--> Đào Hoa Trong Gió Loạn - game1s.com
XtGem Forum catalog

Đào Hoa Trong Gió Loạn

i sợi dây vào cán kích làm thành một thứ vũ khí tấn công từ xa, Sát đầu đà tung kích ra nhẩm ngay tới Đại Thạch.

Đại Thạch dùng hai tay bíu lấy đầu ngọn kích chàng búng trở lại ngọn kích đã xoay đầu nhắm hướng Sát đầu đà lao tới. Đầu đà hét lên chịu ngọn kích cắm phập vào vai.

Lúc này quân bản bộ Tây Sơn trong doanh trại đã kéo ra đen nghịt, thấy dây dưa bất lợi, vả lại vết thương trên vai đủ trừng trị bọn Sát đậu đà, Đại Thạch gọi Hồ Cầm:

- Ta lên đường thôi cô nương!

Cả hai lao vụt đi, chạy khá xa khu doanh trại của đô đốc Long, Hồ Cầm mới dừng lại hỏi:

- Đại huynh bây giờ ta đi đâu ?

- Tôi ra Thăng Long lân này với mục đích dò tìm tông tích nghĩa phụ tôi vậy mà chưa tìm được đã gây thêm oán thù với Nguyễn Phước Quang là người tôi rất cảm mến, thật đáng ân hận!

Hồ Cầm an ủi.

- Nhưng đó đâu phãi là ý muốn của đại huynh? Chẳng qua là do y quá ghen tức với đại huynh, mà đại huynh nghĩ sao về tôi?

Đại Thạch kinh ngạc:

- Tôi có nghĩ gì đâu Hồ Cầm đỏ ửng đôi má ấp úng:

- Ấy là tôi hỏi … đại huynh thấy tôi có … dễ ghét không?

Đại Thạch tươi cười:

- Tiểu muội mà dễ ghét thì trên đời này ai là kẻ dễ thương nữa?

- Thế còn cô Thanh Nhạn gì đó thì sao?

- Hà! Tiểu muội ơi! Thanh Nhạn dễ thương thì đúng quá rồi, tiếc rằng cô ấy đâu có dính líu gì đến tôi.

- Chứ không phải cô nương ấy …thương đại huynh sao?

Đại Thạnh lúng túng quá đành đáp liều:

- Nếu cô nương ấy có thương tôi chút nào chỉ vì lòng …thương hại những kẻ lưu đãng không nhà cửa mà thôi!

Sợ Hồ Cầm hỏi mãi về chuyện này Đại Thạch đánh trống lảng:

- Bây giờ biết hỏi đâu cho ra tin tức nghĩa phụ tôì?

Hồ Cầm chợt reo lên:

- Tôi biết ròi! Đại huynh hãy tới gần điện Kinh Thiên có một tòa nhà mới được dựng để truy tìm giùm những người có thân nhân bị mất tích trong cuộc giao chiến vừa qua đó!

Như vớt được cái phao. Đại Thạch mừng rỡ:

- May quá, nhờ tiểu muội nhanh trí chứ tôi biết làm sao bây giờ?

Hồ Cầm quay lại chuyện cũ:

- Thế đại huynh có … ghét tôi không?

- Ôi! Trời ơi, tôi làm sao ghét tiểu muội cho được chứ?

- Nghĩa là đại huynh … thương tôi?

Đại Thạch vẫn bình thản:

- Dĩ nhiên tôi thương tiểu muội vì tôi chưa có … em gái bao giờ!

Hồ Cầm phụng phịu đứng lại:

- Không! Tôi không cần đại huynh thương tôi như em gái đâu! Tôi muốn …

tôi muốn …

Đại Thạch cắt ngang vì sợ tiếp tục sẽ rầy rà to:

- Tiểu muội muốn gì tôi … tôi đã biết rồi! Nhưng chuyện cấp bách bây giờ là đi hỏi thăm tin tức của nghĩa phụ tôi đã!

Hồ Cầm trong bụng ấm ức lắm nhưng vì Đại Thạch đã nói vậy nên nhanh chân dẫn chàng đến nơi hỏi thăm tin nghĩa phụ.

Nơi đây người ta chen chúc vào hỏi thăm thân nhân đông đảo nên phải chờ suốt buổi chiều mới tới phiên mình. Vừa nghe tới tên đốc đồng Sơn Tây, viên quan phụ trách truy tìm đã kêu lên, – Chạy sang Tàu theo vua Lê Chiêu Thống ngay từ ngày đầu Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc, dọc đường sống chết thế nào thì không được biết. Nếu muốn gặp thì công tử chỉ còn một cách duy nhất là tới Yên Kinh nơi vua tôi nhà Lê đang chầu chực cầu cạnh Càn Long!

Quay trở ra, Đại Thạch nói với Hồ Cầm:

- Chắc tôi phải qua Yên Kinh tìm nghĩa phụ, vì người đã già quá rồi mà tôi cứ lưu lạc mãi không báo đáp công ơn được mảy may!

Hồ Cầm than thở:

- Thế đại huynh bỏ tiểu muội bơ vơ một mình ở đây sao?

- Sao lại bơ vơ ? Tiểu muội còn gia đình ở Thanh Hóa.

Đây cách Thanh Hóa có ba bốn ngày phi ngựa. Tôi khuyên tiểu muội nên về đó tìm một anh chàng cày ruộng nào lấy làm chồng và đẻ cho anh ta vài đứa con là hạnh phúc nhất đời rồi đấy!

Hồ Cầm vừa chợt định cười lên để chế giễu ý nghĩ tầm thường của Đại Thạch nhưng rồi lại sa sầm nét mặt. Mắt nàng như sắp ngấn lệ.

- Đại huynh ơi! Tiểu muội cũng muốn vậy lắm, nhưng không được vì tiểu muội có một bí mật!

- Bí mật gi mà không lấy được chồng?

Giọng Hồ Cầm chợt lạc hẳn đi:

- Chỉ còn đúng hai năm nữa là tiểu muội chết vì khi ở Trung Quốc tiểu muội đã trúng độc.

Nói xong, Hồ Cầm trật vai áo cho Đại Thạch coi vết sưng ửng đỏ Đại Thạch còn đang sửng sốt thì Hồ Cằm đã tiếp:

- Mà dù có không bị thương đi nữa, tiếu muôi cũng không lấy chồng đâu.

- Tại sao vậy?

Nhìn gương mặt ngơ ngác của Đại Thạch, Hồ Cầm phá lên cười:

- Vì tiểu muội nhớ đại huynh lắm! Tiểu muội chĩ muốn lấy đại huynh thôi!

Trong giọng nói đùa cợt của Hồ Cầm, Đại Thạch nghe thấy có gì chua xót lắm, chàng đau khổ lánh qua chuyện khác.

- Ta sẽ sang Trung Quốc tìm nghĩa Phụ. Khi về thế nào cũng ghé Gia Miêu để tìm tiểu muội …

Hồ Cầm vừa cười cay đắng vừa tiếp:

- Để thăm mộ tiểu muội thì đúng hơn!

Đại Thạch đành giả lả:

- Hà! Dù có thăm mộ đi nữa cũng vậy thôi. Cuộc đời này vốn là giã hợp, ta sống đây củng chỉ là phần sắc tướng thôi tiểu muội à!
Chương 9: Tình Hận Chưa Nguôi

Sau trận đụng độ với Nguyễn Đại Thạch và Hồ Cầm ở trước cửa đoanh trại, đô đốc Long có vẻ chú ý đến Nguyễn Phước Quang hơn, sau đó Phước Quang được lệnh không đi làm tạp dịch nữa mà được cất nhấc lên chức “tổng quản” cai quản tất cả tù binh trong trại binh.

Xuất thân từ một dân dã ở Tây Sơn theo biệm rầm (Nguyễn Nhạc) từ thuở mới mười sáu tuổi sau đó đổi qua dưới quyền của Quang Trung Nguyễn Huệ, đô đốc Long ít có thời giờ theo tập võ nghệ, nay thấy Phước Quang tinh thông thập bát ban, ông rất cảm phục và dần dần cất nhắc lên hàng tì tướng thân cận.

Cho dù đã đạt tới địa vị ấy nhưng Phước Quang vẫn tấm tức vì cái nhục mà hắn cho rằng nguyên n

nhân chính là Nguyễn Đại Thạch. Một hôm trong khi chuyện vãn với đô đốc Long sau những giờ tập luyện võ công, đô đốc hỏi:

- Theo ý ngươi thì kẻ thù đáng gờm nhất của triều đại Tây Sơn bây giờ là Lê Chiêu Thống hay quân Mãn Thanh?

Phước Quang trả lời:

- Cừu thù của Tây Sơn không phải là Lê Chiêu Thống hay Mãn Thanh. Thế lực sẽ tiêu diệt Tây Sơn trong một thời gian không xa chính là Nguyễn Ánh ở phương Nam đó!

- Nguyễn Ánh đâu đủ thực lực để tiêu diệt Tây Sơn?

Phước Quang cười lớn:

- Bắc Bình Vương không biết rằng Ánh là kẻ gian xảo mưu mô, dụng nhân rất giỏi. Để rồi đô đốc coi trong vòng một kỷ nữa là cùng nhà Tây Sơn sẽ …

Đô đốc Long hoảng hốt:

- Vậy ta có diệu kế nào để cứu vãn chăng?

- Có Trần Đoàn lão tổ sống lại cũng không thể cứu vãn được cơ nghiệp Tây Sơn. Tôi xin dâng một kế mọn …

Đô đốc Long rạng rỡ:

- Cứ nói! Ta cho ngươi cử nói! Ngươi sẽ là kẻ đại ân với triều Tây Sơn nếu ngươi hiến kế lạ!

Phướt Quang hạ thấp giọng:

- Chĩ có một kế hay nhất hiện nay là cho thám báo vào Gia Định ám sát Nguyễn Ánh!

Đô đốc Long sa sầm nêt mặt:

- Ánh là kẻ đa nghi, đâu phải đễ làm chuyện ấy?

- Chính là chỗ đa nghi đó nên rất dễ hành động kế hoạch của mình. Xin giao cho tôi trọng trách tôi sẽ giết Ánh ngay sau khi đến đất Gia Định.

- Được rồi! Ta sẽ tâu vương thượng và chắc vươn thượng sẽ đồng ý cho ngươi vào Gia Định ngay.

Ông nói thêm:

- Nhưng việc không thành thì ngươi mất đầu như chơi đó!

Phước Quang quả quyết:

- Tôi lấy đầu tôi để cuộc với đô đốc. Hai tháng sau đô đốc sẽ thân vào Gia Định để lấy hoặc là đầu tôi, hoặc là đầu Nguyễn Ánh.

Cả Phước Quang và đô đốc Long đều vỗ tay cười lớn. Ít lâu sau Nguyễn Phước Quang đã đặt chân lên đất Gia Định với danh nghĩa một thương buôn chở trầm từ Quảng Nam vào bán cho con buôn Chần Lạp và Xiêm La. Thực ra trong bụng Phước Quang không lưu tâm mảy may gì đến sự tỗn vong rửa nhà Tây Sơn, mục đích duy nhất mà y theo đuổi là báo thù được Nguyễn Đại Thạch do đã biết được hiện nay Thanh Nhạn đang bị nhốt trong bạch tháp ở Gia Định.

Phước Quang tuy là anh em với Hồ Cầm nhưng từ lầu đã thầm yêu cô em cùng cha khác mẹ này nhưng y không đám thổ lộ với ai về mối tình vừa câm lặng vừa éo le của y chình vì không thổ lộ được nên y rất căm tức Đại Thạch và cho rằng chàng đã quyến rũ mất cô em xinh đẹp. Lần này qua bao nhiêu mưu mô tiến thân Phước Quang tính đặt chân đến được đất Gia Định. Dụng tâm của y là sẽ tìm mọi cách chiếm được Thanh Nhạn để trả thù Đại Thạch và chỉ có cách này y mới nguôi lòng căm hận.

Dò hỏi tung tích Thanh Nhạn và bạch tháp là chuyện tương đối dễ vì Thanh Nhạn là người Bắc Hà mà người Bắc Hà thì ở đây rất ít ỏi, vả lại bạch tháp ở phủ Bình Dương bất cứ mạt viên quan nhỏ nào cũng biết.

Để đạt cho bằng được mục đích Nguyễn Phước Quang đã lấy danh ngihĩa là cùng họ với vương thượng ở đây xin theo đạo Hoa Lang.

Tất nhiên bọn giáo sĩ phủ Binh Mà đứng đầu là cha cố Phê- rô rất hoan nghênh điều này và cho tổ chức một buổi lễ “rửa tội” khá linh đình vào một buổi sáng chủ nhật tại nhà thờ chình để tuyên truyền dương cao thanh thế của chúa đã cải hóa được một ông hoàng nhỏ. (Ấy là chúng quảng cáo đại như thế để thêm phần uy tín cho đạo mình).

Khi linh mục Phê- rô vừa xức ít nước lên đầu Phước Quang vừa thì thầm đọc một tràng tiếng La tinh gì đó thì Phước Quang nói nhỏ:

- Thưa cha ởBắc Hà có mật lệnh cho người vào ám sát cha!

Phê- rồ rung rung râu quai nón đỏ hoe:

- Sao con biết? Con có thể nói rõ cho ta nghe được không?

- Được chứ! Tối nay cha chờ cửa sau con sẽ tâu bày âm mưu này.

Tối đó Phước Quang lẻn vào phòng cố đạo Phê- rô ở biệt lập trong góc kín đáo bên trong sân nhà thờ chính tòa.

Linh mục Phê- rô nói ngay:

- Có gì minh chứng là những điều con nói xác thực?

- Con vừa ở Bắc Hà vào cha còn nhớ cái thằng trước đây đã giết chết quan trấn thủ và nếu không có súng đạn của cha thì nó cũng giết cha luôn hôm đó rồi!

Phê- rô vỗ trán:

- Ta nhớ rồi! Nó đã bị nhốt trong bạch tháp rồi mà?

Phước Quang cười thầm khi nhìn bạ mặt ngây ngô của Phê- rô:

- Nó đã trốn thoát la Bắc Hà lâu rồi, hiện ở trong bạch tháp chỉ còn Thanh Nhạn mà thôi!

Phê- rô như chợt tỉnh:

- Nhắc đến Thanh Nhạn ta mới nhớ! Sao tên hiệp trấn thủ Tiểu Sơn hứa hẹn lần lữa mà chưa trao con bé đó cho ta!

- Vì một lý do rất đễ hiểu là cô ta cự tuyệt. Nhưng từ nay cha đừng lo. Con đã nắm trong tay bức thư của Nguyễn Đại Thạch là tên định ám sát cha và là hôn phu của Thanh Nhạn gửi cho Thanh Nhạn khuyên không nên chờ y nữa và y đã thành hôn ở ngoài Bắc Hà!

- Ô! Hay lắm! Cơn có thể trao bức thư ấy cho cha?

- Con còn cất ở nhà. Nhưng chính tay con tìr Bắc Hà vào trao cho Thanh Nhạn mới làm cho cô ta tin được. Cha nên nhớ cô ta tuy là phụ nữ nhưng cũng có biết võ thuật và rất cứng đầu!

- Ờ! Đúng rồi! Ta sẽ dẫn con đến gặp Tiểu Sơn vâ lấy lệnh vào thăm Thanh Nhạn ngay ngày mai.

Ông ta đã dẫn Phước Quang đến gặp Tiếu Sơn xin cho y được gặp Thanh Nhạn trong Bạch tháp. Tiểu Sơn là người có cảm tình riêng với Đại Thạch nên rất khó chịu khi nghe Phước Quang luôn luôn công kích chàng bằng một ngôn ngữ tàn mạt nhất, tuy vậy hắn cũng nể trọng Phê- rô và cấp lệnh cho Phước Quang được vào khu bạch tháp nhưng trước khi đi y dặn Quang:

- Coi chừng tên Lạt Ma hòa thượng đấy! Từ khi bị Đại Thạch đánh một trận ngay tại Bạch tháp y gần như nổi điên và lúc nào cũng cáu giận, tính khí bất thường lắm!

Phước Quang hỏi lại:

- Y không biết đọc lệnh của quan gia sao?

- Hắn có biết đọc đó nhưng hắn không tuân lệnh thì ta làm sao?

Phước Quang cười gằn:

- Quan gia cứ tin ô tôi, thằng lưu lạc giang hồ này cũng đã từng nếm trải mọi đắng cay ở đời rồi!

Trước khi đến bạch tháp phải vượt qua cái hào khá rộng. Phước Quang đã đến bên bờ hào và không thấy phương tiện nào để vượt qua cả. Theo lời căn dặn trước của Tiểu Sơn, Phước Quang đến bên bờ đoạn trông sang Bạch tháp hú lớn một câu chú tiếng Phạn dùng làm mật ngữ:

- Úm ma ni bát nê hông!

Hú câu ấy đến lần thứ hai thì ở bờ bên kia xuất hiện một chiếc ghe nhỏ chèo qua. Người chèo ghe không ai khác hơn là Lạt Ma hòa thượng.

Lão hòa thượng này đã già đi trông thấy, từ ngày bị Đại Thạch dùng nhuyễn pháp trói lão quay tròn trên bạch tháp và dùng gã như một chày giã gạo giã lão một trận thất điên bát đảo. Trong lòng hừng hực căm hờn, lão tận lực tập nhuyễn pháp và ao ước được gặp lại Đại Thạch sẻ báo thù bằng chính xảo thuật mà chàng đã hành hạ lão. Nhưng cả năm nay Đại Thạch biệt vô âm tín.

Ảo ảnh khiến cho lão nhìn Phước Quang đứng bên bờ giống hệt như Đại Thạch lòng lão sôi lên căm hận. Ghe vừa mới đến giữa dòng lão đã rút ra một dải lụa dài phóng về phía Phước Quang. Dải lụa như một rắn lớn rít lên ghê rợn trong không khí. Phước Quang ở thế không kịp đề phòng và không ngờ tự nhiên ại bị tấn công nên không kịp rút gươm ra, hắn đã bị dải lụa trói chặt. Lão Lạt Ma cười rú lên vì sung sướng, lão vận kinh lực hất tung người Phước Quang lên cao rồi buông cho hắn ngã tùm xuống dòng nước. Phước Quang tối tăm mặt mũi vì từ thuở bé ở trên núi chưa hề quen với sông nước, nhưng hắn cố lóp ngóp bơi tung tóe giữa giòng. Còn đang sặc sụa vì nước, giải lụa từ trên cao lại như một con rồng lồng lộn bay xuống nhằm đầu Phước Quang quất những đòn hiểm ác. Phước Quang vừa kinh ngạc vừa tức giận vì không biết lão chèo ghe này là ai mà tự nhiên mới gặp hắn lần đầu đã ra đòn hạ độc thủ. Hắn rún hơi rút trường kiếm trên vai lợi dụng giải lụa đến gần dùng kiếm quấn lấy vít xuống dòng nước và theo đà này Phước Quang kinh thân vọt lên thuyền.

Chiếc thuyền đã nhỏ, bị thân pháp của Phước Quang dằn mạnh làm nó lảo đảo gần muốn lật úp. Lạt Ma hòa thượng vừa thu giải lụa về vừa gầm lên:

- A tên chó chết, hôm nay mi sẽ treo lên Bạch tháp và ta sẽ biến thân mi thành chày giã gạo như mi đã từng lừa ta vậy!

Phước Quang ú ớ:

- Nhưng lão … tôi lừa đảo lúc nào?

Nghe âm thanh của Phước Quang, lão hòa thượng tỉnh ngộ nhận ra đây không phải Đại Thạch nhưng đã lở lão vẫn nói bừa:

- Tên chó chết khéo vờ vĩnh nữa, coi nhuyễn pháp của lão đây!

Dứt lời lão phóng giải lụa ra liền. Bản chất Phước Quang rất hung ác nên thấy lão hòa thượng này hồ đồ cũng chịu không nổi, hắn gầm lên:

- Lão trọc đầu đần độn này đừng trách ta!

Lập tức ánh thép trong tay hắn lóe lên. Thân pháp Phước Quang đột nhiên biến đổi, tuy trên chiếc ghe rất chật chội, nhưng Phước Quang xoay trở nhanh nhẹn và ung dung như trên đất liền. Lưỡi gươm trong tay Phước Quang biến đổi kỳ ảo và trong một chiều “long tiềm hổ phục” hắn đột ngột rú lên một hơi dài chém đứt lìa cánh tay tái của lão hòa thượng. Lão Lạt Ma rống lên đau đớn ngã ngửa xuống dòng nước. Thân thể lão như một khúc gỗ Phước Quang mặt lạnh như tiền kéo xác lão lên thuyền rồi vơ lấy chiếc chèo đập nước cho thuyền trôi vào dưới chân ngọn Bạch tháp. Thuyền vừa chạm vào bờ lão Lạt Ma hòa thượng cũng vừa tỉnh dậy, lão rên rỉ vì bả vai trơ lại những sợi thịt và máu khủng khiếp:

- Trời ơi! Mi nỡ hạ độc thủ với ta! Chó chết! Cút ra khỏi nơi đây!

Lão liền ném dải lụa không cần đợi Phước Quang giải thích gì cả, đẩy hắn bắt buộc ở thế phải tự vệ. Hai người nhảy vọt lên bờ vừa giao đấu vừa lùi vào chân Bạch tháp.

Hình như lòng căm hận tăng thêm sức mạnh cho lão hòa thượng. Lão vừa gầm thét vừa vẫy lộng dải lụa tấn công liên tiếp. Lần này lão như con cọp dữ bị thương đau chỉ có tấn công chớ không thèm thủ thân nữa. Gương mặt lão cũng đã biến thành gương mặt một con thú dữ hung tợn. Bao nhiêu công 1ực lão dồn vào trận này mà linh cảm cho lão biết là trận đấu này chính là trận cuối cùng trong đời nên hai bên bất phân thắng bại. Hai người vừa đánh vừa lui vào gân chân tháp. Lạt Ma hòa thượng càng lúc càng đuối thế, mất lão tuy đã mù từ lâu nhưng lão đã quen thuộc vùng đất nhỏ này không kém gì một người mắt sáng.

Nhưng dù sao lão vẫn ở thế yếu. Bây giờ lại thêm chĩ còn một cánh tay, vết thương mới tinh ấy càng lúc càng đau nhức làm lão không chịu nổi.

Khi lão hòa thượng đã dựa vào chân tháp lão dùng răng cắn vội lấy sợi dây chuông báo cho Thanh Nhạn ở trong tháp biết trong lúc tay lão vẫn huy động dải lụa. Bây giờ lão dù muốn cũng không tấn công được nữa. Tiếng chuông vang lên inh ỏi khiến Phước Quang kinh ngạc hơi chậm tay kiếm lại. Thừa dịp ấy, lão hòa thượng hét lên khi thấy Thanh Nhạn vừa ló đầu ra ngoài cửa tháp:

- Cô nương! Có thích khách tới giết cô nương! Mau dùng mê hồn hương.

Thanh Nhạn ở trên cao nhìn xuống thấy lão đang giao đấu với một thanh niên mặt mũi xấu xí dữ tợn thì tin ngay. Nàng vẫy ngay xuống một lớp bột trắng.

Phước Quang phóng trường kiếm khỏi tay mũi kiếm ghim đúng ngực Lạt Ma hòa thượng đóng lão dính cứng vào chân tháp. Dải lụa rũ xuống lão đã thực sự tắt hơi thở cuối cùng, lúc ấy Phước Quang đã ở trong tháp và bị trói chặt vào thành giường. Hắn rên rỉ:

- Cô nương! Tôi đem tin Nguyễn Đại Thạch đến cho cô nương sao cô nương lại trói tôi?

Thanh Nhạn kinh ngạc:

- Sao lão hòa thượng bảo ngươi định giết ta?

- Lão nói bậy, hình như lão điên cuồng thì phải. Gặp tôi lần đâu chưa kịp trình bày gì lão đã xuất thủ ngay và tôi bắt buộc phãi tự vệ thôi!

Nàng đến gần Phước Quang:

- Nhưng tin tức của Nguyễn Đại Thạch là tin tức gì?

Phước Quang cựa nguậy thân hình bị trói kêu lên:

- Cô nương trói tôi đau nhức thế này lam sao tôi nói được?

Thanh Nhạn đe dọa:

- Thôi được ta sẽ cời trói cho ngươi! Nhưng hãy coi chừng hể ngươi lừa gạt ta thì đừng trách ta mê hồn hương sẽ làm ngươi bất tỉnh và ta ném ngươi xuống sông làm mồi cho cá đó!

- Cô nương cứ yên tâm! Tôi vừa từ Bắc Hà vào và có đem theo thư của Nguyễn Đại Thạch gửi cô nương đây!

Thanh Nhạn kéo nhẹ một đường gươm vào các mối trói. Sợi dây thừng bung ra và Phước Quang đứng bật dậy. Hắn liền đổi giọng:

- Cô nương là tuyệt thế giai nhân, tội gì chờ đợi cái tên bạc tình phóng đãng đang du hí ở đất Bắc Hà nhiều kỹ nữ ấy?

Thanh Nhạn nghiêm nét mặt:

- Hãy đưa lá thư của Đại Thạch và đừng sàm sỡ, coi chừng hương mê hồn đó!

Phước Quang cười hinh hích, hắn đút tay vào túi lấy ra một phong thư.

- Đây là thư của Đại Thạch gửi cô nương để chứng tỏ tôi không nói dối, nhưng muốn trao đổi tôi phải được đền bù gì chứ?

Thanh Nhạn gắt lên.

- Thả trói cho ngươi chưa phải đền bù sao?

- Ô! Tôi sẽ đưa thư cho cô nương đọc nhưng cô nương phải hứa sau này nếu cô nương có thành gia thất với người nào khác trừ Đại Thạch người ấy phải là tôi!

Thanh Nhạn buông xuôi.

- Ta hứa vầy cũng được.

Thực ra trong thâm tâm nàng nghĩ nàng là của Đại Thạch rồi có bao giờ nàng còn thành gia thất với ai nữa?

Phước Quang đành ném lá thư xuống đất mặc cho Thanh Nhạn nhặt lên đọc.

Bức thư viết về nỗi nhớ nhung của Đại Thạch khi phải bôn ba trên đất Bắc Hà tìm nghĩa phụ và cuối cùng để cứu thoát nghĩa phụ bị quân Mãn Thanh giam giữ Đại Thạch bắt buộc phải thành hôn với con gái của một vị quan lớn triều Lê.

Cuối thư Đại Thạch mong Thanh Nhạn tha lỗi, quên chàng đi để có thể thành gia thất với bất cứ ai khác. Góc tờ giấy là con triện vuông của Đại Thạch mà Thanh Nhạn có lần nhìn thấy.

Đọc xong thư Thanh Nhạn vừa hoang mang, vừa đau khổ nàng ngơ ngác hỏi Phước Quang:

- Có chuyện ấy thực sự ư!.

Phước Quang mỉm cười:

- Trên đời này có chuyện gì mà không thể có? Thời gian ấy tôi ở chung với Đại Thạch tại Bắc Hà nên hiểu rõ tâm trạng y! y rất đau khổ, nhưng vì mạng sống nghĩa phụ nên đành hy sinh vậy. Vả lại theo tôi nghĩ bậc anh hùng trên đời này đâu phải chỉ có một mình Đại Thạch mà cô nương bi lụy?

- Nhưng … nhưng … tôi đã gửi hết lòng trông cậy vào chàng …

Phước Quang cười lớn:

- Vì cô nương gửi lầm đó thôi! ở Bắc Hà y cũng khá nổi tiếng vì tính tình trăng hoa phóng đãng và vì y được trời đất ưu đãi ban cho bộ mãt khá đẹp trai nên y càng lợi dụng để tàn phá các đóa hoa Bầc Hà!

- Hà! Cô nương ơi! Một con người như Đại Thạch mà cô nương còn luyến tiếc làm gì?

Thanh Nhạn dậm chân het lên:

- Nếu ta còn nghe ngươi nói những lời bậy bạ về Đại Thạch thì ngươi hãy cút xuống khỏi đây ngay!

Phước Quang trầm giọng:

- Cô nương! Tôi nói xấu về y làm gì? Chẳng qua tôi chỉ nói thật cho cô nương biết vì rất thông cãm với mối tình đẹp của cô nương thôi! Vả lại, cô nương đâu có biết trước khi lấy vợ Đại Thạch cũng đã ăn ở với em gái của tôi rồi!

- Em gái của ngươi? Ta không tin Đại Thạch là người lăng loàn đến vậy!

Phước Quang cả cười:

- Chửng lẽ tôi lại đem em gái tôi ra đùa bỡn với cô nương! Tôi chỉ nói thật …

Thanh Nhạn ngờ vực:

- Té ra vì ngươi thù ghét Đại Thạch chứ gì?

Phước Quang biến sắc, nhưng y giấu được ngay:

- Thực ra thù ghét thì không phải nhưng tôi không ưa được những trò trăng gió của Đại Thạch, tôi không muốn y tiếp tục hại những đời thiếu nữ!

Phước Quang phất tay áo:

- Thôi! Ta bàn lăng nhăng về đức hạnh của tên ấy cũng chẳng ích gì! Bây giờ cô nương định sao?

Thanh Nhạn đáp:

- Tôi định ra Bắc Hà xem hư thực vì bây giờ tên Lạt Ma chết rồi đâu còn ai canh giữ ở đây nữa!

Phước Quang vừa cười vừa trỏ ra xa:

- Cô nương ngây thơ quá! ở đây canh gác đâu phải chĩ có một tên Lạt Ma?

Hắn xuống giọng:

- Nhưng nếu cô nương muốn thoát thân khỏi chổn này thì dễ lắm. Tôi có tín chỉ của tên hiệp trấn thủ Nguyễn Tiểu Sơn cấp cho đây có thể dẫn cô nương ra khỏi vùng này một cách dễ dàng!

Thanh Nhạn mừng rở:

- Thế thì tốt lắm! Ta lên đường đi chứ?

Phước Quang chần chừ:

- Trước khi đi ta phải tính toán để ít bị trở ngại nhất vì tôi là người am tường khu vườn rộng của tên trấn thủ này!

- Vậy ngươi tính sao?

- Sáng sớm ngày mai ta sẽ lên đường. Cô nương cho tôi một ít mê hồn hương để khi ra đến trạm gác bên kia hào tôi sẽ đánh thuốc mê mấy tên quân gác.

Thanh Nhạn vốn người cả tin, vả lại nàng đang nóng ruột muốn thoát thân khỏi nơi đây, nàng chỉ cái lọ màu xanh trên bàn, tặc lưỡi:

- Thứ thuốc này ta đựng trong lọ đó, ngươi cứ lấy để sáng mai ta lên đường!

Phước Quang cười bí mật:

- Cô nương sẽ thấy tài mọn của tên này, trưa mai là chúng ta trên đường ra Bắc Hà rồi! Ha …ha!

Nhưng ngay đêm hôm ấy đợi cho Thanh Nhạn ngủ say, Phước Quang ăn cắp mê hồn hương chụp vào mắt Thanh Nhạn. Đợi ít phút cho thuốc mê ngấm vào người nàng, Phước Quang cởi từ từ từng lớp áo của Thanh Nhạn ra.

Đối với Thanh Nhạn hắn chẳng những muốn chiếm đoạt nàng vì thèm khác xác thịt mà còn muốn qua ý định chiếm đoạt Thanh Nhạn, trã thù luôn mối hận tình vì hắn cho rằng Nguyễn Đại Thạch đã quyến rũ Hồ Cầm của hắn.
Chương 10: Cuộc Đại Ngộ Ở Thăng Long

Khi Phước Quang vội vã vồ chồm lên người Thanh Nhạn thì hắn bị một thiên trượng nện ngay gáy. Hắn nổ đom đóm mắt quay lại. Một bóng người to lớn đứng ngay trên bậc cửa sổ, tà áo rộng vá bằng trăm mảnh của bóng đen bay phần phật đưới ánh trăng nhợt nhạt. Trong bóng tối, Phước Quang chưa nhận ra mặt đối thủ là ai thì bóng đen đã gầm lên:

- Tên tặc tử! Còn đứng lóng ngóng ở đó phải không? Có mặc quần áo vào hay đợi lão gia cho thêm một thiên trượng nữa vào óc?

Phước Quang kinh hoàng kêu lên:

- Ngoại gia! Trời ơi ngoại gia đến đây làm gì?

Đúng bóng đen là Thiền Long đại sư. Đại sư cười lên ha hả:

- Mi hỏi ta đến đây làm gi ư! Ta đến đây để tóm cổ tên cháu ngoại mất dạy về lại Gia Miêu chứ còn làm gì nữa?

Phước Quang lốm cồm bò đến chỗ quần áo.

- Ngoại gia ơi! Con đâu đã về Gia Miêu được! Còn bao nhiêu việc ở đây và con còn hứa dẫn cô nương đây tới Thăng Long …

Thiền Long đại sư nháy xuống sàn gỗ, đại sư đưa trảo pháp vương ra chộp lấy gáy áo Phước Quang:

- Đồ mất dạy! Định dẫn cô nương nầy đến Thăng Long bằng cách cởi hết quần áo ra như vậy phải không?

Phước Quang co rúm người lại. Xưa nay hắn là người rất ngang ngược hung hãn nhưng rất sợ ông ngoại hắn. Vì từ khi mẹ hán qua đời ông ngoại hắn vừa nuôi hắn như một người mẹ vừa là người thầy đã dạy cho hấn võ công từ tấm bé. Phước Quang giãy giụa trong tay ông:

- Ngoại gia! Ngoại buông cháu ra cháu mới gọi cô nương dậy được!

Thiền Long đại sư quăng hắn một cái vô góc phòng.

Phước Quang cắn răng chịu đau bò lại chỗ Thanh Nhạn đang nằm bất tỉnh.

- Cô nương! Cô nương dậy mau trời sáng rồi!

Sau một hồi lay mạnh mà Thanh Nhạn vẫn còn nằm mê mệt. Thiền Long đại sư nóng nảy quát lên:

- Mi cho người ta ngửi thuốc mê hay sao mà cô nương nằm như chết vậy?

Phước Quang ấp úng chối quanh:

- Dạ đâu có thuốc mê, có lẽ cô ta ngủ mê vì mệt mỏi quá chăng?

- Mi mau lấy trâm cài đầu của cô ta châm mạnh vào các huyệt Nhân trung, Thập tuyên.

Phước Quang riu ríu nghe theo. Hắn rút chiếc trầm trên tóc của Thanh Nhạn châm mạnh vào các huyệt mà ông ngoại đã bảo:

Một lát sau Thanh Nhạn tỉnh dậy. Nàng ngơ ngác hỏi:

- Ủa! Trời đâu đã sáng?

Chợt nhìn thấy người lạ nàng kinh ngạc kêu lên:

- Ngươi … ngươi … đại sư là ai mà lại vào đây?

Thiền Long cười lớn:

- Ta không vào đây thì cô nương đã bị thằng nhãi con này nó hại rồi!

Phước Quang vội át đi:

- Ngoại gia! Con chỉ đùa thôi mà!

Thiền Long đập thiền trượng xuống sàn:

- Thôi im đi! Trời tuy chưa sáng nhưng cô nương cũng nên dậy sớm để sữa soạn lên đường đi Thăng Long!

Thanh Nhạn vẫn còn ngửi thấy mùi “mê hồn hương” Phảng phất. Nàng xua tay trước mặt và hỏi Phước Quang:

- Có phải ngươi vừa lấy mê hồn hương ra không?

Phước Quang ậm ọe chối:

- Không! …. ờ mà tôi đã nói trước với cô nương là tôi cần một ít để cho bọn quân trạm gác ngủ say!

Sư Thiền Long xen vào:

- Thôi khỏi cần! Vì bọn quân gác ta đã đưa chúng lên Niết bàn cả rồi!

Cả Thanh Nhạn lẫn Phước Quang đều trố mắt:

- Bọn chúng chết hết cả rồi?

Đại sư cười vang như thích ý lắm:

- Ha ha! Gặp thiền trượng của lão tổ đây thì không lên Niết bàn còn biết đi đâu?

Quay sang Thanh Nhạn đại sư nói:

- Còn cái lọ “mê hồn hương” ấy ta thấy cô nương nên quăng xuống con sông trước mặt đi cho rồi. Vì để chỉ có hại cho cô nương mà thôi!

Sợ sư Thiền Long lại nhắc đến hành vi bỉ ổi của mình, Phước Quang vờ giục giã:

- Thôi chúng ta lên đường cho sớm sủa. Ngoại gia cũng về luôn Gia Miêu ngoại trang chứ?

Sư Thiền Long đáp:

- Ta không về Gia Miêu ngoại trang. Ta đi theo các ngươi đến Thăng Long tóm cổ con Hồ Cầm về một thể!

Phước Quang đáp xuôi xị:

- Vậy ta cùng đi! Có ông ngoại thì sợ gì bọn giặc có dọc đường nữa?

Cả ba sửa soạn trong chốc lát.

Khi ba người đang tìm chiếc đò của lão Lạt Ma hòa thượng trôi dạt đâu đó để sang sông bỗng nhiên xuất hiện một chiếc thuyền sơn rất đẹp che rèm màn lụa đỏ, chiếc thuyễn trôi lơ lững rồi tấp vào bờ ngay chỗ ba người đang đứng.

Trên thuyền nhảy xuống một tráng niên, Phước Quang và Thanh Nhạn vùng kêu lên một lúc:

- Nguyễn Tiểu Sơn!

Đại sư Thiền Long hỏl:

- Nguyễn Tiếu Sơn là ai vậy?

Thanh Nhạn đáp:

- Hiệp trấn thủ ở đây, thay thế cho quan trấn thủ vừa qua đời.

Lúc ấy Tiểu Sơn đã tiến lại gần, y thi lễ rất cẩn trọng:

- Nương tử định đi đâu?

Sư Thiền Long xen vào:

- Ta rủ cô nương đây đến Thăng Long có chút việc. Quan gia nghĩ sao?

Tay Tiểu Sơn vẫn vòng lại ở thế thi lể y cau mày:

- Tiểu sinh nghĩ không được vì đã có lời hứa với cha Phê- rô.

Thiền Long nóng nảy ra mặt:

- Phê- rô là ai ta không cần biết, chĩ biết ta lỡ rủ cô nương đây ra Thăng Long là cô nương phải theo ta thôi! Lên đường!

Đại sư Thiền Long và Thanh Nhạn đã tới thành Thăng Long sau ba tháng vượt suối trèo non.

Thăng Long thành đã lâu lắm Thanh Nhạn không trông thấy chốn kinh kỳ đô hội này.

Lần trước ở đây đường phố còn đầy bóng giặc Mãn Thanh nghênh ngang và nhiều dãy phố đóng cữa im lìm vì dân chúng sợ quân ngoại xâm cướp bóc.

Lần nây Thăng Long không côn bóng một tên giặc, trận chiến thắng mùa xuân của vua Quang Trung như vẫn còn dư âm hùng tráng của nó.

Nhiều nhà phố hàng xưa kia của dân Hoa kiều cũng đóng cửa vì chủ nhân đã bỏ chạy về Tàu, nhưng đa số các hàng quán của người Nam đã mở cửa buôn bán tấp nập. Hàng hóa đầy ắp ở các cửa hàng vì bọn Tây dương mang vào nước ta một lượng hàng lớn lạ mát qua các cửa khẩu

phố Hiến, Hội An hay Đà Nẵng.

Thăng Long khi Thanh Nhạn đặt chân tới cũng còn đang ồn ào vì tin đồn hai hiệp sĩ một nam một nữ đại náo ở trước trấn doanh của đô đốc Long ngoại biên kinh kỳ.

Từ khi cuộc hỗn loạn trước trấn doanh đô đốc Long xảy ra, cấm vệ quân Tây Sơn hình như được tăng cường nhiều hơn và tưần tra dày đặt hơn. Cả quân thám báo cũng được tung ra đế truy tìm lai lịch hai thủ phạm là Nguyễn Đại Thạch và Nguyễn Hồ Cầm.

Buổi chiều đầu tháng chạp ở Thăng Long khí trời lạnh dữ dội, Thanh Nhạn cóng cả người, nàng đã mua thêm hai áo ấm mà vẫn thấy chưa đủ để ngự hàn.

Riêng đại sư thì hình như không biết lạnh lẽo là gì.

Trời chập choạng tối sư gia đã rủ Thanh Nhạn ra du ngoạn ở đê sông Hồng.

Sư thích thú nói:

- Ngắm mặt trời lặn trên sông Hồng thực là thú vị.

Thanh Nhạn hoàn toàn không thấy thú vị gì cả nhưng vì nể sư suốt ngày nóng ruột vì chưa tìm ra tông tích của Hồ Cầm nên cũng đành chiều lòng đi theo sư.

Chiều hôm ấy cũng như chiều hôm trước, Thanh Nhạn theo sư Thiền Long hóng gió trên đê sông Hồng. Gió từ phia Kinh Bắc thổi lồng lộng chạy về phía Thăng Long làm Thanh Nhạn muốn nổi da gà. Đứng với sư một lát, mặt mũi tê cóng vì lạnh, Thanh Nhạn rên rỉ:

- Rét quá! Thôi về nhà trọ đi đại sư!

Mặt sư Thiền Long lúc ấy căng thẳng lắm, sư khẽ kéo tay Thanh Nhạn thì thào:

- Cô nương! Cô nương nghe thử có tiếng gì văng vẳng từ xa.

Thanh Nhạn dừng chân lắng nghe.

Từ đâu xa xôi trên dòng sông đỏ ngầu phù sa hình như có tiếng đàn vọng lại nho nhỏ. Tiếng đàn càng lúc càng xích lại gần. Nàng đáp:

- Tiếng đàn tỳ bà!

Sư Thiền Long kêu lên:

- Tiếng đàn Hồ Cầm! Ôi! Phải rồi tiếng Hồ Cầm của ả cháu ta đây mà!

Lúc ấy trời đã chập choạng tối, trên dòng sông bỗng xuất hiện một chiếc thuyên lớn khác hẳn những chiếc thuyền đánh cá và thuyền buôn vẫn thường lưu thông trên sông Hồng ở cái mũi đóng cong cao hẳn lên và vì màu sơn đen tuyền của nó. Chiếc thuyễn lớn với hai lá buồm rộng vẫn lờ đờ trôi và tiếng đàn vẫn thánh thót buông trên dòng sông lộng mờ tối.

Sư Thiền Long dặn:

- Cô nương cứ đứng đây đợi, ta sẽ xuống thuyền xem soa Thanh Nhạn rúu lại:

- Cho tôi đi với!

Trên thuyền vẩng lặng nhưng trong khoang vẫn vẳng ra tiếng đàn. Sư vừa quát lớn vừa xông thẳng vào khoang thuyền:

- Có khách đến xin nghe đàn!

Cửa màn khoang thuyền mở rộng:

bên trong có hai người ngỏi ủ rũ, Nguyễn Đại Thạch và Hồ Cầm đang ôm một chiếc tỳ bà gãy điệu hành vân. Sư Thiên Long mừng rỡ.

- Hồ Cầm! Cháu có nhận ra ai đây không?

Hồ Cầm ngước mắt lên, mặt nàng thoáng vẻ vui mừng nhưng rồi lại sa sầm xuống:

- Ngoại gia! Cháu nhớ ngoại gia lắmchứ! Ngoại gia cứu cháu với!

Sư Thiền Long kinh ngạc:

- Ai làm gì cháu mà ta phải cứu! Cứ đứng dậy ra đây với ta. Chúng ta về Gia Miêu.

Hồ Cầm ủ dột chau mày không nói gì khiến Đại Thạch phải đở lời:

- Hồ Cầm muốn về Gia Miêu ngoại trang lắm, nhưng cả hai chúng tôi đều đã uống “dã tinh thảo” tê liệt hết tay chân rồi!

Sư Thiền Long kêu lên:

- “Dã tinh thảo”? Nhưng sao lại uống để tê liệt?

- Chúng tôi bị bọn thám báo của Sa La Nạp mới từ Yên Kinh sang bắt uống để bắt chúng tôi về Trung Quốc!

Chợt ngó thấy Thanh Nhạn, mặt Đại Thạch lại sa sầm xuống:

- Tiểu thư! Lần này chắc là vĩnh biệt rồi! Tội đã bị chúng cho uống độc dược không thể nào cử động được nữa!

Sư Thiền Long tính nóng như lửa, sư cầm thiền trượng đập mạnh vào vách thuyền:

- Bọn thám báo Sa La Nạp là bọn nào hãy để lão gia đập vỡ sọ cả lũ!

Vách thuyền bị vỡ bung để lộ ra một căn phòng nhỏ kế bên. Hai tên thám báo Mãn manh bay vọt tới trước mặt sư Thiền Long. Đại Thạch vẫn nói với Thanh Nhạn:

- Tiếu thư hãy về Phú Xuân báo với Nguyễn Huệ bọn Mãn Thanh quyết chí phục hận nên cho thám báo qua trước dòm ngó tình hình nước Nam, liệu mà đối phó!

Một tên thám báo mặc hắc y xuất chiêu một thế “[navy'>Kim kê độc lập cả quyền và cước đều đánh vào Thiền Long, còn tên mặc lam y giơ đại đao chém vụt vào Thanh Nhạn.

SưThiên Long cười ha hả chống thiền trượng trước mặt Thanh Nhạn đở dao cho nàng còn tay trái gạt xuống đánh quyền cước đối phương qua một bên. Đại đao chạm vào thiên trượng kêu lên một tiếng “choang” cực lớn, đao đã gãy làm đôi. Tên hắc y gầm lên.

- Lão này lợi hại thật!

Hắn chưa kịp dứt lời trảo pháp của sư Thiền Long đã vươn ra chụp đúng vào huyệt Bách hội của hắn. Sư giật mạnh tay lôi tên này sát vào mình. Thấy đồng bọn của mình bị đối phương khống chế, tên hắc y xuống tấn mổm phùng lên như rắn hổ mang. Đại Thạch kêu lên:

- Đại sư coi chừng! Hắn phun dã tinh thảo” đó!

Chỉ trong chớp thắt một luồng khí màu đen từ trong miệng tên hắc y phun ra.

Nhưng lão đại sư đã chớp nhoáng đẩy tên lam y ra hứng hết luồng độc khí đó trong tay vẫn khống chế huyệt Bách hội của hắn. Tên lam y rũ người xuống như một chiếc giẻ rách. Tên hắc y la hoảng:

- Tưởng đại huynh! Tưởng đại huynh yên tâm, đệ sẽ giải độc ngay!

Hắn thò tay vào túi môc la mấy viên trắng nhỏ nhét vào miệng tên lam y.

Tay sư Thiền Long như có lò so đã bật ra đúng miệng tên lam y và bóp mạnh lại làm hắn không sao cử động xương quai hàm được. Sư Thiền Long đại sư quát:

- Móc hết thuốc đưa đây không ta bóp chết tên chó chết này!

Tên hắc y mắt tái nhợt vì bị đối phương ép vào thế cùng nhưng hắn đành riu ríu nghe lời vì tên lam y vừa nói:

- Đưa thuốc giải cho hắn đi không ta chết mất!

Tên hắc y đành móc một gói nhỏ ném xuống mặt sàn thuyền, Thanh Nhạn cúi xuống nhặt lấy mở ra, toàn là những viên thuốc trắng nho nhỏ. Sư Thiền Long bảo:

- Cho Đại Thạch và Hồ Cầm nhai mỗi người một nữa.

Thanh Nhạn vội vàng làm theo.

Một lát sau Đại Thạch và Hồ Cầm đã được giải độc, cử động lại như bình thường.

Tên hắc y vẫn gầm gừ có về tức giận không làm gì được Sư Thiền Long thấy vậy bèn nói:

- Ngày hôm nay chúng ta mượn tạm thuyền này để đi du ngoạn còn hai nhà ngươi hãy chịu khó bơi về Yên Kinh mà bẩm báo với Càn Long!

Hồ Cầm lúc ấy mới chạy đến ôm chầm lấy ông ngoại, nàng xúc động rưng rưng khóc:

- Ngoại gia! Ngoại gia tha tội cho cháu đã trốn nhà đi mà không xin phép ngoại gia!

Đại sư Thiền Long vỗ vai cháu, giọng thẫn thờ:

- Ngoại gia sẵn sàng tha thứ cho cháu! Hà! Cháu ơi! Nhưng cháu phải về Gia Miêu ngoại trang để làm giỗ mẹ cháu chứ.

Hồ Cầm tự nhiên khóc nấc lên.

- Ngoại gia ôi! Nhất định cháu phải về Gia Miêu để chết bên mộ mẹ cháu vì cháu đã trúng kim độc của Sa La Nạp ở Quảng Đông chỉ còn sống được hai năm nữa thôi!

Hồ Cầm trật vai áo cho ngoại coi. Vết kim độc vẫn sưng và ửng đỏ như mới vừa bị trúng thương ngày hôm qua. Đại sư Thiền Long xúc động nhăn nhó cặp lông mày bạc:

- Hà! Nhà ta bạc phước quá! Phước Quang đã bỏ thây nơi đất khách quê người còn cháu dù có chết bên mộ mẹ cũng có hơn gì!

Thấy không khí buồn thảm quá Thanh Nhạn xen vào:

- Vết thương cô nương không thể chữa được sao?

Hồ Cầm đáp:

- Muốn chữa phải đến Yên Kinh tìm Sa La Nạp, mà cô nương ơi! Đời tôi đã chấm dứt lâu rồi, còn chữa làm gì nữa?

Hồ Cầm chùi vội nước mắt quay sang Đại Thạch:

- Còn đại huynh, đại huynh định đi đâu hôm nay?

Nguyễn Đại Thạch vòng tay vái sư Thiền Long:

- Mạng sống đến hôm nay là nhờ ơn đại sư, xin nguyện có ngày báo đáp.

Còn hôm nay? Cố nương ơi, thân tôi lưu đãng từ nhỏ bây giờ lại gửi cho mây trời gió núi chứ biết đi đâu?

Thanh Nhạn kêu lên:

- Đại ca không về Phú Xuân với tôi sao? Tôi phải về để báo với Quang Trung hoàng đế … Chúng ta là con dân nước Nam mà!

Đại Thạch vui vẻ nói:

- Chí tiểu thư cao rộng, tôi xin cảm phục. Thôi chúng ta cùng về Phú Xuân cùng Quang Trung Nguyễn Huệ giúp Người giữ yên bờ cõi, chống giặc phương Bắc đang hăm he xâm lấn, ngăn ngừa hậu họa do Nguyễn Ánh Đàng Trong mang lại …
Hết

Thông Tin
Lượt Xem : 2468
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN