--> Vũ Điểm Cô Thiên - game1s.com
XtGem Forum catalog

Vũ Điểm Cô Thiên

hư Từ Bi Đao của Nhất Cang Đại Sư Đại Lý Tự đều có chung yếu điểm. Nếu sanh tử giao đấu nhất định thua thiệt với địch nhân! Người từ bi nên kiếm thức đao thức cũng từ bi!

Văn Viễn lúc đầu đã nghe nàng ta bình phẩm về kiếm pháp của Hữu Hạnh Chân Nhân nên cũng không lạ lẫm. Ông dỏng tai chờ nghe nàng ta bình phẩm tiếp:

- Thành ra trong bốn bộ kiếm pháp trên chỉ có Vô Tình Thập Bát Thức và Quỷ Kiếm Thức là đáng được coi hàng nhất phẩm trong kiếm đạo!

Quỷ Công Tử nghe xong liền ung dung hỏi:

- Không biết theo tiểu thư kiếm pháp của ta và Hoàng Kỳ, ai hơn được ai ?

Sa tiểu thư đáp:

- Quỷ Kiếm của công tử chiêu thức đầy sát tính. Vô Tình Thập Bát Thức của Hoàng Kỳ kiếm pháp lại không dung tình. Đôi bên nửa cân tám lạng. Tiếc là không có dịp đối đầu!

Quỷ Công Tử nói:

- Về nội công thiên hạ bằng được ta và hơn ta chỉ có chừng năm sáu người. Tuy nhiên ta tự cho thành tựu nhất là sáng tạo ra Quỷ Kiếm Thức. Ta mất mười năm miệt mài tập luyện đã phí hoài không biết bao nhiêu sức lực, đến giờ xem như được chút thành tựu. Nhưng ta lại thống hận là không còn kẻ nào dùng kiếm có thể thắng được Quỷ Kiếm Thức. Ta đã giao đấu hầu hết cao thủ dùng kiếm. Nếu không phải phường hữu danh vô thực thì lại là người thấp hơn ta một bậc. Suốt năm năm nay ta thật sự chán chường biết bao!

Văn Viễn nghe toàn lời đầy cao ngạo. Ông nhìn công tử tóc bạc khuôn mặt có chút bi phẫn thì biết hắn không hề thuận miệng mà nói bừa.

Sa tiểu thư nghe liền hỏi:

- Phải chăng công tử hẹn tiểu nữ chính là muốn hỏi tông tích Hoàng Kỳ ?

Quỷ Công Tử đáp khuôn mặt rạng rỡ:

- Không sai! Ta thật sự muốn được một lần so kiếm với họ Hoàng. Ta muốn xem Vô Tình Thập Bát Thức có như lời đồn đại!

Sa tiểu thư nói:

- Hoàng Kỳ thực sự là cao thủ hạng nhất về kiếm. Tiểu nữ cho rằng cao thủ dùng kiếm còn đương thế không còn ai là địch thủ của họ Hoàng!

Quỷ Công Tử nhíu mày mắt phát ra tia sáng xanh lè hỏi:

- Ta cũng không phải là đối thủ ?

Sa tiểu thư không đáp mà diễn giải:

- Hoàng Kỳ luyện theo kiếm quyết của phái Hoa Sơn. Hắn lại mê kiếm từ nhỏ. Kiếm và hắn đã hợp nhất thành một. Kiếm tùy tâm xuất. Kiếm quyết Hoa Sơn vốn nổi danh về tốc độ xuất chiêu. Thành ra họ Hoàng về tốc độ ra kiếm thiên hạ hiếm kẻ bì lại. Y lúc trẻ luyện kiếm đã nhập ma đạo mà sáng tạo ra mười tám chiêu thức vô tình. Hoàng Kỳ lúc thức tỉnh mới giật mình vì kiếm pháp có sát khí quá lớn. Nhưng hắn lại luyến tiếc không nỡ phế đi. Nếu không phải trường hợp khẩn cấp, Hoàng Kỳ nhất định không rút kiếm đánh bừa bãi!

Quỷ Công Tử lắng nghe không ngừng gật gù:

- Rất lý thú! Rất lý thú! Xứng làm đối thủ của ta!

Hắn cười vang khắp miếu thổ thần. Tiếng cười dội vào gian điện thờ làm các thân cột lâu năm kêu răng rắc.

Quỷ công tử cười thỏa thuê rồi lại hỏi:

- Ta muốn hỏi làm sao mới tìm được Hoàng Kỳ ? Ta phái đi rất nhiều thuộc hạ. Kẻ tìm được lại không còn mạng để về!

Sa tiểu thư cười mỉm mà hỏi lại:

- Xem ra công tử tìm ta không chỉ đơn thuần là hỏi về Hoàng Kỳ! Xin công tử cứ nói thẳng!

Văn Viễn nghe đã biết hàm ý bên trong. Thật ra nếu không biết tung tích của Hoàng Kỳ thì làm sao mà Quỷ Công Tử lại có thể phái thuộc hạ đi tìm để rồi đều chết sạch. Quỷ công tử thật sự biết được Hoàng Kỳ ở đâu. Chẳng qua hắn đến tìm Sa tiểu thư để xác nhận về kiếm pháp của họ Hoàng. Nhưng bỏ hơn mười ngàn lượng vàng chỉ để hỏi một người đã nắm rõ trong lòng bàn tay tất nhiên còn có cứ sự trí trá bên trong. Văn Viễn đoán chừng phải là chuyện gì rất quan trọng.

Quỷ công tử hướng về cỗ xe ngựa nói:

- Ta không ngại hỏi thẳng. Ta muốn biết bí mật của Tử Hà Thần Công!

Trần Quang nghe Quỷ công tử hỏi cũng bất giác giật mình tự nhiên xoay người về hướng Sa tiểu thư chờ lời đáp. Trần Quang vì chuyện này bao năm qua cứ loay hoay trong mớ nghi vấn hồ đồ, còn phải hứng chịu bao thảm cảnh tưởng chừng sống dỡ chết dỡ.

Văn Viễn cũng nổi tính hiếu kỳ đến gần hơn để nghe ngóng. Ông dù từng được nghe bà bà áo đen kể qua nhưng vẫn không hiểu hết được nội tình bên trong. Hơn nữa Văn Viễn biết mọi chuyện đều từ tên Cầm Điệp Cuồng Sinh mà ra. Ông hi vọng nàng tiểu thư họ Sa sẽ thuận miệng diễn giải thêm về kẻ đã khiến ông đi đâu cũng vướng họa vào thân.

Sa tiểu thư trong xe đương ghi chép, nghe hỏi liền đặt bút xuống. Nàng ta trầm ngâm:

- Không biết công tử muốn hỏi điểm nào của Tử Hà Thần Công ?

Quỷ công tử đáp:

- Ta muốn hỏi về lời đồn đại về bí mật chứa bên trong nó. Thực hư như thế nào ?

Sa tiểu thư ung dung với lấy một bọc lụa mở ra. Bên trong đầy những bức họa chân dung. Nàng ta lật xem từng bức họa mà nói:

- Mọi chuyện bắt đầu từ việc võ lâm xuất hiện một gã thư sinh ngoại hiệu Cầm Điệp Cuồng Sinh. Hắn với tiếng đàn kỳ dị đã gieo thù khắp nơi. Núi Côn Lôn đoạt lấy Vô Lượng Phổ. Núi Nga Mi cướp đi Bạch Liên Thư. Núi Thiếu Thất trộm Vạn Hoa Pháp Kinh. Hắn tuy chỉ vừa đi lại giang hồ không lâu nhưng kẻ oán hận hắn nhiều không đếm xuể! Sau, Cầm Điệp Cuồng Sinh lại kết giao bằng hữu với Vô Tình Kiếm Khách Hoàng Kỳ! Trong lúc say, hắn đã thổ lộ một bí mật. Theo lời hắn, ba bộ sách trên nếu để riêng rẻ chỉ là những cuốn kinh thư vô dụng. Tuy nhiên nếu đem cả ba bộ sách nọ đối chiếu từng dòng với tâm pháp của Tử Hà Thần Công sẽ được một bộ kỳ thư chi bảo. Kẻ nào luyện được thành tất nhiên là cao thủ đệ nhất. Lại còn thêm một bản đồ chỉ dẫn đến kho báu được chôn từ thời chiến quốc!

Quỷ Công Tử lắng nghe không thôi đăm chiêu sắc mặt. Ngọc Thủ Trần Quang trống ngực lại đập liên hồi mà lẩm bẩm:

- Thúc thúc ngày trước cũng đã kể cho ta nghe như vậy, nhưng ông vẫn cho rằng Cuồng Sinh nói bừa bãi do quá chén. Làm sao vị tiểu thư này lại thông thuộc?

Văn Viễn vốn có chuyện muốn hỏi vị tiểu thư họ Sa về tên Cầm Điệp Cuồng Sinh liền nhân cơ hội nàng ta đang bỏ lửng câu nói mà chen vào:

- Tiểu thư diễn giải rất cặn kẻ, tuy nhiên có điểm rất khó thuận tình!

Sa tiểu thư liền hỏi lại:

- Không biết có điểm nào không thuận?

Văn Viễn đáp:

- Cứ cho tên Cuồng Sinh kia nói là đúng. Nhưng Hoa Sơn, Nga Mi, Côn Lôn, Thiếu Lâm vốn không phải cùng một gốc mà ra. Kẻ tiền nhân nào lại tâm tư mà đem tuyệt học bảo điển cùng kho tàng chép riêng ra bốn bộ sách cho bốn phái trên ? Hơn nữa, nếu có ý truyền cho hậu thế sao lại không truyền vào một bộ sách có phải tiện hơn không ? Ví thử một trong bốn sách kia mất đi, bao nhiêu sắp đặt đổ ra sông ra bể hết ?

Thật sự Văn Viễn chỉ nói bừa. Ông nào đã biết Thiếu Lâm Tự to nhỏ thế nào, huống hồ chi Côn Lôn, Nga Mi. Văn Viễn cốt để lái sang chuyện khác hòng được nghe Sa tiểu thư diễn giải thêm. Ngờ đâu câu ông hỏi cũng là điều vướng mắc bấy lâu trong lòng Trần Quang. Quỷ Công Tử dường như cũng nghĩ như vậy liền gật gù:

- Tên này nói không sai! Ta thật sự cũng không nghĩ thông vấn đề này. Luôn tự cho có điềm trí trá bên trong!

Sa tiểu thư đáp:

- Tiểu nữ ngày trước cũng thấy được điểm này nên đã bỏ nhiều công sức khảo cứu. Hóa ra Côn Lôn, Nga Mi cùng phái Hoa Sơn tuy lập phái sau nhưng có từ gốc Thiếu Lâm Tự. Năm xưa một cao tăng Hành Giả sau thời gian dài vân du khắp bốn phương phát dương Phật pháp đã không quay lại Thiếu Lâm Tự. Cao tăng này chọn núi Côn Lôn làm nơi ẩn mình để tu đạo. Ông ta nhận ba đồ đệ tục huyền để truyền dạy kinh sách. Chính là ba tổ sư sáng lập các phái Côn Lôn, Nga Mi, Hoa Sơn về sau!

Sa tiểu thư ngưng một lát rồi nói tiếp:

- Vô Lượng Phổ thực sự dựa vào chương cuối của Dịch Cân Kinh để chép ra. Bạch Liên Thư lại chính là tám chương sau của Đạt Ma Hối Kinh và Tịnh Tâm Phổ. Bí kíp Tử Hà Thần Công lại được đích thân cao tăng Hành Giả Phật nọ sáng tạo. Cộng thêm Vạn Hoa Pháp Kinh, tính lại bốn bộ sách trên đều chung nguồn nhà Phật! Lại nói thời chiến quốc, nước Sở là nơi Tần bỏ nhiều năm và tốn binh hao tướng để diệt. Sở Vương sau bao phen chống đỡ biết vận nước đã cạn nên mới vội vàng gom hết tài bảo đưa cho tướng quân Hạng Thương đóng giả thương nhân mà vận chuyển khỏi kinh đô. Sở Vương muốn để lại kho tàng cho con cháu đời sau dựa vào đó chiêu binh mãi mã phục quốc. Không rõ Hạng Thương chôn kho báu nơi nào. Tuy nhiên, Chiến Quốc Ký của quan sử thời Ngụy có viết một chuyện lạ. Núi Phụng Kỳ sau một trận lũ lớn trôi ra không biết bao nhiêu là xác người đã chết trơ lại xương khô. Trong số xác trên còn lại được một thẻ bài khắc chữ Thương. Tiểu nữ nghĩ rằng, Hạng Thương sau khi cho chôn cất kho tàng đã giết hết những kẻ thân cận để khỏi lộ địa điểm. Chính y cũng tự vẫn!

Quỷ Công Tử liền hỏi:

- Phụng Kỳ Sơn của núi

Côn Lôn ?

Sa tiểu thư đáp:

- Tiểu nữ đã từng nghĩ như vậy nhưng tra lại điển tích thì phát hiện quan sử thời Ngụy không viết về Phụng Kỳ Sơn của Côn Lôn. Nơi ông ta ám chỉ chính là đỉnh Lạc Nhạn của núi Hoa Sơn!

Trần Quang nghe xong tự nhiên thở một hơi dài:

- Vậy là đã rõ! Vậy là đã rõ! Bao năm qua ta cứ cho rằng gã Cuồng Sinh kia nói bậy. Thực sự đã tháo được gút cuối cùng!

Ngọc Thủ Trần Quang nghiến răng tự nói:

- Còn một chuyện ta cần kiểm chứng! Chỉ cần tìm ra thất đệ, tự nhiên mọi chuyện sáng tỏ!

Quỷ Công Tử nghe Sa tiểu thư nói xong lại hỏi:

- Nếu nói như vậy, bốn bộ sách trên phải có đủ mới có thể lần ra được bí mật bên trong ?

Sa tiểu thư đáp:

- Không sai! Vô Lượng Phổ, Bạch Liên Thư, Vạn Hoa Pháp Kinh, Tử Hà Thần Công, thiếu một cuốn cũng không được!

Văn Viễn chợt hiểu vì sao cả thảy phái Hoa Sơn đều bị giang hồ truy sát. Tất cả cũng từ bộ kinh thư Tử Hà Thần Công mà ra. Ông chợt nghĩ ra một vấn đề liền hỏi xen vào:

- Nói như tiểu thư chỉ có gã Cuồng Sinh nọ là nắm trong tay ba bộ sách trên. Nếu hắn có được Tử Hà Công của Hoa Sơn thì thành một tay ôm trọn độc chiếm chi bảo võ công lẫn kho tàng. Sao lại dại miệng nói cho kẻ khác biết ?

Sa tiểu thư ngồi trong xe lật xem một bức họa hình kiếm khách khí độ ngang tàng thở dài nói:

- Tên Cuồng Sinh kia cả đời chỉ phục mỗi mình Hoàng Kỳ. Tiểu nữ nghĩ có lẻ hắn coi trọng họ Hoàng như bạn hữu tri giao nên không ngại nói rõ mọi chuyện! Sau đó Cố chưởng môn đột nhiên bị người dùng chưởng pháp ám toán chết. Cầm Điệp Cuồng Sinh cũng tự nhiên mất tích như chưa hề tồn tại! Thành ra kẻ đương thế biết được ngọn ngành rõ ràng nhất không ai ngoài Hoàng Kỳ! Cũng có tin đồn họ Hoàng…

Sa tiểu thư bỏ lửng câu nói. Ngọc Diện Thiên Hồ từ đầu đến cuối lắng nghe mới đủng đỉnh tiếp lời:

- Có phải hàm ý Hoàng Kỳ giết bạn giết luôn sư huynh để một mình độc chiếm bí mật tàng thư cùng kho tàng ? Nực cười cho bọn vỗ ngực tự xưng chánh phái hành vi thật ti tiện hơn cầm thú!

Trần Quang nghe vậy liền nạt lớn:

- Hồ đồ! Thúc thúc ta quang minh chánh đại sao có thể làm ra chuyện kinh thiên hại lý như vậy ?

Y quay sang cổ xe ngựa mà nói:

- Tiểu thư kiến thức siêu phàm, nhãn quang hơn người lại đặt ra điều thị phi. Trần mỗ rất bất mãn!

Sa tiểu thư thở dài đáp:

- Trần công tử đừng trách tiểu nữ lắm lời. Miệng thế gian sao ngăn được tiếng ra tiếng vào? Chẳng phải họ Hoàng là kẻ gặp Cố chưởng môn sau cùng đó chăng? Cố Thiên Lượng luyện Tử Hà Công đến cảnh giới tột đỉnh làm gì có chuyện để người vô cớ ám toán được! Nếu không phải là bạn hữu thân thuộc không phòng bị thành ra trở tay không kịp? Công tử cũng luyện Tử Hà Công tất nhiên là hiểu rõ nhất!

Trần Quang nghe vậy thì không biết nói gì. Y trú thân ở Tuyệt Phong Cốc mấy năm ròng dưỡng thương vẫn không thể hiểu vì sao sư phụ lại dễ dàng bị người ám toán. Ban đầu y cũng từng nghĩ họ Hoàng ra tay. Nhưng thúc thúc y xuất thân là kiếm quyết Hoa Sơn nên chỉ chú trọng kiếm pháp rất chểnh mảng tu luyện nội công. Nói thúc thúc y dùng chưởng đánh tử thương Cố Thiên Lượng thật sự quá phi lý. Hơn nữa sư phụ của y đã luyện đến tầng thứ chín của Tử Hà Thần Công nên tự nhiên bản thân sanh ra luồng kình lực như bức màn hộ thể. Dù có bị người nhất thời ám toán cũng không thể gây ra tổn hại lớn nói gì đến nguy hiểm tánh mạng.

Trần Quang cũng đã từng điểm mặt hết các cao thủ thành danh về nội công còn đương thế. Y chỉ có thể kể ra ba cái tên có thực lực ngang ngửa với ân sư của mình là Huyền Minh Đại Sư, Hữu Hạnh Chân Nhân cùng Cung Chủ U Minh Cung. Tuy nhiên Trần Quang vẫn tin rằng ba người trên không thể ra tay được.

Năm đó Huyền Minh Đại Sư cùng Hữu Hạnh Chân Nhân đương tham gia đại hội võ lâm có đông đủ anh hào chứng kiến. Trần Quang đại diện phái Hoa Sơn tham hội đã tận mắt thấy rõ. Cung Chủ U Minh Cung cũng xuất hiện mà đánh một trận lớn với quần hùng. Cố Thiên Lượng thọ nạn đỉnh Lạc Nhạn núi Hoa Sơn. Trần Quang nghe tin đã tức tốc quay về cũng mất hết một ngày một đêm. Thành ra ba người trên không thể là hung thủ.

Quỷ Công Tử lúc này nói:

- Vậy chỉ cần có được Tử Hà Thần Công và lấy ba bộ sách kia từ tay Cầm Điệp Cuồng Sinh xem như là xong việc!

Sa tiểu thư tán đồng:

- Công tử nói rất đúng!

Quỷ Công Tử quay sang Ngọc Thủ Trần Quang đương trầm tư, cười nhạt:

- Ngươi đã luyện thành Tử Hà Công tất nhiên thuộc bộ tâm pháp trên không sót một chữ! Chỉ cần bắt ngươi về tự nhiên bí kíp Tử Hà Thần Công sẽ nằm trong tay U Minh Cung ta!

Văn Viễn nghe Quỷ Công Tử có ý gây hấn liền lo lắng. Ông biết Trần Quang vừa hao tốn rất nhiều sức lực. Giờ lại đánh nhau với tên công tử tóc bạc này tất nhiên sẽ khó lòng chống đỡ.

Sa tiểu thư ngồi trong xe bỗng nhiên lại cười khúc khích:

- Có bắt được Trần Quang cũng chưa có được Tử Hà Thần Công trọn vẹn!

Quỷ Công Tử cau mày hỏi:

- Sao tiểu thư lại nói vậy ?

Sa tiểu thư đáp:

- Tử Hà Thần Công theo tiểu nữ biết chia ra hai phần. Phần hạ của bí kíp này ghi chú tâm pháp luyện công. Phần thượng lại ghi chép yếu lượt dùng nội công luyện thành để cứu người. Nói cách khác phần thượng Tử Hà Thần Công chính là một bộ y thư. Trần Quang luyện thành nội công Tử Hà tất nhiên chỉ biết có phần hạ. Theo tục truyền chỉ có kẻ được chọn làm chưởng môn nhân mới luyện tâm pháp. Khi nào chính thức chấp chưởng môn hộ, tiền nhiệm chưởng môn mới truyền thụ cho phần thượng. Trần Quang dù được chọn nhưng chưa kế nhiệm nên nhất định y không thể nào thông thuộc cả hai phần thượng hạ!

Trần Quang tuy lòng bấn loạn nhiều mối hồ nghi nhưng cũng hiểu rõ rằng Sa tiểu thư đang nói đỡ cho y. Nàng ta tự tiện bịa ra chuyện thượng hạ cốt yếu không cho bọn U Minh Cung nhất là Quỷ Công Tử chú tâm gây khó dễ cho y. Quả nhiên Quỷ Công Tử nghe vậy liền hỏi:

- Vậy làm sao mới có được toàn bộ Tử Hà Thần Công ?

Sa tiểu thư đáp:

- Theo tiểu nữ được biết trước khi l

lâm chung, Cố chưởng môn đã chia đều Tử Hà Thần Công ra bảy phần mà phát riêng từng người trong Hoa Sơn Thất Hiệp. Tìm được bảy người họ tất nhiên sẽ có được trọn bộ bí kíp trên!

Trần Quang cau mày không hiểu làm cách nào nàng tiểu thư này lại biết rõ mọi chuyện. Cố Thiên Lượng trong cơn hấp hối đã gọi riêng bảy người Hoa Sơn Thất Hiệp tới cạnh giường. Cố Thiên Lượng tự biết không qua khỏi nên đã gọi riêng từng người để giao phó. Trần Quang về trể gặp sư phụ sau cùng. Chính y đã được Cố Thiên Lượng đưa cho hai chương bí kíp Tử Hà, còn luôn miệng dặn dò không cho lọt vào tay kẻ khác kể cả đồng môn huynh đệ. Nếu không giữ được thì hãy tiêu hủy. Chờ qua cơn sóng gió mà gầy dựng lại môn hộ. Chuyện này ngay cả Hoàng Kỳ cũng không biết nhưng Sa tiểu thư lại thấu đáo như tận mắt thấy khiến Trần Quang rúng động.

Quỷ Công Tử cười lớn:

- Quả nhiên không uổng công ta một chuyến. Tiểu thư quả nhiên khiến ta thấu hiểu nhiều chuyện. Ta muốn biết tên Cầm Điệp Cuồng Sinh kia, có phải đã bị họ Hoàng hạ sát hay đương giấu thân nơi nào ?

Sa tiểu thư trong xe lại lật ra bức họa một kẻ đang đánh đàn. Sa tiểu thư nhìn bức họa mắt long lanh ra vẻ ngậm ngùi. Nàng ta bất thần như nhớ ra điều gì liền vội vàng vén rèm nhìn ra ngoài. Sa tiểu thư ban đầu không để ý. Nàng bây giờ nhìn lại mới thấy kẻ trong bức họa và Văn Viễn giống nhau như khuôn đúc. Chỉ có điều Văn Viễn bề ngoài nhìn ôn nhu còn kẻ trong bức họa lại đầy cuồng khí ngạo thế.

Văn Viễn thấy Sa tiểu thư đang trân mắt nhìn mình liền hiểu ngay mọi chuyện. Ông kêu khổ trong bụng:

- Thôi rồi! Nhất định nàng ta đã lầm tưởng ta chính là Cầm Điệp Cuồng Sinh. Phen này có dùng hết nước Hoàng Hà cũng không sao rửa sạch!

Sa tiểu thư tự nhiên cười mỉm:

- Thảo nào tên văn nhân này một hai bên vực họ Hoàng và Trần Quang! Ta thật sơ suất!

Nàng ta nói:

- Tiểu nữ vẫn cho rằng họ Hoàng nhất định không hạ sát bạn hữu. Cầm Điệp Cuồng Sinh vốn thấy có biến nên đã vội ẩn mình chờ thời cơ! Công tử muốn tìm Cầm Điệp Cuồng Sinh cứ hỏi vị văn nhân kia. Vừa rồi chính y đã dùng tiếng đàn ma quái của Cầm Điệp Cuồng Sinh mà trợ giúp Trần Quang! Tuy không bằng Cuồng Sinh nhưng hỏa hầu cũng đã đạt năm phần! Hơn nữa văn nhân này và Cầm Điệp Cuồng Sinh giống nhau như tạc!

Những kẻ đang đứng ở sân miếu thổ thần đồng loạt quay nhìn Văn Viễn. Ai ai cũng bán tín bán nghi. Trần Quang chưa từng gặp Cầm Điệp Cuồng Sinh nhưng nghe Hoàng Kỳ kể lại người này ngạo khí rất lớn hay ưa miệt thế. Y nhìn Văn Viễn từ đầu đến chân lời lẽ tuy có phần trí trá nhưng không phải là kẻ có thực tài ẩn giấu. Lại nói Văn Viễn là Cầm Điệp Cuồng Sinh thì càng không tin được.

Hắc Sát vội vàng đến cạnh Quỷ Công Tử thì thầm:

- Tên này vừa rồi đã dùng tiếng đàn rất quái dị mà công kích bọn thuộc hạ để cứu Trần Quang. Mong thiếu cung chủ tâm tư!

Văn Viễn thấy cả bọn đều chăm chăm nhìn mình chỉ biết thầm than trời trách đất:

- Phen này mạng ta chắc khó mà nguyên vẹn! Ở đây đều là cao thủ nhất nhì, ta thân không biết võ công sao chống đỡ được? Dù có lôi hết chữ nghĩa hóa thành Án Anh cũng không sao dùng lời mà giải nguy nỗi! Cuồng Sinh ơi là Cuồng Sinh! Ta cả đời chưa biết thù ai nhưng nếu Văn Viễn này có mệnh hệ gì thì có hóa ra ma ta cũng nhất định tìm ngươi mà tính sổ!
Chương 9: Cứu văn nhân bà bà xuất hiện

Quỷ Công Tử cười mỉm bất giác giơ tay phải ra trước ngực nhằm vào Văn Viễn. Văn Viễn giật mình thấy một kình lực hút ông về hướng công tử tóc bạc nọ. Văn Viễn dầu cố gắng chạy khỏi nhưng vẫn bị hút đi không sao cưỡng lại được. Ông bàng hoàng luôn miệng la hét kêu cứu.

Trần Quang đứng gần đó đánh liền một chưởng cắt ngang kình lực của Quỷ Công Tử. Hai luồng khí lực chạm đều phản ngược lại. Cả họ Trần cùng Quỷ Công Tử tự nhiên phải thối lui mấy bước. Văn Viễn té ngửa trên sân đau điếng. Ông hoảng hồn lồm cồm đứng dậy chạy ra sau lưng Trần Quang mà không thôi lắp bắp:

- Không…không phải! không….phải! Ta không phải là tên…tên Cuồng Sinh kia! Ta …không phải …không phải thật mà …!

Quỷ Công Tử cười lớn nhìn họ Trần:

- Xem ra trời giúp U Minh Cung ta. Hôm nay bổn công tử thu được một mối hời. Bắt được hai ngươi sợ gì không nắm được bí mật trên! Chỉ cần bắt được ngươi, những tên còn lại của Hoa Sơn Thất Hiệp tự nhiên sẽ đến cứu. U Minh Cung ta lại hốt thêm một mẻ lớn!

Quỷ Công Tử giơ cao tay lên trời phất nhẹ một cái. Bốn bề liền có tiếng chân dồn dập chạy tới. Không biết từ đâu những kẻ mang mặt nạ quỷ nhiều màu khác nhau ùa ra vây kín lấy miếu thổ thần. Kẻ nào tay cũng lăm lăm trường kiếm sáng loáng. Văn Viễn kinh hãi đếm ra phải trên dưới một trăm tên.

Một kẻ mang mặt nạ quỷ màu đỏ tươi như máu bước đến cạnh Quỷ Công Tử cung kính:

- Thuộc hạ đến trể mong thiếu cung chủ thứ tội!

Quỷ Công Tử cười xòa:

- Không trể! Không trể! đến rất kịp lúc! Ta nhất thời cũng không thể chế ngự được tên này. Có Nhị Đường Chủ trợ giúp một tay , ta không tin tên Trần Quang chạy khỏi được!

Kẻ mới đến là Nhị Đường Chủ U Minh Cung. Văn Viễn nhìn hắn cao lớn uy lẫm, tự nhiên có cảm giác ớn lạnh. Trần Quang nhìn người này cũng sinh cảm giác phòng bị. Y liếc xuống thấy tay hắn bị cắt cụt mấy ngón liền bừng lửa giận. Trần Quang nghiến răng:

- Ta nghe thiên hạ đồn đại cứ tưởng là bịa đặt. Hóa ra ngươi đã chịu làm thân trâu ngựa cho U Minh Cung!

Tên Nhị Đường Chủ thản nhiên đáp:

- Ta đầu dưới trướng U Minh Cung thì sao? Kẻ nào chịu dung túng mà trọng dụng thì ta theo kẻ đó!

Trần Quang nghe hắn nói lửa giận bốc cao đến tận mặt. Y cơ hồ chỉ muốn xông vào mà đánh một trận sống chết.

Tên Nhị Đường Chủ lúc này cùng Vương Tố Tâm đã liền tiến lên đứng cạnh Quỷ Công Tử. Trần Quang đưa mắt nhìn cả ba rồi vận công tạo ra một làn khí tím bao bọc thân mình lẫn Văn Viễn đang run lẩy bẩy. Văn Viễn thấy vậy liền nói thầm:

- Huynh đài không cần phải lo lắng cho ta. Ta chỉ là văn nhân bọn họ sẽ không làm được gì. Với bản lãnh của huynh thoát khỏi nơi này không có gì khó khăn! Huynh đài nên tự biết giữ thân!

Trần Quang liếc nhìn thấy Văn Viễn sắc mặt tái xanh biết ông đang sợ hãi, thầm nghĩ:

- Tên này không rõ thân thế ra sao nhưng nhất định không phải là phường ác bá. Nếu như Sa tiểu thư nói đúng thì ta càng phải bảo vệ hắn. Thúc thúc cũng đang tìm Cầm Điệp Cuồng Sinh. Tên văn nhân này nhất định sẽ giúp được thúc thúc ít nhiều!

Lúc này bà bà áo đen mới nói bên tai Văn Viễn:

- Tên ngốc mi còn không sợ chết ? Hay muốn nhìn bọn quỷ giết rồi mới sáng mắt!

Trần Quang thấy một nhu lực sượt qua vai. Nhu lực nọ tuy yếu ớt nhưng vẫn dễ dàng xuyên qua luồng khí tím. Y chưa kịp phản ứng thì Văn Viễn đã trúng phải một tát. Trần Quang kinh hãi không biết kẻ nào có được nội công thâm hậu đến vậy. Xem ra còn cao hơn y đến mấy bậc.

Văn Viễn trúng một tát đau chảy nước mắt. Ông liền xoa má liên hồi thì lại nghe giọng bà bà áo đen văng vẳng bên tai:

- Còn không mau lôi lá Hắc Kỳ ta đưa cho ngươi mà dùng ?

Văn Viễn lúc này mới sực nhớ ra. Ông miệng không ngừng cảm tạ thần tiên bà bà, tay phải lập tức luồn sâu vào ngực áo mà lục lọi. Ông lôi lá cờ bà bà áo đen đã tặng mà đưa ra. Trần Quang thấy ông có hành động kỳ lạ định hỏi nhưng bỗng giật nảy người. Cả bọn U Minh Cung cũng la lên rồi đứng thừ ra không dám manh động. Quỷ Công Tử lúc nào cũng ngạo nghễ nhưng nhìn thấy lá cờ trên tay Văn Viễn liền nghiêm mặt:

- Ngươi từ đâu có lá cờ này ?

Văn Viễn sợ hãi định trả lời thì lại nghe giọng bà bà áo đen bên tai:

- Không việc gì phải trả lời hắn. Ngươi hãy ra lệnh cho bọn chúng rút đi!

Văn Viễn tuy biết uy danh bà bà thần tiên nhưng thấy bọn U Minh Cung kẻ nào cũng đằng đằng sát khí lòng có chút do dự:

- Thật sự thần tiên bà bà có thể khiến bọn chúng vâng lời ư ?

Ông tự trấn tỉnh mà cố nói rõ từng lời một:

- Chủ nhân lá cờ ra lệnh các người mau chóng rút đi không được làm khó dễ vị Trần huynh đây!

Quỷ Công Tử sa sầm nét mặt:

- Hắc Quan Âm sao lại nhúng tay vào chuyện của U Minh Cung. Ngươi là gì của Hắc Quan Âm ?

Văn Viễn nói:

- Ngươi…ngươi không cần phải quan tâm! Chủ nhân lá cờ này ra lệnh các ngươi phải rút đi!

Quỷ Công Tử cau mày cau mặt tức tối. Hắn cứ nhìn chăm chăm lá cờ trên tay Văn Viễn rồi không kiềm được bật một tràng dài chửi rủa. Tuy nhiên hắn chỉ mạt sát Văn Viễn nào là tên phá đám, tên trời đánh nhưng không dám động chạm đến bà bà áo đen. Văn Viễn thấy vậy thì biết bọn chúng cũng như Phi Hồ Tứ Quỷ đều rất sợ bà bà nọ. Tên Nhị Đường Chủ trầm ngâm rồi nói:

- Hắc Mai Kỳ ở đây thì thấy cờ như thấy chủ nhân!

Hắn quay sang Quỷ Công Tử mà nói:

- Năm xưa thuộc hạ nợ Hắc Quan Âm một ân tình. Xem ra hôm nay không thể ra tay được! Mong thiếu cung chủ thứ lỗi!

Nhị đường chủ nói xong liền quay lại nhìn Văn Viễn. Hắn hướng đến lá cờ trên tay ông đang cầm, cung kính nói:

- Nợ ơn ngày trước, hôm nay đáp đền! Tiếc là không thấy được mặt của cao nhân! Ơn xưa tại hạ vẫn ghi sâu trong lòng!

Hắn vài thêm ba cái liền quay người đi thẳng. Quỷ Công Tử không thể giữ lại càng tức giận thóa mạ thêm một hồi.

Văn Viễn thấy một cường địch đã bỏ đi trong bụng mừng thầm. Ông lúc này liền nhìn Quỷ Công Tử mà hỏi:

- Ngươi sao còn không đi?

Quỷ Công Tử giận chỉ muốn đánh một chưởng cho Văn Viễn tan xương nát thịt. Hắn giơ tay lên cao cuối cùng lại phải bỏ xuống. Đôi mắt xanh biếc của hắn hằn những đường máu nhìn rất khiếp đảm. Hắn nghiến răng trèo trẹo nói:

- Hắc Quan Âm sao lại cố tình can dự chuyện của U Minh Cung? Có phải muốn chống đối? Ngươi mau nói cho ta biết từ đâu lại có lá cờ này? Hay ngươi dám cả gan ngụy tạo?

Văn Viễn không ngờ Quỷ Công Tử nhất định không chịu buông tha còn cứng lý vặn hỏi. Ông lúng túng chưa biết phải đối đáp thế nào cứ ấp úng liên hồi

Lập tức có tràng cười lảnh lót vang lên. Văn Viễn ngơ ngác thấy cả bọn đều nghiến răng tụ khí vận công. Bọn tiểu tốt U Minh Cung vây bên ngoài thì ôm tai lăn lộn ra vẻ đau đớn. Trần Quang đứng cạnh đó cũng phải gồng người chịu trận mồ hôi đầm đìa trên trán. Văn Viễn sực nhớ bà bà áo đen đã từng dùng tiếng cười khiến bọn Phi Hồ Tứ Quỷ sợ đến vỡ mật.

Giọng bà bà áo đen vang trong gió:

- Chuyện ta muốn can dự. Ngươi quản được sao ?

Tiếng cười càng dội liên hồi công kích lớn hơn. Tên mã tài vội vã nhảy lên xe ngựa mà nắm lấy tay Sa tiểu thư để giúp nàng chống chọi. Trong chốc lát nơi sân miếu chỉ còn ngỗn ngang tiếng khóc la đau đớn của bọn tiểu tốt U Minh Cung. Quỷ Công Tử, Vương Tố Tâm, Hắc Sát, Trần Quang tuy vẫn đứng yên một chỗ nhưng ai nấy cũng đều đem hết sức lực ra mà gắng gượng chịu đựng. Văn Viễn càng nhìn càng kinh sợ tiếng cười của bà bà áo đen. Ông thầm nghĩ, nếu bà ta muốn hại ông, chỉ cần cười cho ông nghe ba tiếng nhất định ông đã hồn lìa khỏi xác.

Sa tiểu thư trong xe thần hồn phách lạc:

- Loạn Tiếu Ma Phong! Loạn Tiếu Ma Phong! Đích thực là Hắc Quan Âm Mai Chiêu Anh!

Tiếng cười đột nhiên dừng lại. Những người còn lại trên sân miếu qua cơn hoảng loạn đều tự biết thân phận. Quỷ Công Tử mặt bừng lửa giận nghiến răng nhìn Trần Quang và Văn Viễn:

- Xem như các ngươi lớn mạng! Ta hôm nay nể mặt chủ nhân Hắc Mai Kỳ. Ngày khác sẽ tính sổ các ngươi một thể!

Quỷ Công Tử ngước nhìn phía sau lưng Văn Viễn rồi nói:

- Xin Hắc Bà Bà lần sau không can thiệp vào chuyện của U Minh Cung!

Thì ra bà bà áo đen đã xuất hiện đứng ngay sau lưng Văn Viễn. Bà bà áo đen quát lớn:

- Bọn chuột các ngươi cút đi hết cho ta. Ta đếm đến ba, kẻ nào còn lởn vởn quanh đây đừng trách bổn nương xuống tay vô tình!

Lời vừa dứt bà bà áo đen phất tay một cái. Tên Hắc Sát đứng gần đó chỉ ối một tiếng ngã lăn ra đất. Chiếc mặt nạ quỷ hắn đeo trên bị bể nát một bên in dấu năm ngón tay. Rõ ràng bà bà nọ thị uy tát một cái cảnh cáo cả bọn. Trần Quang đã giao đấu qua với tên Hắc Sát biết hắn cũng vào hàng cao thủ không phải kẻ thường, rốt cuộc vẫn không kịp đỡ một cái phất tay. Trần Quang thầm nghĩ:

- Giang hồ đồn không sai! Hắc Quan Âm quả nhiên là hàng cao nhân thiên ngoại! Ta nếu giao đấu nhất định không phải là đối thủ!

Bà bà áo đen điềm nhiên hô to:

- Một..!

Quỷ Công Tử không dám chần xoay đầu bỏ đi không dám đôi co nửa lời. Bọn tiểu tốt thấy vậy vội vàng gắng gượng đứng dậy mà chuồn êm. Bà bà áo đen đếm tiếng thứ hai thì sân miếu thổ thần chỉ còn Văn Viễn, Trần Quang, Sa tiểu thư cùng tên mã tài. Bà bà áo đen nói lạnh lùng:

- Ta đã nói không muốn thấy ai trong miếu thổ thần ngoài trừ tên văn nhân này!

Trần Quang nghe giọng nói đầy sát khí cũng vội cung tay hành lễ:

- Đa tạ ra tay tương cứu. Trần mỗ không dám quên ơn!

Y quay sang Văn Viễn vái chào rồi đi thẳng, trong nháy mắt đã mất dạng.

Sa tiểu thư lời nói run run rõ ràng sợ hãi tột độ:

- Không biết Hắc bà bà quang lâm! Tiểu nữ xin cáo lui! Xin bà bà lượng thứ! Xin bà bà lượng thứ!

Tên mã tài không chờ nàng ra hiệu. Hắn liền vội vàng ra roi đánh ngựa phi nước đại. Miếu thổ thần chốc lát chỉ còn Văn Viễn và bà bà áo đen nọ. Văn Viễn nhìn cục diện lắp bắp:

- Bà bà thần tiên thật sự uy danh ghê ghớm vậy sao ? Kẻ nào thấy đều phải sợ hãi. Bà bà thần tiên thật sự bà bà là ai vậy ?

Chỉ nghe những tiếng bốp bốp vang lên liên hồi. Văn Viễn bị tát tới tấp hai bên má đến tối tăm mặt mũi. Ông biết mình cãi lời chọc bà ta nổi giận nên không dám hé răng kêu ca. Ông mím môi chịu đựng đến khi hai bên má đều ửng đỏ. Nước mắt chảy thành dòng trên mặt. Bà bà áo đen nọ như cũng nguôi ngoai liền thôi trừng phạt.

Văn Viễn không còn tâm trí để quan tâm đến đau đớn trên người. Ông ban đầu cho rằng bà bà áo đen vốn là người có địa vị giang hồ cao nên đều được người trọng vọng. Nhưng đến kẻ cao ngạo như Quỷ Công Tử gặp cũng không dám đôi co mà đi thẳng. Sa tiểu thư luôn miệng đùa cợt lại kinh hãi thành tiếng rồi rút êm. Văn Viễn chợt nhận ra Hắc Quan Âm là nhân vật vô cùng ghê ghớm. Chánh tà hai bên đều kinh hãi, gặp phải như dê con thấy sói đều nhất mực tránh xa. Ông mồ hôi ra ướt áo như tắm run run giọng:

- Bà bà thần tiên thật sự là người như thế nào ? Vãn bối…vãn bối…

Bà bà áo đen thấy ông cứ ấp a ấp úng liền nạt:

- Vãn bối cái gì ?

Văn Viễn mặt tái xanh không còn giọt máu lắp bắp:

- Vãn bối thật sự …sợ hãi!

Bà bà áo đen cười lạt:

- Đừng nói ngươi! Võ lâm kẻ nào nghe đến danh ta cũng phải khiếp đãm! Có biết tại sao bọn họ đều gọi ta là Hắc Quan Âm ?

Văn Viễn không dám ngước nhìn cứ cúi đầu mà đáp:

- Vãn bối…..vãn bối không biết!

- Là vì Mai Chiêu Anh ta chính là vong hồn ngạ quỷ của võ lâm. Kẻ nào thấy mặt nhất nhất không thể sống sót. Quan Âm phật luôn cứu độ nhân gian. Mai Chiêu Anh ta lại là kẻ luôn lấy mạng người khác!

Bà bà nói có phần căm giận dậm chân một cái. Lớp đá lót sân miếu thổ thần vỡ vụn như bị ngàn vạn nhát búa lớn nện trúng. Văn Viễn biết bà ta động nộ liền quỳ mọp xuống:

- Vãn bối vô tri xin bà bà đừng giận!

Bà bà áo đen nghiến răng nói:

- Ngươi bị bọn quỷ U Minh Cung vây khốn lại không sợ hãi. Ta cứu mạng ngươi mấy lần lại làm ngươi sợ như thấy ma quỷ! Ngươi đúng là kinh thư nhiều, bụng toàn chữ nghĩa nhưng cũng chỉ là hạng vô ơn!

Thật sự nếu bà bà áo đen muốn giết, Văn Viễn dầu có bao nhiêu cái mạng cũng không đủ. Ông thấy bà bà tuy giận nhưng lời nói có phần uất ức tự nhiên lại thấy ái ngại. Rõ ràng ông đã nhất thời hồ đồ không phân thiệt hơn.

Bà bà áo đen quát lớn:

- Ngươi mau lên ngựa mà đến trấn Ngô Phong cho ta. Không được dây vào chuyện bao đồng của thiên hạ. Bằng không ta có giết sạch hết những kẻ ở Giang Nam cũng không cứu nổi cái mạng tên ngốc hiếu sự nhà ngươi!

Văn Viễn nghe lời còn đầy căm giận liền không dám dây dưa. Ông vái một cái dài rồi lủi thủi ra trước cửa miếu. Con Ô Phong Mã nhận ra liền hí lớn chạy đến bên cạnh. Văn Viễn lên ngựa quay đầu lại nhìn bà bà áo đen một mình đứng giữa sân miếu, lòng ngậm ngùi:

- Không biết bà bà thần tiên là hạng người thế nào nhưng thủy chung vẫn rất tốt với ta. Dù biết ta không phải là Cầm Điệp Cuồng Sinh vẫn hết sức bảo vệ. Ơn này Văn Viễn cả đời không dám quên! Chờ ta lo xong mọi việc sẽ đưa bà bà về Ứng Kê mà phụng dưỡng đến trọn kiếp, nhất định cung kính không dám chọc giận nửa lời!

Ông cúi đầu vái mấy cái rồi ra cương. Truy Phong mã cất vó lao đi trong nháy mắt đã hơn mười dặm đường, bụi mù bay phủ.

Bà bà áo đen nhìn Văn Viễn đi khuất mới hỏi lớn:

- Không phải ta đã nói đếm đến ba không muốn thấy kẻ nào còn trong miếu thổ thần này sao ?

Bốn bề vẫn vắng lặng như tờ.

Bà bà áo đen lại nói:

- Thấy cũng đã thấy rồi! Gặp cũng đã gặp rồi! Các ngươi còn điều gì lưu luyến ?

Chỉ nghe một giọng thánh thót vang lên:

- Đại sư tỷ bao năm không gặp uy phong vẫn còn rất lớn! Ta chỉ muốn nhìn xem có phải là hắn không ?

Lại thêm một giọng êm dịu nối lời:

- Muội cũng muốn xem có phải là hắn không thôi! Nào dám chọc giận đại tỷ!

Bà bà áo đen thở dài:

- Các người bị dối gạt bao năm qua vẫn rất mực yêu thương tên vong tình phụ nghĩa đó. Than ôi! Là các người hồ đồ hay là kẻ chung tình thái quá ? Phương muội không đến sao ?

Tiếng nói êm dịu liền đáp:

- Có đến, đã khóc một trận rồi lại đi!

Bà bà áo đen nói:

- Các người nên ẩn thân là tốt hơn hết! Tự nhiên xuất hiện một tên giống hệt hắn lai vãng Giang Nam. Bên trong còn nhiều ẩn khúc. Ta chỉ có thể quản nổi được hắn. Còn các người đừng hồ đồ gây náo sự. Nếu không ta nhất định không dung tình!

Giọng nói thánh thót bật ra tiếng thở dài đáp:

- Bọn muội ngu xuẩn hại đại tỷ một đời nhơ danh. Thật không còn mặt mũi diện kiến. Xin đại tỷ bảo trọng!

Chỉ nghe mấy tiếng gió khe khẽ rít, sân miếu thổ thần lại vắng lặng như tờ.

Bà bà áo đen ngước nhìn về phía cây đại thụ lớn bên cạnh sân miếu mà hỏi:

- Sao ngươi còn chưa đi ?

Từ trên ngọn cây lại phát ra một giọng trung niên khàn khàn:

- Không phải là hắn! Nhất nhất không phải là hắn!

Bà bà áo đen cười nhạt đáp:

- Tất nhiên không phải hắn. Bằng không một chưởng ta đã đánh chết hắn rồi!

Giọng trung niên điềm nhiên:

- Ta nói không phải ý này! Kẻ lợi dụng hắn đi vào Giang Nam vốn không biết được rõ mặt mũi Cầm Điệp Cuồng Sinh. Kẻ đó không biết!

Bà bà áo đen nghe vậy liền hỏi:

- Không phải tên văn nhân này rất giống diện mạo Cầm Điệp Cuồng Sinh ?

Giọng trung niên đáp:

- Rất giống! Giống như khuôn đúc! Nhưng chỉ là khuôn mặt! Chỉ là khuôn mặt mà thôi! Ta mất bao năm vẫn không tìm ra hắn! Nếu ngươi gặp được, trước khi giết hãy hỏi hắn dùm ta một câu!

Bà bà áo đen hỏi:

- Câu gì ?

- Hỏi hắn, họ Hoàng ta trong lòng hắn như thế nào ?

Bà bà áo đen khẻ gật đầu:

- Được, ta sẽ chuyển lời!

Chỉ thấy ngọn cây đại thụ động nhẹ. Một người khoác y phục thiên thanh lao vút đi như cánh chim ưng.

Bà bà áo đen nhìn theo rồi cũng thở dài. Bà ta khẻ nhấc chân đã biến mất như làn khói. Miếu thổ thần trở lại vẻ hoang lặng vốn có.

Lúc này, một kẻ từ sau lưng pho tượng phật trong điện thờ mới lững thững bước ra. Hắn nghe ngóng động tĩnh gần nguội một tách trà thì thở khoan khoái:

- Xem ra tất cả đều xuất hiện đủ! Thật hay! Thật hay!

Hắn cười dài một tràng lớn rồi cũng đề khí chạy đi mất.

Lại nói cổ xe ngựa chở Sa tiểu thư vừa đi khỏi miếu thổ thần chừng năm dặm đã gặp Trần Quang đứng chắn giữa đường. Tên mã tài thấy vậy liền kiềm cương ngựa. Sa tiểu thư vén nhẹ rèm nhìn Trần Quang mà hỏi:

- Không biết có chuyện gì công tử lại chắn đầu xe tiểu nữ!

Họ Trần chắp tay thi lễ đáp:

- Dầu rất hận việc tiểu thư nói ra nhiều chuyện liên quan đến bổn môn nhưng tiểu thư cũng đã nhiều phen nói giúp. Trần mỗ ta công tư phân minh chỉ muốn vái tạ không có hàm ý khác!

Sa tiểu thư cười khúc khích:

- Xem như tiểu nữ thay mặt mấy ngàn hộ dân bị nạn lũ lụt trả ơn công tử đã phân phát vàng bạc cứu trợ!

Nàng ta nhổm người đứng dậy bước ra khỏi xe ngựa.

Kỳ thực dung nhan bá mị.

Kỳ thực tuyệt sắc giai nhân.

Sa tiểu thư chỉ vừa ngấp nghé mười chín hai mươi. Khuôn mặt ánh lên nét thánh thiện thoát tục. Lớp lụa trắng hòa cùng nước da như một. Kẻ phong lưu đương cơn túy lúy trông thấy nhất định ngỡ rằng thần tiên hạ phàm.

Trần Quang hơi ngẫn người. Y vẫn tưởng Sa tiểu thư cũng đã lớn tuổi. Hóa ra cũng chỉ là một tiểu cô nương. Y thân đã gần ba mươi lại cung kính với một tiểu cô nương rõ ràng có chút ngượng nghịu.

Sa tiểu thư ra hiệu. Tên mã tài vội vàng bê thùng gỗ đựng vàng mà nàng ta đã thu được từ bọn giang hồ trong miếu thổ thần đến đặt trước mặt họ Trần.

Sa tiểu thư nói, miệng điểm nụ cười nhẹ như Trà Hoa chớm nụ rất hút hồn người:

- Nghe nói phía Tây vừa qua một trận hạn lớn. Tiểu nữ thân liễu yếu ớt không tiện đi lại nhờ Trần đại hiệp giúp một chuyến phân phát. Ơn này tiểu nữ không dám quên!

Trần Quang nghe vậy liền đỏ mặt cúi đầu đáp:

- Ta vẫn tưởng tiểu thư đem kiến thức đổi vàng bạc tư lợi, hóa ra vì dân lâm nạn. Trần mỗ xấu hổ đã nghĩ xấu cho tiểu thư! Số vàng bạc này ta nhất định sẽ phân phát đều không sót một ai. Xin tiểu thư an tâm!

Sa tiểu thư cười khúc khích:

- Trần đại hiệp quả nhiên xuất thế anh hùng. Kẻ thấy được mặt tiểu nữ mà không nổi tình ý ngoài mã tài ca ca đây, Trần đại hiệp là người duy nhất!

Sa tiểu thư thật sự còn có một ngoại danh là Tiêu Hồn Tiên Nữ. Nàng ta ngay năm mười sáu dung nhan đã tuyệt mỹ. Đến độ người nào thấy cũng phải tán hồn siêu phách. Đồn rằng có một Hành Giả Tăng ghé ngang phủ họ Sa khuất thực đã bị dung nhan Sa tiểu thư hút hồn. Hành Giả Tăng nọ từ đó không thể siêu tụng được hết một chương kinh nào. Sau, vị Hành Giả Tăng này phải van xin sư phụ cho hắn tục huyền trở lại xin cưới tiểu thư nhà họ Sa. Sa lão lão tất nhiên không biết làm thế nào mới vẹn bèn để mặc cho ái nữ tự quyết định. Ngờ đâu vừa gặp mặt, Sa tiểu thư đã dùng lời lẻ sắc bén khiến Hành Giả Tăng nọ xấu hổ vì thân nơi cửa phật vẫn nặng lòng phàm. Nghe đâu vị Hành Giả Tăng này đã quay lại chùa dưới tượng Như Lai sám hối hết bốn mươi chín ngày mà chết. Y trong cơn hấp hối vẫn không thôi gọi tên Sa tiểu thư.

Giai thoại này được truyền tụng khắp vùng lân cận. Người ta vẫn thường khuyên các bậc chư tăng không nên lai vãng khuất thực Sa gia, tránh làm hỏng mất lòng tu đạo.

Trần Quang nghe Sa tiểu thư nói hiểu nàng ta vừa ca tụng việc y không màng đến nhan sắc như phàm phu tục tử nhưng lại vừa trách y có phần hời hợt với giai nhân, liền nghiêm giọng:

- Sa tiểu thư xin cẩn ngôn! Trần mỗ không quen nghe những lời như vậy!

Sa tiểu thư cười tiếng càng trong trẻo:

- Trần đại hiệp quả là kẻ xem trọng tiểu tiết! Tiểu nữ thất lễ rồi!

Nàng ta nói hết bảy tám phần có ý châm chọc nhưng lời ngọc như rót vào tai khiến người nghe dầu có chút phật ý vẫn không thể giận.

Trần Quang đứng nhìn cổ xe ngựa chạy đi lòng ngỗn ngang trăm mối:

- Một kẻ dấu mặt dùng nội công Thiếu Lâm Tự đánh ta trọng thương. Lại thêm một kẻ dùng Tử Hà Thần Công đi gieo họa khắp nơi. Kẻ lý ra có thể một chưởng giết ta lại không giết. Ta hồ đồ mất rồi! Chỉ cần tìm ra thất đệ tự nhiên sẽ kiểm chứng được một chuyện! Ta phải nhanh chân hơn bọn U Minh Cung!

Y thở dài não nề ôm lấy rương gỗ của Sa tiểu thư bên hông rồi nhẹ nhàng trở gót.

Con đường dẫn vào trấn Ngô Phong phút chốc chỉ còn bụi bay lờ mờ giữa từng ngọn thu phong.

Chương 10: Phong hoa các gặp tửu thần Rượu chảy tràn tương ngộ

Ngô Phong Trấn nằm cách Hàn Châu ba mươi dặm về phía Nam. Đây chỉ là một trấn nhỏ nhưng do nằm trên con đường thông thương đi lại nên cũng khá nhộn nhịp. Dòng Lam Thủy chẻ một nhánh lớn bao quanh trấn Ngô Phong thành ra bức tường thủy lộ ngăn bước bộ hành. Phàm những ai muốn vào trấn đều phải quá giang tại bến đò Lưu

Thước. Có một văn nhân thời Hán tên Dương Mãn thoái chí đã bên bến đò này say sưa hết bảy ngày bảy đêm để lại sáu bài Hành Thủy Nan được xem là thi ẩm độc nhất thiên hạ lúc bấy giờ. Tiếc rằng, sóng sau vùi sóng trước, ba đào chôn tài danh, đến thời Tống chỉ còn sót lại hai câu nổi tiếng được khắc trên một bia đá lớn bên bến đò:

Nước xanh chảy có tràn Đông Hải ?

Bút nghiêng há chắn được Trường Giang ?

Lúc này mặt trời cũng đã xế bóng. Chỉ thấy một văn nhân đứng trước bia đá đang lẩm bẩm ngâm hai câu thơ nọ mà thở dài:

- Chí khí thật lớn chắc hẳn đã không phùng thời! Dương Mãn sanh vào thời Hán suy nên một đời uổng mất bao tài lược. Ví nhu họ Dương sanh vào thuở lục quốc tranh hùng hẳn điển cố đã thêm một danh tề thế. Than ôi, đáng tiếc!

Chính là Văn Viễn đang cưỡi con Ô Phong Mã đợi đò để qua sông đọc thơ mà tự thán. Con Ô Phong Mã mấy lần khua vó lên bờ đá muốn vượt sông nhưng Văn Viễn không dám ra roi thúc đi. Dẫu biết hắc mã có thể chạy trên mặt nước nhưng dòng Lam Thủy quá rộng, ông vẫn ngần ngại mà kìm cương đợi đò.

Văn Viễn đợi đò cũng đã hơn một canh giờ nhưng bóng thuyền nhân vẫn bặt tăm. Nhìn qua bờ bên kia chỉ thấy một màu vàng úa của cây cỏ ven sông. Chợt có tiếng nói thâm trầm phía sau lưng ông:

- Xem ra lão nạp và thí chủ đều là những kẻ lỡ chuyến đò!

Một lão hòa thượng thân hình quắc thước vận phật y màu vàng nhạt đang thong dong đi tới. Văn Viễn thấy hòa thượng tuổi cũng đã sáu bảy mươi lại còn rất tráng kiện. Khuôn mặt nhà sư tuy dữ tợn nhưng ánh mắt lại toát đầy từ bi. Ông vội vàng xuống ngựa cúi chào:

- Vãn bối đang đợi thuyền để qua sông. Chắc thuyền gia cũng sắp trở lại. Không biết lão sư phụ ở chùa nào và định đi đến đâu ?

Hòa Thượng nọ cười sang sảng nói:

- Thuyền gia ở bến đò này ngày chỉ đưa qua sông bốn lượt. Lượt đưa đò cuối cùng đã cách đây hơn canh giờ. Thí chủ cũng như lão tăng đây đều đến trể nên không thể có đò mà quá giang!

Văn Viễn nghe hòa thượng nói hào sảng tự nhiên sanh mến mộ. Lời nghe sang sảng như tráng niên vừa mới ba mươi. Văn Viễn đoán chừng lão hòa thượng chuyên tâm tu đạo nên mới dưỡng được một thân tràn đầy khí lực như vầy.

Ông liếc mắt thấy trên lưng lão hòa thượng có đeo bọc vải lộ ra một chuôi đao màu đỏ tạc hình đầu cọp. Văn Viễn lấy làm ngạc nhiên vì các cao thủ Phật gia chuyên tu luyện nội công nên rất ít dùng binh khí. Nếu có dùng thường là trường côn. Rất hiếm cao thủ phật gia dùng đao. Văn Viễn từng được Vô Sách Đại Sư giảng giải về điều này. Kẻ quy y cửa Phật vốn trọng từ bi. Võ công tập luyện chỉ nhằm trường kiện thân thể không hơn thua với người. Thành thử, đệ tử Phật môn luyện võ thường xuyên đọc kinh để giảm bớt sát ý. Đao lại là món binh khí chú trọng ngoại lực, sát thương lại rất cao. Nên các hòa thượng hầu như không dùng. Mặc dầu Thiếu Lâm Tự có bộ đao pháp rất ảo diệu là Từ Bi Đao nhưng các cao tăng bao đời đều chẳng hề đoái hoài chính là vì sát chiêu quá nặng rất dễ lấy mạng người .

Thấy Văn Viễn cứ nhìn chăm chăm vào bọc vải đeo sau lưng, lão hòa thượng liền nói:

- Cái vật hay tạo nghiệt này đã theo lão nạp hơn năm mươi năm ròng thành bạn tri giao. Muốn bỏ cũng không bỏ được! Như Phật tâm trong lòng lão, dứt đó vẫn còn đó. Đã làm thí chủ phải nghĩ ngợi!

Văn Viễn biết lão hòa thượng đọc được suy nghĩ của mình. Ông đỏ mặt cười ngượng nghịu:

- Vãn bối thật xấu hổ! Không biết sư phụ sẽ đi về đâu ?

Lão sư hít một hơi dài ra chiều thống khoái:

- Thiên hạ đều là nhà sao lại phải tính chuyện đi về. Lão nạp chỉ tiện đường ngang đây!

Hòa Thượng nhìn bóng nắng nói:

- Cũng đã xế chiều, đò lại không chở khách!

Văn Viễn thấy lão hòa thượng đến gần một khúc gỗ lớn ven sông. Hòa thượng nọ chỉ dùng một tay đã nhấc bổng khúc gỗ lên rồi đi lại gần Văn Viễn mà nói:

- Lão nạp có chuyện phải quá giang trước. Xin từ biệt thí chủ!

Văn Viễn chưa kịp đáp lời thì lão sư đã ném khúc gỗ xuống sông. Khúc gỗ này cao gần bằng một người đứng lại to hơn hai vòng tay ôm nhưng nhà sư vẫn ném nhẹ nhàng như một viên cuội. Khúc gỗ rẻ nước lao ra xa hơn bảy trượng mới dừng lại. Lão sư cúi chào Văn Viễn rồi nhấc thân mình nhẹ nhàng như một cánh nhạn. Chỉ dùng mũi chân điểm nước vài lần, nhà sư đã ung dung đứng trên thân gỗ nọ. Lão cứ khẻ nhún người đã đẩy thân gỗ lao đi như có mái chèo.

Văn Viễn tròn mắt nhìn đến khi bóng nhà sư khuất qua bờ bên kia mới nói nên lời:

- Không tận mắt nhìn thấy ta thật sự không tin trên đời này lại có chuyện như vầy. Giang Nam quả nhiên nhiều anh tài! Cao thủ thiên hạ ai cũng đều có đảm lược!

Ông bất giác thở dài:

- Văn nhân như ta bôn ba thật sự hung hiểm biết bao! Thôi thì đến đâu thì hay đến đấy! Xong hết mọi chuyện ta nhất nhất quay về nhà cũ mà vui vầy điền viên!

Văn Viễn giật cương cho Ô Phong Mã lùi lại lấy đà. Ô Phong Mã hiểu ý liền ra nước kiệu lùi lại rồi tung bốn vó lao vút đi trên mặt sông. Nhìn con hắc mã này đi trên nước mới tin rằng thuyết xưa Hắc Thần Câu cưỡi gió đằng vân hẳn không phải thêm thắt điêu ngoa. Ô Phong Mã giống chuồn chuồn điểm nước mà cất vó lướt trên dòng Lam Thủy. Chỉ trong chớp mắt hắc mã đã đưa Văn Viễn qua sông. Bốn vó chỉ dính lem nhem chút nước ngoài ra tuyệt nhiên đều khô ráo.

Văn Viễn tươi cười nét mặt vuốt ve liên hồi đầu Ô Phong Mã:

- Ngươi thật sự là thần vật. Ta đem chuyện này về kể cho bạn đồng trang nơi thảo dã hẳn sẽ nhận được tràng cười nhạo của họ. Chính ta cũng không tin trên đời này có chuyện ngựa chạy được trên mặt nước!

Ông ngước nhìn quanh vẫn không thấy lão sư đoán chừng nhà sư đã qua sông đi lâu rồi. Ông liền nhớ chưa kịp hỏi danh tánh nhà sư liền vội vàng giục ngựa chạy đi. Bọn U Minh Cung rời miếu thổ thần trước Văn Viễn không lâu nên ông vẫn sợ đụng độ lại bọn chúng. Lão hòa thượng thân thủ phi phàm. Có lão sư bên cạnh làm bạn đồng hành Văn Viễn cũng thấy đỡ lo lắng .

Văn Viễn thúc hắc mã phi nước đại trong chốc lát đã thấy bóng dáng nhà sư trước mắt. Ô Phong Mã mấy lần đến gần ngỡ bắt kịp thì lại bị nhà sư bỏ xa sau lưng một đoạn dài. Văn Viễn càng thúc ngựa đuổi theo. Nhà sư càng gia tăng cước lực. Phong thái nhìn đủng đỉnh nhưng thật ra khinh công tuyệt diệu. Một bước chân ung dung lại thành hơn mười trượng dài. Ô Phong Mã vốn ngày chạy ngàn dặm đường dễ như trở tay nhưng trong nhất thời vẫn không theo kịp được .

Độ chừng được hơn mười dặm đường, nhà sư mới dừng lại vừa lúc Văn Viễn kịp kìm cương ngựa ở sau lưng:

- Quả nhiên thần vật nhà họ Phương. Lão nạp ở Đại Lý Tự cũng đã được nghe tới! Hôm nay tận mắt chứng kiến thật sự không phải là lời đồn đại thái quá của giang hồ!

Văn Viễn biết lão sư đang khen ngợi Ô Phong Mã nên cười nói:

- Vãn bối được thái phu nhân nhà họ Phương tặng. Mã đại ca này dù đi nhanh nhưng vẫn không theo kịp sư phụ. Thành ra sư phụ bản lĩnh mới thật sự cao cường!

cường!

Ông chợt nhớ vừa rồi nhà sư có nói nơi tu phật là Đại Lý Tự liền reo lên:

- Phải chăng sư phụ đây là Nhất Cang Đại Sư với bộ Từ Bi Đao vang danh gần xa!

Nhất Cang Đại Sư không ngờ một văn nhân xa lạ như Văn Viễn cũng biết đến mình thì ngạc nhiên. Nhà sư vốn nương thân nơi quốc tự nước Đại Lý ở phía Nam hơn ba mươi sáu năm không đi lại giang hồ Trung Nguyên. Thành thử đồng đạo biết đến không còn mấy người. Nhà sư hỏi:

- Không ngờ chút pháp hiệu nho nhỏ của lão vẫn có tiếng tăm! Xấu hổ! Xấu hổ! Không biết thí chủ đã có từng quá duyên tại Đại Lý ?

Tất nhiên là Văn Viễn chưa biết nước Đại Lý như thế nào. Chẳng qua ông nhớ lời Sa tiểu thư lúc luận kiếm pháp với Quỷ Công Tử mà đoán mò. Văn Viễn không dám dấu diếm liền kể chuyện trong miếu thổ thần cho nhà sư nghe.

Nhất Cang đại sư nghe xong thở dài nói:

- Lão nạp cũng muốn đến gặp tiểu thư tinh thông võ học thiên hạ này. Tiếc đến trể chỉ thấy được cảnh hoang tàn trước điện thờ. Tội nghiệt! Tội nghiệt!

Hai người vừa đi vừa nói chuyện, chừng nguội một tuần trà trấn Ngô Phong đã gần ngay trước mặt.

Mặt trời cũng đã xế tà .

Văn Viễn bàn luận phật pháp với Nhất Cang đại sư đến quên hết thế sự. Ông vốn rất mê kinh kệ, tiếc rằng thời gian thụ nghiệp với Vô Sách đại sư chỉ toàn bị ép luyện công. Nên nay được dịp thỏa thê đàm đạo cùng nhà sư Nhất Cang tuệ nhãn tự nhiên cũng được khai thông ít nhiều. Văn Viễn quyến luyến định mời nhà sư tìm chổ trọ để tiếp tục hàn huyên nhưng Nhất Cang Đại Sư nhất mực tìm cách từ chối. Văn Viễn đành bái biệt nhà sư mà trong lòng không thôi tiếc nuối.

Nhất Cang Đại Sư đi được mấy bước bỗng nhiên quay lại nhìn Văn Viễn cười nói:

- Thí chủ đầy thiện tâm tất sẽ được thiện quả. Nhất định trong vài ngày tới thí chủ sẽ gặp được hỷ sự!

Văn Viễn chưa kịp hỏi thì nhà sư đã lẩn mất vào dòng người tấp nập ngược xuôi. Ông thở dài giật cương ngựa đi tìm một khách điếm. Văn Viễn đến giữa trấn mới thấy một tửu quán treo một biển lớn đề ba chữ Phong Hoa Các. Ông liền lẩm bẩm:

- Ác Hòa Thượng cùng Bạch Mi Bà Bà đã dặn dò mình vào trấn thì đến Phong Hoa Các mà trú thân. Ta nên theo sự xếp đặt của họ. Ngoài thần tiên bà bà ra thì hai người này vẫn tốt với ta nhất! Ta cũng đã hứa giúp đỡ họ thì không nên chần chừ sai hẹn!

Văn Viễn xuống ngựa giao cho tên quản mã dặn dò chăm sóc kỹ lưỡng. Ông bước tới quầy chưa kịp lên tiếng thì một lão dường như là chưởng quầy liền tiến đến cung kính hỏi:

- Không biết có phải là Phùng Văn Viễn công tử ?

Văn Viễn thấy đất lạ có kẻ nhận ra mình thì ngạc nhiên mà đáp:

- Chính là tại hạ!

Lão chưởng quầy cười cầu thị nói:

- Có người đã đặt trước cho công tử một phòng thượng hạng. Tiểu nhân được dặn phải tiếp đón công tử chu đáo. Quán nhỏ nơi thảo dã xin công tử đừng chê!

Lão nói có phần nhún nhường lấy lệ. Cả trấn Ngô Phong này ai lại không biết Phong Hoa Các là tửu lầu hạng nhất rộng trên hai mẫu đất lớn, làm ăn phát đạt hơn hẳn các tửu lâu danh tiếng ở nội thành Hàng Châu. Văn Viễn nghe lão tả về hình dáng người đặt phòng trước cho ông liền nhận ra chính là Bạch Mi Bà Bà và Ác Hòa Thượng liền an tâm. Ông theo một tên tiểu nhị đi lên lầu .

Thì ra bên trên là một sảnh lớn dành cho khách thập phương trà rượu. Một tốp người vây quanh chiếc bàn lớn kê gần lan can không thôi hò hét cổ vũ. Văn Viễn lấy làm lạ liền hỏi tên tiểu nhị:

- Có chuyện gì mà bọn họ lại náo nhiệt như vậy ?

Tên tiểu nhị không thèm nhìn đáp:

- Bọn công tử dư tiền dư bạc đang đem cúng cho Tửu Thần! Ngày nào cũng vậy nhưng các công tử kia có thắng được Tửu Thần đâu!

Văn Viễn ngạc nhiên vội đến gần xem thử. Chỉ thấy một thanh niên chừng hai lăm hai sáu tuổi đang ngửa cổ uống rượu. Từng ngụm rượu lớn chảy ra từ chiếc bình to tuôn vào miệng y không rớt một giọt nhỏ nào ra ngoài. Dưới chân y lại ngổn ngang các chai lọ đựng rượu đã cạn đáy. Mười mấy tên công tử ăn vận sang trọng đang ngồi quanh. Tên nào mặt mũi cũng đỏ ửng. Xem chừng đôi bên đang chơi một cuộc cá rượu. Văn Viễn nhìn thanh niên kia uống như rồng đương cơn khát thì chỉ biết tròn mắt thán phục. Ông thường ngày cũng ưa cùng bạn đồng đạo chén rượu ngâm thơ nhưng uống rượu như trút nước vào ruộng khô kiểu này thì lần đầu tiên ông thấy được .

Thanh niên có biệt hiệu Thần Tửu kia khà một tiếng rồi ném chiếc bình xuống đất. Chàng ta vỗ bàn cười lớn:

- Ta đã uống tổng cộng ba mươi hai cân rượu có lẻ. Các ngươi mau mau thua đi!

Bọn công tử giàu sang tên nào cũng không thể đủ sức đáp trả nhưng vẫn nhất định không chịu thua. Chàng ta liền gọi tiểu nhị:

- Tiểu nhị ca! Mau mau đem ra hai mươi cân rượu nữa!

Văn Viễn nhìn chàng ta thần sắc vẫn tỉnh bơ liền thán phục trong lòng. Ông không hiểu Thần Tửu làm cách nào mà

ĐẾN TRANG
Thông Tin
Lượt Xem : 3574
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN