-->
Sau đó tôi nói: “Không được rồi, em uống hết nổi rồi.”
“Vậy cứ để đó đi. Đâu có ai ép em đâu.”
“Không nên lãng phí quá, em đi toilet cái đã, về rồi uống tiếp.” Nói xong, tôi đứng lên tìm toilet. Anh kéo tôi lại “Đừng đi, để anh uống hết giùm em.”
Anh kéo tô canh to đùng tới trước mặt mình, uống từ từ từng muỗng một, cho đến lúc hết sạch không còn một giọt.
Tôi nhìn anh, cười: “Biết vậy chừa mấy sợi bún cho anh, bây giờ hết canh rồi.”
“Tiểu Thu, em đi Hạ Môn[4'> bao giờ chưa? “Anh đột nhiên nói.
[4'> Thủ phủ của tỉnh Phúc Kiến, ở phía Đông Nam Trung Quốc, đồng thời cũng là một đặc khu kinh tế.
“Chưa.”
“Qua Tết anh phải đi Hạ Môn, bên chủ đầu tư có một cuộc họp quan trọng, không đi không được. Đi với anh, được không?”
“Phải ở Hạ Môn bao lâu?”
“Hai ngày. Sau đó, em về Bắc Kinh, anh đi Thẩm Dương. Thẩm Dương lạnh lắm, em đừng đi.”
“Sao dẫn em theo làm gì, em đâu phải thư ký của anh.”
“Thư ký của anh được người ta gọi là tuyệt đại giai nhân, em có muốn làm quen không?” Anh cười một cách thần bí.
“Thư ký của anh là nam mà.” Tôi nhớ lại, người thư ký báo tôi biết tin anh nằm bệnh viện là đàn ông.
“Đó là trợ lý. Anh có thư ký nữ, kiêm phiên dịch luôn.”
“Anh? Anh cần phiên dịch làm gì?”
“Lúc đàm phán anh chỉ nói tiếng Anh, thư ký dịch sang tiếng Trung. Một chữ ngàn vàng, không thể nói sai được.”
Một tuần sau, tôi và Lịch Xuyên bay đi Hạ Môn. Trong một tuần này, anh bị cảm sốt hết ba ngày, ngày nào cũng nằm trong khách sạn. Sau khi hết bệnh, anh lại liều mạng làm việc, hoàn thành ba bản vẽ thiết kế.
Lịch Xuyên dẫn tôi ra công trường. Một khu đất rộng sát bờ biển.
“Ở đây sẽ xây một khu resort rất lớn, non xanh nước biếc. Đầu tư mấy trăm triệu tệ rồi. Văn phòng anh nhận thiết kế toàn bộ công trình. Ngoại thất, nội thất, vườn cảnh.”
“Ừ, nhìn địa điểm cũng tốt lắm, thoáng đãng mát mẻ.”
“Ba năm sau em đến đây sẽ nhìn thấy toàn bộ đều là cao ốc và biệt thự do anh thiết kế.”
“Lịch Xuyên, em hâm mộ anh lắm!”
“Anh cũng vậy.” Anh nói.
Tôi ngạc nhiên nhìn anh.
“Em cho anh rất nhiều linh cảm. Thiết kế cũng giống như yêu đương, cần phải có kích thích.”
Gió biển rất lạnh, anh ôm eo tôi, chúng tôi nhìn mặt biển, ôm nhau thật chặt.
Từ công trường trở về khách sạn, tôi thấy một cô gái cao cao gầy gầy ngồi một mình trên sô pha ở đại sảnh. Áo len cashmere, váy lông cừu màu xanh đậm, đôi tai nhỏ xinh, đeo đôi bông tai ngọc trai nhỏ xinh. Nửa gương mặt đẹp không thể tả.
Cô gái nhìn thấy chúng tôi, đứng dậy chào: “Anh Vương.”
Mặt cô mang nét đẹp tinh tế, vẻ đẹp cổ điển, sang trọng, không thể tả bằng lời. Nhìn cô, sẽ làm người ta nhớ đến những câu thơ trong Kinh Thi[5'> hay Tống Từ[6'>.
[5'> Là một tập thơ ca cổ của Trung Quốc, có từ trước Công Nguyên.
[6'> Là một thể loại thơ phát triển mạnh vào đời Tống, Cả Kính Thi và Tống Từ đều có những bài thơ miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ Trung Hoa.
“Để tôi giới thiệu.” Lịch Xuyên nói “Đây là thư ký kiêm phiên dịch của anh, Chu Bích Tuyên. Đây là Tạ Tiểu Thu.”
Chúng tôi bắt tay nhau, mỉm cười.
Trong mắt Chu Bích Tuyên ánh lên vài tia nghi ngờ. Lúc Lịch Xuyên nói chuyện, anh vẫn nắm tay tôi.
“Có chuyện gì sao?” Lịch Xuyên hỏi.
“Có vài giấy tờ cần anh kí tên. Còn nữa, đây là bản dịch của cuối cùng của thư đăng ký dự thầu, cần anh duyệt.”
“Tiếng Anh thì cô xem là được rồi. Tiếng Pháp và tiếng Đức để lại cho tôi.”
Anh nhận bút, ngồi xuống, xem nhanh giấy tờ rồi ký tên.
Tôi và Chu Bích Tuyên ngồi nhìn nhau cười, vô cùng lịch sự.
“Cô Chu tốt nghiệp khoa Ngữ Văn Anh hả?” Tôi hỏi.
“Khoa tiếng Anh Đại học Bắc Kinh. Cô Tạ thì sao? Cũng học Ngữ Văn Anh à?”
“Đúng vậy. Tôi học Đại học Sư Phạm S, năm nhất.”
“Giáo sư Phùng Giới Lương khoa cô là chuyên gia về Lawrence[7'>, lúc tôi viết luận văn, có đọc sách của ông ấy.”
[7'> D.H Lawrence (1885 – 1930) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà phê bình nổi tiếng của Anh. Được đánh giá là một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong nền văn học Anh thế kỷ 20.
“Ừ, thầy rất nổi tiếng. Tôi tính năm sau chọn môn của thầy.”
“Cô Tạ thích Hạ Môn không?”
“Rất thích. Cô Chu tới Hạ Môn lần đầu à?”
“Không phải, vì công trình này tôi phải theo các kiến trúc sư trong công ty đến nhiều lần rồi.”
Tôi cảm thấy lúc Chu Bích Tuyên nói chuyện có phong cách chuyên nghiệp hơn hẳn người thường. Chỉ trò chuyện mấy câu, nhưng cô rất cẩn thận, không nói quá nhiều vì sợ nói sai. Mà tôi, vừa nói vừa chà chà chân lên thảm, giống học sinh tiểu học đang bị cô giáo phạt đứng.
Lịch Xuyên ký xong, đứng dậy nói: “Tiệc tối của tập đoàn Tấn Đạt, anh Hà sẽ tham dự thay tôi.”
“Chuyện đó… Tổng giám đốc Kha bên đó nhắc nhiều lần, anh Vương nhất định phải tới, ông ta muốn uống ba trăm ly với anh, không say không về.”
“Vì câu này tôi mới kêu anh Hà đi, anh ta uống được nhiều.” Anh suy nghĩ một chút, lại thở dài: “Thôi, lần trước họ mời cơm tôi không đi, họ không để ý. Lần này nếu không đi nữa, họ sẽ nghi ngờ thành ý của tôi. Chắc tôi phải đi thôi. Mấy giờ?”
“Bảy giờ.”
9 giờ tối, Lịch Xuyên say khướt trở về, vào phòng liền đi thẳng vào toilet, đến cạnh bồn cầu để ói.
Tôi đỡ anh, nói: “Sao anh giữ lời hứa dữ vậy, còn uống ba trăm ly với người ta thật à?”
Anh ói hết cả 10 phút, sau đó mới đứng dậy đi tắm. Một chân, chống gậy cũng đứng không vững.
“Ngồi xuống đi, em tắm cho anh.” Lòng tôi đau như cắt.
“No.” Không biết anh lấy sức đâu ra, anh đẩy tôi ra ngoài. Một riếng “rầm” vang lên, cửa đóng lại.
Lát sau, tiếng nước vọng ra. Trong vài phút anh đã tắm xong, người cũng tỉnh táo hơn, mặc áo ngủ chui vào chăn, liên tục thở dài: “Haiz, làm ăn với người ở đây không dễ chút nào. Vì một cái hợp đồng, phải hút thuốc, uống rượu, ăn cơm, chỉ thiếu mỗi hiến thân thôi. Khu phòng riêng của nhà hàng cao cấp rõ ràng có viết cấm hút thuốc, nhưng mà ai cũng hút thuốc. Sao như vậy được chứ.”
“Kiếm được tiền còn giận cái gì, nghĩ tới trẻ em vùng sâu vùng xa đi.”
“Năm nào anh cũng quyên góp cho Công trình Hy Vọng[8'> mà.”
[8'> Là Quỹ hỗ trợ học sinh vùng sây xùng xa do Trung Ương Đoàn và Hội Liên Hiệp Thanh Niên Trung Quốc phát động từ năm 1989.
Anh kéo tôi vào chăn: “Hễ anh uống một ly, là anh lại nhủ thầm, mau mau kết thúc đi, để anh được về với Tiểu Thu của anh sớm một chút.”
“Thật không? Sến dữ vậy luôn hả?”
“Anh không nỡ để em cô đơn một mình trong khách sạn.”
“Em đâu có cô đơn một mình.” Tôi nói “Ăn tối xong, em xuống đi bơi, rồi đi chơi điện tử, sau đó còn đi xem phim nữa. Phim Tết do Cát Ưu[9'> đóng, hay lắm. Vừa mới về phòng là anh về đó.”
[9'> Một nam diễn viên nổi tiếng của Trung Quốc.
Anh ôm eo tôi, nghiêng người qua, tôi nhẹ nhàng vuốt ve anh. Sau đó, anh lấy điều khiển mở TV.
“Bộ phim Nắm tay[10'>hôm bữa tới tập bao nhiêu rồi?”
[10'>Một bộ phim truyền hình dài 20 tập gây tiếng vang lớn vào năm 1998, do Ngô Quốc Lập, Tưởng Văn Lệ, Du Phi Hồng đóng vai chính, chủ đề là ý nghĩa của hôn nhân và vấn nạn ngoại tình.
Lịch Xuyên rất khác với những người đàn ông tôi biết. Anh không thích xem đá banh, cũng không thích xem kênh thể thao. Anh thích xem phim truyền hình, phim tình cảm hay phim võ trang đều được, nhất là loại phim khóc lóc sướt mướt, càng dài càng tốt, không chê phim nào. Lí do của anh là, phim truyền hình giúp anh học tiếng Trung, đặc biệt là đối thoại hằng ngày. Còn kênh thể thao thì không cần xem, bản thân nhớ thường xuyên tập thể dục là được.
Bấm tới bấm lui, đổi mấy chục kênh, cũng không tìm được bộ phim đó. Cuối cùng anh mở một bộ phim truyền hình Nhật không đầu không đuôi. Nhạc đệm trong phim là nhạc Nhật, anh nghe xong, nói: “Đổi kênh khác, bi kịch, không xem.”
Tôi nói: “Anh nói anh không biết tiếng Nhật mà?”
“Dù anh không biết gì, thì cũng biết nhiều hơn em.”
“Ngoại ngữ thứ hai của em là tiếng Nhật.” Tôi nói tiếng Nhật với anh.
Sau đó, anh nói một câu tiếng Nhật, tôi trừng mắt nhìn anh, không ngờ tôi nghe không hiểu. Tôi nghĩ, chắc là: “Ajinomotosuzuki” gì đó thôi.
“Thơ Haiku của Basho[11'>.” Anh hỏi “Em tâm phục khẩu phục chưa?”
[11'> Matsuo Basho (1644 – 1694) một thiền sư thi sĩ nổi tiếng của Nhật, là người đặt nền móng phát triển cho thể thơ Haiku gồm ba câu với 17 âm tiết.
“Sự khiêm tốn của anh có giới hạn không?”
“Không có. Nếu anh là em, với trình độ đó, anh sẽ không dám nói người khác biết mình có học ngoại ngữ thứ hai.”
Tôi nhảy dựng lên,
lên, làm tư thế sắp bóp cổ anh.
Anh giơ tay đầu hàng: “Sau này nếu có bài tập tiếng Nhật không biết làm, anh
làm giúp em, không tính tiền công. Thật đó. Em tha cho anh đi.”
Hôm sau, chúng tôi tạm biệt nhau ở sân bay. Tôi về Bắc Kinh, Lịch Xuyên đi Thẩm Dương. Khi anh từ Thẩm Dương về, kỳ nghỉ tết đã kết thúc. Tôi vẫn đi làm thêm ở quán. Ba vẫn gửi tiền cho tôi, mỗi tháng 100 tệ, gấp đôi trước đây. Ông không viết thư cho tôi. Tôi viết thư cho ông, ông cũng không trả lời. Tôi cảm thấy, ba rất hiểu tôi, ông biết tôi đang làm gì. Hơn nữa, ông biết tôi giống ông, cho dù đi trên con đường nào, đều sẽ càng đi càng xa, không bao giờ quay đầu lại nữa. Cho nên, ông căn bản không muốn khuyên tôi.
Sau khi Lịch Xuyên trở về, anh ở lại Hoa viên Long Trạch mười ngày. Trong mười ngày đó, ngày nào chúng tôi cũng ở bên nhau, như keo với sơn, giống một cặp vợ chồng son chìm trong cuộc sống ngọt ngào. Tấm ảnh chung của chúng tôi được treo lên tường. Tuy tên cướp giựt máy ảnh, nhưng quả thật hắn chụp hình cũng khá đẹp. Bức ảnh tôi thích nhất trong số đó, đèn đường xa mờ, Lịch Xuyên quay đầu, vén sợi tóc mai lớt phớt bên mặt tôi. Khoảnh khắc đó, anh nhìn tôi, tình cảm yêu thương đong đầy đáy mắt.
@STENT:http://luv-ebook.com/
Sau đó, anh về Zurich, quê hương Thụy Sĩ của anh, thăm bà nội đang nằm trên giường bệnh.
Anh đi một tuần, cách ngày gọi điện cho tôi một lần. Sau đó, anh nói, trong nhà có việc, phải ở lại thêm vài ngày. Qua một tháng, anh nói, anh phải đi trượt tuyết với anh trai. Chỗ trượt tuyết không gọi điện thoại được.
Anh ở Thụy Sĩ suốt hai tháng trời.
Thứ 2, tôi tới sân bay đón anh, phát hiện anh gầy rộc đi. Góc cạnh trên mặt càng rõ ràng hơn.
“Hi!” Anh thấy tôi giữa đám đông, chúng tôi ôm chặt nhau.
“Sao ốm quá vậy?”
“Đâu có đâu. Em hơi mập hơn trước.”
“Em ăn uống đầy đủ mà.” Trước khi đi, Lịch Xuyên một mực đòi cho tôi tiền. Tôi không lấy. Tôi vẫn làm thêm ở quán cà phê. Học kỳ này tôi không chọn nhiều môn lắm, có thể làm thêm mấy tiếng, cho nên tiền lương khá cao.
“Tai lành chưa?”
Anh bước qua lề đường, kiểm tra lỗ tai mới bấm của tôi. Tôi thấy Chu Bích Tuyên đeo bông tai ngọc trai, thích vô cùng, lúc ở Hoa viên Long Trạch rảnh rỗi, Lịch Xuyên liền dẫn tôi xuống cửa hàng trang sức dưới lầu bấm lỗ tai. Anh nói da tôi trắng, đeo ngọc trai không đẹp, đeo ruby mới đẹp. Trước khi Lịch Xuyên đi, mỗi ngày anh dùng cồn rửa tai cho tôi ba lần, vì sợ nhiễm trùng. Kết quả là tai tôi vẫn sưng lên.
“Lành rồi.”
“Còn đau không?”
“Hết đau lâu rồi. Em tự tháo ra đeo vô vài lần rồi.”
“Sáu tuần mới được tháo xuống mà?”
“Anh Hai ơi, anh về Zurich hai tháng, sáu tuần qua từ đời nào rồi.” Tôi gõ đầu anh.
Anh cười cười, nụ cười hơi buồn buồn.
“Hôm nay em mời.” Tôi nói “Mình đi ăn sushi đi.Nhà hàng lần trước ăn đó.”
Chúng tôi lên taxi, anh nói “Nếu em mời thì mình đi ăn bún đi. Quán sushi đó mắc lắm.”
Suốt đường đi, anh không nói gì.
Lúc ăn, anh cũng không nói gì.
Ăn xong, anh lái xe đưa tôi về thẳng ký túc xá.
“Xảy ra chuyện gì rồi? Lịch Xuyên?” Trái tim tôi trĩu nặng.
“Nhà anh có chút chuyện, rất phiền toái, là chuyện làm ăn thôi. Ngoài ra, ông nội anh không khỏe lắm, bệnh tình nguy kịch.”
Tôi ít khi nghe Lịch Xuyên nhắc tới người nhà. Nhưng tôi biết ở nhà anh rất được cưng chiều. Mỗi lần nhắc tới người nhà, khuôn mặt anh tràn ngập dịu dàng.
“Không phải bà nội anh bị bệnh sao? Ông nội anh cũng bị bệnh luôn hả?”
“Xin lỗi, anh nói nhầm. Bà nội anh bị bệnh nguy kịch.” Anh nói “Có lẽ sắp tới anh còn phải về Thụy Sĩ. Anh đang đợi điện thoại.”
Anh nhìn tôi, mặt đầy tâm sự.
“Như vậy,” tôi nắm tay anh, nói “Anh cố ý về thăm em?”
Dưới bóng cây bên ngoài ký túc xá, anh nâng mặt tôi lên, nhẹ nhàng hôn: “Đúng vậy.”
Chương 19
Hôm sau, Lịch Xuyên không gọi điện thoại cho tôi. Đến tối, tôi gọi cho anh, không ai nghe máy. Tôi mất ngủ cả đêm, trong đầu toàn linh cảm xấu.
Sáng sớm hôm sau nữa, anh gọi điện giải thích: “Anh xin lỗi, hai ngày nay công ty nhiều việc, anh bận quá, chưa gọi lại cho em được. Trưa nay anh đón em đi ăn cơm, được không?”
Mặc dù anh nói xin lỗi nhưng nghe giống như viện cớ. Giọng anh rất bình tĩnh, thản nhiên, như mặt hồ lặng sóng, cơn lạnh đột nhiên dâng tràn tim tôi.
Tôi nghĩ anh sẽ dẫn tôi đến một nhà hàng nào đó ăn cơm như mọi khi. Nhưng không ngờ, anh lại đưa tôi về Hoa viên Long Trạch.
Cửa sổ sát mặt đất rộng mở, ánh nắng chan hòa, gió xuân nhè nhẹ, rèm cửa màu ngọc bích bay bay.
“Em ngồi nghỉ đi.” Anh vào bếp lấy một cái tạp dề “Hôm nay anh làm đầu bếp, nướng cá hồi cho em ăn.”
Rõ ràng thức ăn đã được mua sẵn. Trên túi nhựa in chữ “Siêu thị Bình Khang”. Là siêu thì chúng tôi hay đi.
Anh nấu súp nghêu Clam Chowder, là món súp tôi thích nhất. Anh còn làm thêm salad Thụy Sĩ. Sau đó, anh đổ một ít dầu oliu vào chảo, chiên cá hồi cho thịt hơi săn lại, rồi bỏ vào lò nướng. Lịch Xuyên rất ít khi nấu ăn, nhưng mỗi lần anh nấu, thì món nào cũng là kiệt tác ẩm thực.
Tôi nhìn khung cảnh mùa xuân ngoài cửa sổ, mắt thẫn thờ nhìn ra phía xa xa. Lúc lâu sau, tôi lấy lại tinh thần, phát hiện bên ngoài cửa sổ cây cối xanh tươi, như một vườn hoa rộng.
“Haiz, ở đây lâu rồi, sao em không phát hiện ra nhà anh có khu vườn cảnh áp mái rộng như vậy. Vườn còn trồng đầy hoa nữa chứ.”
Trong phòng anh, ngoại trừ yêu nhau ra, chúng tôi hầu như không làm gì khác. Tôi sợ lạnh, nên Lịch Xuyên chưa bao giờ mở cửa sổ.
“Lúc anh không ở nhà, em đừng đi ra ngoài, coi chừng rơi từ nóc nhà xuống.” Anh nói.
Tôi từng kể anh nghe, tôi có bệnh sợ độ cao, chưa bao giờ chơi tàu lượn siêu tốc.
Không bao lâu sau, thức ăn đã chín. Anh chia cá hồi nướng thành hai phần, rưới nước sốt lên, thêm salad vào đĩa. Xanh xanh đỏ đỏ, bày lên đĩa nhìn rất đẹp mắt.
Tôi lấy nĩa xắn cá ra, ăn từng miếng một.
“Dạo này chương trình học nặng lắm không?”
“Bình thường, không nặng lắm.”
“Thi cuối kỳ lần trước, em làm bài được không?”
“Đứng thứ 2 toàn khóa, cho nên không được học bổng. Học bổng Hồng Vũ chỉ được trao cho sinh viên đứng nhất thôi.” Người đứng nhất là Phùng Tĩnh Nhi. Giữa tôi và cô ta vẫn còn khoảng cách. Thật ra tôi cũng không tiếc cho lắm. Tôi đã cố gắng hết sức.
Lịch Xuyên không nói gì. Anh biết, trong việc học, tôi rất háo thắng.
Sau đó, anh vẫn im lặng ăn. Tôi cũng vậy.
Một lát sau, tôi hỏi: “Anh nhận được cuộc điện thoại kia chưa?”
Anh ngẩn ra, nói: “Điện thoại gì?”
“Cuộc điện thoại anh đang đợi.”
“Ừ.”
“Chuyện phiền phức gì đó, đúng không?” Tôi ngồi cạnh anh, cầm tay anh, đưa lên môi, hôn nhẹ.
“Ừ.”
“Chuyện gì cũng có cách giải quyết mà. Anh vui lên đi, nha?”
“Ừ.”
Chúng tôi cùng vào phòng ngủ. Anh không cho tôi bật đèn. Nên tôi đốt hai cây nến đặt ở đầu giường. Anh cởi bỏ quần áo của tôi, dịu dàng hôn tôi.
Cơ thể anh nhanh chóng kích động. Sau đó hai tay anh như gọng kìm khóa chặt tay tôi, mặt anh kề sát mặt tôi, mạnh mẽ tiến vào cơ thể tôi. Tôi đau, cơ thể đột nhiên co rút, anh lại len vào. “Đau lắm hà?” anh cắn tai tôi, hỏi.
“Hơi hơi.”
Tôi rất đau, đồng thời trong lòng trống rỗng, rất muốn anh.
Lần nào chúng tôi gần nhau, Lịch Xuyên cũng rất cẩn thận. Hôm nay là thời kỳ an toàn của tôi, nên anh không kiêng gì, động tác mạnh bạo, dường như muốn xé tôi ra thành từng mảnh nhỏ. Suốt thời gian đó, anh rất chăm chú, không nói tiếng nào.
Một giọt nước rơi xuống mặt tôi, tôi mở mắt ra nhìn anh, anh lại vùi đầu vào lòng tôi. Giọt nước từ từ chảy xuống, chạm vào môi tôi, tôi liếm thử. Mặn đắng.
Thật ra, cơ thể của Lịch Xuyên rất yếu.Có đôi khi, anh phải tốn sức lực gấp mấy lần người thường đề làm những chuyện mà chúng ta cho rằng rất đơn giản. Trong bóng đêm, tôi vuốt ve thân thể tàn phế của anh, trong lòng chỉ có cảm giác yêu thương vô hạn. Dưới ánh nến, anh dùng hai tay nâng đỡ cơ thể mình, dáng vẻ bất lực. Qua cơn sóng tình, anh vẫn lưu luyến cơ thể tôi, rất lâu vẫn chưa buông tôi ra.
Rốt cuộc, anh buông ra, nói nhỏ: “Anh đi tắm cái đã.”
Sau khi tôi tắm rửa xong, anh đã thay quần áo mới, đang cầm chìa khóa xe trong tay: “Buổi chiều em có tiết phải không? Anh đưa em về.”
Từ xế chiều đến tối, tôi vẫn cầm chiếc điện thoại anh mới mua cho tôi, chỉnh tiếng chuông và độ rung tới mức cao nhất. Nhưng mà tôi không nhận được điện thoại của anh.
Buổi chiều ngày hôm sau, điện thoại mới reo. Tôi liền bắt máy: “Hi.”
“Anh đây, Lịch Xuyên. Em đang ở đâu?”
“Em ở ký túc xá.”
“Em xuống lầu một chút, được không?” Giọng anh bình tĩnh lạ thường, không có chút cảm xúc. “Anh ở chỗ cũ, bãi đậu xe.”
Con đường đi tới văn phòng hiệu trưởng, tôi đi qua cả nghìn lần, hôm nay lại cảm thấy gió lạnh rùng mình.
Từ xa, tôi thấy Lịch Xuyên mặc áo vest đen, áo sơ mi xám nhạt, cà vạt màu lam sáng bóng, đôi cánh tay thon dài, tái nhợt, cầm cây gậy chống màu đen. Anh vẫn nhìn tôi, mắt không có chút cảm xúc.
Bãi đậu xe khá vắng, hoa xuân nở rộ cả sườn đồi.
Tôi hít sâu một hơi, tỏ vẻ thoải mái, chào anh một tiếng.
Anh nhìn tôi, cúi đầu xuống, sau đó lại ngẩng đầu, nói: “Tiểu Thu, anh đến để tạm biệt em.”
Tim tôi đau âm ỉ. Nhưng tôi gượng cười gật đầu: “Bay chuyến mấy giờ?”
“Năm giờ 15 phút.”
“Em tiễn anh.” Tôi nhìn đồng hồ, chỉ còn cách giờ cất cánh hơn hai tiếng.Từ đây đến sân bay mất ít nhất một tiếng. Lịch Xuyên làm chuyện gì cũng chuẩn bị trước, chưa bao giờ để tới giờ phút cuối cùng. Đây tuyệt đối không phải tác phong của anh.
“Không cần, tạm biệt ở đây luôn đi.” Mái tóc dài của tôi bị gió thôi rối tung. Anh đưa tay vén một lọn tóc trên trán tôi ra sau tai.
Trái tim tôi run rẩy, nhưng mặt tôi lại bình tĩnh. Tôi cười cười, cật lực đè nén sự lo âu xuống đáy lòng: “Cũng tốt. Khi nào anh về? Em sẽ đi đón anh.”
Anh nhìn tôi, trầm mặc. Sau một lúc lâu, anh nói: “Tiểu Thu. Anh sẽ không về nữa. Xin em tha thứ cho anh.”
Tôi ngơ ngác đứng đó, đầu óc trống rỗng, nước mắt bắt đầu tuôn ra.
Lịch Xuyên chưa biết bộ dạng tôi khi khóc như thế nào. Vì tôi chưa từng khóc trước mặt anh. Anh hít một hơi thật sâu, yên lặng nhìn tôi, ánh mắt trống rỗng, có vẻ lạnh lùng, trở lại dáng vẻ lúc tôi nhìn thấy anh lần đầu tiên. Lúc đó, Lịch Xuyên rất ít khi cười. Một mình ngồi bên cửa sổ uống cà phê, xa cách ngàn dặm, lạnh như băng đá.
Tôi lớn tiếng hỏi anh: “Tại sao? Thật ra là có chuyện gì? Em làm sai chuyện gì sao?”
Trong chớp mắt, một tia cảm xúc phức tạp xoẹt qua mắt anh, giống như muốn nói gì đó, nhưng lại thôi.Giọng điệu của anh lại bình tĩnh như trước: “Em không sai gì hết.” Dừng một chút, anh nói thêm: “Em không biết, có lẽ tốt hơn.”
“Không! Nói cho em nghe! Em muốn biết! Em muốn biết!” Tôi phẫn nộ, hét to với anh.
Anh nắm chặt tay tôi, hôn lên trán tôi thật mạnh.
“Anh có để lại cho em một lá thư trong Hoa viên Long Trạch.” Anh nói “Đọc xong lá thư này, xin em, nhanh chóng quên anh đi.”
Sau đó, anh buông tay, mở cửa xe, thái độ dứt khoát, kiên quyết.
Nhưng mà, ngay giây phút anh lên xe, anh đột nhiên quay đầu lại, trong ánh mắt thoáng vẻ đau khổ. Anh nói: “Tạm biệt, Tiểu Thu. Giữ gìn sức khỏe.”
“Không! Lịch Xuyên! Em yêu anh! Đừng bỏ em! Xin anh! Đừng bỏ em!” Tôi khóc rống lên.
Xe nhanh chóng mất dạng.
Tôi vẫn đứng đó, không nhúc nhích.
Cũng không biết là nước mưa hay nước mắt. Là lá cây lay động hay là tôi đang run lên.
Tôi đi tới Hoa viên Long Trạch. Cầm chìa khóa, quẹt thẻ, vào thang máy.
Trong nhà, mọi thứ vẫn còn đó, đồ nội thất, đồ điện gia dụng, đồ dùng nhà bếp, cả đồ cổ và đồ mỹ nghệ.
Trong nhà, mọi thứ đã mất đi, mọi thứ thuộc về Lịch Xuyên, toàn bộ đều biến mất. Quần áo của anh, bản vẽ, xe lăn, bàn chải đánh răng, sách báo, ngay cả cây bút chì anh thường dùng để vẽ, gôm, dầu gội đầu, bông băng để thoa thuốc, dao cạo râu, và dép lê trong tủ giày đều không còn.
Ngoài ra, ảnh chụp trên tường cũng biến mất, ảnh chụp chung của hai chúng tôi.
Sạch sẽ vô cùng, hoàn toàn triệt để, giống như anh chưa bao giờ ở đây.
Trên bàn trà, có một phong bì màu trắng nằm lặng lẽ. Rất mỏng. Tôi mở nó ra, càng thêm thất vọng.
Một tờ giấy trắng, trên đó có viết một cái tên: “Trần Đông Thôn” và một số điện thoại.
Tôi bấm số điện thoại, một giọng nam nghe máy: “A lô.”
“Xin hỏi có phải ông Trần Đông Thôn không?”
“Đúng vậy. Xin hỏi, cô là ai?”
“Tôi họ Tạ, Tạ Tiểu Thu.”
Người kia liền nói: “Cô Tạ, đây là văn phòng luật sư Trần Đông Thôn, tôi là luật sư Trần Đông Thôn. Anh Vương Lịch Xuyên có ủy thác chúng tôi làm một số việc. Cô Tạ, hiện giờ cô có rảnh không? Có thể tới chỗ chúng tôi được không? Hoặc là, cô nói địa chỉ của cô cho chúng tôi, tôi sẽ mang giấy tờ tới cho cô xem.”
Tôi nói, giọng lạnh lùng: “Chuyện gì, giấy tờ gì? Ông có thể nói trước qua điện thoại cho tôi biết không?”
“Chuyện là vậy. Anh Vương muốn sang tên hai căn hộ của anh ấy ở Hoa viên Long Trạch cho cô, căn hộ số 5001 và 4901. Anh ấy đã ký tất cả giấy tờ sang tên rồi. Cô chỉ cần mang chứng minh thư tới đây kí vài giấy tờ, là có thể nhận hai căn hộ đó. Anh Vương nói hai căn hộ này là quà của anh ấy, cô xử lý thế nào cũng được. Có thể thể dọn vào ở, cũng có thể bán cho người khác. Ngoài ra, anh Vương còn nói, nếu cô cần tiền, dù bất cứ lúc nào, cũng xin mời cô gọi điện thoại cho chúng tôi.”
Tôi cười khổ. Đúng là tác phong của Lịch Xuyên, cho dù anh có bên cạnh tôi hay không, anh cũng mãi mãi “chăm sóc” tôi.
“Cô Tạ, cô còn nghe điện thoại không?” Ở đầu dây bên kia, luật sư Trần đang chờ tôi trả lời.
“Vâng.”
“Như vậy, khi nào cô có thể lại đây làm thủ tục sang tên?”
“Ông Trần, ông vui lòng chuyển lời cho Lịch Xuyên” tôi nói “cảm ơn ý tốt của anh ấy. Tôi không cần bất cứ thứ gì của anh ấy.”
“Cô Tạ, cô nghe tôi nói đã…”
Tôi tắt máy, nhanh chóng rời khỏi Hoa viên Long Trạch.
Hôm nay, ngày 1 tháng 4, là ngày Cá tháng Tư[1'>.
[1'> April Fool Day, một phong tục truyền thống ở các nước phương Tây, trong ngày này, mọi người được phép nói dối để trêu đùa người thân, bạn bè.
***
Hi. Lịch Xuyên.
Có kết quả thi giữa kỳ rồi. Em làm bài khá tốt, ngay cả môn phương pháp đọc hiểu tệ nhất cũng được 86 điểm. Anh có thích không? Buổi trưa em và An An ra cổng bắc ăn mì bò. Em bỏ rất nhiều rau thơm. Mì bò ngon lắm. Buổi tối em tự đi học, đem theo một ly trà đặc. Ở đó, em đọc xong tập cuối của Thiên Long Bát Bộ rồi. Đúng vậy, em không lo học hành, em muốn nghỉ xả hơi. Tiểu Thu.
***
Hi. Lịch Xuyên.
Em gửi thư cho anh gần như ba ngày một lần, anh có đọc không?Ở trong trường chán quá. Em vẫn làm thêm ở quán cà phê. Anh còn nhớ Diệp Tịnh Văn không? Có lần, anh bỏ quên quyển sổ chỗ chị ta. Bây giờ em đòi lại, chị ta không đưa. Em cảm thấy ghen tỵ với Diệp Tịnh Văn. Anh không để lại gì cho em. Nhưng chị ta lại giữ quyển sổ của anh. Hôm nay em gặp giáo sự Phùng Giới Lương trên văn phòng khoa. Thầy là ba của Phùng Tĩnh Nhi. Em không thích Phùng Tĩnh Nhi, nhưng mà, ba của cô ta lại rất hiền, rất hóm hỉnh. Có lẽ do thầy chuyên nghiên cứu về Lawrence chăng. Em ăn cơm tối rồi. Một trái dưa leo, hai quả trứng luộc nước trà. Trong tiệm net có nhiều người hút thuốc quá. Em đến phòng tự học đây. Tiểu Thu.
***
Hi Lịch Xuyên,
Bốn tháng trôi qua, không có tin gì của anh. Anh đúng là sắt đá mà. Đêm nào em cũng nằm mơ, thấy trong hộp thư có thư mới. Không sao, em chỉ cần đổi “Hi Lịch Xuyên” thành “My dear diary[2'>” là được. Viết nhật ký là thói quen tốt, đúng không? Không chừng sau này em nổi tiếng rồi, người ta còn nghiên cứu nhật ký của em đó. Học kỳ này em đăng ký bảy môn. Ai cũng nói em điên rồi. Em không điên, bởi vì cuối cùng em cũng nhận được học bổng Hồng Vũ rồi. Không cần đi làm thêm nữa, có thể giành nhiều thời gian cho việc học. Xui xẻo là, có một sinh viên khoa âm nhạc chuyển tới phòng cạnh phòng em, tối nào cũng mở cửa sổ luyện thanh. Mọi người bị cô ta làm cho điên rồi. Tiếng hát lúc nửa đêm chừng nào mới chấm dứt đây? Tiểu Thu.
[2'> Nhật ký thân yêu.
***
Hi Lịch Xuyên,
Lại là ngày 1 tháng4, ngày cá tháng 4. Anh còn nhớ chúng ta chia tay vào ngày này không? Anh không gạt được em đâu, vì sự đau khổ hiện trong mắt anh. Anh chưa bao giờ làm tổn thương em, nếu phải tổn thương em, chắc chắn phải xuất phát từ ý tốt nào đó. Được rồi, chuyện buồn chỉ nói nhiêu đó thôi. Có một hôm, em gặp ác mộng rất đáng sợ, em mơ thấy anh đang đau đớn. Tối hôm đó, nửa đêm em chạy ra tiệm internet, lần đầu tiên dùng Google tìm tên anh. May mắn là, không có tin dữ về kiến trúc sư trẻ tuổi Vương Lịch Xuyên. Rõ ràng là, anh cũng không tham gia hoạt động công khai nào. Em nhớ ra, anh đột nhiên đi khỏi Bắc Kinh, những công trình anh đang thiết kế ở Trung Quốc tính sao? Tuy nhiên, hình như công ty anh vẫn còn ở Bắc Kinh, vẫn còn kinh doanh. Cười, những chuyện này em có lo lắng cũng không được. Em chỉ hi vọng anh mạnh khỏe. Tiểu Thu. Còn nữa, đừng tưởng rằng Tiểu Thu biết qua mail, chính là Tiểu Thu trên thực tế nha. Tiểu Thu trên thực tế thay đổi rất nhiều, anh không nhận ra đâu. Nhưng mà, Lịch Xuyên, anh có thay đổi không? Anh sẽ không thay đổi, đúng không? Anh mãi mãi là tình yêu trong tim em.
Chương 20
Kể từ ngày Lịch Xuyên chia tay tôi, một tuần tôi gửi cho anh ít nhất 2 email, chưa bao giờ nhận được hồi âm. Một ngày sau khi anh đi, tôi gọi điện cho anh một lần trong tuyệt vọng, nhưng tổng đài báo thuê bao không tồn tại. Tôi gọi điện thoại tìm Kỷ Hoàn, Kỷ Hoàn hoàn toàn không biết gì về chuyện này. Anh ta gọi điện hỏi công ty Lịch Xuyên giúp tôi, nhận được câu trả lời Lịch Xuyên bị triệu hồi về tổng công ty CGP ở Châu u khẩn cấp, những bản vẽ anh phụ trách sẽ được hoàn thành ở Châu u. Cho nên, anh vẫn là Kiến trúc sư trưởng của CGP, tuy nói cho cùng chỉ là trên danh nghĩa mà thôi. CGP cần danh tiếng của anh để kinh doanh.
Kỷ Hoàn nói, Lịch Xuyên chưa bao giờ kể về gia đình mình, những gì anh ta biết về Lịch Xuyên chủ yếu là từ vài câu giới thiệu đơn giản trên trang chủ của CGP. Không khác những tin tức tôi tìm được trên Google là bao nhiêu. Vương Lịch Xuyên, kiến trúc sư trẻ tuổi nổi tiếng. Sinh ra ở Zurich Thuỵ Sĩ, năm XX tốt nghiệp khoa kiến trúc đại học Harvard, từng đạt được những giải thưởng sau: năm XX đạt giải nhất Kiến trúc sư trẻ triển vọng của Thuỵ Sĩ, năm XX đạt được cúp vàng giải P/A của Mỹ, năm XX đạt giải Thiết kế kiến trúc AS – 4 của Pháp. Công trình tiêu biểu gồm có: Sân vận động thành phố C, viện bảo tàng tỉnh M, sân bóng thành phố S, các khu nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, nhà hát, trung tâm triển lãm…
Những dòng lí lịch bóng bẩy này, không phải Lịch Xuyên mà tôi biết, là người đưa tôi về nhà lúc đêm khuya, là người cùng tôi xếp hàng mua vé xe lửa, người bị ba tôi chửi mà nổi mề đay đầy người. Lịch Xuyên lúc nào cũng che chở tôi, không hề ra vẻ. Còn nữa, Lịch Xuyên hay chống gậy đi dạo với tôi, đi xa quá, sẽ than mệt, lúc bị bệnh không dậy được, nửa đêm sẽ nài nỉ tôi đi rót sữa cho anh. Có một đêm tôi viết bài luận, viết được một nửa thì hết ý, đau khổ uống cà phê, không ngờ anh lại hỏi tôi, có muốn anh “phục vụ đặc biệt” hay không. Chúng tôi yêu nhau thật lãng mạn, sau đó, tôi lại có cảm hứng, viết tới rạng sáng, bài luận được điểm cao nhất lớp.
Ngày đó, Lịch Xuyên chia tay tôi ở bãi đậu xe chỉ cần 5 phút. Tôi từ Long Trạch trở về, như đã qua ngàn năm.
Tôi đờ đẫn về ký túc xá, gặp Tu Nhạc ở cổng. Hai ngày sau, tin tôi và Lịch Xuyên chia tay lan truyền khắp ký túc xá. Tu Nhạc tìm tôi, hỏi tôi, không còn mặt trăng nữa, có cần đồng xu hay không?
Tôi kiên quyết lắc đầu.
Trong vòng 2 năm, tôi chẳng quan tâm gì khác, chọn nhiều môn, vùi đầu học một cách điên cuồng. Sang học kỳ cuối năm 3, tôi đột nhiên phát hiện ra, tôi đã học hết tất thảy các môn rồi. Tôi hỏi thầy hướng dẫn nên làm gì bây giờ. Thầy nói, sao em không học lên cao học đi? Thầy giới thiệu tôi với giáo sư Phùng Giới Lương, ba của Phùng Tĩnh Nhi. Thầy Phùng là giáo sư giỏi nhất khoa, chuyên gia về Lawrence. Năm xưa, nếu không phải do vợ thầy đang vất vả làm luận văn tại trường này, thì thầy đã bị Đại học Bắc Kinh bắt đi từ lâu rồi.
Tôi đã từng học môn “Văn học Anh hiện đại” của thầy. Thầy rất thích tôi, cho tôi điểm cao nhất. Vì vậy, tôi tới văn phòng tìm thầy, hỏi ông chuyện học lên cao học. Ông vỗ đầu tôi, nói: “Đừng thi, Tiếng Anh của em giỏi lắm rồi, chắc em cũng không muốn học chính trị đâu. Thầy sẽ bớt cho em cửa này đi.” Không lâu sau đó tôi nhận được thông báo, vì thành tích xuất sắc, tôi được chuyển thẳng lên bậc cao học..
Học cao học không cần đóng học phí, tuy nhiên, trợ cấp hằng tháng chỉ được 225 tệ. Mặc dù có học bổng, tôi vẫn phải đi làm thêm. Ba tôi không gửi tiền cho tôi nữa. Vì sau khi em trai tôi cãi nhau với ông, đã thi vào khoa Lâm sàng đại học Y Trung Sơn[1'>. Học phí mắc gấp đôi trường tôi, ba tôi càng ngày càng thắt lưng buộc bụng. Tiểu Đông học hành rất vất vả, nó cũng giống tôi, học xong phải đi làm thêm khắp nơi, kiếm tiền học, kiếm tiền sống. Một tháng ba tôi gửi cho nó 100 tệ, chắc chắn không đủ. Tôi ăn ít lại, tính mỗi tháng gửi cho nó 300 tệ, lại bị nó gửi trả lại. Lúc nghỉ đông tôi đi Quảng Châu thăm nó, thằng nhóc này vừa đen vừa vạm vỡ, đạp xe đạp chở hoa giao cho các cửa hàng bán hoa. Tôi xót quá, ép nó cầm 2000 tệ. Nhưng ngày hôm sau khi tôi về lại Bắc Kinh, lại nhận được tiền Tiểu Đông gửi lại, 2000 tệ, không thiếu một xu. “Chị, em đủ tiền xài, chị giữ lại xài đi.”
[1'> Được thành lập năm 1866 tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, là một trong những trường đại học Y nổi tiếng nhất Trung Quốc.
Mỗi ngày của tôi trôi qua khá đơn điệu. Buổi sáng 5 giờ dậy hoc từ, ngoại trừ đi học, đi làm thêm, thì đi thư viện. Thứ 2 tuần nào tôi cũng hạ quyết tâm không gửi thư cho Lịch Xuyên nữa. Nhưng tới cuối tuần, tôi lại chứng nào tật nấy, lại ra tiệm internet kiểm tra hộp thư. Nhìn thấy con số 0 đó, tôi lại tức tối, kiềm không được lại viết một lá thư nữa. Hai năm đầu, trong thư tôi còn hỏi thăm anh, anh khoẻ không? Anh đang làm gì? Dần dần, trong thư tôi chỉ kể về mình, có đôi khi là kể về chuyện học, ví dụ như: “Học kỳ này em chọn bốn môn, đọc hiểu, nói, viết luận, Shakespeare. Tiểu luận về Lawrence em viết kỳ rồi đạt điểm cao nhất đó. Em phát biểu trên lớp, nói phu nhân Chatterley không nên ngược đãi Clifford[2'>, làm thầy tức chết đi được.” Có đôi khi là báo cáo đọc sách, ví dụ như: “Hôm nay em đến thư viện mượn một quyển sách vô cùng thâm thuý, là Liên Hoa Kinh[4'>. Em mất hết một tuần để đọc xong đó, đọc xong ngẫm lại, mới thấy mình chẳng nhớ được câu nào. Có đôi khi nói về thời tiết: “Thời tiết Bắc Kinh năm nay lạnh ghê gớm, em mới mua một cái khăn quàng cổ thật dày.” “Còn nhớ rừng uyên ương ở trường em không? Bây giờ đang được sửa lại, người ta đào thêm một cái hồ, bên cạnh đó mở thêm căn tin, thịt nướng ở đó ngon lắm.”
[2'> Lady Chatterley’s Lover (Người tình của phu nhân Chatterley) là bộ tiểu thuyết cuối cùng của nhà văn D.H Lawrence, bị nhà cầm quyền Anh quốc cấm phát hành với tội danh “làm thương phong bại tục”. Truyện kể về nàng Constance là vợ địa chủ quý tộc Chatterley, nhưng không lâu sau khi chồng nàng bị bại liệt, nàng đã dan díu với anh chàng thợ săn trong thôn trang.
[3'> Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, còn gọi là Kinh Pháp Hoa, chứa đựng những quan điểm chủ yếu của Phật giáo Đại thừa, chính là giáo pháp về sự chuyển hoá của Phật tinh và khả năng giải thoát.
Tôi cảm thấy, không phải tôi đang viết thư, mà là đang gieo mầm xuân vào hộp thư.
Mầm xuân như nỗi hận xa cách, càng xa càng đâm rễ nảy chồi.
Trong suốt ba năm, vì học nhiều, tôi rất ít khi về nhà. Chỉ vào dịp Tết, tôi mới về vài ngày. Tôi và ba tôi giận nhau khoảng 1 năm, cuối cùng tôi kể ông nghe chuyện tôi và Lịch Xuyên đã chia tay. Ba tôi nghe xong, im lặng nửa ngày, cuối cùng hỏi tôi, vậy con, có thấy buồn không? Tôi nói, đã qua rồi. Lại có thể mượn cơn gió đông, biến nỗi đau thành động lực, năm nào cũng đạt được học bổng.
Ngay mùa hè tôi vừa lên cao học, trường chưa cho nghỉ hè, tôi nhận được điện thoại của Tiểu Đông: “Chị, về thăm ba đi. Bệnh tình của ba nguy kịch lắm.”
Ba tôi bị bệnh giãn cơ tim, được đưa vào bệnh viện thị trấn, đồng nghiệp ở trường không biết rõ bệnh tinh của ba tôi, thấy Tiểu Đông học y, nên gọi điện cho nó trước. Thật ra, Tiểu Đông mới là sinh viên y năm nhất, ngoại trừ lo lắng ra thì không biết làm gì. Ba tôi té xỉu trong phòng học, ngay ngày đầu tiên vào viện liền đã bị thông báo bệnh tình nguy kịch. Sau vài ngày, ông phải dùng thuốc để duy trì mạng sống. Mấy ngày đầu, trường còn đưa chi phiếu, dần dần, họ cử người tới giải thích với Tiểu Đông, trường không thể gánh hết chi phí chữa bệnh của ba tôi. Bác sĩ chính của ba tôi nói, loại bệnh này, hy vọng sống rất thấp, ngoại trừ thay tim ra, thì không còn cách nào khác nữa.
Tôi hỏi Tiểu Đông, chi phí thay tim là bao nhiêu.
“Tiền phẫu thuật 200 ngàn. Rủi ro khi phẫu thuật rất cao. Cho dù thành công, hàng tháng còn phải tốn vài nghìn tiền thuốc chống thải ghép.” Tiểu Đông buồn bã nói.
“Ba… Có thể nói chuyện không?” Nhưng lúc này, khóc là gì tôi cũng quên mất.
“Ba có tỉnh lại một lần,” Tiểu Đông nói “Em không nói sự thật cho ba biết. Ba vẫn thấy tức ngực, hoảng hốt, khó thở, chắc ba biết mình đang nguy kịch, nói muốn gặp chị.”
“Tiểu Đông, em đi điều tra ngay cho chị xem chuyên gia thay tim giỏi nhất Trung Quốc là ai, chị sẽ kiếm tiền làm phẫu thuật thay tim cho ba.” Tôi tắt điện thoại, đi thẳng tới Hoa viên Long Trạch, nhà của Lịch Xuyên.
Tôi vẫn giữ chìa khoá căn hộ đó.
Mở cửa vào, mọi thứ vẫn như trước, không có một hạt bụi. Phí quản lý căn hộ rất cao, cho nên ngày nào cũng có người tới quét dọn, tất cả vật dụng trong nhà, đều giữ nguyên như lúc Lịch Xuyên đi. Tim tôi ngập tràn lo lắng, không có thời gian để đau buồn. Không có thời gian để ôn lại kỉ niệm.
Tôi tìm lá thư trên bàn trà, lấy điện thoại gọi cho số máy đó. Điện thoại reo hai tiếng, một người đàn ông bắt máy: “A lô, văn phòng luật sư Trần Đông Thôn.”
“Tôi tìm luật sư Trần Đông Thôn.”
“Tôi đây.”
“Xin chào. Tôi họ Tạ, tên Tạ Tiểu Thu.”
“À, cô Tạ. Đã lâu không liên lạc.” Không ngờ ông ta còn nhớ tôi. “Cô tìm tôi có việc à?”
“Tôi cần tiền.” tôi nói rõ ràng dứt khoát.
“Cô có thể tới văn phòng của tôi một lát được không? Chuyện tiền bạc nói qua điện thoại không tiện lắm.”
“Xin hỏi, văn phòng luật sư ở đâu?”
“Chắc cô biết Hoa viên Long Trạch? Văn phòng của tôi ở tầng hai, phòng số 204.”
Tôi thở dài nhẹ nhõm, đúng là rất tiện, không ngờ ở ngay tầng dưới. Tôi xuống tầng dưới, tìm thấy văn phòng luật sư, một người đàn ông trung niên hói đầu ra đón tôi, mời tôi vào văn phòng của ông ta. Rõ ràng ông ta có kinh nghiệm làm việc phong phú, vị trí của Hoa viên Long Trạch rất đẹp, tiền thuê rất mắc, mở văn phòng ở đây chắc tốn nhiều tiền.
“Cô Tạ, tôi cần xem một số giấy tờ chứng minh của cô, để chứng minh thân phận.” Ông ta là người Bắc Kinh, hình như tốt nghiệp học viện Ngôn ngữ Bắc Kinh, nói giọng phổ thông rất chuẩn.
Tôi đưa ông ta giấy chứng minh và thẻ sinh viên của tôi. Ông ta gật đầu, đi tới két sắt cạnh đó lấy một chiếc hộp gỗ ra. Sau đó, ông ta lấy một quyển chi phiếu ra khỏi hộp gỗ: “Cô Tạ cần bao nhiêu tiền?”
“Ông có thể cho tôi được bao nhiêu?” Tôi lo lắng.
“Tùy cô.” Ông ta liếc tôi “Hoặc là, cô cứ cầm chi phiếu về, để đó từ từ dùng cũng được.”
“250 ngàn tệ.” 200 ngàn tiền phẫu thuật, 50 ngàn tiền thuốc.
Ông ta viết số tiền lên chi phiếu, kêu tôi ký vào, giữ lại bản sao, sau đó đưa chi phiếu cho tôi. Tôi nhìn qua, Lịch Xuyên đã ký sẵn tên lên đó.
Tôi bỏ chi phiếu vào trong bóp tiền. Trần Đông Thôn lại nói: “Về thủ tục sang tên hai căn hộ kia, cô Tạ có muốn làm luôn không?”
Tôi nói: “Tôi không cần hai căn hộ đó. 250 ngàn này, tôi cũng chỉ mượn mà thôi. Sau này chắc chắn sẽ tìm cách trả lại.” Nói xong, tôi viết giấy nợ nhét vào tay ông ta.
Trần Đông Thôn cười, nhận lấy bỏ vào hộp: “Cô Tạ, bất cứ lúc nào, nếu cô cần tiền, xin cứ gọi điện thoại.”
Đúng là cáo già trên thương trường, không nóng không lạnh, không đưa đẩy, nói chuyện rất đúng mực.
Ba tôi được phẫu thuật thay tim ở Côn Minh. Bệnh tình ông quá nặng, không thể đi máy bay tới thành phố khác để phẫu thuật.
Hôm đó ba mươi chuyên gia đứng quanh ông làm phẫu thuật hơn bốn tiếng đồng hồ. Phẩu thuật khá thành công. Nhưng mà, ngay sau đó ba tôi lại có phản ứng thải ghép nghiêm trọng. Hầu như ngày nào tôi và Tiểu Đông cũng được thông báo tình trạng nguy kịch. Chúng tôi vừa sợ hãi, vừa ôm hi vọng trong suốt thời gian đó, dốc hết sức để chăm sóc ba tôi. Ông chịu dày vò thêm 25 ngày, cuối cùng cũng bỏ chúng tôi mà đi. Thật ra, rủi ro lúc phẫu thuật rất cao, chúng tôi biết rõ việc đó. Nhưng sau khi lo đám tang xong, chúng tôi vẫn chưa thể tin ba tôi lại ra đi nhanh như vậy.
Mùa hè năm đó, cây cối mướt xanh, nắng hè đổ lửa. Rồi bỗng nhiên… chỉ còn lại mình tôi và Tiểu Đông giữa cõi đời này.
“Chị, bây giờ mình thành trẻ mồ côi rồi, phải không?” Tiểu Đông hỏi tôi.
“Còn chị và em mà! May mà năm đó mẹ vỡ kế hoạch sinh em ra.”
Em tôi là sinh ra do vỡ kế hoạch, ba tôi không muốn mẹ tôi phá thai. Vì vậy mà ba tôi mất đi cơ hội thăng tiến ở trường, còn phải tốn rất nhiều tiền để xin cho em tôi vào hộ khẩu. Chúng tôi tìm được mấy sổ tiết kiệm trong ngăn kéo của ba tôi, tổng cộng được 20 ngàn tệ. Số tiền này có lẽ là toàn bộ tiền tiết kiệm của gia đình tôi. Chúng tôi dùng số tiền này để chọn một miếng đất đẹp cho ba tôi.
Kỳ nghỉ hè khá dài, Tiểu Đông chỉ lại nhà nửa tháng rồi về trường. Tôi cảm thấy sức cùng lực kiệt, nên vẫn ở lại Ca Cựu, để lên dây cót tinh thần đối phó với cuộc sống mới. Tháng 7 năm đó, bạn bè trung học hẹn tôi tới trường liên hoan, rồi đi thăm thầy cô. Tôi không vui vẻ gì mấy, nên cố gắng từ chối, bạn bè cứ khuyên tôi: “Người khác không đi cũng không sao, nhưng cậu được điểm cao nhất khối mà không đi, thầy Hùng sẽ buồn lắm.”
Đành vậy, chạng vạng tối, tôi đạp xe đến cổng trường trung học Nam Trì. Dì Trương bảo vệ biết tôi, biết em trai tôi, càng biết ba tôi. Ba tôi vốn là giáo viên ở trường trung học Nam Trì, do sinh vượt kế hoạch nên bị giáng chức, bị chuyển sang trường trung học cấp thấp hơn ở thị trấn nhỏ. Dì Trương giơ tay ngoắc tôi ra “Tiểu Thu, nghỉ hè về đây chơi hả?”
“Dạ, họp lớp.”
“Nghe nói thầy Tạ…” Dì sờ mặt tôi “Haiz, người đang sống sờ sờ ra đó, sao nói đi là đi.”
Dì Trương không nhắc thì thôi
thôi, vừa nhắc tới ba, nước mắt tôi liền trào ra. Tôi cúi đầu, nước mắt rơi xuống mặt đất.
“Haiz, tại dì không tốt, khi không nhắc
lại chuyện buồn làm chi không biết.” Dì kéo tay tôi, nhét vào tay tôi một trái táo.
Tôi đứng trước cổng trường, vừa ăn táo, vừa chờ bạn học.
Một lát sau, bỗng nhiên dì Trương nói: “Đúng rồi, mấy năm trước, có một người tới trường tìm con, dì có cho cậu ta địa chỉ nhà con, cậu ta có tìm được con không?”
Tay tôi run run, hỏi: “Ai tìm con? Dì còn nhớ người đó như thế nào không?”
“Sao không nhớ được. Cậu thanh niên đó rất đẹp trai, vừa tới trường là mấy cô giáo trẻ mê ngay. Tuy nhiên, chân cậu ta có tật sao đó, đi hơi cà nhắc.”
Tôi cố gắng bình tĩnh, hỏi tiếp: “Dì còn nhớ lúc đó là khi nào không?”
“Ừm, khoảng ba năm trước, trước Tết, lúc đó trường nghỉ đông rồi. Cậu ta hỏi có chỗ nào bán đồ lưu niệm của trường Nam Trì không. Dì nói, cậu tưởng đây là Cố Cung ở Bắc Kinh hả, đồ lưu niệm cái gì. Chỉ có một tiệm văn phòng phẩm ở cổng thôi, bán mấy thứ tập, viết linh tinh. Sau đó, cậu ta còn hỏi dì, đường trước cổng trường có phải tên Tây Môn không?
Đúng là không nên kể chuyện buồn với người đang buồn, nước mắt tôi tuôn ra như suối.
Thì ra, Lịch Xuyên đã từng đến đây, quê tôi.
“Cậu ta hỏi dì có biết con không? Dì nói, sao không biết được. Cả nhà con, có ai dì không biết. Tiểu Thu từ lúc học tiểu học đã quậy, thường xuyên bị cô giáo phạt đứng. Không ngờ học càng ngày càng giỏi, trở thành trạng nguyên ở đây.” Dì Trương cứ tưởng tôi vẫn buồn chuyện ba tôi, nên lái sang chuyện vui vẻ.
Tôi lau nước mắt, cười với dì: “Anh ấy là bạn con, từ Bắc Kinh tới chơi.”
“Chắc nghe mấy chuyện dì kể làm cậu ấy vui. Lúc đó, cháu nội dì đang bò trên sàn, cậu ấy cho nó 300 tệ, nói là để mua kẹo cho nó ăn.” Bởi vậy, dì vẫn còn nhớ rõ Lịch Xuyên.
Đoạn đối thoại bất ngờ này làm sống dậy bao tâm tư trong lòng tôi. Tối đó, suốt buổi liên hoan, tôi không nói câu nào. Chỉ biết uống rượu, uống say mèm. Lúc tỉnh lại, tôi phát hiện mình đang ngủ trên một bãi nôn mửa. Lịch Xuyên bỏ tôi, đã ba năm rồi. Sao tôi vẫn nhớ anh. Sao tôi còn gửi thư cho anh, kẻ sáng mắt đều biết là do tôi cố chấp. Tôi đúng là vừa khờ vừa ngu, hết thuốc chữa rồi.
Muốn yêu một người, không có cơ hội; muốn hận một người, không có lí do.
Muốn chạy trốn, không có chỗ trốn; muốn sa đoạ, không có can đảm.
Không ngờ tôi vẫn là sinh viên giỏi.
Sau khi ba tôi qua đời, thể xác và tinh thần tôi đều suy sụp, suốt ba tháng trời tôi không viết thư cho Lịch Xuyên. Về lại trường, kiềm chế không được, tôi lại ra tiệm net. Trong hộp thư vẫn báo con số 0. Do đó tôi lại viết một email ngắn: “Hi Lịch Xuyên. Ba em mất rồi. Em mượn anh 250 ngàn để làm phẫu thuật cho ba. Khi nào đi làm, em trả lại anh liền. Có lẽ từ lâu anh không sử dụng hộp mail này nữa. Nhưng em vẫn muốn nói, cảm ơn anh đã giúp đỡ em vào những lúc khó khăn thế này. Em rất cảm kích. Tiểu Thu.”
Vào một ngày cuối tuần sau khi gửi lá thư đó, tôi nhận được một cuộc điện thoại của giáo viên hướng dẫn – Giáo sư Phùng. Ông nói có một lá thứ gởi cho tôi, ngoài bìa thư ghi địa chỉ là “Văn phòng khoa Ngữ Văn Anh Đại học Sư Phạm S”, do đó, thư được chuyển về văn phòng khoa. Thầy biết tôi, nên nhận thay. Thầy hỏi tôi khi nào có thể tới văn phòng của thầy lấy thư.
Tôi hơi sợ gặp thầy Phùng, nguyên nhân là do ông đặc biệt thích tôi. Nhiều lần ám chỉ tôi nên học lên tiến sĩ, ông sẽ hướng dẫn tiếp. Nhưng tôi đã chán học, nên tính thầm nhanh nhanh lấy xong bằng thạc sĩ, tốt nghiệp rồi tìm việc làm.
Lịch Xuyên có thể nói tiếng Trung rất lưu loát, cũng biết rất nhiều chữ Hán. Nhưng anh nói, thật ra anh không biết viết chữ Hán lắm, vì ông nội anh dạy viết chữ phồn thể, anh ghét chữ phồn thể quá nhiều nét, quá phức tạp, không chịu học. Cho nên, tôi chưa bao giờ thấy anh viết chữ Hán. Quả nhiên, ngoài bì thư được viết chữ phồn thể, chữ viết không đẹp lắm, may mà đủ nét, lớn nhỏ vừa phải, cho nên cũng không quá khó đọc.
Tuy ngoài phong bì không ghi địa chỉ gửi, nhưng tem là tem Thuỵ Sĩ. Tôi ôm hy vọng tràn đầy mở thư, thấy bên trong có một tấm thiệp khá đẹp, thoảng mùi hoa oải hương, nền thiệp màu tím nhạt, ở giữa có một bó hoa huệ tây trắng muốt. Không có chữ nào, không có ký tên. Không có gì hết.
Như vậy, tất cả email của tôi, anh đều nhận được.
Tôi cầm tấm thiệp, lòng chùng xuống. Cô thư ký văn phòng khoa cười hỏi: “Tiểu Thu, em có sưu tập tem không? Em có lấy con tem này không?”
Tôi còn đắm chìm trong suy tư: “Hả, gì ạ? Tem?”
“Đúng vậy. Con cô sưu tập tem. Con nít chưa hiểu chuyện, chỉ thích đồ ngoại thôi.”
“Nè, cho cô, em không sưu tập tem.” Tôi đưa phong bì cho cô.
“Haiz, trong đây còn có thiệp nè, thơm quá, em không lấy hả?”
“Dạ không.” Tôi cười cười “Nếu cô thích, cứ tặng cho bé luôn đi.”
Hôm đó, tôi đến một tiệm bán nữ trang. Bấm năm lỗ tai trên tai mình, cộng thêm hai lỗ đã có sẵn, tổng cộng bảy lỗ. Bên trái ba lỗ, bên phải bốn lỗ. Thằng nhóc bấm tai cho tôi nói: “Haiz, tự nhiên từ hoa khôi lại trở thành gái nhảy.” Sau đó tôi đến một tiệm khác, bấm thêm một khuyên tai ở rốn.
Tôi bỏ hết toàn bộ quần áo cũ, mua một đống tất lưới dài. Sáng nào ngủ dậy tôi cũng trang điểm cả tiếng đồng hồ, chỉ sử dụng màu mắt tím và đen, vẽ mắt sâu không thấy đáy. Ngày nào tôi cũng mặc áo khoác da hoặc áo gile, lộ ra khuyên tai nhỏ ở rốn, cảm thấy bản thân rất gợi cảm. Tôi thích váy may bằng vải thật dày, càng hở hang càng tốt. Tôi bắt đầu hút thuốc, ngày càng nghiện nặng hơn, cuối tuần tôi đi quán bar uống rượu, thường hay uống đến khi say mèm. Những người đàn ông dìu tôi hay nhân cơ hội sờ soạng người tôi, tôi cười cười, cợt nhả với họ, chẳng là gì cả.
Kể từ khi nhận được “thiệp an ủi” của Lịch Xuyên, tôi không viết thêm một lá thư nào cho anh nữa.
Hai năm sau, nhờ thành tích xuất sắc, tôi tốt nghiệp thạc sĩ trước thời hạn một năm. Giáo viên hướng dẫn nhìn tôi, vẻ mặt tiếc hận.
Tôi gởi hồ sơ xin việc cho năm công ty dịch thuật. Cả năm công ty đều mời tôi đến phỏng vấn.
Đương nhiên, tôi chọn công ty lớn nhất, phúc lợi tốt nhất, nổi tiếng nhất thành phố Bắc Kinh: Công ty dịch thuật Cửu Thông.
Chương 21
Ngày 1 tháng 7, tôi tham dự buổi thi viết đầu tiên của Công ty dịch thuật Cửu Thông. Công ty Cửu Thông chiếm hết tầng 11 và 12 của cao ốc Vĩnh Khang ở khu đông Bắc Kinh. Phía sau tòa cao ốc có một sân golf rất rộng, không khí mát mẻ, phong cảnh lại đẹp, rất ít xe cộ, là nơi làm việc lý tưởng theo cảm nhận của tôi. Hiển nhiên, không chỉ mình tôi có cách nhìn này, vì có hơn 50 người cùng tham gia thi viết với tôi. Nghe nói, có hơn 100 bộ hồ sơ gởi đến dự tuyển, vòng một là do phòng nhân sự xét sơ yếu lí lịch để sàng lọc hồ sơ, kết quả còn khoảng 50 người. Thật ra, họ chỉ cần hai người phiên dịch tiếng Anh, cạnh tranh quyết liệt cỡ nào, không nói cũng biết. Đề thi viết rất khó, làm xong ra ngoài, rất nhiều người vẫn than thở làm bài không kịp. Tôi cố gắng hết sức làm hết bài, nhưng không dám đảm bảo về mặt chất lượng. Lúc đi ra, có một sinh viên nữ Đại học Sư Phạm Bắc Kinh hỏi tôi:
“Câu “Sương bì lưu vũ tứ thập vi, đại sắc tham thiên lưỡng thiên xích[1'>” cậu dịch như thế nào?”
[1'> Trích bài Cổ Bách hành của thi nhân thời Đường là Đỗ Phủ (712-770), thông qua hình ảnh cây bách già trước miếu Lưu Bị, Khổng Minh để xót xa cho người tài hoa bị bỏ rơi. Tạm dịch: “Vỏ trắng gội mưa bốn mươi ôm, sắc xanh nhuộm trời hai ngàn thước.”
“The rimy bark, slippery with rain, is forty spans around. Anh kingfissh blue hues, high up into the sky, two thousand feet above” Tôi nói.
Cô nàng nhìn tôi, cười cười: “Sao lại dịch là kingfish blue? Không phải là blackness à?”
“Đại sắc không hẳn là màu đen. Thật ra đại sắc là màu xanh đen, hay chính là blueblack.”
“Vậy tại sao cậu không dịch thành blueblack, mà lại dịch là kingfish-blue.”
Tôi không trả lời, cười nhạt.
“Hiểu rồi,” cô nàng lại thở dài “Giấu nghề, đúng không? Ừm, tôi không dịch khác cậu là mấy, nhưng tôi không hoàn toàn tuân thủ theo trật tự từ của thơ gốc.”
“Thơ cổ hay ở chỗ đối từ, cho nên tôi cố gắng không thay đổi trật tự từ. Tôi thích dịch thẳng[2'>.”
[2'> Dịch thẳng là chỉ người dịch chú trọng chuyền tải trật tự từ của bản gốc sang bản dịch, không ưu tiên sự lưu loát của bản dịch. Trái ngược lại với dịch thẳng, dịch ý chỉ người dịch chú trọng bản dịch, tức là chỉ chuyền tải hết ý của bản gốc chứ không chú trọng chuyền tải trật tự từ của bản gốc.
Chúng tôi cùng nhau đi qua một hành lang dài, bỗng nhiên cô ta nói nhỏ: “Cậu có thấy đề thi lần này rất lạ không? Phần đầu thì bắt chúng ta dịch đơn đăng ký dự thầu, phần sau lại bắt chúng ta dịch thơ cổ, khó muốn chết. Cũng đâu phải thi tiến sỹ, cần gì làm khổ dữ vậy?”
Tôi giơ tay lên: “Hoàn toàn đồng ý. Chắc người ra đề có bệnh thích hành hạ người khác, tôi chưa từng gặp đề nào nhức đầu dữ vậy.”
Vừa nói xong, tôi thấy cô ta len lén ra hiệu, cúi đầu ho khan một tiếng. Tôi quay đầu lại, thấy người thanh niên mặc đồ vest thẳng thớm, đeo cà vạt màu vàng đứng phía sau tôi. Anh ta cầm một tập hồ sơ, đang quan sát tôi bằng ánh mắt khó hiểu.
Tôi nhai kẹo Chewing gum, nói với anh ta: “Chào cậu, cậu cũng tới dự thi hả?”
Anh ta lạnh lùng nói: ” Không phải.”
Sau đó, anh ta không để ý tới tôi, bước ngay vào thang máy, biến mất tăm.
Cô sinh viên lúc nãy nhìn theo bóng dáng anh ta, còn kêu “trời” một tiếng, lộ ra mặt háo sắc “Anh chàng đó, đẹp trai quá đi!”
Tôi cười cười.
Mặc dù thời gian tôi ở chung với Lịch Xuyên không lâu lắm, nhưng anh đã làm tôi miễn dịch với toàn bộ trai đẹp. Tôi yêu anh đến mê dại, thường xuyên nửa đêm bật đèn ngủ, lặng lẽ ngắm nhìn gương mặt đang ngủ say của anh.
Hôm sau, công ty Cửu Thông gọi điện bảo tôi và 9 người khác phải tham dự dịch nói một chọi một. Khẩu ngữ vốn là thế mạnh của tôi, lúc ở chung với Lịch Xuyên, anh thường chỉ tôi biết tôi sai chỗ nào, khiến tôi ngày càng giỏi hơn. Hơn nữa, tôi có kinh nghiệm nhiều năm trò truyện với người ngoại quốc khi làm thêm ở quán cà phê.
Tuy điểm dịch viết của tôi không phải cao nhất, nhưng Cửu Thông rất hài lòng với phần thi dịch nói của tôi. Hai ngày sau, tôi và ba người cạnh tranh cuối cùng đến gặp Tổng giám đốc của Cửu Thông, Tiêu Quan.
Tuy tôi không biết tình hình của ngành phiên dịch, nhưng tôi đã từng nghe đến cái tên Tiêu Quan. Anh ta sinh trong gia đình học thuật, bố mẹ đều là giáo sư khoa Anh Ngữ Văn của Đại học Bắc Kinh. Bố anh ta tốt nghiệp Đại học Oxford, mẹ của anh ta là đàn chị của giáo sư Phùng Giới Lương. Tên của họ thường cùng nhau xuất hiện trên giáo trình dạy tiếng Anh. Lúc đầu, Tiêu Quan làm phiên dịch ở văn phòng đại diện của Thông Tấn Xã ở nước ngoài. Mấy năm sau anh ta mới thành lập công ty này. Nghe nói kinh doanh gặp thờ