đồng hồ ngồi trên xe bon bon cả buổi và giờ bước xuống mặt đất luôn làm người ta thấy như túng chân và tê đi, tôi mất vài sát na mới lấy lại cảm giác của “ song cước “, nhìn quanh quất rồi chầm chậm bước đi.

Phan Rang quê nội vẫn không có gì thay đổi, mọi thứ hệt như một năm trước khi mà hai đứa tôi đứng tại đây đón xe về lại Phan Thiết, nắng vẫn gay gắt và có phần oi bức, những cây trứng cá mọc rải rác quanh các gian hàng tạp hoá bày tràn lan ra lề đường, cành lá sum xuê trĩu quả nhưng lặng thinh và lãnh cảm với những làn gió nhè nhẹ. Tạo vật thanh bình và yên tĩnh, đó là điều duy nhất mà bao giờ về Phan Rang tôi cũng cảm nhận được.

- Đưa cái balô cho tao, giờ đi đường nào về ? – Ông anh tôi hỏi.
- Đi qua xóm Trên về cho lẹ ! – Tôi thở phào nhẹ nhõm vì san bớt được một cái balô nặng ình ịch.
- Xóm Trên ? - Ổng hỏi lại vẻ nghi ngại.
- Có sao đâu huynh, thằng Phệ chuyển nhà lâu rồi mà ! – Tôi nhún vai đáp.
- Ừm, tí ốm đòn là tao giết mày à nha ! – Ông anh thè lưỡi.

Tôi lắc đầu ý bảo không sao, dốc lại cái balô trên vai và bước đi theo lối vào của xóm trên, đĩnh đạc và đường hoàng. Bao giờ cũng vậy, cảm giác của một người cháu xa quê nội luôn làm tôi cảm thấy mình như trưởng thành hơn mỗi khi trở về, và giờ đây tôi cũng khác hẳn với một năm trước, ung dung tiến vào lãnh địa xóm Trên mà không sợ gì sất. Ngang qua quầy chè dưới gốc me tây của cô Út hàng xóm, tôi gặp lại những người quen mà từ nhỏ đã ngày nào cũng chạm mặt.

- Cháu ông Bảy về kìa !
- Chà, hai thằng nó lớn tướng quá !
- Về chơi hè à hai đứa ?

Tôi nhoẻn miệng cười, khẽ gật đầu chào lễ độ lại với họ, rồi bằng một động tác bắt chước những người đã trưởng thành, tôi vươn tay ra cho tay áo trôi lại phía sau, khẽ húng hắng hỏi ông anh :

- Ngang qua nhà Lyly há đại ca ?
- Ờ, về quê rồi, thủ lĩnh xóm Giữa nói gì tao nghe đó chứ biết sao giờ ! – Ông anh tôi chép miệng.
- Đại ca cứ nói thế, hề hề ! – Tôi khoái chí tử khi được nghe chính miệng ông anh bá đạo tôn mình lên làm thủ lĩnh xóm Giữa.

Thật ra nếu là một năm trước thì có cho vàng thủ lĩnh xóm Giữa cũng chả dám mò mặt vào lãnh địa xóm Trên, nhưng vì thằng Phệ đầu lãnh đã chuyển nhà sau trận ác chiến “ Tam đại thế gia “ năm rồi nên tôi mới an nhiên đi lối tắt dẫn về nhà nội, và cũng một phần là tôi… muốn chào Lyly trước.

Không ngoài dự đoán, đến đầu ngõ chúng tôi đã thấy Lyly đang ngồi đọc sách ở hiên nhà, nghe tiếng chân sột soạt đến gần, cô ấy nhướn cặp mắt sau đôi kính cận dày cộm lên và khẽ nói như reo :

- A, anh P, …. anh N !
- Chào em, tụi anh về nghỉ hè, vẫn còn thích đọc sách à ? – Ông anh tôi tươi cười hỏi.

Lyly đứng dậy mở cổng, đon đả mời hai thằng tôi vào nhà chơi, nhưng lão anh tôi chỉ tế nhị từ chối và đứng bên ngoài trò chuyện xã giao mấy câu.

Tôi mỉm cười nhìn cô bạn thanh mai trúc mã năm nào giờ đã lớn thành một thiếu nữ xinh đẹp mà bất cứ thằng con trai nào khác cũng phải mê mẩn ngay từ cái nhìn đầu tiên, nếu chỉ xét riêng về độ duyên dáng ( dĩ nhiên là khi Lyly đã tháo cặp kính cận ra ) thì tôi đồ rằng cô ấy cũng xinh xắn không kém Khả Vy là bao, và có lẽ chỉ xếp sau Tiểu Mai mà thôi. Cả 3 nàng không ai giống ai, Tiểu Mai xinh đẹp thuần khiết và quý phái, Khả Vy dễ thương và hoạt bát, Lyly trầm tính ít nói nhưng mang nét đẹp dân dã cùng mộc mạc. Mái tóc đen huyền xoã dài vắt ngang một bên vai, nước da trắng ngần cùng làn môi đỏ thắm, đôi mắt lúc nào cũng long lanh như mặt nước hồ thu khiến cho ngay từ nhỏ Lyly đã là mục tiêu kết bạn cả kết đôi của hết thảy con trai trong xóm Xe Bò.

- Anh N… vào chơi ! – Lyly ngượng ngập nhìn tôi.
- Hì, gọi N được rồi, giờ mình phải về, chiều gặp ! – Tôi gật đầu cười.
- Vậy nhé, giờ bọn anh về, chiều em với thằng Mén qua chơi hen ! – Ông anh tôi nháy mắt rồi bước lại ra cổng.
- Dạ, hai anh về ! – Lyly khẽ cúi chào, tay vẫn cầm quyển sách đang đọc dở.

Chào tạm biệt Lyly, hai thằng tôi rẽ vào khúc quanh tiến về xóm Giữa :

- Con bé ngày càng xinh mày nhỉ, thằng Mén tốt số thiệt ! – Ông anh tôi cười ươi rói.
- Hờ hờ, nhờ đệ tác thành ấy chứ ! – Tôi vênh mặt đáp, tuy hơi cảm thấy trong lòng có điều gì đó hụt hẫng và nuối tiếc.
- Tác con khỉ, mày chậm chân hơn cu Mén thì chịu thôi ! - Ổng trề môi chế giễu nhưng rồi lại nheo mắt nhìn tôi cười đểu. – Cơ mà nhờ vậy mày mới quen được bé Mai, chả phải xinh hơn Lyly nhiều là gì, hề hề, cái thằng, thiệt là có tiền đồ đó !
- Thôi huynh, em lạy huynh, đừng đốt nhà em nữa ! – Tôi rụt cổ khi nghĩ đến Vy.
- Hơ, vẫn còn quen với em Vy mà, cái thằng mắt không tròng, không có tương lai ! – Ổng phản pháo ngay tắp lự, dù rằng trước đó còn tí tởn khen tôi là tiền đồ tươi sáng

Tôi chỉ biết bịt tai làm ngơ, chứ gân cổ lên cãi lại thì chỉ tổ thiệt thân, dẫu sao thì ổng có nói gì đi nữa tôi cũng chỉ chọn Khả Vy mà thôi.

Nhà nội tôi là một căn nhà 2 tầng khá khang trang nằm ngay sau lưng vườn cây của Uỷ Ban Phường, giữa con đường mòn nối liền 3 lãnh địa trong xóm Xe Bò. Bóng mát từ hàng dừa trong đình làng vẫn phủ xuống mát rượi cả con đường, tôi cảm khái nhìn cảnh vật xung quanh tựa hồ như chẳng có gì thay đổi. Bao giờ cũng vậy, thanh bình và yên tĩnh là cảm giác tôi luôn thích thú thưởng thức ở quê nội.

Tôi đẩy cánh cổng sắt có nhiều thanh chắn ngang màu xanh lục quen thuộc sang bên và bước vào nhà, ông anh khệ nệ vác ba lô phía sau :

- Chu choa, hai đại ca về nghỉ hè đó à ! – Cô Ba từ trong bếp nhìn ra.
- Dạ, tụi con mới về ! – Tôi nói như reo.
- Chào cô, ủa có mình cô ở nhà thôi hả ? – Ông anh tôi thảy cái balô xuống nền gạch.
- Ừ, tí nữa mọi người mới đi làm về, hai đứa rửa mặt cho mát, đã ăn gì chưa ? – Cô Ba tay cầm cái đũa bếp đang nấu dở bước ra ngoài.

Mọi người sắp đi làm về ở đây là ý chỉ chồng cô Ba, người bác mà bọn tôi từ nhỏ đã gọi bằng Bố, và cô Bé mà từ nhỏ đã hay dẫn bọn tôi đi ăn chè. Nhà nội tôi có tổng cộng 11 người con, hơn nửa trong số đó đã lập gia đình và định cư ở nhiều nơi khác, ba tôi là một ví dụ, ông vào Phan Thiết lấy mẹ tôi và lập nghiệp luôn ở đó. Và cứ mỗi mùa hè, khi còn bé thì ba tôi lại dẫn hai thằng con về chơi, sau này bọn tôi lớn hơn thì được đặc cách tự thân về quê luôn, nói là tự đi cho oai chứ thực ra chỉ là đặt vé xe sẵn rồi phốc lên ghế nằm ngủ một giấc mở mắt dậy là đã thấy ngay bến đỗ xe ở cây xăng quen thuộc.

- Lên lầu cất đồ đi rồi xuống dưới tắm rửa, hai đứa bây ăn cơm trước hay đợi cả nhà về luôn ? – Cô Ba hỏi.
- Dạ đợi cả nhà cho vui, chứ đi xe về tụi con cũng không đói lắm ! – Ông anh tôi trả lời.
- Ừm, vậy lên lầu sắp xếp đồ đạc đi, cô nấu gần xong rồi ! – Cô Ba nói rồi đi vội ra sau bếp dòm chừng nồi cá ngừ kho đang sôi sùng sục.
- Ớ… lại cá ngừ kho ớt à cô ? – Tôi há hốc mồm.
- Ừ, biết hai đứa bây về nên cô nấu cho đấy ! – Cô Ba nói.
- Cho ít…ít ớt thôi nha cô… ! – Tôi méo xệch cả miệng.
- Ít làm gì, cay thiệt cay ăn mới ngon ! – Nói rồi ông anh tôi cốc đầu cái cốc.

Sở dĩ nghe đến cá ngừ kho ớt tôi đâm ra uý kị là vì tôi từ xưa đã đặt biệt danh cho món này là “ nồi cá kho huỷ diệt “ , nguyên do vì nhà nội tôi có truyền thống ăn cay rất kinh khiếp. Tôi nhớ có một mùa hè tầm lớp 4 -5 gì đấy, trưa hôm đó trời cũng nóng như mọi khi. Và cô Ba xới cho tôi tô cơm măng kho kèm cá ngừ kho ớt, nhìn thì thấy màu đỏ ánh lên trông hấp dẫn vô cùng. Nhưng khi ăn vào thì thôi rồi, tôi chạy xoắn cả lên mà tìm nước uống liên tục, chỉ vì cả măng lẫn cá đều thuộc hàng siêu cay, nước mắt nước mũi tôi chảy ra sì sụt. Và y như rằng chốc sau là mắt tôi chuyển sang màu đỏ, mãi đến chiều khi tôi tọng gần 3 bình nước to tổ chảng thì đôi mắt mới trở lại bình thường. Kể từ đó, tôi đặt tên cho món cá ngừ kho ớt này là “ nồi cá kho huỷ diệt “, ăn vào muốn tự phát nổ luôn.

Hai thằng tôi xách balô đi lên lầu trên, tôi đưa mắt nhìn gian phòng quen thuộc, vẫn cái lan can bám bụi, chiếc bàn đá dùng để ủi đồ, khung cửa sổ mà nhìn ra là thấy ngay 2 cây dừa đang rì rào toả bóng mát xuống hiên nhà.

- Cất đồ xong rồi ra thắp nhang, mầy ! – Ông anh tôi bắt đầu thoát y vũ.
- Biết rồi huynh ! – Tôi gật đầu.

Hai thằng tôi đứng trước bàn hương, nhìn lên di ảnh vẫn mang nét cười hiền từ của ông bà nội, tôi cầm nén hương và bật quẹt ga, rồi kính cẩn thắp lên lư :

- Dạ thưa nội, tụi con về hè chơi nè !

Ngoại truyện chương 2 :

Chiều mát, hai anh em tôi ngồi trước hiên nhà phe phẩy cây quạt nan để gọi là tạo phong thái tao nhã của người ở xa mới về. Thấy hai thằng tôi phởn quá, cô Bé mới phì cười :
- Hai đứa bây mới có một năm mà lớn tướng dữ, nhất là thằng N, cao lên thấy rõ !
- Hì hì, con cũng chả biết sao tự dưng từ năm lớp 9 sang lớp 10 mà cao lên đột ngột vậy nữa ! – Tôi gãi đầu cười khoái chí tử.
- Nó biết yêu rồi nên mau lớn, he he ! – Ông anh tôi nổi hứng bơm đểu.
- Vậy à ? – Cô Bé ngạc nhiên.
- Dạ đâu có, ổng giỡn á cô ! – Tôi hoảng hồn chối ngay tắp lự rồi lái sang chuyện khác . – Mà.. mà tối nay tụi thằng Bin với Tèo có lên chơi không cô ?
- Chắc là có, tối thứ bảy với chủ nhật nào cả nhà mình cũng tập trung đông đủ mà ! – Cô gật đầu.

Thật vậy, nhà nội tôi khá rộng, thế nên lệ quen cứ đến cuối tuần là những cô chú lập gia đình ở Phan Rang đều sang nhà nội chơi, ai có con cái thì dẫn theo qua luôn. Thế nên vào cuối tuần là cả nhà đầy ắp tiếng cười của cả người lớn và tiếng giỡn la chí choé của trẻ nhỏ.

Về phần anh em tôi thì chỉ mong cho hai thằng cu Bin, cu Tèo đến nhập bọn lẹ lẹ để còn thiết lập quân đội. Vả cả thằng Chí Mén nữa, tôi là tôi khoái thằng này nhất, cực kì hợp ý tôi trong cái khoản phá làng phá xóm. Mà cũng không hẳn là hợp ý, chỉ là thằng Mén… tôi bảo gì nó làm đó. Trong đám anh em thuở nhỏ bọn tôi thì ông anh Rin con bác Tư là lớn nhất, sau đó lại đến hai ông anh họ con chú Sáu nữa cũng ở Phan Thiết nhưng lại ít về quê nội nghỉ hè nên không tính, kế sau đó là đến anh em tôi, rồi thằng Mén, rồi cu Bin cu Tèo. Từ lúc bé xíu là ông Rin và ông anh tôi đã là chuyên gia đầu têu xúi giục bọn nhỏ là tôi với tụi thằng Mén chuyên đi chọc phá xóm làng trong những ngày hè.

Chẳng hạn như trò dùng súng nước bắn phá hàng xóm, ông Rin ngồi trên gờ đất cao của xóm Giữa chỉ định mục tiêu, lão anh tôi thì bơm nước vô súng, và tôi với thằng Mén lãnh trách nhiệm cầm khẩu súng mon men bò đến gần đối tượng là một thằng nhóc đang ngồi búng thun hay mấy con bé chơi đồ hàng. Vừa tiếp cận mục tiêu, tôi bóp cò thiệt mạnh cho nước bắn thật lực vào tai vào mắt kẻ xấu số rồi bỏ chạy trối chết, năm ông mãnh vừa chạy vừa cười ha hả.

Tôi vẫn nhớ cái hồi mà ông Rin, ông anh hai tôi và tôi lén bà nội bỏ đi chơi điện tử tay cầm đời đầu, ba ông cực mê trò Tam Quốc Chí. Thế nhưng ông Rin và ông anh tôi cứ giành chơi miết, mà mồm thì xoen xoét :

- Thằng N đợi chút, hết ván anh đưa !

Đợi cả buổi không được chơi, tôi ấm ức chạy về nhà méc bà nội, thế là nội tôi gô đầu cả 3 ông mãnh về mà oánh cho mấy roi nhớ đời vì cái tội bỏ không canh nhà trốn đi chơi điện tử.

Hay cái lần năm thằng đang ngồi nhà ông Rin đánh cờ thú thì trưa nắng nóng nực, tôi nổi hứng đi ra ngoài dạo mát. Để rồi khi nhìn thấy vườn lựu nhà kế bên sum xuê trĩu quả, trái nào trái nấy to tròn và căng mọng, tôi thấy khoái quá bèn rón rén mò sang bên đó. Cẩn thận từng li từng tí một thò tay qua hàng rào kẽm gai rồi lựa ngay trái gần sát tầm tay nhất mà nắm lấy. Thế nhưng tôi đâu biết quả lựu vốn bám chắc vào cành cây, hì hục mãi mà vẫn không hái được lấy một quả, trong khi chủ nhà thì mắc võng ngủ kế bên, và phía dưới là con chó bẹc-giê to đùng cũng đang gầm gừ chả rõ là đang ngủ hay thức.

Thế là tôi bỏ chạy về nhà tường thuật lại tình hình cho huynh đệ đồng môn, và tất nhiên là có thêm mắm dặm muối đường về những cành lựu chỉ cần đưa tay ra là có thể hái được ngay, hay chủ nhà đã đi vắng mất rồi.

- Thế sao mày không hái luôn mà chạy về làm gì ? – Ông Rin thắc mắc.
- Uầy… về rủ anh em đi cho vui chứ ! – Tôi lúng búng đáp.
- Chắc hái được không đó mày ? – Ông anh tôi nghi hoặc.
- Được mà, đảm bảo, hai huynh nhìn thấy là mê liền !
- Lẹ lên đại ca, em cũng thèm lựu lắm ! – Thằng Mén liếm môi.

Chốc sau, mấy thằng tôi đứng lấp ló ngoài bờ giậu hàng rào, đưa mắt láo liên nhìn vào trong vườn nhà ông hàng xóm, và tôi ăn ngay cái cốc đầu tiên vô đầu :

- Láo, chủ nhà nằm ngủ ngay đó còn gì ! – Ông Rin trừng mắt.
- Nguyên con chó to đùng mà mày bảo không có gì à ? – Lão anh tôi cốc thêm phát nữa.
- Cái thằng Mén, sao.. mày bảo với tao hôm qua chủ nhà đi hết rồi ? – Tôi ức quá, bèn cú luôn vào đầu thằng Mén đang ở kế bên.
- Ơ… em có nói gì đâu anh N ! – Nó ngơ ngác chả hiểu gì sất.
- Giờ sao đại ca ? – Ông anh tôi đưa mắt nhìn ông Rin.
- Quất luôn chứ sao, tao với mày vô hái, thằng N canh con chó, thằng Mén cảnh giới bên ngoài ! – Ông Rin nói giọng quả quyết rồi quay ra đằng sau . – Thằng Bin đâu rồi ?
- Dạ, em nà anh Rin ! – Thằng Bin lúc ấy hãy còn nhỏ, và cu Tèo còn chưa bỏ bú tí.
- Cu Bin về nhà lấy muối ớt ra sẵn đi, tao để trên củi ấy ! – Ông Rin chỉ tay.

Đợi thằng Bin ngúng ngoắng chạy về rồi, hai ông anh lớn mới hồi hộp bò qua cái lỗ chó nhà bên, tôi thì thấp tha thấp thỏm dòm con bẹc-giê, miệng không ngừng lầm bầm câu thần chú “ hãy ngủ đi con “ , thằng Mén đứng cắn móng tay lo lắng dòm ra bên ngoài.

- Từ từ thôi mày ! – Ông Rin cõng ông anh hai tôi.
- Nhích tới chút đại ca, trái kia to hơn kìa ! – Ông anh tôi liếm môi rồi chồm luôn cả người về phía trước.
- Ê...ế… ế…. ! – Chưa dứt lời ông Rin đã té cái oạch đập mặt xuống đất.

Và mọi sự sẽ chẳng có gì xảy ra, vì chủ nhà ngủ rất say, con bẹc-giê cũng vậy, nếu như không tính tới trường hợp tôi quíu lên miệng la bài hãi :

- Chạy… chạy mau…. Ahhhhhh !
- Gấu…gấu……. .!

Thằng Mén vọt đầu tiên, tôi cũng cắm đầu chạy toé khói, hai ông anh thì vừa chạy vừa nhảy loi choi vì bị con bẹc- giê rượt đằng sau. Khỏi phải nói hành trình bị chó rượt nó dài cỡ nào, chỉ biết cả khi 4 thằng về đến nhà an toàn thì đã mệt rũ rượi, nằm xả lai ra đất mà thở hồng hộc. Sau vụ trộm lựu bất thành đó, tôi được sung lên làm con tốt thí chứ không cho làm nhiệm vụ cảnh vệ nữa vì cái tội yếu bóng vía.

Mùa hè 2 năm sau, đám tụi tôi lại lòi ra thêm cái trò quậy mới nữa, và lúc này thì cu Tèo đã nhập bọn dù chỉ mới biết đi lõm bõm. Đó là tôi lãnh trách nhiệm leo lên cây dừa trước nhà nội và bẻ lá xuống, rồi cả bọn ngồi tuốt hết phần lá, chỉ để lại phần sống lá dừa màu xanh vừa dài vừa nhỏ, quơ lên là kêu vun vút, và đánh vào da thịt thì khỏi nói, lúc nào cũng để lại vết hằn đến tận ngày hôm sau mới khỏi.

- Xem Tuyệt thế hảo kiếm của tao đây ! – Ông Rin tay cầm cái sống lá dừa múa loạn xạ.
- Xì, Tuyết ẩm đao mới là số dzách ! – Thằng Tèo nhảy lên gờ đất.
- Hề hề, tất cả đều thua Thần kiếm Ôrihancôn này nhé ! – Đến lượt ông anh tôi bay lượn điên cuồn, tay cầm thanh kiếm tự chế cong queo.

Sau màn giới thiệu vũ khí là đến màn… choảng nhau, năm ông mãnh nhào vào chém loạn xạ, kết cục bao giờ cũng là ông Rin với ông anh tôi ngồi dỗ cu Bin với cu Tèo, và tôi thì hãy còn đang chạy oánh nhau ì xèo với thằng Mén khắp hang cùng cuối xóm. Để rồi đến chiều bốn ông lớn đầu têu nằm sấp lớp bị bà nội tôi cầm cây thước đo vải mà quất mấy phát vào mông đau điếng.

Những mùa hè tuổi thơ ở Phan Rang quê nội đầy kỉ niệm mà có lẽ cả đời này tôi cũng không thể quên được. Và như một lẽ dĩ nhiên, ai rồi cũng phải lớn lên, ông Rin vào Sài Gòn học đại học, trao lại chức đầu đàn cho ông anh hai tôi. Rồi hai thằng tôi ngày một lớn hơn, cũng đường hoàng thêm tí, không còn những trò chơi như thuở bé nữa. Mà thay vào đó là những buổi chiều dạo mát rồi tắm biển, hay đi lòng vòng ăn bắp nướng rồi về nhà chơi điện tử.

Tôi lúc nãy vẫn đang ngồi trên gờ đất cao giữa xóm, bồi hồi nhớ lại khoảng thời gian vui vẻ ngày trước, cái mặt cứ cười hềnh hệch trông như thằng nghiện chứ chả phải là một người con đang hoài niệm về thời ấu thơ nữa. Chợt giật mình vì có tiếng gọi của thằng đệ quen thuộc :

- Anh P, anh N, hai anh về hồi nào vậy ? – Thằng Mén từ đầu ngõ đã phóng vụt tới, tươi cười chào hỏi.
- Ừm, vừa về ! – Ông anh tôi gật đầu.
- Dạo này sao rồi chú ? Tệ quá, để hai anh chờ sáng giờ ! – Tôi cười cười.
- Hi, thì em cũng vừa nghỉ hè, anh đợi chút, em chở xong mớ bột này rồi rủ bé Ly qua chơi luôn ! – Thằng Mén mắt ánh lên tia nhìn rạng rỡ.
- Ờ, tao cũng vừa gặp Lyly hồi sáng ! – Tôi đáp.
- Vậy hai huynh ngồi đây nha, tí tụi em qua ! – Nói rồi thằng Mén quay xe chạy thẳng.

Chí Mén, là họ hàng xa của ông Rin, nhưng từ nhỏ đã được bác Tư đón về ở chung vì hoàn cảnh gia đình thằng Mén ra sao đó thì tôi nhớ không rõ. Ban ngày nó vẫn đi học, nhưng lúc rảnh là lại đạp xe phụ giao bột làm bánh mì cho bác Tư, vì nhà ông Rin là nhà phân phối bột bánh mì lớn nhất Phan Rang. Cá nhân tôi thì thấy thằng Mén hơi khờ khạo, ai mắng hay khen gì nó cũng cười, nói một hồi nó mới hiểu, kể chuyện cười mà khi người ta đã cười mỏi miệng rồi thì mới đến lượt nó ngoác mồm ra ha hả lên. Nhưng được cái nó đôn hậu và hiền lành, ai nhờ gì cũng giúp nên rất được lòng mọi người. Mà cũng lạ, cái thằng hiền hiền nhỏ con lại được lòng cô gái xinh đẹp nhất xóm này là LyLy, đúng là “ thánh nhân đãi kẻ khù khờ “.

Chốc sau, thằng Mén xung phong làm hướng dẫn viên, tình nguyện chỉ đường cho anh em bọn tôi làm một vòng gọi là thăm lại xóm làng, Lyly tay kẹp sách đi cạnh bên. Tôi tức cười quá xá với cái thằng này, hai anh em tôi thì còn lạ gì đường đi nước bước trong xóm Xe Bò nữa mà thằng Mén cứ mỗi lần thấy anh em tôi về quê là nằng nặc đòi dẫn đi xem… “ những sự đổi thay của xóm làng “.

- Ly, em thật là thích nó hở ? – Ông anh tôi nheo mắt.
- Hì ! – LyLy lắc đầu không đáp, nhưng nét cười e thẹn thì đã đủ nói lên rồi.
- Chậc, cái thằng… ế…, Mén, sao mày vô xóm dưới ? – Lão anh tôi há hốc mồm.
- A Lý nó dặn em chừng nào anh N về phải qua nói nó 1 tiếng ! – Thằng Mén thật thà đáp.
- Đi về, có điên mới chuốc hoạ vào thân ! - Ổng sầm mặt.
- Thây kệ, cứ qua đó, tụi mình nợ nó một lần mà ! – Tôi nói.

Tôi vừa dứt câu thì thằng Mén cũng đứng sựng lại, nhìn tôi đầy cảm kích, và LyLy thì ngượng ngập khẽ vuốt tóc mây.

Tần ngần vài giây rồi tôi thở hắt ra, khoát tay nói cương quyết :

- Dù gì đệ cũng muốn biết, Vịnh Xuân Quyền và Thái Lý Phật, rốt cuộc là ai hơn ai ? !

Ngoại truyện chương 3 :

Đường từ xóm Giữa qua xóm Dưới khá ngoằn ngèo, phải đi ngang qua khu nhân công làm củ kiệu và các hàng chợ ăn uống. Mất tầm 10 phút đi bộ, bốn người chúng tôi thấy ngay quán nước dưới gốc cây đa trước mặt, đã thấy ngay bè đảng xóm Dưới đang tụ tập quanh một thằng con trai đô con, người ngợm chắc nịch ngồi gác chân thư thái.

Tôi vẫn nhớ như in buổi chiều chạng vạng của mùa hè năm trước, đó là một ngày thời tiết hanh nóng mặc dù bầu trời đã chuyển dần về ban đêm, khi mà thủ lĩnh xóm Giữa một thân một mình bước vào lãnh địa xóm Dưới. Trước mặt tôi khi ấy là thằng A Tắc, em trai A Lý đầu lãnh xóm Giữa, nó đứng án ngữ ngay chỗ thằng anh đang ngồi.

- Đi đâu đây ? Gan cóc tía nhỉ ! – A Tắc cười khẩy.
- Tao có việc cần thương lượng với A Lý ! – Tôi dừng bước.
- Mày muốn gặp là gặp ? Cái cùi chỏ nè ! – Nó hừ mũi giơ cái cùi chỏ tay to đùng ra.

Tôi hít một hơi dài, đưa đôi mắt đỏ ngầu nhìn nó, trầm giọng nói gọn lỏn :

- Tránh !

Thằng A Tắc chấn kinh khi thấy bộ dạng của tôi, thất thần lùi lại phía sau, để lộ ra đại ca anh nó đang ngồi tựa người thống khoái. Khoảnh khắc hai thủ lĩnh xóm Giữa và xóm Dưới chạm mặt nhau, tôi chẳng bao giờ quên được.

Và bây giờ một năm sau cũng y như vậy, tôi đứng trước mặt A Lý, chỉ khác là lần này sau lưng tôi còn có ông anh hai, thằng Mén và LyLy.

- Tụi… tao đến rồi đây ! – Thằng Mén giọng hơi run nói.
- Thằng N kìa ! – Tiếng xì xào vang ra từ phía đám loi choi trước mặt.

- Chà, mày về rồi nhỉ ? - A Lý cười nhạt.
- Ừm, vừa về trưa nay ! – Tôi thản nhiên đáp.
- Thế… vẫn khoẻ hả ? – Nó nheo mắt lại, hỏi bằng giọng thăm dò.
- Dĩ nhiên, mà mày muốn thì nói toẹt ra đi, tao chưa quên đâu ! – Tôi hất hàm nói.

- Thong thả, tao chỉ đang hỏi thăm mày thôi !
- Hê, thế à ?
- Mà mày muốn vào vấn đề luôn thì được, vẫn còn nhớ mày đã hứa gì không ?
- Ờ, tao với mày, một chọi một !

Nghe đến đây, thằng Mén sửng sốt, và LyLy tròn mắt nhìn tôi.

- Tốt, mày mới về, tao cho mày chọn thời gian, địa điểm tao quyết định ! – A Lý gật đầu.
- Tuần sau tao về lại, thế thì… ba ngày sau, chiều 3 giờ ! – Tôi đáp gãy gọn.
- Ok, vậy ba ngày sau, gặp ở bãi đất giữa đình làng lúc 3 giờ chiều ! – Nó khoát tay.
- Quyết định vậy đi ! – Tôi nói rồi quay lưng đi thẳng, bỏ lại tiếng xì xào đằng sau lưng của tụi lính lác xóm Dưới.

Vừa ra khỏi địa phận xóm dưới, thằng Mén đã vồ ngay tôi mà hỏi :

- Anh N, làm gì mà phải đánh với nó vậy ? Em tưởng anh với nó gặp làm chuyện gì thôi chứ !
- Hai thằng đầu đàn hai xóm gặp nhau mà không oánh lộn thì chẳng nhẽ ngồi uống trà đá hả mậy ? – Tôi lắc đầu cười.
- Nhưng… mà sao phải đánh với nó ? Năm rồi xóm mình với xóm Dưới cũng đâu có xích mích gì ! – Thằng Mén ngơ ngác.
- Cần gì xích mích, gặp là đập, giang hồ đổ máu chứ hông đổ lệ ! – Lão anh tôi khoát tay.
- Đại huynh nói chí lí quá thể ! – Tôi khoái chí tử vì câu nói sặc mùi phim ảnh của ông anh.
- Mà hai đứa về đi, giờ bọn anh ăn tối, có gì gặp sau ! - Ổng tiếp lời.
- Ah…dạ… sáng mai tụi em qua ! – Thằng Mén vẻ chưa thôi thắc mắc nhưng cũng đành ra về.

- Em cũng về nhé ! – LyLy cúi đầu thỏ thẻ.
- Ừ, hì hì ! – Ông anh tôi cười híp cả mắt lại !

LyLy không chào tôi, mà chỉ lặng im thoáng đưa ánh nhìn ái ngại hàm lẫn cảm kích về phía tôi rồi quay đi theo thằng Mén.

- Về thôi mày, tao cũng đói bụng rồi ! – Ông anh khoát tay.
- Ờ ! – Tôi đáp gọn lỏn rồi rẽ lại vào lối về.

Dọc đường về, tôi mải nghĩ ngợi về trận đấu của ba hôm sau, quên cả luôn chuyện ghé mua mấy bọc snack tối về nhấm nháp xem tivi.

- Mà sao mày không kể cho thằng Mén biết ? – Ông anh tôi bất ngờ hỏi.
- Có gì đâu huynh, nói ra nó lại ngại ! – Tôi thở hắt ra.
- Ngại quái gì, tao chả hiểu ! - Ổng lắc đầu ngao ngán.
- À mà lúc nãy huynh thấy đệ bảnh không ? – Tôi mắt sáng rỡ.
- Ừm, bảnh, rồi vài ba bữa sau mày nằm đo đất thì cũng ráng bảnh y chang vậy nhé, hà hà ! – Dứt câu thì ổng phá ra cười đê tiện.
- Bậy bạ, chưa biết ai thua ai thắng đâu ! – Tôi nhăn mặt.

- Hừ, cả năm rồi tao có thấy mày tập tành gì đâu, một điều bé Vy, hai điều bé Mai, yêu đương nhăng nhít ! - Ổng hừ mũi. – Cây mộc nhân trên gác đóng bụi luôn kìa !
- Tại… vào cấp 3, bài vở nhiều ấy chứ ! – Tôi chống chế yếu ớt.
- Nhiều con khỉ, lớp 10 nhàn hạ bỏ xừ ra ! – Ông anh tôi quắc mắt cự lại.
- Nhàn thì nhàn, trường mới bạn mới, phải có thời gian chứ ! – Tôi cười khổ sở. – Cơ mà huynh yên tâm, cái võ nó nằm trong người chứ có mất đi đâu mà lo !
- Tao chả biết, mày làm sao làm, chủ nhật về lại Phan Thiết mà ôm cái mặt máu vô nhà là thể nào cũng ăn đòn với cấm túc nghe con ! - Ổng doạ.
- Hơ, chưa gì đã hạ sĩ khí thằng em vậy huynh ? – Tôi trố mắt.
- Ờ, nói trước cho mày liệu cơm gắp mắm, thôi về lẹ ăn cơm ! – Nói rồi ổng bước vội về nhà.

Bữa cơm tối diễn ra cực kỳ vui, thịnh soạn như tiệc mừng đãi hai thằng cháu nội về quê, hết thảy gia đình các cô chú đều tập trung lại, ăn uống um trời. Tôi cứ gọi là ngập họng thức ăn vì được mọi người gắp vào chén liên tục, và ông anh thì đã ra ghế bành ngồi phình bụng khoe rốn vì quá no, thiếu điều nứt bụng vì phải liên tục vừa nuốt vừa trả lời các câu hỏi chất vấn về kỳ thi đại học vừa rồi.

Sau bữa cơm, các cô ở dưới bếp rửa chén, tôi với mấy chú bác tụm ra sân đánh cờ tướng, thi thoảng tôi lại phóng vào trong chơi cờ tỉ phú với rượt đuổi mấy đứa em họ chạy lòng vòng trong nhà, cười giỡn chí choé.

- À, mà chừng nào bây định xuống thăm ông Giáo ? – Chú Bảy hỏi tôi.
- Dạ, con định sáng mai ăn xong rồi lên nhà sư phụ luôn ! – Tôi trả lời, thả cu Tèo đang giãy giụa đành đạch xuống nệm.
- Ừm, bữa trước chú có gặp ông Giáo, nhắc mày hoài đó ! – Chú gật đầu.
- Hì, con định mai qua liền mà ! – Tôi cười cười đáp.

Chập khoảng 10 giờ đêm thì mấy cô chú bắt đầu về dần và hẹn ngày mai lại dẫn bọn nhỏ sang chơi, tụi thằng Bin cu Tèo thì tiếc nuối nhìn hai ông anh tươi cười phẩy tay như xua đuổi về. Ngồi xem thêm tivi một chút đến tầm 11 giờ đêm thì cô Bé giục bọn tôi đi ngủ sớm .Đánh răng rửa mặt xong, tôi lò dò ôm nệm với gối lên trên lầu :

- Hai đứa ngủ có treo màn không ? – Cô Ba bước lên hỏi.
- Dạ thôi, để vầy cho mát ! – Ông anh tôi lắc đầu.
- Ừ, ngủ sớm một bữa đi, về xe còn mệt ! – Cô nói rồi bước xuống dưới nhà.

- Oáp… hơ… thôi ngủ, tối đừng có đạp tao đấy mày ! – Ông anh che miệng ngáp muốn rách miệng, rồi đắp tấm mền quay sang bên.
- Hên xui, hề hề ! – Tôi nằm xuống, nhún vai cười đểu.

Quả tình là gần hơn 2 giờ đồng hồ ngồi trên xe đò về quê luôn tạo một cảm giác ngủ ngon ngay khi vừa đặt lưng xuống giường. Bằng chứng là ông anh tôi mới đó đã ngủ tít thò lò, miệng ngáy khì khì liên hồi. Nhưng tôi thì vẫn chưa ngủ được, vắt hai tay ra sau gáy nhìn ra ngoài cửa sổ.

Ánh trăng đêm nay sáng vằng vặc soi rõ hai cây dừa lâu năm đang rì rào trong gió. Tôi nhớ lúc còn bé, khi mà bà nội ôm tôi vào lòng và dỗ cho ngủ, nhưng tôi thì cứ cựa quậy mãi chẳng chịu nghe lời. Thế là nội thì thào kể chuyện… ma, thằng nhóc con là tôi lúc đó nghe xong mà lạnh cả gáy, thiếu điều muốn són ra quần.

Đêm ấy cũng là đêm trăng sáng hệt như đêm nay, nội bảo rằng lúc nội còn bé, có một đêm đang ngủ ngon thì nội nghe có tiếng hát ru, văng vẳng bên tai nhưng tựa hồ như vọng từ một nơi nào đó xa xăm, chẳng phải là thanh âm của dương thế. Bà nội tự nhủ chắc là ai đó ru con mà thôi, rồi lại cố dỗ giấc lại, thế nhưng cứ hễ nhắm mắt lại là nội lại nghe tiếng hát ru như đưa thẳng vào tai, mà nghe dần lại thấy rờn rợn. Ban đầu nội còn cố nhắm mắt ngủ lại, nhưng dần dà càng nhắm thì hai mắt lại càng tỉnh rụi. Thế là tò mò lấn át nỗi sợ, nội nhổm dậy hé cửa sổ nhìn ra ngoài phía trước nhà, nơi vườn cây sau lưng Uỷ ban Phường có hai cây dừa đang xào xạc trong gió đêm.

Và nội thảng thốt nhìn thấy ở trên cao, có một cái võng được mắc ngang hai thân dừa, và một người phụ nữ tóc dài từ ngọn cây chấm xuống mặt đất, mặc áo thụng dài trắng toát đang một tay chải đầu, một tay đưa võng cất giọng lanh lảnh hát ru.

Nội vừa dứt chuyện thì tôi đã nhắm tịt mắt rúc vào lòng nội :

- Bà mặc áo trắng đó… là … là ma hở nội ?
- Ừm, chứ gì nữa !
- Ghê quá, đóng cửa sổ lại đi nội ơi… con sợ quá.. !
- Vậy nên con phải ngủ thật ngoan, không là ma nó bắt đó !

Sau dạo đó, lúc nào ngủ giường cạnh cửa sổ tôi cũng đều không dám nhìn ra bên ngoài, vì sợ rằng bất chợt mình sẽ thấy con ma tóc dài đang vừa chải đầu vừa hát ru, mà thế thì kinh lắm. Mãi đến năm học lớp 8, lớp 9 thì tôi mới thôi tin vào chuyện ma quỷ, về quê là mở toang cửa sổ ra mà ngủ cho mát. Thế nhưng thật sự thì tôi cũng chẳng biết là câu chuyện của bà nội kể có là thật không, hay chỉ là kể ra để doạ cho thằng cháu phải biết nghe lời.

Đêm nay, tôi đã thôi là thằng nhóc con năm nào hay chết nhát nữa, tôi nhìn ra cửa sổ nơi ánh trăng tròn vành vạnh đang chiếu ánh sáng thanh mát xuyên qua những tàu dừa xanh đung đưa trong gió. Thầm nghĩ lại sự đời éo le, cơ duyên xảo hợp từ khi còn nhỏ đã đưa tôi đến trận ác chiến một năm trước, và gần kề nhất là trận đấu của ba ngày sau !

Ngoại truyện chương 4 :

Lúc nhỏ, theo như lời mẹ tôi kể thì do sinh thiếu tháng nên từ khi mới lọt lòng tôi đã khóc không thành tiếng, mà khi sinh ra lại chỉ như chú mèo con nhỏ bằng nắm tay. Thế nên thể chất tôi cực kỳ yếu ớt, từ đó đến năm hai tuổi lúc nào cũng bệnh, không sốt thì bị ho, không cảm cúm thì cũng viêm phổi. Và lại còn mãi đến năm 4 tuổi tôi vẫn chưa biết nói, trong khi thằng Nhí nhà kê bên bằng tuổi tôi thì đã suốt ngày “ bi ba bi bô “ ê a được vài tiếng rồi. Gia đình tôi hoảng lắm, cứ lo rằng tôi bị câm, thế nên chạy đi tìm hết bác sĩ này đến bác sĩ khác, ba tôi còn vào tận Sài Gòn để hỏi ý bác Hai. Thế nhưng may phước làm sau đến khi lên 5, tôi bắt đầu trổ mã nói nhiều, cái miệng hoạt động liên tục suốt ngày. Cả nhà và hai bên nội ngoại lúc đó mới thở phào nhẹ nhõm, mẹ tôi còn bảo đùa rằng bây giờ là đến lúc thằng nhóc con là tôi nói bù lại nè.

Nhưng tôi chỉ cải thiện được cái khoản ăn nói, còn về thể chất thì vẫn yếu như sên, leo lên cầu thang còn mệt chứ đừng nói chi là chơi thể thao, suốt ngày chỉ ru rú trong nhà ôm cái tivi với quanh quẩn cùng cờ vua, cờ tướng. Mãi đến mùa hè năm lớp 3, khi mà ba tôi dẫn tôi về Phan Rang chơi thì đó cũng là lần đầu tiên tôi ra mắt họ hàng bên nội. Biết được tình trạng sức khoẻ của tôi như vậy, sáng hôm sau bà nội và ba tôi dẫn tôi sang nhà ông Giáo vốn là bạn chí thân của ông nội tôi.

Ban đầu tôi cứ tưởng là sang học viết hay là tập đếm, thế nhưng vài ngày sau mới biết là thằng nhóc con tôi đây được đi… học võ. Hôm đầu tiên đến nhà ông Giáo, tôi khép nép nấp sau chân ba chả dám hó hé gì, chỉ biết nhìn quanh quất xung quanh mong cho đến giờ về. Rồi sau một hồi người lớn thương thảo, tôi cũng được thả về, mừng hết lớn nên dọc đường về nhà tôi khoái chí cười tít mắt. Để rồi sáng hôm sau, chú Bảy chở tôi lên nhà ông Giáo luyện võ, cứ đều đặn hàng tuần 4 ngày, sáng nào tôi cũng ở lại đến trưa mới về.

Như vậy đó, ông Giáo là người mà tôi sau này gọi là sư phụ, người đầu tiên truyền thụ võ công cho thằng đệ tử duy nhất. Sở dĩ gọi là duy nhất bởi vì ông Giáo với ông nội tôi là bạn thân, dạo trước hai người có đi lính chung một sư đoàn, sau về thì nội tôi mở cửa hàng bán vải vóc may mặc, ông Giáo thì chỉ ở nhà làm nông. Sư phụ không lấy vợ không sinh con, cứ thế mà sống một mình, chỉ hàng ngày có người cháu trai con của em gái sư phụ sang chơi và phụ giúp việc trong nhà. Vậy nên chỉ đến khi nội tôi đích thân sang nhờ vậy và nói rõ tình hình của tôi như thế thì sư phụ mới đồng ý nhận tôi làm đệ tử.

Sư phụ năm tôi lớp 3 thì đã ngoài 60 tuổi, nhìn người hơi gầy nhưng dáng đi nhanh nhẹn và đôi mắt tinh anh, trên miệng luôn mở nụ cười hiền từ những lúc tôi chạy giỡn như thằng nhóc con loi choi khắp nhà. Ngày còn trẻ, trong thời gian đi lính vào Nam thì sư phụ có gặp cụ Lục Viễn Khai vốn là học trò của tổ sư Vịnh Xuân Việt Nam – Nguyễn Tế Công, và được cụ Lục nhận làm đệ tử. Thế nên buổi học đầu tiên, nghe đến võ phái Vịnh Xuân Quyền thì mặt tôi cứ ngu ra chả biết đây là võ gì, vì xưa nay toàn nghe đến Thiếu Lâm hay là Võ Đang từ các bộ phim chưởng mà hay thuê băng về xem.

- Vịnh Xuân Quyền là… võ gì vậy sư phụ ? – Tôi ngơ ngác hỏi.
- Là Vịnh Xuân, môn võ do một người phụ nữ tên Nghiêm Vịnh Xuân sáng lập đấy ! – Sư phụ cười đáp.
- Eo ơi, con không học võ của con gái ! – Tôi bĩu môi.
- Con học là để tăng cường sức khoẻ, chứ có phải để đánh nhau đâu mà phân biệt trai với gái ! – Người nhìn tôi hiền từ, và ngay sau đó nghiêm nghị bắt tôi lập thệ, không phải trường hợp bất khả kháng thì không được tuỳ tiện dụng võ, vì nguyên văn lời người nói là “ Vịnh Xuân đánh đòn rất hiểm “ .

Thế là những ngày sau đó, tôi méo xẹo mặt với võ phái “ lần đầu nghe tên này “, và cực kì chán nản với thế thủ khuỵa hai đầu gối vào giữa hệt như bọn con gái ẻo lả thướt tha, mà theo sư phụ thì thế tấn này là thế tấn duy nhất của Vịnh Xuân Quyền, tên gọi Kiềm Dương Nhị Tự Bộ. Rồi đến những khi tập sang Bát Thủ Pháp, tôi lại càng ngớ người với 8 đòn tay không giống ai : Xuyên, Tiêu, Bàn, Thán, Phục, Loan, Trầm, Tách . Rồi suốt 1 tháng sau đó, tôi chỉ tập duy nhất một bài quyền tên là Tiểu Niệm Đầu :

- Sao con tập bài này hoài vậy sư phụ ? Thấy trong phim người ta bay nhảy ì xèo mà ? – Tôi thắc mắc, bộ mặt ra chiều chán nản vì cái thế thủ không giống ai đang đứng tấn.
- Đây là bài quyền duy nhất của Vịnh Xuân, từ nhập môn đến lúc xuất sơn cũng vẫn chỉ có một bài Tiểu Niệm Đầu, con tập thành thạo rồi thì càng ngày càng nhận được huyền cơ trong đấy thôi ! – Sư phụ mỉm cười nói đầy ẩn ý.

Kết thúc mỗi buổi tập, hai thầy trò ngồi hít thở đề khí vận công theo đúng phương pháp bài bản đàng hoàng. Và quả thật, càng tập Vịnh Xuân tôi thấy mình càng khoẻ ra, chỉ là không biết nếu lúc đánh nhau thì tôi sẽ áp dụng làm sao đây. Vì mấy đòn Bát Thủ Pháp với quyền Tiểu Niệm Đầu thì rõ là toàn đứng tại chỗ quơ chân múa tay, chả thể nào được hoành tráng bay nhảy giống như võ Thiếu Lâm được.

Mùa hè năm lớp 5, tôi được sư phụ cho tập đối luyện, một thầy một trò áp dụng Tầm Kiều và Tiêu Chỉ, mãi đến lúc ấy tôi mới cảm nhận rõ việc tập luyện thường xuyên Bát Thủ Pháp có lợi đến như thế nào. Vịnh Xuân Quyền là môn võ cận chiến tốc độ cao, yêu cầu chiêu xuất tuỳ tâm, đòn phát ra không cần suy nghĩ mới đạt chuẩn “ nhanh và hiểm “ của võ thuật. Chính vì vậy, ròng rã 2 năm trời chỉ tập 8 đòn tay và bài quyền trấn phái, khi vào đến phần niêm thủ thì tay tôi cứ như tự hoạt động vì được lập trình sẵn, tha hồ “ thính kình “ và biến chiêu liên tục.

Năm tiếp theo, ba tôi tìm đâu được một khúc gỗ to, ông khệ nệ mang về nhà rồi thuê thợ mộc đục đẽo theo bản thiết kế của sư phụ đưa, làm thành một cây mộc nhân hoàn chỉnh. Và suốt 2 năm sau đó, tôi chỉ tập bài “ 108 mộc nhân “ của sư phụ ( mà theo tôi khi ấy là tập luyện không giống ai vì ngoài đời làm gì có ai đứng yên cho mình tác nghiệp đâu chứ ), tiếng lách cách va chạm giữa tôi và mộc nhân vang lên từ ngày này sang ngày khác.

Và vào mùa hè năm lớp 8, khi đã “ test “ lại kĩ càng sở học của tôi, sư phụ gật gù cười hài lòng vì thằng đồ đệ này đã không phụ lòng Người.

- Vậy giờ con vẫn chỉ tập lại những gì đã học thôi hở sư phụ ? – Tôi thắc mắc.
- Ừm, văn ôn võ luyện, con phải tập thường xuyên, nhớ là “ chiêu xuất tuỳ tâm “ , không suy nghĩ thì mới gọi là nhanh ! – Sư phụ trả lời. – Nhưng sức con khá yếu, nếu vạn nhất sau này có nguy biến hay gặp thực chiến thì e là thể lực không bù đắp nổi võ học !
- Ơ… nhưng… chả phải con tập đó giờ, chiêu số cũng biến hoá tuỳ tâm rồi mà ? – Tôi tròn mắt ngạc nhiên.
- Nếu trường hợp con gặp phải địch thủ mạnh hay hung hăng, mà ở thời đại này thì thầy không cho phép con đánh vào các chỗ hiểm yếu, thì con sẽ làm sao ? – Sư phụ nhìn tôi hỏi đầy ẩn ý.
- Con… con không biết ! – Tôi lắc đầu.

- Vịnh Xuân chí cương chí nhu, trước giờ thầy chỉ dạy con thính kình, niêm thủ, đó là phần nhu !
- Ra vậy, hèn gì trong Bát Thủ Pháp có 4 đòn công và 4 đòn thủ !
- Ừm, 4 đòn thủ ngược lại cũng có thể chuyển sang thế công, nhưng 4 đòn công thì lại chỉ gây ngoại thương, đó vẫn là phần chí nhu !
- Thế… vậy sao mới là phần chí cương ?
- Sư phụ dạy con bài học cuối này, một năm tiếp theo con chỉ luyện mỗi bài này thôi, nhưng hãy nhớ, học chiêu này rồi, thì “ lưu tình bất xuất, xuất bất lưu tình “ !

Và y lời Người dạy, trọn năm lớp 9 tôi lúc nào cũng kè kè quyển sách hay xấp vải dày độ chiều dài ngón tay và chỉ luyện mỗi một chiêu “ chí cương “ ấy, càng luyện tập, tôi càng e rằng còn lâu mình mới có cơ hội sử ra chiêu này.

Thỉnh thoảng trong lớp cấp 2, đám bạn tôi có thằng nóng tính cũng rất hay oánh nhau, và tôi cũng có lần bị vạ lây, cũng cố can tụi nó ra nhưng không được, thế là … chiêu xuất tuỳ tâm, a lê hấp tôi cho một lúc hai thằng nằm sàn. Sau vụ đó, tụi thằng A thằng S càng thêm uý kị tôi bội phần, cứ lom lom đi theo tôi mà xin học võ. Thế nhưng tôi học thì được chứ dạy lại chẳng ra cái củ khoai tây gì ráo, thằng S vừa thấy thế tấn Kiềm Dương Nhị Tự là đã lắc đầu rồi bỏ đi thẳng cẳng, chỉ vì nó chê thế thủ này giống con gái quá.

- Cái thằng, ai bắt mày đứng thủ chính diện đâu, mày phải xoay qua sang bên chứ, đấy, thấy chưa ? Giờ thế thủ hao hao giống Thái Cực Quyền rồi ! – Tôi nóng gáy xẵng giọng.
- Ừm… mà mày chẳng bảo lúc tập phải đứng tấn này là gì, quê chết ! – Thằng S gãi đầu.
- Thế thôi, dẹp ! – Tôi đâm quạu chả buồn dạy nữa.

Cũng có những lúc tôi nghĩ quẩn, sao mà tập võ gì suốt ngày mình cứ luyện với tường và mộc nhân, chả thấy có người thật để mà đối luyện. Đợi đến hè tập niêm thủ cùng sư phụ thì lâu quá thể, cứ thế này thì có khi bị khớp khi thực chiến luôn cũng nên.

Thế nhưng cuộc đời có lắm chuyện bất ngờ, vì những khi mùa hè, ngoài thời gian học võ trên nhà sư phụ ra thì tôi còn lê la suốt ngày chạy chơi trong xóm, và mọi chuyện xảy ra từ đây. Đám bọn tôi thì nói là thích lê la xóm làng, nhưng tuyệt nhiên chỉ là loanh quanh ở địa phận xóm Giữa, chứ hai bên trái phải đều bị kẹp bởi xóm Trên và xóm Dưới. Mà đầu lãnh hai xóm này thì trước đây chẳng xem tôi ra cái cóc khô gì, vì trông cái bộ tướng tôi, thằng Phệ chỉ cần hắt hơi là tưởng như tôi sẽ văng tận đâu đâu, và thằng A Lý mà phẩy tay là tôi sẽ té lăn ra ngay đơ chết giấc liền vậy.

Kết thúc làn suy nghĩ về những tháng ngày khổ luyện Vịnh Xuân Quyền, tôi mỉm cười thầm tự tin vào thực lực của mình sẽ không thua kém thằng A Lý là bao, vì chỉ mới hè năm trước, tôi còn hốt xác được thằng Phệ đầu lãnh xóm Trên nữa kia mà. Nhưng nhớ lại trận ác chiến “ Tam đại thế gia “ năm trước tôi vẫn còn hãi hùng, đó mãi là một kỉ niệm mà tôi luôn ôn lại những khi ở một mình, vì nó là một bước ngoặt lớn giúp tôi thêm tự tin vào võ phái của mình, và tự hào vì nhờ vậy tôi mới tác thành được thằng Mén với LyLy.

Mà chuyện giữa tôi với LyLy cùng thằng Mén, cả A Lý và Phệ đầu lãnh thì hãy còn dài lắm, coi mòi đêm nay lại phải thức để nhớ lại cho trọn rồi !

Tôi xốc lại tấm mền, gác tay lên trán nhìn ra ngoài cửa sổ, ngược dòng hồi tưởng về lại mùa hè năm trước, mùa hè năm lớp 9 đầy biến động !

Ngoại truyện chương 5 :

Không biết tự bao giờ, ở xóm Xe Bò đã có một luật bất thành văn được lập ra cho đám trẻ con nhắng nhít bọn tôi, đó là 3 phân khu xóm Trên – xóm Giữa và xóm Dưới thì nước sông không phạm nước giếng, ở khu nào thì chơi quanh quẩn trong khu đó, đứa nào một thân một mình bén mảng sang khu khác thì thể nào cũng bị tụi “ thổ dân “ nơi đó cho vài cái bợp tai. Thế nên ngay từ nhỏ, mấy thằng bọn tôi đã được ông anh Rin dặn dò kĩ lưỡng rằng trừ khi là có ổng đi cùng, chứ không thì tuyệt nhiên đừng mò sang xóm Trên hay xóm Dưới, vì lãnh địa của bọn tôi là xóm Giữa, bị kẹp giữa hai ông lớn hai bên.

Theo như lời ông Rin kể, thì xóm Xe Bò cũng là khu dân cư bình thường như mọi nơi khác. Thế nhưng chỉ vì hai gốc me tây lâu năm tuổi mà xóm này bị ngăn ra thành 3 khu cùng nét đặc trưng riêng mà mỗi khi nhắc đến khu đấy là người ta thường hay kể đến một gia đình nào đó. Và xóm Xe Bò có 3 gia đình được gọi là có tiếng trong vùng, mà ông Rin hay gọi là “ Tam đại thế gia “ .

Tính từ Uỷ ban Phường đến cây me tây thứ nhất được xem là đất riêng của xóm Trên, mà nhắc đến xóm Trên thì ai cũng nghĩ ngay đến nhà ông Ba Bụng, quán lẩu bò ngon nhất vùng. Thằng con ông Ba Bụng hay được bọn tôi gọi là Phệ đầu lãnh, một thằng mập có cái bụng phệ nhưng tướng tá lại khá đô con, bước chân đi thình thịch như voi giẫm, và ngay từ lúc bọn tôi còn đang chạy nhong nhong chơi là thằng này đã tụ tập đàn đúm với đám choai choai xóm Trên. Suốt ngày cứ nhè thằng nhóc con nào của xóm khác lạc sang là tụi nó đều vây lại, búng tai nhéo mũi đến khi thằng nhỏ khóc thét mới chịu thôi. Vậy nên thằng Phệ đầu lãnh xóm Trên là cái thằng ác ôn và đê tiện nhất mà cả hai xóm còn lại đều ba phần nể bảy phần ghét cay ghét đắng.

Gia đình thứ hai trong “ Tam đại thế gia “ chính là nhà nội tôi, vì ông bà nội lúc trước có mở của hàng bán vải may mặc cũng thuộc hàng nổi tiếng trong vùng, và sau này thì bác Hai tôi lại là bác sĩ nổi tiếng nhất nhì bệnh viện Chợ Rẫy, thế nên ai có bệnh đều sang nhờ nhà tôi giới thiệu giúp. Thêm nữa là bà nội tôi rất được mọi người trong xóm kính nể, thế nên nhắc đến xóm Giữa, là ai cũng sẽ gật gù bảo ngay :

- À, chỗ tiệm vải bác Bảy đó mà !

Thủ lĩnh xóm Giữa dĩ nhiên không ai khác, chính là cháu đích tôn dòng họ, ông Rin. Ông anh này là con bác Tư, chơi thân nhất với hai anh em tôi, cũng có thể là do hợp tính, vì nghe đâu hồi trước ba tôi là thứ Năm cũng cực kỳ ăn ý với bác Tư và bác Hai trong các trò phá làng phá xóm. Ông Rin thì chẳng biết võ vẽ gì, nhưng nhờ cao ráo vì chơi bóng rổ từ nhỏ, lại còn suốt ngày ở nhà luyện phim chưởng với xã hội đen nên ổng nói câu nào là sặc mùi giang hồ câu đấy. Thế nên như một lẽ hiển nhiên, ổng được đưa lên ngôi cửu ngũ thiên hạ của xóm Giữa. Tôi với ông anh hai thì thuộc h
ĐẾN TRANG
Thông Tin
Lượt Xem : 14076
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN