--> Kỳ Hiệp Côn Lôn Kiếm - game1s.com
XtGem Forum catalog

Kỳ Hiệp Côn Lôn Kiếm

t của sư phụ truyền dạy. Lão đạo cô vừa té ngã, Tiểu Nhạn cũng lập tức buông tay, vội vàng nhặt thuốc lên mà chạy vào trong.

Lão đạo cô nghiến răng nói với theo:

- Giang Tiểu Nhạn, trừ phi vĩnh viễn ta nằm ở đây, chỉ cần ta đứng dậy được, ta không để mi sống đâu. Ta phải báo thù cho sư đệ.

Tiểu Nhạn một tiếng không đáp một mạch chạy vào trong viện thứ hai. Chàng nhìn thấy vết thương của A Loan vẫn còn đang rịn máu, nàng cơ hồ sức cùng lực kiệt, mắt nhắm nghiền, hơi thở yếu ớt. Chàng vội lấy Băng Phiến tán, cách một lớp áo mà đặt lên trước ngực A Loan, rồi chàng ngồi đó canh chừng động tĩnh của nàng sau khi được đắp thuốc, tay vẫn cầm bao thuốc.

Lúc này, lão đạo cô lần đầu tiên Tiểu Nhạn gặp đi vào hỏi chàng:

- Đạo Đăng sư cô có đắc tội gì với thí chủ mong hãy bỏ qua. Đạo Đăng vẫn còn nằm bên ngoài, bà van cầu thí chủ hãy giải huyệt đạo thì sẽ tức khắc đi ngay quyết không gây khó cho thí chủ.

Tiểu Nhạn quay người hỏi:

- Trong miếu của các đạo cô, tại sao có một sư cô thủ đoạn ác độc như vậy. Hôm nay, nếu không phải là ta thì dù năm, sáu người cũng bị lão đạo cô ấy giết chết rồi.

Nếu ta tha cho nhất định lão đạo cô ấy sẽ đi làm ác nữa.

Lão đạo cô này nói:

- Bà ấy cũng không thể ra ngoài gây ác, thiết cung cũng không dễ dàng mà bắn người nữa. Tuy bà ta niên kỷ nhỏ hơn ta nhiều nhưng thân phận rất cao. Hai mươi năm nay trong miếu này không giữ được thanh quy vì năm đó khi Đạo Đăng đi hóa duyên gặp được một người võ nghệ truyền cho cách sử dụng đao, cách bắn thiết đạn. Thế nên, bà ta ít khi ở lại miếu mà thường ra bên ngoài có lúc một năm cũng không về. Thiết Trượng Tăng là sư đệ của bà, hôm qua còn đến đây, hôm nay không biết sư đồ đi đâu.

Tiểu Nhạn lại hỏi:

- Đêm qua Đạo Đăng sư cô có ở trong miếu không?

Lão đạo cô này nói:

- Không có Đạo Đăng vừa mới trở về. Lần này, đạo cô đi cũng hơn mười mấy ngày. Hành tung người vô định thoạt đến thoạt đi. Bọn ta không dám hỏi han vì bà là thân phận trưởng bối lại tính khí nóng nảy.Vả chăng trước đây miếu này nhỏ bé, nhờ Đạo Đăng đạo cô ra ngoài hóa duyên mà sửa sang quy mô rộng lớn hơn. Thế nên, khi sư phụ bọn ta tịch diệt thì người cai quản miếu này nhưng người ở đây rất ít, không thường đốt hương niệm phật, chỉ thích nuôi hươu nai.

Chợt A Loan khẽ rên lên, Tiểu Nhạn vội xoay người nhìn nàng thấy thương thế dường như cũng giảm nhẹ đôi chút. Mắt nàng đã hé mở nhưng nước mắt vẫn ràn rụa, bi thương nói:

- Tiểu Nhạn, huynh không được đả thương Đạo Đăng sư cô cùng Thiết Trượng Tăng. Họ đều là hiệp khách, muội được họ cứu đến nơi này.

Tiểu Nhạn gật đầu hứa:

- Nhất định huynh không đả thương họ đâu.

Nói rồi, lòng chàng có chút hối hận nhớ đến đêm qua mình đấu với Thiết Trượng Tăng không chịu dung tay cho lão nhưng lại nghĩ:

“Đêm qua kẻ giết Thiết Trượng Tăng, lấy ngựa của mình, cướp luôn thủ cấp Long Chí Khởi quyết không phải là Bào Chấn Phi và Đạo Đăng đạo cô này làm, chắc rằng do một kẻ khác nhưng kẻ đó là ai? Thật quái lạ, ở nơi giao giới Xuyên- Thiểm này cách Trấn Ba không quá trăm dặm sao xuất hiện quái nhân. Ngày thường sao không nghe ai nói qua?”.

Chàng lại trấn an:

- Đạo Đăng sư cô bị điểm huyệt, huynh sẽ đi giải huyệt cho bà. Hành động của bà không phải bình thường, chỉ vì. Ấy da! Muội hãy yên lòng trị bệnh chờ thương thế của muội đã khỏi, huynh sẽ kể tường tận sự tình. Hiện giờ, trên giang hồ đa trá không có gì đáng tin. Muội chỉ nhìn một mặt mà đoán định Đạo Đăng và Thiết Trượng Tăng cứu muội nhưng vị tất đã là hiệp nghĩa. Nhưng muội an tâm, huynh quyết không hại họ.

Huống hồ, Viên Chiêu Huyền cũng là bằng hữu của huynh mười năm trước. Huynh hành sự quang minh chính đại, sau này huynh kể ra muội sẽ biết được mọi việc.

Dứt lời, Tiểu Nhạn chạy ra ngoài đến viện phía trước, thấy Đạo Đăng vẫn còn nằm ở đó, Tiểu Nhạn đến gần nói:

- Ta nghe nói đạo cô cũng là hiệp khách nên không muốn làm khó nhưng ta cũng cho đạo cô biết võ nghệ của Tiểu Nhạn ta không thể dựa vào điểm huyệt mà làm phương tiện thắng lợi.

Chàng nhặt một viên đạn dưới đất, hai tay bóp mạnh. Thiết đạn bị bể bảy, tám miếng bắn tung tóe. Sau đó, chàng cầm thiết cung, hai tay vận sức bẻ gãy thiết cung làm hai đoạn, rồi cầm khẩu cương đao lên dựng đứng vào tường, đá một cước. “Rắc”.

cương đao gãy đôi.

Tiểu Nhạn lại đưa chân phóng một cước vào Đạo Đăng, đạo cô lăn vòng cảm thấy thân thể dần dần cử động được nên lập tức đứng dậy. Nhưng không ngờ lúc Tiểu Nhạn không phòng bị. Đạo Đăng đứng dậy xòe tay điểm vào sườn Tiểu Nhạn. Hóa ra Đạo Đăng cũng biết sử dụng thuật điểm huyệt.

Tiểu Nhạn đẩy mạnh lão đạo cô té văng xa hai trượng.

Tiểu Nhạn cười nhạt nói:

- Đạo cô không phục sao? Muốn dùng thuật điểm huyệt à? Thuật điểm huyệt của bà tuy có mạnh hơn thiết cung một chút nhưng chỉ đủ sức hiếp đáp một tiểu hài thôi.

Đạo Đăng hai lần bò dậy không ngừng đưa đôi mắt gian ác, căm hận nhìn Tiểu Nhạn nhưng sắc mặt trắng bệch chứng tỏ lão đạo cô đã khiếp sợ.

Tiểu Nhạn cười nhạt bước lên mấy bước. Lão đạo cô vội thoái lui ra sau cho đến cạnh bên cửa miếu, đột nhiên nhảy vọt lên tường, cười lạnh nói:

- Tiểu Nhạn mi dám đến Võ Đang không?

Tiểu Nhạn cười nói:

- Hai tháng trước Giang mỗ ta từ nơi đó đến đây, sao lại không dám đi.

Đạo Đăng cười âm hiểm nói:

- Được ta đến đó chờ mi. Trước cuối năm nếu mi không đến, ta xem mi như lũ thư sinh.

Dứt lời lão đạo cô nhảy khỏi tường mà chạy. Tiểu Nhạn tức giận muốn đuổi theo đánh cho đạo cô khâm phục nhưng lòng chàng cứ nặng mối lo tình trạng A Loan nên tức tốc cúi nhặt thiết cung bị gãy dùng sức uốn thẳng thân cung dùng như một đoản côn, giắt vào lưng thay bảo kiếm đã mất để hộ thân.

Rồi chàng vào trong thấy A Loan vẫn mở to mắt. Giang Tiểu Nhạn ân cần nói:

- Huynh đã tha cho Đạo Đăng đi rồi. Muội giờ cảm thấy trong người ra sao? Nếu thương thế trầm trọng huynh sẽ đến nơi khác tìm thuốc hoặc giả mời đại phu cao minh đến đây chữa trị.

A Loan thều thào nói:

- Huynh đừng đi!

Lúc nói, hai dòng lệ vẫn tuôn trào. Tiểu Nhạn lòng đau khôn xiết không biết chia sẻ sao với nàng. A Loan lại từ từ nhắm mắt, hơi thở thoi thóp. Tiểu Nhạn nhìn A Loan, hai tay nắm chặt như muốn bóp nát tim mình. Càng nắm chặt tim càng đau đớn.

Chàng đứng đó hồi lâu. A Loan vẫn thở thoi thóp không mở mắt ra nữa. Tiểu Nhạn dường như cũng ngừng hơi thở.

Trong phòng giờ này đã tối, bên ngoài tiếng chim chiều về tổ kêu vang, Tiểu Nhạn lại mở Băng Phiến tán ra đắp vào vết thương A Loan.

Cửa phong chợt mở, Tiểu Nhạn ngoảnh nhìn thấy lão đạo cô bưng vào một mâm gỗ. Trong mâm chỉ có một bát cơm và đôi đũa. Tiểu Nhạn cầm lấy, đến trước mặt A Loan chờ hồi lâu, vừa thấy nàng mở mắt. Tiểu Nhạn hỏi:

- Đây có chén cơm, nàng ăn không?

A Loan rên mấy tiếng rồi thê thảm nói:

- Muội không ăn Tiểu Nhạn cầm mâm gỗ, thấy trong chén cơm không đủ mình ăn hai, ba miếng bất giác chau mày, quay người đặt mâm lên bệ cửa sổ rồi thấp giọng nói với lão đạo cô:

- Đây là miếu đình thanh tịnh, tại hạ vốn không thể ở lại nơi này nhưng không còn cách nào. Thương thế nàng trầm trọng như vậy, chư vị lại không thể phục dịch cho nàng nên tại hạ xin được lưu lại đây. Họ Giang ta là một hán tử quang minh lỗi lạc quyết không làm điều gì phương hại đến thanh quy của người. Chỉ cần bệnh tình nàng thuyên giảm sẽ xin tức khắc đưa đi, tại hạ còn cúng đường nhiều tiền bạc nữa.

Lão đạo cô nghe lời của chàng biết ý nên vội nói:

- Thí chủ muốn lưu lại đây nhưng không được đâu. Quy củ ở đây nghiêm ngặt, ngay cả Thiết Trượng Tăng là kẻ không thông lý lẽ mà lão đến nơi này cũng không ở lại.

Đây là thanh quy mấy trăm năm ở đây, quyết không thể vi phạm. Bào cô nương ở đây thí chủ an lòng, ta sẽ bảo đồ đệ thường đến chăm sóc nàng.

Tiểu Nhạn thở dài gật đầu không nói gì. Suy nghĩ một hồi, chàng lại nói với đạo cô:

- Còn có một việc cầu đạo cô giúp đỡ. Hôm nay tại hạ không đói không ăn cơm cũng chẳng sao nhưng mà thương thế của nàng như vậy, chí ít cũng phải được điều dưỡng nhiều ngày tháng. Trong thời gian đó tại hạ có thể ngủ dưới gốc tùng bên ngoài miếu nhưng chuyện ăn uống tại hạ xin được nơi đây giúp đỡ. Khi đi tại hạ sẽ trả tiền lại.

Đạo cô từ chối:

- Cũng không được. Lương thực trong miếu có hạn. Sư đồ của ta mỗi lần chỉ được ăn một bát nhỏ làm sao đủ cung cấp cho thí chủ. Nếu thí chủ mua gạo đến đây cũng chẳng có ai nấu nướng.

Tiểu Nhạn vừa nghe bất giác nổi giận nhưng chẳng biết làm sao. Đạo cô lại nói với chàng:

- Tốt nhất thí chủ nên đến Vĩnh Thiên tự mà trú ngụ. Ở đó toàn là hòa thượng, miếu đình cũng lớn hơn đây nhiều.

Tiểu Nhạn hỏi:

- Vĩnh Thiên tự cách đây bao xa?

Đạo cô đáp:

- Về phía tây đi qua hai ngọn núi, ước khoảng mười mấy dặm. Ta cũng chỉ nghe nói thôi, người ở nơi này chưa từng đến nơi đó.

Lúc này, bên ngoài lại có tiếng chuông vang. Lão đạo cô vội vã bưng mâm cơm ra khỏi phòng. Tiểu Nhạn đứng đó căm tức giậm chân một hồi.

A Loan thều thào nói:

- Huynh đi đi.

Tiểu Nhạn thẫn thờ, quay người nói với A Loan:

- Loan muội! Huynh xin lỗi muội. Kiếp số bọn ta quá khổ. Giờ huynh không chỉ hận gia gia muội mà còn hận cả phụ thân huynh. Lúc đó, nếu người không làm chuyện ác, không phạm môn quy Côn Lôn phái thì đâu phải chết thảm. Hai chúng ta đã sớm thành thân rồi. Đây thực là oan gia.

Nghe đến đây. A Loan ràn rụa nước mắt. Tiểu Nhạn muốn giậm chân thét lớn lại nói:

- Hiện giờ … Ây! Việc gì cũng không thể nhắc đến. Huynh chỉ chờ thương thế của muội bớt là lòng huynh thanh thản. Sau đó, huynh sẽ cô độc mà đi không chỉ không bức hại gia gia muội, tất cả người quen, huynh cũng không muốn gặp, huynh cũng không muốn trên giang hồ tranh cường đấu thắng. Nhưng ở đây, huynh thấy thương thế muội thực khó mà lành. Đạo cô trong miếu này thực đáng ghét. Đạo Đăng lại võ nghệ cao cường. Hôm nay tuy bại trong tay huynh nhưng về sau nhất định sẽ tìm cách trả thù.

Núi này cũng quá hiểm ác. Người gì, việc gì cũng có nên huynh không an tâm. Huynh muốn mãi mãi ở đây bảo vệ muội. Các đạo cô không cho huynh ăn, không cho huynh ở, ngay cả việc tìm thuốc cũng không thể. Nếu muội cảm thấy thương thế có chút thuyên giảm, huynh sẽ đưa muội xuống núi. Dưới núi có mấy ngôi nhà, chúng ta có thể trú tạm mà điều dưỡng thương tốt hơn ở đây nhiều.

A Loan nói như làn gió nhẹ thổi:

- Chúng ta quả thực

là oan gia. Khi nhỏ, huynh đi rồi, muội hận huynh nhưng lại nhớ huynh tha thiết. Muội không dám nói ra … Kỷ Quảng Kiệt tuy đối với mình … nhưng mà … hắn và muội không phải là phu phụ, sau này thương thế lành rồi muội cũng không theo hắn nhưng muội cũng không quên hắn vì hắn đã cứu mạng …

Nói đến đây, nàng lại nấc lên nghẹn ngào nói:

- Lão gia gia, muội cũng không quan tâm tới nữa. Hôm trước, muội nghe đồ đệ Thiết Trượng Tăng nói lão gia gia ở Xuyên Bắc đã giết chết một tiểu hài đáng thương, gia gia thực ác độc …

Nàng khóc một hồi rồi lại nói tiếp:

- Huynh chạy đi. Thiết Trượng Tăng cứu muội về tất không đối đãi tệ với muội nhưng họ hận huynh sợ huynh. Huynh chạy đi. Thường thường đến thăm muội là được rồi. Muội đã hết sức để nói rồi. Nếu thương thế muội lành thì còn nhiều lời nói với huynh, bằng như muội chết huynh đừng quên muội nghe. Mười năm trước, huynh chịu khổ trong nhà muội. Huynh biết muội đau khổ thế nào không? Lão gia gia muốn giết huynh, huynh biết muội lo lắng thế nào không? Sau khi huynh chạy đi, sinh tử không rõ, muội thật là …

Nói đến đây, nàng cảm thấy vết thương đau đớn vô hạn nên chau mày rên rỉ.

Tiểu Nhạn gạt nước mắt khuyên nàng:

- Muội đừng thương tâm. Lòng đôi ta đã hiểu. Việc sau này dễ tính rồi, muội yên tâm nghỉ ngơi đi.

Đột nhiên, Tiểu Nhạn chú ý thấy A Loan đang mang đôi hài xanh, bất giác nhớ đến chiếc hồng tú hài trong hành lý của mình, lại nhớ đến đêm đó ở Thái Lĩnh. A Loan rơi xuống suối mất tích chàng cứ nghĩ nàng bị hổ báo vồ nào ngờ được Thiết Trượng Tăng cứu. Thiết Trượng Tăng và Đạo Đăng tuy không giữ phận đạo gia nhưng họ đã cứu A Loan, còn mình lại đi bức nội tôn, phu phụ của A Loan ly tán. Tuy nàng chưa chết nhưng thọ thương trầm trọng như vậy, mình đối với nàng tốt ở chỗ nào đâu.Vì thế, chàng thầm hối hận, xấu hổ nói:

- Vậy thì,muội cứ ở đây dưỡng thương, huynh ra ngoài tìm chỗ trú ẩn.

A Loan, thảm thiết rên một tiếng như đồng ý. Tiểu Nhạn chầm chậm ra khỏi phòng. Chàng đứng dưới mái hiên buồn bã ngắm trời chiều hồi lâu.

Lúc này, chim rừng lao xao. Mây chiều nhuộm sắc đỏ. Gió núi lạnh lẽo vù vù thổi.

Tiểu Nhạn cúi đầu chạy ra khỏi miếu, vừa chạy vừa nghĩ thầm:

- Bất luận thế nào ta cũng phải trị lành thương thế A Loan. Hôm nay trễ rồi, ngày mai ta sẽ kiếm đường tìm thuốc cho nàng.

Chợt ba con hươu từ trước mặt chạy đến. Chúng gặp Tiểu Nhạn ba lần nên cơ hồ quen rồi không sợ hãi nữa. Con hươu đực đưa mũi ngửi ngửi Tiểu Nhạn. Chàng đưa tay vuốt nhè nhẹ sừng của nó. Ba con hươu lại tiếp tục chạy về hướng tây sườn núi, vượt qua bức tường phía tây. Tiểu Nhạn ngạc nhiên cũng chạy theo.

Chàng thấy ngoài tường phía tây của miếu này có hai gian nhà đất thấp lè tè không có cửa sổ. Ba con hươu vào trong đó mà nằm. Tiểu Nhạn thấy vậy mừng rỡ, lòng nghĩ:

“Ở đây thực tốt. Ta có thể trú tạm nơi này”.

Chàng bèn cúi đầu chui vào bên trong, hốt nắm cỏ khô bên cạnh trải xuống đất, ngồi xuống nghỉ ngơi, cảm thấy bụng đói cồn cào, vai trái cũng vô cùng đau nhức cơ hồ không cử động được. Chợt nhớ hôm nay trong lúc không phòng bị đã để Đạo Đăng bắn trúng thiết đạn. Đạo cô này thật đáng ghét! Đã hẹn ta đến Võ Đang sơn, bà ta có giao tình với Thất Đại Kiếm Tiên định nhờ tay họ mà khắc chế ta nhưng ta còn thời gian mà giao đấu với chúng sao?

Rồi lại nhớ đến A Loan đã nói qua nàng với Kỷ Quảng Kiệt là do Bào lão đầu ép gả nên họ có danh là phu phụ nhưng thực tế là không. Như vậy, ta còn úy kỵ gì nữa.

Hôm nay, Bào lão đầu lại tự thốt ra không nhận nàng là tôn nữ nữa, thế thì ta và A Loan có thể gần gũi nhau được rồi.

Nghĩ vậy, lòng chàng phấn chấn, vai trái dường như hết đau. Chàng vội lấy chiếc giầy hồng trong bao hành lý, chui ra khỏi phòng, vượt tường tây vào trong miếu.

Chàng nghe hậu viện có tiếng tụng kinh nho nhỏ. Tiểu Nhạn lại chạy vào phòng A Loan, thấy phòng vẫn tối đen ngay cả người nằm trên giường cũng không nhìn thấy nhưng nghe thanh âm yếu ớt của A Loan hỏi:

- Ai đó?

Tiểu Nhạn nhẹ giọng:

- Huynh đây!

Lòng chàng thoáng mừng vì A Loan còn tỉnh táo. Chàng bước lên nói:

- A Loan. Hiện giờ thương thế của muội tuy trầm trọng nhưng ở đây thực không tiện chút nào. Ta phải nghĩ cách rời khỏi nơi đây. Giờ huynh sẽ xuống núi đến Ôn Thần trấn thuê một chiếc xe sáng sớm mai sẽ đến đây đón nàng. Rồi đi đến hai bằng hữu của huynh ở Lang Trung phủ. Mười năm nay, huynh lưu lạc giang hồ, học tập võ nghệ chỉ có hai chí nguyện là báo phụ thù và cưới muội. Huynh bắt gia gia nàng vì hận lão nhưng thấy lão râu tóc bạc phơ, lại nhớ lúc nhỏ muội kéo tay lão mà cười nói thật ngây thơ khiến huynh không nhẫn tâm hạ thủ. Còn hôn nhân của chúng ta. Muội nay đã gả cho Quảng Kiệt, hắn cũng là một trang hảo hán, huynh không muốn cướp muội trong tay hắn.

Nói đến đây, chàng đặt chiếc giày hồng vào trong tay A Loan:

- Đây là chiếc hài của muội. Hôm đó, khi muội thất tung ở Thái Lãnh, huynh tìm kiếm nửa ngày không thấy muội chỉ gặp được chiếc hài này. Huynh đã mang nó theo suốt cuộc hành trình. Thấy nó, huynh càng buồn bã nhớ thương muội. Giờ huynh đã quyết định chủ ý. Long Chí Khởi chính là hung thủ giết phụ thân huynh, đầu hắn huynh đã cắt rồi, phụ thù xem như đã trả. Huynh tội nghiệp cho gia gia muội tuổi già có thể tha thứ cho lão chỉ cần lão đừng gây nên chuyện ác nữa. Còn Kỷ Quảng Kiệt, nếu muội không thích hắn thì quên hắn đi. Chúng ta theo lời ước mười năm trước mà kết thành phu phụ. Ngày mai, chúng ta vừa đi vừa trị thương. Đến Lang Trung phủ bái thiên địa thành thân. Sau này. huynh sẽ mở một tiêu điếm. Dựa vào võ nghệ của huynh đủ để trở thành một tiêu đầu nổi tiếng ở Xuyên – Thiểm.

Nói đến đây, chàng mỉm cười tha thiết hỏi:

- Muội có đồng ý không? Nếu muội không bằng lòng, huynh cũng không phiền muội nữa.

A Loan thở dài, thật lâu mới đáp:

- Muội đồng ý …

Tiểu Nhạn vừa nghe đã hoan hỷ bật cười tinh thần cao hứng, trong lòng có chút hối hận:

“Tại sao ta không nói với nàng sớm một chút thì giờ này hai người đã lên đường đi rồi”.

Tiểu Nhạn phấn khởi trong lòng, liên tiếp nói:

- Được! Được! Giờ huynh đi tìm xe vì đêm nay đã muộn rồi, ngày mai xe sẽ đến đây.

Dứt lời, Tiểu Nhạn xông vào chính điện thấy mười mấy đạo cô đang tụng kinh.

Chàng vừa thỉnh cầu vừa uy hiếp, bảo họ phải phái người săn sóc bảo hộ A Loan. Nếu đêm nay A Loan có xảy ra chuyện gì, chàng sẽ hỏi tội họ.

Dặn dò xong, Tiểu Nhạn cao hứng chạy như bay về phía Ôn Thần trấn.

Tiểu Nhạn đi rồi, chủ trì trong miếu liền phái một đạo cô vào chăm nom A Loan.

Phòng A Loan cũng chẳng đốt đèn, vị đạo cô đó trải một tấm nệm ở chỗ thờ thần nằm xuống dường như đã ngủ.

Còn A Loan, cử động thân thể, vết thương trước ngực bị động càng thêm nhức nhối nhưng tinh thần vô cùng phấn chấn vì những lời Tiểu Nhạn nói vừa rồi. Nhưng trong phấn chấn đo,ù nàng cảm thấy như vương vấn một chút bi thương.

A Loan nhớ lại lần nàng bị phi tiêu của Hồ Lập ném trúng, rồi nàng bị giam ở trong núi Thái Lãnh. Kỷ Quảng Kiệt cứu mình không kể mạng sống rồi cũng bị bắt. A Loan tuy thấy mặt Quảng Kiệt không thích lắm nhưng giờ có chút chuyển ý động tâm.

Nàng cách một vách sắt đã từng cảm kích bi thương mà nói với Quảng Kiệt:

“Cứ để tặc nhân giết hết hai ta. Chúng ta đến địa phủ mà làm phu thê. Lúc đó, ta nhất định tốt với mi”.

Còn thái độ Quảng Kiệt khẳng khái, xem cái chết nhẹ tợ lông hồng khiến A Loan thêm cảm phục, nhận ra mình đối xử với hắn quá vô tình. Sau đó, A Loan được Tiểu Nhạn cứu ra. Cánh tay cường tráng của chàng đã từng ôm chặt lấy nàng mà xuyên non vượt núi, thân thế tuyệt luân khiến nàng vô cùng ái mộ. Chàng tìm nơi yên tĩnh đặt nàng ngồi đó rồi dặn:

“A Loan, đừng sợ chờ ta một lát, ta sẽ cứu Kỷ Quảng Kiệt ra”. A Loan càng cảm động rơi nước mắt trước nghĩa cử cao đẹp, hào sảng của chàng thầm nghĩ chàng cũng là trang hảo hán chứ chẳng phải là kẻ ác tâm. Chàng đối với gia gia thực đáng ghét nhưng cũng chỉ vì lão gia gia xưa kia đã làm nhiều điều thái quá. Chàng là một nam nhân kiên cường không vì yêu mến nàng mà quên đi việc báo thù. Nghĩ kỹ chàng nào có lỗi gì, chỉ là nàng có lỗi với chàng. Lúc nhỏ, hứa làm thê tử của chàng tuy là việc vui đùa trẻ con nhưng kỳ thực đó cũng là lời minh thệ. Vì lão gia gia đáng thương ta đã bội phản chí nguyện của mình mà bằng lòng gả cho Kỷ Quảng Kiệt. Nếu chờ chàng cứu Quảng Kiệt trở về ba người gặp mặt nàng biết phải làm sao. Theo Quảng Kiệt để Tiểu Nhạn một thân phiêu bạt giang hồ, suốt kiếp là thù nhân khó thể gặp nhau như vậy ta nhất định đau buồn mà chết. Nhưng theo Tiểu Nhạn mà bỏ Quảng Kiệt thì chẳng những không kể chi đến lễ nghĩa lại còn phụ lòng Quảng Kiệt. Hắn đã bao phen thọ thương vì nàng suýt mất cả tính mạng còn nàng một chút âu yếm với Quảng Kiệt cũng không có mà còn đối xử với hắn như thù nhân. Như vậy, ta là người gì?”.

A Loan nghĩ vậy nên rất thương tâm, trên ngọn núi cao dưới ánh trăng mờ, nàng chợt thấy dòng suối phía dưới, nàng thoáng nghĩ đến cái chết khiến mọi việc giải quyết ổn thỏa, nên không chờ Tiểu Nhạn và Quảng Kiệt trở lại mà gieo mình xuống dưới.

Vực sâu mười mấy trượng rơi xuống tất chết nhưng A Loan là người tinh thông võ nghệ, thân thủ linh hoạt hơn người thường. Tuy nàng muốn chết nhưng bản năng sinh tồn khiến tay chân nàng quơ quào mà rơi xuống dòng suối sâu hai, ba trượng, nước suối văng tung tóe, tay chân vẫy vùng, tuy khó thở nhưng nàng không bị hôn mê. Chòi đạp trong nước một hồi, nửa người nàng đã vướng vào bờ đá, còn hai chân vẫn ngâm trong nước lạnh buốt. Nàng thầm nghĩ:

“Chết cũng khó lắm!”.

Một hồi lâu, nàng nghe thanh âm gấp rút vang trong núi như gọi tên nàng “A Loan! A Loan ” Nàng giật mình, lòng hạ quyết tâm không lên tiếng. Rất lâu sau chẳng còn nghe tiếng gọi nữa, nàng bất giác chảy nước mắt nghĩ thầm:

“Ta sống cũng không được, chết cũng không xong. Ở Thái Lãnh u tịch này nhất định có miếu đình, nếu tìm được một am ni cô, ta đến đó mà tu hành vĩnh viễn không gặp người thế gian nữa. Nàng rơi lệ nén đau thương chịu gió rét men theo ven suối vừa đi vừa nghỉ, lần lần đến một nơi cách xa dòng suối đó.

Lúc trời sáng, nàng đến một sơn lộ. Nàng thấy y phục ướt sũng, tú hài cũng rơi mất một chiếc khắp người đều bị xây xát. Mặt trời dần lên cao.

Trong sơn lộ này trừ chim kêu thỏ chạy ra không bóng người lai vãng nhưng vì nàng sợ Tiểu Nhạn, Quảng Kiệt tìm đến hoặc là gặp cường đạo nên rán lê tấm thân đau đớn đi, đi mãi cho đến một rừng cây dày đặc và cỏ hoang mọc lan tràn.

A Loan nằm dài trên cỏ khóc tấm tức. Đau khổ quá nàng lại muốn tự tận nữa, nàng nghĩ làm sao ta còn có thể sống trên đời nữa được. Nàng cởi thắt lưng ướt sũng nước và bùn tìm đến một nhánh cây cột vào.

Nàng vừa cột dây, vừa khóc nức nở thầm nghĩ:

“Ta tài mạo không thua người phải chết thảm nơi đây thực là ai oán!”.

Nghĩ vậy, có chút thoái chí bèn ngồi bệt xuống đất than khóc hồi lâu. Than khóc rồi nàng lại cảm thấy mình không còn sinh lộ nên quyết tâm đứng bật dậy định đưa đầu vào thòng lọng.

Chợt nghe trên cao có tiếng người kêu lớn:

- Này, đừng tìm cái chết.

A Loan giật mình nhìn lên thì thấy một người tuổi trạc bốn mươi, sau lưng mang nhiều củi khô và cỏ, trong tay cầm một cây búa.

A Loan thấy người này phát hiện ra mình, đương nhiên nàng không thể tự vận được nữa bèn vội vã tháo dây quay người đi.

Lúc này người tiều phu đã xuống đến gần nàng hỏi:

- Cô nương cư ngụ ở đâu? Trẻ tuổi như vậy tại sao lại đi tìm cái chết?

A Loan nói:

- Lão ca, xin để mặc ta.

Nàng bước đi tránh người này, định tìm một nơi vắng vẻ khác mà tìm cái chết nhưng người tiều phu này vội chạy theo hắn kéo tay A Loan. Nàng giật tay ra nói:

- Lão ca, trở về đi. Mặc ta. Ta muốn tìm cái chết đương nhiên là có việc buồn.

Lão ca cứu ta không được đâu.

Tiều phu vội khuyên lơn:

- Cô nương đừng nói vậy. Ta đã thấy thì làm sao có thể bỏ mặc cô nương tự tận.

Cứu một mạng người như tu mười kiếp. Sơn thần có mắt, gặp người tự tận không cứu nhất định phạm tội với thần linh. Có việc gì buồn cứ nói ra, ta sẽ nghĩ cách giúp. Đã xảy ra điều gì? Gây gổ với người nhà hay đánh nhau với trượng phu?

A Loan cảm thấy tiều phu này có vẻ chân thật tốt bụng nên đứng lại, dùng dây lụa lau nước mắt nói:

- Lão ca đừng nói nhiều. Việc của ta có nói ra cũng không ai giúp được. Chẳng phải ta bị người bức đến cùng đường, cũng chẳng phải gây gổ với ai, là vì … ta thực không muốn sống nữa rồi.

Dứt lời động mối thương tâm, lệ đổ hai hàng.

Tiều phu hỏi:

- Nhà cô nương ở đâu? Ta sẽ đưa cô nương về. Về đến nhà nếu cô nương vẫn muốn chết thì ta mặc kệ, còn nơi này, ta phải thay sơn thần mà gìn giữ núi.

A Loan quệt nước mắt. Dần dần ý niệm xa lìa cõi chết cũng từ từ biến mất bèn trả lời:

- Nhà của ta cách nơi đây rất xa, người nhà không còn ai.

Lưỡng lự giây lâu nàng lại hỏi:

- Lão ca có biết trong núi này nơi nào có am ni cô không? Xin đưa giùm đến đó, sau này quyết chẳng quên ân.

Tiều phu suy nghĩ giây lâu rồi sốt sắng nói:

- Am ni cô có Đại Sĩ am cách nơi này mười mấy dặm phải qua mấy ngọn núi, ta chưa từng đi qua, còn tiện nội thường đến đó mà dâng hương cúng bái. Hay cô nương đến nhà ta để tiện nội dẫn đường đưa cô nương đi. Tiên nội ta cũng có chút quen biết với mấy ni cô đó.

A Loan có phần an lòng gật đầu bèn hỏi danh tánh.

Tiều phu đáp:

- Ta là Trương Lão Thực cư ngụ núi này đã bốn, năm đời rồi. Ta từ nhỏ đốn củi.

Mỗi năm cũng cứu được mấy mạng người không thắt cổ cũng do cường đạo đả thương.

Vì ta có thiện tâm nên sơn thần mới cho ta có cái ăn. Người khác đến đây không gãy chân cũng gặp phải dã thú, còn ta chẳng gặp phải việc gì. Cô nương về nhà ta, có lẽ giờ này tiện nội đã nấu cơm chín rồi. Dùng cơm xong ta sẽ bảo tiện nội đưa cô nương đi.

A Loan vô cùng cảm kích theo Trương Lão Thực mà đi về phía bắc. Đi chẳng bao xa chuyển qua hai góc núi là đến nhà Trương Lão Thực.

Thì ra, nhà họ Trương cũng trú ngụ trong một động lớn dưới chân núi. Trên núi còn có một tiểu miếu. Trương Lão Thực chỉ lên đó nói với A Loan:

- Đó là miếu sơn thần. Lão sơn thần miếu rất linh thiêng. Ban ngày không xuất hiện nhưng tối đến lại cưỡi thần hổ dẫn linh quang mà đi tuần sát núi này.

Vào trong động, A Loan thấy một phụ nhân khoảng trên ba mươi đang ngồi vá giày. Vừa thấy trượng phu dẫn một cô nương mình còn ướt sũng nước, dưới chân chỉ mang một chiếc hài, nên thoáng vẻ ngạc nhiên.

Trương Lão Thực bỏ bó củi bên ngoài, đặt búa vào vách tường rồi nói:

- Cô nương này vừa rồi định tự tận, ta khuyên giải hồi lâu nàng mới bỏ ý định nhưng không muốn về nhà mà định xuất gia. Ta nghĩ như vậy cũng tốt. Nàng mau dọn cơm. Dùng xong nàng hãy đưa cô nương này đến Đại Sĩ am.

Phụ nhân đó buông giày và kim chỉ xuống vẫn ngồi trên giường nói có vẻ giận dỗi:

- Thiếp làm sao đưa nàng đi được. Chân thiếp đau còn chưa khỏi. Trượng phu có tiền mà thuê kiệu cho thiếp không?

Trương Lão Thực ngẩn người vì hắn quên rằng tiện nội đau chân, hắn nói xuề xòa:

- Như vậy cũng không sao. Hôm nay đi không được thì hai, ba ngày nữa đi.

Rồi nói với A Loan:

- Cô nương ngồi xuống nghỉ. Tiện nội bị đau chân chờ nàng thuyên giảm sẽ đưa cô đi. Nếu không ta lên núi, trên đó có Vương Nhị hắn tuy là nam nhân đơn thân nhưng có hảo tâm, bảo hắn đưa cô nương đi cũng được.

Thiếu phụ gay gắt nói:

- Vương Nhị đêm qua đi chưa về. Tôn Hắc Tử nói đêm qua Vương Nhị ra khỏi núi làm chuyện gì đó, hai, ba ngày nữa mới trở về. Hơn nữa, phu quân thích làm việc thiện sao

sao lại cầu người ta. Phu quân đưa nàng đi không được sao?

Trương Lão Thực lắc đầu:

- Ta đâu có biết đường. Lần trước nàng đến Đại Sĩ am hai ngày không về, ta không an tâm nên đi tìm nàng. Đi từ sáng đến tối mịt vẫn không tìm thấy Đại Sĩ am đó.

Thiếu phụ đó nhếch miệng nói:

- Am to như vậy, cờ phất to như vậy, tại sao không thấy?

Thiếu phụ lại tỉ mỉ nhìn A Loan rồi hỏi:

- Nàng ở đâu? Tại sao muốn tìm cái chết? Nàng trẻ tuổi xinh đẹp như vậy lại không muốn sống, còn như ta làm thê tử lão này đã thắt cổ từ lâu rồi.

A Loan giả lời nói:

- Nhà ta ở Tử Dương huyện cách nơi này mấy trăm dặm. Đêm qua nhà ta bị sơn tặc nên thảm tử hết chỉ còn sót lại mình ta, làm sao còn muốn sống.

Thiếu phụ đó giật mình, còn họ Trương lắc đầu nói:

- Sơn tặc càng lúc càng lộng hành, trước chỉ cướp của nay lại giết người, sớm tối cũng có báo ứng. Sơn thần có mắt mà.

Thiếu phụ đó vội hỏi A Loan:

- Nàng họ gì? Đã gả cho người ta chưa? Trong nhà còn có ai?

A Loan đáp:

- Ta họ Giang, chưa gả cho người. Phụ thân là người buôn bán.

Thiếu phụ nói:

- Ôi thật đáng thương. Thế thì nàng hãy ở lại nhà ta mấy ngày, chờ vài ngày chân ta bớt đau sẽ đưa nàng đến Đại Sĩ am. Lão sư phụ ở đó rất từ bi. Cảnh am rộng lớn, nàng nhất định sẽ được người thu dụng. Làm ni cô thật tốt hơn gả cho người khác.

A Loan gật đầu thầm nghĩ:

“Giờ ta tạm ở đây vài ngày, sẽ được đưa vào am mà xuất gia làm ni cô. Lúc đó mới có thể giải quyết hết những thống khổ bên người”.

Nàng thương tâm không ngừng rơi nước mắt, thiếu phụ thân tình an ủi nói:

- Đưng khóc! Đừng đau lòng! Xem như nàng cũng có căn tiên. Quan Âm Bồ Tát cố ý khiến nàng chịu khổ để độ nàng đến cửa phật.

Lúc này, Trương Lão Thực mang củi vào, nói:

- Nàng mau nấu cơm đi. Cô nương này chắc đã đói rồi.

Thiếu phụ mau lẹ đến bên lò đốt củi. A Loan đến gần giũ áo định hong khô.

Thiếu phụ vừa nấu cơm vừa cúi đầu nhìn chân A Loan, cười nói:

- Chân cô nương có hơi lớn một chút, nếu không hài của ta nàng sẽ mang vừa.

Chiếc hài kia bị rơi ở đâu?

A Loan nói:

- Vì cường đạo đuổi theo, nên muội bị rơi vào suối, cả người ướt đẫm, hài cũng tuột mất. Trên người mang mấy vết thương đều do cường đạo hành hung không nặng lắm nên có thể chịu đựng được đau đớn.

Thiếu phụ tức giận mắng:

- Bọn cường đạo rồi cũng sẽ có ngày chết hết.

Thiếu phụ nấu cơm xong thì bên ngoài Trương Lão Thực cũng đã bó củi lại rồi.

Hắn đi vào ngồi xổm dưới đất ăn cơm.

Cơm tuy ăn với chút cải và chút muối, nhưng A Loan cảm thấy rất ngon.

Dùng cơm xong. Trương Lão Thực mang củi đổi gạo, còn thiếu phụ lại cầm giày tiếp tục khâu vá, vừa chuyện trò với A Loan.

A Loan thấy thiếu phụ này lời nói thô thiển, nhưng có vẻ thật thà, khiến nàng cảm thấy gần gũi. Nàng cảm thấy nơi đây rất thích hợp. Vừa nghĩ, trước kia tính mình cường liệt, nhưng trải qua mấy lần gian khó đã nhiều thay đổi. Trước kia, mình coi khinh thiên hạ giang hồ, nhưng giờ này không còn ngạo khí nữa. Nàng chỉ mong sau này làm ni cô, sống đời thanh tịnh bên chân phật. Chắc rằng sẽ tốt hơn tranh danh đoạt lợi oan oan tương báo trên giang hồ rất nhiều.

Thiếu phụ nói với A Loan mấy câu, rồi cắm cúi sửa giày, dường như có gì bất an, nên tuy chân đau, thiếu phụ chốc chốc lại xuống giường ra ngoài mấy lần, đứng trước cửa mắt ngó đông ngó bắc, hình như đang mong ngóng một người nào. Rồi ngửa đầu nói lớn như hướng về phía sơn thần:

- Tiểu Ngũ Tử, đồ lười, mi có ở đó không?

Bất luận thiếu phụ kêu thế nào cũng chẳng có ai lên tiếng. Thiếu phụ tức tối vào trong lẩm bẩm mắng:

- Bọn chết tiệt này cao hứng thì chúng đến, không vui thì chúng quên cả bà này.

Chín, mười ngày nay ngay cả quỷ cũng không được gặp mặt.

A Loan thấy thần sắc, nghe lời nói của thiếu phụ lòng đã rõ. Biết phụ nhân sau lưng trượng phu nhất định là không an phận, bên ngoài quyết có nhiều kẻ xấu thường đến nơi này tìm bà ta, nên hỏi:

- Đại nương, gần đây có nhà người ta sao?

Thiếu phụ ảo não nói:

- Làm gì có nhà. Chỉ có miếu trên núi kia có mấy tặc …

Nói đến đây, phụ nhân đổi giọng nói:

- Ta có một huynh đệ, hắn cùng đốn củi với Vương Nhị ở trên miếu. Họ tuy không đánh cướp người, nhưng đều là bọn trộm vặt, có chút tiền thì đến Quan Vương quan đánh bạc, uống rượu, hết sạch tiền mới trở về.

A Loan hỏi:

- Quan Vương quan cách nơi này bao xa? Nơi đó có am ni cô không?

Phụ nhân lắc đầu:

- Nơi đó chỉ có đạo sĩ, cách nơi này rất xa. Hôm nay là mùng bốn, tại sao bọn chúng không đến?

Dứt lời, phụ nhân lại chạy ra ngoài chờ người. A Loan bên trong ngồi cầm chiếc giày lật tới lật lui mà giải buồn.

Mãi đến gần tối, phụ nhân cũng không gặp được người ước hẹn. Bà ta trở vào nhà, luôn miệng mắng nhiếc, còn sầm mặt với A Loan.

Lúc này, Trương Lão Thực đã trở về, mặt đỏ bừng cơ hồ có chút hơi men, trong tay cầm nửa bao gạo, còn có một xâu tiền nhỏ. Vừa vào trong đã nói với tiện nội:

- Gánh củi hôm nay ta đổi được nửa thăng gạo và hai trăm tiền. Ta cầm tiền đi ăn cơm tối, lại gặp Tiểu Hoàng Tam, hắn thắng bạc vừa rồi, liền cho ta một số. Ta giao cho nàng đây!

Rồi hắn lấy xâu tiền giao cho phụ nhân, lại lấy trong tay áo ra hai chiếc bánh, một cho phụ nhân, một cho A Loan, rồi ngồi xuống đất nghỉ ngơi. Giây lát sau, hắn đưa mắt nói với phụ nhân:

- Ngày mai ta không đốn củi.

Phụ nhân trợn mắt hỏi:

- Tại sao vậy?

Trương Lão Thực thấp giọng nói:

- Hôm nay người đến Quan Vương quan đều biết ở Đọa Diêu phong có Giang Tiểu Nhạn là người của Côn Lôn phái đã giết Hồ đại trại chủ rồi.

Phụ nhân nghe nói giật mình:

- Ây da! Người Côn Lôn phái lợi hại vậy sao? Hồ đại trại chủ không phải là biết sử dụng ngân tiêu sao? Tại sao lại cũng …

A Loan cũng chú ý nghe. Trương Lão Thực lại khoát tay nói:

- Việc tỉ mỉ ta không biết rõ. Ở Quan Vương quan, ta nghe thoáng qua, đã vội vã tránh đi, ta sợ gặp phải người trên núi. Chờ Vương Nhị trở về chắc biết được tường tận.

Ta nghe nói Giang Tiểu Nhạn tài năng nhất trong Côn Lôn phái. Đọa Diêu phong cao như vậy, hắn nhún mình đã bay lên. Nghe nói hắn có phép thần thông thì phi tiêu của Hồ Lập có đáng gì?

A Loan thấy phụ nhân bất động sững sờ hồi lâu, nàng cảm thấy lòng cũng hoan hỷ lại cảm thấy lòng ái mộ Giang Tiểu Nhạn hơn, đồng thời lại nghĩ:

“Nơi này cách Đọa Diêu phong không xa. Hai tên Vương Nhị và Tiểu Ngũ Tử, phụ nhân này quen biết có thể là tặc nhân trên núi. Nếu chúng biết ta ở đây mà dẫn bọn cường đạo đến, ta thân mang trọng thương không mang binh khí làm sao ngăn được chúng? Ta tìm cái chết không thành, nhưng nếu rơi vào độc thủ của chúng thì thật không đáng”.

Vì thế, nàng nghĩ cách mau chóng rời khỏi nơi đây. Lại nghe Trương Lão Thực nói:

- Ta nghe người ta nói hiện giờ có một người càng lợi hại hơn Tiểu Nhạn chính là một hòa thượng. Hôm qua, có người ở Bắc Sơn khẩu Sùng Phúc trấn nhìn qua hòa thượng này, nói lão vừa cao vừa to trên vai vác một cây thiết côn nặng khoảng bốn, năm trăm cân, mười hán tử chưa chắc cử nổi thiết côn này. Nay đang hóa duyên trong trấn chẳng biết ngày nào vào núi này. Lúc đó, trong núi càng náo nhiệt hơn.

A Loan nghe nói lòng kinh dị nghĩ thầm:

“Trước kia nghe gia gia nói trên giang hồ có một quái hiệp là Thiết Trượng Tăng, sức lão vô biên. Tuy lão gia gia chưa từng giao thủ nhưng thường dặn dò môn đồ sau này có gặp lão phải đặc biệt cẩn trọng. Giờ nghe Trương Lão Thực nói chắc hẳn là Thiết Trượng Tăng, không biết lão đến đây làm gì quyết không phải hóa duyên mà có thể tìm gia gia ta, hoặc Giang Tiểu Nhạn để tỷ thí”.

Nghĩ thế, lòng nàng thêm âu lo.

Trương Lão Thực nói xong, ngáp dài mấy cái. Hắn bèn lấy một tấm đệm rách trải trên đất nằm dài mà ngáy pho pho.

Trong nhà đốt một ngọn đèn nhỏ, cửa đã đóng chặt. Còn phụ nhân ăn chưa hết chiếc bánh, ngồi ngẩn ngơ không giống tinh thần như buổi sáng, lại không muốn nói chuyện với A Loan.

A Loan có chút trấn định, đến cầm chiếc giày của phu nhân khâu tiếp tục.

Trong phòng yên tĩnh chỉ trừ tiếng ngáy của Trương Lão Thực và tiếng kéo chỉ nhè nhẹ trong tay A Loan.

Một lúc sau, phụ nhân nằm xuống cạnh nàng mà ngủ. A Loan cũng muốn tắt đèn đi ngủ. Chợt nghe bên ngoài có tiếng bước chân nhẹ nhàng. A Loan quay người bước vào trong, thì nghe mấy tiếng huýt sáo ở bên ngoài. Trên giường, phụ nhân có chút nhích động thân người. A Loan giả vờ ngủ say, còn phụ nhân ngồi dậy tằng hắng mấy tiếng.

Bên ngoài nghe có tiếng cười, phụ nhân vội tắt đèn, rồi nhè nhẹ mở cửa đi ra. A Loan cũng vội xuống giường đến trước cửa sổ nghe trộm.

Chỉ nghe “Bốp” một tiếng, dường như phụ nhân tát một ai đó. Nam nhân thấp giọng cười cười, hai người nói nho nhỏ mấy câu không rõ là gì. Sau đó nghe thanh âm nam tử nói:

- Nàng ta rất xinh đẹp phải không?

Phụ nhân nói:

- Xinh đẹp thì sao? Mi động tâm à?

Rồi lại nghe phụ nhân nói mấy câu, A Loan chỉ nghe được:

- Người nàng có vết thương, y phục đầy máu. Đây đều do người trong đám các ngươi làm ra.

Nam nhân dường như sợ đến tắt tiếng, hồi lâu mới nói:

- Nương tử, trong phòng của nàng không phải là tôn nữ A Loan của Bào Côn Lôn sao?

A Loan giật mình nghĩ thầm:

“Tặc nhân này biết ta, hắn nhất định xông vào. Nếu hắn đến, ta thừa thế đánh cho hắn ngã. Nếu hắn có binh khí càng tốt, ta sẽ đoạt khí giới của hắn”.

Thế là nàng đứng sát cửa chờ đợi, nhưng hồi lâu vẫn không thấy nam tử bên ngoài đi vào.

Lúc này thanh âm trao đổi giữa họ càng nhỏ. A Loan không nghe được gì, chỉ nghe câu cuối:

- Mau lên! Bảo họ mau đến đây.

Tiếp theo là tiếng chân dường như nam nhân vội vàng bước đi. A Loan hiểu ra người mà phụ nhân quen biết là thủ hạ của Ngân Tiêu Hồ Lập. Hắn đi nhất định kêu đồng bọn đến đây hại mình. Vì thế, nàng phừng phừng phẫn nộ.

Phụ nhân đứng bên ngoài hồi lâu mới nhè nhẹ đẩy cửa đi vào. A Loan thình lình đấm một quyền vào lưng phụ nhân. Khiến ả ta “hự” một tiếng, ngã nhào trên người Trương Lão Thực.

Trương Lão Thực đang say ngủ,chợt có người văng lên mình, nên giật mình kinh sợ kêu lên.

A Loan chụp lấy phụ nhân siết yết hầu ả. Một mặt nàng uy hiếp Trương Lão Thực:

- Không được la! La một tiếng tức khắc ta lấy mạng bọn ngươi.

Rồi nhẹ nới lỏng tay siết cổ phụ nhân, truy vấn:

- Vừa rồi mi nói chuyện bên ngoài với ai?

- Chính là Tiểu Ngũ Tử thủ hạ của Hồ đại trại chủ.

A Loan lại hỏi tiếp:

- Hai chúng bây nói gì?

Phụ nhân khóc thành tiếng đáp:

- Hắn nói cô nương là Bào A Loan. Hắn nói sẽ đi tìm Hồng Diện Hầu Tử.

A Loan giận dữ đấm một quyền khiến phụ nhân hôn mê, sau đó đứng phắt dậy, phẫn nộ hỏi Trương Lão Thực:

- Ở đây có đao thương không?

Trương Lão Thực run rẩy nói:

- Đao thương không có, nhưng có một cây búa.

Rồi phân bua:

- Cô nương, việc họ làm ta không hề biết. Tiện nội ta thực đáng chết, nhưng ta là người thực thà.

A Loan nói:

- Ta biết.

Nàng muốn dùng cây búa của Trương Lão Thực, nhưng lại nghĩ:

“Sử dụng cây búa chặt củi làm sao địch nổi đao kiếm của bọn tặc nhân. Hơn nữa, thân ta mang thương tích mà Hồng Diện Hầu Tử cũng là một đầu lĩnh võ nghệ không kém. Vả chăng hắn chẳng phải đến một mình, chi bằng thừa lúc này mà chạy mau”.

Vì vậy, nàng vội chạy nhanh ra ngoài cửa nhìn tứ bề. Ánh trăng mờ nhạt mông lung, sương đêm nhòe nhoẹt. A Loan men theo sơn lộ mà đi. Nàng chạy bất phân phương hướng. Thấy bên hông sơn lộ lại có một ngọn núi cao. Nàng cố nén đau nhức trên vết thương, cẩn thận từ từ bò lên.

Vất vả lắm mới lên được đỉnh núi, nhìn xuống dưới đã thấy có mấy ánh đuốc lập lòe chiếu sáng hình dáng mấy mươi người đang đi trên sơn lộ. Nàng thầm nghĩ:

“Nhất định đây là bọn Hồng Diện Hầu Tử đi tìm kiếm ta “.

Lại nghe bên dưới có tiếng sáo, tiếng chuông vang lên. A Loan cảm thấy ẩn thân nơi này không ổn, bèn dùng hết sức nghiến răng bò xuống núi phía bên kia.

Trời dần sáng, A Loan sức đã cùng, lực đã tận. Nàng ngồi bệt trên một tảng đá mà thở, hồi lâu mới lấy lại hơi thở, nhưng sương đêm đã ướt đẫm trên áo thấm vào vết thương đau nhức khó tả.

Dưới chân cũng đã mất luôn chiếc hài còn lại. Bàn chân rộp phồng chảy máu, nàng không thể bước nữa. Nghĩ thương thân phận hoàn cảnh mình, nàng lại nghẹn ngào khóc than. Ý niệm tự sát lại hiện đến với nàng, nhưng dây lụa trong tay đã rơi mất.

Vả chăng chết trong núi này thi thể dễ bị tặc nhân phát hiện, nếu chúng biết, hóa ra tôn nữ của Bào gia quá yếu nhược vô năng rồi. Nàng suy nghĩ hồi lâu mệt mỏi, nên nằm dài trên đá núi.

Một lát sau,mặt trời lên chiếu những tia nắng ấm áp lên thân thể của nàng. Vì nơi này khá cao, nên phi điểu cũng chẳng có. Nàng nằm rất lâu, nhưng không dám ngủ, chờ y phục được nắng sớm chiếu khô, tinh thần cũng hồi phục. Nàng bèn cởi áo khoác mà bó hai chân, lòng nghĩ:

“Hôm qua nghe Trương Lão Thực nói ở phía tây có một am ni cô, chi bằng ta đi đến đó”.

Thế là nàng chầm chậm tìm nơi mà xuống núi, rồi vượt qua ngọn núi đó mới đến một sơn lộ. A Loan dựa theo bóng mình dưới ánh nắng định phương hướng, rồi đi về phía tây. Đi hồi lâu đã vượt qua hai góc núi, chợt nghe có thanh âm lao xao. A Loan bất giác giật mình, ngẩng đầu nhìn lên thì thấy ngọn núi trước mặt có mười mấy người mặc áo ngắn tay cầm đao côn đang chạy xuống.

A Loan vội vã quay người chạy đi, nhưng chân nàng đau đớn sức lực đã kiệt, vì thế không thể chạy nhanh. Nên vừa qua một góc núi, nàng đã nghe thanh âm phía sau lưng càng gần. Nàng nghe rõ tiếng nói:

- A Loan, tiểu quỷ kia, muốn chạy sao …

Toàn những lời chửi mắng. A Loan dừng chân tức giận nghĩ:

“Trong tay ta không có binh khí, nhưng lẽ nào ta không dám đánh chúng sao?”.

Nàng khom người nhặt mấy viên đá nhỏ chờ đợi. Bọn tặc nhân

đuổi đến, nàng vung tay ném viên đá vào tên đi đầu. Chính hắn là Hồng Diện Hầu Tử Khâu Nhị.

Đầu hắn bị đánh trúng, máu tuôn đầy mặt thật đúng danh Hồng Diện rồi.

Hắn nộ khí hầm hừ ra lệnh cho bọn người phía sau:

- Giết nó đừng để ả sống!

Mười mấy tên cầm đao côn xông lên. A Loan giờ đây tinh thần đã phấn chấn quên cả vết thương trên người. liên tiếp vung tay ném mấy viên đá ra, khiến mấy tên bị ngã. Nàng bước nhanh đến đoạt lấy một thanh đao và một thiết côn, đao côn đồng loạt tung ra vừa đánh giết vừa thoái lui.

Bọn Hồng Diện Hầu Tử không dám truy bức, chúng cũng nhặt mấy viên đá phía dưới ném vào A Loan.

A Loan bị trúng mấy viên đá, đau đớn đánh rơi thanh côn, chỉ còn lại cương đao, nên quay người bỏ chạy.

Nàng vừa chạy bọn cường tặc phía sau lại ráo riết đuổi theo. A Loan chạy đến một góc núi, bất ngờ trợt phải hòn đá té nhào xuống đất. Cố nén đau, đứng dậy, nhưng cảm thấy chân trái như bị cắt lìa đau không chịu nổi. Thì ra nàng đã bị trật chân.

A Loan tức giận lẫn bi thương đến chảy nước mắt. Nàng hoành đao nhìn bọn tặc nhân, mười mấy tên sắp chạy đến. A Loan mắng lớn:

- Ta xem bọn các ngươi tên nào dám xông lên, bọn cẩu tặc!

Khâu Nhị bảo bọn thủ hạ đứng lại. Hắn đưa tay áo chùi máu trên đầu. Hắn vừa chùi thì máu tươi lại tuôn chảy dầm dề. Hắn dùng đao chỉ A Loan cười hăng hắc, gian ác nói:

- Tiểu quỷ, còn sớm mi hãy ném đao xuống theo bon ta lên núi xin tội với lão gia ta. Người nhất định sẽ không bạc đãi mi. Nếu không, bọn ta quyết lấy mạng mi báo thù cho Hồ đại trại chủ và Tư nhị trại chủ.

A Loan hoành đao mắng:

- Bọn cường đạo chúng bây nếu tên nào xông lên, bổn cô nương cho tên đó chầu diêm chúa.

Bọn tặc nhân đều đưa mắt nhìn Khâu Nhị.

Khâu Nhị nhìn thấy A Loan lúc này y phục rách nát, thân thể trầy sướt, hai mắt đẫm lệ, hắn động lòng thương. Lòng hắn do dự, bèn dặn dò thủ hạ:

- Hãy lưu mạng sống của ả.

Thế là bọn tặc nhân mười mấy tên xông lên. A Loan tuy chân không cử động được nhưng tay đao nàng vung loang loáng. Tuy nhiên tặc nhân quá đông, mà nàng lại khó bề xoay trở, nên chẳng bao lâu nàng đã trúng phải hai côn.

Thình lình từ trên dốc núi bay xuống vật gì đó dài như một quái xà, chạm phải đá núi vang lên một tiếng “Bình” cực lớn vang dội chung quanh, chấn động mọi người. Đá núi nơi đó vỡ tan, bọn tặc nhân sợ hãi chạy ngược lại. A Loan cũng cảm thấy hai tai lùng bùng.

Lúc này xuất hiện một hòa thượng cao lớn, râu ria xồm xoàm từ trên núi chạy xuống.

Khâu Nhị bảo thủ hạ vây chặt hòa thượng, hắn vung đao mắng:

- Lão hòa thượng thối, muốn làm gì?

Hòa thượng đó không đáp, cúi lượm đại thiết côn lên, vung vùn vụt về phía bọn cường đạo.

A Loan chỉ nghe tiếng gió ào ào của thiết côn cùng tiếng la thảm thiết của bọn sơn tặc. Tay chân hòa thượng linh hoạt vẫy vùng trong đám người đó như mãnh hổ giữa bầy cừu non.

Chớp mắt, chẳng còn tên nào sống sót. A Loan vô cùng kinh sợ trước thần lực của lão.Nàng tin chắc hòa thượng này chính là Thiết Trượng Tăng, nàng thấy lão quá hung hãn, tự hỏi chẳng biết lão sẽ đối xử với mình ra sao?

A Loan đang lo sợ, chợt phía sau có một người chạy đến cũng là một vị hòa thượng, nhưng vừa ốm vừa nhỏ, ước khoảng hai mươi.

Hòa thượng này đến trước mặt nàng đoạt lấy đao. A Loan không rõ ý đồ của hắn, nên vung đao gượng người đứng dậy, nhưng hòa thượng ốm yếu dùng tay điểm vào sau lưng nàng.

A Loan cảm thấy toàn thân tê chồn. Trí còn sáng suốt, mắt còn nhìn thấy, nhưng tay chân không còn hoạt động được nữa.

Lúc này đại hòa thượng cầm thiết côn chạy đến nói thổ ngữ với đồ đệ, vì thế A Loan không hiểu. Tiểu hòa thượng vội cõng A Loan trên lưng chạy về phía tây, còn đại hòa thượng vác thiết côn chạy lên núi.

Tiểu hòa thượng cõng A Loan vòng qua mấy góc núi, rồi đặt A Loan xuống đất, dùng thủ thuật giải khai huyệt đạo cho nàng.

A Loan lòng nghi hoặc tiểu hòa thượng này chẳng phải người tốt, nên thân thể vừa cử động được, nàng đã lập tức đứng bật dậy lùi ra sau mấy bước, hỏi lớn:

- Mi là ai? Đưa ta đi đâu?

Tiểu hòa thượng khoát tay nói:

- Thí chủ đừng đa nghi. Ta biết thí chủ là tôn nữ của Bào Côn Lôn Bào Chấn Phi, nên đến đây để cứu nàng. Sư phụ ta là Thiết Trượng Tăng, còn ta là Viên Kích Nguyên của Viên gia ở Nam Giang huyện, giờ xuất gia pháp danh là Tịnh Huyền. Lúc nhỏ, ta có quen biết với Tiểu Nhạn. Vừa rồi bọn ta gặp nhau ở Đăng Phong huyện, võ nghệ hắn siêu quần bạt tụy. Người Côn Lôn phái quyết không phải là đối thủ của hắn, nhưng sai lầm này chính là ở cô nương. Nếu lúc đầu cô nương đừng gả cho Kỷ Quảng Kiệt mà gả cho Giang Tiểu Nhạn thì hắn cũng không đến nỗi làm khó Côn Lôn phái như vậy.

A Loan nghe nói lòng âu sầu, nhưng gương mặt đỏ bừng nói:

- Ngươi có biết Tiểu Nhạn giờ ở đâu không?

Tịnh Huyền lắc đầu nói:

- Bần tăng không biết. Khi trước ta gặp Tiểu Nhạn ở tại gia trang của Lý Phụng Kiệt, ly biệt rồi không còn gặp hắn nữa.

A Loan nghe nhắc đến Lý Phụng Kiệt, bất giác kinh ngạc. Tịnh Huyền lại nói:

- Hai tháng nay bần tăng theo sư phụ lên Hoa Sơn tìm nơi thanh tịnh để sư phụ tu đạo tránh cõi phàm trần, đồng thời truyền thụ võ nghệ cho bần tăng. Nào ngờ Tiểu Nhạn đại náo Trường An một mình áp đảo Côn Lôn phái, đánh bại Kỷ Quảng Kiệt.

Thiên hạ xưng tụng Giang Tiểu Nhạn là đệ nhất anh hùng hiện nay. Sư phụ ta không phục nên trở xuống Hoa Sơn tìm Tiểu Nhạn định tranh cao thấp, nhưng khi bọn ta đến Trường An nghe nói Tiểu Nhạn đã đi. Còn Kỷ Quảng Kiệt cùng thí chủ đã đến Hán Trung rồi. Bọn ta đi về phía nam. Hai ngày trước ở Sùng Phúc trấn, sư phụ hóa duyên ở đó, bảo bần tăng vào trong núi thám thính để tìm tông tích Tiểu Nhạn. Nhưng vì không thông thuộc đường núi, nên cả ngày bần tăng quanh quẩn trong núi. Không nghe được điều gì về Tiểu Nhạn. Đến tối hôm kia mới nghe người ta nói nhi tử của Ngân Tiêu Hồ Lập bị thí chủ sát hại. Còn thí chủ thì bị tróc nã trên núi, còn Cát Chí Cường bị thương chạy ra Bắc Sơn khẩu. Sư phụ bần tăng càng thêm giận dữ, nhưng vì khi đó gần nửa đêm cũng chẳng thấy sơn trại của chúng. Hôm qua mới tìm được đường ra khỏi núi, thì nghe nói Ngân Tiêu Hồ Lập đã bị Tiểu Nhạn giết chết, thí chủ đã được hắn cứu đi.

Khiến cho sư phụ càng tức tối. Người cho rằng Tiểu Nhạn là kẻ háo sắc mới cướp thí chủ trong tay tặc nhân.

A Loan nghe đến đây gạt nước mắt, lắc đầu:

- Tiểu Nhạn tuy có thù với Bào gia, nhưng hắn cứu ta là do hảo ý. Chỉ vì ta …

Tịnh Huyền nói:

- Bần tăng biết Tiểu Nhạn là một trang hảo hán, nhưng sư phụ lại quyết thư hùng cùng hắn. Hôm qua bần tăng theo sư phụ vào núi cả ngày cũng không gặp hắn. Hôm nay, sư phụ lại mang bần tăng đến đây, không ngờ gặp thí chủ bị tặc nhân áp bức.

A Loan chảy nước mắt nói:

- Ân cứu mạng xin đa tạ. Ta cũng biết sư đồ hai người đã nổi danh hiệp khách.

Hiện giờ, tặc nhân chết hết rồi, tất chẳng còn ai bức hại ta, nên xin cáo từ. Hòa thượng nên đi tìm lệnh sư. Các người đấu với Tiểu Nhạn thế nào ta không màng đến, nhưng chỉ xin nếu bất luận có ai hỏi cũng đừng cho biết ta đang ở nơi nào.

Nói xong, quay người, mang vết thương chậm chạp đi. Tịnh Huyền đuổi theo hỏi:

- Thí chủ định đi đâu?

A Loan sầu não nói:

- Ta tự có đường đi.

Tịnh Huyền ngăn A Loan:

- Không được! Sư phụ căn dặn phải đưa cô nương đến một nơi. Sư phụ bần tăng tuy thô lỗ, thiết côn không biết đánh chết bao nhiêu người, nhưng người rất có từ tâm, hành hiệp trượng nghĩa, cứu người phải cứu đến nơi đến chốn.

A Loan ngạc nhiên hỏi:

- Các ngươi muốn đưa ta đi đâu?

Tịnh Huyền nói:

- Là một nơi tốt lắm. Chính là Mễ Thương sơn Vân Thê Lãnh. Cửu Tiên quan là một am viện. Lão đạo cô Đạo Đăng trụ trì am là sư tỷ của sư phụ bần tăng, kiếm pháp người rất cao thâm, chẳng thua kém chi Giang Tiểu Nhạn, sư phụ có lời dặn phải đưa thí chủ đến đó, thuận tiện mời Đạo Đăng đến Thái Lãnh giúp sư phụ tìm Tiểu Nhạn chế phục hắn. Sau khi Bào gia không còn thù nhân, sư phụ sẽ đưa thí chủ về nhà.

A Loan lắc đầu nói:

- Ta không muốn về nhà đâu.

Rồi nàng lại gấp rút hỏi:

- Tại sao các ngươi lại muốn đối đầu với Giang Tiểu Nhạn? Ta không tin các ngươi muốn giúp Côn Lôn phái, vì lão gia gia Bào Chấn Phi cùng Thiết Trượng Tăng trước nay nào có giao tình gì.

Tịnh Huyền nói:

- Tánh khí sư phụ bần tăng rất quái dị, lão sư phụ không muốn nhìn thấy có người, nhất là Giang Tiểu Nhạn trẻ tuổi lại có bản lĩnh cao thâm hơn người. Lang Trung Hiệp, Lý Phụng Kiệt, Kỷ Quảng Kiệt, sư phụ xem họ chẳng ra gì, nhưng nghe võ nghệ Tiểu Nhạn là do một lão thư sinh truyền thụ. Thư sinh đó còn có một đồ đệ là Á Tử, hai người họ luôn đối đầu với sư phụ bần tăng. Ba mươi năm nay, sư phụ không biết bao lần đã bị khốn đốn vì họ. Thiết Trượng Tăng danh chấn giang hồ như vậy, lại chỉ có thể ngang dọc mấy vùng Xuyên Bắc, Thiểm Nam. Còn Xuyên Nam và Đồng Quan đều không dám đi. Giờ đây lão tiên sinh đó lại để Tiểu Nhạn đến đây hoành hành thử hỏi làm sao sư phụ bần tăng có thể chịu đựng, nhẫn nhịn được. Người định trước tiên giết chết Tiểu Nhạn, sau đó sẽ tìm lão thư sinh cùng Á Tử mà rửa nhục.

A Loan nghe nói cảm thấy lo lắng thay cho Tiểu Nhạn, đồng thời cảm thấy trên giang hồ thù hận liên miên, thực không có kết liễu, thực khiến người ta sợ hãi. Nên lòng nàng chán nản, thầm nghĩ:

“Vân Thê Lãnh Cửu Tiên quan đó nhất định rất u tịch, lại thêm có một đạo cô võ nghệ siêu quần bảo hộ, chắc không đến nỗi để kẻ xấu phá khuấy. Nếu ta đến đó tu hành, thì có thể giải đi những phiền não trong lòng”.

Thế là nàng bèn nói với Tịnh Huyền:

- Nếu đến am ni cô để được tu hành, ta cũng rất vui lòng. Xin hòa thượng chỉ giùm đường đi, tự ta đến đó cũng đượ

ĐẾN TRANG
Thông Tin
Lượt Xem : 12899
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN