--> Đào Hoa Trong Gió Loạn - game1s.com
pacman, rainbows, and roller s

Đào Hoa Trong Gió Loạn

ã bốn ngày nay rồi … Tôi căm thù bợn chúng … nên dù lửa cháy tôi cũng quyết ra xem đại gia giết hết bọn chúng cho hả dạ …. Đại gia! Nếu đại gia còn sống thì hãy về báo với Nguyễn Huệ ở Phú Xuân rằng bọn Nguyễn Ánh sắp được súng ống Tây dương rồi đó … Hãy giết bọn chúng di …

kẻo hậu loạn còn dài … đại gia nghe tôi không …

Đại Thạch an ủi:

- Tôi đang nghe cô nương nói đây, rồi tôi hứa sẽ báo cho Nguyễn Huệ tin này.

Dường như thiếu nữ đã trút hết những hơi thở cuối cừng.

- Còn tin này mới quan trọng với đại gia nữa …

- Tin gì thế?

- Tin về Thanh Nhạn!

Đại Thạch giật thót mình:

- Cô nương nói đi! Tin gì về Thanh Nhạn?

Thiếu nữ đáp nhẹ như hơi thở:

- Thanh Nhạn đã bị bán cho bọn giáo si Tây dương rồi!

Đại Thạch chết lặng người chàng cúi xuống lay thiếu nữ dể hỏi:

“Bán ở đâu?” Thì nàng ta đã ngừng thở. Đại Thạch đành lặng lẽ vuốt mắt cho nàng rồi thẫn thờ xuống dốc đồi. Trời cũng vừa sắp sáng ở phương Đông nhưng lòng Đại Thạch lúc này hoang mang quá, chàng chưa biết làm gì và cũng chưa biết đi về đâu.

Cách Thiên Trức tự một dặm về phía tây có một tòa dinh thự lớn là hành đinh cúa quan trấn thủ Phạm Đinh Hải. Hải là người đã theo Nguyễn Ánh ngay từ những ngày đâu “tẩu quốc” nên được đặc biệt trọng dụng, cho nhận chức ở một phủ hết sức quan trọng trong vùng đất đai của Nguyễn Ánh cai quản là phủ Bình Dương này. Tuy chỉ là một võ quan nhưng Phạm Đình Hải trước đây đã đậu đến tam trường nên kinh sách văn chương lão thông, và cả về mưu mô lươn lẹo y cũng lão thông không kém gì vương thượng Nguyễn Ánh nên vua tôi rất là tâm đầu ý hợp, mỗi khi ngự du đây Nguyễn Ánh đều đặt hành tải ở dinh của Phạm Đình Hải. Biết ông vua trẻ tuổi nhưng mộng thì lớn và cương nghị, quyết đạt được mục đích bằng mọi phương cách nên Đình Hải đã bày cho Nguyễn Ánh nhiều diệu kế vừa lấy lòng dân miền Nam vừa chiều lòng bọn giáo sĩ và thương nhân Tây dương để cầu viện sức mạnh bọn này. Chính Phạm Đình Hải đã bày kế mỹ nhân, cho quân đi lùng mua gái đẹp về tập nghề ca vũ để dâng cho bọn thương nhân giáo sĩ và dâng cho cả Tôn Sĩ Nghị, Lê Chiêu Thống ở Bắc Hà đế làm kế “liên hoàn” tiêu diệt Nguyễn Huệ ở Phú Xuân.

Đối với vương thượng Nguyễn Ánh, Phạm Đình Hải là một thủ túc thân tình và được việc, nhưng còn đối với dân chúng ở tĩnh Bình Dương y chỉ là một tên tham quan đầy quyền biến và tàn ác. Dân chúng thì ở thấp quá, còn vương thượng trên cao mới là kẻ đầy quyền uy có thể ban cho y nhiều bổng lộc vinh hoa nên dù tiếng than có dãy đất y cũng giả điếc làm ngơ. Để tự tạo cho mình một thế đứng vững vàng hơn, Phạm Đình Hải còn mua chuộc bọn giáo sĩ và có lẽ y là một trong những người đầu tiên ở Nam Kỳ xin được rửa tội theo đạo Hoa Lang. Sáng sớm chủ nhật nào y cũng dậy sớm sai quân vác kiệu cho y vào nhà thờ chánh tòa cách dinh độ nửa dặm để y xem lễ mi sa và chịu mình thánh Chúa. Thực ra Phạm Đình Hãi có quan tâm gì đến mười điều răn của đức Chúa Trời và sáu điều răn của Hội thánh gì đâu. Đến nhà thờ chỉ là cái bình phong để che đậy cho hành vi ám muội của y khi y muốn nhờ cậy mấy ông cố đạo Tây dương mà thôi.

Cạnh nhà thờ chính tòa phủ Bình Dương có một quán cơm của một góa phụ cũng theo đạo Hoa Lang, tên của quán cơm là “Núi Sọ” cũng là một cây dù lớn có thể đở được sự nhũng nhiễu của bọn quan lính ở đây rồi.

Hừng sáng hôm ấy Nguyễn Đại Thạch ăn điểm tâm tại quán “Núi Sọ”. Trong quán vào giờ ấy đã đông khách, Phần lớn là dân đạo Hoa Lang vừa tan giờ lễ hoặc chuẩn bị sắp sửa vào Nhà thờ dự lễ kế tiếp, hoặc với ý đồ liên hệ với các cha cố vì mục đích gì đó vừa có lợi cho túi tiền của họ, vừa có ích cho sự nghiệp mở mang nước Chúa của các bậc chân tu đến tữ bên kia bờ Đại dương. Ngồi trong quán vừa nhẩn nha ăn vừa nghe dân chúng bàn tán về những hành vi mờ ám của quan trấn thủ phủ Bình Dương, Đại nlạch chi mong rút ra được một chi tiết gì đó giúp mình khám phá ra tông tích của Thanh Nhạn. Bên ngoài có tiếng la não bạt inh ỏi. Góa phụ chủ quán nói đông đổng giữa quán để tỏ ra mình là người sành sỏi:

- Quan trấn thủ đi lễ!

Toán lính mở đường đã đi qua cũng những cờ biển “tĩnh túc”, “hồi tỵ” như của bậc đế vương.

Theo sau là chiếc kiệu sơn son thếp vàng che mái và phủ kín những nhưng lụa. Tiếp theo lại thêm một kiệu nữa cũng hoa hòe không kém gì kiệu trước. Mụ chủ quán chắt lưỡi:

- Hôm nay ngài lại dẫn cả con gái đi lễ nữa chứ!

Một thực khách đế vô:

- Không khéo hôm nay ngài đem dâng con gái ngài cho cha Phê – rô chứ lễ với lại gì thứ đàn bà đáng bôi vôi ấy!

Nguyễn Đại Thạch vươn vai đứng dậy ném mấy đồng bạc lên mặt bàn rồi bước ra khỏi cửa.

Vừa ló mặt ra đường chưa kịp nhìn rõ gì, Đại Thạch đã nghe trong đám hộ giá quan trấn thủ có tiếng la:

- Quân ăn cướp! Thằng kia đêm qua lên Thiên Trúc tự ăn cướp!

Thì ra trong đám quân phủ Bình Dương có cả lũ sư trẻ của chùa Thiền Trúc.

Bị phát hiện một cách đột ngột, Đại Thạch định dợm lui vào quán để tính kế khác thì một ngọn đao đã xẹt tới. Không muốn dây dưa vì một phát giác tình cờ, Đại Thạch bắn ra liên tiếp một loạt “càn khôn đạn” nhằm vào những tữ huyệt của đối phương. Tên sư trẻ, mặc áo lính ngã ra rống lên những tíếng như bò mộng bị giết. Tính toán của Đại Thạch đã sai vì chính những tiếng rống này dã kéo đám quân hộ vệ bu đen lại.

Lâm vào tình trạng nguy cấp, Đại Thạch phản ứng bằng cách phi thân tới sát bên cái kiệu thứ nhất, chàng lia một đường kiếm hạ một lúc bốn tên khiêng kiệu. Không còn ai khiêng nữa nên cái kiệu đổ kềnh xuống mặt đường, hất tung người ngồi bên trong ra.

Phạm Đình Hải bò lồm cồm gượng dậy, ba bốn tên vệ sĩ đã áp sát lại để cứu nguy cho chủ nhưng càn khôn đạn” trong tay Đại Thạch lại tới tấp bay la hạ sát tất cả những ai đến gần. Toàn bộ đoàn quân hộ vệ trong cơn hỗn loạn chợt nghe một tiếng gầm:

- Tên cướp cạn liệu hỗn!

Đại Thạch chỉ kịp nhảy sát vào bên người tên quan trấn thủ thì một tiếng “đoàng” lớn nổ vang. Phạm Đình Hải rửi ro biến thành cái khiên đở đạn đã trúng ngay một viên vào giữa thái dương chết ngay lập tức.

Bên hông trái nhà thờ xuất hiện hai thương nhân Tây dương với súng trường trên tay, nòng súng vẫn còn bốc khói. Một tên vừa bắn xong viên đạn đầu tiên nói lớn với Đại Thạch:

- Giơ tay lên! Giơ tay lên!

Đại Thạch nghe nói nhiều về sự lợi hại của loại súng Tây dương này nên đành đưa hai tay lên đầu. Lão Tây dương râu ria xỏm xoàm quay sang quát bọn quân:

- Trói nó lại, tống cổ vào cái kiệu kia khiêng luôn về ngục phủ trị tội.

Cả bọn áp lại trói Đại Thạch và quăng chàng vào kiệu đằng sau. Chàng ngã chúi vào trong kiệu đầu óc còn choáng váng mà vẫn nghe có mùi thơm quen thuộc.

Một tiếng nói êm dịu vào tai Đại Thạch:

- Tỉnh lại đại ca! Tỉnh lại đi …
Chương 7: Nhạn Xanh Trên Tháp Trắng

Không biết thời gian trôi qua đã bao lâu, Nguyễn Đại Thạch mới tỉnh dậy.

Bên mũi chàng vẫn còn mùi phấn thơm thoang thơảng. Cạnh tai chàng lại nghe tiếng thánh thót như tiếng ngọc gieo:

- Đại ca! Nguyễn đại ca!

Tiếng gọi nghe quen thuộc quá làm trong vô thức Đại Thạch kêu lên:

- Ô Thanh Nhạn! Con nhạn xanh của ta …

Đúng như điều chàng nghĩ người gọi Đại Thạch đậy chính là Thanh Nhạn thật. Nàng đang ngồi nép một bên giường tay cầm một chiếc quạt đan bằng cói.

Đại Thạch đã tĩnh hẳn, chàng ngỗi dậy nói:

- Ta hôn mê mấy bữa rồi vậy? Đây là đâu?

Đại ca hôn mê đã hai ngày rồi đại ca đang cùng tôi bị giữ trên bạch tháp trong dinh quan trấn thủ phủ Bình Dương!

- Tại sao lại giam ta? Trấn thủ Bình Dương là tên nào mà có quyền giam ta?

- Trấn thủ đã chết trong đám loạn quân lúc giao chiến với đại ca đó. Bây giờ cha cố Phê – rô đang tạm cai quản khu này!

Đại Thạch đứng hần dậy tức tối:

- Phê – rô là cái quái gì mà cai quản đất An Nam?

- Hắn còn hơn cả quan trấn. thủ ở đây nữa đại ca à! Và e rằng hắn hơn luôn quốc vương An Nam nữa vì người Tây dương bây giờ có súng và tiền!

Hiện đang ở giữa mùa mưa nên mây đen vần vũ trên bầu trời, cảnh vật tối sầm lại trời bắt đầu chuyển mưa, Nguyễn Đại Thạch nhìn xuống cửa tháp cao chót vót giữa một vùng mông mênh sông nước, chàng hỏi:

- Chung quanh đây là sông?

- Vâng! Nó bị vây quanh bởi hào sâu và rộng, chỉ tới giờ cơm mới có một tên lái đò mang ít cơm hẩm lên cho chúng ta mà thôi!

Thanh Nhạn vừa trả lời đã có tiếng chuông reo leng keng. Thanh Nhạn buông tiếng thở dài:

- Tới giờ kéo cơm rồi đó.

Nàng tới bên cửa tháp kéo lên một nắm cơm đựng trong gói lá chuối mà người ta đã cột sẵn ở bên dưới. Mở gói cơm ra, Thanh Nhạn giải thích:

- Tôi bị giam trong này đã gần một tuần rồi nên thông thuộc giờ giấc ở đây.

Tới giờ cơm tên lái đò già chèo xuồng qua cột gói cơm vào đây và rung chuông thế là tôi kéo lên, tuyệt nhiên tôi không được tiếp xúc với ai cả.

Đại Thạch nhìn xuống theo. Bóng gã lái đò lom khom đi ra chiếc xuồng nhỏ neo bên bờ hồ. Chàng kêu lên:

- Gã đầu phải là tên lái đò thông thường mà hắn chính là Lạt Ma hòa thượng đó!

Thanh Nhạn tỏ vẻ không quan tâm:

- Có nghĩa là gã vừa chèo xuồng, vừa canh gác chúng ta chứ gì?

- Tên này đã bị ta bắn mù hai mắt ở Vạn Sơn, gã sẽ không để ta thoát thân khỏi nơi đây đâu! Nhưng được rồi, ta sẽ tiếp tục cho hắn nếm mùí”Gia Miêu võ công bí pháp” …

Nhớ đến hoàn cảnh của Thanh Nhạn, Đại Thạch hỏi:

- Tụi nó giam tiểu thư ở đây làm gì vậy?

Thanh Nhạn đỏ ửng mặt:

- Quan trấn thủ ép tôi phải lấy tên cố đạo Phê – rô, nhưng đại ca nghĩ coi …

tôi … tôi … đã hứa với … đại ca rồi … đời nào còn lấy ai được nữa?

Đại Thạch khẽ nhún vai:

- Hà! Tiểu thư quá câu chấp đó thôi! Tôi là một tên lãng tử tiểu thư cứ coi như chưa hứa gì cả! Mà tôi có quyền gì với tiểu thư được?

Thanh Nhạn bặm môi dậm chân:

- Đại ca … đại ca … đừng nói nữa … dù sao tôi cũng đã hứa rồi … không có đại ca thì tôi thà nhảy xuống tháp này cho tan xương nát thịt!

Đại Thạch thấy Thanh Nhạn có vẻ giận dỗi bèn xoay qua chuyện khác:

- Được rồi! Bây giờ chuyện ấy chưa quan trọng bằng ta làm cách nào để thoát thân khỏi nơi đây?

- Cả tuần nay tôi đã suy nghĩ như đại ca vậy mà chưa tìm ra cách nào cả!

Đại Thạch reo lên:

- Lần sau tên Lạt Ma đưa cơm tiểu thư đừng kéo lên. Cứ để cho tôi …

- Đại ca định làm gì?

- Tôi cũng chưa biết làm gì! Nhưng tiểu thư cứ nghe lời tôi hãy để tôi kéo cơm.

Ăn cơm xong, Đại Thạch dọn dẹp và ngồi bó gối nhìn ra khoảng trời xa.

Thấy chàng tư lự, Thanh Nhạn nghĩ chàng đang tìm kế thoát thân nên cũng im lặng.

Đã sắp tới giờ cơm chiều. Đột nhiên Đại Thạch hỏi:

- Ngoài tên Lạt Ma này ra hên ngơài có trạm lính gác nào không?

Thanh Nhạn thở dài:

- Tôi cũng như đại ca bị nhốt suốt ngày trên này làm sao tôi biết được?

- Thế còn hôm chúng đưa tiểu thư đi đến nhà thờ tiểu thư không quan sát gì được sao?

- Hôm ấy chúng định trao tôi cho tên Phê- rô nhưng vì gặp lộn xộn với đại ca nên lại hoãn. Chúng bịt mắt tôi có trông thấy gì đâu!

Tiếng chuông reo leng keng ở bên khung cửa sổ. Đại Thạch bước lại ngó xuống đất. Chàng thấy tên Lạt Ma đang lúi húi cột giỏ cơm vào đầu dây. Đại Thạch lóe lên một ý nghĩ táo bạo. Chàng tòm lấy sợi dây kéo căng ra và vận hết kình lực truyền xuống sợi dây làm nó cứng đơ như một cây sào dài. Dùng sợi dây như một nhuyễn tiêu, Đại Thạch quay mạnh cho đầu dây trói vào tên Lạt Ma và cứ thế Đại Thạch cuốn tròn tên Lạt Ma lại và kéo lên.

Bị quá bất ngờ Lạt Ma hòa thượng chỉ kêu lên:

- Ôi! ôi cô nương! Cô nương làm gì thế?

Người hắn đã bị kéo lên lừng chừng tháp lơ lửng treo giữa hư không và bi trói như người ta gói một đòn bánh tét vậy.

Đại Thạch cả cười:

- Lạt Ma hòa thượng! Đâu có cô nương nào ở đây! Chỉ có Nguyễn Đại Thạch ở Gia Miêu thôi!

Lạt Ma hòa thượng vừa giãy giụa vừa lắc lư cái đầu trơn bóng:

- A tên nhãi con ở Vạn Sơn! Hôm nay sẽ bỏ mạng ở đây thôi vì doanh trấn xây theo kiểu bát quái đỗ, không có bản đồ thì đến một năm cũng không tìm được lối ra!

Thanh Nhạn vừa nghe đã hoảng hốt hỏi dồn:

- Mi có giữ bản đỗ không?

- Có giữ chứ! Nhưng bị trói thế này làm sao trao cho cô nương được?

Thanh Nhạn nói khẽ vào tai Đại Thạch:

- Đại ca hãy kêo hắn lên đây để lấy bản đồ.

Đại Thạch gạt đi:

- Biết đâu chăng là kế hắn gạt bọn ta? Tôi sẽ cho hần kinh hỗn đến khi nào trao bản đồ thì thôi!

Đại Thạch nói vọng xuống:

- Này lão hòa thượng, ta sẽ tha cho ngươi. Ngươi trao bản đỗ cho ta chứ?

- Tất nhiên, tất nhiên, công tử thả tôi xưống đất, tôi sẽ đưa bản đồ trong tứi ngay thôi!

Nguyễn Đại Thạch quay nhanh tay. Từ trên hai bộ sợi dây quay vòng nhả hắn rơi xuống đất như một bị gạo.

Hắn kêu lên một tiếng đau đớn quát lên:

- Tên oắt con! Ta không thèm trao bản đỗ, ngươi làm gì ta?

Đại Thạch lại dùng sợi dây làm vũ khí xoay tít trong không khí nhấm Lạt Ma hòa thương quấn tới. Hắn nhảy nhót như giẫm phải lửa nhưng lại bị sợi dây quấn chặt kéo lên cao. Lạt Ma vừa giãy giụa vừa la lên oai oái!

- Ôi ôi! Công tử ơi! Tôi đưa bãn đồ ngay đây mà!

Lần này Đại Thạch treo lơ lửng hắn lên cao không buông ra nữa, chàng nói với Thanh Nhạn:

- Tôi sẽ phi thân xuống trước, sau đó tìm dây cho tiểu thư xuống sau.

- Thế còn tên đầu trọc này, còn tấm bản đồ?

- Kệ xác tên đâu trọc và bản đồ!

Đại Thạch dùng khinh công vọt ra ngoài cửa sổ. Khi chui vào dưới chân tháp, Đại Thạch phát hiện có một kho chứa đồ cũ chàng tìm trong ấy được một cái thang dây. Chàng quăng lên cho Thanh Nhạn trong tiếng kêu chói tai của Lạt Ma hòa thượng:

- Tháo dây cho ta xuống ngay! Ta sẽ đưa bản đỗ! Công tử ơi cô nương ơi!

Đại Thạch nói vọng lên cao:

- Tiểu thư buông dây cho hắn rơi xuống đây, tối sẽ lục túi hắn tự lấy bản đồ.

Thanh Nhạn từ trên cao buông tay giữ sợi dây ra. Lạt Ma hòa thượng rơi bịch xuống đất. Chàng quát:

- Móc bản đỗ ra không, ta nhấn mạnh tay là óc mi sẽ phọt ra bây giờ.

Không còn đường nào khác, ác tăng đành thò tay vào túi móc ra một tấm giấy gấp thắng nếp trao cho Đại Thạch.

Cầm lấy tờ giấy, Đại Thạch quay lại giúp Thanh Nhạn trèo xuống thang dây:

Thanh Nhạn vừa đặt chân xuống đất thì tiếng còi trên môi lão hòa thượng gian xảo vừa rú lên rền rĩ. Đại Thạch cười gằn:

- Lão này tự ý chọn cái chết chứ ta định tống cổ hắn lên tháp kia rồi.

Chàng bắn liên tiếp mấy viên “càn khôn đạn” vào các tử huyệt trên đầu hắn.

Hắn lăn ra giãy đành đạch trút hơi thở cuối cùng. Thanh Nhạn thở dài:

- Đại ca giết hắn làm gì cho bẩn tay! Lão cũng chĩ là con rối của bọn trấn thủ ở đây thôi!.

Đại Thạch không đáp, chàng cầm tay Thanh Nhạn kéo xuống chiếc xuồng vẫn đậu lập lờ trên bãi. Bờ bên kia đã xuất hiện một loạt mười tay cung thủ sẵn sàng buông tên.

Xô chiếc xuồng xuống nước, Đại Thach dặn nhỏ:

- Tiểu thư cứ cặp bờ mặc tôi lao xuống dòng nước. Tôi quen sông nước từ thuở nhỏ, không sao đâu. Sẽ gặp lại tiểu thư bên bờ bên kia.

Đẩy nhẹ chiếc xuồng. Đại Thạch lao xuống dòng nước. Quả thật bọn cung thủ không dám buông tên.

Đại Thạch vốn đã lưu lạc trên dòng Tây Giang từ nhiều năm nên sông nước với chàng chĩ là trò đùa giỡn trong những hôm trời nóng nực. Chàng hít mạnh một hơi dài lặn thẳng qua bờ bên kia trong lúc bọn lính cấm vệ đang xúm xít lại để bắt Thanh Nhạn. Nhưng vừa trồi đầu lên một cái lưới đã chụp lấy Đại Thạch bên tai chàng nghe lùng bùng những tiếng cười lớn:

- Hà! Phen này ta bắt được con cá kình lớn! Lão Phê- rô sẽ phải mua với giá đắt đây!

Vuốt những giọt nước đọng trên mắt, Đại Thạch nhìn qua những ô lưới đan sít sao. Trước mắt chàng là một gã trông khá nho nhã vời áo bào xanh và cặp chùy đeo ô bên vai. Gã tự nói trước:

- Công tử Nguyễn Đại Thạch! Tôi cùng với công tữ cùng có tên trong gia phả dòng Nguyễn Hoâng đó! Nhưng hôm nay tôi đành đem nộp công tử cho Nguyễn vương Phước Ánh vì năm xưa tôi đã thề bên giường bệnh của mẹ tôi sẽ tiêu diệt tận gốc lễ dòng họ Nguyễn Huệ ở Bình Định.

Đại Thạch ngơ ngác:

- Nhưng tôi có liên hệ gì với Nguyễn Huệ đâu?

- Chứ không phải công tử là thám báo của Nguyễn Huệ phái vào đây sao?

- Tôi không có oan cừu với Nguyễn Huệ cũng như không nợ nần gì với Nguyễn Ánh, chỉ là tên lưu đãng giang hồ, gặp đâu hay đó. Tình cờ gặp tiểu thư Thanh Nhạn và cũng cớ chút hảo ý nên đùa giởn thế thôi … Tôi vốn họ Nguyễn ở Gia Miêu!

- Uổng phí quá! Vậy công tử càng nên gặp Nguyễn vương Ánh đế có chỗ tiến thân. Tôi sẽ tiến cử công tử nhé!

- Hãy để tôi ra khỏi lưới này về lại dãy Vạn Sơn, thần tôi thích phiêu lưu cùng mây gió, danh lợi đâu bám được gấu áo tôi …

Gã thiếu niên cười xòa:

- Công tử là bậc cái thế về võ công. Vương thượng ta lại đang chiêu mộ hào kiệt thiên hạ. Đến Đỗ Thanh Nhơn một thời chống lại mà vì đức độ của vương thượng cũng đã quay mũi dáo được hưởng bổng lạc triều đình. Hiện vương thượng sắp sữa cho thủy quân tiến chiếm cửa Thị Nại, công tử thúy tinh tỉnh luyện, hãy theo về với vương thượng ta thôi!

Biết tên này là tôi trung của Nguyễn Ánh không thể thuyết phục, Đại Thạch gầm lên:

- Bình sinh ta chỉ làm theo sở thích. Hãy coi thân pháp của ta!

Đại Thạch dùng trảo công xé rách liên tiếp mười mắt lưới thoát ra ngoài. Gã thiếu niên vỗ tay:

- Xảo thủ! Xảo thủ! Thực rất cảm phục công tử quả là danh bất hư truyền:

Nhưng công tữ ơi, tòa thành này xây theo “bát quái trận” mà trước đây Đào Duy Từ có gửi gắm trong Hổ trướng khu cơ công tử không thoát ra được đâu!

Đại Thạch rút tấm bản đồ trong túi ra:

- Bí quyết ta nắm ở đây rồi, đến “thập quái đồ” ta cũng không sợ huống là chĩ “bát quái đồ” thôi?

Gã thiếu niên ngó tờ giấy trong tay Đại Thạch một lát rồi cười ngất:

- Công tử bị tên hoà thượng Xiêm La giỡn rồi, bãn đồ ấy hắn vẽ cho hắn tự đọc lấy một mình, công tử có đọc được chữ Phạn không?

Đại Thạch lật mau tờ giấy, đúng là chi chít chữ Phạn ngoằn ngoèo mà chàng hoàn toàn không hiểu gì cả. Tuy nhiên chàng cũng đút vào túi:

- Ta sẽ tự tìm cách thoát ra khỏi đây!

Gã thiếu niên vẫn tiếp tục tươi cười:

- Để làm gì khi con nhạn xanh đã vào lồng trở lại? Công tử ơi Tiểu Sơn này tuy là “Tiểu” nhưng tấm lòng lại “đại” lắm. Dám khuyên công tử đừng dại dột mà uổng phi đóa phù dung.

Nguyễn Đại Thạch cũng đã thấy tận mắt Thanh Nhạn bị bọn cấm quân vây bắt lại và trói chặt nàng ở một cột trồng gần bờ nước. Bị vướng chân bởi gã xưng tên Tiểu Sơn này quá lâu, Đại Thạch nóng nãy hỏi:

- Mi muốn gì ta cứ

nói thẳng, ta phải cứu Thanh Nhạn đây.

Gã thiếu niên cười duyên dáng:

- Chỉ muốn rủ công tử ra chơi cửa biển Thị Nại xem thủy quan của bọn Nhạc Huệ uy mãnh tới đâu mà thôi!

Đại Thạch quát lớn:

- Đừng nhảm nhí!

Quát xong chàng dùng khinh pháp lướt qua gã vút về phía Thanh Nhạn. Sau gáy chàng nghe hếng rít ghê rợn của gió. Song chùy cúa Tiểu Sơn phóng với tốc độ kinh người, nhưng Đại Thạch đã đưa song chường đẩy tạt qua bên. Chỉ nghe “bùng” một tiếng, cặp chùy sáng bóng chất thép đã rời khỏi tay Tiểu Sơn rơi xuống bãi bùn sát mép nước. Tiểu Sơn tán thán:

- Diệu pháp diệu pháp! Đệ xin bái phục! Nhưng công tử coi kìa! ….

Từ bên mép nước ngay cạnh người Đại Thạch một cột nước bỗng vọt hẳn lên cao rồi tỏa ra như một đoá hoa dù lớn chụp xuống người Đại Thạch. Chưa kịp phán đoán là vật gì thì một lần nữa chàng đã lọt vào lưới của Tiểu Sơn.

Lần này gã cười còn lớn hơn:

- Ha ha! Công tử ơi! Ý tôi đã quyết cùng công tử du thướng biển Qui Nhơn, công tử đừng dùng công vô ích vì tấm lưới này kết bằng vi cá mập ở biển Đông, không bao giờ công tữ xé rách nó được đâu, công tử vui lòng đi cùng ta chứ?

Đại Thạch đã đụng vào lưới đúng như lời gã nói, chàng giả tảng:

- Nhưng dễ gì Nguyễn Huệ để yên cho chúng ta du thưởng?

- Thế công tử không biết là Huệ đã hành binh ra Thăng Long rồi, đâu còn ở Phú Xuân nữa!

- Ra Thăng Long? Thế còn bọn Mãn Thanh?

Tiểu Sơn càng cười ngặt nghẽo trước vẻ ngơ ngác của Đại Thạch:

- Ôi! Công tử bị nhốt ở bạch tháp nên mù tịt cả rồi. Khắp nước đang chấn động vì chiến công của Huệ. Bọn Mãn Thanh cả tớ lẫn thầy đã rút chạy bở hơi tan về Tàu cả rồi còn đâu!

Nguyên Đại Thạch không ngờ tình hình lại biến chuyển mau đển vậy, chàng kêu lên:

- Thực là cái thế anh hùng! Ba mươi vạn quân Mãn chạy hết cả về Tàu rồi?

- Chạy hết một nửa thôi, còn một nửa là bỏ xác ở Thăng Long, ở Đống Đa, ở Ngọc Hồi, Hạ Hồi nghĩa là tan như bọt nước cả?

- Còn bọn vua tôi nhà Lê?

- Cũng rút chạy theo thầy cả chứ sao! Công tử có tiếc gì không?

- Ta chỉ muốn biết nghĩa phụ ta là đốc đồng Sơn Tây …

Tiểu Sơn vỗ tay cười ngất:

- Cũng chạy theo Chiêu Thống qua Tàu rồi. Ta nghe nói có một số ngưới Nam bị cưỡng bức phải theo bọn tàn quân qua Tàu. Hoặc đó là hoàn cảnh nghĩa phụ công tữ chăng?

Nghĩa phụ của Đại Thạch là một người liêm khiết, chính trực và đối với riêng chàng có ơn dưỡng dục không thể nào đền đáp nổi.

Trước tình cảnh này, Đại Thạch rất mong mỏi tìm gặp nghĩa phụ để biết rõ trắng đen, ngàn đời chàng tin rằng nghĩa phụ chàng không thể nào theo giặc.

Đại Thạch cúi đầu ngẫm nghĩ:

- Tôi nghe tin này rất vui lòng theo điện hạ du thưởng Thị Nại với điều kiện sau đó điện hạ cho tôi về lại Thăng Long tìm nghĩa phụ tôi!

Tên Tiểu Sơn hớn hở:

- Được lắm chứ! Vả chăng công tử ở trong tay tôi rồi, tôi lại là người rộng lượng chớ có tiếc gì với công tử, chỉ xin công tử giữ lời …

Gã giật mạnh sợi dây cho tấm lưới tự động bung ra.

Sau khi được giải thoát, Đại Thạch đề nghị:

- Điện hạ cũng nên vì tôi mà tha cho tiểu thư Thanh Nhạn.

Tiểu Sơn gạt đi:

- Vương thượng đã giao tiểu thư cho cố đạo Phê- rô rồi, tôi đâu có quyền gì nữa!

- Vậy làm sao tôi có thế an lòng du thưởg phương xa được.

Tiểu Sơn sa sầm nét mặt:

- Tôi khuyên công tử chớ chống lại với súng đạn Tây dương, họ không giống người nước Nam ta đâu!

Lúc ấy Thanh Nhạn đang bị trói gầnđó nghe câu chuyện của hai người liền nói lớn:

- Thạch đại ca! Đại ca cứ lên đường vì việc riêng, tuy tôi bị bọn lính bán cho Tây dương nhưng tôi thà chết khô trên bạch tháp đợi đại ca về chứ không chịu ô uế tấm thân vì ngoại tộc đâu!

Đại Thạch thấy Thanh Nhạn quá tiều tụy vì những ngày gian khổ, chàng ngậm ngùi nói:

- Không mang tiểu thư theo cùng tôi thật ân hận, nhưng xin tiểu thư nhớ cho ngày nào tiểu thư còn ở đây thì Đại Thạch này sẽ trở lại …

Quay sang Tiểu Sơn, chàng tiếp:

- Nếu có nhốt lại Thanh Nhạn trên bạch tháp xin điện hạ hãy đối xử với nàng tử tế. Sau chuyến du thưởng ta về sẽ tính sau!

Tiểu Sơn thấy cảnh cảm động ấy cũng thành thực nắm lấy tay Đại Thạch xiết chặt:

- Tôi xin lấy danh dự họ Nguyễn Hoàng bảo đảm sẽ ra lệnh cho quân cấm vệ săn sóc tiểu thư đầy đủ trên bạch tháp và chỉ giao cho tây dương khi nào công tử đã thỏa thuận …

vừa lúc ấy đám vệ quân cầm hỏa bài vào thưa vớì Tiếu Sơn:

- Bạch điện hạ! Có lệnh của Vương thượng cho đòi!

Tiểu Sơn thấy hỏa bài có viết một chữ “Chủng” liền vội vã bảo Đại Thạch:

- Ta cùng đi thôi! Vương thượng có lệnh gọi ta!

Tuy cùng họ với Nguyễn Ánh và cùng để một nơi nhưng xưa nay Đại Thạch chưa bao giờ thấy mặt Ánh nên cũng tò mò theo ngay.

Băng qua gần một chục hòn giả sơn lớn gần núi thật, cũng có tùng bách uốn cằn cỗi cả trăm năm và cầu sông quán tạ, Đại Thạch và Tiểu Sơn đến một đình viện lớn. Dưới chín bậc thang lên thềm là hành lang đắp rồng nổi theo thế tranh châu và mô hình là rồng triều đại Minh Thanh, Tiểu Sơn dẫn Đại Thạch đến một sảnh. Ngay trước cửa đại sảnh là bức hoành kéo ngang hai cột lớn sơn son và chạm long cực kỳ tinh vi đề hai chữ “triều củng” bằng nét chữ chân phương.

dưới bức hoành là một ngai cũng chạm rồng. Ngồi trên ngai là một người còn trẻ lắm, e còn trẻ tuổi hơn Đại Thạch nữa nhưng nét mặt lộ vè vừa nghiêm ng

nghị vừa thanh tú một cách kỳ lạ. Tiểu Sơn quỳ xuống ngay từ cửa hô to:

- Thánh thượng vạn tuế.

Đại Thạch biết rằng trước mặt mình là Nguyễn vương Phước Ánh, nhìn long cổn của Ánh lấp lánh vàng bạc chàng đối chiếu ngay với hoàn cảnh của mình khi bằng tuổi Ánh mình mãi long đong hết ở Thăng Long đến lưu lạc trên bến Tây Giang. Tự nhiên Đại Thạch như bị nghẹn, chàng chỉ hô lên được hai tiếng “Thánh thượng …” là ngắt lại. Nguyễn Ánh liếc cặp mắt mỏng và sáng rực?

- Ai đó vậy?

Tiểu Sơn đứng nép vào một bên cung kính:

- Nguyễn Đại Thạch người Gia Miêu, lần ra Thị Nại sắp tới đây thần xin tiến cử Đại Thạch chỉ huy tàu “Thần Cơ”.

Nguyễn Ánh ngả người trên ngai vàng:

- À! Trẫm có biết Thiền Long hòa thượng. Trẫm cũng đã từng bôn tểu lâm tuyền từ thuở bị tiếm quyền nên có nghe nói tới tên khanh. Phải chăng khanh có học “Gia Miêu võ công bí pháp”?

Đại Thạch đành cúi rạp xuống:

- Tâu hoàng thượng, thần có học qua …

Trầm hương bay ngạt ngào trong nội điện và ánh sáng lung linh của buổi chiều như muốn biến Nguyễn Ánh thành một vị thân quyền uy. Âm thanh giọng nói của Nguyễn Ánh trong như tiếng chuông ngân:

- Nhận lời tâu bày của Nguyễn Tiểu Sơn, Trẫm cho khanh quyền nghi chiếc “Thần Cớ .

Nguyễn Ánh vỗ tay nhè nhẹ. Một mỹ nữ tiến ra từ hậu cung dâng lên thẻ và văn phong tứ bảo, Ánh cầm cây bút tự tay viết vào một chữ “Soái” rồi trao cho Đại Thạch:

- Trẫm ngự bút cho khanh làm tín bài, hãy vỗ yên trăm họ cho yên lòng trẫm.

Đại Thạch đón lấy thẻ ngà nhìn nét mực son còn ướt sắc sảo của Ánh bụng thầm nghĩ:

“Tay này kiệt hiệt đáng mặt thiên tử lắm”, Nguyễn Ánh nhịp nhịp tay vào tay ngài hỏi nhỏ:

- Khanh đã ở Bắc Hà, khanh nghĩ sao về thực lực của Nguyễn Huệ?

Đại Thạch đáp:

- Tâu hoàng thượng, theo ý ngu thân Nguyễn Huệ là tay ít học nhưng bẩm sinh thông minh và rất quả quyết. Vả chăng hành binh thần tốc là một trong chiến pháp của Tôn Võ Tử.

Nguyễn Ánh vỗ mạnh tay vào ngai cười khà:

- Đúng lắm! Huệ quả là tay đáng sợ.
Chương 8: Trở Lại Bắc Hà

Hồ Cầm và Sa La Nạp theo đám loạn quân vượt Quỷ Môn Quan vào giữa đêm khuya. Sau mấy ngày đêm chạy không ngơi nghỉ, Hồ Cầm mệt rã rời xương cốt, với Sa La Nạp thì vẫn bình thản như ngày còn ở trong tư dinh. Lúc ngừng lại đế ăn uống, y hay nói đùa với Hồ Cầm:

- Đúng là đàn bà tay yếu chân mềm, ta đã tững có lần leo lên ngọn Ngũ Nhạc, ở trên đó suốt cả tháng trời quen với sương tuyết thành ra cái trò chạy đường bằng như thế này cũng như bởn thôi!

Có lẽ vì sinh trưởng ở nước Kim xa xôi bạt ngàn đồi núi nên Sa La Nạp đã được tôi luyện trong gió bụi, thân thể y trở nên dẻo dai săn chắc như có chất thép vả lại đến lúc này Hồ Cầm không thể nào tin rằng y không có chút võ công nào. Trái lại nữa là khác vì mặc dù bận rộn vì chuyện đào thoát nhưng sáng sớm nào Hồ.Cầm cũng để ý thấy y dậy thật sớm ngồi thiền điều tiết công khí.

Hồ Cầm thầm nghĩ:

Không biết ta theo y đến chốn hang hùm nọc rắn này để làm gì? Để mưu giết y và Càn Long? Có lẽ đó là ảo vọng điên cuồng nhất với thân gái cô lẻ nơi đất khách quê người. Cách tốt nhất là ta kiếm đường trở lại Bắc Hà xem tình hình ra sao và nhất là sinh mạng của anh Phước Quang rồi sau đó về ngọc Vạn Sơn làm ni cô suốt đời trong núi …” Từ ngày lập ý ấy Hồ Cầm bồn chồn tìm cách thoát ra ngoài vòng kềm tỏa của Sa La Nạp để quay lại con đuờng vừa đi qua.

Khi tới Quảng Đông, tên Tổng Đốc mới ở đấy là Phúc Khang An cho tập trung tất cả đám quân chạy từ Thăng Long về để thanh lọc và tuyển thêm quân tinh nhuệ với dự định kéo sang An Nam đánh một trận báo thù. Vì là người An Nam nên Hồ Cầm bị nhốt riêng một chỗ khác với chỗ ở của Sa La Nạp là quốc thích của triều Mãn. Thỉnh thoảng gặp nhau ngoài khoảnh sân rộng trước đại doanh họ Phúc, Sa La Nạp thường thở ngắn than dài với Hồ Cầm:

- Cái tên tân Tổng Đốc này vốn là người nhu nhược, y không có gì quyết định. Không biết hắn giữ bọn ta đến bao giờ mới cho về Yên Kinh trong khi ta rất nóng lòng muốn luyện “Bão Phác tữ” cùng với cô nương … Thực là họa vô đơn chí, hôm qua nóng ruột ta viết thư cầu cứu với Hòa Thân ở triều đình. Cô nương trong những ngày rảnh rỗi này hãy đọc trước “Bão Phác tử” của Cát Hồng để nắm được ý chỉ trong đó đợi ngày về dinh thự của ta ở Yên Kinh vậy! ….

Y tin cấn giao cho Hồ Cầm cuốn sách mà y vẫn cẩn thận cất trong người.

Những trang giấy trơn ướt mùi mồ hôi của y làm Hồ Cầm muốn lợm giọng nhưng nàng vẫn cầm lấy vì biết trong này chứa đựng những yếu quyết quí giá về thuật luyện làm, về cách làm thế nào để trường sinh bất lão. Nàng nhét cuốn “Bão Phác tử vào tron túi vải của mình thầm nghĩ! Phiêu bạt lần này có lẽ cái mà ta được nhiều nhất là thư tịch! Chao ôi! Nào là “Bình Định bí thuật” Bây giờ lại thêm “Bão Phác tử” … Hà! Âu cũng là vận may của một người ít học vậy!

Nhưng có hề gì khi đêm nay ta sẽ vượt thoát khỏi nơi đây để về Nam.

Qua vài hôm Hồ Cầm đã nghiên cứu được giờ giấc canh gác bọn quân binh ở đây.

Đêm nay là đêm rằm, có lẽ trăng ở phương Bắc khác với trăng ở quê nhà nên mới chập tối Hồ Cầm đã thấy mặt trăng như một cái nia lớn vàng ối mọc ở cuối chân trời.

Phi thân lên nóc nhà gỡ lớp ngói âm dương chồng lên nhau. Hồ Cầm vượt ra ngoài dưới ánh trăng vàng vọt ấy. Trên vai nàng đeo sẵn cặp song kiếm và cái túi vải đựng mấy vật tùy thân.

Nép mình dưới bụi rậm của đám liễu, Hồ Cầm phi thân ra ngoài cổng gác. Ở đây có một trạm do ba tên lính thay phiên nhau giữ cổng. Một tên trong đó thấy Hồ Cầm đi ra liền hỏi:

- Cô nương đi đâu?

Hồ Cầm cho tay vào túi đáp liền:

- Có tín chỉ của Phúc Tổng Đốc …

Nàng nói dối và định rút ra cái tín chỉ mà Sa La Nạp đã cho nàng lúc ở Thăng Long. Tên lính vẫn ngờ nghệch vặn cao ngọn đèn bão đế lúi húi đọc.

Tín chỉ này chẳng có giá trị gì ở đây cả, nhưng mục đích của Hồ Cầm là lừa hắn đang chúi mũi. vào tờ giấy là rút lưỡi kiếm ra lia một đường ngọt lịm.

Hồ Cầm đã vọt ra khỏi cổng. Đằng sau là tiếng hô hoán:

- Có thích khách! Quân bay! Có thích khách!

Bọn võ sĩ thành Quảng Đông đã ùa tới sau lưng Hồ Cầm. Nhưng tất cả bọn ấy đều không làm nàng chấn động bởi một tiếng nói êm dịu ngay sau gáy:

- Nương tử định đi đâu vậy?

Hồ Cầm biết ngay là Sa La Nạp đã ở sát bên nàng. Khoanh kiếm thành một vòng rộng, Hồ Cầm đáp:

- Hãy để tôi về nước tôi, các ngươi không có quyền giam tôi nữa!

Y kêu lên nho nhỏ xuất trảo pháp chộp lấy huyệt “bách hội” của Hồ Cầm, nàng né qua bên trở ngược mũi kiếm dùng đốc kiếm đánh vào huyệt Hợp cốc”.

của y. Sa La Nạp la lên.

- Ghê thật! Nương tử không còn muốn sống để luyện trường sinh cùng với ta sao?

Hồ Cầm nhấn mũi kiếm quay vào mình liền kê mũi nhọn ngay vào cổ:

- Thuật trường sinh để làm gi khi thân tôi đã trải qua quá nhiều oan nhục.

Nếu quan gia không để tôi trở về tôi chết ngay ở đây cho quan gia coi!

Sa La Nạp lật thủ pháp búng một cái vào lưỡi kiếm. Kiếm đã rơi xuống đất y mới nhặt lên trao lại cho Hồ Cầm.

- Trước sau tôi cũng chỉ muốn nương tử tự nguyện chứ chưa hề ép buộc nương tử điều gì. Nếu nương tử muốn về nước Nam thì được lắm, tôi sẽ tránh đường cho nương tử đi nhưng nương tử hãy để cái túi vãi trên vai lại cho tôi …

Hồ Cầm muốn phản đối lại nhưng nghĩ lại trong túi này hoàn toàn là những cuốn sách của y, vả lại thời giờ cấp bách không cho phép nàng do dự, nàng lập tức vất cái túi xuống đất. Sa La Nạp nói nhỏ:

- Chúc nương tử lên đường may mắn:

Khi nào có dịp đến Yên Kinh chơi xin cứ đến đường Hoàng Hoa … đây này, nương tử hãy nhìn tên dinh thự của ta.

Sa La Nạp tiến sát Hồ Cầm. Nàng vừa cúi xuống thì y đã nhanh như chớp ấn vào bả vai nàng một mũi lảm nhỏ như một sợi tơ đến chính nàng cũng hoàn toàn không hay biết và không có cảm giác gì.

Sa La Nạp nói thì thầm:

- Lên đường ngay đi. Chúc may mắn!

Đến chiều tối hôm đó thấy bả vai có gì hơi nhức buốt, lật áo lên coi Hồ Cầm mới khám phá ra cây kim mỏng mảnh nằm dưới lớp da nàng. Vì nóng lòng muốn về Thăng Long và vì thấy cây kim cũng không gây trở ngại gì lớn, Hồ Cầm rút nó ra vất vào vệ đường. Nhưng càng đến gần Thăng Long vết kim càng có chiều hướng đau nhức. Ba ngày sau trong khi ghé vào một quán cơm ở Kinh Bắc ăn lót lòng trước khi nhập Thăng Long, Hồ Cầm đau nhức không chịu nổi.

Mặt nàng tái nhợt như không còn giọt máu và tay nàng cầm đôi đũa nặng như cặp chùy ngàn cân. Giữa buổi cơm tay chân nàng run lẩy bẩy. Gã thanh niên chủ quán kêu lên:

- Cô nương làm sao vậy?

Đầu óc Hồ Cầm choáng váng và cũng không biết trả lời sao vì bên ngoài người nàng vẫn bình thường như mọi người. Nàng thều thào:

- Tự nhiên tôi mệt quá … ông … có phòng nghỉ nào làm ơn cho tôi nghỉ tạm!

Một ông lão râu tóc đang ngồi nhâm nhi ấm trà và mấy cái kẹo lạc bàn bên nói xen vào:

- Thần sắc kém quá, có lẽ các tạng tâm kỳ thận đều rối loạn cả rồi. Để ta xem mạch đã nào.

Không đợi ai đồng ý, lão nắm ngay lấy cổ áo Hỗ Cầm nghe ngóng một lát rồi bảo:

- Mạch hư tế sác vô lực. Cô nương vừa trúng độc cách đây mấy ngày?

Hồ Cầm sửng sốt:

- Cháu cũng không biết, có lẽ thế chăng?

Ông lão vuết chòm râu lưa thưa:

- Lão đã hành nghề gần năm mươi năm. Lão quyết là cách đây mấy ngày cô nương trúng độc!

- Nhờ lão trượng chỉ dạy thêm!

Ông lão thở dài:

- Tình hình là nguy cấp, ta chỉ có khả năng cắt cơn trong lúc này thôi. Muốn chữa độc này dứt hẳn chỉ có một cách duy nhất là chính người hạ độc cô nương mới giải được! Để lão bước qua nhà cắt ít thuốc cho cô nương!

Lão trượng bước ra cửa, chỉ chốc lát lão đã trở lại với gói thuốc trên tay. Gã chủ quán tán vào:

- Cô nương gặp may mắn đó mới gặp học trò của Hãi Thượng Lãn ông từ Hải Dương về đây lánh nạn, ông là một tay thần y của vùng này đã cứu thoát rất nhiều sinh mạng ở đây.

Lão trượng không để ý gì đến những lời tán tụng ấy, tán nhỏ một thứ hoàn nào đó màu đen như than. Hồ Cầm uống một liều quả công hiệu như thần. Chỗ đau của Hồ Cầm đã dịu xuống, nàng ân cần nắm tay lão trượng:

- Quả là thần dược! Cảm tạ lão trượng đã tế độ, xin cho gửi ít lễ vật!

Nàng định đặt mấy đồng bạc lên bàn nhưng lão trượng đã gạt đi:

- Ta không biết dùng những thứ này vào việc gì, cô nương cứ cất hộ thân. Ta cũng cho luôn cô nương số thuốc này để mỗi lần cô nương đau nhức uống tạm.

Chỉ tạm thời thôi vì ta nhắc 1ại:

độc này chỉ giải được do chính người đã hạ độc cô nương. Và nếu trong vòng hai năm tới nếu cô nương không chữa dứt hẳn thì e nó sẽ phát tác làm tiêu vong hết phủ tạng và mạng sẽ không còn … Ta khuyên cô nương nên nhớ kỹ!

Hồ Cầm cảm động cầm lấy gói thuốc, trả tiền cho chủ quán tiếp tục lên đường vào Thăng Long.

Chỉ còn hai năm nữa! Hỡi ơi? Tên Sa La Nạp quả là độc ác y muốn giết ta chết để làm gì? Để phải trở lại Yên Kinh tìm y nhờ giải độc?! Hồ Cầm này thà chết non trong dãy Vạn Sơn chứ không thèm đến Yên Kinh hạ mình tìm cái sống đâu!

Thành Thăng Long qua cơn tao loạn đã trở về với cuộc sống bình thường của nó. Hoàng đế Quang Trung đã lên ngôi cửu ngũ để giữ yên quốc tệ và để giữ yên bờ cõi. Quang Trung cũng giao cho Ngô Thì Nhậm tìm mọi cách ve vuốt bọn triều đình nhà Thanh để chúng bớt ô nhục vì trận đại bại này đồng thời nhận thụ phong “An Nam quốc vương” của phương Bắc. Khắp thành Thăng Long đâu đâu cũng còn bố cáo của Quang Trung cấm quân sĩ không được nhũng nhiễu hà hiếp dân chúng. Các cựu thần nhà Lê vì cái quan niệm “trung thần bất sự nhị quân” nên phần lớn tản mác lẻn lút đâu đó ở quê nhà, một số chạy theo Lê Chiêu Thống sang Trung Quốc chờ xin tiếp “viện binh”, một số theo Nguyễn Ánh ở phương Nam đợi ngày “phục quốc và một số ra đầu thú xin làm quan lại dưới “tân triều”.

Việc trước tiên Hồ Cầm muốn biết là tin tức của anh nàng Nguyễn Phước Quang bị nhốt dưới ham dinh Sa La Nạp ở cạnh hồ Hoàn Kiếm khi quân Tây Sơn công phá Thăng Long thành. Hồ Cầm một mình tìm đến dinh cũ Sa La Nạp.

Tòa đinh cơ chỉ vài tuần trước to lớn đẹp đẽ giờ đây đã bị thiêu rụi. Tro tàn còn bừa bãi lan ra cả bờ hồ và những người nghèo đói lưu tán đang bu lại trên đống tro bới móc để cố tìm ra bất cứ vật gì còn sót lại. Hồ Cầm cũng nhập vào bọn người rách rưới ấy và cũng bới móc nền nhà trước đây nàng quen thuộc.

Vừa bới móc nàng vừa tìm cách hỏi chuyện những người chung quanh. Một bà lão tiều tụy trả lời nàng:

- Ôi! Cô nương ơi, nhà tôi ở Nghi Tàm trên Hồ Tây ấy mà! Nhìn thấy lửa rực suốt đêm và hửng sáng là người ta đã bu đen đến đây để bới móc của rồi. Có quái gì quý giá đâu! Toàn những sách là sách, mà sách thì cháy mau lắm. Nghe đâu dưới hầm tối có nhốt cả người nữa nhưng trước khi đốt họ đã bắt đi hết cả rồi!

- A! Một người mặt mũi xấu xí chứ gì? trong cái đám hỗn quan ấy có mặt thằng nào mà chẳng xấu xí? Bọn lính đốt nhà này là của đô đốc Long đóng ở phía Tây thành Thăng Long ấy, cô nương muốn tìm ai lại đấy mà hỏi!

Nghe lão bà chỉ dẫn Hỗ Cầm chạy ra trước hồ Gươm. Mặt nước vẫn ngời xanh như ngày nào nhưng có lẽ đáy hồ đã ghi nhận biết bao thay đổi trong thời gian ngắn vừa qua. Bao nhiêu tang thương, oán hận. Nàng như bật khóc khi nghĩ đến thân phận của mình. ô nhục ê chề ở cái mảnh đất Thăng Long này nhưng nàng đã hết thì giờ để rửa hận rồi. Nghĩ tới tương lai nàng chỉ nghi ngay đến việc trả thù mối hận. Nàng chỉ còn sống hai năm nữa thôi. Phải làm gì trong hai năm ngắn ngủi ấy? Chắc chắn nàng phải tìm gặp Phước Quang, nhờ Quang giết chết Sa La Nạp để trả mối hận này cho nàng. Nhưng Sa La Nạp ở xa quá, mãi bên Yên Kinh thăm thắm làm sao đến được để trả thù?

Đang vơ vẩn trên bờ hồ bỗng Hồ Cầm nghe tiếng gọi nhỏ:

- Hồ Cầm!

Nàng giật mình quay lại và suýt nữa la thật lớn lên vì mừng rỡ trước mặt nàng là Nguyễn Đại Thạch.

- Đại ca! Đại ca làm gì ở đây vậy?

Đại Thạch kể cho Hồ Cầm nghe những ngày thăng trầm của chàng và kết thúc:

- Tôi theo quân Nguyễn Ánh chiếm cửa biển Thị Nại rồi và theo đúng lời hứa Tiểu Sơn cho tôi ra Thăng Long tìm nghĩa phụ sau đó phải trở về làm việc trong bản doanh của Nguyễn Ánh!

- Thế đại ca có trở về không?

- Hà! Không biết có trở về hay không vì hiện thời tôi vẫn chưa tìm được nghĩa phụ.

Hồ Cầm ngập ngừng một chút mới hỏi tiếp:

- Thế còn … tiểu thư … tiểu thư gì đó mà đại ca vẫn theo đuổi?

Đại Thạch chỉ ra trên mặt hồ:

- Tôi giống như chiếc lá rụng trôi trên mặt hồ, đâu dám đeo đuổi ai bao giờ?

Vả lại tiểu thư ấy cũng sắp bị giao cho bọn Tây dương rồi! ….

Tự nhiên Hồ Cầm tươi hẳn nét mặt, nàng lấy lại vẻ nhí nhảnh trẻ con đã mất từ lâu lắm:

- Tôi với đại ca đi tìm Nguyễn Phước Quang đi! Đại ca có nhớ Quang ca ca?

- Nhớ chứ! Cậu ấy võ công cũng cao cường lắm!

- Nhưng từ ngày trúng độc “kim xà” của Sa La Nạp không biết ca ca có còn như xưa không?

Hồ Cầm thuật kể cho Đại Thạch nghe tình hình Thăng Long. Nguyễn Huệ kéo quân ra đại phá quân Thanh, chôn vùi gần ba mươi vạn tên xâm lược trong hố sâu nhục nhã. Hồ Cầm kéo chàng về phía Tây thành tìm đến doanh trại của đô đốc Long. Doanh trại đóng ở một vùng đồng chiêm lúa mới gieo. Gió xuân xứ Bắc thổi vi vu vẫn còn gây gây lạnh Đại Thạch chỉ một quán chè tươi bên đường:

- Ta vào đây uống chén nước và hỏi thăm tin tức, vì những hàng quán là nơi có nhiều tin tức nhất đấy!

Cả hai vui vẻ bước vào ngồi ngay ở cái chõng đầu tiên bên trên có bày mấy nải chuối, mấy cái bánh chưng lá xanh ngăn ngắt, lọ kẹo lạc và cái điếu cày nằm bên chiếc đèn dầu ngọn lửa nhỏ như sắp tắt. Chủ quán là một thiếu phụ còn son trẻ nhưng bu quanh nàng là hai ba đứa trẻ con mũi dãi lòng thòng. Đại Thạch hỏi ngay:

- Chắc hàng ta bán khá lắm vì quân lính xa nhà đâu có thú vui gì?

Thiếu phụ tắc lưỡi:

- Thấy thế đấy! Nhưng quân đội Qui Nhơn kỷ luật nghiêm quá và lương lạu cũng chặt chẽ nên cũng chẳng được mấy! Mời anh chị xơi bánh chưng nóng.

Đưa hai cái bánh chưng cho Đại Thạch thiếu phụ nói tiếp:

- Nhưng được cái bọn lao dịch trong doanh trại lại ăn tiêu khá hơn! Bọn ấy phần đông là người miền ngoài quen tiêu pha rồi có đâu như đân Qui Nhơn.

Hồ Cầm hỏi tới:

- Thế có cả bọn lao dịch à? Chắc là tù binh do quân Tây Sơn bắt được chứ gì?

- Ấy đấy! Đa phần là quân cũ của vua Lê, quân điệp báo của Nguyễn Ánh ở Phương Nam ra phục sẳn ở đây. Cái loại này thế mà có lắm tiền, hình như cũng cướp bóc ở đâu đó!

Nghe người đàn bà láu táu lắm miệng như đa số phụ nữ ở đây, Hồ Cầm hỏi nhỏ:

- Thế thư thư có biết giờ nào bọn họ hay ra đây ăn hàng không?

- Sắp hết giờ lao dịch rồi. Cứ đến đứng bóng là bọn họ kéo ra cả bầy ấy thôi!

Mặt trời cũng đã sắp đứng bóng thật.

Ngồi uống một vài ngụm nước chè tươi nóng hổi và ăn vài miếng kẹo lạc Nguyễn Đại Thạch đã thấy một tốp bốn năm người trong doanh trại kéo ra.

Nhìn cách ăn mặc Đại Thạch biết ngay đây là tù binh lao dịch vì quần áo họ rách rưới và mặt mày ủ rũ. Chỉ khi vào hàng nước bọn họ mới tươi tỉnh đôi chút. Đại Thạch không nhận rà ai quen trong số này nhưng chàng tìm một gã trung niên mặt mũi hiền lành làm quen:

- Xin mời huynh chén chè. Xin hỏi huynh người ở đâu?

Mặt gã nọ đớ ra trong giây lát:

- Tôi người Thanh Nghệ Hà! Mà lâu quá đâu có được về quê nhà Hết chúa Trịnh vua Lê lại Tây Sơn Đông Sơn có nước chết già ở cái đất kinh kỳ này thôi!

- Trong quân huynh có quen ai tên Nguyễn Phước Quang?

Gã ta càng trố mắt:

- Phước Quang dòng hoàng tộc? Y ở ngay trong cùng một đội với tôi thôi!

Đại Thạch thân mật vỗ vai gã:

- Xin nói thật, Phước Quang vốn là anh em của tôi, nhờ huynh cho nhắn lời được chứ?

- Sao không được? Nhắn gì cứ nói vì tôỉ với hắn ngày nào cũng gặp! Nhưng không hiểu hắn có tâm sự gì mà suốt ngày không nói không rằng, lại không chịu cùng anh em vui chơi trong những lúc rỗi việc!

Hồ Câm xen vào:

- Xin đại huynh cho tôi nhắn:

em ruột là Nguyễn Hồ Cầm muốn gặp ở hàng nước này!

- Ngay bây giờ?

- Vâng! Nếu được ngay bây giờ thì hay quá! Xin gửi huynh chút lòng cảm tạ.

Hồ Cầm nhét vào tay gã mấy đồng bạc lẻ. Gã thích quá đứng ngay dậy:

- Công tữ và cô nương cứ ngồi chờ ở đây, tôi xin đi gọi ngay!

Gã tất tả chạy vào doanh trại. Chỉ thoáng sau gã trở ra thật. Nhưng không chỉ với Phước Quang mà thôi, có hai tên mặt mũi đen đúa cầm siêu đao theo sau, chưa bước vào hàng quán một gã đã quát:

- Con bé nào là Hồ Cầm? Định đến làm loạn đại quân là ăn đao đấy!

Nguyễn Đại Thạch nắm tay Hồ Cầm, ôn tồn nói:

- Quan nhơn bớt nóng! Anh em chúng tôi nào dám loạn đại quân nào đâu!

Chỉ xin gặp Nguyễn Phước Quang đây chốc lát thôi!

Tên người Thổ không thèm nói gì hạ siêu đao xuống một đường hiểm ác.

Đại Thạch kéo Hồ Cầm ngả sang bên dao chém gãy chiếc bàn cùng lúc với cước chàng đá chạm vào mặt hắn nghe “rắc” một tiếng. Mặt hắn méo vì thiếu nguyên cả hàm răng trên. Mặc cho thiếu phụ chủ quán chạy vọt ra ngoài la chói lói:

- Ối làng nước ôi! Chúng nó phá nát quán tôi rồi!

Hồ Cầm phạt thêm một đường kiếm trong lúc tên võ sĩ đang còn bàng hoàng.

Lần này hắn chưa kịp la thì cái đầu hắn đã lăn lông lốc theo triền dốc ra ngoài cửa quán.

Một đám dân và quân Tây Sơn bu đen nghẹt ngoài cửa quán trước cửa doanh trại náo động hần lên. Hồ Cầm lúc ấy mới kịp nói với Phước Quang:

- Ca ca! Ca ca chạy theo bọn tôi đi!

Phước Quang dùng dằng:

- Tôi côn cất ít đồ trong trại và bức di thư của mẹ mà ông ngoại trao cho ở Gia Miêu …

Hồ Cầm gắt lên:

- Bỏ mặc nó đi! Thoát thân cái đã!

Tên võ sĩ thứ hai lợi dụng lúc Hổ Cầm đang sơ ý quất ngọn siêu đao ngay vai nàng. Nàng vừa nghiêng người tránh thì một ngọn roi ở đầu quất trúng mặt làm nàng choáng váng. Ngoài cữa xuất hiện một tráng niên vạm vỡ râu mép để đen bóng thành một vòng cung. Gã gầm lên:

- Gớm cho quân nào tới bản doanh ta náo động! Chưa biết uy vũ của ngọn roi Bình Định hay sao?

Gã quất roi vun vút. Đại Thạch nghe loáng thoáng những tiếng kêu bên tai:

- Đại đô đốc! Đại đô đốc!

Chàng biết đây chính là đô đốc Long nên cần mật đề phòng. Đợi ngọn roi sắp sửa mổ trúng tinh mũi, Đại Thạch há mồm cắn lấy ngọn roi vận kinh lực lên hàm răng làm đô đốc Long không giật lại được. Gã đỏ mặt tía tai:

- Tiểu tử này ghê gớm thật! Quân của ai?.

Nguyễn Đại Thạch mở hàm răng cho gã giật mạnh ngọn roi, mất đà loạng choạng. Đại Thạch đùa cợt:

- Quân của vua Lê đây mà đô đốc!

Dứt lời Đại Thạch nhãy một bước nhẹ áp sát đô đốc Long đồng thời gọi Phước Quang và Hồ Cầm:

- Chạy mau đi các em! Có ta đoạn hậu rồi.

Hồ Cầm lẫn Phước Quang đều dùng dằng. Hồ Cầm nói:

- Em không thể để đại ca ở lại một mình được! Đại ca chết thì em cũng chết mất!

Nguyễn Phước Quang lập tức níu áo Hổ Cầm về phía mình:

- Thôi đi mau tiểu muội!

Hồ Cầm dằng ra:

- Ca ca chạy trước đi! Tiểu muội ở lại với Nguyễn đại huynh đây!

Phước Quang giận dỗi:

- Tiểu muội thích được chết bên Nguyễn Đại Thạch chứ gì?

Hồ Cầm nghe anh nói toạc ra liền đỏ ửng cả đôi gò má. Nàng không còn là cô gái nhỏ khi xưa nữa, nhưng bản chất phụ nữ làm nàng vẫn hổ thẹn. Trong lúc hai người đôi co lời qua tiếng lại thì đô đốc Long và Nguyễn Đại Thạch đã cùng nhau đấu trên mười hiệp … Đại Thạch có phần áp đảo hơn vì đô đốc Long dù xuất thân ở đất Bình Định nhưng không chuyên hẳn về võ thuật mà chuyên về quân sự hơn.

Cảm thấy yếu thế đô đốc long quát quân:

- Gọi ngay tên Sát đầu đà ra đây cho ta!

Vừa nói vừa ào ạt cây roi, bên tay trái đô đốc tuốt luôn trường kiếm đeo bên mình trong khi Đại Thạch trên tay vẫn không tấc sắt. Chàng chỉ dùng quyền cước nhưng thân pháp chàng như một con thoi, khi ẩn khi hiện khiến đối phương tấn công chỉ thêm mệt mà không đạt được mục đích. Vừa lúc Đại Thạch dùng trảo công giựt phăng chiếc giáp trụ trên người đô đốc Long thì một tiếng gầm vang dậy:

- Loạn quân coi chừng!

Mũi kích xé gió bay tới với một uy lực ghê gớm. Đô đốc cười khà:

- Sát đầu đà! Nuôi quân ba năm dùng một giờ, hãy tóm cổ tên tiểu tử này cho ta!

Sát đầu đà là một tên vạm vỡ cao lớn như hộ pháp, người y bóng lưởng như có thoa mỡ trên người chỉ đóng một cái khố bằng vải thô. Hắn nhảy vào vòng chiến một tay là kích, một tay là cuộn dây thừng lớn. Sát đầu đà là người Trung Quốc, vì dòng dõi tổ tiên y làm quan lớn triều Minh nên không chịu khuất phục triều đại Mãn Thanh, y đã theo gia nghiêm sang An Nam sau khi đã phiêu bạt học hết mọi võ nghệ Trung Nguyên. Thấy Nguyễn Huệ ra Bắc Hà phá quân Thanh, y xin đi theo quân để chém giết bọn Thanh cho hả giận. Lúc còn ở Trung Quốc y đã từng lên chùa Thiếu Lâm xin chẻ củi lặt rau để học võ nên lấy tên là Sát đầu đà mặc dù y chưa hề đi tu một ngày nào!

Cũng bắt chước các sư Thiếu Lâm dùng thiền trượng nhưng y thay vào đó là cây kích để dùng làm vũ khí.

Sát đầu đà đứng sừng sững trước mặt Đại Thạch như một bức trường thành.

Nhìn thấy Đại Thạch không sử dụng vũ khí, y gầm lên:

- Tiểu tử này gớm thật. Để ta cho nếm bài quyền Thiếu Lâm!

Hắn quăng kích và cuộn dây xuống chỉ còn lại tay không Người y chùn hắn xuống theo một thế tấn lạ lùng.

Đại Thạch đã từng đụng độ với quá nhiều địch thủ quái dị nên cứ bình tỉnh đứng sõng tay:

ở bên ngoài Phước Quang luồn về phía sau lưng Đại Thạch từ lúc nào, y đùng một đoản đao định chờ lúc Đại Thạch sơ ý sẽ chém xuống. Về võ công Phước Quang chưa chắc đã kém gì Đại Thạch có khi còn có phần hơn nữa, nhưng từ lúc bi trúng độc “kim xà” hắn tự thấy bản lãnh đã thoái hóa và tính tình cũng đâm ra hay ghen ghét một cách nhỏ mọn. Khi mũi đoản đao vừa chém xuống Hồ Cầm hét lên:

- Đại huynh coi chừng!

Đại Thạch không quay lại, chàng dang chân trái

làm trụ xoay một góc rộng, cả người lẫn đao Phước Quang đều bay ra khỏi quán kèm theo tiếng thét đau đớn. Nhân đà xuất cước Đại Thạch áp sát Sát đầu đà tung ra liên hoàn trảo pháp như một đàn rắn cùng mổ tới. Sát đầu đà biến sắc nhảy vọt ra phía sau tránh né kêu lên:

- Mi biết cả võ thuật Trung Nguyên?

Đại Thạch biến thế áp dụng “Gia Miêu võ công” tạo thành một luồng kinh lực trấn áp gã Sát đầu đà làm gã càng thêm hoang mang không biết chàng thuộc môn phái nào. Ở thế cùng gã bèn hạ độc thủ bằng cách vờ quay chạy rồi ném lại một nắm phi tiêu nhưng kình lực của Đại ThẠch đang phát ra ào ạt đẩy tất cả rơi xuống đất. Phước Quang lúc này lòng ghen tức đã lên cực điểm lại vừa bị một cước của Đại Thạch nên càng oán giận, hắn rít lên với Hồ Cầm:

- Nếu tiểu muội thương mến anh chàng Bắc Hà ầy, tiểu muội cứ theo hắn đi tôi không đi đâu …

- Ca ca! Nguyễn đại huynh cũng người Gia Miêu với chúng ta mà!

Phước Quang gắt:

- Nhưng hắn ăn phải bả gian xảo của Bắc Hà rồi, tôi không biết …

Phước Quang bỏ lửng câu nói chạy lại bên Sát đầu đà đưa cho gã cây kích mà gã ném xuống đất lúc nãy cùng cả cuột dây. Nố

Thông Tin
Lượt Xem : 2470
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN