--> Gặp Gỡ Vương Lịch Xuyên - game1s.com
Disneyland 1972 Love the old s

Gặp Gỡ Vương Lịch Xuyên

Chương 1

Ngày tôi vào đại học, ba đưa tôi ra ga. Tôi xách hành lý, ngồi xe đò suốt 3 tiếng đồng hồ mới lên đến trung tâm tỉnh. Xe đến chậm hơn dự kiến nửa tiếng, lúc chúng tôi vội vã chạy vào ga, thì chỉ còn 15 phút nữa là tàu khởi hành. Ba tôi không thích đưa tiễn, nhất là khi phải tiễn ai đến phút cuối. Nên sau khi sắp xếp hành lý cho tôi xong ông nhanh chóng xuống tàu.

“Đừng tiết kiệm quá. Đầu tháng sau ba sẽ gởi tiền cho con.”

Tôi rưng rưng nước mắt, gật đầu.

“Nhớ đi mở một tài khoản rồi gởi tiền vào đó, coi chừng mất.”

“Dạ.”

“Học hành cho đàng hoàng!”

“Dạ.”

“Tiểu Thu, mình là dân quê lên phố, giấy rách phải giữ lấy lề. Nhớ lời ba dặn, làm người phải biết thân biết phận, càng phải biết tự trọng nghe không!”

Những lời liên quan đến lòng tự trọng, từ nhỏ đến lớn, ba tôi đã nói hơn cả trăm lần, cứ như ông vẫn đang sống ở những năm cuối triều Minh không bằng. Thật ra, tuy là giáo viên trung học nơi thị trấn nhỏ chúng tôi đang sống, nhưng ba tôi vốn là sinh viên thành phố, lúc phân công công tác ông tình nguyện về nông thôn, sau đó cưới mẹ tôi và sống luôn ở đây. Giờ nhìn ông đã già hơn tuổi, râu tóc đã lấm tấm sợi bạc.

“Con biết rồi, ba!”

Ông cười cười, nói “Ba đi trước, chiều nay ba phải lên lớp.”

Nói xong, bóng ông nhanh chóng mất hút. Rất nhanh, chẳng kịp nhìn thấy những giọt nước mắt của tôi rơi lã chã .

Tôi chen chúc trong toa tàu chật chội suốt một ngày trời mới tới Bắc Kinh. Sau đó, tôi theo hướng dẫn trên “Thông Báo Nhập Học”, bắt mấy tuyến xe buýt, cuối cùng cũng tới được trường Đại học Sư Phạm S. Thật ra, điểm số của tôi đủ đậu vào Đại học Bắc Kinh[1'>, nhưng không biết tại sao tôi không trúng tuyển vào Đại học Bắc Kinh, mà lại trúng tuyển nguyện vọng hai là Đại Học Sư Phạm S. Ban đầu tôi đăng ký Khoa Kinh Tế Quốc Tế, nhưng tôi cũng không được nhận vào Khoa Kinh Tế Quốc Tế, mà là Khoa Ngoại Ngữ. Mặc dù tôi khá ngoại ngữ, nhưng tôi chưa từng nghĩ sẽ chọn nó làm nghề. Tôi mang tâm trạng nặng nề bước vào cổng trường Đại học S. Xếp hàng làm thủ tục nhập học xong, tôi đi qua một con đường dài rợp bóng cây, cuối cùng cũng tìm được phòng của mình.

[1'> Một trong những trường đại học hàng đầu của Trung Quốc.

©STENT

Cửa phòng đang mở. Phòng tổng cộng có sáu giường, ba giường bên dưới đều có hành lý để lên. Ba đứa con gái đang ngồi trò chuyện bên mép giường. Người cao nhất trong đám quay đầu lại nhìn tôi, hỏi “Cậu là sinh viên mới à?”

Tôi gật đầu.

“Khoa nào?”

“Khoa Ngoại ngữ.”

Cô nàng nhíu mày “Chuyên ngành gì?”

“Ngữ Văn Anh.”

Cô nàng chỉ vào một giường phía trên, nói “Phía dưới đều có người rồi. Bên trên còn trống, cậu tự chọn chỗ đi!”

Cô ấy rất đẹp. Mũi cao, mắt to, da trắng, mỗi cử chỉ đều toát ra vẻ nhàn nhã khó tả.

“Cậu tên gì?” Cô nàng lại hỏi.

“Tạ Tiểu Thu.”

“Tớ tên Phùng Tĩnh Nhi. Đây là Ngụy Hải Hà, còn đây là Ninh An An. Bọn tớ đều là dân bản địa.” Cô ta chỉ hai người còn lại, nói tiếp “Bọn tớ đều là bạn cùng phòng với cậu.”

Dân bản địa chính là người Bắc Kinh.

“Chào mọi người.” Tôi nói. Ngụy Hải Hà và Ninh An An gật đầu với tôi, xem như trả lời.

“Lát nữa sẽ có một người Thượng Hải vào. Cậu ấy tới rồi, đang đi làm thủ tục bổ sung.” Ninh An An chỉ vào đống hành lý cạnh cửa. Một lát sau, cô ta đột nhiên nhớ ra gì đó, nói thêm “Còn một giường luôn để trống. Đó là chỗ của Lưu Huyên. Cậu ấy là con gái rượu của hiệu trưởng, nhà nằm trong khuôn viên trường. Có lẽ sẽ thường xuyên ở nhà.”

“Các bạn quen nhau trước hả?” Tôi nhẹ nhàng hỏi một câu.

“Bọn tớ học chung trường cấp ba.”

Tôi không nói gì nữa, mở túi ra, leo lên giường bắt đầu dọn dẹp với tốc độ nhanh nhất. Đồ đạc của tôi rất ít, giường chiếu nhanh chóng được sắp xếp gọn gàng.

Ngụy Hải Hà nhìn quanh rồi hỏi “Nè… cậu không mang theo màn à?”

Tôi lắc đầu “Không có. Sắp qua mùa đông rồi, ở đây còn có muỗi hả?”

Ngụy Hải Hà cười nhạt “Màn không phải để ngăn muỗi. Màn là một thế giới, bên trong màn là thế giới riêng của cậu. Chắc cậu cũng phải có chút riêng tư chứ?”

Tôi cảm thấy mấy câu này của cô ta không có ý tốt, đang cúi người liền đứng thẳng lưng lên, tôi nhìn vào mắt cô ta, nói “Tôi không có gì riêng tư hết.”

Hai người nhìn nhau, câu nói không lời được truyền qua ánh mắt.

Cuối cùng, Ninh An An cười nói “Tuy phòng này ở tầng bốn, nhưng bụi nhiều lắm. Có màn vẫn tốt hơn, cũng sạch sẽ hơn. Mọi người đều mắc màn, nhìn phòng sẽ gọn gàng hơn. Cậu thấy thế nào? Đúng rồi, cậu tên là gì vậy?”

“Tạ Tiểu Thu.”

Không ai hỏi quê tôi ở đâu. Chắc sợ tôi nói ra một nơi họ chưa từng nghe đến, hoặc giả, sợ tôi ngại không nói.

Buổi chiều, tôi đi tiệm tạp hóa mua màn, tốn hết 40 tệ[2'>. Lại đi mua sách giáo khoa năm nhất, tốn hết 130 tệ. Trên người tôi chỉ còn lại 30 tệ. Mà căn tin trong trường bán mắc vô cùng, một dĩa cơm rẻ nhất cũng mất 2 tệ.

[2'> Nhân dân tệ hiện nay có giá khoảng 3,300 đồng Việt Nam.

Lúc về ký túc nữ, cô gái Thượng Hải đã ngồi trên chiếc giường buông sẵn màn. Tên cô ấy là Tiêu Nhụy, dáng người nho nhỏ, làn da trắng trẻo, tóc dài đen nhánh, đang ngồi xếp bằng ăn sô cô la, nhìn giống như một tiểu yêu tinh.

“Tối nay có chiếu phim hội trường, vé giá 3 tệ, chúng ta cùng đi nha! Hết phim sẽ có vũ hội, nữ sinh viên tham gia miễn phí. Tĩnh nhi, vệ sĩ của cậu có đi không?” Ninh An An cười nói.

“Hay quá!” Mọi người đều giơ tay lên, trừ tôi.

“Bạn ăn sô cô la không?” Tiêu Nhụy đưa tôi một thanh “Hiệu Dove, mình không ăn loại khác.”

“Cám ơn, mình… không thích ăn đồ ngọt.”

“Ăn một miếng đi, nể mặt mình, được không?” Cô ấy lại nhét vào tay tôi.

“Được rồi. Cám ơn cậu.”

“Đừng khách sáo.” Tiêu Nhụy vừa ăn vừa nói “Mình thấy, vị trí giường trên giường dưới nên chăng mỗi học kỳ đổi một lần, vậy mới hợp lý nhỉ? Ví dụ như, học kỳ đầu nằm giường dưới, học kỳ sau nằm giường trên. Học kỳ đầu nằm giường trên, học kỳ sau nằm giường dưới. Mọi người đều có cơ hội nằm giường dưới, như vậy mới công bằng, Tiểu Thu, cậu thấy sao?”

Tôi gật đầu.

Vẻ mặt Phùng Tĩnh Nhi hơi biến sắc, Ngụy Hải Hà thì khó chịu liếc nhìn chúng tôi. Ninh An An cười nói “Còn lâu mới tới học kỳ sau, đợi qua đầu học kỳ sau chúng ta sẽ bàn kĩ lại. Không chừng tới lúc đó cậu quen rồi, không chịu xuống cũng không chừng.”

Tiêu Nhụy cắn một miếng sô cô la nói “Mình chắc chắn sẽ đồng ý chuyển xuống, bây giờ mình nằm không quen chút nào.”

Ngụy Hải Hà nhìn tôi, hỏi “Cậu thì sao, Tiểu Thu, cậu cũng không muốn nằm giường trên à?”

“Tôi thấy ý kiến của Tiêu Nhụy khá hay. Nằm trên nằm dưới không quan trọng, quan trọng là công bằng.” Tôi bình tĩnh trả lời.

“Đi xem phim trước đi.” Ninh An An cầm túi lên, đi ra ngoài. Mọi người nối đuôi đi.

“Tiểu Thu, bạn không đi thật à?” Tiêu Nhụy hỏi.

“Xin lỗi, mình đã hẹn gặp một người đồng hương. Tối nay.”

“Chưa bắt đầu học ngoại ngữ mà cậu đã quên ngữ pháp tiếng Trung rồi, chị Hai ơi, trạng ngữ chỉ thời gian phải nằm đầu câu chứ.” Ngụy Hải Hà nói móc tôi một câu. Tiếng cười khanh khách vang lên ngoài cửa.

Thật ra, tôi đã gặp chị đồng hương Lâm Thanh từ sớm rồi. Chị ấy cùng quê với tôi, đang học năm tư Khoa Lịch Sử, sắp tốt nghiệp. Tôi gặp chị ấy buổi chiều, tâm sự được một lát liền hỏi về cách sống ở Bắc Kinh.

“Ở đây chi phí đắt đỏ lắm, em phải đi làm thêm mới sống nổi.”

Tôi hiểu rõ, nên kể cho chị nghe tôi đã xài hết phân nửa số tiền đem theo. Chị đột nhiên nhớ ra một chuyện, nói “Chị biết có một quán cà phê đang tuyển nhân viên, đáng lẽ chị định đi. Nhưng vì cách trường hơi xa. Nhưng vì cách trường hơi xa, phải đổi bốn tuyến xe buýt lận, nên chị đổi ý. Em muốn đi không? Làm nhân viên phục vụ trong quán Starbucks[3'>. Công việc không nặng nhọc lắm, chủ yếu làm ca sáng và ca tối, thời gian linh hoạt, họ rất thích sinh viên khoa Ngoại Ngữ, vì chỗ đó có nhiều khách nước ngoài. Em muốn đi thì cho chị biết, chị phải gọi điện thoại hẹn người ta trước.”

[3'> Một hệ thống quán cà phê nổi tiếng trên toàn thế giới, có trụ sở ở thành phố Seattle bang Washington, Mỹ.

Đúng là bánh bao thịt từ trên trời rơi xuống, tôi gật đầu lia lịa.

Chị viết sơ yếu lí lịch giúp tôi, cho tôi mượn một bộ quần áo. Lúc tôi sắp về, chị còn đưa cho tôi một cây son.

“Chị em mình từ quê lên, giọng nói đã quê mùa, nếu không mặc quần áo đẹp, thì càng khiến người ta chê cười. Em nói tiếng phổ thông giỏi không?”

“Cũng được. Phát âm chưa tốt lắm.”

“Phải phân biệt từ nào cần uốn lưỡi, từ nào không cần uốn lưỡi. Dân ở đây còn phân biệt vần in và vần ing nữa.”

“Em sẽ chú ý.”

“Lúc nói chuyện nhớ đệm thêm tiếng Anh vào, không phải lúc nào cũng nên nói thật, cũng đừng cho người ta biết thông tin cá nhân. Thật thà quá thì dễ bị lừa, hiểu không?”

“Em hiểu rồi, cám ơn chị nhắc nhở.” Tôi le lưỡi.

“Trong quán toàn là sinh viên đi làm thêm, kiếm tiền đàng hoàng, nên chị không lo em học thói xấu. Đừng giống mấy đứa con gái hư hỏng bên khoa em và khoa m nhạc, vì muốn tiêu xài hoang phí mà sẵn sàng đi làm gái bao, làm vợ bé, cái gì cũng dám làm.”

“Dạ.”

Lâm Thanh dặn dò xong, liền ra ngoài gọi điện thoại đến quán giúp tôi. Lúc về phòng, chị nói cho tôi biết, tôi phải thử việc tại quán ba ngày, bắt đầu từ tối nay. Chị hỏi tôi có chịu làm ca tối không, ca tối bắt đầu từ 6 giờ tối đến 12 giờ khuya. Các ca khác đều đã có người rồi.

Đương nhiên là tôi đồng ý.

Chương 2

Khi đến trạm xe buýt tôi mới hiểu nguyên nhân Lâm Thanh không thích công việc này. 5 giờ chiều là giờ cao điểm, 6 giờ đi làm, nếu 5 giờ rưỡi mới đón xe thì sẽ đến muộn.

Tôi đợi 25 phút, cuối cùng cũng chen được chân lên xe. Xe chầm chậm bò về phía trước, dọc đường phải dừng đèn đỏ liên tục. Tôi phát hiện những người đang đứng đều có bộ dạng vô cùng nhếch nhác, người đang ngồi trông cũng mệt mỏi không kém. Qua khung cửa kính xe, tôi có dịp quan sát Bắc Kinh lần đầu tiên. Nói thật, mỗi ngày tôi đều xem thời sự, cứ tưởng mình hiểu rõ Bắc Kinh. Nhưng khi tôi chính thức đặt chân lên mảnh đất này, mới phát hiện mỗi con phố đều rất xa lạ. Những tòa nhà cao tầng xa lạ, những người đi đường xa lạ, những bảng quảng cáo xa lạ, những chiếc xe xa lạ, những bảng chỉ dẫn xa lạ, mỗi thứ đều xa lạ, chiếc xe lặng lẽ tiến về nơi xa lạ.

Mùa thu phương bắc, trời rất nhanh tối. Hành trình 4 tuyến xe buýt cứ như từ ban ngày đi đến đêm thâu.

Quán cà phê Starbucks đó nằm tại tầng trệt của một tòa nhà mấy chục tầng sang trọng, đẹp đẽ. Điều lạ là, tuy là giờ tan tầm, nhưng con đường này rất ít người. Bãi đỗ xe cạnh tòa nhà chứa được hơn 20 chiếc xe, không còn chỗ trống. Tôi dừng lại ngoài cửa một lát, chỉnh lại tóc và váy, len lén nhìn gương, thấy quần áo đã chỉnh tề liền đẩy cửa bước vào.

Quán không lớn lắm, khá im ắng, chỉ có vài người đang khẽ chuyện trò. Nhân viên phục vụ của quán mặc áo thun màu đen, dù nam hay nữ cũng đều đeo một chiếc tạp dề màu xanh lá. Một sinh viên tên Đồng Việt tiếp tôi. Nhìn anh ta chắc cùng tầm tuổi với tôi, người không cao lắm, nụ cười tươi sáng, có vẻ dễ mến.

Anh ta lịch sự đưa tay ra “Chào em, Tạ… Tiểu Thu, đúng không? Anh là quản lí ca đêm, mọi người gọi anh là Tiểu Đồng.”

“Chào anh, Tiểu Đồng.”

“Em viết sơ yếu lý lịch rất hay. Thật ra không cần viết bằng tiếng Anh đâu, viết tiếng Trung là được rồi. Ông chủ không biết tiếng Anh. Tối nay quán có 4 người, kể cả em. Em học Đại học Sư Phạm S đúng không?”

Tôi gật đầu.

“Anh cũng vậy. Khoa Ngữ Văn Anh năm thứ 2. Còn em?”

“Sinh viên năm nhất khoa Ngữ Văn Anh.”

“Vậy hả? Anh có tham dự lễ đón tân sinh viên hôm nay, sao không thấy em?”

“Có lẽ anh có gặp nhưng không để ý thôi.”

“Haha. Em ở khu nào?”

“Khu số 7 dãy bắc.”

“Khu số 7 dãy bắc? Chỗ đó xa cổng trường nhất. Muốn ăn thịt dê nướng và mì thịt bò chính tông thì đi hơi lâu. Em đã mua sách giáo khoa chưa?”

“Rồi, mắc dễ sợ.”

“Nếu gặp anh sớm một chút thì tốt rồi. Anh có sách giáo khoa cũ, giống hệt sách năm nay. Mà anh học không chăm chỉ cho lắm, nên sách vẫn còn mới, có thể tặng hết cho em.”

Buồn bực. Nhớ tới chuyện tôi đã xài hết 140 tệ trong buổi sáng, thiệt là tiếc tiền.

“How would you like your coffee?”[1'> Tiểu Đồng đứng trước máy thu ngân, vừa nói chuyện vừa làm việc, thình lình bật ra một câu tiếng Anh. Tôi nhìn lại, một người nước ngoài đang mỉm cười đứng trước quầy.

“Double cream one sugar.”[2'>

“Sure.”[3'>

[1'> Ông muốn thêm gì vào cà phê không?

[2'> Hai phần kem một phần đường.

[3'> Vâng.

Tôi ngưỡng mộ quá sức. Khẩu âm của Tiểu Đồng so với trong chương trình “Tiếng Anh điên cuồng”[4'> mà tôi thường nghe không khác bao nhiêu.

“Ở đây có nhiều cơ hội nói tiếng Anh lắm. Tuy nhiên, ông chủ không cho nhân viên nói chuyện phiếm với khách. Trừ phi quán vắng, và khách đồng ý nói chuyện với em, em mới có thể nói vài câu. Nhưng không được lơ là công việc.”

[4'> Crazy English: chương trình giảng dạy tiếng Anh được Lý Dương xây dựng và phát triển, ước tính có khoảng hơn 300 triệu người Trung Quốc học tiếng Anh đều từng nghe chương trình này.

Sau đó Tiểu Đồng giới thiệu tôi với ba nhân viên khác, một người trong số đó sắp giao ca. Còn một cô gái khác tên Diệp Tịnh Văn, đang học Khoa Ngữ Văn Trung Đại học M.

Công việc trong quán cũng không khó lắm, đầu tiên là học cách sử dụng các loại máy pha cà phê, sau đó là học thuộc lòng menu, nói cách khác, chính là học pha chế các loại thức uống trong menu. Tiểu Đồng nói, tuy trên menu có nhiều loại thức uống, nhưng khách hàng thường chỉ uống vài loại, rất đơn giản, có thể học xong trong vòng một ngày. Ngoài ra, kích cỡ ly cà phê ở đây cũng khác các quán khác, không gọi là ly lớn, vừa, nhỏ, mà gọi venti, grande, tall.

Tôi đi thay đồng phục làm việc. Cô gái tên Diệp Tịnh Văn đứng cạnh tôi cứ liếc nhìn ngoài cửa sổ. Dáng cô ấy yểu điệu thướt tha, rất giống nữ nhân vật chính trong phim “Nghiện quá mức sẽ chết”[5'>. Nghe Tiểu Đồng nói, Diệp Tịnh Văn là người Nam Kinh, cha mẹ đều là giảng viên đại học, gia đình thuộc loại khá giả, cô ấy đến đây làm chủ yếu là muốn luyện khẩu ngữ tiếng Anh. Tôi cảm thấy rất kỳ lạ, không phải chị ấy học khoa Ngữ Văn Trung sao? Học giỏi tiếng Anh để làm gì? Tiểu Đồng nói, Diệp Tịnh Văn thi vào đại học từ một trường trung học có truyền thống cạnh tranh khốc liệt. Ban đầu chị ta định thi vào Đại học Bắc kinh, nào ngờ không đậu, chỉ đủ điểm học Đại học M. Vào đại học rồi, lẽ ra có thể vừa học vừa chơi, nhưng chị ta đi thi riết thành thói quen, không sống nhàn được. Do đó, thi đậu tiếng Anh cấp 4[6'> lại thi tiếng Anh cấp 6, thi đậu tiếng Anh cấp 6 xong lại thi TOEFL[7'>, thi TOEFL xong lại thi GRE[8'>. Thi GRE xong mới phát hiện mình đang học khoa Ngữ Văn Trung, xin nhập học rất khó, xin visa du học lại càng khó hơn. Do đó, chị ta mới đến chỗ này làm thêm. Một là để luyện khẩu ngữ, hai là tìm người nước ngoài nào đó bảo lãnh cho chị ta đi du học. Nhưng ông chủ không cho nhân viên nói chuyện phiếm với khách, nên chị ta chưa tìm được cơ hội. Do đó, “lúc nào nhìn chị ta cũng có vẻ buồn buồn, rầu rầu. Haiz…”

[5'> Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Vương Sóc, trong đó nữ diễn viên Từ Tịnh Lôi đóng vai nữ chính là Đỗ Mai.

[6'> Hệ thống phân cấp trình độ tiếng Anh của Trung Quốc, gần giống bằng A, B, C của Việt Nam.

[7'>Test Of English as a Foreign Language: bài kiểm ta trình độ tiếng Anh (theo tiêu chuẩn Mỹ) dành cho người sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (không phải tiếng mẹ đẻ).

[8'> Graduate Record Examinations: sinh viên nộp đơn xin vào học chương trình sau đại học ở nhiều trường Đại học của Mỹ phải dự thi bài kiểm tra này.

Thật ra, điều khiến tôi chú ý đến Diệp Tịnh Văn chính là đôi mắt tràn ngập mộng mơ. Tôi vừa nhìn thấy chị đã nhớ đến những nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết Quỳnh Dao. Đôi mắt to tròn ngây ngô, lúc nào cũng như sắp khóc. Đôi môi mỏng manh, như chờ đợi người ta giày vò. Suối tóc dài chảy qua vai, trên mái tóc là kẹp tóc ngọc trai. Màu son nhẹ nhàng, mùi nước hoa nhẹ nhàng, ngay cả cử động cũng nhẹ nhàng, dường như sẽ tan vào hư không bất cứ lúc nào. Tôi vào làm việc đã hơn hai tiếng, Diệp Tịnh Văn chỉ nói với tôi một đúng một chữ “Hi”.

Công việc thu ngân rất đơn giản, tôi vốn quan tâm đến thiết bị điện tử, nên học xong ngay tức thì.

“Em là người học nhanh nhất mà anh từng biết”, Tiểu Đồng rất hài lòng, cười toe toét. Một người khách quen rời đi, còn một cái dĩa trên bàn, thấy Diệp Tịnh Văn còn đứng ngơ ngẩn cạnh quầy, Tiểu Đồng thở dài, đi ra dọn bàn. Lúc trở lại anh len lén nói “Đừng để ý chuyện chị ấy lạnh nhạt với em. Tiểu Diệp tốt bụng lắm. Chẳng qua người trong lòng của chị ấy đang ở đây, nên tâm hồn treo ngược cành cây.” Dứt lời, anh chỉ hướng một góc cạnh cửa sổ.

Nhìn theo tay Tiểu Đồng chỉ, tôi chỉ thấy một bên của một khuôn mặt. Đó là một thanh niên mặc đồ vest, đang ngồi ở bàn cạnh cửa sổ, chăm chú nhìn vào màn hình laptop.

“Anh ta là người Trung Quốc.” Tôi cười nói.

“Chắc chắn là rất giàu.” Tiểu Đồng nói thêm.

Đến 9 giờ tối, khách thưa dần. Người thanh niên mặc đồ vest vẫn chưa rời đi, dường như anh xem quán này là văn phòng của mình.

Tiểu Đồng nói, nửa năm trước, từ lần đầu tiên người thanh niên này xuất hiện ở quán, Tiểu Diệp đã phải lòng anh. Chị ấy còn vì anh mà chuyển sang ca tối. Không phải chỉ có Tiểu Diệp, tất cả con gái trong quán này đều từng thầm thương trộm nhớ anh. Hôm nào anh xuất hiện, tất cả phục vụ nữ đều tinh thần hoảng hốt cả buổi tối, lỗi thao tác máy thu ngân cũng cao hơn. Chỉ có Tiểu Đồng là nhân viên nam duy nhất có thể làm việc bình thường.

Tôi bật cười “Có không đó?”

“Tất cả con gái trong quán đều mong anh ta đến, chỉ có anh không muốn. Hễ anh ta tới, anh phải làm việc gấp đôi. Nhưng mà, anh ta đến cũng tốt.” Tiểu Đồng nói tiếp “Anh ta boa rất nhiều”. Đám con gái mơ mộng xấu hổ vì không làm tốt công việc, thường hay đưa hết tiền boa trên bàn cho Tiểu Đồng, xem như xin lỗi.

Quán có bán cả thức ăn trưa và thức ăn tối đơn giản, chủ yếu là sandwich và salad trái cây. Thường thì khách hàng phải đứng trước quầy đợi lấy cà phê, cho nên rất ít người cho tiền boa, nhất là người Trung Quốc.

“Ở đây thường có khách cho tiền boa không?” Tôi hỏi.

“Không thường xuyên. Vài ông già, bà già nhờ nhân viên bưng cả cà phê tới bàn, sẽ để lại tiền boa, nhưng không nhiều lắm.” Tiểu Đồng nói “Chỉ có một mình anh ta, lần nào cũng boa rất nhiều. Cho nên mọi người cũng vui vẻ phục vụ anh ta. Hễ thấy anh ta đến, nếu có thời gian, mọi người đều chủ động đến hỏi anh ta muốn uống gì, sau đó bưng cà phê đến bàn cho anh ta.”

“Tại sao? Đến đây ai cũng đều phải xếp hàng mua cà phê mà!”

“Chân anh ta đi không thuận tiện cho lắm.”

“À.” Lúc này tôi mới chú ý tới cạnh bàn anh ta có một cây gậy chống màu đen. Nhưng nhìn anh ta không có gì khác người bình thường.

“Không thuận tiện chỗ nào?”

“Cũng không phải không thuận tiện gì, chỉ là chân phải bị tật thôi.”

“Biết đâu là vết thương tạm thời.” Tôi nói.

“Không phải. Xe anh ta đậu ở chỗ dành cho người khuyết tật. Siêu xe SUV[9'> đó.”

[9'> Sport Utility Vehicle: Xe thể thao đa dụng.

“Siêu xe SUV là gì?”

“Xe của người giàu, còn rất tiết kiệm xăng nữa.”

“À.”

“Anh ta luôn uống skinny latte[10'>. Nhưng mà, nếu em thấy anh ta đến, nhớ đừng chủ động chào hỏi, cứ để Tiểu Diệp ra tiếp. Tiểu Diệp là nhân viên lâu năm của quán, đây là đặc quyền của chị ấy. Ha ha.”

“Loại skinny latte nào? Có nhiều loại Latte lắm mà.”

“Anh ta thích vanilla[11'>.”

[10'> Cà phê Latte ít bọt.

[11'> Mùi vani.

Đang nói thì Tiểu Diệp không biết từ đâu đi qua, nhỏ giọng nói “Không phải vanilla, hôm nay là hot coffe, venti[12'> .” Dứt lời, Tiểu Diệp lại quay về quầy thu ngân, nói “Tiểu Đồng, tính tiền giúp chị đi, anh ấy còn gọi thêm một ly cà phê nữa.”

[12'> Cà phê đen nóng, ly lớn.

Nhiều khách hàng đang đứng đợi trước quầy thu ngân, Tiểu Diệp không đi ra được, hiển nhiên chị ấy không muốn bỏ qua cơ hội bưng cà phê tới cho người thanh niên kia, vẻ mặt khổ sở cầu cứu.

Tiểu Đồng cười xấu xa “Biểu hiện hôm nay của chị quá tệ, nên em sẽ kêu Tiểu Tạ bưng. Đừng giận, tiền boa vẫn là của chị.”

Cà phê nhanh chóng được pha xong. Tôi bưng tới bên cửa sổ. Không muốn quấy rầy anh, tôi tính nhẹ nhàng đặt cà phê lên bàn rồi đi. Nhưng anh biết tôi tới, ngẩng đầu lên nhìn.

Đó là một khuôn mặt chỉ nên xuất hiện trên trang quảng cáo nước hoa của tạp chí thời trang, ngập tràn mùa xuân, tươi sáng chói lọi. Tôi ngẩn ra một lúc, quên cả hít thở. Đột nhiên tôi cảm thấy, Bắc Kinh đúng là một thành phố tươi đẹp. Trong lúc hoảng hốt, tay tôi chợt run nhẹ, vài giọt cà phê nóng hổi sóng sánh đổ ra ngoài, rơi xuống ngón tay tôi. Tính tôi sợ nóng nên tay càng run hơn, ly cà phê rơi xuống, chỉ nghe một tiếng “cạch”, ly cà phê đã chạm mặt bàn, hất cà phê bắn tung tóe lên người anh, rồi lăn xuống đất, cà phê chảy tràn ra.

“I’m… terribly sorry! Sir!”[13'> Trong lúc hốt hoảng, tôi buột miệng nói một câu tiếng Anh.

[13'> Tôi… vô cùng xin lỗi, thưa ngài!

Tôi không biết vì sao mình lại buột miệng nói tiếng Anh. Có thể là vì tôi đã thuộc lòng chương trình “Tiếng Anh điên cuồng”, cũng có thể là vì tôi không muốn nói tiếng Trung, để tránh người ta nghe ra giọng địa phương của tôi. Tóm lại, tôi nhìn thấy áo sơ mi trắng tinh của anh dính một vệt cà phê lớn. Cà vạt màu xanh lam cũng biến thành màu nâu.

Anh nhíu nhíu mày, không nói gì.

“Thật xin lỗi, tôi là… nhân viên thực tập. Anh có bị phỏng không?”

“Tôi không sao.” Anh nói, giọng rất trầm, vô cùng cuốn hút.

Tôi đang định nói tiếp, Tiểu Diệp đã vọt tới cạnh tôi “Thưa anh, chúng tôi chân thành xin lỗi, anh có bị phỏng không?”

Anh lắc đầu.

Tôi cúi đầu, thấy cà phê vẫn đang nhỏ giọt từ ống quần anh. Tiểu Đồng khó chịu liếc tôi, lấy một tấm bảng thông báo sàn ướt màu vàng ra, đặt cạnh bàn.

“Thưa anh, chúng tôi vô cùng xin lỗi. Nếu anh thấy tiện, xin vui lòng đem hóa đơn giặt ủi đến đây, chúng tôi sẽ thanh toán lại.”

“Không cần đâu. Là do tôi lỡ tay làm đổ cà phê thôi, không liên quan gì tới cô gái này đâu.”

“Vậy sao?” Tiểu Diệp và Tiểu Đồng đồng thời quay lại nhìn tôi, vẻ mặt khó hiểu.

Tôi hơi sửng sốt, nói “Cảm ơn ý tốt của anh. Ly cà phê thật sự là do tôi làm đổ. Lần sau… tôi sẽ chú ý hơn.”

Lúc nói câu này, tôi không khỏi liếc nhìn Tiểu Diệp, trong lòng rầu rĩ, không biết liệu mình còn có “lần sau” hay không. Nhưng Tiểu Diệp rất hài lòng với thái độ cúi đầu thành thật nhận lỗi của tôi.

Tôi vội đi lấy giẻ lau để dọn dẹp hiện trường. Tiểu Diệp đề nghị pha một ly cà phê mới cho anh, nhưng anh từ chối.

Anh đóng laptop lại, bỏ vào túi xách, sau đó chống gậy đứng dậy.

“Cẩn thận, sàn nhà trơn lắm.” Tôi nhẹ nhàng nói.

Anh gật đầu, đi ra cửa, chờ cửa tự động mở ra, lặng lẽ rời đi.

Thật ra anh đi cũng nhanh, chỉ có điều dáng đi hơi cà nhắc.

Tôi nhìn lại, anh để lại 50 tệ trên bàn. Tiểu Đồng liền cầm lấy không chút do dự.

Lần đầu tiên đi làm mà phạm lỗi lớn, tôi xấu hổ vô cùng, nên liên tục xin lỗi Tiểu Đồng.

“Đừng lo, em không phải là người đầu tiên làm đổ cà phê lên người anh ta đâu. Yên tâm đi, tụi anh sẽ không nói cho ông chủ biết. Có điều, lần sau gặp trai đẹp phải bình tĩnh hơn.” Rồi anh ta hất mặt qua, nói nửa thật nửa đùa “Khuyên em một câu, nghe hay không tùy em, tuyệt đối đừng lãng phí thời gian vì anh ta. Anh ta chưa từng liếc mắt nhìn cô gái nào đâu.”

Chương 3

Lúc tôi tan ca về tới ký túc xá, đã 12 giờ rưỡi. Nghe nói đúng 10 giờ đêm trường sẽ tắt đèn, lúc tôi lên cầu thang, vẫn còn người đi lại ngoài hành lang . Tôi rón ra rón rén đi đến được cửa phòng thì phát hiện cửa đã bị khóa trái. Tôi nhẹ nhàng gõ cửa, rất lâu sau cũng không ai mở. Tôi tiếp tục gõ, một phút sau đột nhiên cửa mở, Ninh An An mặc váy ngủ, lạnh lùng nhìn tôi, hỏi “Sao lại gõ cửa? Chẳng lẽ cậu không có chìa khóa?”

“Cửa bị khóa trái.”

Ninh An An vẫn lạnh lùng như cũ “Chẳng lẽ cậu không biết năm rồi khu này có vụ án hiếp dâm? Không khóa trái cửa, lỡ xảy ra chuyện gì thì sao? Sau này nếu cậu quyết định đi chơi tới sau 10 giờ mới về thì nên ngủ ở ngoài sáng hôm sau hãy về.” Tôi tự biết mình đuối lý, đêm hôm khuya khoắt, cũng không muốn tranh cãi với cô ta. Đành phải giải thích:

“Tôi không đi chơi, tôi mới tìm được việc làm thêm, phải làm tới 12 giờ mới tan ca.” Tôi thấy uất ức trong lòng, nước mắt chực trào ra, nhưng mặt vẫn tỏ ra cứng cỏi, cắn chặt môi, không để cô ta nhận ra.

Cô ta hơi sửng sốt, liền “à” một tiếng, kéo tôi vào cửa, hỏi “Cậu không đủ tiền tiêu à?”

Tôi mím môi, không trả lời.

“Haiz.” Cô ta nhìn tôi, thở dài, nói “Đi ngủ đi. Sau này tôi bảo họ không khóa trái cửa.”

Tôi không dám rửa mặt, cũng không dám đánh răng, lặng lẽ leo lên giường, chui vào mền.

Tiểu Đồng nói tôi biết chọn đúng thời gian đi làm. Vì ông chủ thường phát lương vào giữa tháng, tôi chỉ cần làm hai tuần là có thể lãnh được tháng lương đầu tiên.

Hôm sau, tôi dậy sớm ra sân thể dục vừa chạy bộ, vừa học từ mới. Phùng Tĩnh Nhi đang đứng trên sân, bên cạnh là một nam sinh cao ráo.

Lúc tôi chạy ngang qua họ, người nam sinh đó mỉm cười “Hi” với tôi. Anh ta chỉ mặc một chiếc áo ba lỗ màu trắng, lộ ra cơ ngực rắn chắc, thoáng nhìn tôi thấy anh ta đẹp trai to cao, có vẻ là sinh viên Khoa Thể Dục.

“Hôm nay cậu có dự tiết đọc hiểu không?” Thấy tôi chạy ngang qua, Phùng Tĩnh Nhi bắt chuyện.

“Đi.”

“Điểm thi đại học môn ngoại ngữ của cậu là bao nhiêu?” Cô ta đột nhiên hỏi.

“Chín mươi lăm.” Tôi nói.

Mặt cô ta hơi tái, nhìn tôi nghi ngờ “Thật à?”

“Ừ.”

“Nghe nói trường cấp 3 quê cậu ngày nào cũng làm kiểm tra. Vừa mới khai giảng là bắt đầu lo thi đại học. Không có môn âm nhạc, không có môn hội họa, cũng không có môn thể dục.”

Trong cuộc sống bạn sẽ gặp những người như vậy. Họ không tin rằng trên đời có người thông minh hơn mình, chỉ có người cực khổ hơn mình mà thôi. Việc gì phải phá giấc mộng đẹp của người ta? Tôi đành gật đầu: “Trường cấp 3 quê tôi là vậy đó.”

“Bố tớ là giảng viên Khoa Ngữ Văn Anh.” Cô ta nói “Ông không dạy môn đọc hiểu. Khi nào lên năm tư, cậu có thể đăng ký môn “Tiểu thuyết Anh đương đại” của bố tớ. Ông chủ yếu chỉ giảng dạy cho sinh viên sau đại học thôi.”

“Vậy hả? Bố cậu là giáo sư?” Tôi trợn to mắt.

“Giáo sư Phùng chỉ hướng dẫn nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ thôi.” Anh sinh viên nói thêm vào.

“Cậu gọi thầy Phùng là được rồi.”

Tôi cười nhạt.

“Bố cậu làm nghề gì?” Cô ta đột nhiên hỏi.

“Ba tôi cũng là giáo viên, dạy cấp 3.” Tôi nói.

“Đây là Lộ Tiệp.”

“Chào cậu. Xin hỏi cậu học khoa nào?”

“Khoa Kinh Tế Quốc Tế.”

“Cậu ấy là thủ khoa của trường tôi.” Phùng Tĩnh Nhi nhìn anh ta rất ngọt ngào “Rõ ràng có thể đậu vào Đại học Bắc Kinh, nhưng nhất quyết học Đại học Sư Phạm. Người này, hoàn toàn không xem đại học ra gì mà.”

“Khoa Kinh Tế Quốc Tế của Đại học Sư Phạm cũng rất có tiếng mà.”

“Lúc lên lớp 12, cậu ấy thi TOEFL được 600 điểm đó.”

“À!” Tôi vô thức trả lời.

“Không làm phiền cậu tập thể dục buổi sáng, lên lớp gặp!” Nhìn vẻ mặt kinh ngạc lẫn khâm phục của tôi, Phùng Tĩnh Nhi cười mỹ mãn.

Học kỳ này tôi chọn 5 môn, cơ bản là ngày nào cũng có tiết học. Đặc biệt là thứ ba, buổi sáng một môn, buổi chiều một môn. Tan học đã là 4 giờ. Tôi vội vàng ăn cơm chiều, đến quán cà phê với tốc độ nhanh nhất.

Tiểu Đồng nhìn thấy tôi, nói nhỏ “Hôm nay đừng chọc Tiểu Diệp, tâm trạng chị ấy không tốt.”

“Sao vậy?”

“Trước giờ người trong lòng của chị ấy thường đến quán lúc 5 giờ rưỡi, nhưng hôm nay lại chưa tới.”

“Bây giờ còn chưa tới 6 giờ mà.”

“Người đó rất đúng giờ. Lần nào cũng đến lúc 5 giờ rưỡi.”

Tiểu Đồng nói đúng. Buổi tối đó người thanh niên mặc đồ vest kia không hề xuất hiện. Tiểu Diệp cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn, Tiểu Đồng đành kêu chị lau bàn, quét dọn, nấu cà phê; nhưng không dám để chị pha đồ uống, lại càng không dám để chị thu tiền. Tiểu Diệp cũng không ngại gì, cứ lau bàn một cách máy móc, đến mức toàn bộ bàn ghế đều sáng bóng như gương.

Suốt hai tuần kế tiếp, người thanh niên kia cũng không hề xuất hiện. Tiểu Diệp từ hồn vía trên mây, dần dần chuyển sang lo lắng bất an. Chẳng mấy chốc chị trở thành đề tài “tám” buổi tối của Tiểu Đồng.

Dần dần tôi cũng hơi lo lắng, nghi ngờ sự biến mất của người có liên quan đến việc tôi vô ý làm đổ cà phê lên người anh. Có thể vì sự sơ ý của tôi, khiến cho anh ta không thích quán cà phê này nữa. Ở Bắc Kinh có đến hàng trăm, hàng ngàn quán cà phê, chỉ riêng khu này đã có hơn 10 quán. Giá càng mắc thì chất lượng phục vụ càng tốt. Anh ta không nhất thiết ngày nào cũng phải đến quán này.

Cuối tuần thứ hai, Tiểu Diệp bị cảm nên xin nghỉ một ngày. Hôm sau khi nhận ca, nhân viên ca sáng cho Tiểu Diệp biết họ nhìn thấy người thanh niên mặc đồ vest kia.

Có lẽ là anh ta thay đổi thói quen, buổi tối không tới quán uống cà phê nữa. Vì vậy, Tiểu Diệp liền xin đổi sang ca sáng.

Nhưng ngay buổi tối ngày Tiểu Diệp đổi ca, tôi lại thấy người thanh niên kia.

Anh vẫn mặc bộ đồ vest đen, đường cắt may rất tinh xảo, vừa vặn. Anh vẫn dùng cây gậy chống màu đen, trên lưng đeo một chiếc túi da khá cũ.

Sau bảy giờ là thời gian quán đông khách nhất. Có 7, 8 người đang xếp hàng đợi. Người thanh niên mặc đồ vest không đi tới bàn cạnh cửa sổ như bình thường, mà nghiêm chỉnh đứng vào cuối hàng. Anh biết rõ khi nào được phục vụ đặc biệt, khi nào không.

Trong thời gian tất bật như lúc này, hiển nhiên là anh không muốn làm phiền chúng tôi.

Đứng được vài giây, bỗng nhiên anh ta bước nhanh ra cửa.

Nhìn theo hướng đi của anh, tôi thấy ngoài cửa kiếng có một cụ già quắc thước, gương mặt hồng hào, mặc đồ vest thẳng thớm giống anh, đang đi về phía quán. Anh đi đến cửa vừa đúng lúc, liền mở cửa thay ông.

“Lịch Xuyên!” Cụ già vừa cười, vừa đi vào cửa, bắt tay với anh.

“Bác Cung.” Anh lễ phép chào hỏi.

“Lâu rồi không gặp. Bố cậu khỏe không?”

“Khỏe lắm ạ.”

“Cậu thì sao?” Ông ta nhìn người thanh niên, vẻ mặt hiền từ.

“Cháu cũng rất khỏe. Có thể mời bác uống một ly cà phê không?”

“Được.”

“Bác muốn thêm sữa vào cà phê không?”

“À, không cần. Cà phê đen không đường.”

“Mời bác qua bên này. Cháu biết một chỗ cạnh cửa sổ, rất yên tĩnh.”

Anh dẫn cụ già đến bàn cạnh cửa sổ, đặt túi của mình xuống, rồi trở lại trước quầy đứng xếp hàng.

Thì ra tên anh là “Lịch Xuyên”.

Anh xếp hàng khoảng 3 phút, cuối cùng cũng tới trước mặt tôi.

“Xin chào!” Tôi nói. Khuôn mặt của anh lấp lánh như được ánh mặt

trời chiếu rọi, giọng

nói của tôi bất giác hơi run.

“Could I have one venti ice skinny Latte, whipped cream, with a touch of cinnamon on the top and one venti black coffee, no sugar?”[1'>

[1'> Có thể cho tôi một ly Latte đá ít bọt cỡ lớn với kem đánh, rắc một chút bột quế lên mặt, và một ly cà phê đen không đường cỡ lớn, được không?

Tiếng Anh giọng Mỹ nhanh như súng liên thanh. Tôi đứng hình.

Anh ta cười cười, nhìn tôi thoáng vẻ đùa cợt “I thought you prefer me to speak English…”[2'>

“Đồ điên!” tôi nghĩ thầm trong lòng. Chỉ đổ cà phê lên người anh ta một lần , có cần trả thù lại không?

“Of course.”[3'> Tôi bình tĩnh nói “Please have a seat. I’ll bring the coffee to you.”[4'>

“No need, take your time. I’ll stay here waiting.”[5'> Anh một mực làm khó, chắc là muốn thấy tôi bẽ mặt.

[2'> Tôi nghĩ em thích tôi nói tiếng Anh hơn.

[3'> Đương nhiên rồi.

[4'> Mời anh ngồi, tôi sẽ bưng cà phê đến bàn anh.

[5'> Không cần đâu. Không làm mất thời gian của em. Tôi sẽ đợi ở đây.

“Tổng cộng 37 tệ.” Cuối cùng tôi đành chuyển sang nói tiếng Trung.

Anh đưa cho tôi 100 tệ. Tôi thối tiền lại cho anh.

Anh trả lại cho tôi một tờ tiền “Dư 10 tệ.”

“Xin lỗi anh.”

Tiểu Đồng đứng bên cạnh hỏi nhỏ “Anh ta uống gì?”

Đầu óc tôi trống rỗng, đỏ mặt nói “Phức tạp quá, nhất thời không nhớ ra.”

“What?!”[6'> Tiểu Đồng la nhỏ.

“I am sorry. What’s your order? Could you say that again?”[7'>

“Sure. One venti ice skinny Latte, whipped cream, with a touch of cinnamon on the top. One venti black coffee, no sugar.”[8'>

“Got it, thanks.”[9'>

[6'> Cái gì?

[7'> Thật xin lỗi, lúc nãy anh gọi gì? Anh có thể nhắc lại không?

[8'> Được chứ. Một ly Latte đá ít bọt cỡ lớn với kem đánh, rắc một chút bột quế lên mặt. Thêm một ly cà phê đen không đường cỡ lớn.

[9'> Tôi nhớ rồi, cảm ơn.

Tôi quay đầu nói với Tiểu Đồng “Một ly Latte đá cỡ lớn, bên trên bỏ kem đánh và một chút bột quế, thêm một ly cà phê đen cỡ lớn, không đường.”

Tiểu Đồng thần tốc pha cà phê. Tôi đặt mấy thứ anh gọi lên khay, một tay anh bưng khay, một tay chống gậy, đi ngay về bàn mình. Tôi cảm thấy anh đi khập khiễng hơn thường ngày, lo anh đi chưa được nửa đường cà phê sẽ đổ ra. Đối với người chân có tật mà nói, bưng thức uống là một hành động nguy hiểm. Nhưng cuối cùng anh cũng bưng cà phê về bàn an toàn.

Hai người ngồi bên cửa sổ nhỏ giọng trò chuyện khoảng 30 phút, cụ già đứng dậy chào tạm biệt. Người thanh niên tên “Lịch Xuyên” vẫn tiễn ông ra tận cửa, mở cửa giúp ông, nhìn ông rời đi. Sau đó anh quay về chỗ ngồi của mình, mở máy tính ra, bắt đầu làm việc.

Suốt buổi tối, anh gọi một phần sandwich cá ngừ, một phần salad hoa quả, hai ly Latte. Mãi tới khi tôi tan ca, anh vẫn ngồi một chỗ không nhúc nhích, mắt nhìn màn hình laptop, liên tục gõ chữ, giống như có rất nhiều việc chưa làm xong.

Tôi đột nhiên nhận ra vì sao anh thích chỗ này.

Tất cả các quán Starbucks đều cho lên mạng miễn phí, nhưng lên mạng miễn phí đương nhiên cũng không hấp dẫn gì đối với anh. Chắc là anh sống rất cô đơn, những người như vậy đều thích quán cà phê. Trong quán cà phê luôn có người, tuy rằng không có quan hệ gì với nhau.

Lúc tan ca, tôi thay đồng phục làm việc ra, mặc lại áo thun ngắn tay thường mặc, rời khỏi quán.

Đêm khuya ở Bắc Kinh thời tiết hanh khô, quê tôi thì ẩm ướt quanh năm. Tôi hít sâu một hơi, đi bộ dưới ánh đèn tù mù. Trạm xe buýt cách quán không xa lắm, xe đêm mỗi tiếng có một chuyến. Tôi thường trễ chuyến xe 12 giờ, đành đứng ở chỗ ngã tư đường lạnh lẽo đợi khoảng 50 phút mới tới chuyến tiếp theo. Tôi định mua một chiếc xe đạp, nhưng Tiểu Đồng nhắc nhở, nói đêm hôm khuya khoắt con gái đi xe buýt an toàn hơn xe đạp nhiều.

May là tôi có thể học từ vựng mới trong lúc chờ. Ngoại trừ lúc rửa mặt, đánh răng, đi toilet, tôi tranh thủ tất cả thời gian có được để học từ mới. Lấy sách từ mới ra, dưới ngọn đèn tù mù, tôi bắt đầu đọc thành tiếng.

Tôi học khoảng chừng nửa tiếng, một chiếc xe bỗng dưng dừng trước mặt tôi. Một người nhô đầu ra, nói “Hi” với tôi.

Là người thanh niên tên “Lịch Xuyên”.

“Hi.” Tôi ngẩng đầu nhìn anh ta, có chút ngạc nhiên.

“Lên xe đi, tôi chở em về.” Anh nói, sau đó mở cửa ra.

Tôi như bị ma xui quỷ khiến leo lên xe. Ghế bằng da thật, thoải mái vô cùng.

“Em ở chỗ nào?”

“Ký túc xá Đại học Sư phạm S.”

“Gài dây an toàn đi.”

Tôi loay hoay mãi không được, mới hỏi anh “Gài như thế nào?”

Anh mở cửa xe, chống gậy nhảy xuống, đi qua phía cửa tôi ngồi, cúi người giúp tôi tìm chỗ gài, “cạch” thế là xong. Sau đó anh quay về chỗ ngồi của mình.

“Cám ơn.” Tôi nhỏ giọng nói.

“Không có gì.” Anh ta khởi động xe, chạy về phía trước.

Ngồi cạnh trai đẹp, tôi chỉ còn đủ sức để thở. Khoảng 5 phút sau, không ai nói gì.

“Em học khoa Ngữ Văn Anh?” Cuối cùng anh ta cũng bắt chuyện trước.

“Nếu tôi trả lời câu hỏi này của anh, thì anh phải trả lời một câu hỏi của tôi.” Tôi nói “Anh thật sự muốn biết câu trả lời chứ?”

Anh ta hơi ngạc nhiên, nhìn tôi, gật đầu.

“Năm thứ nhất khoa Ngữ Văn Anh.” Tôi nói “Vậy tới lượt tôi hỏi. Anh tên gì?”

Anh giật mình “Hình như tôi đâu có hỏi tuổi của em, sao em muốn biết tên tôi?”

“Để công bằng mà.”

“Vương Lịch Xuyên,” Anh ta nói “Quê em ở đâu?”

“Tôi là người tỉnh khác. Tôi không thích người Bắc Kinh.”

Anh cười.

“Anh thì sao?”

“Tôi không phải người Bắc Kinh.”

“Anh nói giọng Bắc Kinh.”

“Ông nội, bà nội tôi đều là người Bắc Kinh. Hoặc có thể nói là người Bắc Bình[10'>” Anh hỏi tiếp “Em không có người thân, bạn bè nào ở Bắc Kinh?”

[10'> Tên cũ của Bắc Kinh trong khoảng thời gian từ năm 1928 đến năm 1949.

“Không có. Họ hàng tám đời cũng không có.”

“Như vậy, người nhà em yên tâm để em sống xa nhà một mình?”

“Tôi là người trưởng thành. Có thể chọn lựa cuộc sống cho chính mình.”

“Ừ, mấy câu này hình như người Mỹ hay nói thì phải.”

Tôi cười khoái trá “Anh vừa hỏi tôi hai vấn đề, bây giờ tới phiên tôi hỏi anh.”

“Vậy à? Tôi hỏi hai vấn đề rồi?”

“Đúng vậy.”

“Được rồi.”

“Anh có thích Bắc Kinh không?”

“Hơi hơi.”

“Vì sao anh đặc biệt thích tới quán cà phê này?”

“Bởi vì…” Anh nghĩ ngợi một chút “Đậu xe dễ dàng.”

Tôi nhớ lại chỗ đậu xe cho người tàn tật thường để trống kia, liền nhìn qua chân anh. Chân phải của anh ta hoàn toàn không thể cử động, lúc lên xe, anh nâng bên chân không thể cử động lên trên xe trước, sau đó dùng sức nắm tay vịn trên xe, dùng lực của hai cánh tay, đưa cả người lên trên ghế ngồi. Toàn bộ quá trình nhìn hơi mất thời gian, nhưng anh làm xong trong chớp mắt.

“Em còn vấn đề gì muốn hỏi?” Anh ta quay đầu, nhìn tôi bằng ánh mắt là lạ.

Tôi không dám nhìn thẳng mặt anh, chỉ cần liếc sơ cũng làm tôi choáng váng. Anh có khuôn mặt rất cá tính, không chê vào đâu được. Mặc dù chỉ nhìn một bên, cũng rất hoàn mỹ, có thể làm mẫu để khắc lên tiền xu.

“Hết rồi.” Tôi giơ hai tay lên.

“Sự hiếu kỳ của em với người lạ chỉ có nhiêu đó thôi sao?”

“Chỉ có như vậy thôi. Rất tiếc” Tôi không thể không nói: “Nãy giờ anh luôn chạy quá tốc độ.”

“Em sợ tốc độ cao?”

“Tôi sợ cảnh sát.”

“Giờ này không có cảnh sát.” Anh thản nhiên nói. Hiển nhiên, anh thường xuyên chạy quá tốc độ.

Xe chạy không tới 10 phút là tới cổng trường tôi. Ngay cổng lớn có cửa bảo vệ, không cho xe hơi vào.

“Cảm ơn anh, dừng ở đây được rồi.” Tôi vội vàng nói.

“Chỗ em ở cách cổng xa không?”

“Không xa, đi một chút là tới rồi.” Tôi không muốn làm phiền anh.

Anh ta tìm chỗ đậu xe lại, sau đó xuống xe

“Nếu em không ngại, tôi có thể đưa em tới cửa ký túc xá được không? Bây giờ quá khuya, cho dù ở trong trường cũng không an toàn.” Nếu là người khác nói câu này, chắc sẽ ra vẻ ân cần quan tâm, nhưng anh lại nói hết sức thản nhiên, dáng vẻ rất ga lăng.

“Không cần, không cần đâu… thật sự không cần!” Từ trước tới nay chưa từng được người khác chăm sóc quá mức, tôi kinh ngạc, liên tục xua tay.

“Em có biết, nếu tôi đưa em tới đây, sau đó bỗng dưng em mất tích, thì theo pháp luật mà nói, tôi chính là nghi phạm số một không?”

Tôi nhìn anh, cười không ra tiếng.

Đi vài bước, anh còn nói thêm “Có thể tôi sẽ đi hơi chậm, có ngại không? Tôi biết em chạy vài bước là tới nơi. Nhưng con đường phía trước tối đen, hai bên đều là rừng cây. Tôi thà để em dành chút kiên nhẫn đi từ từ với tôi.”

Sao người này lúc nào cũng khách sáo như vậy?

Tôi lớn tiếng đáp lại “Đương nhiên không ngại.”

Thật ra anh đi cũng không chậm lắm, nhưng rõ ràng đây không phải tốc độ anh thường đi.

“Anh từng tới trường tôi chưa?” Tôi hỏi.

“Chưa.”

“Nhưng mà, chắc chắn anh đã học đại học, đúng không?” Tôi lại hỏi.

“Tại sao? Không lẽ nhìn tôi giống dân trí thức à?”

“Ừm… cũng không phải. Tiếng Anh của anh rất hay.”

“Tôi học ở nước ngoài.”

“À. Vậy tại sao anh lại quay về? Theo tôi biết, trong nước có rất nhiều người chỉ sợ không được đi nước ngoài.”

“Có lẽ tôi thuộc số ít cá biệt.”

Tôi muốn hỏi anh nhiều điều, nhưng mấy vấn đề này không thích hợp hỏi người mới quen biết lần đầu. Nên tôi đành phải kiềm chế sự tò mò của mình.

Tôi hy vọng con đường này mãi mãi không kết thúc, tiếc rằng, cuối cùng cũng tới kí túc xá.

“Cám ơn anh đã đưa tôi về.” Tôi chân thành nói lời cảm ơn.

“Ngủ ngon.” Anh thản nhiên nói.

Anh nhìn tôi đi vào cửa ký túc xá, sau đó xoay người rời đi. Tôi biết anh phải đi một mình hơn nửa tiếng mới ra tới cổng.

Đột nhiên lòng tôi dâng lên nỗi xúc động muốn tiễn anh về. Nhưng tôi kiềm chế được.

Chương 4

Tôi tưởng hôm sau sẽ còn gặp lại Lịch Xuyên, nhưng anh không xuất hiện. Tôi không mong chờ gì nơi anh, càng không có chút mơ mộng vẩn vơ nào. Theo tôi thấy, lòng tốt của anh là do anh có nền tảng giáo dục tốt, và đó cũng là thái độ làm người của anh. Không chỉ riêng tôi mới được đối tốt như vậy. Từ lần đầu tiên tôi gặp anh, ấn tượng sâu đậm nhất của tôi về anh chính là lịch sự, nho nhã. Tuy nhiên, khi nào gặp lại anh, tôi nhất định sẽ mời anh uống cà phê để tỏ lòng biết ơn.

Một tháng dần trôi, nhân viên ca tối không gặp Lịch Xuyên lần nào nữa. Nhưng nghe nói anh có đến lúc quán phục vụ ăn sáng. Tôi không làm ca sáng nên cũng không biết có đúng không. Tuy Tiểu Diệp làm ca sáng nhưng không may mắn, không được gặp anh lần nào. Cho dù là khách quen thế nào đi nữa, nếu ít đến quán cũng sẽ bị người ta quên lãng. Huống chi khu phố này là phố tài chính, trai tài gái sắc cũng không hiếm thấy, hầu như đầy đường. Dần dần, đề tài nói chuyện của Tiểu Đồng chuyển sang một người đàn ông trung niên hói đầu đi xe thể thao Porsche. Mà, bãi đậu xe cạnh quán ngày càng chật, nên ông chủ cắt giảm vị trí đậu xe cho người tàn tật từ hai xuống còn một. Hơn nữa, nhiều khả năng sẽ cắt giảm hết. Vì chuyện này mà Tiểu Diệp ra sức đấu tranh, nói chỗ đậu xe cho người khuyết tật thể hiện trình độ văn hóa và tính nhân văn của người quản lý Starbucks, đồng thời cũng là một phong cách riêng của quán. Qua chuyện này, đủ để chứng minh Tiểu Diệp không hiểu chút gì về bản chất thương nhân của ông chủ. Cũng may là Tiểu Đồng kịp thời ứng biến, cứu Tiểu Diệp một bàn thua trông thấy. Tiểu Đồng nói, thật ra có thể nhập chỗ đậu xe cho người cao tuổi và người tàn tật lại thành một. Vì có khá nhiều người cao tuổi tự lái xe đến quán cà phê. Một chỗ đậu xe, người cao tuổi và người tàn tật có thể dùng chung, mâu thuần đã được giải quyết.

Tiểu Diệp biết, nếu không còn chỗ đậu xe cho người tàn tật, chàng trai tên Lịch Xuyên chắc chắn sẽ không đến quán nữa. Lần nào anh cũng lái xe đến, chứng tỏ nơi anh làm việc cách quán rất xa. Chân anh lại có tật, tuyệt đối sẽ không vì một ly cà phê mà đi đến quán cho cực khổ. Huống hồ, các quán Starbucks đấy rẫy trên đường phố Bắc Kinh.

Tối hôm đó, Tiểu Diệp mời Tiểu Đồng ăn cơm. Hôm sau Tiểu Đồng kể tôi nghe, Tiểu Diệp say rượu, vừa uống rượu vừa khóc.

Tiểu Đồng vừa thở dài vừa rút kinh nghiệm cho tôi, nói Tiểu Diệp đã rơi vào lưới tình không cách nào thoát ra được, thương thầm người ta hơn nửa năm, đến mức ngây dại, nhưng từ đầu đến cuối tên người ta là gì cũng chưa biết.

Tôi vốn định kể cho Tiểu Diệp nghe chuyện tối hôm Lịch Xuyên đưa tôi về. Hoặc ít nhất cũng nói cho chị ta biết anh tên là Vương Lịch Xuyên. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, tôi quyết định không nói. Tuy tôi đồng cảm với Tiểu Diệp, nhưng chị ta không phải là bạn tôi. Rất ít khi Tiểu Diệp chủ động bắt chuyện với tôi. Có một lần tôi thu thiếu tiền, đang lúc chị ta buồn bực, nên lớn tiếng trách mắng, làm tôi rất buồn. Thật ra, người ở quán ai mà không biết, Tiểu Diệp thường xuyên mắc lỗi khi thu tiền, nên mọi người sợ quá không dám cho chị ta đụng vào máy thu ngân. Tại sao tôi chỉ mới sai sót một lần mà không chịu bỏ qua? Ngày hôm sau, tự chị ta biết mình quá đáng, nên mời tôi uống cà phê. Nói chung, Tiểu Diệp là người dễ bị cảm xúc ảnh hưởng. Mà tôi, do mẹ mất sớm, nên rất lý trí, tính giống con trai từ nhỏ, rất ít khi xúc động.

Cũng trong tháng đó, tôi phải trải qua ba lần thi trắc nghiệm đầu tiên kể từ khi khai giảng. Dù tôi đã cố gắng hết sức để học từ mới, nhưng thời gian học hành của tôi ít hơn so với đám nữ sinh cùng phòng. Điểm trung bình của tôi chỉ được 65 điểm. Môn nghe đạt điểm trung bình, nhưng môn đọc hiểu bị rớt. Trong cuộc đời học sinh, tôi chưa từng bị điểm thấp đến mức đó. Tôi cảm thấy xấu hổ và nhục nhã vô cùng. Một khoảng thời gian dài sau đó, tôi buồn đến cực điểm, đến mức không muốn gặp mặt bạn cùng phòng. Vì ai cũng cao điểm hơn tôi, lại tỏ thái độ không màng gì đến thành tích. Chỉ có sinh viên từ “vùng sâu vùng xa” như tôi mới tính toán chi li về điểm số.

Không ai trong nhóm đó tự học, ngược lại ngày nào cũng đi nhảy nhót, xem phim, đi mua sắm. Trong đó Phùng Tĩnh Nhi là người thoải mái nhất. Cô ta dùng toàn bộ thời gian để hẹn hò yêu đương, hơn nữa còn trốn học thường xuyên . Nhưng cô ta lại là người cao điểm nhất khoa. Phùng Tĩnh Nhi nói, nếu tiếp tục giữ được hạng này, đến cuối năm cô ta sẽ nhận được bốn học bổng, trong đó có giá trị nhất chính là học bổng của “Quỹ Giáo Dục Hồng Vũ”[1'> – chỉ trao cho 10 sinh viên có thành tích học tập xuất sắc nhất. Do tính cạnh tranh quá kịch liệt, mọi loại học bổng đều căn cứ vào điểm số để quyết định.

[1'> Quỹ Giáo Dục Hồng Vũ là tổ chức từ thiện do Tập Đoàn Hồng Vũ (chuyên sản xuất và phân phối thực phẩm chức năng) thành lập với tổng kinh phí ban đầu khoảng 100 triệu nhân dân tệ, tức khoảng 33 tỉ đồng Việt Nam.

Tôi cần tiền biết bao nhiêu, nhưng không có chút duyên gì với học bổng.

Tôi không phải là sinh viên tốt, nhưng, tôi là con gái ngoan. Cuối cùng tôi cũng kiếm đủ tiền gởi về nhà, còn đủ tiền đóng học phí cho em trai. Số tiền còn lại, trừ phần sinh hoạt phí ra, tôi còn mua được một máy walkman và một cây son môi. Ông chủ quán Starbucks bắt nhân viên nữ phải trang điểm, nên tôi vẫn dùng cây son mượn của chị Lâm Thanh. Khi tôi trả lại cho Lâm Thanh, chị nói chị tặng cho tôi. Chị còn ngại ngùng nói thêm, thật ra cây son này đã hết hạn sử dụng “Mỹ phẩm đều có hạn sử dụng, em phải dùng hết trước thời hạn đó.” Lâm Thanh còn khuyên tôi đừng mua mỹ phẩm kém chất lượng, tệ nhất cũng phải mua Olay. Cây son tôi mua giá 10 tệ, tôi thấy rất mắc, nhưng Lâm Thanh chỉ cười nhạt. Tuy nhiên, chị nói thêm, màu sắc cũng được, hợp với màu da của tôi, đủ thấy tôi cũng có chút khiếu thẩm mỹ. Tôi nói, ba tôi có dạy sơ cho tôi về vẽ tranh màu nước. Chị ấy nhìn tôi cười, không tin. Tôi đành nói với chị ba tôi là người Thượng Hải, được phân công tới thị trấn nhỏ quê tôi dạy học, sau đó không quay về thành phố nữa.

“Vậy em còn có họ hàng ở Thượng Hải à?”

“Ông nội em vẫn ở Thượng Hải.”

“Em có thân với ông nội không?”

“Ba em vì muốn cưới mẹ nên cãi với ông nội một trận, sau đó không về nhà nữa. Cũng không có liên lạc gì.”

“Ông nội em làm nghề gì?”

“Em không biết.”

Tối hôm thi xong bài trắc nghiệm thứ 3, đến lượt tôi nghỉ phép, không đi làm. Bỗng nhiên có một đám con trai từ đâu đến thăm phòng ký túc xá. Tôi chỉ biết một người trong đó, là Lộ Tiệp. Thì ra phòng của Lộ Tiệp là “phòng kết nghĩa” với phòng tôi. Vì tôi ít khi ở ký túc xá buổi tối, nên đã bỏ lỡ nhiều hoạt động giữa hai phòng kết nghĩa. Nghe Ninh An An nói, chương trình giao lưu chủ yếu giữa hai phòng kết nghĩa là con trai mời con gái đi xem phim, hoặc con gái dạy con trai khiêu vũ. Sau đó đương nhiên là tìm kiếm cơ hội để phát triển tình “hữu nghị”. Qua vài lần giao lưu, có một nam sinh Khoa Toán Tin – biệt danh “Tiểu Cao” – đã chiếm được trái tim của giai nhân Ngụy Hải Hà. Đương nhiên, số người theo đuổi Tiêu Nhụy là nhiều nhất, nhưng không phải là sinh viên của phòng kết nghĩa. Do đó Tiêu Nhụy đỡ cực hơn nhiều. Đơn cử như mỗi ngày tôi phải đi đến phòng đun nước cạnh căn tin hai lần, đế lấy nước nóng dùng tắm gội mỗi sáng và tối. Nhưng Tiêu Nhụy lại không cần đi lấy nước, ngày nào cũng có người lấy giúp, đem đến tận phòng. Ngoài ra, trong túi Tiêu Nhụy lúc nào cũng có sô cô la, cũng là của người khác tặng.

Tối hôm đó, lần đầu tiên tôi đi đến phòng khiêu vũ cho sinh viên ở khu phía đông. Sàn nhảy lớn ngang với hội trường, trên trần gắn đèn màu lấp lánh, có dàn nhạc, có ca sĩ, có lúc hát nhạc trữ tình, có lúc hát nhạc rock sôi động. m nhạc vang lên, mọi người kéo nhau ra nhảy, tay nắm tay, nhảy loi choi như khỉ. Nam sinh viên dạy tôi nhảy tên là Tu Nhạc, là sinh viên năm thứ 3 khoa Triết Học. Anh ta nói, ngành của anh phải có bằng tiến sĩ mới tìm được việc tốt, nên mục tiêu của anh ta là học tiến sĩ.

Nếu xem khiêu vũ như một môn thể thao, thì tôi cảm thấy tôi cũng có năng khiếu trời cho. Tôi thích bơi lội, cũng thích bóng chuyền, đã từng học Thái Cực Quyền. Cho nên trong vòng một buổi tối, tôi đã học xong những bước nhảy cơ bản. Tu Nhạc hỏi tôi có muốn cùng anh ta học thêm buổi tối không, vì anh ta cứ nghe thấy tôi than vãn chuyện thành tích học tập kém.

“Chơi ra chơi, học ra học. Em không thể vừa chơi vừa học được, nếu không, chơi không vui, mà học cũng không tốt.” Anh ta khuyên một cách nghiêm túc.

Tu Nhạc có quyền nói những lời đó, bởi vì anh ta nằm trong Ban Cán Bộ Học Tập của khoa Triết Học, đã có giáo sư để ý đến anh ta, chắc chắn sẽ được tuyển thẳng lên nghiên cứu sinh.

“Ừm.”

“Nghe nói em thường xuyên đi làm thêm? Chỉ cần kiếm đủ tiền tiêu là được rồi, đừng nên vì tiền mà hy sinh việc học.” Anh ta nói tiếp.

“Ừm.”

“Mặc dù anh không học khoa Ngoại Ngữ, nhưng trình độ ngoại ngữ của anh đã đạt tới cấp 8, là trình độ cao cấp. Nhưng anh phát âm không chuẩn, đặc biệt là âm uốn lưỡi.”

“Thật không?” Tôi nói.

“Thật. Sáng nào anh cũng đặt một viên đá cuội dưới lưỡi để tập uốn lưỡi.” Vẻ mặt anh ta đầy quyết tâm “Đúng rồi, em có tham gia Câu lạc bộ tiếng Anh tối thứ sáu hàng tuần không?”

“Không có. Tổ chức ở đâu?”

“Vườn hoa khu phía Tây.” Anh tỏ vẻ ngạc nhiên, người học ngoại ngữ sao có thể không đi tham gia Câu lạc bộ tiếng Anh.

“Thứ sáu tuần này em rảnh không? Tụi mình có thể đi chung. Luyện tiếng Anh xong thì có thể đi xem phim chung với nhóm Lộ Tiệp. Vé suất tối có thể xem suốt đêm.”

“Ừm… tuần sau phải thi giữa kỳ, em phải học bài, lần sau đi.”

“Đừng cắm

ĐẾN TRANG
Thông Tin
Lượt Xem : 6684
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN