--> Đào Hoa Trong Gió Loạn - game1s.com

Đào Hoa Trong Gió Loạn

nh buồm ngoài mặt biển bao la:

Một loạt núi kéo dài từ Triệu Tường và Tam Điệp ở phía bắc huyện Tống Sơn đến núi Điêu Sơn, Vạn Sơn, Vân Nham, Thần Đầu đã nổi tiếng từ lâu là hiểm trở.

Gia Miêu ngoại trang là một trang trại nhỏ thuộc lãnh địa Tống Sơn nằm nép dưới chân núi cao ngất thuộc những ngọn núi cuối cùng của dãy Vạn Sơn kéo dài tữ Nga Sơn xuống.

Hôm nay trong trang trại không khí có vẻ khác lạ vì Thiền Long đại sư vừa vân du ở Thăng Long về đem theo một thanh niên tuấn tú và biết bao tin tức lạ lùng ở đất kinh kỳ.

Được dành riêng cho một tỉnh cốc sát ngay chân núi nhưng suốt ngày sư Thiền Long phải tiếp những kẻ tò mò hỏi về sự an nguy của đất nước và tình hình quân Mãn Thanh đã tiến chiếm kinh đô, việc vua Lê Chiêu Thống quyết định ra sao về lăng mộ các tiên đế và việc các cựu thần nhà Lê bây giờ có ra tiếp tục làm quan nữa hay không?

Ngay hôm mới tới Gia Miêu, sư Thiền Long đã trao cho Nguyên Đại Thạch một cuốn sách cũ gần muốn rách nát, bìa phất cậy đen bóng đề bốn chữ “Gia Miêu võ công bí pháp” và lão tuyên bố.

- Ngươi cầm tập võ cống này vào Vạn Sơn mà tập luyện, khi nào học xong về đây ta sẽ nói chuyện.

Thế là tữ đó cứ mỗi hừng đông Nguyễn Đại Thạch mang giỏ cơm nước nấu sẵn từ đêm hôm trước một mình lầm lũi vào rặng Vạn Sơn để mặc lão sư Thiền Long ở lại tịnh cốc với những chuyện riêng lạ lùng của 1ão.

Theo lời dẫn của trang đầu tiên trong “Gia Miêu võ công bí pháp” thì chính nhờ sách này mà xưa kia chúa Nguyễn Hoàng đã bình yên một cõi phương Nam, dựng nên nghiệp cả. Phần đầu của sách dạy về nhân cầm độn toán, phép xem địa lý, thiên văn là những điều mà Đại Thạch đã từng học qua khi ở với nghĩa phụ tại Thăng Long nên chàng tiếp thu được ngay, nhưng tới những phần sau dạy về các phương pháp luyện công, luyện khí, điều kinh mạch và sử dụng thập bát môn võ khí thì chàng tốn rất nhiều công sức và thời gian.

Lòng say mê tìm học từ thuở bé đã thức dậy nơi chàng làm chàng không còn thì giờ để tìm hiểu tại sao sư Thiên Long lại trao bí kíp này cho chàng và để làm gì khi chàng đã có võ công thượng thừa của dòng họ Nguyễn Gia Miêu này?

Chàng là người nối dõi tộc Nguyễn chăng? Có lẽ không, vì dù sao chàng chĩ là dòng họ rất xa với Nguyễn Hoàng và ngay cả với Nguyễn Ánh đang hùng cứ ở đất Gia Định với mưu đổ phục quốc. Bao nhiêu cầu hỏi với nỗi hoài nghi dường như tiêu tan khi Nguyễn Đại Thạch bước chân lên đĩnh Vạn Sơn ngọn gần đụng tới mây:

Ở đây chỉ có mình chàng và mây trắng, những cây tùng bách trên đỉnh núi cũng như lùn hẳn xuống vì gió rú suốt đêm ngày. Một mình với cảnh thiên nhiên bát ngát ấy hằng ngày Đại Thạch học thuộc từng trang “Gia Miêu võ công bí pháp và các tư thế phức tạp của võ học, thỉnh thoảng khi quá mệt mỏi Đại Thạch nằm xuống một phiến đá mát lạnh thư giãn thân xác và ngóng về phía ngọn Trần Phù trọc mây đứng sừng sững. Bên xa ấy là nơi mà từ thời Trần người ta tuyên truyền miệng với nhau rằng Từ Thức đã lạc vào động tiên và sau này vua Lê Thánh Tông trong một dịp xa giá viếng cảnh đã ngự bút viết một chữ Thần” cực kỳ lớn lên trên vách núi và từ đó núi được dân gian gọi thêm một tên mới:

“núi Bia thần”.

Những lúc ấy Nguyễn Đại Thạch thấy sông núi đất nước chàng đẹp quá, huyền điệu quá. Nhưng ở cuối chân trời phía Bắc là Thăng Long mà cả tuổi thiếu niên lưu lạc của chàng lớn lên bây giờ đang quằn quại dưới gót giày của bọn xâm lược phương Bắc và cả Thanh Nhạn nữa, biết đâu nàng lại không rủi ro sa vào tay giặc một lần nữa và một lần nữa nàng lại bị mang ra làm trò vui như ở dinh Tôn Sĩ Nghị dạo nọ.

Thấm thoát đã mấy mùa trăng, Nguyễn Đại Thạch cũng vừa luyện xong phần cuối cùng của “Gia Miêu võ công bí pháp”. Hôm nay trời vừa rọi vài tia nắng le lói ở phương đông. Đại Thạch đã lên tới đỉnh núi, trong tay chàng một bên là giỏ cơm nếp và một bên là bầu rượu cẩm do chính tay chàng vừa nấu mẻ đầu tiên. Chàng muốn uống say một bữa trên đỉnh Vạn Sơn này để rồi mai đây chia tay vĩnh viễn với nó. Sắp cơm rượu vào một góc, Đại Thạch nhảy lên phiến đá quen thuộc của mình. Mặt đá vẫn còn mát lạnh vì khí núi và sương buổi sớm chưa kịp tan hết. Nguyễn Đại Thạch ngồi theo thế bán già nhìn về phương đông, chàng điều tiết hơi thở và chu mục theo đám mây trên đĩnh ngọn Thần Phù lặng lẽ trôi ở cuối tầm mắt. Hơi thở Đại Thạch điều tiết theo chương “tam muội điều khí pháp” của dòng Nguyễn Gia Miêu. Đột nhiên chàng như ngửi thấy có mùi gì khác lạ như mùi sữa non. Vừa lúc ấy Đại Thạch nghe tiếng nói:

- Ca ca cho tiếu muội một miếng.

Âm thanh là của thiếu niên đến câu đáp giọng cũng còn rất trẻ:

- Đó! cho tiểu muội hết đó!

Đại Thạch nhìn vê phía đường mòn xuống núi thấy hai đứa trẻ khoảng mười lăm mười sáu tuổi vừa đi lên vừa đùa với nhau. Đứa bé trai mặt mũi hết sức xấu xí nhưng đôi mắt long lanh sáng như ánh kiếm, còn đứa bé gái thắt hai bím bên vai là hình ảnh tương phản hắn vì nó rất đẹp tuy có hơi gầy gò. Lên tới đỉnh núi thấy Đại Thạch nhưng hai đứa trẻ hoàn toàn không có gì ngạc nhiên. Trái lại, thiếu niên xấu xí vòng tay vái dài:

- Kính chào Nguyễn đại ca!

Nguyễn Đại Thạch kinh ngạc:

- Ủa! Sao em biết tên ta? Em lên trên này làm gì vậy?

Đứa bé gái cười chúm chím để lộ hai lúm đỗng tiền:

- Ca ca đây định lên trên này để luyện “Gia Miêu võ công bí pháp” đó mà!

Còn tên tưổi của đại huynh thì khắp vùng Tống Sơn này ai mà chẳng biết!

Đại Thạch càng kinh ngạc hơn khi nghe cô bé biết cả việc làm của mình.

Chàng hỏi dỏn:

- Các em là ai, theo ta lên đây làm gì?

Cậu bé nhăn nhó trên khuôn mặt xấu xí:

- Đất trời núi non này có của riêng ai mà đại huynh không cho chúng em lên chơi? Còn chúng em là con cùng cha khác mẹ với Nguyễn Phước Ánh, nghĩa là dòng tộc cả đấy!

- Em của Nguyễn Phước Ánh? Thế sao còn lưu lạc ở đây mà không về Gia Định hưởng phú quí?

- Phú quí đâu có đến phần chúng em ở Gia Định? Vả lại còn mẹ, ông bà ngoại già yếu làm sao chúng em đi được?

Nguyên Đại Thạch vốn đã được biết Nguyễn Phước Cổng (cha của Nguyễn Phước Ánh tữc Gia Long sau này) thời trẻ rất đa tình và có lẽ trong nhiều lần về thăm quê Tống Sơn ông hoàng lắng lơ ấy đã để lại ở đây nhiều giọt máu rơi.

Nguyễn Đại Thạch hỏi qua chuyện khác:

- Tại sao em biết ta lên đây để luyện “Gia Miêu võ công bí pháp”?

Cô bé đáp tỉnh bơ.

- Nhìn đại huynh ngồi thở hít theo thế quen thuộc ấy tụi em biết liền!

Thế các em cũng đã tập:

“bí pháp”?

- Ở Gia Miêu ngoại trang này mấy cái đó chỉ là trò nhập môn thôi. Nếu đại huynh có thì giờ thì nên học thêm “Gia Miêu công thủ chần truyền mới giỏi được.

Đại Thạch quá sức kinh ngạc vì đã nửa năm ròng rã chàng ra sức tập luyện bí pháp này và cứ tưởng mình đã là người võ công tuyệt thế rồi, không ngờ cậu bé mới mười sáu tuổi lại coi không ra gì. Chợt nảy ra ý muốn thử sức chơi. Đại Thạch vừa nói vừa xuống định tấn:

- Ta với em thử với nhau vài quyền chơi!

Hai đứa bẻ cười lúng tiếng:

- Được! đại huynh cứ xuất chiêu đi!

Đại Thạch đã lập ý từ trước, đấm tới một quyền và cước nhằm cô bé phóng tới. Cả quyền và cước của chàng đều không trúng mục tiêu trong lúc cậu bé như cái bóng thoáng đã ở sau lưng chàng, nó giật bụng giải lụa cột tóc của chàng và cười vang:

- Nguyên đại huynh không khéo mất đầu đó!

Quả thật nếu đây là địch thủ thì chàng mất đầu không phải là việc khó.

Nguyễn Đại Thạch, toát mồ hôi lập tức đứng yên kêu lên:

- Thần pháp của em quả là thần diệu! Ta thật bái phục rồi. Đúng là trên trời còn có trời vậy!

Cậu bé không có gì là tự mãn, chi ôn hòa nói:

- Chỉ vì tụi em là con nhà bần hàn, từ bé không được học hành gì suốt ngày cứ theo người lớn tập luyện mấy trò quyền cước này đó thôi đại huynh à! Đại huynh nếu chịu khó tập luyện thì cũng như em thôi!

Đại Thạch thấy cảm mến hai đứả trẻ và bắt đầu làm quen, bèn hỏi:

- Các em cho ta biết tên để dễ gọi đi chứ!

- Em là Nguyễn Phước Quang vì chữ Quang tình cờ này mà em bị Nguyễn Phước Ánh ghét bỏ vì chữ Quang trùng với,tên Quang Trung và không nằm trong bộ “Nhật” như tên Ánh của y. Còn cô em, em tên Nguyễn Hồ Cầm vì nó đánh đàn rất giỏi!

Đại Thạch khen ngợi:

- Thật là tuyệt vời! Ta rất thích tên của các em, các em cho ta kết bạn chơi vui được không?

Cả hai đứa trẻ đều reo lên:

- A! làm bạn với đại huynh thích lắm, khi nào về Thăng Long đại huynh cho tụi em đi theo chơi với nha!

Đại Thạch gật gù:

- Được lắm! Có lẽ ta cũng sắp phải về Thăng Long không hiểu sao mấy hôm nay ta nóng ruột quá!

- Vì cô Nhạn xanh ấy ư:

Lại một lần nữa Đại Thạch kinh ngạc vì không hiểu sao hai đứa trẻ này biết hết mọi chuyện của chàng như vậy, nhưng chàng tảng lờ:

- Nhạn xanh hay nhạn trắng là chuyện phụ thôi. Chuyện bọn Mãn Thanh chiếm Thăng Long mới làm ta lo buồn các em à!

Phước Quang ra vẻ quan trọng:

- Đại huynh lo chuyện đó làm gì. Bất chiến tự nhiên thành đại huynh à! Mai đây Nguyễn vương Phước Ánh sẽ nhất thống sơn hà buộc bọn giặc Mãn Thanh ấy phải về nước thôi!

- Ta không tin Nguyễn Ánh thống nhất được đất nước. Nhưng các em ơi!

Chuyện đó đại sự quá, bây giờ thì ta đói bụng quá rồi, còn các em thì sao?

Cô bé Hồ Cầm reo lên:

- Em cũng đói như có kiến cắn trong bụng đây. Để tụi em đi tìm trái cây cho đại huynh ăn chung!

Đại Thạch gạt

đi:

- Khỏi đi tìm! Ta có cơm nếp thịt gà giấu ở góc kia, ba anh em chúng ta cùng nhau đánh chén chơi!

Chàng chạy đi đem giỏ cơm lại cùng bọn trẻ con tíu tít bày ra trên tảng đá.

Ba anh em cùng quầy quần lại ăn ngon lành. Trong lúc cao hứng vì có chút men rượu, Đại Thạch nói:

- Sau này lớn lên các em sẽ làm gì?

Nguyễn Phước Quang đáp ngay không do dự.

- Tất nhiên em sẽ theo đại ca em là Nguyễn Phước Ánh thống nhất sơn hà làm cho bọn giặc Mãn Thảnh biết thế nào là anh hùng nước Nam!

Đại Thạch cười to:

- Hay quá! Còn Hồ Cầm?

Cố bé lắc hai bứn tóc môi bặm lại:

- Còn em, em rất căm ghét Nguyễn Phước Ánh vì y đã bỏ chúng em ở miền rừng núi này một mình đi kiếm bá giầu sang. Em sẽ theo bất cứ ai chống lại Nguyễn Phước Ánh!

- Thế em chống lại cả Nguyễn Phước Quang sao?

Cô bé lúng túng:

- Không, riêng anh Nguyễn Phước Quang lúc nào em cũng kính mến, nhưng em không ưa được tên Nguyễn Phước Ánh vì hành vi ti tiện của y!

Nguyễn Đại Thạch cười lớn để xóa tan xích mích có thể xảy ra:

- Thế thì Hổ Cầm cũng giống anh lắm, anh sẽ chẳng bao giờ theo Phước Ánh cả!

Cô bé Hồ Cầm nghe nói có vẻ đắc ý cười lên khanh khách cô chi về hướng ngọn Thần Phù xa xa:

- Đại huynh à! Sau này lớn lên em chĩ thích vào ngọn Thần Phù trên kia suốt đời cơm rau, nước suối.

Cô bé ăn nói như một bà già đã từng trải nhiều khổ đau nhân thế, trái ngược hẳn với nét mặt ngây thơ của cô làm Đại Thạch phải gạt đi:

- Thôi ăn xong mau lên ta còn xuống núi, trời sắp tối rồi đó!

Mặt trời đã ngả hần về hướng tây và sương mù sấp xuống làm khí hậu có vẻ gây gây lạnh. Ba anh em đang lúi húi thu dọn đồ đạc thì cùng phát giác trên con đường mòn dẫn lên trên đỉnh núi có bóng người đang vun vút lao lên, chỉ trong chớp mắt bóng người đã đứng sững trước mặt cả ba. Đó là một tăng nhân râu ria xồm xoàm, da đen như cột nhà cháy, mặc cà sa may bằng hàng trăm mảnh vải đủ mọi màu sặc sỡ. Lão tăng quái dị lên tiếng trước:

- Hãy khoan về đã, cho ta xem qua “Gia Miêu võ công bí pháp” rồi hãy về!

Nguyễn Đại Thạch đã đứng chắn trước hai thiếu niên hỏi liền.

- Lão tăng là ai, đã gọi là “bí pháp” sao cho người lạ xem được!

Lão tăng cười lớn:

- Ta tữ Tây Trúc theo quân Xiêm qua phò Nguyễn Ánh là cùng nhằm mục đích xem cái “bí pháp” ấy đấy! không cho ta cướp cũng vậy thôi! Lạt Ma hòa thượng này bình sinh có sợ ai bao giờ đâu?

Đại Thạch lặng lẽ quẫy hành trang lên vai giục hai em:

- Thôi ta cứ về để hòa thượng ở đây ngủ với sương núi vậy!

Chàng định kéo hai thanh mên đi nhưng lão tăng đã đưa ra một mảnh giấy nhỏ:

- Đại ThẠch! Khôn hồn đưa “bí pháp” đây cho ta!

Lão quăng mảnh giấy xuống đất. Đại Thạch tò mò lượm lên

lên đọc. Trên tờ giấy trắng tinh bên góc có vẽ hình một con chim nhạn màu xanh đang tung cánh giữa trời.

Đại Thạch hoảng hốt khi nhận ra đây là dấu hiệu của Thanh Nhạn. Thư viết:

Nguyễn đại ca nhã giám.

Thiếp bị ác tăng Lạc Ma bắt nhốt trong Thiên Trúc tự ở Gia Định. Mong đại ca vì tình thiếp mà hãy kịp giải thoát cho thân bồ liễu.

Bái.

THANH NHẠN.

Bên dưới là một bài tữ tuyệt viết bằng chữ Nôm hết sức sắc sảo:

Chim xanh bặt tiếng rồi Ai về núi rong chơi Hỡi ôi mù cát bụi Biết thấy đâu mặt người Đợi cho Đại Thạch đọc hết tờ giấy. Lạt Ma cười lên ha hả:

- Chúng ta hãy trao đổi:

Ngươi trao bí pháp cho ta, ta trao chim nhạn cho ngươi, ngươi nghĩ sao?

Không nói không rằng, Đại Thạch vận kình lực lên chưởng lão ta. Trước khi đế chưởng lực chạm người, Lạt Ma hòa thượng đã lăn xuống đất cuộn mình lại như một con cuốn chiếu lao tới gần Đại Thạch:

Pháp môn của hắn thật kỳ dị, vừa rít lên những tiếng nho nhỏ như tiếng rắn kêu. Đại Thạch chỉ kịp nhìn xuống đất thì thấy quả thật chung quanh chàng toàn là rắn và rắn. Có đến gần chục con rắn ở những bụi rậm gần đó không biết được điều động bởi hiệu lệnh gì đồng thời xuất hiện nhắm Đại Thạch lao tới.

Cô bé Hồ Cầm đứng sau chàng vội la lên.

- Đại huynh coi chừng! Loại hổ bông này độc lắm đó!

Vừa nói Hồ Cầm vừa móc túi tung ra một lớp bụi phấn li ti. Đột nhiên tất cả tiếng ríu rít dừng bặt hẳn và lão tăng Lạt Ma gầm lên:

- Con nhãi con gớm thật, coi trượng pháp đây! Lão quét một trượng về phía Hồ Cầm, nhưng Đại Thạch đã nhanh hơn, bắn liên tiếp một loạt “càn khôn đạn”.

Lạt Ma hòa thượng ôm mặt rống lớn. Cả khuôn mặt lão nhuộm đầy máu vì lão đã bị bắn thủng cả hai mắt. Lão mò mẫm quay trở lại đường mòn dùng thiết trượng làm gậy dò đường xuống núi. Lão gằng giọng:

- Thù này ta quyết trả, hãy nhớ lấy nhãi con!

Nguyễn Đại Thạch cũng nói với theo:

- Ta sẽ chờ đến khi lão trả được, còn bây giờ cứ yên tâm xuống núi, ta không thèm đuổi theo đâu!

Quay sang Phước Quang và Hồ Cầm, Đại Thạch nói:

- Định đưa hai em về Thăng Long một chuyến nhưng bây giờ thì không được nữa rồi. Ta phải vào Gia Định ngay, cho ta nhắn lời từ giã đại sư Thiên Long và cảm tạ người đã cho ta học Gia Miêu võ công[/navy'>” …

Hồ Cầm hỏi giọng có vẽ như một thiếu nữ đã lớn:

- Đại ca bận đi tìm cô nương nào phải không?

Đại Thạch đành gật đầu:

- Hà! Cô nương ấy không hiểu là thứ kỳ duyên gì mà làm ta bận rộn quá.

Đại Thạch traọ lại Gia Miêu võ công bí pháp cho Phước Quang nhờ gữi trả sư Thiên Long rổi cùng hai thiếu niên xuống núi. Họ chia tay nhau.

Mặt trời đã thực sự xuống khỏi chân trời phía xa, sương núi phủ mịt mù cả một khoảng trời nhưng nhờ quá quen thuộc với con đường mòn này nên Đại Thạch vẫn chạy như bay mặc những tiếng gọi thống thiết phía sau:

- Đại ca, có tin gì xin gửi về Gia Miêu ngoại trang nhé!

- Tạm biệt đại ca!
Chương 5: Tây Hồ Máu Hận

Đợi cho bóng Nguyễn Đại Thạch chìm hẳn vào màn đêm nhòe nhoẹt, Phước Quang quay sang hỏi em:

- Ta về ông ngoại thôi tiểu muội!

Hồ Cầm giãy nảy:

- Nguyễn đại ca đi rồi, tiểu muội không về nhà ông ngoại nữa đâu, tiểu muội muốn ra Thăng Long du ngoạn một chuyến cho phỉ chí.

Phước Quang tròn xoe đôi mắt:

- Ra Thăng Long một mình? Tiểu muội không biết bọn Mãn Thanh đã chiếm mất kinh đô chúng rất tàn ác, chúng sang xâm chiếm nước ta chỉ toàn cướp bóc hãm hiếp hay sao?

- Tiểu muội biết chứ, nhưng ca ca quên tiểu muội có cặp song kiếm này thì còn sợ ai?

- Đừng tự mãn, nhưng dù sao ta cũng phải về trả ông ngoại cuốn bí pháp này chứ!

- Ca ca cứ về trả đi, còn tiểu muội ngủ đây sáng dậy thẳng đường ra Thăng Long luôn!

Biết tính tình cô em gái xinh đẹp này hết sức ương ngạnh, ngang bướng nên Phước Quang đành dặn dò em rồi xuống núi.

Hổ Cầm tuy là thiếu nữ mới mười lăm tưổi nhưng vì từ thuở nhỏ đã luyện tập võ công nên thân hình cao lớn khoẻ mạnh, phát triển như một thiếu nữ mười tám, đôi mươi. Thế nhưng tính nết cô bê còn rất trẻ con. Đợi anh đi rồi, không biết sợ hãi là gì, cô bé phủi sạch mặt đá chuẩn bị ngủ đêm ở đây.

Sáng hôm sau vẫn không thấy Phước Quang trở lại, Hồ Cầm một mình lặng lẽ xuống núi am đường tránh nhà ông ngoại thẳng một mạch nhắm hướng Thăng Long thành.

Cứ lầm lũi Hổ Cầm đi đến chiều tối. Cô đã xa nhà trên hai mươi dặm và đến ngay dưới dãy Tam Điệp. Đây là phòng tuyến của tướng Ngô Văn Sở của Tây Sơn rút quân về cố thủ và chặn đường hành binh của Tôn Sĩ Nghị.

Dưới chân núi Tam ĐiỆp là một thị trấn nhỏ nhưng mấy hôm nay trở nên ồn ào đông đúc vì lúc nào cũng có binh lính Tây Sơn tìm ra mấy hàng quán để ăn uống đùa vui và tán tĩnh mấy cô bán quán có nước da đen giòn dễ làm điêu đứng mấy anh lính xa nhà. Nhịn ăn từ sáng sớm nên giờ đây đã muốn đói lả, Hồ Cầm liền tìm vào một hàng cơm định đánh một bữa no nê nhưng sực nhớ trong túi không có tiễn nàng liền tạt vào một cửa hàng kim hoàn gần đó gạ bán đôi bông tai. Một tên lính Tây Sơn trong cửa hàng thấy nàng có nhan sắc buông lời trêu chọc:

- Của hồi môn sao cô nương lại bán đi?

Hồ Cầm cũng không kém, cô đốp chát liền:

- Chừng nào tướng quân lấy thiếp thì thiếp sẽ không bán!

Tên lính Tây Sơn tưởng đã cắn câu cười híp mắt đưa tay định nắm lấy tay của Hồ Cầm. Lưỡi gươm như có gắn lò so bật ra làm bàn tay hắn rụng ngay xuống đất. Hắn la lên đau đớn:

- Con tiện tì! Cứu tôi với!

Nơi đây dày đặc quân lính và thám bán Tây Sơn nên chỉ cần một tiếng kêu cứu là cả chục tên đã đổ ập lại.

Hồ Cầm không đổi sắc mặt, cô lạnh lùng chống song kiếm trước đường phố.

- Tên này định làm hỗn với ta. Quân pháp các ngươi để đâu mà lộng hành giữa phố vậy?

Một tên có vẻ chỉ huy quát hỏi:

- Cô nương là ai mà hạ thủ độc địa như vậy?

Không đợi Hồ Cầm trả lời hắn lấy tay ra hiệu cho cả bọn cùng tấn công.

Song kiếm của Hổ Cầm đão lộn như một cặp rồng và trong chốc lát đường phố vang động vì những tiếng kêu la rên rỉ của những kẻ bị thương. Cặp kiếm của Hồ Cầm là thứ kiếm được tôi luyện bằng loại thép đặc biệt của miền núi Thanh Nghệ, cô múa kiếm tới đâu là ở đó có tiếng rú lên vì kẻ bị chặt đứt tay, đứt chân. Nhưng lính Tầy Sơn ở thị trấn này quá đông nên càng lúc chúng kéo đến càng đông.

Đột nhiên có tiếng hô:

- Phạm chỉ huy sứ đến!

Một trung niên vạm vở gạt bọn lính sang một lên tiến gần Hồ Cầm. Y cầm một đại đao ánh màu thép xanh lè. Tự chỉ tay vào ngực nơi áo đeo cái kính tâm của bộ giáp trụ bằng những vảy thép lóng lánh như vảy rắn, y nói:

- Ta là chỉ huy quân cấm vệ ở đây. Cô nương là ai mà dám vọng động đả thương quá nhiều binh lính của ta.

Hồ Cầm ngửa mặt cười lúng lính hai núm đồng tiền:

- Tại bọn lính ngài tự tìm đến chỗ chết chứ ta đang đói bụng đây đâu muốn đánh đấm làm gì!

- Muốn ăn hãy về doanh trại của ta mà ăn!

Nói xong, Phạm chỉ huy sứ vẫy lộng đại đao kiếm tới. Nhưng đại đao cộng với sở học võ thuật của một võ quan làm sao chống lại song kiếm của Hố Cầm đã được tôi luyện trên Vạn Sơn từ thuở bé? Chĩ cần qua một vài chiêu đầu lưỡi dao nặng trăm cân tưởng rằng khó có ai dám lại gần đã gãy lìa làm hai, Phạm chỉ còn nắm được cái cán bằng ngà chạm nguyên một con rồng. Phạm chỉ huy mướt mồ hôi trán đành lùi ra ba bước chấp tay vái:

- Bái phục bản lãnh của cô nương. Dám hỏi xuất thân?

Hồ Cầm trở lại với tính trẻ con cười nấc nẻ:

- Đất trời bao la biết nói xuất thân ở chốn nào, nhưng vài chiêu vừa rồi đủ cho tướng quân biết thế nào là võ học dòng họ Nguyễn, gởi lời nhắn với Long Nhương là hãy đề phòng thực lực của chúa Nguyễn phương Nam!

- Đa tạ! Bây giờ cô nương định đi đâu?

Hồ Cầm tròn xoe mắt:

- Đi ăn cơm chớ còn đi đâu!

Phạm chĩ huy sứ rút mấy vụn bạc trong thắt lưng đưa cho Hồ Cầm:

- Ngưỡng mộ người đẹp tài cao, xin nhận cho ít vật ngoại thân này:

dùng tạm hôm nay!

Hồ Cầm cảm động vì thái độ quân tử của viên tì tướng Tây Sơn cầm lấy tiền.

- Tôi phải cảm tạ tướng quân mới phải lẽ, vì trong người tôi hiện không có một đồng bạc! Xin ghi ân này và mong có ngày được báo đáp.

Hồ Cầm nhét tiền vào túi rồi bước tới ngay quán cơm gần đó Thấy chủ soái đã đối đãi với thiếu nữ một cách đặc biệt cao thượng bọn võ sĩ cũng tản mác đi nơi khác.

Ăn cơm xong nhân còn dư một ít tiền Hồ Cầm nhờ chủ quán tìm mua cho nàng một con ngựa đế dùng làm phương tiện đến Thăng Long. Qua việc vừa rồi nàng không muốn dừng chân ở bất cứ nơi nào khác sợ rằng có thêm rắc rối.

Vì ít tiền nên chủ quán chỉ có thể mua được một con ngựa vừa già vừa ốm nhưng Hồ Cầm đành phải dùng tạm thủng thằng quất ngựa lền đương, mãi đến ba ngày sau Hồ Cầm mới tới Thăng Long. Kinh kỳ không có gì đẹp như trong trí tưởng tượng của nàng, phố phường gần như vắng vẻ vì dân chúng sợ sự tàn phá cướp bóc của bọn Mãn Thanh đã bỏ cửa nhà tản cư về các vùng khác.

Buổi chiều chầm chậm buông xuống kinh thành. Hồ Cảm chậm rãi thả con ngựa về phía hồ Tây mùa này chỉ có nơi đây là còn có chút ít gió mát. Nhìn cảnh hổ Tây đông đúc người đến hóng gió mới thấy được khí trời nóng như thế nào. Bọn quân lính Mãn Thanh ở xứ Bắc lạnh lẽo hình như cũng không chịu nổi khí nóng phương Nam nên cùng đổ đồn chung quanh Tây hồ.

Hồ Cầm cho ngựa gặm cỏ bên vệ hỗ, còn nàng đứng thơ thẩn ở doi đất trông ra ngôi chùa Trấn Quốc cổ kính.

Mặt nước Tây hồ xanh ngất khẽ xao động dưới chân nàng phả lên làn hơi nước mát dịu … Trên bờ hồ dọc theo mép nước là một dãy hàng quán mới được dựng lên phục vụ cho bọn lính Mãn Thanh, đa số chủ nhân là người Hoa Kiều đã từng ở Thăng Long lâu năm, trong những hàng quán ấy Hồ Cầm thấp thoáng thấy có những bóng hồng mặc sườn xám khá hở hang có lẽ là những kỹ nữ này ỏng ẹo móc túi bọn lính viễn chinh buồn bã vì xa nhà, xa vợ con.

Đang mơ màng nhìn ba chữ “Trấn Quốc tự” đắp nổi ở cổng tam quan bỗng Hồ Cầm nghe tiếng vó ngựa dừng ở sau lưng mình. Bốn thám báo Mãn Thanh mặc võ phục đen tuyền đã đứng bốn góc vây Hồ Cầm vào giữa:

Một tên hất đuôi sam ra sau lưng chỉ vào mặt Hồ Cầm:

- Có lệnh bắt cô nương!

- Ai ra lệnh?

- Đế đốc Hứa Thế Thanh!

Hắn đưa ra một tín chỉ có ấn triện đỏ chói:

- Cô nương là thám báo của Tây Sơn sai ra do thám Bắc Hà phải không?

Hồ Câm nổi máu ương nghạnh lên:

- Không phải! Nhưng nếu phải thì sao?

Nàng đã rút song kiếm chống hai bên người. Tên Mãn Thanh cười khẩy:

- Gái nước Nam kỳ quái thật, chưa chi đã định dùng võ lực lồi! Hảo à!

Hắn đưa mắt cho đồng bọn. Bốn tên liền sử dụng kiếm tấn công.

- Hồ Cầm vừa đánh vừa liếc nhìn chung quanh thấy bọn võ sĩ Mãn Thanh đã kéo đến gần một lúc càng đông hơn, nàng vờ vô ý dẫm nhằm một chỗ đất trững lảo đảo chực ngã, một tên Mãn chỏm tới đưa kiếm thọc vào cổ họng nàng nhưng hắn đã rú lên một tiếng kinh hoàng vì lưỡi kiếm sắc như lá lúa của Hồ Cầm đã cắm xiên tữ trước ngực đến sau lưng hắn, người hắn đổ vật xuống mặt nước như một khúc cây bị đốn gục. Tên thứ hai 1a lên bằng một thứ tiếng kinh dị gì đó huy động kiếm pháp nhanh hơn. Sẵn đã rút kiếm ra Hồ Cầm đẩy kiếm thành thế “song long đoạt châu” hai lưỡi kiếm cùng quặp vào huyệt thái dương của đối phương. Tên Mãn thứ hai chưa kịp nghe một tiếng “phụp” thì óc não và máu me đã phun ra ngã xuống theo đồng bọn. Thấy hai bạn đã chết máu vấy đỏ cả một khoảng nước Tây hồ bọn võ sĩ Mãn Thanh đứng bu chung quanh bèn xì xổ trao đổi với nhau bằng tiếng Mãn líu lo với nhau. Hồ Cầm không hiểu bọn chúng trao đổi với nhau những gì, sau đó nàng thấy một tên cho tay vào túi bên lưng áo tung ra một thứ phấn đỏ rực. Hồ Cầm thấy đầu óc choáng váng quay cuồng, lần này nàng lảo đảo thực sự, trước khi chìm trong hôn mê nàng mơ hồ nghĩ trong óc:

“Trứng độc khí của bọn Mãn rỗi” sau đó nàng nằm thẳng bất động không còn biết gì nữa. Không biết bao lâu sau Hồ Cầm trỗi dậy thấy mình đang nằm trên một chiếc giường gỗ trong một căn nhà lạ. Đư hương của mùi phấn độc và mùi hương phấn nỗng nặc làm thành một mùi lợm giọng khiến Hồ Cầm ho sặc sụa, đầu óc nàng vẫn còn choáng váng vì độc khí chưa tan hết. Liếc mắt qua kẽ vách nàng kinh hoàng khi thấy ở phòng bên mấy cặp trai gái trần truồng đang đú đởn với nhau. Thân thể Hồ Cầm hiện vẫn không còn mảnh vải và nàng cảm thấy cả toàn thân ê ẩm. Nàng ể oải, hình như nơi mình nằm hơi ẩm ướt, Hỗ Cầm bật ngồi dậy, nàng thấy ngay những dấu vết của một cuộc hoan lạc vừa tàn. Nàng uất hận, tủi hổ, nấc lên vì vừa chợt nhận ra rằng đời con gái của nàng đã bị bọn Mãn Thanh hãm hại và chấm dứt quá sớm. Mới mười lăm tuổi nàng đã trở thành thiếu phụ mất rồi. Lòng nàng đầy căm hận, lay hoay tìm bộ quần áo mặc vào nhưng không tìm thấy một mảnh rách. Đang hoang mang chưa biết làm sao thì từ phía cánh cửa khẽ rên lên. Một gã Mãn Thanh bước vào mang theo mùi phấn sáp đàn bà thơm sực mũi. Hắn trạc gần ba mươi tuổi, tóc chải ngược ra đằng sau quấn thành cái đuôi sam dài thượt đế lộ vầng trán cao đẹp một cách thông minh. Hắn lên tiếng trước bằng một giọng Thăng Long còn lơ lớ vì học chưa kỹ:

- Nương tử đã tỉnh hẳn. Tốt lắm! Tôi là Sa La Nạp, quốc thích của Mãn triều.

Nương tử có cần gì không?

Không đợi Hồ Cầm trả lời Sa La Nạp quăng cho nàng một bộ y phục còn thơm mùi băng phiến. Hồ Cầm đón lấy mặc vội vã vào ngay. Bộ quần áo này may theo kiểu phụ nữ Mãn Thanh nên mặc vào Hố Cầm biến thành đàn bà Mãn không có chút gì khác.

- Tôi đã thành Mãn nhân rồi, ông là ai?

Sa La Nạp cười cay đắng:

- Tôi đang vui chơi ngoài tửu điếm thì thấy bọn thám mã mang nương tử về đang hôn trầm và bọn ấy còn kêu thêm đồng bọn tới cho đông để cùng chung vui. Tôi không thích cảnh này nên đang cuộc vui của bọn chúng tôi vô phá đám đuổi bọn chúng đi hết rồi!

Hồ Cầm quắc mắt:

- Ông là chỉ huy của bọn chúng vậy chắc ông cũng được chia phần?

Sa La Nạp cười xòa:

- Tôi hoàn toàn không tham dự gì vào việc của quân cẩu tặc ấy:

Tôi vốn là ngoại tộc của Càn Long khi vua du Giang Nam, theo bọn Tôn Sĩ Nghị qua đây du ngoạn cho biết cảnh đẹp An Nam mà thôi!

Hồ Câm tức khí chửi ngay:

- Bọn Mãn Thanh các ông đúng là lũ súc vật! Phù Lê diệt Nguyễn gì mà toàn cướp bóc phụ nữ?

- Hà! Đúng là súc vật rồi! Biết sao được khi tôi chĩ có hai bàn tay yếu đuối này đây?

Hắn giơ hai bàn tay gầy gò lên trời nói tiếp:

- Tiếc rằng từ khi theo tổ tiên vào Trung Nguyên, gia đình tôi còn say mê văn học Hán tộc nên tôi không được cầm tới đao kiếm. Chứ không tôi cũng không thể ngồi yên nhìn quân câtu tặc này qua An Nam làm bậy!

Hắn nở một nụ cười vừa có vẻ ngây thơ có vẻ như đau khổ hiện rõ trên gương mặt xanh xao trắng trẻo của hắn trông có mạt chút gì đó thành thật, hắn đẹp quá làm Hồ Cầm dịu hắn xuống.

Đột nhiên Sa La Nạp rút cái túi nhỏ mà hắn vẫn đeo ở cườm tay ra đưa cho Hồ Cầm một mảnh lụa vuông bằng lòng bàn tay:

- Nương tử nên ra khỏi đây. Tôi cho nương tử tín chỉ có ấn triển của tôi. Ai hỏi nương tử cứ nhận là họ hàng của Sa La Nạp này là có thể yên ổn ra khỏi Thăng Long đước!

Hồ Cầm đáp:

- Nhưng tôi không thể để yên cho bọn Mãn Thanh đã làm nhục tôi vừa rồi được! Tôi phãi trả mối hận này!

- Oán không thể trả bằng oán nương tử ơi! Vả chăng quân Mãn ở đây dày đặc như rừng núi ở Tân Cương, nương tử sức cô làm sao mà trả hận được? Tôi cũng là người Mãn đây hoặc nương tữ cứ giết tôi để trả thù cũng được!

Hồ Cầm lắc đầu:

- Giết một người không biết cầm gươm như ông thì có ích gì? Và kẻ gây bão …

Sa La Nạp ngắt lời:

- Kẻ gây bão không phải ai trong bọn thám mã Mãn Thanh ở đây đâu, mà là tên vua Càn Long ở Yên Kinh kia!

- Ở Mà làm sao tôi có thể tới Yên Kinh được?

Sa La Nạp cười khà:

- Có thể được chớ vì tôi cũng sắp về Yên Kinh. Nhiều đêm trước tôi có xem thiên trượng thấy vùng sao Dực sao Chấn còn tinh anh nhiều lắm, chắc đại quân của Tôn Sỉ Nghị sắp kéo về nước thôi!

Hồ Cầm kinh ngạc:

- Sao lại kéo về nước được? Phú Xuân còn Nguyễn Huệ, Bình Định còn Nguyễn Nhạc ấy là chưa kể Gia Định còn Nguyễn Ánh, bộ Lê Chiêu Thống đã yên tâm đề đại quân họ Tôn về nước sao?

- Tôi cũng không hiểu sao. Nhưng tôi học thiên văn địa lý từ thuở nhỏ. Tôi đã thiệp hiệp hết xứ Bắc Hà, long mạch còn nhiều. Đêm nào tôi cũng nhìn tính tứ. Sao Dực Chẩn còn rất sáng. Năm nay quẻ ly lại vượng, e rằng Tôn Sĩ Nghị cũng khó cưởng lại nổi mệnh trời …

Đột ngột Sa La nạp hỏi lên:

- Nương tữ có thích đi với tôi về Yên Kinh một chuyến không?

Hắn cười khẩy ngay rồi tiếp:

- Để thăm vua Càn Long ấy mà!

Hồ Cầm nổi máu giang hồ con trẻ liền:

- Ông cho tôi đi thì đi! Phen này tôi sẽ cho Càn Long ăn một gươm vào ngay huyệt “Âm giao” để trả mối hận của tôi!

- Hay! Được lắm! Tôi sẽ phụ giúp nương tữ ấn lực gươm ấy sâu thêm một tí để vong hồn người mẹ tôi ở Giang Nam được ngậm cười …

Nhớ tới tình trạng hiện thời, Sa La Nạp nói:

- Nhưng hiện tại có lẽ nương tử nên rời khỏi cái hắc điếm này về ở tạm nhà tôi để coi tình hình ra sao đã …

- Nhà của ông ở đâu?

- Tôi được Tôn nguyên soái cấp cho một tư dinh ngay bên hồ Hoàn Kiếm.

Thôi chúng ta sửa soạn lên đường!

Thực ra đâu có gì mà phải sửa soạn. Hồ Cầm xốc lại cặp song kiếm theo người bạn mới ra cửa. Tuy mới gặp Sa La Nạp, nhưng không hiểu sao linh tính báo cho nàng biết đây là người trung thực đáng tin nên nàng rất yên tâm theo y.

Cùng sa La Nạp đi bộ vào trung tâm kinh đô, dọc đường Hồ Cầm để ý thấy bọn lính Mãn Thanh gặp y đều chào rất cung kính chứng tỏ y cũng vai vế gì đó trong đoàn quân xâm lược này.

Tư dinh của Sa La Nạp nằm cạnh hồ Hoàn Kiếm, đứng trên thềm dinh của y có thể thấy bao quát cả mặt hồ, khi đó chưa có tháp Rùa.

Tại dinh cơ rộng lớn bền ngoài cổng có lính cấm vệ còn bên trong tòa ngang dãy dọc nhưng chỉ có Sa La Nạp và bốn năm tên hộ vệ người Mãn, không có tên nào là người Hán cả chứng tỏ có lẽ y là quốc thích Mãn tộc thật.

Sa La Nạp cho Hồ Cầm ở trong một phòng riêng rộng mênh mông, ở cửa có treo một bức hoành sơn sơn thếp vàng lộng lẫy đề hai chữ “Vân đài”. Thì ra đây là thư viện riêng của y. Y dẫn nàng vào phòng rồi nói:

- Tôi rất yêu quí phòng sách này và trần trọng nương tử lắm nên mới cho nương tữ ở tạm đây, nhân tiện để nương tử đọc kinh sử cho khuây khỏa thời gian.

Hồ Cầm rất cảm động nhưng nàng nói thật:

- Cảm ơn quan gia lắm nhưng tôi có bao nhiêu chữ nghĩa để mà đọc kinh sử của các thánh nhân?

Sa La nạp đáp rất tự nhiên:

- Tôi biết nương tử bẩm sinh rất thông minh, khi nào buồn nương tử cứ mang sách ra đọc, có lẽ chỉ trong thời gian ngắn nương tử sẽ thấy mình được mở mang nhiều lắm.

Nghe nói vầy, Hồ Cầm chỉ còn biết nhìn cười duyên dáng cám ơn y.

Đợi Sa La Nạp ra khỏi phòng Hồ Cầm mới quan sát thật kỹ gian phóng. Quả là thiên binh vạn quyển, sách xếp từng chồng trên bệ đóng bằng thứ gỗ mun đen bóng có chạm trổ những nét tinh vi. Không hiểu chỉ ở tạm đất Nam này theo lời y nói mà y lại đem theo nhiều sách như thế này để làm gì?

Hồ Cầm lấy làm thắc mắc hỏi, Sa La Nạp cười xòa đáp:

- Có phải sách vở của tôi đâu. Đây vốn là tư doanh của một tiến sĩ triều Lê, ông bỏ nhà trốn về quê đâu ở Quảng Bình nên Tôn nguyên soái cho tôi ở tạm đó thôi. Nếu nương tử thích cuốn nào nương tử cứ việc lấy đi cũng không sao!

Hồ Cầm mừng thầm trong bụng vì đêm qua trong lúc buồn bã nhớ nhà khó ngủ, nàng đã lục lạo những kệ sách và nàng bắt gặp ở đây một bí kíp về võ thuật Bình Định. Nàng không hiểu hết ý nghĩa trong sách ấy vì nàng được học ít nhưng nàng biết nếu tặng cho ông ngoại sách này ông nàng sẽ mừng lắm.

Nhưng Hồ Cầm không nói ra điều ấy nàng lắng lặng vào phòng. Thấm thoát Hồ Cầm đã ở trong dinh Sa La Nạp được gần một tuần. Sa La Nạp đi đâu vắng suốt ngày bỏ mặc dinh cơ cho Hồ Cầm muốn làm gì thì làm, đến tối mò trở về gần như đêm nào y cũng có mùi rượu. Tuy vậy trong cách đối xử với Hồ Cầm y rất đứng đắn giữ lễ, chưa bao giờ y vô tình buông ra lời sàm sỡ với nàng. Hồ Cầm cũng đoán không ra ý định của y.

Một hôm, nhân sáng sớm ra vườn đi quyền gặp y sửa soạn rời khỏi dinh, Hồ Cầm nói:

- Hôm nào quan gia cũng ra đi sớm quá có việc gì vậy?

Sa La Nạp đứng lại, y chỉ ra nước hồ Hoàn Kiếm thở dài:

- Nương tử tưởng mặt hồ kia bình lặng lắm sao? Nó đang có những sóng ngầm dưới đáy đó. Hôm nào tôi cũng vào dinh Tổng đốc, nương tữ không đế ý mấy hôm nay việc quân bận rộn lắm. Lê Chiêu Thống cứ giục giã Nam tiến mà ý tôi – vì tôi là quân sư cho Tổng Đốc – thì tôi không muốn vì Nam tiến đế làm gì khi thiên cơ tôi đã rõ …

Vừa lúc ấy có quân vào cấp báo:

- Bẩm quan gia, ngoài cổng có một tiểu tử đến xin ăn.

Sa La Nạp quát:

- Thì cho nó chút gạo hoặc nếu thích thì cứ tống cổ nó xuống Hồ Gươm, việc gì mà bẩm báo …

- Nhưng bẩm quan gia hắn đã giết chết hai cấm vệ quân rồi!

- A quân láo xược! Ta sẽ ra ngay.

Sa La Nạp bước vội ra cổng, nhân tiện thấy chuyện lạ Hồ Cầm cũng bước ra theo. Đứng giữa cổng là một gã mặt mũi kỳ dị xấu xí, mặc một cái áo rách bươn và cái quần ống ngắn tới đầu gối cũng rách rưới không kém gì áo. Tay gã vẫn còn nắm chặt một thanh kiếm dài đỏ lòm toàn máu. Vừa nhìn thấy gã, Hồ Cầm đã rú lên:

- Ôi! Nguyễn Phước Quang ca ca!
Chương 6: Bí Mật Chốn Thiền Môn

Gia Định thành là nơi đô hội bậc nhất ở phía Nam. Nằm ngay cạnh dòng sông Bến Nghé rộng lớn, lúc nào cũng tấp nập ghe thuyền của chương nhân ở phía cực Nam đến các thuyền buôn của nước ngoài như Xiêm La, Chân Lạp …

và gần đây do sự thân thiện của chúa Nguyễn có thêm thuyền buôn của Trung Hoa và bọn Tây dương, Hoa Lang nữa. Sự ồn ào náo nhiệt làm tăng sự phức tạp cho cái thủ phủ phương Nam này, bọn giáo sĩ đạo Tây dương cũng tấp nập ghé Bến Nghé để tuyên truyền cho thứ đạo bác ái mới của đức chúa Trời.

Tuy đất nước vẫn còn can qua vì chiến cuộc giữa hai nhà Nguyễn, một của dòng dõi chúa Nguyền cũ (Nguyên Phước Ánh) và một của họ Nguyễn mới nổi dậy ở Qui Nhơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ). Nhưng hiện tại Nguyên Phước Ánh đã đứng chân được ở đất Gia Định, vì dân chúng miền này vẫn rất ngưỡng vọng công đức khai phá đất mới của các chúa Nguyễn ở Phú Xuân qua nhiều triều đại.

Đất Gia Định bao gồm cả miền lục tỉnh vốn được thiên nhiên ưu đãi, sản xuất lúa gạo đầy đồng, cá cua đặc nghẹt ở sông hồ, không bao giờ có người phải đói cơm nên thủ phủ của nó ở thành Gia Định lúc nào cũng tấp nập đông vui.

Nguyễn Đại Thạch đã lặn lội trên hai tháng trường chàng đi dọc suốt dãy Trường Sơn hiểm trở để đặt chân lên vùng Gia Định. Sau cùng chàng thuê được một ghe chài ở trấn Khánh Hòa và theo đường thủy vào Nam.

Ghe cập bến Bến Nghé vào một chiều mưa như trút nước giữa tháng sáu.

Đứng dưới bến nhìn lên cửa thành Gia Định đồ sộ nhoè nhoẹt trong màn mưa, Đại Thạch bùi ngùi nhớ lại những ngày lưu lạc cùng Thanh Nhạn ở Bắc Hà.

Thiên Trúc tự – Thiên Trúc tự – Lúc nào Đại Thạch cũng tự nhắc với mình ba chữ oan nghiệt ấy. Trời đất mênh mông, lòng người hiểm ác thế này biết Thiên Trúc tự ở chỗ nào để tìm đến cứu Thanh Nhạn đây?

Chợt Đại Thạch nghe lão chủ đò nhắc khẽ chàng:

- Công tử chuẩn bị cho bọn thủy trạm khám hành lý!

Hành lý của Đại Thạch thì có gì ngoài cái túi vãi bạc màu đựng hai bộ quần áo mà phải chuẩn bị? Chàng lơ đãng nhìn ra màn mưa và cùng hỏi lơ đãng:

- Lão ông đã vào Gia Định thành nhiều lần rồi phải không?

- Cũng cả chục lần!

- Thế ông lão có biết chùa Thiên Trúc ở đâu không?

ông lão chủ ghe thật thà:

- Lão đã biết gần hết miền Gia Định mà chưa hề nghe tên chùa ấy? Chắc công tử định tìm đến nơi danh thắng ấy để hành hương?

Nguyễn Đại Thạch chắc lưỡi:

- Tôi có ông chú họ trụ trì tại đó muốn tìm đến để xin xuất gia Lão chủ ghe trố mắt:

- Trẻ tuổi và thanh lịch như công tữ sao sớm yếm thế?

- Xuất gia mà yếm thế sao? Tôi tưởng đạo Thích gỏm cả đại bi, đại hùng, phải yêu đời lắm mới xuất gia được chứ?

Lão chủ ghe thở dài nói xuôi:

- Ấy là lão nói theo quan niệm phần đông. Còn công tử là người có học, lão biết sao dược …À mà để tìm chùa cho dễ lão thấy công tử nên hỏi quan quân trên bờ có lẽ bọn họ biết đấy!

Ghe đã cập vào sát bờ dưới chân một trạm xét đường thủy cất bằng những mảnh ván thô sơ. Bốn năm tên lính xuống mang theo cả giáo mác, chúng lục xét từng góc ghe vì gần đây có tin bọn buôn lậu quế với số lượng lớn từ Quảng Nam vào Gia Định rồi tữ đó theo đường Chân Lạp, qua Xiêm La Hán Ấn ĐỘ.

Bọn lình lâm việc có vẻ nghiêm túc, vì lão chủ ghe vốn đã qua lại miền này nhiều nên đã biết điều nhét vào tay chúng ít nén bạc. Thủ tục khám xét xong, Nguyễn Đại Thạch nhân tiện hỏi một tên quân về chùa Thiên Trúc, hắn cho biết chùa ở phủ Bình Dương, phía đông thành Gia Định 50 dặm. Cơn mưa vừa dứt Đại Thạch cũng tữ giã lão chủ ghe lên bờ.

Đại Thạch vừa đi đường vừa dò hỏi tìm đến phủ Bình Dương. Chùa Thiên Trúc nằm trên một ngọn đồi nhỏ quang cảnh u nhã đượm một vẻ cô tịch trong một phủ lơn và dân cư sống cũng có phần sung túc.

Ở đây tưy là chùa nhưng dưới chân đỏi chung quanh đều có trạm lính gác.

Chàng định bụng đợi trời tối sẽ đột nhập vào chùa nên tìm đến một nhà dân gần đó xin trọ. Nhà này nằm sâu trong một khu vườn lớn đầy cây trái mà lần đầu tiên Đại Thạch mới biết là trái sầu riêng.

Đã nghiên cứu địa hình từ trước nên đêm đó Đại Thạch xâm nhập chùa một cách dễ dàng. Theo một con đường đất đỏ dài dẫn lên chùa, Đại Thạch đã tới chánh điện. Hai bên bái đường là phòng tăng chúng, viện kinh sách, trai phòng và đằng sau chùa là nhà bếp, rãi rác chung quanh vườn là những tình cốc nhỏ.

Đứng trước bức tượng Thế Tôn lớn gấp đôi người thật ở ngay chính diện trong ánh nến lập lòa Đại Thạch thì thầm tụng một đoạn kinh “Bát Nhã Tâm Kinh”.

cầu xin đức Thế Tôn và đức Quan thế Âm gai hộ cho chàng vượt qua được mọi gian nan để có thể cứu thoát Thanh Nhạn đang bị giam đâu đó trong chùa.

Đang đứng lặng nhìn ánh nến và gương mặt từ bi của Đức Phật chợt Đại Thạch nghe có tiếng xì xào nho nhỏ ở phòng tăng chúng vọng ra. Đại Thạch khinh thân nhẹ nhàng đến ngang trước cửa ghé mắt nhìn vào. Trong phòng là ba vị tăng sĩ còn trẻ, chỉ trạc độ mười tám mười chín khoác y nâu đang ngồi vừa uống trà vừa nói chuyện vãn.

Một tăng nói:

- Sáng nay đức Kim thượng vừa ngự giá tới phủ, tại nơi hành tại ngài sai quan trấn thủ về đây báo tin nên cẩn mật vì sắp tới ngày giao nạp cống vật cho nguyên soái Tôn Sĩ Nghị ở Bắc Hà rồi. Phen này đức Kim thượng được sự liên kết cúa quân Thanh ở Bắc, ngài tiến công ở phương Nam tạo thành thế gọng kìm. Quân ở Phú Xuân chỉ còn

nước tan xác mà thôi!

Vị tăng kia gạt đi:

- Ôi! Đó là chuyện quốc sự, chúng ta là người tu hành chỉ biết tuân theo lệnh trên mà thôi. Các huynh đệ đã kiểm soát kỹ những cống vật mà quan trấn thủ đã giao cho chúng ta bảo vệ chưa? Sư Thông Trí hãy cho biết về mấy mỹ nữ mà đức Kim thượng định dâng cho Bắc Hà?

Tăng pháp danh Thông Trí đáp:

- Mấy mỹ nhân ấy vẫn còn giữ kín ở Kim Tỏa cốc …

Hắn ngập ngừng giây lát:

- Kể ra cũng hoài thật! Không biết bọn quan quân kiếm ở đâu mà được toàn những vưu vật trên đời!

- Mô Phật! Là kẻ đã xuất gia, chúng ta không nên vọng tâm đến những điều đó!

Thông Trí chống chế.

- Ấy là nói chơi thôi. Vả lại vưa vật là của đức Kim thượng, đụng vào để mà rơi đầu sao?

Tên có vẽ như sư trưởng dặn câu cuối cùng:

- Thông Trí hãy quan tâm tới Kim Tỏa cốc, đệ thử đi kiểm soát lại xem sao.

Ta tự nhiên thấy bất an vì chỉ còn hai ngày nữa …

Hắn bỏ dỡ câu nói nửa chừng và Đại Thạch cũng không cần nghe tiếp.

Chàng bước nép sau một cột trụ lớn bằng ba vòng ôm của tay người. Ngay lúc ấy sư Thông Trí đã bước ra khỏi phòng, chắc y đã nghe lệnh sư trưởng đi kiểm soát Kim Tỏa cốc. Đợi cho y khuất sau một chỗ ngoặt Đại Thạch theo sau.

Sư Thông Trí đi vờng ra chính diện, theo hành lang xuống Tổ điện và đi thẳng ra ngoài vườn.

Kim Tỏa cốc là tên gọi cho đẹp chứ thật ra nó hoàn toàn không khác gì những cốc khác nằm rải rác ở trong vườn chùa, chỉ khác là Kim Tỏa cốc nằm khuất ở một góc cuối cùng của vườn, nép mình bên những bụi trúc già có đến cả trăm năm. Có lẽ vì Thông Trí tự tin và vì mệt mỏi, lười biếng, hắn chỉ đảo sơ qua, đưa tay sờ cái ổ khóa vĩ đại ngoài cửa rồi tất tả đi vòng trở lại tòa chính diện. Với Đại Thạch như vậy là quá đủ. Chàng đến gần Kim Tỏa cốc, phi thân lên trên mái lợp bằng lá dừa nước, nhẹ nhàng gở một mảnh lá, nhìn xuống. Bên dưới là một căn nhà nhỏ nền đất đặt độc nhất một cái giường và một cái bàn bên trên có một ngọn đèn dầu leo lét.

Đại Thạch cứ đinh ninh trong bụng nhìn xuống sẽ thấy ngay Thanh Nhạn bị nhốt trong đó nhưng không ngờ trong phòng chỉ có một tăng sĩ già ngồi cạnh chiếc đèn dầu đang xem một cuốn sách gì đó chi chít những chữ Hán, có lẽ là một quyển kinh Phật. Bất ngờ hơn nữa, lão tăng tữ tốn nói:

- Muốn vào thì vào, việc gì phải lén lút ngó trộm như vậy?

Bắt buộc Đại Thạch phải buông mình xuống đất. Chàng vòng tay thi lễ:

- Tiểu tử đường đột, xin tạ lỗi cùng đại sư!

Lão tăng thản nhiên:

- Muốn gì cứ nói vì ta đang bận đọc nốt đoạn kinh Lăng Già này.

- Bạch đại sư, tiểu tử muốn hỏi thăm …

Đại Thạch ngần ngừ, chàng suy tính không biết có nên nói thẳng ý định với lão tăng này hay không.

Lão tăng nói luôn:

- Hỏi về vưu vật xứ Bắc phải không?

Đại Thạch lúng tứng:

- Bạch đại sư, xin nhờ ơn trên chỉ giáo.

- Nhưng làm sao tới nơi được vì liệu người có đủ võ công áp đảo bọn cao tăng canh giữ ở đầy không?

Đại Thạch ngạc nhiên:

- Ở đây chỉ có mình đại sư?

Lão tăng xếp quyển kinh lại, thở dài:

- Thú thật ta muốn giúp ngươi lắm, nhưng ngươi thấy đấy chân ta đâu có đi được nữa …

Lúc ấy Đại Thạch mới nhìn xuống, thì ra hai chân lão tăng đã bị khóa vào nhau bằng một vòng xích lớn.

Lão tăng bùi ngùi kể với giọng đều đều:

- Chắc tiểu tử ngạc nhiên lắm? Bọn tăng trẻ chùa này đứng đầu là sư Thông Quảng rất thù ghét bọn tăng già chúng ta vì ta không đồng ý cho chúng làm tay chân cho Nguyễn vương Phước Ánh hành động ô uế cửa Phật, bắt gái đẹp về giam giữ ở đây nên chúng đã trói ta vào phòng này để canh giữ …

Đại Thạch hỏi ngay:

- Nhưng thưa đại sư, đâu thấy ai ở đây mà canh giữ?

Lão tăng nháy mắt:

- Á! Ngươi thấy cái cửa ngầm kia không? ở trong ấy đấy! Nhưng đừng tiết lộ với ai là tăng già Pháp Điệu này chỉ cho ngươi!

Đại Thạch nhìn theo hướng tay sư Pháp Diệu chỉ mới thấy mạt khung

khung gỗ, vách có vẻ mới hơn các mảnh gỗ chung quanh. Chàng nói:

- Đa tạ đại sư. Thế nào tiểu tử cũng tìm cách giải thoát cho đại sư để báo đáp ơn này!

Pháp Điệu cười buồn:

- Chắc gì ngươi thoát được khỏi đây mà báo đáp? Thôi cứ đi mà lo thân ngươi đi!

Đại Thạch lùi ba bưcc tới khung cữa đưa tay xô mạnh. Cánh cửa bung nà để lộ một lối đen. Đại Thạch vội nói:

Cảm phièn đại sư cho mượn tạm cái đèn. Không đợi sự đồng ý của sư Pháp Điệu, chàng chộp lấy ngay cái đèn nhỏ bước sâu vào trong căn phòng bí mật.

Qua ánh sáng mập mờ của ánh đèn dầu, Đại Thạch thấy căn phòng khá rộng và có vẻ mát hơn hằn phòng bên ngoài. Bên trong là ba cặp nam nữ hoàn toàn lọa lồ đang nằm ôm nhau trên giường. Ánh sáng mờ nhưng vẫn nhìn rõ ba cái đầu cạo trọc bóng lưởng.

Đại Thạch tức nghẹn cả cổ, chàng quát lên:

- Bọn súc vật! Coi gươm của lão gia!

Chàng đấy kiếm liền vào bụng một tăng sĩ trẻ, hắn đang ngủ mê mệt nên chỉ kịp “hự” lên một tiếng sau đó rống thêm vài tiếng như tiếng bò bị chọc tiết rồi tắt thở. Cả bọn bừng tỉnh dậy hoảng hốt vơ quần áo mặc vào người.

Khêu thêm ngợn đèn để nhìn cho rõ, Đại Thạch vẫn không tìm thấy Thanh Nhạn đâu. Cả ba cô gái đều còn rất trẻ và rất đẹp không biết làm gì chỉ rúc vào nhau vừa vì hoảng hốt vừa muốn che bớt những phần hở hang trên da thịt.

Trong phòng nồng nặc mùi hương phấn đàn bà.

Hai gã tăng thoát chết đã vây Đại Thạch vào giữa. Một gã rút ngọn trường kiếm trên vách xuống chém liên tiếp hai ba đường.

Thân pháp Đại Thạch biến ảo khôn lường vì chàng thi triển “Gia Miêu võ công bí pháp” trong chớp nhoáng dùng đốc kiếm chàng nện vỡ sọ tên tăng thứ hai. Tên còn lại lộ vẻ kinh hoàng ra mặt, hắn chưa kịp mặc áo, trên người chỉ độc cái quần đùi. Thấy óc não đồng bọn bán tung tóe trên mặt đất, hắn vội vã quỳ ngay xuống:

- Xin đại hiệp tha cho, tôi chưa … làm gì cả!

Đại Thạch xách gáy trơn nhớt của gã lên:

- Khôn hồn khai thật đại gia tha cho!

- Dạ … dạ! Xin cứ hỏi!

- Biết thiếu nữ nào tên Thanh Nhạn không?

Có lẽ vì quá sợ hắn lúng túng chỉ đại vào một cô gái đang lúi húi cài cúc áo.

- Dạ! Thanh Nhạn đây ạ!

Mặt cô ta lạ hoắc. Đại Thạch gằn:

- Nói láo! Thanh Nhạn là cô gái Bắc Hà đó!

- Dạ! Vậy thì cô ta bị giãi đi rồi!

Đại Thạch hỏi dồn:

- Giải đi đâu? Khai thật không ta thiêu rụi cả chùa cho bọn bây thành lũ chuột thui hết!

Tên sư lắp bắp:

- Dạ xin khai thật! Chiều hôm qua quan trấn thủ phủ Bình Dương đã đến bắt cô ta đi đâu không rõ. Xin đại gia tha cho tôi …

- Được! Thế có giữ chìa khóa trói sư Pháp Diệu không?

Hắn lập cập đưa ra một chiếc chìa khóa lớn. Đại Thạch chộp lấy và đá một cái thật mạnh vào huyệt nhân trung của hắn. Tên sư ngã lăn ra bất tĩnh Ba cô gái hoảng hốt hơn kêu lên oai oái và còn rúc sâu vào nhau hơn nữa. Đại Thạch thấy cả ba ác tăng đều nằm sóng soãi dưới ất bèn nói:

- Các cô nương đứng cả dậy và trốn đi thôi!

Lúc này mạt cô thu hết can đảm nói:

- Trốn đi đâu bây giờ? Bọn thiếp đã được trả tiền đầy đủ. Trốn làm sao được?

- Các cô nương ở kỹ viện nào?

Một cô đáp:

- Bọn thiếp đều là con nhà tử tế nhưng cha mẹ quá nghèo nên đành bán bọn thiếp cho các quan ở đây nói là đưa về Bắc Hà làm kỹ nữ.

Đại Thạch buông xuôi:

- Vậy tùy ý các cô nương muốn đi đâu thì đi! Còn bây giờ ta có việc cần, xin tạm biệt!

Đại Thạch bỏ mặc bọn họ ở đấy quay trở lại. Chàng kinh hoàng khi không còn thấy sư Pháp Diệu ở đó nữa.

Đang phân vân với chiếc chìa khóa trên tay chợt Đại Thạch nghe chung quanh Kứn Tỏa cốc có tiếng ồn, một người la lên:

- Tên tiểu tử sát nhân ra mà chịu tội không chúng ta đốt nhà!

Đại Thạch không trả lời. Chàng nghe tiếng đá lửa chạm nhau bên ngoài và lát sau mùi khét đã xông vào mũi.

Chàng chắt lưởi khi biết rằng cả ba đóa hồng đẹp chút nữa thôi sẽ bến thành những đống than đen. Không thể cứu cả ba trong hoàn cảnh này được, Đại Thạch đành dùng khinh công cất mình lên nóc nhà rồi vọt lẹ cái pháo thăng thiên. Khi Đại Thạch chưa kịp đặt chân chạm đất thì đao kiếm và trượng đã tới tấp tấn công. Nhưng võ công của chàng sau thời gian tu luyện ở Tống Sơn đã đến một trình đạ rất cao. Đại Thạch hỗn chiến với bọn tăng chùa Thiên Trúc như giữa đám trẻ con. Bên cạnh đám lữa rừng rực làm sáng tó cả góc trời, Đại Thạch thi triển “Gia Miêu võ cống bí pháp” tả xông hữu đột và trường kiếm của chàng như một con rồng nhỏ mới mọc thêm cánh tung hoành sáng loáng trong ánh lửa giữa khuya.

Lữa cháy chưa hết căn nhà cuối vườn chùa thì gần ba mươi tăng sĩ Thiên Trúc tự đã bị tiêu diệt gần hết. Chỉ còn hai tăng sĩ trẻ sống sót quá hốt hoảng trước lưỡi gươm của Đại Thạch bèn bỏ chạy xuống dốc dối. Nhìn lửa đã táp xém vạt áo và máu nhuộm đỏ cả cánh tay, Đại Thạch để mặc bọn chúng muốn chạy đi đâu thì chạy.

Đang định xuống đồi luôn chợt Đại Thạch nghe có tiếng người rên rì trong đám than đen còn cháy dở. Bước gần đến xem, chàng phát giác một thân người quằn quại đang bò lê ra.

Đại Thạch vội vã cúi xuống bế xổc người đó, thân người y đã mềm nhũn, chàng phát hiện đó là một trong ba người con gái bị nhốt trong phòng kín may mắn còn sống sót.

Mang người con gái ra một khoảng đất trống và đặt nàng ta nằm dưới một lớp lá khô. Khi nghe tiếng ú ớ, chàng hỏi lớn:

- Cô nương! Cô nương hối tĩnh chưa?

Tiếng người con gái yếu ớt:

- Chắc tôi sắp chết, xin đại gia … đại gia … trả thù cho tôi …

- Trả thù gì mới được chứ?

- Trã thù tên Nguyễn Phước Ánh đã lừa gạt gia đình tôi để đẩy tôi vào chốn này!

- Lừa gạt ra sao?

- Hắn cho quân bắt thân phụ tôi để thân mẫu tôi lâm cảnh nghèo đói bắt buộc phải bán tôi … và để cứu thân phụ tôi!

Đại Thạch thấy hơi thở của thiếu nữ còn yếu ớt và cã quần áo đều bị cháy hết, Đại Thạch bão:

- Cô nương cứ bình tĩnh nằm đây nghỉ, tôi đi tìm chỗ cho cô nương.

Đại Thạch chỉ định bỏ đi một lát tìm một căn nhà nào gần đó để thiếu nữ ở lại tình dưỡng, nhưng nàng gạt đi:

- Không, tôi sắp chết rồi. Trước khi chết tôi muốn kể cho đại gia nghe cuộc đời đau khổ của tôi rồi vui lòng nhắm mắt.

Đại Thạch đành đứng lại nghe thiếư nữ nói trong hơi thở đứt quãng:

- Thân phụ tôi cũng làm quan trong quân doanh Nguyễn Ánh nhưng ông phản đối Ánh viết thư cho cố đạo Tây Dương cầu cứu quân đội bọn này nên bị Ánh bát giam và đấy mẹ con tôi vào đường cùng quẫn, bắt buộc mẹ tôi phải bán tôi cho bọn chúng giày xéo thể xác … ôi đau khổ lắm đại gia ôi. Tôi bị bọn sư tăng ở đầy chuyền tay nhau đ

Thông Tin
Lượt Xem : 2571
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN