-->
“Em cũng là người biết nghĩ đấy nhé”.
Tôi khẽ dựa sát vào người của Thái Nhiên, nhắm mắt lại, tận hưởng cảm giác yên bình. Bên ngoài, bố tôi đang cao giọng hô: “Từ từ đã! Xem này! Trương Tam điều! Haha! Hồ!”.
Năm mới dần qua đi.
“Pháo hoa” chính thức công chiếu. Tôi theo sau Thái Nhiên, được nhân viên công tác hộ tống vào, dọc đường đi chỉ toàn là tiếng thét chói tai của các fan hâm mộ, xé rách màng nhĩ của tôi. Còn có ánh đèn flash loáng thoáng. Tôi sợ nhất cảnh này, ánh đèn bất ngờ ập đến như vậy, mạnh vô cùng, rất kích thích thần kinh thị giác của con người.
Tôi hoa mắt, rớt dần về phía sau đội ngũ. Ngay lúc đó, Thái Nhiên xoay người lại giữ lấy tôi, kéo lại đứng sát bên cậu ta, rồi cứ nắm chặt tay tôi mãi cho đến lúc vào phòng nghỉ.
Lúc bộ phim được chiếu, tôi vẫn lẳng lặng ngồi bên Thái Nhiên, nắm chặt đôi tay đang để ở trên đùi của cậu ta, tôi có thể cảm nhận được cậu ta đang run rẩy.
Cậu ta vẫn nhìn về phía người xem còn tôi vẫn nhìn về phía cậu ta. Lúc tiếng nhạc êm tai phát ra từ bộ phim “Pháo hoa”, tôi nhẹ nhàng cười, đáng tiếc cậu ta lại khẩn trương đến mức không nhìn thấy. Ngọn đèn sáng lên, tiếng vỗ tay hoan hô cứ như muốn làm nổ tung trần nhà của rạp chiếu phim, mấy cô bé đưa tay chùi nước mắt, luôn miệng gọi tên Thái Nhiên. Cậu ta gắt gao ôm tôi một chút, rồi lại theo Trương Mạn Quân bước lên bục. Một khi Thái Nhiên đã bước lên bục, ánh sáng đồng loạt chiếu vào cậu ta, đứng trên vạn người, tiếng vỗ tay lên đến đỉnh điểm thì cũng là lúc cậu ta sẽ không còn nhìn thấy tôi, không còn … là một người tôi từng biết nữa.
Mùa xuân năm ấy khá ấm áp, bố tôi lại đột nhiên té xỉu. Tôi biết, lần này ông ấy đi vào, chỉ sợ là không ra được nữa …
Bố tôi gầy đi rất nhiều, đau đớn rồi những cơn sốt cứ liên tục hành hạ ông. Tất cả các loại thuốc, chỉ còn mocphine là còn có thể giúp ông giảm đau. Có khi đau đến mức mê sảng, bố nói với tôi: “Tiểu Liên, đừng lo cho bố, mau đi học đi”.
Nghiễm nhiên là bố tôi đã quên tôi tốt nghiệp được mấy năm rồi.
Theo lời bác sĩ nói, bụng bố tôi bây giờ chỉ toàn là những tế bào hoại tử. Tôi nói chuyện với bố, ngồi gần là có thể ngửi thấy được những mùi lạ.
Việc khiến tôi đau đầu chính là Thái Nhiên đang trong giai đoạn thành công, hợp đồng quảng cáo, chụp hình chất cao như núi, đều cần tôi phải để ý. Hai việc tôi đều phải lo chu toàn, mệt hơn trâu. Tìm cho cậu ta một người trợ lý mới Tiểu Mã, cũng chịu khó, nhưng mà không đích thân đi theo cậu ta được, tôi cảm thấy không yên tâm.
Lúc chị Tú đến bệnh viện thăm bố tôi, lại nhìn tôi, luôn miệng nói không tốt. Hỏi sao không tốt, chị ấy nói sắc mặt tôi không tốt, sợ tôi cũng sớm ngã bệnh.
Tôi còn cười, nói chị ấy quá coi thường phụ nữ thời hiện đại rồi. Chúng tôi bình thường nhìn yếu ớt vậy thôi chứ đến thời điểm mấu chốt, đậu hũ cũng có thể biến thành thép. Khả năng tiềm tàng với sức mạnh bên trong không gì có thể đong đếm được đâu đấy.
Thái Nhiên thỉnh thoảng cũng đến thăm ông, tôi thật hy vọng cậu ta đừng đến. Bây giờ ra ngoài cậu ta lại phải đeo kính râm, mỗi lần đến viện là lại giống như thanh tra đến kiểm tra. Vệ sĩ cứ đứng trước phòng bệnh, ánh mắt hình viên đạn cứ đảo qua đảo lại liên tục. Cậu ta đến ngồi một lúc, đưa trái cây tự mình gọt cho tôi, dặn dò chú ý nghỉ ngơi. Sau đó nhanh chóng rời đi. Từ lúc có Tiểu Mã, thời điểm tôi thấy cậu ta dần dần ít đi. Ấn tượng sâu sắc nhất mà Thái Nhiên để lại cho tôi lại chính là bóng dáng lúc cậu ta rời đi. Cao lớn, mạnh mẽ, tay áo tung bay như một đôi cánh. Cứ như cậu ấy sắp sửa bay đi mất vậy.
Chúng ta thừơng nắm chắc những gì mình sở hữu, đến tôi thì lại không như thế. Tốt xấu ra sao cũng là đường đi của bản thân.
Mưa xuân kéo dài, tâm tình cũng dễ phát cáu. Dạo này bố tôi hay hôn mê. Ăn được gì đó là lại ói ra. Mẹ tôi dù sao cũng lớn tuổi rồi. Vất vả như vậy chịu không nổi nên hay mệt lắm. Mới vài tháng trôi qua mà cả gia đình ai cũng gầy đi.
Nửa đêm, gió đập vào mấy tàu lá chuối, tiếng động cứ len lỏi vào tận tim. Có thể mơ hồ nghe được tiếng đàn sáo, không giống với nhân gian.
Bố tôi ngày ngủ, đêm đến liền trở mình thức dậy, nhìn thấy tôi chưa ngủ, đau lòng nói: “Con cũng đi nghỉ đi, thức như vậy mệt lắm”.
Nếu tôi mà ngủ được, chỉ sợ là sét đánh cũng không dậy nổi, làm sao có thể nghe được tiếng mưa lúc nửa đêm?
Bố tôi bỗng nhiên nói: “Bố sưu tập mấy bức tranh chữ, con không thích cứ nói chúng là đồ giả. Nhưng mà thực ra bố đã sớm nhờ người đến kiểm tra, đều là đồ thật cả đấy”.
Tôi không quan tâm nói: “Thật hay giả cũng thế cả thôi”.
“Cái bình sứ từ thời nhà Tống, trị giá không ít tiền đâu”.
“Không thể tưởng tượng được trong nhà mình cũng có nhiều bảo bối quý giá đến như vậy”.
“Bảo bối quý giá nhất của đời bố chính là con”.
“Bố …”.
Bố tôi lại thở dài nói: “Chỉ tiếc là bố vẫn chưa được ôm cháu ngoại”.
Tôi nghẹn ngào.
Bố tôi lại ngủ, tôi nhẹ nhàng đứng dậy, bước ra ngoài hít thở.
Đêm xuân đã lạnh, lại còn mưa, gió cứ ùa tới từng đợt. Lạnh đến mức dù tôi vòng hai tay tự ôm lấy mình đứng dưới mái hiên mà vẫn ách xì liên tục. Dù như thế, nhưng tôi vẫn không muốn vào phòng bệnh. Nơi đó chỉ toàn là một bầu không khí u ám, tối tăm. Im ắng, cảm giác cứ như bị dồn nén, không một chút sức sống nào. Bố tôi sẽ ở nơi này trút hơi thở cuối cùng, giã từ nhân thế, giã từ hết mọi đau khổ.
Nhịn không được, tôi bấm số gọi cho Thái Nhiên. Giờ đã là nửa đêm rồi, cũng không biết đã ngủ chưa nữa, làm như vậy có quấy rầy cậu ta nghỉ ngơi không nhỉ? Đã nửa tháng rồi tôi chưa xem qua cậu ta thế nào, bây giờ lại nhớ cái cảm giác được cậu ta đặt tay lên vai. Dường như chỉ trong chớp mắt, cậu ta đã giúp tôi gánh được một phần nặng nhọc.
Điện thoại reo lên vài tiếng, có người nhấc máy. Giọng Thái Nhiên nghe vẫn còn tỉnh táo lắm. Tôi cười khẽ nói:
“Sao chưa đi ngủ?”.
“Ngủ rồi sao nghe điện thoại của chị được”, cậu ta cũng cười: “Chị đang ở bệnh viện à? Bác trai sao rồi?”.
“Vẫn như cũ, không tốt cho lắm. Cậu thì sao?”.
“Vẫn như cũ thôi, chị bắt em phải tự sắp xếp nhiều việc như vậy. Mệt chết đi được”.
Tôi nghe loáng thoáng tiếng người lạ truyền ra từ trong điện thoại, không thể không hỏi: “Có người trong nhà sao?”.
“Uhm, hôm nay Thái An ngủ lại đây”, Thái Nhiên ngáp lớn một tiếng: “Chị Mộc Liên, gần sáng rồi đó”.
Tôi vội vàng nói: “Xin lỗi, cậu đi nghỉ đi”.
Gác máy.
Một đợt gió nữa lại kéo đến, tôi lại hắt xì.
Ngày kia trời nắng đẹp, rất ấm áp mà tôi lại bị cảm.
Chương 23
edit: Trà Vô Vị
beta: Hạo Nguyệt
Mẹ đang ở phòng bệnh chờ chúng tôi, nhìn thấy Thái Nhiên dìu bố tôi vào, cảm động lắm.
“Bác đã nói rồi, trong nhà mà không có người khỏe mạnh thì chẳng làm được việc gì đâu”.
“Bác gái lại khách sáo rồi”.
“Hôm nay bác làm món vịt hầm bát bảo, ở lại ăn chung đi”.
Tôi thay Thái Nhiên từ chối, nói: “Mẹ, Thái Nhiên lát nữa còn có việc, không nên cản trở cậu ta”.
Thái Nhiên khịt khịt mũi, xem ra là muốn ở lại ăn thật, nhưng nể sợ uy danh của tôi mới không dám đồng ý. Cậu ta ủy khuất nhìn tôi, trông bộ dạng đáng thương như một con cún nhỏ không được chủ cho ăn thịt và xương. Lúc trước cậu ta chiếm được cảm tình của tôi cũng là nhờ vào cái tính tình trẻ con này. Phàm là con gái thì ít ai có thể chống cự được nó.
Chúng tôi đi đến cửa sổ cuối hang lang nói chuyện. Tôi nói với cậu ta: “Tôi biết hết mọi chuyện rồi”.
Cậu ta cúi đầu: “Em cũng vì chuyện này nên mới đến tìm chị”.
Lòng tôi chợt lạnh, nhẹ giọng hỏi: “Bên trong có hiểu lầm gì đó, đúng không?”.
Cậu ta gật đầu: “Trương Mạn Quân đưa em cùng Diệc Mẫn đi ăn cơm với mấy nhà sản xuất phim, lúc đó Diệc Mẫn có uống một chút rượu. Bọn em …”.
Cổ họng tôi nghẹn lại.
“Cô ấy … chủ động ôm em”, cậu ta lắp bắp nói: “Tất nhiên là em có đẩy cô ấy ra! Em nói em không thể nào làm vậy được. Sau đó, cô ấy khóc. Cô ấy thực sự là đã uống rất nhiều … Uhm … Cô ấy đáng thương lắm”.
Tôi im lặng, im lặng hồi lâu, sau đó mới nói: “Tôi phải liên lạc ngay với người quản lí của Dương Diệc Mẫn”.
“Chị định sẽ làm gì?”.
“Cậu nghĩ lai đi, nếu chúng ta nói chuyện đó là hiểu lầm, các phóng viên liệu có tin không?”.
Di động trong túi tôi bỗng nhiên reo lên. Tôi đành phải bấm máy nghe, nghe xong liền tắt máy, tháo pin ra.
“Giỏi lắm!”, tôi nắm chặt pin điện thoại trong tay: “Dương Diệc Mẫn vừa gặp phóng viên, nói hai người đang yêu nhau”.
Thái Nhiên trố mắt nhìn tôi.
Tôi khoát tay: “Đừng nhìn tôi với cái vẻ mặt đó. Bất quá bây giờ tôi tin là cậu vô tội rồi. Dương Diệc Mẫn đúng là con hồ ly tinh, chuyện này là cô ta cố tình gây ra. Cô ta là người mới, cần phải có chỗ đứng, cô ta là con gái, cô ta cần có sự trong sạch”.
“Nhưng em với cô ấy không có gì cả”, Thái Nhiên gào lên.
“Thế thì sao? Cô ta đã chớp được thời cơ trước cậu rồi. Bây giờ mọi chuyện đều đã được an bài. Cậu không có khả năng chạy ra ngoài đường nói tôi và cô ấy chỉ là bạn”.
“Trời ơi!”, cậu ta ôm đầu.
Tôi nhìn cậu ta: “Bây giờ cậu chỉ có thề kiên nhẫn, chờ một thời gian nữa tìm một cơ hội nào đó nói mối quan hệ này không còn nữa”.
“Chẳng trách người ta vẫn bảo, phải cẩn thận với mấy người diễn viên, ngoài đời thật cũng phải diễn trò. Thật thật giả giả chẳng thể nào phân biệt được”.
“ Cố chờ cho đến khi cậu bảy mươi tuổi, ngồi viết lại hồi kí là có thể đem hết sự thật ra nói, tựa đề là “ Dương Diệc Mẫn và tôi – chuyện xưa cần làm rõ”. Có trời mới biết lúc đó độc giả còn ai biết Dương Diệc Mẫn, còn ai nhớ Thái Nhiên là người nào nữa hay không?”.
Việc đó trở thành đề tài bàn tán HOT nhất trong tuần, ngay cả y tá trong bệnh viện cũng tham gia tranh luận, có người còn tới hỏi tôi.
Thái Nhiên không bước ra khỏi cửa lấy nửa bước, tránh né phóng viên. Chỉ có tôi đến nhà tìm được cậu ta.
Phòng của cậu ta bừa bãi kinh khủng, tôi không thể nào tìm được chỗ để bước chân vào nữa kìa.
“Em lôi tập kịch bản ngày xưa của bố ra sửa lại chút ít. Muốn đưa cho chị xem!”, cậu ta gãi gãi đầu.
Tôi vừa nghe được là của Thái Tu Viễn, lập tức trang trọng tiếp nhận tập giấy dày cộm kia: “Lúc trước ông ấy muốn quay bộ phim này, nhưng không được toại nguyện?”.
“Đúng là tập kịch bản này, nó là điều nuối tiếc nhất đời của bố em”.
Còn chuyện nuối tiếc nhất đời của bố tôi là tôi vẫn chưa thể cho ông ấy một đứa cháu để ẵm bồng lúc còn sống. Tôi cảm động, vô cùng trân trọng nâng niu tập kịch bản đó.
“Cậu muốn đem nó đi quay ngay lúc này sao?”, tôi hỏi.
“Không thích hợp ư?”, cậu ta hỏi lại.
“Còn hơi sớm”, tôi nói: “Chính bản thân cậu đứng còn chưa vững nữa là… Cậu muốn tự mình làm nó sao?”.
Thái Nhiên bỗng nhiên ngượng ngùng cười: “Nói thật, em cũng từng có cái ý tưởng đó, nhưng mà không biết thực tế nó ra sao thôi”.
“Không quan trọng”, tôi nói cặn kẽ với cậu ta: “Chỉ cần vài cuộn phim nhưng cần nhất là một bộ DV và cần có kinh phí, theo kinh nghiệm của cậu, cũng không hẳn là không quay được”.
Cậu ta kiên quyết lắc đầu: “Kịch bản của ông ấy không được người ta xem trọng”.
Tôi lật lật cuốn vở trong tay, hỏi: “Nó nói về cái gì?”.
“Một chàng trai rất có tiền đồ gặp phải một chuyện ngoài ý muốn, chỉ số thông minh bị giảm xuống bằng một đứa trẻ năm tuổi. Người yêu cùng bạn bè đều bỏ rơi anh ta, bố mẹ anh ta cũng vì chuyện đó mà li dị. Anh ấy được một nữ y tá giúp đỡ, cho học vẽ này nọ, cuối cùng cũng thành danh”.
Tôi trố mắt: “Cuối cùng anh ta cũng sống tốt?”.
“Cũng không tốt lắm đâu. Anh ta vĩnh viễn bị nhốt trong suy nghĩ của một người mười bốn tuổi”.
“Anh ta có sống cùng với cô gái đó không?”.
“Không đâu”, Thái Nhiên tiếc nuối nói: “Cô gái đó đi theo người khác rồi. Anh ta cả đời làm bạn với những bức tranh”.
“Tựa đề là gì vậy?”, tôi lập tức xoay người.
Nó gọi là: “Si nhân”.
Tôi ôm tập kịch bản vào trong lồng ngực: “Tôi thích câu chuyện này”.
“Em biết chị sẽ thích mà”, ánh mắt của Thái Nhiên trong veo, tràn ngập ý cười.
“Hơn mười năm trước nếu lấy đề tài này ra làm phim sẽ bị người ta gọi là tâm thần, bây giờ mọi người lại đề cao tính triết lí nhân sinh, em nghĩ nó sẽ thành công”.
“Nhưng để nó rơi vào tay những kẻ chỉ đề cao vấn đề lợi nhuận, chỉ sợ nó sẽ bị hủy hoại”.
“Cho nên”, Thái Nhiên tiến sát vào người tôi: “Em nghĩ đến một người”.
“Là Trương Mạn Quân…”, tôi cười.
Không ai có thể dễ dàng bị thuyết phục bởi cái đề nghị này hơn là cô ấy. Cô ấy ngưỡng mộ Thái Tu Viễn nên sẽ hiểu được tính nghệ thuật trong các tác phẩm của ông ấy, hơn nữa phong cách của bọn họ cũng tương tự nhau. Nếu cô ấy có thể quay tác phẩm của Thái Tu Viễn, làm cho nó nổi tiếng thì hẳn với cái tính lãng mạn vốn có của cô ấy còn có thể nghĩ đây là một hành động cực kì vĩ đại, là lễ truy điệu cho mối tình đầu của cô ấy.
Tôi cẩn thận nói: “Vẫn nên thương lượng với cô ấy trước rồi sau đó mới quyết định. Cô ấy từng trải, kinh nghiệm phong phú, có được một đề tài như vậy, sẽ biết cách khai thác nó. Nhớ lấy, không được dùng tỉnh cảm mà ép buộc cô ấy”.
Thái Nhiên hỏi tôi: “Chị có tưởng tượng ra điệu bộ của em lúc làm đạo diễn không?”.
“Diễn giỏi thì sẽ làm đạo diễn được thôi, tôi chẳng thấy có gì đáng kinh ngạc”.
“Chị vẫn sẽ ủng hộ em?”.
“Tôi vẫn tiếp tục ủng hộ tất cả những quyết định đúng đắn của cậu”.
Tôi nhanh chóng đạt được thỏa thuận với người quản lí của Dương Diệc Mẫn, mở ra một cuộc họp báo, bị lấy lời khai giống như là những kẻ đồng lõa với phạm nhân, thành khẩn khai báo chỉ mong sao cho tòa án sớm khoan hồng.
Thái Nhiên vẫn duy trì thái độ buồn phiền, mặt cứ dài ra như một ông cụ, hình như có người nợ cậu ta hai trăm vạn chưa trả thì phải. Dương Diệc Mẫn thì mất hết hứng thú, ngoại trừ lúc nhìn vào ống kính ra còn lại lúc nào cũng làm ra cái vẻ mặt nóng nảy. Cô bé này, một lần nổi tiếng là cả ngàn người biết đến, cả vạn người ca tụng, dần dần cũng sinh ra cái tính kiêu kì. Bất quá vì tuổi còn nhỏ, lại là con gái nên chẳng ai thèm chấp, cũng dễ dàng tha thứ.
Thái Nhiên lại không được như vậy, con trai chỉ một lần tùy hứng thôi là đã bị đồn đãi lên rất nhiều. Bố tôi lại đang bị bệnh, cậu ta không thể càu nhàu với tôi, nghẹn ngào, tức tối lắm nên chạy đến phòng tập thể thao để xả stress. Kết quả là lại rèn luyện cho thân hình cậu ta đẹp hẳn ra.
Tôi chọc chọc vào tay cậu ta, nhìn xung quanh đánh giá, cảnh cáo nói: “Chuyện lần này xử lí xong xuôi rồi. Lần sau làm việc phải cẩn thận vào cho tôi”.
“Như phim The Misfits* ”.
(*) : Mình không tìm được thông tin về bộ phim này chỉ biết nó là bộ phim cuối cùng mà Marilyn Monroe đóng.
“Yên tâm, người hâm mộ của hai người đang ước gì hai người chia tay kìa”.
“Có fan hâm mộ yêu em đến mức muốn độc chiếm em, giết chết các fan hâm mộ khác của em cũng là một loại thành công”.
Tôi lườm cậu ta một cái: “Quen biết lâu như vậy, giờ tôi mới biết là cậu có khuynh hướng thích bị ngược đấy”.
Cậu ta lau mồ hôi, cười nói: “Chỉ có người em yêu mới có khả năng ngược em được”.
Nói như thế, chắc tôi có khuynh hướng tự ngược bản thân mình.
Tôi bị đau đầu từ lâu lắm rồi, cũng không phải là đau thần kinh mà là do bị bệnh. Sức đề kháng của tôi yếu hẳn đi, bị cảm mới khỏi giờ lại tái phát, kinh nguyệt cũng không đều. Sụt một lúc gần 8 kg, sức khỏe đã giảm đến mức độ cảnh báo.
Mợ tôi gọi điện đến hỏi thăm tình hình sức khỏe của bố, tôi nửa đùa nửa thật nói: “Có thể gửi cho cháu một bộ đồng phục trung học của cô em họ tiểu Linh được không? Cháu giờ so với em ấy còn thon thả hơn nhiều”.
Mệt là thế, nhưng tôi không thể không lo liệu mọi chuyện trong nhà. Bố tôi dạo này ngủ rất nhiều, ngoại trừ việc chuyền dinh dưỡng còn phải tiêm mocphine vào cơ thể, làn da càng ngày càng sần sùi như vỏ cây, cứ như muốn tróc khỏi cơ thể của ông ấy vậy.
Mẹ tôi cả ngày ở bên cạnh bố, lúc thì đọc báo cho bố tôi nghe, khi thì chăm hoa cho ông ấy xem. Vẻ mặt chăm chú kia làm cho tôi xúc động. Bọn họ yêu nhau thật lòng. Tôi không biết mình có được may mắn như vậy không. Đến những phút cuối của cuộc đời vẫn còn có người tình nguyện ở bên cạnh, chăm sóc tôi. Khi đại nạn đến người ấy vẫn có thể nắm chặt lấy tay tôi.
Trương Mạn Quân nhìn thấy tôi, xúc động không nên lời: “Mộc Liên! Em bị làm sao vậy? Trông cứ như là một cái xác không hồn đấy’.
Tôi không muốn kể khổ, đành phải nói: “Dạo này em bị bệnh ấy mà”.
Trương Mạn Quân nghi ngờ nhìn tôi, cứ như là thật sự muốn kiểm chứng xem tôi có phải là một cái xác sống hay không. Rõ ràng tinh thần của con người là một thứ cực kì quan trọng, tinh thần vui vẻ thì mới rạng rỡ, phấn chấn lên được.
Thái Nhiên đưa tập kịch bản cho cô ấy xem. Trương Mạn Quân để nó sang một bên, cũng không vội mà mở ra xem: “Dạo này tôi muốn nghỉ ngơi, tìm một cơ hội để đi đây đó, tranh thủ thời cơ mà sinh lấy một hai đứa con”.
Thái Nhiên gật gật đầu: “Bọn em cũng không vội. Chỉ muốn hỏi ý kiến chị một chút thôi”.
Trương Mạn Quân hút một điếu thuốc, chậm rãi nói: “Bộ phim lần trước đã bán được sáu ngàn vạn vé, các thứ hạng đạt được cũng toàn trên ba. Nói thật, tôi thấy vậy là đủ rồi”.
Đã sớm nhìn ra được, cô ấy đem “Pháo hoa” ra làm lời chào tiễn biệt.
Tôi hùa theo nói: “Đối với phụ nữ, gia đình mới là sự nghiệp chính của cả một đời người”.
Những lời nói đó chạm đến nỗi lòng của vị đạo diễn này, cô ấy khẽ cười: “Kịch bản này là ở đâu ra vậy?”.
Thái Nhiên nói: “Của bố em”.
Trương Mạn Quân buông điếu thuốc đang hút dở trên tay: “Thái Tu Viễn!”.
Cô ấy nói ra ba chữ đó, nhẹ nhàng mà tràn đầy ôn nhu, giống như một nụ hôn trong ngày hè. Tôi thấy cô ấy thực sự là một con người hiếm có, đã nhiều năm như vậy mà vẫn còn có thể giữ được cái tình cảm trước kia. Mỗi lần nhớ lại mối tình đầu là một lần đau.
Cô ấy cầm kịch bản lên: “Là tập kịch bản cuối cùng của ông ấy viết khi còn sống ư?”.
Thái Nhiên gật đầu.
“Tôi sẽ xem xét, sẽ sớm trả lời cho hai người”.
Thái Nhiên dường như còn muốn nói cái gì đó, tôi kéo kéo tay cậu ta. Vẻ mặt này của Trương Mạn Quân, chắc hẳn là đang chìm đắm trong những hồi ức, chúng ta không nên quấy rầy cô ấy.
Lúc rời khỏi Trương gia, tôi chạm vào bức tranh của Gioóc – ni- a treo trên tường nở nụ cười.
Chuyện tình cảm ngày trước của Trương Mạn Quân cũng có thể viết nên một tập kịch bản hay.
Hôm đó mẹ bảo tôi về nhà nghỉ ngơi cho tốt, trong nhà giờ chẳng còn ai ở, bụi đã đóng một lớp dày. Tôi ngâm mình trong bồn tắm, đang thiu thiu ngủ thì chuông điện thoại reo lên.
Cả người tôi ướt sũng lao ra khỏi phòng tắm, ho khan vài cái rồi mới tiếp điện thoại.
Không ngờ người gọi đến lại là Trang Phác Viên, đã vài tháng rồi chúng tôi không liên lạc với nhau, không ngờ nửa đêm anh ta lại gọi đến một cuộc gọi khẩn chứ.
Nghe giọng anh ta dường như là rất lo lắng: “Mộc tiểu thư, có chuyện gấp cần nhờ cô giúp đỡ”.
“Không cần khách khí, có chuyện gì anh cứ nói đi”.
“Mới lúc nãy con tôi có gọi cho tôi, nó nói nó đau bụng lắm rồi đột nhiên im bặt. Tôi bây giờ đang ở trên biển với trợ lý, không thể quay trở lại được. Nhờ cô chạy đến xem hộ tôi như thế nào”.
Cứu người như cứu hỏa, không thể chậm trễ được. Tôi không hỏi gì nhiều, lập tức ghi lại địa chỉ, mặc xong quần áo, mang theo tiền, bỗng nhiên lại mang theo tấm thảm trong phòng ngủ, trực giác mách bảo tôi là có việc cần dùng đến nó.
Đi trên đường tôi bấm máy gọi cho cảnh sát, nói có một đứa trẻ bị nhốt ở trong nhà. Lúc đến nơi thì xe cảnh sát cũng vừa tới. Cảnh sát mở cửa ra, tôi vội vàng chạy vào.
Một đứa trẻ hơn mười tuổi đang nằm ngã dưới sô – pha trong phòng khách. Thằng bé vẫn còn chút ý thức, tôi nâng nó dậy, nó nói: “Đau ….”.
Tôi sờ lên trán của thằng bé, chỉ toàn là mồ hôi, vội vàng lấy thảm cuốn người nó lại. Lúc này xe cấp cứu vừa chạy đến. Bác sĩ, y tá đỡ lấy thằng bé từ trong tay tôi.
Một bác sĩ lành nghề nói: “Có thể là viêm ruột thừa cấp tính”.
Thằng bé bỗng nhiên khóc rống lên: “Mẹ … Mẹ …!”.
Chúng tôi nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất, thằng bé lập tức được đẩy đi đến phòng phẫu thuật. Lúc đó cảnh sát chạy đến, nói với tôi: “Bà à, sau này nhớ dạy đứa nhỏ, nói nó nếu có chuyện gì thì có thể trực tiếp gọi cho chúng tôi”.
Tôi chỉ biết vâng, dạ. Trang Phác Viên nhanh chóng gọi tới, tôi nói với anh ta: “Là viêm ruột thừa cấp tính, tôi đang đứng chờ, thằng bé phải phẫu thuật”.
Anh ta thở phào nói cảm ơn tôi.
“Mẹ của đứa nhỏ đâu?”, tôi hỏi
“Cô ấy đang ở Pháp”.
“Cần phải có người chăm sóc cuộc sống hàng ngày cho thằng bé”.
“Bà ấy đến tối là phải về. May mà có cô”.
“Tiền thì lúc nào kiếm mà chẳng được, để thằng bé ở nhà một mình rất không an toàn”.
“Đúng ! Đúng”.
Tôi nhịn không được, hỏi đùa: “Bạn bè của anh đâu hết rồi?”.
Anh ta cười mỉa: “Đại khái là đều có cuộc sống riêng lúc về đêm cả rồi, muốn tìm một người rảnh rỗi cũng khó”.
Tôi mệt mỏi ngồi xuống dãy ghế trong bệnh viện, thay mặt bố mẹ thằng bé chờ nó giải phẫu xong. Trời bây giờ cũng khá ấm áp nhưng vẫn còn lạnh khi về đêm. Người tôi ướt đẫm mồ hôi, giờ ngồi yên được một chút, dần dần thấy lạnh, lại bắt đầu ho khan.
Bố tôi ở bệnh viện cũng đã được mấy tháng rồi, tôi đã quen với không khí yên lặng đầy thần bí của bệnh viện lúc nửa đêm. Tiếng bước chân của y tá rất khẽ, từng tiếng vang ngẫu nhiên phát ra từ sự va đập của mấy cái chai, lọ. Thỉnh thoảng sẽ có tiếng ho của những người bệnh vọng ra, đôi lúc lại là tiếng khóc chào đời của một đứa bé mới sinh.
Tôi gục đầu xuống rồi mạnh mẽ mở mắt ra, nhìn thấy một tia nắng mặt trời.
Trời đã sáng rồi sao?
Lúc này tôi mới phát hiện ra là mình đang nằm trên giường bệnh, cách vách là công tử nhà họ Trang.
Thằng bé kia đã sớm tỉnh dậy, chỉ là dương như thuốc tê hết công hiệu nên miệng vết thương phát đau, gương mặt cậu ta tràn đầy đau đớn.
Tôi bước sáng giường cậu ta hỏi: “Em có đau lắm không? Có cần chị gọi y tá đến tiêm một liều thuốc giảm đau không?”.
Cậu ta mạnh miệng nói: “Một chút cũng không đau”.
Tôi cười. Lông mi của thằng bé rất giống với bố mình.
Thằng bé hỏi tôi: “Dì là người đưa tôi tới bệnh viện à? Dì là bạn gái của bố tôi ư?”.
Tôi nói: “Chị chỉ là người quen của bố em thôi”.
Trang Phác Viên đẩy cửa vào, vui vẻ nói: “Cô tỉnh rồi à?”.
“Trang tiên sinh về lúc nào vậy?”.
“Chạy ô – tô đến đây chỉ mất ba giờ, tôi đến từ rất sớm, thấy cô đang ngủ ở hành lang, tôi ôm cô vào phòng bệnh nằm, cô cũng chẳng biết”.
Tôi ngượng ngùng, mặt hơi đỏ.
“Mới mấy tháng không gặp. Sao cô gầy đi nhiều vậy?”.
“Gần đây ai gặp tôi cũng đều nói như vậy”.
“Lúc nãy cô đang ngủ, có điện thoại gọi đến, nói là tìm cô. Tôi sợ làm phiền cô ngủ nên tắt di động luôn. Có vấn đề gì lớn không?”.
Tôi lôi điện thoại ra, thấy toàn là Thái Nhiên, liền nhấn nút gọi lại.
Chuông vừa reo lên một tiếng đã có người nhấc máy, Thái Nhiên lo lắng nói: “Chị đang ở đâu? Tình hình của bố chị không hay rồi. Mau đến xem sao đi”.
Chương 24
edit: Trà Vô Vị
beta: Hạo Nguyệt
Lúc tôi đến bệnh viện thì được thông báo tình hình của bố rất nguy kịch. Mẹ tôi hoang mang ngồi chờ ngoài phòng cấp cứu. Tôi kinh ngạc, chỉ mới vài canh giờ thôi, mà tóc bà đã bạc trắng cả. Tôi có cảm giác như là bà không ngủ cả nửa năm rồi.
Sức cùng lực kiệt.
Thái Nhiên ngồi cùng mẹ tôi, vẻ mặt bình tĩnh. Tôi thấy cằm cậu ta hơi xanh, chắc là sáng sớm vừa ngủ dậy đã chạy ngay đến bệnh viện.
Cậu ta nói cho tôi biết: “Bác trai đột nhiên suy tim, cấp cứu được một lúc rồi. Gọi điện thoại cho chị, nhưng chị không nghe lại còn tắt máy”.
Tôi nghe ra được sự bất mãn trong lời nói của cậu ta, cực kì hổ thẹn: “Tôi đang ngủ”.
Mẹ nắm lấy tay tôi, hỏi: “Sẽ không có chuyện gì xảy ra hết. Đúng không?”.
Tôi không phải bác sĩ, cũng chẳng phải là thần tiên, làm sao biết được, lòng tôi bây giờ cũng nóng như lửa đốt. Bà không ngừng hỏi, không nghe được đáp án từ chính miệng của tôi, giống như là đã phó thác tất cả vào lời nói của tôi, chỉ cần tôi nói không chết, bố tôi nhất định sẽ sống lâu trăm tuổi. Trong lòng tôi bỗng nhiên lại có cái ý nghĩ rất điên rồ, nếu bố tôi cứ hôn mê như thế rồi rời đi sớm một chút, thoát khỏi cái thân thể đang chịu đựng những tra tấn kia cũng tốt.
Nhưng cái suy nghĩ này ngàn vạn lần đừng xảy ra.
Đầu óc trống rỗng, tất cả chỉ là một mảng mờ mịt, tôi hoảng hốt nhớ về thời thơ ấu. Mẹ dắt tôi đi trên đường, chỉ vào tấm biển của một cửa hiệu viết bằng tiếng Anh, muốn tôi đọc nó. Tôi rất căng thẳng, nhìn thấy những từ đơn kia rất quen, nhưng ngay cả một chữ tôi cũng không tài nào nhớ ra được. Mẹ tôi thở dài, trách tôi ngu dốt mà không chịu chăm chỉ học hành. Sau đó tôi có một áp lực rất lớn, thường nằm mơ thấy mình phải nhận biết các từ, mấy từ tiếng Anh đó cứ như được mọc cánh, bay qua bay lại trước mặt tôi mà toàn bộ tôi đều không biết, gấp rút đến mức toát hết cả mồ hôi hột.
Ngay giờ phút này tôi lại có cái cảm giác đó, cổ họng cứng đờ, không thể nhúc nhích, muốn nói điều gì đó nhưng lại thôi.
Thái Nhiên mạnh mẽ nắm lấy tay bà, thay tôi kiên quyết nói: “Chắc chắn là sẽ không xảy ra việc gì đâu. Bác sĩ lúc nào cũng thích nói quá lên”.
Mẹ tôi nhẹ nhàng thở ra. Tôi liếc nhìn Thái Nhiên với vẻ mặt biết ơn. Cậu ta dường như đang an ủi tôi nên cứ cười cười, đặt tay lên vai tôi.
Tôi thả lỏng tâm tình ra được một chút.
Đèn trong phòng phẫu thuật vụt tắt. Bác sĩ bước ra, nói: “Tạm thời đã qua cơn nguy hiểm rồi nhưng sức khỏe của bệnh nhân đã yếu đi rất nhiều. Gia đình nên chuẩn bị đi”.
Ông ta là đang nói, gia đình tôi nên lo hậu sự sao?
Bố đã từng nói với tôi rồi, quan tài bằng gỗ, ông thích nhất là gỗ Hương Sơn, nó rất tốt, nổi tiếng từ hồi xưa rồi. Hỏa táng ở trong đó rồi mang về quê, chôn ở phần mộ tổ tiên. Mọi chuyện cứ giản lược bớt đi.
Trên giường bệnh, bố tôi phải mang bình dưỡng khí, cả người cắm đầy ống, dụng cụ, một cái chấm nhỏ màu đỏ tượng trưng cho sinh mệnh của ông ấy ngay lúc này.
Tôi nói: “Không thể nào. Không thể nào. Bố nhất định là vẫn còn thời gian nói lời tạm biệt với chúng ta”.
Thái Nhiên dìu tôi, nói: “Có lẽ lúc bình thường, bác ấy đã nói với chúng ta rồi”.
Đúng rồi. Ngày thường lúc nào bố tôi cũng lải nhải nói về những đạo lí này nọ, rồi còn tụng kinh, niệm Phật, nói cả đời này ông ấy làm việc thiện cũng không ít, Diêm Vương sẽ không gây khó dễ đâu.
Tôi cùng mẹ đi thắp nhang trong miếu. Tôi là người theo thuyết phiếm thần, đối với những lý luận này nọ về thần linh, chỉ tin ba phần nhưng kính 5 năm phần. Lần này là tôi mười phần thành tâm hướng Phật. Đúng là ngày thường không thắp hương, cuống lên mới ôm chân Phật.
Tiếng mõ vang lên đều đều, lòng tôi cũng dịu đi chút ít. Cả đời bôn ba, chứ chìm nổi giữa cuộc đời này rồi cuối cùng cũng trở về với cát bụi, một linh hồn cứ phiêu bạt khắp nơi, không có nơi nào để dừng chân.
Mẹ tôi cùng phương trượng đàm đạo những vấn đề Phật giáo mà tôi và Thái Nhiên không hiểu, sợ làm trò cười cho thiên hạ nên rời đi nơi khác.
Trong chùa có một gốc cây lê rất cao, mùa hoa nở đã qua, bây giờ nó đang lên chi chít những lá xanh. Tôi ngửa đầu, những ánh sáng rọi qua tán cây chiếu thẳng vào mắt tôi, tuy đau đớn nhưng tôi vẫn cố chấp ngước nhìn, mãi cho đến khi nước mắt chảy ra.
Thái Nhiên yên lặng đứng ở phía sau tôi, không khí im ắng. Tôi quay đầu lại nhìn, cậu ta cũng nhìn tôi cười cười. Tôi bèn đá cục đá dưới chân mình vào chân cậu ta.
Thái Nhiên vỗ vỗ mặt tôi, nhẹ nhàng nói: “Mọi chuyện sẽ qua thôi. Chị còn có em mà”.
Tôi vươn tay, mạnh mẽ giữ chặt cậu ta, giống như đại dương bao la cứ cố chấp ôm chặt lấy một gốc cây đang trôi nổi trong nó.
Sau phẫu thuật một ngày thì bố tôi tỉnh lại, ánh mắt ông ấy vô thần nhìn mẹ, nhìn tôi, rồi
lại ngủ. Mẹ tôi còn mong đợi muốn
nghe bố tôi nói điều gì đó, nên cứ chăm chú lắng nghe cả nửa ngày, chỉ nghe thấy tiếng ngáy phát ra từ cổ họng của ông ấy.
Mẹ lo lắng kéo kéo áo tôi: “Con nói xem. Bố con có khi nào không nói được nữa không? Ông ấy vẫn chưa nói gì với mẹ”.
Tôi nói: “Bố còn có thế nói gì với mẹ đây? Bố biết con rất hiếu thuận với mẹ. Mẹ chỉ mới hơn năm mươi, ít nhất còn có thể sống được thêm ba mươi năm nữa. Nếu có thể tái giá chắc cũng hợp với ý nguyện, có người thay bố chăm lo cho mẹ”.
Mẹ tôi nghe thế, bỗng dưng òa khóc: “Mẹ đã từng này tuổi rồi. Không có bố con, mẹ biết làm sao đây?”.
“Thì mẹ đi theo con”.
“Tương lai con còn phải kết hôn rồi sinh con và nuôi nấng nó”.
“Thật là …”, tôi dậm chân: “Chẳng lẽ mẹ không muốn giúp con nuôi em bé?”.
Mẹ tôi lấy lại tinh thần, lau nước mắt nói: “Đúng. Mẹ phải giúp con nuôi đứa nhỏ. Bây giờ thanh niên phải đi làm, mẹ sẽ phải đi theo con”.
Cách ngày, gia đình Thái Nhiên lại đến đây thăm. Bố tôi vẫn ngủ say như trước, chị Tú có hầm canh gà cho mẹ tôi uống.
Chị ấy là người từng trải nên biết cách an ủi mẹ tôi: “Hồi trước lúc bố Thái Nhiên mất, so với chị, em còn khổ hơn nhiều. Em không thể đi làm, trong nhà chỉ có ít tiền để dành, ba đứa con đều vẫn còn rất nhỏ. Tang sự xong xuôi thì nhà em cũng hai bàn tay trắng. Chị nhìn xem nhà chị còn có Mộc Liên đã có tiền đồ lại còn rất hiếu thảo nữa”.
Một trong những cách an ủi tốt nhất là kể cho người ta nghe những chuyện thương tâm hơn.
Mẹ tôi sau một lúc im lặng, bỗng nhiên nói: “Bố mẹ mai mối, cũng nhờ vậy mới qua được một đời”.
Tôi quay sang chỗ khác, hình ảnh phản chiếu trong gương đã là gương mặt đầm đìa nước mắt của tôi.
“Chị bị cảm sao rồi?”, Thái Nhiên hỏi.
“Cũng chưa đi xem sao”, tôi nói.
Thái Nhiên đặt tay lên trán tôi thử độ ấm: “Vẫn nên đi khám xem sao. Hình như chị bị sốt nhẹ đấy”.
“Chắc là do bị kích động quá thôi”.
“Lúc này chị không thể gục ngã”.
Tôi nở nụ cười: “Chẳng phải đã nói vẫn còn có cậu sao?”.
“Phải!”, cậu ta nắm lấy tay tôi nói: “Còn có em giúp chị mà”.
Cậu ta cũng không còn giống như lúc trước chuyện gì cũng phải chạy đi hỏi ý kiến của tôi. Lúc này đã thành một người tự chủ rồi, một người đàn ông có năng lực gánh vác tất cả những việc mình làm. Con sâu nhỏ đã mọc cánh, phá kén chui ra thành một con bướm xinh đẹp rồi. Tôi thực sự rất vinh hạnh khi có thể ở bên cạnh quan sát được bước chuyển mình này của cậu ta.
Tôi vẫn còn sốt, nhiệt độ không giảm, đến chạng vạng hôm sau đã là gần 38 độ rồi, cứ ho mãi không dứt, toàn thân mệt mỏi. Tôi lại không dám làm mẹ lo lắng nên lặng lẽ đi đến phòng bệnh đăng ký khám, cầm thuốc về, nhân tiện mua thêm chút cháo.
Đang đổ cháo vào bát bỗng nhiên tôi nghe thấy một âm thanh yếu ớt gọi mình: “Tiểu Liên …”.
Tay tôi run lên, thìa múc cháo rơi cạnh xuống bàn.
Bố tôi mở mắt ra, gương mặt cũng tỉnh táo không ít, nói rõ ràng từng chữ: “Thơm quá, là cái gì vậy?”.
“Là cháo trứng muối thịt nạc”, mẹ tôi vội vàng đáp.
Bố nhìn tôi, nói: “Nhiều vậy sao ăn hết được? Sao con gầy thế?”.
Tôi mãnh liệt gật đầu.
Bố tôi còn nói: “Nên sớm kết hôn đi chứ cứ kéo dài thời gian mãi như thế sẽ không tìm được đối tượng tốt đâu”.
Tôi vẫn gật đầu.
Bố tôi lại quay sang nói với mẹ: “Bà phải đi theo con gái mình nhé, gần gũi nó nhiều thêm một chút”.
Mẹ tôi khóc nấc lên.
Bố tôi tỉnh dậy một lúc lâu sau, bỗng nhiên còn nói: “Chuyện Tiểu Liên điền phiếu nguyện vọng thi đại học cứ kệ con bé đi, thiết kế thời trang cũng tốt mà theo biên đạo cũng được. Học xong rồi cũng đều phải dựa vào năng lực của mình hết”.
Lòng tôi đau xót, chỉ có bố tôi mới hiểu con gái của ông lúc trước vẫn nằng nặc đòi làm nhà thiết kế thời trang mà chỉ vì người trong lòng mình mà bỏ đi heo học ngành biên đạo, tiền kiếm được không ít nhưng mà tất cả chỉ là hư không.
Bố quan tâm tới tôi.
Sau đó, bố tôi cũng không nói thêm gì nữa.
Rạng sáng ngày hôm sau thì bố đi.
Tôi đỡ mẹ đứng nhìn y tá đưa ông ấy vào nhà xác, quay đầu lại thì thấy Thái Nhiên đang vội vàng chạy tới.
Lúc nhìn thấy cậu ta từng bước, từng bước chạy về phía này tôi cứ có cảm giác như mình đang nhìn thấy một thước phim quay chậm. Những sự chống đỡ gắng gượng của tôi bỗng chốc tan ra.
Thái Nhiên lập tức đỡ lấy mẹ từ tay tôi.
Đầu tôi choáng váng, làm cách nào để về được đến nhà cũng chẳng biết.
Lúc xuống xe thì trời sáng hẳn, đèn đường hai bên đồng loạt được tắt, những tia nắng vàng rực rỡ bao trùm lên mặt đất. Lúc này tôi mới phát hiện bây giờ đã là cuối xuân, chính là lúc hoa nở đẹp nhất.
Người chết thì đèn tắt, mà đèn tắt rồi thì trời cũng phải sáng.
Ngược lại lúc này mẹ tôi lại cực kì bình tĩnh, thở dài nói: “Coi như ông ấy cũng chẳng còn điều gì để tiếc nuối”.
Tôi nhìn thấy cằm của Thái Nhiên lấm tấm râu, chắc cậu ta mới sáng sớm đã chạy đến bệnh viện nên giờ hẳn là rất mệt rồi, bèn quay sang nói: “Hôm nay nếu cậu không bận chuyện gì thì về nhà nghỉ ngơi sớm đi”.
Cậu ta không chịu: “Em ở đây có thể còn giúp chị được chút”.
Tôi cười cười, cũng không miễn cưỡng: “Vậy tôi với mẹ ngủ chung một giường, cậu ngủ ở phòng tôi nhé”.
“Chị vẫn còn sốt sao?”.
“Ngủ một giấc dậy là sẽ ổn thôi mà”.
Cậu ta vươn tay sờ lên trán tôi, tôi chỉ có thể cảm nhận được sự lạnh lẽo từ bàn tay của Thái Nhiên truyền đến, cậu ta rút tay về, ngay lập tức mặc áo khoác vào: “Đi, chúng ta đến bệnh viện. Nhiệt độ của chị không bình thường”.
“Không cần, uống thuốc vào là sẽ khỏi thôi”, tôi thực sự không muốn quay trở về nơi đó.
Nhưng mà Thái Nhiên không nghe, cứ một mực kéo tôi đi, hướng về phía cửa. Tôi không cách nào giãy ra được, bỗng nhiên cảm thấy đầu óc quay cuồng, cả người mềm nhũn, ngã khụy xuống đất.
Một đôi tay vươn ra, kéo tôi lại rồi ngồi xuống bế xốc tôi lên.
“Thái Nhiên …”, tôi thì thào.
Cậu ta nhỏ giọng nói bên tai tôi: “Không có việc gì đâu, chúng ta sẽ lập tức đến bệnh viện”.
Sau đó tôi hôn mê, cả người lâng lâng cứ như đang bơi trong bụng nước ối của mẹ. Tách biệt hoàn toán với những âm thanh của thế giới bên ngoài, chỉ cảm nhận được nhịp tim của một người đang phát ra cực kì mạnh mẽ từ trong lồng ngực.
Còn nhớ lúc tôi học trung học, có một lần phát sốt, bố cõng tôi đến bệnh viện. Hôm đó trời rất lạnh, gió thổi tới mạnh mẽ cứ như những nhát dao cứa vào mặt. Hơi thở của bố tôi là những làn khói trắng mong manh, đánh lừa thị giác của tôi.
Tôi giật mình tỉnh dậy, mới phát hiện ra lúc này mình đang nằm ở trên lưng Thái Nhiên, đôi tay mạnh mẽ mà tràn đầy ấm áp đó đang nâng đỡ cơ thể tôi. Đường xá tấp nập, cậu ta cõng tôi trên lưng chạy rất nhanh
“Sao vậy?”, tôi vẫn còn chút sức lực nói chuyện.
“Đi làm vào giờ cao điểm, mấy cây cầu chật ních xe chờ mua vé qua mà em vẫn có thể luồn lách chạy qua một cách nhanh chóng”.
Cậu ta thở, mồ hôi chảy dọc xuống hai bên má, tôi đang lên cơn sốt nên lại càng cảm thấy mặt cậu ta lạnh lại ẩm ướt.
Mặt của tôi cũng ướt đẫm, là vì đang khóc. Cậu ta đã giữ lời hứa, tất cả mọi chuyện đều có cậu ta lo liệu, cậu ta có thể chăm sóc tốt cho tôi.
Trong một khoảnh khắc, tôi bỗng nhiên rất muốn hôn Thái Nhiên nhưng thực sự là tôi chẳng còn chút sức lực nào cả, phải mơ màng nhắm mắt lại, mặc cho cậu ta đưa tôi đi đến chân trời góc bể nào.
Lúc tôi tỉnh lại thì đã là buổi sáng hôm sau, lúc đó chỉ có cảm giác thật thoải mái, cái cảm giác mà trước giờ tôi chưa từng có qua. Quay sang … tôi nhìn thấy Thái Nhiên đang choàng một cái áo khoác nằm ngủ trên ghế sô-fa. Cậu ta cao lớn vậy mà phải ngủ trên một cái ghế sô-fa chật hẹp thật là làm khó cậu ta rồi.
Tôi bước xuống giường, lẳng lặng cầm chăn đắp lên người cho Thái Nhiên. Cậu ta trở mình, mở mắt ra.
“Chị đã xuống giường rồi sao?”.
“Tôi không sao mà”, tôi cười.
“Chị bị viêm phổi đấy, có biết không?”, cậu ta trừng mắt nhìn tôi.
Tôi xoa xoa mặt cậu ta. Do nằm nghiêng trên ghế sô-fa nên một bên mặt của cậu ta bị đè thành đầy những nếp nhăn.
“Cám ơn cậu”, tôi nói: “Tôi đánh giá cao bản thân mình quá rồi, thật sự không biết cám ơn cậu như thế nào nữa”.
Thái Nhiên giữ chặt bàn tay đang vuốt ve gương mặt cậu ta của tôi: “Chị thể hiện thành ý của mình bằng cách bóp mặt em như vậy sao?”.
Tôi cười, cúi đầu hôn cậu ta.
Cậu ta bỗng nhiên cứng đờ ra.
“Vậy cũng coi như là có chút thành ý đi”, tôi hỏi.
“Mộc Liên…”.
Tôi ngồi xuống sô-fa, ngay bên cạnh cậu ta, cúi đầu nhìn chằm chằm Thái Nhiên: “Cậu có thể cười tôi, nhưng tôi không thể che giấu tình cảm của mình mãi được. Tôi nghĩ tôi thích cậu … Hy vọng chuyện này không gây khó xử cho cậu”.
Cậu ta nhảy dựng lên, m
mạnh mẽ ôm lấy tôi, dùng toàn bộ sức lực, tốc độ vừa nhanh lại vừa mạnh, suýt chút nữa đã làm tôi ngạt thở rồi, những lời muốn nói cũng đã nói hết ra rồi đành mặc kệ cho mọi chuyện ra sao thì ra.
Tôi rốt cuộc cũng làm được chuyện mà đã rất nhiều năm rồi vẫn chưa có cơ hội thực hiện, chính là vùi đầu vào lồng ngực của một người khác phái, nghe tiếng tim đập chậm rãi của người đó. Việc này được miêu tả lãng mạn đến mức buồn nôn mà không ngờ rằng ở ngoài đời thực, hương vị của nó rất tuyệt vời.
Tôi nghe Thái Nhiên nói: “Thì ra ôm chị sẽ có cảm xúc rất khác biệt”.
Chỉ một câu nói đơn giản như thế thôi cũng làm cho mặt và tai tôi nóng ran lên.
Thái Nhiên cúi đầu, đè môi xuống. Tài năng thiên bẩm của tôi trong nháy mắt bỗng nhiên được kích thích, lập tức vòng tay qua cổ kéo Thái Nhiên.
Nụ hôn thật sâu vừa chấm dứt, cậu ta thở hổn hển, luôn miệng nói: “Em xem thường chị rồi! Là em xem thường chị rồi”.
Tôi mỉm cười: “Cậu không biết tôi đã thèm thuồng cậu bao nhiêu lâu rồi đâu. Từ trong tiềm thức đã đem những động tác thân mật ra tập luyện vô số lần”.
Cậu ta lại trở lại ngồi lên ghế sô-fa, nói khẽ: “May mắn là em cũng không có đánh mất chị”.
Mỗi một câu nói yêu thương đều rất động lòng người.
Âm thanh mở cửa vang lên, mẹ tôi bỗng nhiên đẩy cửa tiến vào. Chúng tôi vội vàng tách ra.
Mẹ tôi đi tới đi lui, không nói gì cả. Tôi chỉ có cảm giác ánh mắt của mẹ đảo qua đảo lại vài vòng trên người tôi với Thái Nhiên là đã nhìn thấu hết mọi chuyện.
Bố tôi được hỏa táng, tro được đựng trong một cái bình gốm màu trắng, tôi cùng mẹ mang ông về quê an táng.
Buổi tối trước ngày đi, tôi viện cớ mua đồ này nọ, vội vã xuống lầu gặp Thái Nhiên.
Tôi cười: “Đêm khuya gió lớn chúng ta giống như ăn trộm, lén lén lút lút gặp nhau không giống như một cặp đanh yêu nhau chút nào cả”.
“Trai chưa vợ, gái chưa chồng chúng ta yêu nhau là hoàn toàn hợp pháp cả về mặt luật pháp lẫn đạo dức”.
“Tôi vẫn là người quản lí của cậu, chuyện này sẽ ãnh hưởng đến sự nghiệp của cậu”.
“Có chị ở bên cạnh, em sẽ còn làm việc tốt hơn được nữa kìa”.
“Dương Diệc Mẫn kia thì sao?”.
“A”, Thái Nhiên vỗ tay lên trán: “Tất cả là do lỗi của chị!”.
Tôi đấm một phát vào ngực của cậu ta: “Họa này là do ai gây ra?”.
Cậu ta nhanh chóng bắt được tay tôi, thuận thế kéo tôi vào lòng.
Tôi vòng tay ngang qua thắt lưng của Thái Nhiên, tựa đầu vào ngực cậu ta rất lâu, suýt nữa là ngủ luôn rồi.
Bỗng nhiên có một con mèo nhảy ra từ trong bụi cây, làm cho chúng tôi giật mình. Tôi lưu luyến rời khỏi vòng tay ấm áp của cậu ta. Thở dài, mới chỉ vài ngày thôi, đã lún sâu như vậy rồi, chỉ sợ sau này sẽ còn hơn thế nữa. Sợ bị cậu ta dắt mũi đi, nói tôi đi hướng
Đông, tôi cũng chẳng dám chạy về hướng Tây.
Thái Nhiên như cũng có tâm sự giống tôi, nói: “Không muốn buông chị ra một chút nào. Đã qua nhiều năm như vậy, vẫn một lòng tôn kính chị,chỉ cần được nắm lấy tay chị thôi”.
Tôi lắc đầu: “Về đi, mẹ tôi sẽ nghi ngờ đấy”.
“Tốt hơn là nên nói rõ ràng với bác ấy”.
“Bố tôi mới qua đời, nói lúc này e rằng không ổn lắm”.
Ánh mắt của cậu ta dịu dàng: “Em tôn trọng quyết định của chị”.
Chương 24
edit: Trà Vô Vị
beta: Hạo Nguyệt
Lúc tôi đến bệnh viện thì được thông báo tình hình của bố rất nguy kịch. Mẹ tôi hoang mang ngồi chờ ngoài phòng cấp cứu. Tôi kinh ngạc, chỉ mới vài canh giờ thôi, mà tóc bà đã bạc trắng cả. Tôi có cảm giác như là bà không ngủ cả nửa năm rồi.
Sức cùng lực kiệt.
Thái Nhiên ngồi cùng mẹ tôi, vẻ mặt bình tĩnh. Tôi thấy cằm cậu ta hơi xanh, chắc là sáng sớm vừa ngủ dậy đã chạy ngay đến bệnh viện.
Cậu ta nói cho tôi biết: “Bác trai đột nhiên suy tim, cấp cứu được một lúc rồi. Gọi điện thoại cho chị, nhưng chị không nghe lại còn tắt máy”.
Tôi nghe ra được sự bất mãn trong lời nói của cậu ta, cực kì hổ thẹn: “Tôi đang ngủ”.
Mẹ nắm lấy tay tôi, hỏi: “Sẽ không có chuyện gì xảy ra hết. Đúng không?”.
Tôi không phải bác sĩ, cũng chẳng phải là thần tiên, làm sao biết được, lòng tôi bây giờ cũng nóng như lửa đốt. Bà không ngừng hỏi, không nghe được đáp án từ chính miệng của tôi, giống như là đã phó thác tất cả vào lời nói của tôi, chỉ cần tôi nói không chết, bố tôi nhất định sẽ sống lâu trăm tuổi. Trong lòng tôi bỗng nhiên lại có cái ý nghĩ rất điên rồ, nếu bố tôi cứ hôn mê như thế rồi rời đi sớm một chút, thoát khỏi cái thân thể đang chịu đựng những tra tấn kia cũng tốt.
Nhưng cái suy nghĩ này ngàn vạn lần đừng xảy ra.
Đầu óc trống rỗng, tất cả chỉ là một mảng mờ mịt, tôi hoảng hốt nhớ về thời thơ ấu. Mẹ dắt tôi đi trên đường, chỉ vào tấm biển của một cửa hiệu viết bằng tiếng Anh, muốn tôi đọc nó. Tôi rất căng thẳng, nhìn thấy những từ đơn kia rất quen, nhưng ngay cả một chữ tôi cũng không tài nào nhớ ra được. Mẹ tôi thở dài, trách tôi ngu dốt mà không chịu chăm chỉ học hành. Sau đó tôi có một áp lực rất lớn, thường nằm mơ thấy mình phải nhận biết các từ, mấy từ tiếng Anh đó cứ như được mọc cánh, bay qua bay lại trước mặt tôi mà toàn bộ tôi đều không biết, gấp rút đến mức toát hết cả mồ hôi hột.
Ngay giờ phút này tôi lại có cái cảm giác đó, cổ họng cứng đờ, không thể nhúc nhích, muốn nói điều gì đó nhưng lại thôi.
Thái Nhiên mạnh mẽ nắm lấy tay bà, thay tôi kiên quyết nói: “Chắc chắn là sẽ không xảy ra việc gì đâu. Bác sĩ lúc nào cũng thích nói quá lên”.
Mẹ tôi nhẹ nhàng thở ra. Tôi liếc nhìn Thái Nhiên với vẻ mặt biết ơn. Cậu ta dường như đang an ủi tôi nên cứ cười cười, đặt tay lên vai tôi.
Tôi thả lỏng tâm tình ra được một chút.
Đèn trong phòng phẫu thuật vụt tắt. Bác sĩ bước ra, nói: “Tạm thời đã qua cơn nguy hiểm rồi nhưng sức khỏe của bệnh nhân đã yếu đi rất nhiều. Gia đình nên chuẩn bị đi”.
Ông ta là đang nói, gia đình tôi nên lo hậu sự sao?
Bố đã từng nói với tôi rồi, quan tài bằng gỗ, ông thích nhất là gỗ Hương Sơn, nó rất tốt, nổi tiếng từ hồi xưa rồi. Hỏa táng ở trong đó rồi mang về quê, chôn ở phần mộ tổ tiên. Mọi chuyện cứ giản lược bớt đi.
Trên giường bệnh, bố tôi phải mang bình dưỡng khí, cả người cắm đầy ống, dụng cụ, một cái chấm nhỏ màu đỏ tượng trưng cho sinh mệnh của ông ấy ngay lúc này.
Tôi nói: “Không thể nào. Không thể nào. Bố nhất định là vẫn còn thời gian nói lời tạm biệt với chúng ta”.
Thái Nhiên dìu tôi, nói: “Có lẽ lúc bình thường, bác ấy đã nói với chúng ta rồi”.
Đúng rồi. Ngày thường lúc nào bố tôi cũng lải nhải nói về những đạo lí này nọ, rồi còn tụng kinh, niệm Phật, nói cả đời này ông ấy làm việc thiện cũng không ít, Diêm Vương sẽ không gây khó dễ đâu.
Tôi cùng mẹ đi thắp nhang trong miếu. Tôi là người theo thuyết phiếm thần, đối với những lý luận này nọ về thần linh, chỉ tin ba phần nhưng kính 5 năm phần. Lần này là tôi mười phần thành tâm hướng Phật. Đúng là ngày thường không thắp hương, cuống lên mới ôm chân Phật.
Tiếng mõ vang lên đều đều, lòng tôi cũng dịu đi chút ít. Cả đời bôn ba, chứ chìm nổi giữa cuộc đời này rồi cuối cùng cũng trở về với cát bụi, một linh hồn cứ phiêu bạt khắp nơi, không có nơi nào để dừng chân.
Mẹ tôi cùng phương trượng đàm đạo những vấn đề Phật giáo mà tôi và Thái Nhiên không hiểu, sợ làm trò cười cho thiên hạ nên rời đi nơi khác.
Trong chùa có một gốc cây lê rất cao, mùa hoa nở đã qua, bây giờ nó đang lên chi chít những lá xanh. Tôi ngửa đầu, những ánh sáng rọi qua tán cây chiếu thẳng vào mắt tôi, tuy đau đớn nhưng tôi vẫn cố chấp ngước nhìn, mãi cho đến khi nước mắt chảy ra.
Thái Nhiên yên lặng đứng ở phía sau tôi, không khí im ắng. Tôi quay đầu lại nhìn, cậu ta cũng nhìn tôi cười cười. Tôi bèn đá cục đá dưới chân mình vào chân cậu ta.
Thái Nhiên vỗ vỗ mặt tôi, nhẹ nhàng nói: “Mọi chuyện sẽ qua thôi. Chị còn có em mà”.
Tôi vươn tay, mạnh mẽ giữ chặt cậu ta, giống như đại dương bao la cứ cố chấp ôm chặt lấy một gốc cây đang trôi nổi trong nó.
Sau phẫu thuật một ngày thì bố tôi tỉnh lại, ánh mắt ông ấy vô thần nhìn mẹ, nhìn tôi, rồi
lại ngủ. Mẹ tôi còn mong đợi muốn nghe bố tôi nói điều gì đó, nên cứ chăm chú lắng nghe cả nửa ngày, chỉ nghe thấy tiếng ngáy phát ra từ cổ họng của ông ấy.
Mẹ lo lắng kéo kéo áo tôi: “Con nói xem. Bố con có khi nào không nói được nữa không? Ông ấy vẫn chưa nói gì với mẹ”.
Tôi nói: “Bố còn có thế nói gì với mẹ đây? Bố biết con rất hiếu thuận với mẹ. Mẹ chỉ mới hơn năm mươi, ít nhất còn có thể sống được thêm ba mươi năm nữa. Nếu có thể tái giá chắc cũng hợp với ý nguyện, có người thay bố chăm lo cho mẹ”.
Mẹ tôi nghe thế, bỗng dưng òa khóc: “Mẹ đã từng này tuổi rồi. Không có bố con, mẹ biết làm sao đây?”.
“Thì mẹ đi theo con”.
“Tương lai con còn phải kết hôn rồi sinh con và nuôi nấng nó”.
“Thật là …”, tôi dậm chân: “Chẳng lẽ mẹ không muốn giúp con nuôi em bé?”.
Mẹ tôi lấy lại tinh thần, lau nước mắt nói: “Đúng. Mẹ phải giúp con nuôi đứa nhỏ. Bây giờ thanh niên phải đi làm, mẹ sẽ phải đi theo con”.
Cách ngày, gia đình Thái Nhiên lại đến đây thăm. Bố tôi vẫn ngủ say như trước, chị Tú có hầm canh gà cho mẹ tôi uống.
Chị ấy là người từng trải nên biết cách an ủi mẹ tôi: “Hồi trước lúc bố Thái Nhiên mất, so với chị, em còn khổ hơn nhiều. Em không thể đi làm, trong nhà chỉ có ít tiền để dành, ba đứa con đều vẫn còn rất nhỏ. Tang sự xong xuôi thì nhà em cũng hai bàn tay trắng. Chị nhìn xem nhà chị còn có Mộc Liên đã có tiền đồ lại còn rất hiếu thảo nữa”.
Một trong những cách an ủi tốt nhất là kể cho người ta nghe những chuyện thương tâm hơn.
Mẹ tôi sau một lúc im lặng, bỗng nhiên nói: “Bố mẹ mai mối, cũng nhờ vậy mới qua được một đời”.
Tôi quay sang chỗ khác, hình ảnh phản chiếu trong gương đã là gương mặt đầm đìa nước mắt của tôi.
“Chị bị cảm sao rồi?”, Thái Nhiên hỏi.
“Cũng chưa đi xem sao”, tôi nói.
Thái Nhiên đặt tay lên trán tôi thử độ ấm: “Vẫn nên đi khám xem sao. Hình như chị bị sốt nhẹ đấy”.
“Chắc là do bị kích động quá thôi”.
“Lúc này chị không thể gục ngã”.
Tôi nở nụ cười: “Chẳng phải đã nói vẫn còn có cậu sao?”.
“Phải!”, cậu ta nắm lấy tay tôi nói: “Còn có em giúp chị mà”.
Cậu ta cũng không còn giống như lúc trước chuyện gì cũng phải chạy đi hỏi ý kiến của tôi. Lúc này đã thành một người tự chủ rồi, một người đàn ông có năng lực gánh vác tất cả những việc mình làm. Con sâu nhỏ đã mọc cánh, phá kén chui ra thành một con bướm xinh đẹp rồi. Tôi thực sự rất vinh hạnh khi có thể ở bên cạnh quan sát được bước chuyển mình này của cậu ta.
Tôi vẫn còn sốt, nhiệt độ không giảm, đến chạng vạng hôm sau đã là gần 38 độ rồi, cứ ho mãi không dứt, toàn thân mệt mỏi. Tôi lại không dám làm mẹ lo lắng nên lặng lẽ đi đến phòng bệnh đăng ký khám, cầm thuốc về, nhân tiện mua thêm chút cháo.
Đang đổ cháo vào bát bỗng nhiên tôi nghe thấy một âm thanh yếu ớt gọi mình: “Tiểu Liên …”.
Tay tôi run lên, thìa múc cháo rơi cạnh xuống bàn.
Bố tôi mở mắt ra, gương mặt cũng tỉnh táo không ít, nói rõ ràng từng chữ: “Thơm quá, là cái gì vậy?”.
“Là cháo trứng muối thịt nạc”, mẹ tôi vội vàng đáp.
Bố nhìn tôi, nói: “Nhiều vậy sao ăn hết được? Sao con gầy thế?”.
Tôi mãnh liệt gật đầu.
Bố tôi còn nói: “Nên sớm kết hôn đi chứ cứ kéo dài thời gian mãi như thế sẽ không tìm được đối tượng tốt đâu”.
Tôi vẫn gật đầu.
Bố tôi lại quay sang nói với mẹ: “Bà phải đi theo con gái mình nhé, gần gũi nó nhiều thêm một chút”.
Mẹ tôi khóc nấc lên.
Bố tôi tỉnh dậy một lúc lâu sau, bỗng nhiên còn nói: “Chuyện Tiểu Liên điền phiếu nguyện vọng thi đại học cứ kệ con bé đi, thiết kế thời trang cũng tốt mà theo biên đạo cũng được. Học xong rồi cũng đều phải dựa vào năng lực của mình hết”.
Lòng tôi đau xót, chỉ có bố tôi mới hiểu con gái của ông lúc trước vẫn nằng nặc đòi làm nhà thiết kế thời trang mà chỉ vì người trong lòng mình mà bỏ đi heo học ngành biên đạo, tiền kiếm được không ít nhưng mà tất cả chỉ là hư không.
Bố quan tâm tới tôi.
Sau đó, bố tôi cũng không nói thêm gì nữa.
Rạng sáng ngày hôm sau thì bố đi.
Tôi đỡ mẹ đứng nhìn y tá đưa ông ấy vào nhà xác, quay đầu lại thì thấy Thái Nhiên đang vội vàng chạy tới.
Lúc nhìn thấy cậu ta từng bước, từng bước chạy về phía này tôi cứ có cảm giác như mình đang nhìn thấy một thước phim quay chậm. Những sự chống đỡ gắng gượng của tôi bỗng chốc tan ra.
Thái Nhiên lập tức đỡ lấy mẹ từ tay tôi.
Đầu tôi choáng váng, làm cách nào để về được đến nhà cũng chẳng biết.
Lúc xuống xe thì trời sáng hẳn, đèn đường hai bên đồng loạt được tắt, những tia nắng vàng rực rỡ bao trùm lên mặt đất. Lúc này tôi mới phát hiện bây giờ đã là cuối xuân, chính là lúc hoa nở đẹp nhất.
Người chết thì đèn tắt, mà đèn tắt rồi thì trời cũng phải sáng.
Ngược lại lúc này mẹ tôi lại cực kì bình tĩnh, thở dài nói: “Coi như ông ấy cũng chẳng còn điều gì để tiếc nuối”.
Tôi nhìn thấy cằm của Thái Nhiên lấm tấm râu, chắc cậu ta mới sáng sớm đã chạy đến bệnh viện nên giờ hẳn là rất mệt rồi, bèn quay sang nói: “Hôm nay nếu cậu không bận chuyện gì thì về nhà nghỉ ngơi sớm đi”.
Cậu ta không chịu: “Em ở đây có thể còn giúp chị được chút”.
Tôi cười cười, cũng không miễn cưỡng: “Vậy tôi với mẹ ngủ chung một giường, cậu ngủ ở phòng tôi nhé”.
“Chị vẫn còn sốt sao?”.
“Ngủ một giấc dậy là sẽ ổn thôi mà”.