--> Gặp Em Dưới Mưa Xuân - game1s.com
XtGem Forum catalog

Gặp Em Dưới Mưa Xuân

Chương 1

Cho dù năm anh trai và một chị gái có suy nghĩ gì thì vị trí của Phạm Tiểu Đa trong gia đình luôn rất đặc biệt, kể từ lúc sinh ra đã như vậy.

Từ lúc sinh ra cho tới năm hai mươi mốt tuổi, Phạm Tiểu Đa luôn rất thuận lợi. Đến lúc học đại học thì học đại học, đến lúc đi làm thì đi làm. Cũng giống như bao nhiêu người cùng tuổi khác, giã từ trường đại học bước chân ra xã hội, cô mới thực sự bắt đầu cuộc sống.

Mọi người trong gia đình cảm thấy như thế rất tốt, một đứa bé oe oe cất tiếng khóc chào đời hôm nào cuối cùng cũng đã lớn lên một cách yên ổn. Còn nữa, sau khi đi làm có thể độc lập về kinh tế, nhưng mọi người trong gia đình vẫn cảm thấy cần phải tính tới bước tiếp theo cho cuộc đời của cô, đó là tìm một người bạn trai.

Hai ông bà Phạm tình cảm rất yêu thương gắn bó, sau khi về hưu, cả năm không hỏi han gì đến việc nhà mà cứ đi du lịch khắp mọi miền tổ quốc. Một hôm, hai ông bà tới Lệ Giang, thấy dòng suối róc rách chảy trước cửa mọi nhà, chợt nhớ đến đường phố mà hồi nhỏ họ đã sống. Bà Phạm nhìn những quán rượu lớn nhỏ cổ kính và những tiệm cà phê xinh xắn, bèn nảy ra ý định sẽ mở một cửa hàng như vậy. Ông Phạm thì cảm thấy phong cảnh của Lệ Giang rất đẹp, người đến du lịch đông tấp nập, chuyện trò rôm rả, thân thiết chẳng khác gì hàng xóm.

Thế là hai ông bà mở một quán cà phê ở Lệ Giang. Khách không đông lắm nhưng cũng không ít. Hằng ngày, du khách từ muôn phương uống cà phê do bà Phạm pha, ăn bánh do bà làm, tấm tắc ngợi khen, còn ông Phạm thì nhiệt tình đón tiếp, thêm vào mấy câu hài hước. Những người hay đến lâu dần thành quen cũng gọi ông bà là bố Phạm – mẹ Phạm, đến cả những người không quen khi tới quán nghe thấy thế cũng gọi theo như vậy.

Những tình cảm thân thiết ấy khiến hai ông bà thích thú cười tít mắt, cảm thấy so với cuộc sống ở thành phố A ngày ngày ở nhà trông chờ con cháu về ăn cơm thú vị hơn rất nhiều, vì vậy ông bà quyết định ở lại Lệ Giang.

Hai ông bà không ở nhà, nên mọi chuyện trong gia đình đều do anh Cả và chị Hai trong nhà họ Phạm lo liệu. Họ suốt ngày đem “thánh chỉ”của bố mẹ ra để lo lắng cho tương lai của Tiểu Đa.

Nói đến đây, có lẽ cần phải nhắc đến các thành viên trong gia đình ông bà Phạm. Ông Phạm rất nỗ lực, bà Phạm cũng không chịu thua kém. Trong khoảng thời gian từ thập niên sáu mươi đến thập niên bảy mươi, hai ông bà đã hoàn thành hai lần kế hoạch năm năm, đẻ liền một mạch sáu đứa con, năm trai, một gái.

Người con cả Phạm Triết Thiên, từ năm tám tuổi đã trở thành một ông Phạm thứ hai, mở trừng mắt nhìn từng đứa trẻ đỏ hỏn lần lượt làm chật góc nhà, rồi đứa nào đứa nấy đều kéo vạt áo gọi anh ngay từ khi biết nói, điều đó đã khiến cho Phạm Triết Thiên lập tức hiểu được hàm nghĩa chân thực của câu “anh cả như cha” lúc mới tám tuổi.

Người con thứ hai là Phạm Triết Cầm, ít hơn anh cả Phạm Triết Thiên hai tuổi, khi lên tám cô đã gánh vác một phần trách nhiệm của mẹ, cùng với anh Cả đảm đương công việc trong nhà.

Tiếp theo đó là sự ra đời của bốn người con, ông Phạm đành phải thực hiện kiểu quản lý quân sự, anh Cả và chị Hai tích cực đảm đương trách nhiệm của đội trưởng, sáng sớm hằng ngày đánh thức những đứa em ham ngủ, rồi xếp hàng xuống nhà bếp bê đồ ăn sáng. Anh Cả – chị Hai bê nồi cháo, bốn đứa em, hai đứa bê bánh bao, hai đứa bê thức ăn, chia nhau làm rất trật tự, đâu ra đấy, tạo thành cảnh tượng của một nhà ăn ở đơn vị mà ông Phạm trực thuộc.

Các đồng nghiệp trong đơn vị của ông Phạm nhìn thấy thế đỏ cả mắt: “Ông Phạm này, nhà anh đông con như thế, anh làm thế nào để chúng nghe lời vậy? Nhà tôi chỉ có hai đứa, ấy thế mà chúng cứ náo loạn lên, nhức hết cả đầu”.

Ông Phạm tự hào đáp: “Vì tôi có hai đứa con rất đảm đang, nên tôi không phải lo lắng gì cả”.

Đúng là ông bà Phạm ít phải lo lắng vì điều đó. Không giống như những nhà đông con khác suốt ngày cãi vã nhau, tranh giành đồ, làm cho bố mẹ đau đầu tới mức hối hận vì đã sinh ra những đồ quỷ phiền phức này.

Người con cả nhà ông Phạm thông minh, mưu lược, cô con gái thứ hai cẩn thận, chu đáo, hai anh em phối hợp với nhau rất ăn ý. Đến năm mười tuổi, có một lần hai ông bà Phạm đều phải đi công tác trong cả tháng trời, trước khi đi đưa cho người con lớn một trăm đồng để anh em ở nhà tiêu, đến khi ông bà về, người con thứ hai mang sổ ghi chép chi tiêu rất chi tiết ra đưa cho mẹ xem, còn đưa lại mẹ hơn hai mươi đồng. Kể từ lúc đó, quyền chi tiêu trong gia đình hoàn toàn được trao cho Phạm Triết Cầm.

Phạm Triết Thiên không chỉ là anh Cả trong gia đình, mà còn là người anh của cả bọn trẻ trong khu. Anh nói một là một, hai là hai, xử sự rất công bằng.

Có một lần, người con thứ ba là Phạm Triết Địa và người con thứ năm Phạm Triết Hòa cãi nhau vì một chuyện nhỏ. Phạm Triết Hòa đá anh một cái, Phạm Triết Địa tát em một cái, rồi cả hai cùng khóc toáng lên.

Anh Cả – Phạm Triết Thiên hỏi cậu em thứ năm: “Vì sao em khóc?”.

Phạm Triết Hòa đáp: “Anh Ba tát em làm em đau”.

Phạm Triết Thiên lại hỏi Phạm Triết Địa: “Vậy còn em, vì sao lại khóc?”.

Phạm Triết Địa sụt sịt: “Em Năm đá rất mạnh, đến giờ vẫn còn đau”.

Phạm Triết Thiên nghĩ một lúc, nói: “Thằng Năm, bây giờ em tát cho thằng Ba một cái, còn thằng Ba, em phải đứng yên, chờ khi thằng Năm đánh xong thì đá lại một cái, thằng Năm, em cố chịu nhé”.

Sau khi một người đá, một người tát xong, cả hai đều cảm thấy hả hê vì đã trả thù được đối phương và lại lập tức thân thiết như trước. Kể từ đó, hễ gặp những việc tương tự, Phạm Triết Thiên lại trở thành quan tòa, chưa có ai kêu ca, phàn nàn về cách phân xử của anh. Anh đã giữ vững ngôi vị trong nhà, có mặt anh, mấy đứa em không ai dám gây chuyện.

Có thể đấu lại được với Phạm Triết Thiên chỉ có Phạm Triết Cầm. Nếu không tính đến hai bố mẹ, lực lượng trong nhà chia ra làm hai thì phe của Phạm Triết Thiên có Phạm Triết Địa và Phạm Triết Hòa, phe của Phạm Triết Cầm có người em thứ tư và thứ sáu. Ba chọi ba, lực lượng coi như cân bằng, không bên nào động đến bên nào, mọi việc đều yên ổn.

Thời gian trôi đi như bay, chẳng mấy chốc Phạm Triết Thiên đã mười tám tuổi, Phạm Triết Cầm cũng trở thành một thiếu nữ xinh đẹp, rực rỡ như hoa. Bốn người em, nhất loạt hơn kém nhau một tuổi: Phạm Triết Địa mười bốn, Phạm Triết Nhân mười ba, Phạm Triết Hòa mười hai, Phạm Triết Lạc mười một.

Ông bà Phạm lấy bốn từ Thiên, Địa, Nhân, Hòa đặt tên cho bốn đứa con trai, không ngờ lại có thêm một đứa con trai nữa, ông Phạm vui vẻ cười khà khà và nói: “Thế này vậy, đặt tên cho thằng thứ sáu là Lạc, kỳ lạc dung dung, dung dung hòa lạc[1'>”.

[1'> Kỳ lạc dung dung, dung dung hòa lạc: Mọi người sum họp, vui sướng biết bao.

Cứ tưởng rằng nhà ông bà Phạm không thêm người nữa, nào ngờ, bà Phạm vừa qua tuổi bốn mươi lại có bầu. Lúc đó, cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch vừa qua hai năm, cũng là khi vừa bước sang năm Tám mươi. Hai ông bà nhìn nhau, quyết định, cho dù bị bãi quan chịu tội cũng phải giữ lại “sau tám mươi”, nói theo cách nói của bà Phạm thì: Thời đại nào thì nhà mình cũng không để trống.

Thế là, bà Phạm tiếp tục sinh thêm một cô con gái nữa.

Ông Phạm rất vui: “Không ngờ bảo đao của tôi vẫn chưa già, lại có thêm thất tiên nữ”.

Bà Phạm thấy mình già rồi mà vẫn đẻ được cô con gái nên không nén được niềm vui: “Ông Phạm này, hồi chúng ta mới cưới nhau…”. Sự ra đời của cô con gái làm bà nhớ đến những ngày mới kết hôn vô cùng ngọt ngào.

Hai ông bà đều cảm thấy có một niềm hạnh phúc lớn lao trước sự ra đời của cô con gái.

Nhưng sáu người con của ông bà thì mỗi đứa có một suy nghĩ riêng.

Bốn đứa con trai trên dưới mười tuổi, đều cảm thấy sau nhiều năm làm đại đầu binh giờ cũng đã có lối thoát.

Anh Cả nhìn cô em bé bỏng, bụng nghĩ thầm: Phải bồi dưỡng lòng trung thành cho nó ngay từ lúc còn nhỏ, nhất định không để nó trở thành một đứa không dễ đối phó như Phạm Triết Cầm.

Chị Hai thầm tính, nếu như nó về phe mình, thì đầu phiếu của Phạm Triết Thiên rõ ràng là không lợi thế.

Mắt của sáu con người ấy cùng đảo theo cô bé đỏ hỏn trên giường, thế rồi đột nhiên nghe “oe” một tiếng, cô bé ngoác cái miệng tí xíu ra khóc. Cái miệng bé xíu ấy với đôi môi như những cánh hoa cứ mở ra rồi khép lại, mở ra rồi lại khép lại, khiến cả nhà họ Phạm giật mình và đồng thời cảm thấy một tình thương yêu dâng trào, khiến không ai muốn cô bé phải chịu một chút xíu ấm ức nào.

Anh Cả, chị Hai ra lệnh, bốn đại đầu binh nhất tề hành động. Lấy nước nóng, xúc bình, pha sữa, thử độ ấm. Anh Cả giằng lấy bình sữa đã pha xong, chị Hai không chịu thua, nhẹ nhàng bế cô em gái lên, hai người phối hợp cho cô em gái ăn ngụm sữa đầu tiên.

Ông bà Phạm nhìn nhau cười, cảm động tới mức suýt nữa nước mắt vòng quanh.

Nhưng đến khi đặt tên thì lại thấy khó khăn. Ý kiến của mọi người rất khác nhau, ai cũng nhao nhao đưa ra ý kiến. Đây là lần đầu tiên ý kiến của anh Cả Phạm Triết Thiên không được mọi người nghe, và cũng là lần đầu tiên mệnh lệnh của chị Hai Phạm Triết Cầm vô hiệu. Ông Phạm bất lực, cuối cùng nói: “Gọi là Tiểu Đa đi, nó là đứa con gái mà ông Trời cho thêm nhà ta”.

Phạm Tiểu Đa cuối cùng đã có tên chính thức.

Kể từ khi Phạm Tiểu Đa hai tuổi, ông bà Phạm quanh năm đi công tác ở nơi xa, cả năm ở nhà chưa tới hai tháng. Mọi chuyện trong gia đình đều giao lại cho anh Cả và chị Hai cai quản, trước khi đi còn dặn hai đứa con lớn dù thế nào cũng phải chăm sóc Tiểu Đa cho thật tốt.

Tiểu Đa còn nhỏ, nên được gửi cho bà Trần hàng xóm trông, đến khi anh chị tan học thì mới đón về nhà. Mỗi lần nhìn thấy anh Cả đến đón, Tiểu Đa rất vui, cô bé có thể được cưỡi lên cổ anh về nhà. Nhìn thấy chị Hai, Tiểu Đa cũng rất vui, cô bé có thể được ăn quà vặt trên đường về nhà.

Cho dù năm anh trai và một chị gái có suy nghĩ gì thì vị trí của Tiểu Đa trong gia đình luôn rất đặc biệt, kể từ lúc sinh ra đã như vậy, miệng cô đã nhỏ, nhưng nếu có món gì ngon thì sáu người, mỗi người sẽ cho cô một miếng, cô cũng có được sáu phần. Một ngày cô ít cười với ai một lần, thì người ấy sẽ cảm thấy rất ngượng trước mặt năm người còn lại.

Vẫn là anh Cả giữ gia pháp, chị Hai quản tài chính, nhưng đối tượng phục vụ thì lại trở thành Tiểu Đa.

Phạm Triết Lạc cùng với trẻ con trong khu ra đồng bắt ong mật, Tiểu Đa mới năm tuổi, nắm tay anh đi theo xem bọn trẻ lấy mật. Phạm Triết Lạc dùng cái nhíp của y tế kẹp đít con ong đang lấy mật trên hoa cải dầu, đứa bé bên cạnh thì dùng con dao nhỏ cắt viên phấn hoa vàng rực trên chân sau của con ong.

Phạm Triết Lạc bảo em: “Mật ong ngọt mà em uống được làm từ cái này đấy”. Lấy hết mật xong, Phạm Triết Lạc nhả chiếc nhíp thả con ong ra.

Tiểu Đa rất hiếu kỳ, nhìn thấy một con ong vừa đỗ xuống cây cải bên cạnh, liền đưa tay ra sờ. Thế là bị con ong đốt vào mu bàn tay, khiến bàn tay lập tức sưng tướng, đau đến mức không nén được khóc ré lên.

Phạm Triết Hòa hồn bay phách lạc, túm vội lấy tay em, hết thổi rồi lại xoa, Tiểu Đa càng đau dữ hơn, nước mắt cứ tuôn ra đầm đìa. Phạm Triết Lạc cuống quýt cõng em chạy về nhà, lấy muối i-ốt rồi dầu giải nhiệt bôi vào, bôi xong hỏi em: “Còn đau nữa không?”.

Tiểu Đa vừa khóc vừa gật đầu, cảm giác bàn tay rát như lửa đốt.

Đúng lúc đó Phạm Triết Thiên đi làm về, vừa bước vào cửa nhìn thấy Tiểu Đa nước mắt nước mũi đầy mặt, khuôn mặt bé xíu lem nhem đất cát, còn Phạm Triết Lạc mặt mũi đỏ bừng, chiếc bàn bên cạnh đặt mấy lọ thuốc. Thấy vậy Phạm Triết Thiên tức giận, bước vội tới nơi, sau khi hỏi tình hình, lạnh lùng nói: “Thằng Sáu, em ra quỳ ở ngoài ban công, anh đưa Tiểu Đa tới trạm xá”.

Phạm Triết Lạc cầu xin: “Để em cùng đi với anh, khi nào về em sẽ quỳ”.

Phạm Triết Thiên gầm lên: “Em mà còn nói thêm câu nào, sau này anh sẽ không cho em chơi với Tiểu Đa nữa!”.

Phạm Triết Lạc lập tức chấp hành gia pháp, quỳ ngay xuống trước ban công. Mấy người anh, bất kể là ai, sau khi về nhà hỏi rõ tình hình xong đều vội vàng chạy đi. Phạm Triết Lạc quỳ một mình ở ban công không nén được bèn khóc thút thít. Cậu rất muốn chạy đi xem em gái thế nào nhưng không dám.

Đến khi mấy anh em bế Tiểu Đa về nhà, ngồi xuống bàn ăn cơm, Phạm Triết Thiên vẫn không bảo Phạm Triết Lạc đứng dậy. Tiểu Đa thấy thế, trèo xuống khỏi ghế, kéo anh trai lên.

Đây là lần đầu tiên một người trong nhà họ Phạm bất chấp gia pháp tỏ sự đồng cảm với người chịu phạt, nhưng không có ai lên tiếng phản đối.

Phạm Triết Cầm mong mãi mới thấy có người thách thức với quyền uy của Phạm Triết Thiên nên cứ im lặng quan sát.

Phạm Triết Thiên không nỡ lòng quở trách Tiểu Đa, Phạm Triết Địa, Phạm Triết Nhân, Phạm Triết Hòa thì cứ đưa mắt nhìn nhau, ánh mắt đều toát lên câu nói: Lần này Tiểu Đa ra tay nên không bị làm sao, nếu sau này hễ mắc lỗi đã có Tiểu Đa là kim bài miễn chết cho rồi.

Như vậy, Tiểu Đa kéo Phạm Triết Lạc đến bàn ăn cơm. Cô bé gắp thức ăn cho anh trai với vẻ sợ sệt, Phạm Triết Lạc cảm động tới mức trong bụng thề suốt đời này sẽ không bao giờ để em gái bị tổn thương. Thực ra, Tiểu Đa sợ rằng anh trai bị phạt, lần sau sẽ không dám đưa mình đi chơi nữa.

Nhìn thấy ánh mắt lạ lùng của mấy người anh khác, Tiểu Đa thông minh gắp cho mỗi anh một miếng thức ăn.

Tiếng cười đã trở lại với bàn ăn cơm. Vị trí của Tiểu Đa trong gia đình một lần nữa được củng cố thêm.

Phạm Tiểu Đa đã lớn lên thuận lợi trong sự che chở của các anh chị trong gia đình như vậy. Đi làm chưa được hai tháng, Phạm Triết Thiên và Phạm Triết Cầm theo thánh chỉ của thái thượng hoàng giúp Phạm Tiểu Đa tìm bạn trai.

Anh Cả và chị Hai thấy rằng, bây giờ Phạm Tiểu Đa đã đi làm, đã đến lúc có bạn trai. Nhưng tìm đâu ra người xứng với Phạm Tiểu Đa bây giờ?

Trong mắt của Phạm Triết Thiên, thì tướng mạo bạn trai của Phạm Tiểu Đa ít nhất cũng không được kém mình và bốn người em trai.

Trong con mắt của Phạm Triết Cầm, bạn trai của Phạm Tiểu Đa phải là người dịu dàng, cẩn thận như mình.

Hai người đã vẽ ra khuôn mặt của một chàng trai, rồi điền nội dung vào đó: Hình thức đẹp trai, tính tình tốt, gia đình trong sạch, sự nghiệp phải có thành tích.

Sau khi vẽ xong, hai người thấy rất khó khăn.

Phạm Triết Thiên từ tốn nói: “Người nhiều thì thêm sức mạnh, gọi mấy đứa nhóc đến để cùng bàn bạc”.

Đến khi có mặt đủ sáu người, trên bức vẽ bạn trai của Phạm Tiểu Đa có thêm mấy nội dung: Phải hài hước, dí dỏm, phải biết nấu ăn ngon. Và điều quan trọng nhất là người ấy phải yêu Tiểu Đa, tình cảm không được ít hơn những người trong gia đình họ Phạm.

Cuối cùng, Phạm Triết Cầm quyết định: “Từ bây giờ, các cậu phải phát động các đồng nghiệp, bạn bè của mình cùng tìm. Bất cứ một ai phù hợp cũng không bỏ qua”.

Phạm Triết Thiên đồng ý: “Đúng, phải giăng lưới khắp nơi, bắt bằng được cá”.

Tất cả đều bỏ phiếu thông qua.

Nhưng, họ đã quên mất một điều là: Không hỏi ý kiến của Phạm Tiểu Đa.

Chương 2

Không ngờ, trong lúc cô vẫn đang nức nở thì có một tiếng nói vang lên: “Gặp phải chuyện gì à? Sao khóc đau lòng thế?”. Tiểu Đa nhìn lại, đáp với vẻ rất kiên cường: “Liên quan gì đến anh? Tôi đâu có quen anh”.

Trong lúc cả nhà họp để vắt óc và quyết định tìm bạn trai cho Tiểu Đa ở khắp nơi thì cô đang ngồi khóc một mình trong lùm cây ở công viên. Cô vừa vào làm ở đài truyền hình được hai tháng, nên gặp phải rất nhiều vấn đề phức tạp trong quan hệ giao tiếp mà từ trước tới nay cô chưa biết đến bao giờ.

Phạm Tiểu Đa vừa mới tới làm việc, vốn dĩ chỉ có thể đảm đương được chân sai vặt của sinh viên thực tập. Nhưng biết làm sao được, cô có sáu anh chị là cán bộ trung, cao cấp ở các ngành nghề khác nhau. Người anh Cả làm việc trong chính quyền gọi một cú điện thoại đến nhờ giám đốc đài quan tâm đến cô một chút, còn người chị Hai làm việc tại ban Tuyên truyền thì cứ một mực đòi đưa cô tới đài trong ngày đầu tiên đi làm.

Tiểu Đa không biết anh Cả đã dùng các mối quan hệ để đưa cô vào làm ở đài, cũng không thể từ chối trước quyết định đưa cô tới ra mắt cơ quan của chị gái. Dường như bây giờ chị Hai – Phạm Triết Cầm mới chợt phát hiện rằng đã ít giáo dục cho cô về quan hệ xã hội. Vì thế, dọc đường chị cứ nói mãi không thôi: “Tiểu Đa à, đến cơ quan thì bớt nói mà làm nhiều đấy nhé, đừng có nói xấu ai sau lưng, trong cơ quan, tối kỵ nhất là việc nói xấu, làm hại lẫn nhau. Em không thích ai cũng đừng thể hiện ra ngoài. Bây giờ trong các cơ quan rất phức tạp, những người bề ngoài thì nói nói cười cười, nhưng sau lưng lại bới móc, chọc gậy bánh xe rất nhiều… Tiểu Đa à, đến cơ quan rồi, em là người mới, cần phải chăm chỉ, nhanh nhẹn một chút, có như vậy người ta mới không thấy chướng mắt, nếu em mệt, chị sẽ mua đồ ăn ngon cho em!”.

Phạm Tiểu Đa nghe chị nói mà thấy buồn cười, trong con mắt của chị, cô như một đứa trẻ chưa lớn, bây giờ cô đã hai mươi mốt tuổi rồi, vậy mà còn lấy việc mua quà ra để dỗ dành. Thấy chị vẫn có ý định nói tiếp, cô bèn khoác tay chị, nũng nịu: “Em biết rồi, chị, em sẽ làm tốt mà”.

Đến cổng đài truyền hình, Phạm Tiểu Đa nhất định không cho chị vào cùng: “Chị, nếu người ta nhìn thấy em lớn thế này rồi mà vẫn cần có người nhà đi cùng, người ta sẽ cười cho. Chị cứ về đi, em tự vào là được rồi”.

Chị Hai thấy nói mãi không được, đành nói với Tiểu Đa: “Chị cũng có việc phải vào đài của em, chúng ta cùng đi chứ đâu phải chị đưa em đến”.

Tiểu Đa chẳng còn cách nào khác, đành để chị đi vào cùng. Vừa vào tới cổng đã gặp người quen: “Ôi, có phải chị Phạm ở ban Tuyên truyền không? Sao chị xuống đài mà không báo trước một tiếng?”.

Phạm Triết Cầm cười tít mắt: “Không sao, không sao. Hôm nay tôi đưa em gái đến nhận công tác, sau này nhờ anh quan tâm nhiều đến Tiểu Đa nhà tôi”.

Người quen cũng cười: “Em gái của chị à? Đến làm việc ở đài chúng tôi? Là cô em thứ bảy trong nhà phải không? Loáng một cái đã lớn và trở thành cô gái xinh đẹp thế này rồi, vừa trẻ vừa có tài!”.

Tiểu Đa xấu hổ đỏ bừng cả mặt. Cái gì mà vừa trẻ vừa có tài, mới nhìn thấy mà đã biết như vậy? Trong bụng cảm thấy buồn cười thay, sao người ta lại có thể nói bừa như thế, nhưng cô chỉ cúi đầu không nói gì.

Đợi khi người kia đi khuất, chị cô mới nói: “Đây là chủ nhiệm Lâm, Tổng biên tập của đài, em nhớ nhé”.

Khi vào đến tòa nhà lớn, Tiểu Đa mới biết mình đã mắc lừa chị. Chị không có việc ở đài mà chỉ là đưa cô đi. Vì thế, chị đã đưa cô tới gặp trực tiếp những người quen chào hết một lượt, sau đó lôi cô vào phòng làm việc của Giám đốc đài: “Chào giám đốc Lưu, hôm nay tôi đưa em gái đến nhận công tác đây. Từ nay về sau nhờ anh quan tâm, giúp đỡ”.

Sau khi nói chuyện một lúc, chị ra về, để lại Phạm Tiểu Đa ở trong phòng làm việc của Giám đốc đài. Giám đốc Lưu mới xấp xỉ bốn mươi tuổi, người gầy guộc, nhìn qua thì thấy không phải là người dữ dằn, Tiểu Đa vừa quan sát vừa thầm nghĩ. Nhưng hồi lâu mà giám đốc Lưu vẫn không bảo cô ngồi xuống, Tiểu Đa đứng một lúc, cảm thấy tay chân thừa thãi, bụng thấy hối hận, lẽ ra không nên để chị Hai đưa cô đi, như vậy cô chỉ việc cầm bộ hồ sơ tới phòng làm việc thì nhẹ nhõm biết bao.

Đang nghĩ như vậy thì thấy Giám đốc đài gọi điện thoại bảo một người phụ nữ chừng ba mươi tuổi tới. Giám đốc Lưu chỉ vào Tiểu Đa nói: “Đây là nhân viên mới, trước tiên cứ làm việc ở ban Tin tức các cô”.

Người phụ nữ kia thoạt nhìn đã biết ngay là người của công việc, đảm đang, tháo vát. Dường như biết trước được lý lịch của cô, chị ta nở nụ cười hòa nhã: “Cô là Phạm Tiểu Đa phải không? Không cần gọi tôi là chủ nhiệm Trương đâu, gọi chị Trương là được rồi. Đi nào, về chỗ làm việc của chúng ta”.

Thế là Tiểu Đa vào làm việc ở ban Tin tức. Ban Tin tức không có nhiều người, hai Phó chủ nhiệm, một thầy giáo Lăng, một cô gái trẻ khác và Phạm Tiểu Đa.

Tiểu Đa ngồi trong phòng làm việc mà không biết nên làm việc gì. Chị Trương đưa cho cô một tập bản thảo các đài tuyến dưới gửi lên, chỉ có lời mà không có hình, nói: “Tiểu Đa, cô đem những bài viết này sửa thành các bản tin phát bằng lời, không cần hình ảnh. Có gì không hiểu thì hỏi thầy Lăng hoặc hỏi tôi là được”.

Tiểu Đa vô cùng cảm kích, cảm thấy chị Trương rất dễ gần.

Kể từ hôm đó, Tiểu Đa phụ trách việc sửa bài ở ban Tin tức.

Cô gái trẻ cùng ban nhìn thấy Phạm Tiểu Đa ngồi ở bàn làm việc đối diện với cô, bèn tự giới thiệu mình là Trương Lệ. Tiểu Đa thấy có người bắt chuyện cũng hoạt bát hơn hẳn. Hai cô gái trẻ nhanh chóng trở nên thân thiết.

Tiểu Đa đang lấy làm lạ là tại sao ban Tin tức không có trưởng ban chính thức, thì Trương Lệ đã hé lộ bí mật với vẻ bí hiểm. Thì ra, Trưởng ban Tin tức đã được thăng chức lên làm Phó giám đốc đài, nên khuyết chức Trưởng ban, hai Phó trưởng ban, một người họ Trương, một người họ Mã đang ngấm ngầm đấu đá với nhau để tìm cách ngồi vào vị trí đó.

Tiểu Đa nhớ lời của chị gái, chỉ nghe mà không nói lại.

Cả Phó trưởng ban Trương và Phó trưởng ban Mã đối với Tiểu Đa đều tương đối khách sáo. Hôm đó, Phó trưởng ban Mã đưa một tập bản thảo cho Tiểu Đa, nói: “Tiểu Đa, cô sửa những bài viết này đi”.

Tiểu Đa đáp lại rõ ràng, hai tháng qua, việc sửa bài của cô rất thuận lợi, bài phía dưới gửi lên dài mấy trang, cô vung bút sửa thành bản tin chỉ có mấy dòng ngắn gọn.

Vì vừa mới tới làm việc tại đài truyền hình, còn lạ lẫm nên ngày nào Tiểu Đa cũng xem các bản tin của đài. Mặc dù không có hình ảnh, nhưng cô vẫn ngồi ngây ra xem người dẫn chương trình đọc bài mà cô đã sửa, cho dù là phát lại cô cũng không bỏ qua, trong lòng dâng lên cảm giác thành công nho nhỏ.

Cô rất thích công việc này và vẫn mơ ước trở thành một phóng viên. Nhưng cô biết, hiện tại cô chưa đủ năng lực, công việc sửa bài ở ban Tin tức là bước rèn luyện cần thiết cho cô.

Tiểu Đa cầm tập bài viết mà Phó trưởng ban Mã đưa cho rồi sửa rất cẩn thận. Để bài sửa được rõ ràng thì phải dùng đến bút đỏ. Tiểu Đa đọc đến một bài viết về việc nuôi lợn làm giàu ở một địa phương. Bài viết này có kèm theo cả hình ảnh, nhưng không dài, chỉ trong một trang giấy, có điều Tiểu Đa đã khoanh ra bảy, tám lỗi sai cần phải sửa. Sau đó, cô cảm thấy trật tự bài viết không phù hợp nên dùng bút đỏ vạch ra chỗ cần chuyển vị trí, vì thế, trang giấy có bài viết dưới tay cô trở nên chẳng khác gì một khuôn mặt nham nhở.

Phạm Tiểu Đa không ngờ rằng, chính bài viết ấy đã mang đến tai họa lớn.

Hôm nay, cô vừa bước chân tới phòng làm việc thì lập tức bị một phóng viên rất lão luyện của ban Thời sự gọi sang. Tiếu Đa đang thắc mắc không hiểu tại sao thì phóng viên Chung đã lên tiếng đầy ý tứ sâu xa: “Phạm Tiểu Đa, tôi biết anh trai cô, cũng quen với chị của cô, quan hệ giữa chúng tôi rất tốt, vì thế tôi mới gọi cô ra gặp riêng. Cô biết không, tôi làm phóng viên đã mười năm nay nhưng chưa từng có ai sửa bài viết của tôi như thế! Tôi biết là cô rất nghiêm túc, chữ sai cũng tìm ra hết, nhưng cô nên biết, cách viết của một bản tin thời sự không hoàn toàn chỉ là trật tự, mà còn có cả cách viết theo kiểu kim tự tháp”.

Tiểu Đa nghe mà không hiểu, nhưng cuối cùng cũng biết rằng, bài viết mà cô sửa là do người phóng viên đang ở trước mặt cô lấy tư liệu từ đài dưới cơ sở và viết ra. Thông thường thì ban Tin tức chỉ sửa bài của cơ sở gửi lên, còn bài của các phóng viên ở đài không tới phiên cô sửa. Tiểu Đa bất giác giải thích: “Tôi không biết bài viết ấy của phóng viên trong đài, là do Phó trưởng ban Mã giao cho tôi sửa”.

Câu nói vừa thốt ra, phóng viên Chung trầm ngâm hồi lâu, rồi mỉm cười nói với cô: “Lần sau hãy để ý hơn”, nói xong liền ra về.

Tiểu Đa không ngờ rằng, vì nghe cô nói như vậy, phóng viên Chung đã tìm đến Phó trưởng ban Mã để tranh luận. Tiểu Đa vừa đi đến cửa phòng làm việc đã nghe thấy Phó trưởng ban Mã nói với phóng viên Chung: “Tôi đưa cho cô ấy để cô ấy học tập, không ngờ cô ấy lại sửa, mà còn sửa linh tinh cả lên”.

Tiểu Đa ngây người sửng sốt, nhưng cũng không tiện đi vào bên trong, nấp ở hành lang chờ phóng viên Chung đi rồi mới từ từ đi vào phòng làm việc. Vừa vào đến cửa thì Phó trưởng ban Mã đã cười hi hi, nói với cô: “Trên bàn có mấy bài viết đấy, cô nhanh chóng sửa đi, tối hôm nay phải phát rồi, nhớ là tin vắn đấy”.

Mặc dù không hề phải đối mặt với cơn giận dữ lôi đình như trong dự liệu, nhưng Tiểu Đa vẫn sợ tới phát run, cô đọc rất kỹ bài viết, sợ rằng sẽ lại để xảy ra sai sót.

Sắp đến lúc hết giờ làm, Phó trưởng ban Mã nổi trận lôi đình, cầm bài sửa của Trương Lệ, gầm lên: “Bài này mà sửa như vậy sao? Càng sửa càng tồi tệ! Tuổi trẻ thì phải chịu khó học hỏi một chút, dạy bao nhiêu lâu rồi, đến một tin vắn đơn giản nhất mà cũng không sửa được!”.

Tiểu Đa biết là Phó trưởng ban Mã nhân cơ hội này mắng mình, nên chỉ cắn môi cúi đầu xuống thu dọn đồ và ra về. Vừa rời khỏi cơ quan, cô lập tức chạy đến vườn cây trong công viên đối diện òa khóc.

Cô rất ấm ức, rõ ràng là Phó trưởng ban đưa bài viết của phóng viên Chung cho cô sửa, thế mà tại sao lại nói dối trắng trợn như thế? Dù cho lá gan có lớn thì cô cũng không dám động đến phóng viên của đài! Tiểu Đa cũng không muốn vác khuôn mặt buồn bã về nhà để rồi anh Sáu lại thông báo cho cả gia đình. Cô hy vọng sẽ đứng vững trong đài bằng chính năng lực của mình chứ không phải vừa xảy ra chuyện là lại khóc lóc với anh với chị, để rồi khiến mọi người phải lo cho mình.

Vì thế, Phạm Tiểu Đa đáng thương chỉ còn biết trốn vào vườn cây của công viên mà khóc.

Lúc này đã là chiều muộn, trong vườn cây rất yên tĩnh, Tiểu Đa chọn chỗ này vì sợ người khác nhìn thấy. Không ngờ, trong lúc cô đang nức nở thì có một tiếng nói: “Gặp phải chuyện gì à? Sao lại khóc đau lòng thế?”.

Tiểu Đa hốt hoảng giật mình chẳng khác gì một con thỏ, thấy trước mặt có một người đàn ông đang hút thuốc đứng dựa vào cây nhìn cô.

Cô không ngờ có người nhìn thấy, hơn nữa còn lên tiếng hỏi. Tiểu Đa nhìn lại và đáp với vẻ rất kiên cường: “Liên quan gì đến anh? Tôi đâu có quen anh”. Nói xong bèn quay đầu bỏ đi.

Đi được mấy bước thì người kia đuổi theo: “Thấy cô khóc một mình ở đây hồi lâu, tôi có ý tốt quan tâm, thế mà thái độ của cô như vậy sao?”.

Trong lòng Tiểu Đa rất buồn bực, có người nhìn thấy mình khóc, cô đã cảm thấy xấu hổ lắm rồi, thế mà người này lại còn đuổi theo nói về thái độ của cô. Tiểu Đa không muốn trả lời, cúi đầu bỏ đi.

Rẽ phải, rẽ trái mấy lần nhưng đối phương vẫn cứ chặn trước mặt cô. Tiểu Đa quay đầu nhìn xung quanh, trong khu vườn vắng không một bóng người, thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng của chim chóc, bỗng nhiên cô thấy sợ, sợ gặp phải người xấu. Ý nghĩ ấy vừa xuất hiện, Tiểu Đa bèn cắm đầu chạy, đồng thời cất tiếng kêu thất thanh: “Cứu tôi với!”.

Cô chạy một mạch ra tới cổng công viên, nhìn thấy có người mới dừng lại thở. Quay đầu lại nhìn, không thấy người kia đuổi theo, lúc đó Tiểu Đa mới yên tâm, chầm chậm đi về nhà.

Chương 3

Giáo viên dạy máy tính chân thấp lông xoăn và háo sắc, để cho cả lớp toàn là học sinh nữ qua được kỳ thi, Tiểu Đa đã dũng cảm trong vai một nữ hiệp, gửi cho người lông xoăn một lá thư đầy nhiệt huyết…

Phạm Tiểu Đa sợ bóng tối, sợ sấm sét, sợ đi một mình trong đêm tối, đến bây giờ ông anh thứ Sáu – Phạm Triết Lạc vẫn nhớ những điều đó. Hồi còn bé xem bộ phim Đôi giày thêu hoa, mấy đứa trẻ vừa xem vừa hồi hộp, tới mức không dám thở mạnh, xem xong mới thấy Tiểu Đa ngồi ngây người không hề nhúc nhích. Phạm Triết Lạc động vào người Tiểu Đa, không ngờ cô em kêu ré lên, rồi bật khóc. Thấy vậy, cả bọn đều sợ đến sững người, một lúc sau mới nghe thấy Tiểu Đa nói cô sợ quá.

Tối hôm ấy, Tiểu Đa nằm ngủ cùng giường với chị Hai, nhưng mãi vẫn không sao ngủ được, anh Cả đón cô sang giường, cô vẫn không ngủ được, bốn người anh kế sau lần lượt bế cô ru ngủ, thế mà cô vẫn cứ thức. Cứ như vậy, mãi tới khi trời sáng cô mệt quá mới thiếp đi.

Kể từ đó, phòng của Phạm Tiểu Đa và của chị Hai Phạm Triết Cầm đều để nguyên đèn khi ngủ. Phạm Triết Cầm tính toán kỹ càng rồi bảo cậu em thứ tư lắp một cái đèn tiết kiệm điện, chuyên dành cho Tiểu Đa khi ngủ.

Vì thế, khi Phạm Triết Lạc về đến nhà thấy trong nhà tối om, tưởng rằng không có ai, đang nghĩ thầm, không biết Tiểu Đa hết giờ làm đi đâu, bật đèn lên thì bất ngờ nhìn thấy cô nằm trên ghế, khiến cậu giật thót người. Phạm Triết Lạc bước tới định đánh thức Tiểu Đa, phát hiện trên mặt em gái có ngấn lệ, cuống quýt lên: “Tiểu Đa, tỉnh dậy đi!”.

Phạm Tiểu Đa mở mắt, nhìn thấy anh trai, vừa muốn khóc vừa không muốn để anh biết chuyện xảy ra trong ngày, nên nói: “Anh Sáu về rồi à. Để em vào bếp hâm nóng đồ ăn”.

Phạm Triết Lạc cảm thấy có điều gì đó khác thường, bèn nói: “Tiểu Đa, xảy ra chuyện gì rồi?”.

Không hỏi còn được, đằng này vừa nghe cậu hỏi thế, Phạm Tiểu Đa không nén được bật khóc, cô không kể chuyện xảy ra trong vườn cây mà chỉ kể chuyện xảy ra ở đài cho Phạm Triết Lạc nghe.

Phạm Triết Lạc lớn hơn em mười một tuổi, là người con trai duy nhất trong gia đình chưa lấy vợ. Mấy anh chị lớn đều đã lần lượt xây dựng gia đình và ra ở riêng, trong nhà chỉ còn lại hai anh em. Tình cảm giữa hai anh em từ trước tới nay gắn bó thân thiết nhất.

Nói xong, Tiểu Đa ngẩng mặt lên cầu xin Phạm Triết Lạc: “Anh Sáu, nhất định đừng nói gì với anh Cả và chị Hai nhé”.

Phạm Triết Lạc chau mày, ngẫm nghĩ hồi lâu mới nhận lời, ngồi xuống chậm rãi giúp cô phân tích tình hình. Sau khi phân tích bằng cái đầu tỉnh táo của một luật sư, Phạm Triết Lạc cho rằng việc có người yêu sẽ giúp được cho Phạm Tiểu Đa rất nhiều.

Vốn dĩ Phạm Triết Lạc cho rằng chuyện anh Cả, chị Hai triệu tập mấy anh em bàn về việc tìm bạn trai cho Phạm Tiểu Đa, sự sắp xếp ấy chưa hẳn đã là chuyện tốt nhất với em gái. Nhưng nghe chuyện trong công việc của Tiểu Đa, Phạm Triết Lạc cảm thấy, Tiểu Đa đã đến lúc yêu đương, có như vậy cô mới trưởng thành nhanh chóng. Hơn nữa, anh trai chị gái cũng không thể che chở suốt đời cho cô được, có người chăm sóc cũng tốt.

Hồi Tiểu Đa thi đại học, cả nhà không nghĩ ngợi gì đã quyết định đăng ký cho cô vào một trường đại học của thành phố,

đó cũng là trường đại học thuộc hàng đầu cả nước, như vậy Tiểu Đa không cần phải đi xa học, mà cả nhà đều có thể chăm sóc được cho cô.

Người anh thứ năm, Phạm Triết Hòa làm giảng viên trong trường đại học của Tiểu Đa, vì thế nhất cử nhất động của cô ở trường cả nhà đều biết. Hồi học đại học, Phạm Triết Hòa thường xuyên đến đón Tiểu Đa về nhà, vô tình khiến người khác hiểu lầm đó là bạn trai của cô, nghe nói có nam sinh đến tìm Tiểu Đa là lập tức ra mặt chặn ngang.

Suy nghĩ của anh Cả – Phạm Triết Thiên thì khác xa hàng vạn dặm so với T

Tiểu Đa. Khoảng cách mười tám tuổi vừa bằng một thế hệ, Triết Thiên không cho phép cô yêu đương khi còn đang học đại học. Người anh thứ năm, Phạm Triết Hòa thực hiện lệnh của anh Cả rất trung thành, cứ cuối tuần lại đón Tiểu Đa về nhà, nếu cô đi chơi với bạn thì anh sẽ kiểm chứng từng lần một.

Vì thế, trong con mắt của những người trong gia đình họ Phạm, tình cảm của Tiểu Đa là một tờ giấy trắng. Đó cũng là lý do để cả nhà họ Phạm phải vất vả suy nghĩ xem nên tìm một chàng trai như thế nào cho Tiểu Đa, chỉ sợ rằng tìm không đúng thì sẽ khiến em gái bị tổn thương.

Phạm Triết Lạc suy nghĩ một lát, rồi nói cho Tiểu Đa biết quyết định của mọi người.

Phạm Tiểu Đa càng nghe càng tức giận: “Mọi người đang nói gì vậy?”.

Phạm Triết Lạc nói với Tiểu Đa một cách rất nghiêm túc: “Anh cũng cảm thấy đã đến lúc em nên có bạn trai rồi”.

Tiểu Đa nổi nóng thực sự: “Chuyện này không cần mọi người phải bận tâm. Hiện giờ em vẫn chưa muốn có bạn trai”.

Triết Lạc nghĩ, không biết có phải do kích động vì chuyện xảy ra ở đài hôm nay không mà cô cứ một mực từ chối, nghĩ vậy nên cũng không nói thêm nữa, Phạm Tiểu Đa thì cho rằng chuyện đó đã kết thúc, nên cũng không để trong bụng.

Cô biết các anh chị coi cô như báu vật, và đối xử với cô như trẻ con, luôn sắp đặt sẵn mọi việc cho cô, từ chuyện học đại học ở thành phố cho đến chuyện tìm công việc sau khi tốt nghiệp, cứ như thể sợ cô sẽ gặp phải sai sót và bị tổn thương. Từ trước đến nay, Phạm Tiểu Đa luôn chấp nhận sự sắp đặt ấy, lúc trước chấp nhận vì không có khả năng phán đoán, sau này khi lên đại học cảm thấy khó chịu, bây giờ đến chuyện công việc lại cũng sắp đặt, tâm trạng của Tiểu Đa vì thế vô cùng tồi tệ.

Các anh chị của cô chỉ biết che chở mà chưa bao giờ thực sự hiểu cô. Một người bạn thân nhất của Phạm Tiểu Đa tổng kết, nói mười lần có chuyện tồi tệ thì Phạm Tiểu Đa chưa một lần lộ diện, nhưng có tới chín lần trong số mười chuyện tồi tệ cô đều là người lên kế hoạch ở phía sau.

Ông thầy dạy máy tính cho lớp cô rất háo sắc, học sinh nữ nào từng gần gũi với ông, bài thi chỉ cần ký tên cũng có thể trót lọt, còn những học sinh nữ mà không gần gũi ông ta thì cho dù bài thi có tốt đến mấy kết quả cũng chỉ là vừa đạt yêu cầu hoặc phải thi lại. Ông thầy ấy vừa thấp vừa béo, tóc còn sấy xoăn. Các học sinh nữ gọi ông sau lưng là Chân Thấp Lông Xoăn, rất bất bình nhưng không dám nói ra. Một hôm, Chân Thấp Lông Xoăn bước vào lớp với vẻ rất phấn chấn, suốt mấy ngày thái độ đều rất tốt, không hề dùng bất cứ lời lẽ ẩn ý nào với các nữ sinh. Mọi người cảm thấy rất ngạc nhiên, duy chỉ có Phạm Tiểu Đa là vẫn không tỏ thái độ gì. Hỏi cô thì Tiểu Đa bình thản trả lời: “Đó là vì Chân Thấp Lông Xoăn đang trong thời kỳ yêu đương, các cậu không nhìn thấy à?”.

Có bạn không tin, đem điều đó đi thăm dò, rồi quay về cười và nói: “Lông Xoăn đắc ý nói, có người viết thư tình cho ông ấy!”.

Tin này gây chấn động cho không ít người, họ đều nói chẳng biết nữ hiệp chính nghĩa nào đã trừ hại cho dân, rồi cùng lấy làm tiếc cho kỳ nữ có tinh thần hy sinh ấy.

Phạm Tiểu Đa thở dài nói: “Đến khi kết thúc kỳ thi thì tốt”. Quả nhiên, kỳ thi vừa xong, Chân Thấp Lông Xoăn ủ rũ chẳng khác gì cây cà bị sương. Trong giờ lên lớp đã kể không chút giấu giếm rằng những lá thư tình mà ông ta nhận được viết sâu sắc như thế nào, ấy thế mà chỉ trong một thời gian ngắn đã không thấy tăm hơi đâu nữa, đến cả một tờ giấy trắng cũng không nhận được. Nói rồi, bất giác ông đọc mấy câu trong lá thư tình ấy: “Kể từ cái nhìn đầu tiên khi thấy thầy, trong lòng em xốn xang, tim đập dồn dập. Mỗi lần nhìn bóng hình thầy trên bục giảng, em đều không sao rời mắt đi được. Điều này chứng tỏ, một học sinh nữ nào đó trong lớp đã thầm yêu tôi”.

Cả lớp cười ồ lên. Một cô bạn ngồi bên cạnh Tiểu Đa nghe thấy cô lẩm bẩm: “Nếu không như vậy thì làm sao ông chịu cho học sinh nữ của cả lớp qua kỳ thi?”, mới lập tức hiểu ra và nhìn Tiểu Đa bằng con mắt khác.

Lại có một lần, một bạn nam sau khi theo đuổi được cô bạn cùng phòng của Tiểu Đa liền nói chia tay, còn công khai nói rằng, đó chẳng qua là vì anh ta đánh cuộc với vài người bạn. Lòng tự trọng của cô bạn cùng phòng bị tổn thương nghiêm trọng, vì bỗng dưng trở thành trò cười cho anh chàng kia. Tiểu Đa suy nghĩ nửa ngày rồi nói, cô đã có cách. Kết quả là, vào một ngày nọ trong vườn trường của trường đại học C xuất hiện một kỳ quan, nhân viên ở cửa hàng hoa vác một cành mai to bằng bắp tay hùng dũng tìm đến chỗ anh chàng kia. Trên cành mai có một tấm thiếp, viết: “Trăng lên đến lưng chừng, gặp nhau ở bên hồ”.

Khi cành mai to tướng ấy được đặt ở phòng của chàng kia, đã gây chấn động cả trường. Đối tượng rất tự hào, vui mừng đến chỗ hẹn và đã chờ suốt một đêm bên hồ dưới cái lạnh âm hai độ, sau khi về sốt cao mãi không dứt, còn bị nghi là cúm H5N1 và bị nhốt trong bệnh viện suốt một tuần.

Tất nhiên, những người trong nhà họ Phạm không thể nào tin được người làm tất cả những việc đó là Phạm Tiểu Đa với vẻ ngoài rất ngoan ngoãn.

Phạm Tiểu Đa căn bản không thể nào nghĩ được rằng, năm ông anh trai, một bà chị gái, thêm các chị dâu, anh rể và cả đồng sự, bạn học, bạn bè của họ cùng những người thân của những người đó đã bắt tay vào công cuộc tìm bạn trai cho cô, chẳng khác gì lăn quả cầu tuyết, càng lăn lại càng to.

Ngày thứ ba sau khi Phạm Triết Lạc nói chuyện này với Phạm Tiểu Đa, thì cô nhận được điện thoại của anh Cả, nói là tối đến ăn cơm tại Uất Hương Thôn. Tiểu Đa lúc đó nghe nhưng không để tâm, vì cô cũng thường đến Uất Hương Thôn ăn cơm, cô rất thích các món ăn ở đó.

Vì thế, khi cô bước vào, dù nhìn thấy trong đại sảnh có tới mấy bàn chật người nhưng vẫn không để ý, mà cứ đưa mắt tìm bàn của Phạm Triết Thiên, rồi bước về phía đó. Không ngờ, vừa khai tiệc, anh Cả nâng cốc lên, thì người của cả ba bàn đều đứng dậy hưởng ứng.

Tiểu Đa cũng không nghĩ ngợi nhiều, chỉ nghĩ rằng chắc là anh trai và chị dâu cùng ăn cơm với bên ngoại. Mãi cho tới lúc anh Cả giới thiệu một chàng trai với cô bằng ý tứ xa xôi, cô mới hiểu, đây là bữa ăn xem mặt, khiến cô dở khóc dở cười.

Chàng trai trẻ là con trai của một đồng sự bên ngoại chị dâu cô. Vì thế, hôm nay, ngoài gia đình chị dâu, còn có cả nhà của họ hàng chị dâu và cả nhà của đồng sự người họ hàng của chị dâu.

Phạm Tiểu Đa đã tưởng tượng ra rất nhiều tình yêu đẹp đẽ, nhưng hoàn toàn không có cảnh gặp mặt trước con mắt của ba bàn người như thế này.

Cô rất phiền não, thể diện của anh trai giữ hay không giữ không quan trọng, nhưng không thể không giữ thể diện cho chị dâu. Vì thế dù xấu hổ tới đỏ bừng mặt, cô vẫn phải giữ vẻ nhã nhặn, bình thản, và gần như cô có thể nghe thấy những lời rất vừa lòng từ bàn bên cạnh vọng tới.

Chàng trai trẻ bắt chuyện với cô: “Anh học Y, nghe nói em làm việc ở đài truyền hình?”.

Phạm Tiểu Đa chợt nảy ra một ý, đáp: “Vâng, tôi rất đói, ăn đi đã!”, nói rồi gắp một miếng sườn xào tỏi đưa lên miệng.

Phạm Triết Thiên nhìn thấy thế chau mày, nói: “Cô em gái này của tôi hễ đói là cuống lên, không còn nhớ đến lịch sự nữa. Nào, mọi người dùng bữa thôi”.

Anh vừa nói xong thì nhìn thấy Phạm Tiểu Đa đưa bàn tay đầy dầu mỡ lên chùi vào áo. Anh ngây người ra, giọng to hơn hẳn: “Tiểu Đa, em đang chùi tay vào đâu thế?”.

Tiểu Đa bất giác cười: “Lau vào khăn ăn mà”. Nhìn thấy ánh mắt mọi người rất khác, cô cúi đầu nhìn xuống, vì người đông, chỗ ngồi chật, vạt áo com lê của chàng trai kia buông rất gần với cô, và lúc này trên đó in rõ dấu ngón tay dầu mỡ. Tiểu Đa vội vàng xin lỗi.

Chàng trai khẽ nhíu mày rồi lại thôi, sau đó nói với vẻ cực kỳ nghiêm túc: “Không sao, lau tay tốt nhất đừng lau vào khăn ăn, dùng khăn nóng, hoặc khăn giấy đều được. Mỗi một centimet trên khăn ăn có tới một trăm ba mươi triệu con vi trùng, hơn nữa…”.

Tiểu Đa nghĩ thầm, tôi cố ý lau vào áo anh, việc gì anh phải tốn nhiều lời như vậy.

Phạm Triết Thiên không thể nhận ra được là Tiểu Đa vô tình hay cố ý. Đúng lúc đó thì phục vụ mang ra món canh vịt rong biển. Vịt để nguyên con, Tiểu Đa đưa đũa gắp cả một đám rong biển từ trong bụng của con vịt rồi cho vào bát, nhưng giữa chừng dường như cảm thấy gắp thế hơi nhiều nên gắp trả bớt lại.

Sắc mặt của Phạm Triết Thiên mỗi lúc một xám xịt, chàng trai kia thấy vậy vội giúp đỡ, anh ta vừa khom người đứng dậy, Tiểu Đa buông lỏng đôi đũa, đám rong biển rơi tõm xuống tô canh, bắn cả nước canh lên bộ com lê của chàng trai, khiến bộ đồ màu nâu loang lổ vệt nước, thêm vào đó là vết dầu mỡ ở vạt áo vẫn còn nguyên, trông thật thảm hại.

Tiểu Đa luôn miệng nói, xin lỗi, xin lỗi, rồi vội vàng kéo chiếc khăn ăn lau, thế là lập tức vang lên tiếng bát đĩa rơi vỡ loảng xoảng. Tiểu Đa đứng ngây ra, vẻ mặt tội nghiệp dường như đang nói rằng, quên mất là chiếc khăn ăn để dưới đám bát đĩa.

Những sự việc bất ngờ liên tiếp xảy ra, chàng trai kia vội nói mấy lời xin lỗi rồi rời bàn tiệc trước.

Tiểu Đa nheo mắt, thầm nghĩ: “Người ta nói, bác sĩ thường mắc bệnh quá sạch sẽ, quả nhiên là như vậy”.

Nhân vật nam chính đã rời khỏi, bữa tiệc xem mặt trở thành bữa ăn sum họp. Tiểu Đa thoải mái ăn những món mà ngày thường cô rất thích. Chỉ cần giở một vài tiểu xảo đã đuổi được chàng trai kia, vì thế trong lòng cô rất lấy làm đắc ý.

Khi ra về, Phạm Triết Thiên nói với Tiểu Đa: “Xem ra, em không thích chàng trai này, để lần sau anh sẽ giới thiệu cho em người tốt hơn”.

Nghe vậy, Phạm Tiểu Đa lại thấy não ruột.

Chương 4

Anh Cả không phải là người duy nhất dấm dúi nhét tiền vào tay Tiểu Đa. Anh Ba, anh Tư, anh Năm, anh Sáu, ai gặp Tiểu Đa cũng lén cho tiền và dặn rằng đừng nói cho ai biết.

Hôm nay Phạm Tiểu Đa được Giám đốc đài gọi đi ăn cơm, trong bàn ăn chỉ có cô là người duy nhất của ban Tin tức, những người còn lại đều là người của ban Quảng cáo. Tiểu Đa không quen bọn họ, vì thế cô cứ cúi đầu xuống ăn, khi nghe mọi người nói chuyện tiếu lâm cũng chỉ biết mỉm cười theo. Giám đốc đài nói với cô: “Phạm Tiểu Đa này, cô tới làm hậu kỳ cho ban Quảng cáo nhé!”.

Tiểu Đa nghe xong không biết trả lời thế nào, đành mỉm cười tiếp.

Giám đốc đài lại nói: “Người muốn tới ban Quảng cáo rất nhiều, chúng tôi đang cần một cô gái làm hậu kỳ, tôi thấy cô rất thích hợp”.

Trưởng ban Quảng cáo Tiêu cũng nhân đó nói theo: “Trưởng ban Trương của các cô cũng được, nhưng ban Quảng cáo của chúng tôi nhã nhặn hơn”.

Giám đốc Lưu thấy Phạm Tiểu Đa có vẻ lúng túng, bèn nói: “Quyết rồi, ngày mai cô sẽ tới làm việc ở ban Quảng cáo, tôi sẽ nói với anh Cả của cô”.

Thực ra, Phạm Tiểu Đa không muốn đi khỏi ban Tin tức, ban Tin tức thuộc trung tâm báo chí, mà cô thì rất thích làm báo. Giám đốc đã nói như vậy cũng đành phải chấp nhận.

Sau khi Phạm Triết Thiên biết chuyện, suy nghĩ một chút, rồi nói: “Giám đốc làm như vậy là muốn tốt cho em, vì thu nhập ở ban Quảng cáo cao hơn. Hơn nữa quan hệ giữa mọi người với nhau ở đó cũng đơn giản hơn ban Tin tức rất nhiều”.

Phạm Triết Cầm biết chuyện xong thì có vẻ lo lắng: “Nghe nói những người làm ở ban Quảng cáo đều rất tồi, suốt ngày chỉ ăn ăn uống uống, không khéo làm hỏng Tiểu Đa mất”.

Phạm Triết Lạc nghe Tiểu Đa kể lại toàn bộ xong, nói bằng cái đầu phân tích của một luật sư: “Xem ra, Trưởng ban Tin tức của em rất cao tay, ban Quảng cáo sợ một người sắc sảo lợi hại về đó, vì thế mới dùng một cô gái rất đơn thuần mới ra trường như em”.

Tiểu Đa mới chợt hiểu ra, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình. Cô suy nghĩ một lúc, thấy làm việc ở ban Tin tức dưới quyền của Phó trưởng ban Mã thâm hiểm, chi bằng đến làm việc ở ban Quảng cáo cho xong.

Thế là, sau ba tháng đến làm việc ở đài truyền hình, Phạm Tiểu Đa đã tới ban Quảng cáo làm hậu kỳ.

Ban Quảng cáo tất nhiên là không yên tĩnh như ban Tin tức, lúc nào trong phòng làm việc cũng rộn rã tiếng cười nói, tiếng pha trò. Vì mỗi người đều có nhiệm vụ quảng cáo của mình, việc của Phạm Tiểu Đa không liên quan đến nghiệp vụ chính, cô không có xung đột gì với mọi người, ngược lại mọi người còn phải cầu cạnh đến cô khi sắp xếp chương trình hoặc khi sửa quảng cáo. Vì cô mới ra trường, tuổi đời ít nhất, thái độ rất nhã nhặn, nên các đồng sự ở đây đều rất quan tâm, chăm sóc cô.

Và như vậy, môi trường làm việc tốt hơn trước rất nhiều. Bản tính linh hoạt của Phạm Tiểu Đa cũng dần dần được bộc lộ. Bộ phận hậu kỳ chỉ có bốn người, ba cô gái trình bày, một nam giới phụ trách quay chụp.

Các cô gái ghét nhất là việc kết thúc việc trình bày quảng cáo trong ngày và chuẩn bị hết giờ làm việc lại có người chạy tới vội vàng yêu cầu phát quảng cáo, điều đó có nghĩa là phải ghi lại. Nếu lúc đó chương trình quảng cáo nhiều, mục quảng cáo ấy ở đoạn giữa, thì thời gian ghi sẽ kéo dài. Vì thế, thông thường từ sau bốn giờ chiều, các cô gái ở hậu kỳ đều từ chối việc sửa lại.

Chiều hôm ấy, Phạm Tiểu Đa và A Tuệ, A Phương đang ngồi nói chuyện ở phòng Biên tập chờ hết giờ làm thì anh Nghiêm ban Quảng cáo đưa một chàng trai trẻ đến, anh Nghiêm hỏi Tiểu Đa với vẻ thân thiết: “Hôm nay phát một mục quảng cáo thì thế nào?”.

A Tuệ ngồi bên che vào: “Anh Nghiêm, để ngày mai được không?”.

Anh Nghiêm quay lại phía chàng trai tỏ ý có đôi chút phiền phức, ngẫm nghĩ một lát rồi nói: “Nếu có thể phát được thì phát hôm nay, nếu không được thì ngay mai. Hôm nay hãy ghi quảng cáo lại đã”. Nói xong để chàng trai ở lại rồi ra về trước.

Anh Nghiêm vừa đi khỏi, ba cô gái không ai nói câu nào, không bảo đưa băng quảng cáo và cũng không nói là không nhận băng, tóm lại là chẳng để ý gì đến chàng trai. Chưa đầy năm phút sau, chàng trai trẻ ấy cũng rời khỏi đó. Thế là mọi người đều bật cười, dù sao quảng cáo của ngày mai thì ngày mai làm cũng như vậy thôi. Sắp đến giờ về rồi, chẳng ai muốn làm việc.

A Phương nói: “Thực ra, anh chàng kia được đấy chứ, trông cũng có vẻ đẹp trai”.

Tiểu Đa đùa: “Thế nào, thấy được mắt rồi hả? Bảo anh Nghiêm giới thiệu cho đi”.

A Phương cười, bước tới cù Tiểu Đa. Hai người đang đùa thì A Tuệ hắng giọng. A Phương và Tiểu Đa quay đầu, nhìn thấy chàng trai kia quay lại, trên tay xách một túi lớn quà vặt: “Ăn chút đồ đi”.

Tiểu Đa vênh mặt lên: “Trong giờ làm việc chúng tôi không được phép ăn uống”.

Ba cô gái ra vẻ đang làm việc rất nghiêm túc, trong bụng đều nghĩ: Hôm nay không làm nữa, xem anh sẽ thế nào.

Chàng trai kia có vẻ cũng không vừa, không tỏ vẻ giận dữ, tìm một chiếc ghế, ngồi xuống, rồi mở túi đồ và lấy ra ăn, vừa ăn vừa nói: “Tôi đói quá rồi, các cô không ăn thì tôi ăn vậy”.

Tiểu Đa nói với vẻ nghiêm túc: “Trong phòng máy không được phép ăn uống”.

Chàng trai nghe nói vậy, thôi không ăn nữa: “Thế này nhé, tôi sẽ để đồ ở đây, để hết giờ làm việc các cô ăn. Ngày mai tôi lại đến”, nói xong liền đi ra ngoài.

Các cô gái chờ cho anh ta đi khỏi bèn cười và nhảy lên rồi xúm đến bên túi đồ, lấy ra ăn. Tiểu Đa vừa ăn vừa bình luận: “Anh chàng này đúng là không đơn giản, hình thức cũng được, tính nết cũng có vẻ kiên trì, lại còn biết mua đồ ăn để lấy lòng con gái. Kiểu đàn ông như thế đáng gờm đấy, chiêu trò cũng không ít đâu”.

A Tuệ và A Phương đều gật đầu tán đồng.

Hết giờ làm, Phạm Tiểu Đa vừa bước ra khỏi cổng thì nhìn thấy xe của anh Ba. Cô hớn hở chạy tới: “Anh Ba, sao hôm nay lại nghĩ đến chuyện đến đón em thế?”.

Phạm Triết Địa véo mũi em với vẻ yêu quý: “Đã lâu rồi anh Ba không ăn cơm với em. Đi nào, hôm nay anh sẽ đưa em đi ăn món thật ngon”.

Phạm Tiểu Đa vui vẻ lên xe, cười nói: “Em muốn ăn hải sản”.

Phạm Triết Địa cười hà hà, lái xe đến một nhà hàng hải sản. Tiểu Đa khoác tay anh trai bước vào trong, nhưng Phạm Triết Địa lại đưa cô vào một phòng riêng. Tiểu Đa chột dạ, không lẽ lại là xem mặt nữa? Sau khi vào bên trong không thấy có ai cô mới yên tâm, nói: “Anh Ba, ngồi ở phòng chung là được rồi, sao lại phải ngồi ở phòng này?”.

Phạm Triết Địa cười, đáp: “Anh Ba đã lâu không ăn cơm với em nên muốn tìm một chỗ tiện nói chuyện”. Nói rồi nháy mắt, “Anh Ba vừa có một vụ làm ăn thành công, tiền trong túi cứ muốn nhảy ra”.

Tiểu Đa cười khúc khích, cảm thấy điệu bộ nháy mắt của anh trai rất đáng yêu.

Phạm Triết Địa mở một công ty trang trí, nhưng không làm cho gia đình mà chỉ làm cho các cửa hiệu, nhà hàng, khách sạn. Phạm Triết Địa từng nói với Tiểu Đa rằng, trang trí cho phòng kinh doanh khoảng một trăm mét của một ngân hàng ít thì cũng mấy trăm nghìn, nhiều thì cũng hàng triệu đồng, nhẹ nhàng và đơn giản, còn trang trí cho gia đình thì nhiều chi tiết rắc rối. Anh Ba là người có nhiều tiền nhất trong số bảy anh chị em nhà họ Phạm.

Phạm Triết Địa thương em gái, không nói ra miệng nhưng lần nào gặp cũng nhét tiền cho cô.

Trong bốn năm Phạm Tiểu Đa học đại học, Phạm Triết Cầm quyết định, mỗi tháng cho cô bốn trăm đồng sinh hoạt phí. Mấy anh trai cảm thấy như thế hơi ít, nhưng Triết Cầm nói: “Không được để cho Tiểu Đa hình thành thói quen tiêu tiền hoang phí, còn là học sinh mà có nhiều tiền, không phải là chuyện tốt, điều đó không tốt cho Tiểu Đa”.

Tiểu Đa học đại học ngay tại thành phố, tiền ăn tiền mặc không phải bỏ ra, vì thế bốn trăm đồng dùng làm tiền tiêu vặt cũng tạm đủ, so với trong trường cũng được xếp ở mức trung bình, so với người khá hơn thì còn kém, nhưng so với người khó khăn hơn thì thuộc loại sung túc. Chẳng thể tỏ ra này nọ nhưng cũng không phải cúi đầu trước mặt bạn bè, cả nhà cảm thấy rất phục trước sự sắp đặt của Phạm Triết Cầm.

Nhưng, sự thực thì hoàn toàn không như vậy. Mỗi lần Phạm Triết Thiên lén gặp Tiểu Đa, sau khi dúi vào tay cô hai trăm đồng lại nói: “Cầm lấy mua mấy bộ quần áo đẹp mà em thích, quần áo mà chị Hai em mua cho, chị dâu em cũng có thể mặc được. Nhớ đừng cho chị Hai biết”.

Tiểu Đa cầm tiền, trong lòng rất vui, dù sao anh Cả vẫn là người anh tốt. Cô thích cùng bạn học đi dạo phố, mua những bộ quần áo mà mình thích nhưng lại không muốn nói với chị. Lớn như thế này rồi mà tất tần tật những thứ mặc trên người đều do chị Hai mua cho. Vì thế, mãi cho tới trước lúc vào ở trong ký túc xá, Tiểu Đa vẫn không biết rằng, con gái lớn thì phải mặc áo ngực.

Sau khi vào đại học ở trong ký túc xá, lần đầu tiên Tiểu Đa ngủ đêm ở chỗ khác, lần đầu tiên ở chung với nhiều cô gái như vậy. Giữa bạn bè, sau khi quen thuộc, nói chuyện cũng trở nên thoải mái hơn hẳn.

Ngô Tiêu là người mà Tiểu Đa thân nhất trong phòng. Ngô Tiêu lớn hơn Tiểu Đa một tuổi, mười tám tuổi nên đã hết tuổi dậy thì. Cô ấy ngạc nhiên khi thấy Tiểu Đa không mặc áo ngực nên thắc mắc hỏi.

Tiểu Đa đỏ mặt, đáp: “Chị Hai tớ nói, chỉ có những người đã sinh em bé, sợ ngực chảy xệ mới mặc thứ đó”.

Phạm Tiểu Đa dậy thì rất muộn, vào đại học rồi mà trông cô vẫn như học sinh trung học cơ sở, vừa gầy vừa nhỏ, chỉ cao chừng một mét năm mươi tám, cân nặng khoảng gần bốn mươi cân, ngực phẳng lỳ, mùa hè không mặc áo ngực cũng chẳng ai nhận ra.

Nghe cô nói như vậy, Ngô Tiêu cười một hồi lâu, rồi kéo Tiểu Đa ra cửa hàng đồ lót. Lần đầu tiên Tiểu Đa mua quần áo, mà lại là quần áo lót.

Ngô Tiêu nói: “Bây giờ cậu không mặc, sau này mới mặc thì đã muộn rồi”. Sau đó nói với Tiểu Đa một lô một lốc về những điều cần chú ý của con gái.

Tiểu Đa mặc xong, bỗng cảm thấy đúng là mình đã trở thành một cô gái, cảm giác rất đặc biệt. Kể từ lúc đó, cô đã có những bí mật nho nhỏ của con gái.

Tiểu Đa không nói cho chị Hai biết, Phạm Triết Cầm cũng không để ý đến việc Tiểu Đa đã bắt đầu mặc áo ngực. Sau này khi phát hiện ra, hỏi Tiểu Đa thì cô chỉ cười cho qua chuyện. Phạm Triết Cầm vẫn mua quần áo cho Tiểu Đa như thói quen, và cũng bắt đầu mua áo ngực cho cô, nhưng Ti

ĐẾN TRANG
Thông Tin
Lượt Xem : 8172
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN