--> Tháng ngày ngất ngưởng - game1s.com
Ring ring

Tháng ngày ngất ngưởng

'>
Anh ta tự tin bước vào quán và đi thẳng lên cầu thang, dường như quán này quá quen thuộc với hắn rồi. Tôi lẽo đẽo theo sau anh ta lên tầng ba, nơi có ban công nho nhỏ, một cái bàn mây xinh xắn được kê giữa những chậu hoa cũng nhỏ xinh không kém. Anh ta mỉm cười kéo ghế mời tôi ngồi. Lúc này, tôi mới thấy ngạc nhiên khi xung quanh vắng hoe, trái ngược với sự đông đúc ở hai tầng dưới, mặc dù, trên này bài trí đẹp hơn dưới đó rất nhiều. Gã bác sĩ có vẻ không quan tâm lắm đến điều đó, hai chúng tôi gọi nước uống rồi ngồi im lặng giữa không gian tĩnh mịch hiếm có. Tự nhiên, tôi nghĩ đến người chủ của quán café này, hẳn nhiên, người đó phải là người có tâm hồn dịu dàng và thanh khiết lắm, tôi đoán chắc đó là một phụ nữ, một người phụ nữ đằm thắm, dịu dàng và sâu sắc thì mới nghĩ đến việc tạo một “ Phù Dung” đầy hương sắc và yên bình thế này.

Anh bác sĩ cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi bằng cách ấn vào tay tôi một cốc sinh tố bơ thơm mát, tôi kinh ngạc nhìn anh ta. Rõ ràng tôi đã gọi café đen chứ đâu phải là sinh tố bơ ? Anh ta như hiểu ý tôi nên cười tủm tỉm.
“ Tôi bảo với phục vụ làm đấy, con gái không nên uống nhiều café”
Tôi nhìn anh ta có vẻ nghi ngờ.
“ Sao anh gọi phục vụ được, trong khi anh vẫn ngồi đây cơ mà ?”
“ Tôi nhắn tin, quán này tôi quen mà”.
Ôi trời, thật là hết chỗ nói, đúng là đồ bác sĩ, nhìn đâu cũng thấy nguy cơ bệnh tật, tôi uống café cả chục năm nay mà có sao đâu ? Tự nhiên lại đùng đùng đổi nước uống cho người ta mà không hỏi lấy một câu, vô duyên dễ sợ luôn.
Gã chả thèm để ý đến thái độ khó chịu của tôi, mà vẫn sa sả nhắc nhở “ Không nên uống nhiều café, nhất là café đặc, không tốt cho tim mạch”. Haiz, sao trời dun dủi thế nào tôi lại nhận lời đi với anh ta chứ. Tôi chẳng nói gì, cầm lấy cốc sinh tố tu một hơi hết sạch, gã cười sằng sặc khiến tôi cảm thấy bối rối quá thể, thật chả hiểu sao tôi lại có hành động kỳ cục đó nữa.
“ Cô uống như voi ấy, ít nhất cũng phải để lại vài giọt lịch sự chứ ?”
“ Tôi không làm màu kiểu đó được, mà anh yên tâm, tôi không gọi cốc nữa đâu mà lo”
Anh ta lại mỉm cười, cầm cốc sinh tố đã cạn sạch của tôi giơ lên, khuôn mặt thanh tú ấy bỗng chùng xuống, trầm ngâm hơn, giọng nói cũng có vẻ gì thật xa xăm.
“Nếu cuộc đời là một cốc sinh tố ngọt và ngon thế này thì sao nhỉ?”
Dù trông bộ dạng anh ta hơi kỳ cục nhưng tôi vẫn đáp lời.
“ Thì chẳng ai muốn chết”
Anh ta đặt cốc xuống, nhìn thẳng vào mặt tôi rất lâu, tôi ghét người nào nhìn mình như thế, nên tôi vội quay đi.
Không biết bao nhiêu thời gian đã trôi qua, tôi cảm giác không gian yên tĩnh này như bóp nghẹt lấy mình. Giọng anh ta như gió thoảng bên tai.
“ Dù cuộc sống có cay đắng đến mấy thì cũng chẳng ai muốn chết, tôi biết có những người dù biết rằng nếu sống họ phải chịu đau đớn nhiều hơn ngàn lần chết, nhưng họ vẫn khao khát được sống, hi vọng được sống và chiến đấu đến cùng để sống”.
Tôi nheo mắt nhìn anh ta, khuôn mặt đó, giờ đã dịu đi những tia nhìn sắc lạnh.
“ Vâng, tôi biết, và anh là người giúp họ !”
“ Không ! Tôi chỉ là người hỗ trợ họ, và cô biết đấy, đôi khi dù đã cố hết sức nhưng cả tôi và họ đều thất bại.”
Anh ta nhấp một ngụm café và mỉm cười, điệu cười kiêu bạc quen thuộc. Anh ta xoay xoay cốc café đã cạn và nhắc đên người mẹ nghèo của hai đứa con đã từ giã cuộc đời trên bàn mổ bằng chất giọng đau xót kỳ lạ. Tôi không nói gì, cảm giác nghẹn ở họng, vâng, làm gì có đứa con nào muốn mất mẹ ? Cảm giác thiếu hơi ấm của người mẹ là cảm giác tồi tệ và đáng sợ nhất của mọi đứa trẻ trên đời.
Chúng tôi ngồi cho đến khi tiếng chuông điện thoại khiến cả hai giật mình, Sâm Cầm gọi điện hỏi đang ở đâu, lúc này tôi mới nhận ra đã quá muộn rồi. Anh bác sĩ nhanh chóng đứng dậy, dẫn tôi xuống tầng rồi dắt xe ra mà không cần thanh toán, tôi có vẻ hơi ngạc nhiên thì anh ta khoát tay “ Quán quen mà ! lo gì, những lúc thế này cứ lôi tiền bạc ra thì chán lắm”. Ô, một kẻ lập dị nấp trong hình hài của bác sĩ chăng ? Anh ta dường như chẳng quan tâm tôi nghĩ gì, giục tôi yên vị và phóng vút đi.
Tôi cảm ơn anh ta trước khi bước xuống xe, lúc tôi vừa mở được cổng, chưa kịp há mồm chào thì anh ta đã hét toáng lên.
“Này, tên tôi là Thiện, Đức Thiện nhé, còn cô tên gì ?”
Ờ nhỉ ? Tôi đã biết tên anh ta đâu, thế mà cũng ngồi buôn chuyện thế sự như đúng rồi ấy, thật xấu hổ quá. Tôi mỉm cười, giơ tay chào anh ta.
“ Tôi là Trăng Thanh !”
“ Trăng Thanh ? Tên lấp lánh quá, khác hẳn với người”.
Ối giời ơi ! Thiếu chút nữa thì mồm tôi ói máu vì tức, ở đâu ra cái loại đàn ông bất nhã thế kia chứ, uổng công tôi đã nghĩ tốt về anh. Anh ta giữ bộ mặt lạnh băng vẫy tay gọi tôi tiến gần chỗ mình “ Cho tôi mượn điện thoại của cô”. Biết ngay mà, thảo nào lúc nãy anh ta không trả tiền café, hóa ra chắc chẳng có xu nào dính túi nên sĩ diện hão bảo là quen chủ quán. Gớm, giờ lòi mặt gian ra, đến một cú điện thoại cũng phải mượn để gọi. Đời thật ngang trái, vẻ bề ngoài của đàn ông luôn đối lập với cái ví của họ. Tôi cười mỉa, đưa điện thoại cho hắn một cách rất trịch thượng. Như thường lệ, gã chả thèm để tâm, gã cầm điện thoại bấm nhoay nhoáy một lúc rồi đưa cho tôi. Gớm, chắc anh ta ngại nên không dám gọi điện chỉ mượn máy để nhắn tin hay sao ấy, thế cũng tốt, tôi đỡ tốn tiền. Anh ta dúi cái điện thoại vào tay tôi, mặt lạnh te.
“ Cô có số điện thoại của tôi rồi đấy, lúc nào ăn không được, thở không xong hoặc sắp đi gặp Diêm Vương thì cứ gọi cho tôi”
Tôi há hốc mồm nhìn điện thoại, còn anh ta rồ ga phóng vút đi. Tôi mở điện thoại ra, ối giời ơi, chả có ai trơ trẽn đến thế, tự lưu tên mình là “ BÁC SĨ MANLY” cơ đấy ! Tởm !. Tôi dửng dưng đút điện thoại vào túi quần, rồi nhẹ nhàng lách người qua cổng. Động tác phải vô cùng nhẹ nhàng và khéo léo nếu không bà Vịt Bầu mà phát hiện ra thì cả đêm bà sẽ “ ca cải lương” cho mà nghe, khỏi ngủ luôn.
Đi được vài bước, chợt một bóng đen từ phía sau ập tới, áp sát người và bịt miệng tôi.
“ Ai vừa đưa mày về ? Khai mau”
Tôi chả tỏ ra ú ớ hay sợ hãi gì mà âm thầm nhe răng cắn ngay vào ngón tay đang bịt mồm mình , nó buông tay ra hét lên “ Á, đồ đểu”. Giờ thì đến lượt tôi bịt mồm nó, tôi thì thào.
“ Mày bé mồm lại ngay, Vịt Bầu mà nghe thấy thì toi đấy”
Nó gật gù, gạt tay tôi ra, rồi ra vẻ bí mật, nó ghé sát vào tai tôi hỏi nhỏ.
“ Tóm lại là thằng cha nào đưa về”
“ Chả có thằng cha nào cả”
“ Vớ vẩn, tao rình, tao nghe trộm từ nãy giờ rồi, khai nhanh lên không tao gọi bà Vịt Bầu xuống kể, bà ấy mà biết thì cả Hà Nội này cũng biết đấy”
Haizz, chả còn cách nào khác, Sâm Cầm đã nói là làm, mà đã làm thì tanh bành hết mất thôi. Tôi đành kéo nó vào phòng, tỉ tê kể chuyện anh bác sĩ, nó chăm chú lắng nghe mà chẳng cười lấy một lần. Lạ thật đấy, bình thường dính đến ba cái chuyện này kiểu gì Sâm Cầm cũng nhảy dựng lên phân tích này nọ rồi nghĩ ra đủ viễn cảnh vớ vẩn và cười lăn lộn cơ mà. Sau khi nghe hết nội tình câu chuyện, nó vỗ vai tôi, gật gù. “ Được !Ngon”. Được với ngon cái nỗi gì, liên quan quái gì đến mình mà được với ngon ? Sâm Cầm bắt đầu vạch ra các kế hoạch tấn công tán tỉnh anh chàng kiêu ngạo đó. Tôi khoát tay tỏ ý không cần và leo lên giường nằm, Sâm Cầm vẫn không chịu buông tha tôi, nó kéo ngay giấy bút đi theo rồi ngồi tô vẽ nhì nhằng các kế hoạch ra giấy. Tôi để mặc nó luyên thuyên và ngủ thiếp lúc nào không hay, đến khi giật mình tỉnh giấc nhìn thấy Sâm Cầm vẫn ôm khư khư giấy bút há mồm ra ngủ bên cạnh, thật là chết cười với nó.

Những ngày sau đó, nó không ngừng nhắc đến tay bác sĩ kỳ cục kia và xúi giục tôi gọi điện, nhưng tôi tảng lờ hết. Với tôi, gặp thế là đủ, tôi chẳng có nhu cầu gặp anh ta thêm nữa chứ đừng nói là chạy theo tán tỉnh. Tôi thích đàn ông nhã nhặn, điềm tĩnh chứ không phải vô duyên và kiêu hãnh như anh ta. Sâm Cầm nói nhiều mà không thấy tôi xoay chuyển gì nên đành bỏ cuộc, nó thừa biết tính tôi, đã không thích thì không bao giờ quan tâm.

Chúng tôi tiếp tục chống chọi với cái nắng oi ả của mùa hè bằng cách trốn biệt đi làm cả ngày, tối muộn, khi cái nóng dịu đi cả hai mới chui về phòng trọ nhỏ xíu quen thuộc để ngủ. Anh chàng Ria Mép cũng thế, chúng tôi hay gặp nhau ở sân, vẫn cười khẩy với nhau, chẳng bên nào chịu nhường bên nào. Thi thoảng, anh ta còn bày mấy trò chơi khăm như: giấu cái sào chọc quần áo đi chỗ khác, giả vờ vô tình tạt nước trước cửa phòng tôi hay thỉnh thoảng nửa đêm mở nhạc ầm ầm. Tôi với Sâm Cầm chẳng vừa, có hôm anh ta vừa giặt quần áo, phơi lên dây xong, hai đứa tôi bê nguyên một đống giấy vụn ra đốt ở dưới làm muội than bay lên bám hết vào quần áo của hắn, chưa kể Sâm Cầm thi thoảng đi qua phòng hắn lại lấy hết sức đá vào cửa phòng một cái thật mạnh, hắn mà ra mở cửa thì kiểu gì nó cũng làm bộ mặt sẵn sàng nghênh chiến. Hắn điên tiết với chúng tôi thế nào thì chúng tôi cũng bực bội với hắn thế đó, nói chung, với tình cảnh này thì chẳng bao giờ có hòa bình ở cái khu trọ này đâu.


Chương 2.3


Buổi sáng chủ nhật, đúng vào ngày rằm tháng bảy, ngày lễ Vu Lan, Sâm Cầm đắn đo mãi rồi cũng quyết định xách túi về nhà với bố. Nhà nó ở ngay trong thành phố, nhưng mẹ nó đã lấy chồng khác và ra nước ngoài sống, còn bố nó kinh doanh gì chẳng rõ, chỉ biết ông đi suốt ngày, rượu chè cũng suốt ngày. Nhà Sâm Cầm kinh tế dư giả nhưng nó không phụ thuộc vào bố, nó sống tự lập và không bao giờ chấp nhận sự giúp đỡ của bố mình.

Tôi biết, trong thẳm sâu trái tim, Sâm Cầm yêu bố hơn bất kỳ ai, nó chỉ không thể chấp nhận cách kiếm tiền của ông thôi, có lần nó nói với tôi về những đồng tiền không sạch sẽ đó, tôi không biết rõ lắm nhưng cũng lờ mờ nhận ra rằng ông đang làm việc gì đó mờ ám. Tôi gặp bố của Sâm Cầm nhiều lần, ông rất yêu con gái và luôn cảm thấy có lỗi vì không thể mang lại cho Sâm Cầm một gia đình đúng nghĩa. Biết vậy, nên trước ngày lễ Vu Lan tôi đã khuyên Sâm Cầm nên về nhà thăm bố, cả năm chỉ có một ngày để con cái báo hiếu cha mẹ thì tại sao lại không về ?. Sâm Cầm không nói gì, nhưng sáng ra tôi thấy nó xách túi đi sớm, tôi biết là kiểu gì nó cũng loanh quanh một lúc ngoài đường rồi lại về nhà với bố thôi. Nó luôn vậy, và tôi nghĩ, mọi đứa con đều giống vậy, dù cả đời chạy loanh quanh với đủ thứ mộng hão thì cuối cùng, nơi họ muốn trở về nhất vẫn là nơi có bố mẹ mình.

Sâm Cầm vừa đi, tôi cũng chạy ra chợ mua ít hoa quả, vài bông hồng trắng về cắm. Sinh thời, mẹ tôi thích hồng trắng, ngày giỗ chạp hay lễ lạt gì mẹ cũng cắm hoa hồng trắng, giờ nhìn những cánh hồng tinh khiết mong manh đó, tôi nhớ mẹ. Năm năm trôi qua, đôi lúc tôi nghĩ mẹ vẫn còn ở quê, mẹ vẫn đạp xe đi dạy học hàng ngày, vẫn sửa bài cho học sinh và vẫn nấu canh cua chờ tôi về mỗi tối. Ký ức về mẹ chưa bao giờ lụi tắt trong tôi. Tôi là đứa trẻ mồ côi, mồ côi đúng nghĩa, bố mất trong một chuyến đi biển khi tôi vừa tượng hình trong bụng mẹ, chưa bao giờ gặp ông nên tôi không biết gì về ông ngoài những câu chuyện kể từ mẹ và bà nội. Tôi ước mình có thể gặp ông một lần để nói rằng tôi cần ông và nhớ ông thế nào. Đã bao lần, tôi cố hình dung cuộc gặp gỡ của bố mẹ ở bên kia thế giới, và hi vọng rằng họ sẽ hạnh phúc bên nhau mãi mãi.

Cuộc sống luôn có những thách thức và mất mát, bạn cần phải kiên cường để đối mặt và lạc quan để tiếp tục tiến về phía trước. Không ai bị lấy mất tất cả, mà kể cả khi bạn không còn gì, hãy nghĩ rằng bạn vẫn còn chính bạn, muốn tồn tại thì phải vươn lên và muốn vươn lên thì phải tự tin. Tôi đã vượt qua những tháng ngày vất vả, cô đơn và thiếu thốn bằng sự ngất ngưởng của chính mình, giờ thì mọi trở ngại với tôi đều trở thành con…muỗi, vì tôi nghĩ mình còn dư dả năng lượng để đối mặt với rất nhiều khó khăn phía trước. Bạn biết đấy, khi bạn đã vượt qua con sóng lớn nhất, hung dữ nhất của cuộc đời thì những đợt sóng tiếp theo dù có nguy hiểm đến đâu cũng khó lòng quật ngã bạn được.

Trong lúc tôi đang miên man ngắm những cánh hồng trắng muốt và nghĩ về cuộc sống của mình thì có tiếng gọi the thé của bà Vịt Bầu “ Trăng Thanh ! Ra đây”. Tôi cun cút chạy ra đã thấy bà Vịt Bầu bày biện đủ mâm, đủ lễ để bắt đầu cúng chúng sinh, ông Châu Chấu đang quét nốt đoạn sân phía trước, tên Ria Mép đứng xun xoe bên cạnh Vịt Bầu. Vừa thấy tôi, Ria Mép đã lên giọng.
“ Nhanh lên, con gái con lứa, lề mề như ngan già vậy ”
Bà Vịt Bầu lé phé kéo tay tôi.
“ Lại đây, đứng sau bà, bà vái thế nào thì vái thế đấy, nhiều người vái thì nhiều lòng thành, để chúng sinh vui mừng, hoan hỉ về hưởng lộc”.
Ôi, dù chẳng hiểu bà Vịt Bầu lôi cái lý thuyết đó ở đâu ra nhưng tôi cứ gật gù rồi đứng ngay ngắn vào hàng cho xong chuyện. Vịt Bầu lại réo ông Châu Chấu, Châu Chấu vứt chổi te tái chạy đến nép sau lưng bà, đúng kiểu “ núp bóng tùng quân” quá.
Vịt Bầu trang nghiêm cầm hương lên lầm bầm khấn.
“ Hôm nay, ngày lễ vu lan, con kính mời chư vị chúng sinh, ông già bà cả, ăn mày, ăn xin, những hồn ma bơ vơ cõi trần về đây hưởng lộc….”.
Nghe bà khấn mà tự nhiên tôi dựng cả tóc gáy, nhỡ người ta về thật thì sao ? . Bà Vịt Bầu chẳng thèm đếm xỉa đến thái độ của những người xung quanh, bà cất cao giọng và khấn như đang hát.
“ Hôm nay, ngày lễ xá tội vong nhân , lộc này tôi cúng để dành cho tất cả các vong hồn, vì vậy đề nghị chư vị về hưởng lộc nhớ đi đứng ngay hàng thẳng lối, không chen lấn xô đẩy, không lạng lách tạt ngang để tránh tắc đường và gây lộn xộn trong quá trình hưởng lộc” .

Tôi không nhịn được cười, cứ ôm bụng gập người xuống cười ngặt nghẽo, nước mắt nước mũi chảy ròng ròng trên mặt, quay sang thấy Ria Mép cũng đang cười rũ ra giống tôi. Ông Châu Chấu ra sức cấu véo ra hiệu hai đứa, nhưng Ria Mép dường như không chịu nổi, gục xuống cười thành tiếng. Tôi cũng cười hỉ hả không kém. Bà Vịt Bầu ngoái lại xách cổ hai đứa ra chỗ khác và giáo huấn về tội thiếu tôn trọng bài khấn của bà. Hai đứa bụm miệng đứng nép dưới gốc xoài để mặc bà Vịt Bầu ca cẩm một hơi rồi ra khấn tiếp. Chao ôi, bà Vịt Bầu cứ khấn thêm lời nào là hai đứa tôi lại rũ xuống cười lần ấy, đến độ ông Châu Chấu cũng không chịu được liền đấm ngực cười ha hả cơ mà. Báo hại, do cười quá nhiều mà cả tôi, Ria Mép và ông Châu Chấu đều bị Vịt Bầu ném chổi vào người. Cả đám chạy toán loạn nhưng vẫn không thể dứt được tràng cười của mình. Ôi, cảm ơn bà Vịt Bầu đã khiến lễ Vũ Lan của tôi hết buồn và chua chát, tôi biết ơn bà vô cùng, và cũng may thay, nhờ trận cười nghiêng ngả đó, tôi và Ria Mép có vẻ thân thiện với nhau hơn.

Buổi tối, khi ánh trăng soi xuống tán lá xoài trước sân khu trọ, dù ánh đèn thành phố đã che khuất mất vẻ đẹp huyền ảo của trăng, tôi vẫn nhìn thấy le lói thứ ánh sáng bàng bạc trên từng phiến lá. Mẹ vẫn thường nói tôi sinh đúng ngày trăng tròn, sáng và trong, vì thế mẹ đặt tên tôi là Trăng Thanh để hi vọng cuộc đời sau này cũng lấp lánh như ánh trăng vậy. Hồi đó, tôi mải mê sà vào lòng mẹ rồi ngắm nhìn bầu trời với trăng sáng và tưởng tượng ra cảnh mình sẽ trở thành một ngôi sao nhỏ bé tỏa sáng bên cạnh ánh trăng huyền ảo đó. Giờ đây, tôi lại ước mẹ là một vì sao trên đó, mẹ có thể nhìn xuống và thấy tôi, Trăng Thanh của mẹ đã lớn khôn, đã vững vàng, đã mạnh mẽ đến mức nào. Tôi ước mẹ có thể sà xuống đây, ngồi cạnh tôi, không cần phải nói gì nhiều, chỉ để tôi được hít hà mùi của mẹ một giây thôi cho vơi bớt khao khát, nhớ nhung trong lòng.

Nước mắt không ngừng rơi, ánh trăng mờ dần trong mắt tôi. Mọi thứ đã biến mất, đã lùi vào góc xa xăm nào đó, chỉ còn tôi ở lại, chống chếnh và cô đơn. Nỗi cô đơn có thể ập đến rất nhanh, nó khiến bạn yếu mềm đi, nhưng nó cũng có thể khiến bạn mạnh mẽ hơn bất kỳ lúc nào, chỉ cần bạn đừng coi cô đơn là bạn đường mà hãy coi nó như kẻ hóng hớt luôn chạy đuổi và rình rập sau lưng bạn, như thế, bạn sẽ biết cách để tránh xa nó.

Tôi xoay người, dựa lưng vào cửa sổ, không dám nhìn lên bầu trời xa tít ngoài kia nữa, sợ những giây phút trống trải trong tâm hồn sẽ kéo mình xuống vực sâu . Tôi xoa bàn tay lên mặt, cố gắng xoa dịu đôi mắt đang sưng lên vì nước mắt, đúng lúc một vật gì đó bay từ ngoài cửa sổ vào rơi “xoẹt” một phát xuống trước mặt. Tôi bàng hoàng nhìn xuống, một gói tròn tròn có quấn báo bên ngoài, vừa ngẩng đầu lên đã thấy mặt Ria Mép te tởn ló vào qua khung cửa. Tôi bặm môi hỏi hắn.
“ Lại trò gì nữa đây ?”
“ Xôi !”
“ Cái gì ? ý anh là sao ?”
Ria Mép có vẻ mất kiên nhẫn, hắn chống một tay lên song cửa sổ, tay còn lại vỗ vỗ lên trán.
“ Sao cô ngu lâu dốt bền thế nhở, tôi bảo xôi thì nó là xôi chứ còn là cái khỉ gì nữa”
“ Nhưng…sao… anh… lại…?”
“ Tôi đói bụng, đi ra mua xôi, tiện thể mua luôn cho cô một gói, chắc cô chưa ăn gì đâu nhỉ ?”
Ôi, tôi cảm động quá thể, không ngờ Ria Mép lại tốt thế chứ, chẳng lẽ hắn bị ma nhập ? Mà dù ma hay quỷ gì nhập vào hắn cũng được, miễn là tự nhiên hắn thay đổi theo chiều hướng tích cực thế này là ổn lắm rồi. Tôi lí nhí cảm ơn, hắn có vẻ hơi bối rối khi thấy tôi ăn nói tử tế hơn mức bình thường. Tôi cúi xuống mở gói xôi, mùi xôi ngô thơm nức cả mũi, lúc này mới có cảm giác ruột mình quặn lên từng đợt. Ôi, Ria Mép đúng là vị cứu tinh của mình, tôi nhìn Ria Mép và mỉm cười thân thiện. Hắn ta lè lưỡi thở phì phì một cách rất vô duyên “ Muốn ăn thì ăn đi, đứng đây nóng bỏ xừ ra được” . Đã thế thì việc gì phải khách khí, tôi xúc một miếng lên ăn ngon lành. Ria Mép vẫn không rời cửa sổ, anh ta nhíu mày nhìn tôi.
“ Này, lúc nãy tôi thấy cô khóc, cô khóc thật hay giả vờ đấy ?”
Ối giời ơi, tự nhiên tôi muốn phun ra miếng xôi đang ngậm trong miệng quá. Tôi chả nói được lời nào, chỉ ngước mắt lên nhìn anh ta với con mắt chắc phải vằn lên hàng trăm tia lửa ấy chứ. Ria Mép dường như thấy mình vô duyên quá nên vội vàng cười dàn hòa.
“ Này, đừng phùng mang trợn má lên mắng tôi, tôi hỏi thế thôi, chứ tôi biết tỏng cô khóc vì ai rồi ?”
Hả ? Làm sao anh ta biết được ? chẳng có nhẽ, anh ta là một trong những cô hồn được bà Vịt Bầu mời về lúc chiều ? Ôi, mẹ ơi, cô hồn đội lốt Ria Mép!!! Tôi sợ tái cả mào nhìn anh ta, gói xôi đang được nâng niu trên tay bỗng nhiên bị rơi phịch xuống bàn, tôi lắp bắp nhìn anh ta.
“ Anh… anh… là… ai…?”
Ria Mép nhìn tôi ngạc nhiên, hắn chìa cả bàn tay vào phòng tôi rồi gào lên.
“ Cô bị ma ám à ? Tôi đây chứ ai ! Hay lúc chiều cô bị các cô hồn nhập vào rồi ?”
Ôi, đúng rồi, nếu hắn đã nói những lời này thì không thể là một hồn ma được, tôi thở phào nhẹ nhõm, cầm gói xôi lên nhai tiếp. Ria Mép nhìn tôi có vẻ quan tâm.
“ Nhìn kiểu khóc của cô chắc là khóc vì giai chứ gì ? Nói thật, tôi thấy thằng cha ấy cũng đáng để cô rơi nước mắt đấy, so với hắn thì nhìn cô cứ như con cú ấy”
Cái gì ? Nhìn tôi thế này mà hắn dám nói là giống con cú sao ? Đúng là cái loại có mắt không tròng, nhìn tôi thế này chí ít cũng được như con…chim sâu chứ. À, mà hắn đang nói đến thằng cha nào ấy nhỉ ? Tôi trợn tròn mắt, chỉ vì tiếc gói xôi đang ăn dở nếu không thì tôi đã ném vào mặt hắn ngay rồi, tôi lấy hết sức bình sinh gào vào mặt hắn.
“ Này, anh biết gì mà phán xét tôi thế hả ?”
“ Tôi đâu có phán xét, chẳng qua đó chỉ là phép so sánh khách quan khi nhìn thấy hai người đi với nhau thôi”
“ Hai người ? Hai người nào ? Bao giờ cơ ?”
“ Gớm, lại còn tỏ vẻ ngơ ngác nữa, hôm trước tôi nhìn thấy anh ta chở cô về tận cổng mà, cao to, đi cái xe ga màu đen ấy”
À, hóa ra là vậy, hắn nhìn thấy tôi được tay bác sĩ chở về hôm nọ nên mới nghĩ thế. Ô, nhưng mà hôm đó rõ ràng chỉ có Sâm Cầm thấy cơ mà, sao hắn lại …? Chẳng nhẽ hắn cũng rình mò giống Sâm Cầm sao ? Ria Mép thấy tôi có vẻ thắc mắc thì xuống giọng giải thích “ Không phải tọc mạch đâu, hôm đó tôi hút thuốc trên ban công nhà cô tôi nên vô tình nhìn thấy thôi”. Tôi gật đầu không tra khảo gì thêm nữa. Nhưng khổ, hắn vẫn chất vấn tôi hàng chục câu hỏi về chuyện của chúng tôi, chẳng biết nói thế nào nên tôi đành kể hết ngọn ngành cho hắn nghe. Nghe xong hắn cười hềnh hệch, rồi bỗng dưng ngừng lại, hỏi một cách nghiêm túc “ Thế tại sao cô khóc ?” . Tôi cúi xuống, im lặng mất mấy giây rồi nói nhanh.
“ Tôi nhớ mẹ !”
“ Ô, cô này buồn cười nhỉ, nhớ mẹ thì về ngay với mẹ đi, ngồi đây khóc thì mẹ cô biết được chắc !”
“ Mẹ tôi… mất rồi”
Im lặng, tôi nhìn thấy khuôn miệng có ria mép của hắn hơi hé ra rồi ngay lập tức ngậm lại. Anh ta dựa lưng vào cửa sổ, nghiêng đầu sang một bên nhìn tôi rồi thì thầm rất nhỏ “ Tôi cũng thế !”. Bất chợt, tôi ngước mắt lên, chạm vào đôi mắt ấy, đôi mắt cũng chất chứa nỗi buồn giống tôi. Tôi lặng người nhìn hắn, hắn có vẻ bối rối mất một lúc rồi xông thẳng vào phòng, kéo tay tôi đứng dậy.
“ Đi chơi thôi, ngồi ở đây buồn chết mất”
Tôi không có ý định phản kháng mà ngoan ngoãn đi theo hắn. Chúng tôi lang thang trên đường suốt đêm hôm đó, vừa đi vừa buôn những câu chuyện nhảm nhí và cười sảng khoái với nhau. Không biết chúng tôi đã đi bao lâu và bao xa, chỉ biết rằng khi trở về phòng trọ, chân tôi đã mỏi rã rời và mắt thì díp lại. Tôi đổ sập người xuống giường và ngủ một giấc ngon lành như chưa bao giờ được ngủ. Đêm đó, hai kẻ từng ghét nhau như chan canh đổ mẻ chợt nhiên trở thành bạn bè như kiểu có duyên từ kiếp trước vậy.



Chương 3: Bạn thân... Thân ai nấy lo!


Chương 3.1


Từ sau ngày lễ Vu Lan đó, tôi, Ria Mép, Sâm Cầm chung sống hòa bình với nhau một cách không ngờ tới. Sâm Cầm sau khi nghe tôi kể chuyện về Ria Mép thì đã thôi không còn nhìn anh ta bằng con mắt căm thù nữa. Sâm Cầm thậm chí còn dụ dỗ được Ria Mép về phe mình để đối phó với bà Vịt Bầu những lúc chúng tôi “trót” gây ra “sự cố” gì đó trong nhà trọ. Bà Vịt Bầu dù không tin tôi và Sâm Cầm lắm, nhưng bà không thể không tin thằng cháu trai vừa “ngoan ngoãn” vừa dẻo mỏ của mình được. Nói chung, việc làm thân với Ria Mép đã mang lại cho hai con bé hay gây chuyện như chúng tôi rất nhiều lợi ích, thế nên, các bạn biết đấy, đã đến lúc dẹp ba mối thù vặt vãnh trước đây để bắt tay nhau vì lợi ích chung rồi.

Từ khi cho Ria Mép nhập hội, đêm nào phòng tôi cũng trở nên nhộn nhịp và rôm rả hơn, ngoài giờ đi làm ra, thời gian rảnh còn lại cả ba chúng tôi “cống hiến” cho các ván bài và trò cá ngựa quen thuộc. Ba cái mồm như loa phóng thanh thi nhau gào thét, cấu chí, mắng chửi nhau loạn xạ, khiến cả khu trọ cũng chao đảo theo. Cả khu trọ có bốn phòng, thì hai phòng là của chúng tôi thuê, phòng thứ ba là của bà bán vật liệu ngoài phố thuê để đồ, còn phòng cuối cùng thì cứ có người đến ở được dăm bữa, nửa tháng là lại cuốn gói đi, nên hầu như nó ở tình trạng trống quanh năm. Vì thế mà dù cả ba chúng tôi có gào toác cả họng ra cũng chả có ai ý kiến ý cò gì. À, quên, ngoại trừ lúc những tiếng gào đó vang dội lên đến tận tai của bà chủ Vịt Bầu thì cũng có đôi chút rắc rối xảy ra, nhưng hầu như nó không nghiêm trọng lắm.

Tối hôm nay cũng như bao tối khác, cả ba đứa vừa chơi cá ngựa ăn tiền vừa kêu gào, cãi cọ không dứt. Đúng như dự đoán, một lúc sau ông Châu Chấu lò dò xuất hiện, thông báo là ông lại được bà Vịt Bầu cử xuống để ổn định tình hình an ninh trật tự. Mặc ông Châu Chấu nói gì, đứa nào đứa nấy vẫn tập trung cao độ vào cuộc chơi, ông Châu Chấu đứng một lúc thì ngứa nghề nên nhảy xổ vào đập bốp bốp vào đầu Ria Mép và hét lên “Mày chơi ngu như bò ấy, để tao!”. Vừa nói ông vừa lật đật chen vào ngồi giữa mà không bao giờ chịu tháo dép, ông lý sự rằng như thế để dễ bề chạy trốn khi bà Vịt xuất hiện. Cuộc vui lại rôm rả khi có thêm một người, ôi, người ta nói quả không sai, thêm bạn thì thêm vui, thêm người thì thêm tiếng, bốn con người với bốn cái miệng lời ra tiếng vào cứ như ong vỡ tổ.

Và chỉ năm phút sau, cổ họng thanh niên của chúng tôi không thể đọ nổi với cái loa già nua của ông Châu Chấu, ông hò hét đạt đến công suất lớn nhất, chói tai nhất khiến chúng tôi cũng phải ngậm miệng, bịt tai ngồi im. Quả thật, trên đời này chưa từng thấy vợ chồng nào hợp nhau ở khoản mồm to như vợ chồng già này, mỗi khi họ gân cổ lên thì mọi người xung quanh phải cúi rạp người xuống. Chưa kể đến những màn rượt đuổi, cấu chí nhau diễn ra như cơm bữa của hai ông bà khiến hàng xóm, láng giềng vừa run sợ vừa kiêng nể không biết để đâu cho hết. Dù, ông Châu Chấu có lép vế hơn bà Vịt Bầu một tí thì họ vẫn là một cặp đôi “văn võ song toàn”, mắng chửi nhau cũng hay, mà đuổi đánh nhau cũng khéo, thế chẳng phải “văn võ song toàn” thì là gì nữa?!

Mà chẳng phải nói gì dài dòng, ông Châu Chấu vừa dứt tiếng thét thì có tiếng đạp cửa đánh “rầm” một cái, bà Vịt Bầu lừng lững xuất hiện với cái chổi trên tay y như mụ phù thủy. Bà đường bệ đứng chắn ngay cửa, bà không đứng thì thôi chứ đã đứng thì đến con muỗi cũng khó lòng tìm được khe hở nào mà trốn thoát được. Ông Châu Chấu ngay lập tức nấp sau lưng Sâm Cầm, mặc cho con bé cố tình đẩy ông ra phía trước. Nói chung, chẳng ai dại gì mà giúp đỡ che giấu ông Châu Chấu lúc này cả, lơ mơ lại ăn chổi của bà Vịt chứ chẳng chơi. Tôi và Ria Mép dừng hình, cười nhăn nhở với bà Vịt, mong bà mở lượng khoan hồng mà tha thứ. Bà Vịt chống chổi xuống, một tay chống hông, miệng thở hồng hộc.

“Đêm hôm rồi còn ồn ào không cho ai ngủ hả? Tao mà phát hiện ra đứa nào hét to nhất, tao xẻo mồm.”

Sau câu nói đó, ngay lập tức, tôi, Sâm Cầm, Ria Mép đồng loạt chỉ tay về phía ông Châu Chấu, ông lườm chúng tôi rồi lại đẩy Sâm Cầm tiến lên còn mình thì vẫn kiên trung nấp sau lưng nó. Ô, chẳng phải ông là người hét to nhất còn gì, chúng tôi chỉ nói sự thật thôi mà, đúng không? Bà Vịt Bầu ôm chổi lao đến, ông Châu Chấu thoắt vùng dậy, lợi dụng lúc bà Vịt sơ hở, ông chen qua cánh cửa rồi chạy biến ra ngoài sân. Bà Vịt định đuổi theo, nhưng tự nhiên quay lại, ném xoẹt cái chổi về phía chúng tôi rồi cong miệng lên quát:

“Làm loạn một lần nữa, thì ba đứa chúng mày đều ra đường tuốt nhá! Cả cái lão khọm già kia nữa, ra đường tuốt!”

Lúc này mới nghe tiếng Ria Mép phát ra, vẫn cái giọng nịnh nọt, ngọt ngào như mì chính ấy.

“Kìa, cô! Chúng cháu chỉ vui một tí thôi, cô đừng giận.”

“Cô... cô... cái gì! Dẹp! Một lần nữa thì ra đường, ra đường tuốt! Rõ chưa? Bực cả mình!”

Nói đoạn, bà lừng lững bước ra, chẳng biết bà có đuổi theo ông Châu Chấu không nhưng đêm đó chúng tôi thấy mọi thứ yên lặng lạ thường, ôi kiểu gì rồi ông Châu Chấu chẳng rón rén chui về nhà làm lành với bà Vịt, lần nào chẳng thế. Chẳng có gì đáng lo cả đâu.

Cuộc chơi của ba chúng tôi không thể vì ông Châu Chấu mà gián đoạn được, ba đứa trời đánh vẫn hì hụi chơi với nhau nhưng lần này kín tiếng và cười bé hơn. Chúng tôi phó mặc sự an toàn và tính mạng của ông Châu Chấu cho bà Vịt Bầu, tận đến khi chuông điện thoại của tôi réo lên từng hồi. Tôi mở điện thoại, là ông Châu Chấu gọi, chẳng lẽ... ông nhờ chúng tôi đưa đến... bệnh viện chăng? Tôi hồi hộp nghe máy, chưa kịp nói gì đã nghe tiếng ông Chấu hổn hển trong điện thoại: “Cứu! Cứu ông!”. Ôi, thôi xong, bà Vịt đã không tha thứ cho ông ấy rồi. Tôi hỏi dồn “Ông có sao không? Nặng lắm không?”- “Nguy lắm, nặng lắm, sắp rơi rồi! Nhanh lên!”. Chết rồi, ông Châu Chấu lần này có vẻ bị nặng, nguy hiểm đến tính mạng rồi. Tôi hốt hoảng cúp máy, Sâm Cầm và Ria Mép cũng đứng bật dậy lao ra sân.

Cả ba đứa nhìn lên ngôi nhà hai tầng của ông bà Vịt - Chấu, ngôi nhà vẫn chìm trong đêm tối, tuyệt nhiên không có một tiếng động. Cả ba nhìn nhau, chẳng lẽ ông Châu Chấu bị thủ tiêu rồi? Làm cách nào để cứu ông ấy đây? Sâm Cầm nhìn tôi, tôi nhìn sang Ria Mép, Ria Mép nhanh trí leo lên cây nhãn cạnh ban công để lên tầng hai. Ria Mép vừa leo đến lưng chừng thì chúng tôi nghe thấy tiếng kêu yếu ớt của ông Chấu.

“Tao ở... ở... đây... cứu...”

Tôi và Sâm Cầm nhìn ra, ối giời ơi, một cảnh tượng vui mắt chưa từng thấy. Ông Châu Chấu treo lủng lẳng trên cổng sắt, cạp quần bị mắc vào cái móc sắt trên cổng khiến chân và người ông cứ lắc lư như con nhái bén. Quả thật, khi chứng kiến cảnh tượng đó, tôi và Sâm Cầm không nhịn được, cả hai gục xuống cười ngặt nghẽo, Ria Mép đang ở trên cây cũng tụt xuống cười theo. Ông Châu Chấu gồng người, chỉ tay về phía chúng tôi, giọng rít lên the thé:

“Cười cái con khỉ! Cứu tao, quần sắp rách rồi!”

Lúc này Ria Mép mới thủng thẳng đến bên cánh cổng, chống tay đứng nhìn lên.

“Cô Vịt siêu thật, làm sao cô ấy có thể treo được chú lên đây nhỉ?”

Tôi và Sâm Cầm lại ngoác mồm ra cười. Có thể thấy ông Chấu giận lắm, vì mặt ông tím ngắt lại nhưng vì đang ở thế bị động, muốn nhờ vả chúng tôi nên ông cố dịu giọng xuống:

“Ối giời ơi, là tao, tao trèo cổng để vào nhưng không ngờ bị móc vào quần, mau đỡ chú xuống, chú chóng mặt lắm rồi!”

Tôi và Sâm Cầm cũng chạy đến, Sâm Cầm còn hứng chí đến mức lôi điện thoại ra định chụp lại bức ảnh để đời, ông Chấu vừa nhìn thấy nó giơ điện thoại lên thì vội vã khua tay hét lớn:

“Con Cầm, không được chụp, không được chụp!”

Ông Chấu càng khua tay thì người ông càng lắc lư mạnh, bỗng có tiếng “xoẹt... xoẹt” vang lên. Chết, hình như quần ông Chấu rách! Chúng tôi lao đến cánh cổng, đứa trèo lên, đứa ở dưới đỡ, đứa thì đứng sẵn sàng... hứng nếu ông không may rơi xuống.

Loay hoay đến lúc người ướt sũng mồ hôi chúng tôi mới cứu được ông Chấu khỏi cái móc sắt, ông tiếp đất an toàn, mỗi tội cái quần mồi của ông đã bị xé toạc một đường to như... quả mít... làm lộ hết cả vòng ba và chiếc quần chip màu tím có hình chú chuột Mickey ra ngoài. Sâm Cầm vừa liếc thấy đã ré lên như người bắt được vàng, nó chỉ thẳng vào... mông ông Chấu mà cười, Ria Mép cũng cười sảng khoái, còn tôi dù có hơi ngượng một chút nhưng không thể không nhe răng ra cùng đồng bọn được.

Ông Châu Chấu lấy tay hai tay che phía sau, lúng túng nhìn ba đứa ngồi phệt xuống sân vừa cười vừa lau nước mắt, ông lầm bầm:

“Cười cái... con khỉ!... Chúng mày chả tế nhị tí nào sất... cái bọn vớ vẩn này, có ngày tao sẽ cho bọn mày biết... thế nào là tế nhị nhá... vớ vẩn...”

Dường như xấu hổ quá nên ông Chấu che mông chạy một mạch vào nhà bếp mà không thèm ngoái lại lần nào.

Ba đứa tôi vẫn đứng rũ rượi trước sân, Sâm Cầm có vẻ quá bất ngờ về cái quần chip có hình chuột Mickey của ông Chấu nên nó cứ nhắc đi nhắc lại mãi. Đột nhiên nó túm lấy tay Ria Mép, vừa cười vừa hỏi:

“Này, nhà anh ai cũng mặc thế à?”

Ria Mép có vẻ hơi bất ngờ vì cái nắm tay của Sâm Cầm, tôi thấy anh ta hơi né người một tí nhưng vẫn để nguyên tay Sâm Cầm trên cánh tay mình.

“Ý cô là gì?”

“Còn gì nữa, cả nhà anh, cô anh, chú anh, và cả anh đều mặc quần chip hình Mickey à?”

Ôi trời ơi, tôi đến chết vì Sâm Cầm mất, sao cái chuyện tế nhị thế mà nó có thể nói ra mồm một cách trơn tuột như vậy được? Tôi chả liên quan gì mà nghe đến đó đã thấy mặt đỏ như mặt trời rồi. Ria Mép có vẻ bối rối, hất tay Sâm Cầm ra.

“Cô đúng là đồ Gia Cầm, mấy cái đó thì liên quan gì đến tôi hả?”

“Ơ hay, chẳng phải anh với họ là người nhà sao? Bà Vịt Bầu hay mua quần áo cho ông Chấu, chắc cũng mua cho anh vài bộ chứ nhỉ?”

Lúc này mặt Ria Mép chợt biến sắc, anh ta cúi xuống nền gạch rồi nói nhanh:

“Ờ, thì cũng có, nhưng... tôi không bao giờ dùng.”

Sâm Cầm vẫn không buông tha cho Ria Mép, nó còn cố sấn tới, nhìn thẳng vào mặt Ria Mép và hỏi với một thái độ hết sức hồn nhiên.

“Cũng là quần chip hình chuột Mickey màu tím chứ?”

Đến lúc này tôi thấy có vẻ hơi quá đà nên túm áo Sâm Cầm giật giật để ra hiệu cho nó. Sâm Cầm dường như chẳng màng đến tôi, Ria Mép cố nói to để át đi sự ngại ngùng của mình:

“Cô hỏi làm gì hả? Nó không phải màu tím, không phải chuột Mickey, được chưa?”

Sâm Cầm có vẻ vẫn không bỏ cuộc, tôi biết tỏng tính nó, nó mà đã định truy cái gì thì phải truy đến cùng luôn.

“Thế màu gì? Hình gì?”

Ria Mép có vẻ tức giận, một lần nữa anh ta gạt tay Sâm Cầm ra rồi bước thẳng về phòng. Sâm Cầm ơi là Sâm Cầm, có cần thiết làm anh ta bẽ mặt như vậy không chứ? Vừa mới bắt tay làm bạn thân được ít lâu đã vội bóc mẽ nhau làm gì. Tôi ghé sát tai Sâm Cầm nói nhỏ “Đủ rồi đấy, anh ta giận rồi kìa”, Sâm Cầm thì thầm lại “Kệ chứ, đang hay mà, anh ta trông thế mà cũng trẻ con nhỉ, buồn cười chết đi được”. Tôi lắc đầu, kéo Sâm Cầm đi, vừa lúc Ria Mép vừa mở cửa phòng, Sâm Cầm đã hét toáng lên:

“Này, đừng nói với tôi là anh đang mặc cái quần giống ông Chấu đấy nhé, tôi thất vọng lắm đấy! Ha ha!”

Ria Mép ngoái lại lườm Sâm Cầm một cái sắc như dao cạo rồi chẳng nói chẳng rằng chui thẳng vào phòng đóng sầm cửa lại.

Sâm Cầm cũng chui vào phòng, nó nằm dài trên giường và bật cười khanh khách. Tôi mắng mỏ nó một hồi vì tội vô duyên rồi còn đùa quá trớn. Nó vẫn cười lăn lộn trên giường, tôi lại vu cho nó cái tội bệnh hoạn, chuyện có gì đâu mà cười. Sâm Cầm ngồi bật dậy, nó nói nhỏ với tôi “Này, mày có thấy lúc anh ta ngượng ngùng không? Trông vừa đáng yêu vừa buồn cười nhỉ?”. Ối giời ơi, bạn tôi thật là trái khoáy, sao lấy sự ngượng ngùng, khó chịu của người khác ra làm trò mua vui cho mình chứ. Tôi bảo nó “Ừ, mặt anh ta buồn cười, còn mặt mày lúc đó dày như vỏ cam sành ấy! Khiếp!”. Sâm Câm chẳng nói chẳng rằng, lại lăn ra giường cười một lúc rồi ngủ thiếp đi. Đấy, nó chuyên gây chuyện rồi lăn ra ngủ như không có việc gì xảy ra cả, đôi khi, tôi cũng ao ước được hồn nhiên như nó mà đâu có được.

Vì sự việc bẽ mặt tối hôm ấy mà Ria Mép giận chúng tôi cả tuần, đi làm về là vào phòng bật nhạc, chẳng ló mặt sang phòng tôi tí nào. Tôi và Sâm Cầm vì thế mà buồn hẳn, không buồn sao được khi thiếu mất một chân chơi bài kia chứ. Tôi giục Sâm Cầm sang làm lành và phân tích cho nó những lợi ích mà chúng tôi có được từ khi kết thân với Ria Mép, nhưng Sâm Cầm ngang lắm, nó chỉ ậm ừ vài cái rồi coi như quên tiệt.


Chương 3.2


Tám giờ tối, khi tôi đang điên cuồng chỉnh sửa mớ bản thảo ở nhà xuất bản thì Sâm Cầm gọi điện, giọng nó rất chi là “hình sự”: “Này, về ngay nhá”. Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Có chuyện gì à?”. Nó bảo: “Có chuyện hay ho” rồi cúp máy luôn. Lạ nhỉ? Không lẽ ở xóm trọ có biến? Ông Chấu và bà Vịt lại truy đuổi nhau? Hay vừa tóm được thằng trộm nào đó? Hoặc rất có thể chiến tranh lại bùng nổ một lần nữa giữa Ria Mép và Sâm Cầm? Suy đi, tính lại, cuối cùng không thể cưỡng lại sự tò mò, tôi đành cắp cặp đi về bỏ mặc mấy cái bản thảo đang “gào rú” trên bàn.

Vừa lọc cọc dắt xe vào cổng, Sâm Cầm đã xồ tới, kéo tay tôi và phán một câu xanh rờn:

“Xong rồi!”

“Xong cái gì? Có biến à?”

“Ừ, biến lớn! Hôm nay rảnh rỗi chẳng có ai chơi nên tao làm lành với lão Ria Mép! Xong rồi!”

Ối trời đất quỷ thần ơi! Chỉ vì cái việc cỏn con đó mà nó lôi xềnh xệch một con ong chăm chỉ làm việc như mình chạy về nhà sao? Tôi nóng bừng cả mặt, cấu vào tay Sâm Cầm mấy cái rồi gào lên:

“Mày có biết tao đang xoắn não lên vì cái bản thảo sắp xuất bản không hả? Ba cái việc vớ vẩn ấy mà mày cũng gọi tao về bằng được là sao?”

“Vớ vẩn là vớ vẩn thế nào, mày có biết tao phải tốn năm bát tiết canh mới làm lành được với anh ta không hả?”

“Cái gì? Anh ta ăn một lần năm bát tiết canh á?”

“Ờ... thì... không hẳn! Tao ăn... ba... anh ta ăn... hai. Mà tóm lại là xong năm bát tiết canh thì cũng xong luôn chuyện làm lành.”

Ừ, cứ cho là nó tốn năm bát tiết canh để làm lành với lão Ria Mép đi nữa thì liên quan quái gì đến tôi? Tiền nó bỏ ra chứ đâu phải tiền tôi? Tôi đã bảo rồi, cố mà làm lành từ hôm đó luôn thì có phải đỡ mất năm bát tiết canh không? Sâm Cầm ơi là Sâm Cầm, có lớn mà không có khôn, tiền chứ có phải vỏ hến đâu mà... vung như thế chứ. Thà nó bỏ chừng ấy tiền ra để rủ tôi đi đánh chén một bữa chè no nê có phải đỡ tức hơn không. Nói chung, tôi cắm cảu rủa sả Sâm Cầm không tiếc lời, ấy vậy mà nó chỉ cười tủm tỉm rồi phán một câu xanh rờn:

“Lão Ria Mép thế thôi chứ cũng dễ thương thật đấy, mày chưa thấy lão ý ăn tiết canh thôi... trông

rất ‘kute’!”

Ối giời ơi, bạn ơi là bạn, người ta ăn cái gì ngon lành, sạch sẽ thì khen như thế còn được, chứ một gã đàn ông có hàng ria mép đểu giả đậu trên mặt, mồm thì nhồm nhoàm nhai tiết canh đỏ chót như... ma cà rồng mà nó cũng khen “kute” được thì tôi đến... vái nó cả nón mất!

Trong lúc tôi dằn dỗi xách túi định đi vào phòng thì Ria Mép từ đâu chạy tới, tay cầm một cái sào rõ dài, phía trên còn buộc một túi lưới lủng lẳng. Mặt Ria Mép có vẻ hớn hở, kéo tay tôi:

“Về rồi à? Đi luôn cho nó máu nhỉ?”

Tôi ngơ ngác nhìn hai kẻ mặt đang “ủ mưu sâu kế hiểm” nào đó. Ria Mép liếc tôi, như hiểu ra vấn đề, anh ta ngoái lại nói với Sâm Cầm:

“Này, Gia Cầm, chưa nói gì cho cô ấy à?”

Sâm Cầm kéo tay tôi, gỡ túi trên vai tôi xuống, vừa kéo tôi vào phòng, tôi không kìm được đành hỏi:

“Có chuyện gì vậy?”

“Mày thay quần áo đi, chúng ta đi ăn trộm.”

“Cái gì? Mày điên hả?”

Mặc cho tôi choáng váng, nó bịt mồm tôi, ghé mặt sát tai tôi thì thầm “Ăn trộm dâu da xoan! Gớm, mày tưởng bọn tao có gan ăn trộm vàng chắc?”. Ôi, tôi thở phào nhẹ nhõm, đi vặt quả dâu da xoan mà hai người làm như kiểu đi cướp ngân hàng không bằng. Dâu da xoan mùa này chín đầy phố, thích thì ra mà hái chứ làm gì phải “hình sự” thế không biết, mà hơn nữa, chỉ mỗi việc này mà lôi xềnh xệch tôi về sao? Thật là hại bạn quá mà.

Sâm Cầm thấy tôi khó chịu thì liên mồm giải thích là muốn tôi được giải trí một tí chứ cả tuần cứ cắm cổ đi làm thì đời còn gì vui nữa. Tôi nghĩ lại, thấy nó nói cũng có lý, hơn nữa dâu da xoan là loại quả tôi mê từ bé, nhà tôi ở quê trồng đầy dâu da xoan. Hồi mẹ còn sống bà thường hái những chùm quả mọng nhất rồi buộc thành từng túm treo trước cửa sổ phòng tôi. Cứ đi học về, tôi lại vặt quả ở đấy ăn. Dâu da xoan khi xanh mà chấm muối ớt ăn thì có vị chua như sấu, nhưng khi chín, quả ngọt ngọt, thanh thanh rất ngon. Chẹp... chẹp...! Vừa nghĩ đến đấy tôi đã không nhịn nổi đành gật đầu lia lịa kéo Sâm Cầm đi.

Chúng tôi đi qua mấy con phố đầy dâu da xoan, có cây vẫn còn lấm tấm những bông hoa trắng nhỏ nép mình trong ánh đèn đêm, có cây đã phất phơ những quả dâu da nho nhỏ, xanh xanh trên cành. Một vài cây đã rừng rực màu đỏ cam của những quả chín. Ôi, nhìn thấy chúng, tôi chỉ muốn nhảy lên, vặt rồi cho vào miệng nhai cho sướng thôi. Sâm Cầm biết tính tôi nên nó kéo tay kìm tôi lại, khổ quá, mấy cây trên phố này không phải là mục đích của Sâm Cầm và Ria Mép, hai người bọn họ muốn nhảy vào khu trường mầm non đi hái, vì trong đó có nhiều quả to, chín đỏ hết rồi. Thì ra, cả buổi chiều hai người đã đi thám thính trước rồi, giờ tôi chỉ có mỗi nhiệm vụ đi theo thôi. Mà đi theo cũng được chứ sao, miễn là được ăn thì tôi chẳng dại gì mà từ chối.

Ba chúng tôi như ba con khỉ lò dò leo qua bờ tường thấp của trường mẫu giáo rồi hiên ngang đi vào. Chẳng cần phải quan sát gì nhiều, Sâm Cầm và Ria Mép dẫn tôi tiến thẳng đến cái cây đã định trước. Ria Mép chìa cái sào ra, xem xét lại cái túi lưới buộc trên đó rồi bắt đầu hướng lên phía những quả dâu da chín mọng. Nhưng, quả thật trình độ của Ria Mép còn quá còi cho nên chỉ lơ thơ vài quả rơi vào túi lưới.

Sâm Cầm có vẻ thất vọng, Ria Mép tức chí liền vung sào mạnh hơn, trong lúc luống cuống cái đuôi sào đập thẳng vào vai tôi, tôi hét lên đau đớn. Ria Mép vội vã vứt sào, lao đến xoa xoa vai tôi một cách rất tự nhiên:

“Có đau lắm không?”

Tôi hơi né người một chút, ngại ngùng nhìn Ria Mép lắc đầu, Ria Mép dường như vẫn không yên tâm, anh ta săm soi vai tôi xem có bị vết thâm nào không. Hành động của Ria Mép khiến tôi cảm thấy như có luồng điện nào đó chạm vào người mình. Nhưng, ngay lập tức, tôi trấn tĩnh lại, đẩy Ria Mép ra rồi ra hiệu cho anh ta là mình vẫn ổn. Ria Mép lùi lại vài bước gật gù, nói với Sâm Cầm “May quá, không phải đến bệnh viện, đỡ tốn tiền”. Sâm Cầm cười hô hố, nghe chừng nó đồng tình với Ria Mép. Đúng là hai kẻ phản bạn mà, mồm nói là sống chết có nhau nhưng hễ nhắc đến tiền bạc hay ốm đau là nhấc... mông bỏ chạy.

Tôi chẳng nói chẳng rằng, vứt dép sang một bên, định bụng sẽ trèo lên hái sạch cây dâu da này cho anh ta biết anh ta kém cỏi đến mức nào. Nhưng, Ria Mép đã nhanh hơn tôi, trong khi tôi đang xắn quần thì anh ta đã leo tót lên cây. Sâm Cầm vội vàng hét lên “Ối giời ơi, anh đang mặc quần đùi mà!”. Ria Mép lập tức nhớ ra, nhưng vẫn nhất quyết bám vào cành dâu da “Các cô không biết xấu hổ à? Quay mặt đi!”. Chẳng ai bảo ai, tôi và Sâm Cầm quay lưng lại. Phía trên, Ria Mép vứt từng chùm quả xuống đầu hai đứa. Cả hai đứa khoái chí, vừa nhặt vừa né, vừa hò hét gọi Ria Mép hái thêm nữa.

Vì sự hứng chí nhất thời mà cả ba đứa quên mất rằng mình đang đi “ăn trộm”, tiếng hò hét của chúng tôi đã đánh thức con chó của ông bảo vệ trường, nó nghển cổ lên sủa mấy tiếng. Tôi và Sâm Cầm tái mét mặt nhìn nhau, có tiếng ông bảo vệ hỏi vọng ra “Ai đấy?”. Cả bọn đờ người nhìn nhau, chưa kịp có ám hiệu gì thì con chó to như con bê chồm về phía chúng tôi như muốn ăn tươi nuốt sống ba tên “tội phạm” đáng ghét. Tôi và Sâm Cầm không ai bảo ai đều vứt lại mọi thứ mà vắt chân lên cổ chạy một mạch... Hai đứa như hai con chuột leo qua cánh cổng, Sâm Cầm rơi mất một chiếc dép nhưng nó không thèm ngoái lại nhặt, tôi cũng bị cánh cổng kéo rách một bên áo nhưng việc đó chẳng thấm thía gì so với niềm hân hoan vừa thoát khỏi miệng con chó kia.

Ra đến đường, đứa mất dép, đứa rách áo đứng dựa vào tường thở lấy thở để, lúc này mới nhớ ra Ria Mép! Chết rồi, anh ta làm sao rồi? Hai đứa rón rén ngó sang cánh cổng, thấy Ria Mép đang từ từ tụt xuống đường, hai con bé nhảy xổ lại cùng đồng thanh hỏi:

“May quá! Anh không sao.”

Ria Mép dựa vào cánh cổng, lườm hai đứa tôi như thể hai đứa tôi vừa gây ra tội lỗi gì to lớn lắm ấy. Thực ra, chúng tôi chỉ có mỗi lỗi là không chờ anh ta chạy cùng chứ có gì ghê gớm đâu mà nhìn nhau như quân thù vậy chứ. Ria Mép tấp tểnh bước đi, lúc này tôi mới phát hiện ra có việc gì đó không bình thường. Sâm Cầm kéo Ria Mép hỏi:

“Anh bị đau chân à?”

“Tôi bị chó cắn! Đau bỏ bố!”

Chết! Thế là bị chó cắn thật à? Sâm Cầm sốt sắng đòi xem vết thương, Ria Mép nhất định không chịu. Sâm Cầm cứ thế cúi xuống nhìn chân Ria Mép, Ria Mép nhảy sang một bên rồi khổ sở nhìn Sầm Cầm.

“Đồ gia cầm! Cô có biết tôi bị cắn ở đâu không mà xem?”

“Ừ nhỉ? Thế ở đâu?”

Ria Mép nhìn hai đứa tôi vẻ ngại ngùng, anh ta quay mặt đi chỗ khác rồi nói nhanh:

“Ở... m... ông.”

Sâm Cầm cười ha ha, tôi cũng bật cười, con chó này duyên thế chứ lị. Ria Mép mặt đỏ như gấc chín, gạt tay Sâm Cầm ra rồi bỏ đi. Hai đứa tôi cun cút chạy theo, tôi nói với Sâm Cầm nhưng thực chất là cố để cho Ria Mép nghe.

“Dù sao cũng phải kiểm tra vết thương của anh ấy như thế nào chứ, để còn xem có nên đi viện không.”

Ria Mép ngay lập tức quay lại, trừng mắt nhìn tôi.

“Không xem xiếc gì cả!”

“Nhưng... lỡ... con chó ấy bị... dại thì sao?”

Câu nói của tôi hình như có sức công phá rất lớn, bằng chứng là cả Sâm Cầm và Ria Mép đều đứng hình mất mấy giây. Mặt Ria Mép từ chỗ đỏ ửng chuyển sang tái xanh, Sâm Cầm cũng không kém. Sâm Cầm vội hét lên “Gọi taxi, đến bệnh viện ngay!”.

Ria Mép khổ sở ngồi nửa mông trên xe taxi, tôi và Sâm Cầm vẫn giữ bộ mặt nghiêm trọng nhưng tự nhiên lại thấy buồn cười. Hai đứa không nhịn được bèn cười phá lên, Ria Mép giận dỗi lườm chúng tôi.

“Thấy bạn bị thương mà vẫn cười được hả? Thế mà hai cô xoen xoét cái mồm nói là coi tôi như bạn thân cơ đấy!”

Tôi đang trên đà cười nên điềm nhiên trả lời lại:

“À, thì bạn thân thật... nhưng mà thân ai nấy lo!”

Mặt Ria Mép tím bầm lại như củ khoai nướng, Sâm Cầm nhéo tay tôi. Ôi, sao tôi lại thở ra được câu tổn thương đến người khác thế nhỉ? Tôi ngoái lại, mặt Ria Mép vẫn thâm sầm thâm sì, định xin lỗi một câu mà taxi đã đến bệnh viện nên tôi đành cất lời xin lỗi sau vậy, mạng người là quan trọng mà.



Chương 4: Hãy cứ hồn nhiên như cây cỏ


Chương 4.1


Sâm Cầm và tôi, mỗi đứa một bên xốc nách Ria Mép vào phòng cấp cứu. Lúc ở trên xe, anh ta lải nhải trách móc chúng tôi không tiếc lời, thế mà đến sân bệnh viện thì không biết miệng để đâu mà im như hến. Mà không im sao được, giờ này còn giở trò mắng mỏ ra thì chỉ có thiệt thân thôi, hai đứa tôi mà tức lên thì sẵn sàng bỏ anh ta một mình để phi về phòng chơi trò cá ngựa chứ tội gì phải ở đây cho mệt người.

Đang có một ca cấp cứu khác, các bác sĩ bận tập trung vào đó nên chúng tôi phải ngồi đợi mất một lúc. Ria Mép mặt xanh như tàu lá đứng dựa vào tường, trong khi Sâm Cầm và tôi ngồi một đống, mặt đứa nào đứa nấy đầy vẻ thương tâm, cứ như kiểu có người sắp chết ấy. Thú thật, khi ở ngoài đường còn toe toét cười được, chứ bước chân vào bệnh viện không hiểu sao trong lòng tôi trở nên hoang mang và lo sợ kỳ lạ, tôi nghĩ, Sâm Câm cũng không khác gì tôi.

Khi bác sĩ quay ra, chúng tôi hơi ngỡ ngàng nhìn nhau, ô, vẫn là tay bác sĩ cấp cứu cho Ria Mép ngày nào. Hắn lướt mắt về phía hai người kia rồi dừng lại nhíu mày nhìn tôi với thái độ lạnh lùng như thể tôi chưa từng đi uống café với hắn vậy. Nói chung, tôi chẳng để tâm làm gì, bởi thông thường, chỉ có những kẻ yếu thế mới luôn tỏ ra mình nguy hiểm trước mặt người khác mà thôi. Tôi cũng đáp lại cái nhìn đó với điệu bộ kiêu hãnh không kém. Hắn liếc mắt sang Sâm Cầm, giọng điệu rất kẻ cả:

“Sao? Ai là người bị bệnh?”

Sâm Cầm và tôi đều hùng hổ chỉ về phía Ria Mép đang đứng run rẩy bên tường. Tay bác sĩ liếc sang tôi:

“Không phải hai người lại đánh anh ta nữa chứ?”

“Tất nhiên là không!”

Tôi và Sâm Cầm đồng thanh trả lời, lúc này Ria Mép mới lúng búng mấy câu trong miệng:

“Em... em... bị... chó cắn...”

Tay bác sĩ như hiểu ra vấn đề, gật đầu vẫy Ria Mép lại phía chiếc giường giữa phòng. Ria Mép lặng lẽ tiến đến, tay bác sĩ đã hỏi:

“Vết thương ở đâu?”

“Ở... mông...”

Không hiểu sao ngay khi câu trả lời của Ria Mép vừa vang lên, tôi và Sâm Cầm lại cùng ngoác mồm ra cười một lúc. Ria Mép mặt đỏ như gấc, còn tay bác sĩ vẫn điềm tĩnh như không. Hắn bảo Ria Mép tụt quần xuống, Ria Mép ngại ngùng không chịu, hắn mắng luôn:

“Cậu muốn mắc bệnh dại à? Cởi ra đi! Còn hai cô kia vô duyên vừa thôi, làm như kiểu các cô chưa nhìn thấy mông đàn ông bao giờ vậy!”

Oái! Sao ở đời lại sinh ra cái thằng cha ăn nói thô thiển như vậy chứ. Hắn coi chúng tôi là loại con gái gì thế? Tôi thì chưa từng có mảnh tình rách nào nên không tính đến, nhưng kể cả một đứa như Sâm Cầm có trong tay tầm vài chục mối tình, sâu đậm có, thoảng qua có, đơn phương có, nhưng ít nhất giữa đám đông nó cũng phải có cái quyền được giả vờ ngây thơ chứ? Tại sao lại có người nỡ toang toác vạch mặt con gái như thế kia!

Tôi há mồm định nói gì đó, nhưng nghĩ lại, biết nói gì bây giờ? Chẳng lẽ lại trưng ra cái mặt giả ngây ngô mà hét lên rằng “Anh ơi! Em thực sự trong sáng mà” à? Trong một số trường hợp, thà không nói gì thì người ta còn ngờ ngợ mà suy xét chứ cứ bô bô mồm ra giải thích là kiểu gì cũng bị ép nhận tội cho đến cùng. Tôi chả dại! Mà thực ra, chỉ có tôi nghĩ quá nhiều chứ tay bác sĩ sau khi nói xong câu đó đã vội vàng bắt Ria Mép nằm úp xuống giường, kéo tụt quần xuống để xem vết thương luôn. Tôi và Sâm Cầm cùng ngoảnh mặt đi chỗ khác, chả biết tay bác sĩ xem xét kiểu gì, chỉ năm phút sau hắn gọi cô y tá lại bảo rửa vết thương cho Ria Mép.

Xong xuôi đâu đấy, tay bác sĩ quay sang nhìn chúng tôi, vẫy tay gọi Sâm Cầm lại gần chỗ mình.

“Cô ở đây, chờ y tá rửa vết thương xong thì nhận vaccin phòng dại để tiêm cho cậu ấy nhé.”

Tôi vừa mới loáng thoáng nghe chữ “dại” đã tá hỏa lên, đứng bật dậy hỏi dồn:

“Anh nói sao? Có nghĩa là cậu ấy bị... dại rồi à?”

“Cô tốt nghiệp trường gì ra mà không biết bị động vật cắn thì phải tiêm phòng dại để phòng tránh? Nếu anh ta mà bị dại thì còn bình yên mà nằm đây được nữa à?”

À, đúng rồi, bình thường người ta vẫn tiêm phòng dại sau khi bị chó cắn mà. Khổ quá, cứ thần hồn nát thần tính nên mới tưởng là Ria Mép bị dại, chứ thật tình tôi đâu có ngốc đến mức ấy. Tay bác sĩ liếc Sâm Cầm rồi dặn dò là mấy nữa phải đưa Ria Mép đi tiêm phòng dại đều vào, tránh trường hợp bị lây bệnh thật thì nguy, vì vết thương của bệnh nhân khá sâu. Sâm Cầm đứng nghe như nuốt từng lời, chưa bao giờ tôi thấy nó nghe ai nói mà chăm chú đến thế, chắc là nó sợ nhỡ đâu Ria Mép bị bệnh dại mà lăn ra chết thì trách nhiệm thuộc về nó cũng không ít. Tay bác sĩ lạnh lùng bước đi, khi ngang qua tôi, hắn dừng lại, nói như ra lệnh:

“Còn cô, Trăng Thanh! Cô ra đây gặp tôi một lát.”

Mẹ ơi, chuyện gì đây? Hay lại muốn đút lót phong bì phong bao đây? Gớm, đã định vòi vĩnh rồi thì nói nhỏ nhẹ một tí không được à? Lại còn giả vờ tỏ vẻ ta đây nữa cơ. Tôi vội vàng sờ vào túi quần kiểm tra xem có tiền trong đó không, thấy tay có vẻ cộm cộm, tôi yên tâm đứng dậy theo hắn ra ngoài.

Tay bác sĩ bước nhanh qua mấy hành lang rồi dừng lại ở chỗ vắng người nhất. Ái chà! Cũng thành thạo ghê nhỉ, còn biết chọn chỗ vắng mà nhận bồi dưỡng nữa cơ đấy. Nhìn mặt thì rõ bảnh bao, phong lưu mà sao vẫn cố bòn rút dăm ba đồng bạc nhỏ nhoi của người bệnh mới nhục chứ. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi thấy hận thay cho cái nhan sắc nam tử ấy, đáng lẽ với một con người như vậy, tính cách như vậy thì khuôn mặt phải như con... chihuahua chứ nhỉ? Ôi, ở đời chẳng biết thế nào mà lần, mặt xấu chưa chắc tâm đã xấu và ngược lại, thôi thì chấp nhận chứ biết làm sao! Tôi lại sờ tay vào túi quần, lòng như xát muối, thế là vài giây nữa thôi, mấy trăm nghìn mồ hôi xương máu của tôi sẽ bay vào túi tay bác sĩ đốn mạt kia. Ôi cuộc đời! Tiền chui vào túi thì ít mà tiền bay ra ngoài thì nhiều hơn cả lá trên rừng.

Trong lúc tôi đang đau khổ làm “điếu văn” cho mấy tờ tiền trong túi, thì tay bác sĩ đột nhiên xoay người lại, kéo tôi đi sát vào tường, giọng hắn vang lên, gầm gừ trong miệng:

“Tại sao từ hôm ấy đến nay không gọi điện cho tôi?”

Ơ hay, tôi thích gọi điện cho ai thì đó là quyền của tôi chứ? Sao lại tra hỏi tôi bằng thái độ hằn học như thế chứ. Tôi nhanh chóng rút tay lại, giương mắt lên nhìn hắn.

“Tại sao tôi lại phải gọi cho anh?”

“Vì cô có số của tôi!”

“Tôi có số của anh không có nghĩa là tôi bắt buộc phải gọi cho anh. Với lại, anh chẳng bảo là bao giờ ăn không được, sắp đi gặp Diêm Vương thì gọi cho anh còn gì? Từ hôm đấy đến nay tôi vẫn ăn uống, chơi bời bình thường nên chẳng cần phải gọi.”

“Đồ đầu đất! Tôi nói thế, nhưng cô vẫn phải gọi cho tôi chứ. Người ta đưa về tận nhà mà sau đấy không một
ĐẾN TRANG
Thông Tin
Lượt Xem : 3819
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN