--> Kỳ Hiệp Côn Lôn Kiếm - game1s.com
pacman, rainbows, and roller s

Kỳ Hiệp Côn Lôn Kiếm

sư thúc, Lỗ sư thúc … toàn bộ ở đây lại để một mình Lý Phụng Kiệt nhỏ nhoi hoành hành.

A Loan nói:

- Lão gia gia đừng giận. Lý Phụng Kiệt lúc nãy đã bị tôn nữ đánh bại rồi.

Chí Cường hỏi:

- Ở đâu?

A Loan liền đem việc vừa rồi kể qua một lượt.

Chí Cường, Chí Long … vui mừng. Bào lão sư cười nhạt nói:

- Bọn ta thật xấu hổ, bị người ta sỉ nhục. Côn Lôn phái phải để tôn tử của Long Môn Hiệp thay ta mà rửa nhục.

A Loan lắc đầu nói:

- Không phải. Tôn nữ và Kỷ Quảng Kiệt trong lúc giao thủ mới thừa thế đả thương được Phụng Kiệt. Dựa vào một mình Quảng Kiệt thì có làm được gì. Phụng Kiệt đã bị thương trầm trọng, cưỡi ngựa không qua được Đồng Quan thì chết rồi.

Bào lão sư lại thở dài nói:

- Bọn ta lại kết thêm một mối thù nữa rồi.

Chí Trung vội hỏi:

- Kỷ Quảng Kiệt giờ ở đâu?

A Loan trả lời:

- Hắn ở phía sau, sắp về rồi.

Bào lão sư khoác thêm một chiếc áo màu sậm, rồi nói với A Loan:

- Ta vốn hai mươi năm không ra cửa, nhưng từ khi tiểu tôn mi đi khiến mọi người lo lắng, nên Tưởng sư thúc mới trở về tìm ta, buộc ta phải theo hắn. Đường qua Hán Trung, các cửa thành đều không vào, qua Thái Lãnh mới gặp sư thúc của cháu là Viên Chí Hiệp, rõ được sự việc nơi này, vì vậy ngày đêm ta gấp rút đến đây.

A Loan nũng nịu:

- Lão gia gia đã dùng cơm chưa? Tôn nữ đến giờ cơm sáng cũng chưa có.

Lúc đang nói chuyện, Kỷ Quảng Kiệt cũng vừa về. Bào lão sư đứng dậy tiếp nghinh, nói:

- Kỷ thiếu hiệp. May mà có thiếu hiệp ra tay tương trợ, nếu không đồ tử đồ tôn của ta đã tuyệt vọng rồi. Ta vô cùng đa tạ thiếu hiệp.

Kỷ Quảng Kiệt có vẻ áy náy, vòng tay vô cùng cung kính nói:

- Lão tiền bối quá khách sáo, việc này tiểu bối thật không dám nhận, xin người đừng để tâm.

Quảng Kiệt cảm thấy khát khô cả cổ, nên nói vài câu đáp lễ với Bào lão sư xong, hắn lui ra tìm nước uống.

Chí Cường biết hai người chắc hẳn rất đói bụng, nên ra lệnh cho nhà bếp chuẩn bị tiệc mời Bào lão sư, A Loan, Kỷ Quảng Kiệt cùng những người đồng hành với Bào lão sư vào ăn uống.

Kỷ Quảng Kiệt bèn kể hôm qua cùng Lý Phụng Kiệt giao ước ra sao, nhưng hắn không dám nói đã ước hẹn với A Loan đêm qua mà chỉ bảo là sáng nay hai người tình cờ gặp nhau.

Bào lão sư thấy thiếu niên này anh hùng xuất chúng, khí phách hiên ngang. Bất giác cao hứng, uống liền mấy chung, lớn tiếng hẹn hò.

Cơm xong, Bào lão sư bảo tôn nữ vào trong nghỉ ngơi, rồi cùng Quảng Kiệt tiếp tục chuyện trò. Càng nói càng vui vẻ.

Các quyền sư, tiêu đầu nổi tiếng trong thành đều cùng đến bái kiến Bào lão sư khiến Lợi Thuận tiêu điếm bỗng trở nên nhộn nhịp.

Đến tối, Bào lão sư cùng Kỷ Quảng Kiệt chung nghỉ một phòng. Già trẻ hai người đàm luận một hồi, nhắc đến Long Môn Hiệp, Thục Trung Long, những việc đắc ý trong đời của Bào Côn Lôn.

Còn Kỷ Quảng Kiệt kể về gia thế của mình cùng những việc hắn đã làm được khi ở Giang Nam.

Hai người dùng trà thay rượu, cùng nhau đối ẩm, có vẻ tương đắc mãi đến canh ba mới chịu nghỉ ngơi.

Sáng hôm sau, Bào lão sư cùng tôn nữ vào sân viện múa đao. Kỷ Quảng Kiệt cũng đi mấy bài kiếm pháp bí truyền của tổ phụ.

Bào lão sư dừng xem không ngừng tán dương nói:

- Thật đúng là nội gia chính pháp hơn hẳn Côn Lôn phái của chúng ta.

Sau đó, lão bí mật triệu tập Chí Cường, Chí Trung để nói chuyện kết phối giữa Kỷ Quảng Kiệt cùng A Loan và ra lệnh cho Chí Trung âm thầm thăm dò Kỷ Quảng Kiệt xem tình ý hắn ra sao.

Buổi trưa, Chí Trung cho mời Kỷ Quảng Kiệt đến tửu lầu mà nói qua việc cầu thân.

Thật là chuyện không dám cầu mà được, nên Kỷ Quảng Kiệt cảm thấy lòng vô cùng hoan hỉ, vui sướng vội vã đồng ý.

Chí Trung cũng cười mà nói:

- Nếu Kỷ thiếu hiệp đã chấp nhận lương duyên này để ta về sớm báo lại cho sư phụ. Sư phụ không thể lưu lại đây lâu, nên ắt hẳn người sẽ sớm lo liệu hỷ sự này, mới an tâm rời khỏi.

Thế là Chí Trung nhanh chóng trở về báo lại với Bào lão sư.

Bào lão sư chẳng nói gì, đến khi Chí Trung bước lui khỏi phòng, Bào lão sư mới đi đến phòng của tôn nữ A Loan.

Lúc này, A Loan vừa ngủ trưa dậy đang trước gương trang điểm, lão sư đi đến, A Loan ngoảnh đầu nhìn, mỉm cười nói:

- Trời nóng quá, lão gia gia ngủ không được phải không?

Bào lão sư nói:

- Không! Ta không cảm thấy nóng cũng không cảm thấy mệt mỏi. Hai mươi năm ở mãi chốn gia trung, hôm nay đi đây đó ta cảm thấy khoan khoái dường như trẻ lại.

Đến ngồi ở một ghế dài, vuốt chòm râu bạc, vui vẻ nói:

- Ta báo cho tôn nhi nghe một hỷ sự.

A Loan ngạc nhiên, từ trong gương nhìn mặt tổ phụ, thấy người có vẻ hoan hỉ vô cùng thật trong đời hiếm gặp, nghe nội tổ nói:

- Ta đã nói qua, lần này tôn nhi ra ngoài trước là lịch duyệt giang hồ, sau là tìm một trượng phu hòng gửi gắm tấm thân. Vả chăng hiện nay cháu cũng đã hơn hai mươi, đừng để lỡ tuổi xuân. Ta thấy Kỷ Quảng Kiệt là thiến niên anh hùng, nên ta muốn cho hắn ta kết duyên cùng cháu.

A Loan nghe đến đây, chợt buồn bã, nước mắt rơi rơi, lắc đầu muốn nói thì nghe tổ phụ nàng thở dài nói:

- Ta đã già rồi, còn phụ thân và các sư thúc của cháu võ nghệ không cao. Bọn ta đắc tội với người giang hồ không ít. Hiện giờ truyền nhân của Võ Đang phái đã xuất hiện, cháu xem kiếm pháp của Lý Phụng Kiệt cao siêu như vậy, nếu không có Kỷ Quảng Kiệt ra tay, giúp đỡ thì Côn Lôn phái ta đã diệt vong rồi. Hơn nữa, ta lại nghe nói Lang

Trung Hiệp định đến Hán Trung đấu với Côn Lôn ta. Nếu chúng ta không tìm một người có bản lãnh cao siêu hỗ trợ, thì mai này khi chết đi phụ thân cháu cùng sư thúc và cả tôn nữ cũng phải chịu tiêu diệt. Kỷ Quảng Kiệt là đích tôn của Long Môn Hiệp, văn võ toàn tài, gia thế cao quý, niên kỷ lại phù hợp với cháu, nên mới quyết định tái hợp lương duyên đôi lứa cho hai người để cháu có nơi nương tựa, đồng thời phái Côn Lôn cũng có chỗ cậy nhờ.

Thanh âm lão sư nghe bi thảm, thê lương. Lão mở to đôi mắt già nhìn tôn nữ.

A Loan khóc hồi lâu, những chuyện buồn bã suy nghĩ trong lòng định nói ra, nhưng không tiện. Cuối cùng nàng gạt nước mắt, gật đầu. Bào lão sư biết tôn nữ đã bằng lòng nên vui mừng nói:

- Cháu ngoan. Cháu làm ta quá lo. Giờ ta đã hơn bảy mươi, lo cho cháu yên bề gia thất xong, xem như tâm nguyên trong đời ta đã hoàn thành, ta thật mãn ý vừa lòng.

Nay có té nhào tắt thở ta cũng yên tâm.

Dứt lời, lão sư đứng dậy bước ra ngoài.

Tối đó, trong tiêu điếm mở tiệc linh đình để Kỷ Quảng Kiệt dâng sính lễ.

Kỷ Quảng Kiệt lòng vui mừng khấp khởi, hắn chờ đợi đến mùa thu, tiết trời mát mẻ sẽ làm lễ rước tân nương, thành thân cùng A Loan.

Kỷ Quảng Kiệt cao hứng, cả ngày thúc ngựa cầm kiếm, ngao du sơn thủy khắp nơi trong và ngoài thành.

Xa gần không ai không biết vị thiếu niên này là đích tôn của Long Môn Hiệp và là quý tế của Bào Côn Lôn. Các tiêu đầu, quyền sư tranh nhau kết giao với Kỷ Quảng Kiệt.

Còn tính tình A Loan lại khác với thường ngày, trước nay nàng linh hoạt như vậy, thường cưỡi ngựa sớm tối, nhưng từ lúc đính hôn với Quảng Kiệt, nàng ít khi ra khỏi cửa.

Bào lão sư cùng bọn Chí Trung, Chí Cường cho rằng nàng thẹn thùng giữ gìn lễ nghĩa nên chẳng quan tâm.

Trình Nguyệt Nga thê tử của Thiếu Cương, cùng bọn nữ tỳ trong nội trạch trái lại họ thường thấy A Loan một mình ngồi trong phòng buồn bã, luôn dầm dề nước mắt.

Bọn họ không dám đem chuyên này thuật lại, cũng không đoán ra chuyện gì đã khiến nàng đau khổ.

Thời tiết càng ngày càng nóng nực hơn. Miêu Chí Anh đã được mai táng, thương thế của Thiếu Cương, Chí Dũng tuy chưa bớt nhiều, nhưng không còn nguy hiểm.

Sau mấy ngày này, lại có thêm mấy người đến như Chí Cao, Chí Viễn, Chí Diệu …

tổng cộng hơn mười môn đồ Côn Lôn phái. Phụ thân A Loan là Bào Chí Vân cũng từ Hán Trung đến đây. Vừa đến đã khóc ròng thương cho Miêu Chí Anh chết thảm trong tay Lý Phụng Kiệt, vì Chí Anh là trợ thủ đắc lực cho Chí Vân. Trước kia thường cùng với Chí Kỳ đi bảo tiêu Xuyên tỉnh. Một lần Chí Kỳ bị một tên tiểu tặc từ trên Tương Sơn xuống giết chết, Chí Anh lần đó thoát nạn, nào ngờ giờ phải chết thảm ở đây, khiến Chí Vân thương cảm khóc hồi lâu.

Sau đó, Chí Vân gặp Quảng Kiệt lại nghe được việc của nữ nhi mình và Quảng Kiệt sắp thành thân, Chí Vân vô cùng hoan hỉ.

Bào lão sư vui buồn lẫn lộn, dặn thiết yến đãi tiệc mọi người.

Trong tiệc, Chí Trung và các sư huynh đệ bàn luận với Bào lão sư việc trả thù, thì Kỷ Quảng Kiệt vội ngăn lại:

- Lỗ sư thúc không cần nhắc đến Lý Phụng Kiệt và Lang Trung Hiệp. Nếu bọn họ đến không cần các sư thúc bận tay, chỉ cần một thanh kiếm này cũng đủ lấy mạng chúng. Hiện giờ trời còn rất nóng, chờ đến mùa thu mát mẻ, tiểu điệt sẽ đến Trường An mở lôi đài, lấy gia sản của tiểu điệt làm giải thưởng, khiến người giang hồ không đến đó tranh giành, ta sẽ hạ họ để lại uy danh cho Côn Lôn phái. Hôm nay lão gia gia chúng ta không nên buồn, mà nên thụ hưởng vui vầy với nhau.

Chí Tuấn, Chí Viễn … đều cao giọng tán thành:

- Đúng lắm! Đúng lắm!

Còn Chí Hiệp tay cầm bình rượu bước qua cười nói:

- Đệ tử xin kính thỉnh sư phụ ba chung, đại sư huynh cũng phải nhận ba chung, còn Kỷ thiếu hiệp và Loan cô nương mỗi người ít nhất cũng phải uống một chung. Một là đồ đệ thành tâm chúc sức khỏe sư phụ, hai là chúc mừng hỷ sự.

Nói xong cầm bình rượu rót đầy vào chung dâng lên cho Bào lão sư.

Lão sư mỉm cười uống cạn chung. Chí Hiệp rót chung thứ hai, lão thái sư định uống tiếp thì đột ngột Thôi Sơn Hồ Long Chí Khởi mình lấm đầy bụi cát hoang mang từ ngoài xông vào, thi lễ với sư phụ rồi ôm quyền chào các huynh đệ.

Chí Cường bước lên hỏi:

- Long tam sư ca, tại sao giờ này mới đến? Việc bất hạnh và hỷ sự ở đây, sư ca đã biết chưa?

Long Chí Khởi thở hổn hển, khoát tay nói:

- Việc này khoan hãy bàn đến. Ta đến đây còn có việc khẩn cấp hơn nhiều để bẩm báo với sư phụ.

Bào sư phụ đứng dậy hỏi:

- Có chuyện gì?

Chí Trung cũng chăm chú nhìn Chí Khởi, thấy Chí Khởi lấy trong người ra một phong thư, nói:

- Đệ tử đã nhận được phong thư này ở Tử Dương. Gã tiểu tử Giang Tiểu Nhạn mà mười năm nay chúng ta đề phòng giờ hắn đã học thành võ nghệ sắp đến đây tìm bọn ta.

Bào lão sư vỗ bàn phẫn nộ nói:

- Mau đọc thư cho ta nghe!

Chí Trung tiếp lấy thư của Chí Khởi đưa cho, bước đến ánh đèn đọc to lên:

” Thư gửi Tử Dương huyện Long Chí Khởi.

Chuyển đến Trấn Ba Bào gia phụ tử.

Cách biệt mười năm, đại thù sát phụ chẳng lúc nào nguôi. Năm đó, ta tuổi còn trẻ vô năng, bị bọn ngươi hãm hại, lăng nhục, mấy lần suýt chết phẫn hận tột cùng.

Hôm nay, ta đã trưởng thành, học được nội gia chân truyền, trừ gian diệt bạo. Hẹn các người đến mà báo thù mười hai năm qua. Thù sát phụ thảm thê khiến mẫu thân tái giá, huynh đệ phân ly, đói lạnh khôn cùng, bị sỉ nhục liên miên. Trong Côn Lôn phái chỉ trừ hai ba người ra tất cả đều là thù nhân của ta. Hôm nay, ta sẽ khởi hành, trước đến Tử Dương, sau đến Trấn Ba. Bảo trước để các người chuẩn bị đề phòng.

Giang Tiểu Nhạn viết”.

Bào lão sư nghe xong, há hốc miệng, mặt đỏ chuyển thành xanh. Bọn môn đồ có người phẫn hận, có người trầm mặc không nói.

Kỷ Quảng Kiệt tuốt bảo kiếm đặt mạnh lên bàn, khiến mọi người chấn động, hắn cao ngạo nói:

- Chư vị đừng sợ. Giang Tiểu Nhạn dù là nhân vật gì, không chờ đến Tử Dương, tại hạ sẽ xuôi về nam tìm gặp hắn. Tại hạ bảo đảm chỉ ba chiêu sẽ lấy mạng hắn.

Chí Vân hỏi Chí Khởi:

- Thư này do ai đưa đến?

Chí Khởi đáp:

- Thư này do một người khách thương ở Hà Nam đưa tới. Chính người này đã nhìn thấy Tiểu Nhạn ở Tín Dương Châu Hà Nam. Nghe nói danh tiếng Tiểu Nhạn đã chấn động đại giang nam bắc. Bảo kiếm và thuật điểm huyệt của hắn không ai địch nổi. Hoa Thương Long Nhị ở Tương Dương thành, Trại Hoàng Trung Lưu Khuông ở Tín Dương châu, Thần Tiên Lỗ Bá Hùng ở Thượng Sát huyện, toàn bộ đều bại trong tay hắn. Lại nghe nói Tiểu Nhạn bước lên phía bắc đấu với Tung Sơn Thái Bi thần sư, đấu với Cao Khánh Húy ở Khai Phong phủ, còn muốn thủ tài với tôn tử Kỷ Quảng Kiệt của Long Môn Hiệp. Sau đó, hắn mới vào Đông Quan đến Tử Dương và Trấn Ba.

Kỷ Quảng Kiệt nghe lời này càng hừ lạnh nói:

- Hay cho Tiểu Nhạn! Hắn không biết đại danh của ta. Như vậy càng tốt. Ta muốn đến Quang Trung tìm hắn, thế thì ta không phải lặn lội đường xa mệt nhọc, chờ hắn đến, bảo kiếm này sẽ thay ta giáo huấn hắn.

Nói xong, nhìn thấy hôn thê A Loan sắc mặt tái xanh không biết đang giận dữ, ưu sầu hay bi thương.

Lúc này, nàng đẩy chung rượu rồi khỏi bàn tiệc, đi vào trong viện.

Lúc bóng nàng khuất sau cửa, Bào lão sư bỗng nhớ đến chuyện mười năm trước …

“Đêm tuyết mịt mù năm đó. Tiểu Nhạn cầm đao tìm lão trả thù, sau đó lão đã giải thích việc này do huynh đệ họ Long gây ra. Tiểu Nhạn lập tức bỏ đi, nhưng A Loan đã vội đuổi theo. Nhìn hai tiểu tử đánh nhau trên tuyết thật khả ái. Từ hôm đó, lão nhận Tiểu Nhạn ở lại trong nhà. Lão thực tâm hối hận, cứ nghĩ nuôi dưỡng Tiểu Nhạn thành nhân, sẽ đem A Loan gả cho hắn. Không ngờ, thù hận không giải khai được. Giờ đây oan gia sắp đối đầu, không chừng sẽ xảy ra một trường ác chiến. Còn Kỷ Quảng Kiệt biết có địch được không, vẫn còn chưa chắc”.

Nghĩ như vậy, lòng lão bi phẫn lại thêm thương cảm. Đôi mắt lão vô thần, toàn thân phát run.

Chí Cường thấy sư phụ bất an, vội dìu lão vào trong. Mọi người náo loạn cả lên.

Bào lão sư được đệ tử đưa vào phòng, nằm dài trên giường như người mất hồn.

Hồi lâu mới tỉnh lại, gắng gượng tinh thần nói với đồ đệ:

- Giang Tiểu Nhạn không có gì đáng sợ. Hắn đến, Bào lão ta sẽ tiếp chiêu hắn.

Bất quá ta bỏ mạng, nhưng lão muốn dặn dò các con. Đời người vạn lần không được kết thù, hành sự không được nông nổi. Việc gì cũng phải khoán đạt, rộng rãi, phải nhẫn nại.

Nói xong, lão quay lại ân cần nói với Kỷ Quảng Kiệt:

- Tôn nữ ta gả cho cháu, vì thế đã trở thành người thân thiết của Bào gia. Hãy nhớ kỹ, trước khi ta chết, Tiểu Nhạn đến đây cứ để mình ta gặp hắn. Nếu lão có chết rồi, hắn mới đến, cháu phải dùng lễ tiếp đãi và giải thích với hắn, khi nào phân biện không xong, thì mới động thủ, nhưng động thủ cũng lưu chút tình.

Kỷ Quảng Kiệt hậm hực nói:

- Lão gia gia. Hà tất lão nhân gia phải lo lắng như vậy. Tài nghệ của Giang Tiểu Nhạn lợi hại như thế nào, chúng ta chưa rõ. Chẳng lẽ, sư phụ hắn còn tuyệt luân hơn Thục Trung Long và Long Môn Hiệp nội tổ của diệt nhi sao?

Bào lão sư nghe lời này, bất giác thở dài, rồi cười thảm nói:

- Hiền tôn tế, cháu hành tẩu giang hồ chưa lâu nên biết đâu chốn võ lâm bốn mươi năm trước, tuy Long Môn Hiệp và Thục Trung Long được xưng là nhị tuyệt, nhưng Long Môn Hiệp bình sinh vẫn chưa qua Trường Giang, Thục Trung Long chưa hề đi khỏi Tam Hiệp là vì sao? Vì người biết rõ nội tình này rất ít, ngoài nhị tuyệt ra còn có một kỳ nhân. Vị kỳ hiệp này tài nghệ cái thế, khó ai đoán được đến mức độ nào. Lúc đó ta là một tráng niên võ nghệ cao thâm, sức lực hơn hiện giờ, nhưng ta gặp người này trong Đồng Bách sơn. Ây da! Không cần nói nữa, nói ra chưa chắc bọn ngươi tin. Ta lúc đó Bào Côn Lôn tung hoành nhất thế, vậy mà trong tay kỳ nhân đó chẳng khác chi con kiến.

Kỷ Quảng Kiệt trợn mắt hỏi:

- Phải chăng người này là sư phụ của Giang Tiểu Nhạn?

Bào lão sư chau mày nói:

- Nếu Giang Tiểu Nhạn bái người khác làm sư phụ thì mười năm nay ta đâu phải lo lắng sầu não như vậy?

Chí Cường cũng đem việc mười năm trước gặp vị nhân gia này ở Thái Linh sơn kể lại cho Kỷ Quảng Kiệt nghe qua một lượt. Lúc này, Chí Cường vẫn còn run sợ biến sắc.

Quảng Kiệt không nén được tức tối, cười nhạt an ủi lão sư:

- Lão gia gia tuổi hạc đã cao, không nên tranh phong với tên tiểu bối như vậy. Lão gia gia nên đi trước, còn tôn tử sẽ đi về hướng đông đón Giang Tiểu Nhạn. Hai người chúng cháu sẽ quyết một trận thư hùng.

Bọn Cát Chí Cường nghe biện pháp này đều cho là hoàn hảo, nên đồng loạt khuyên nhủ lão sư, cuối cùng lão chấp nhận cách thức đó.

Sáng hôm sau, lão quyền sư cùng đưa tôn nữ A Loan cùng đi về Đại Tán quan.

Kỷ Quảng Kiệt thì chuẩn bị bảo kiếm hành trang khí thế hùng tráng, hiên ngang.

Ngày đó hai người khởi hành đi về hướng đông, hầu nghênh chiến Giang Tiểu Nhạn.
Chương 9: Chí Khổ Tâm Niên, Thập Niên Thành Tuyệt Kỹ Phong Vi Vũ Tế, Song Hiệp Hội Hoang Thôn

Lúc này trời đang vào hạ. Bình nguyên rộng lớn bên ngoài Hàm Cốc quan, ruộng lúa vô bờ trải dài xa tít tắp. Hoàng Hà như thanh long uốn lượn, hơi nóng ngùn ngụt bốc lên. Riêng trong Nhạc Tung sơn là một thế giới êm đềm, mát mẻ. Trong núi có rừng cây rậm rạp. Trái lại, dưới chân núi, từng đợt gió nóng khô thổi qua.

Dưới chân núi chỉ có một nóc nhà. Trong nhà chỉ có một người đang trú ngụ, chẳng ai khác đó chính là người đã từng đại náo Trường An, độc đấu Côn Lôn phái. Vì gặp phải Kỷ Quảng Kiệt, vừa giao thủ đã thất bại, chịu thọ thương đành phải chạy ra Hàm Cốc quan dưỡng thương.

Hắn vốn là con một nông gia ở Nam Cung huyện. Vì bình sinh không thích bị ràng buộc, chỉ thích trau luyện văn thơ, tập tành võ nghệ. Nhưng hắn chỉ thích thơ phú, thi ca, còn bát cổ văn chương thì không màng tới. Vì thế, không thể chen chân vào chốn thi trường mà thi thố tài năng tìm cách tiến thân. Còn võ nghệ hắn học là đoản kiếm, trường quyền, phi thân … nếu bảo hắn đến võ trường mà cử thạch, đoạt thương, hắn không màng tới. Nên chi văn võ toàn tài, nhưng hai đường văn võ không thể tham gia, khiến hắn đã hơn hai mươi vẫn chưa công thành danh toại, không bằng bào đệ Lý Phụng Khanh, kém hắn một tuổi, còn có thể cày bừa, trồng trọt làm tròn bổn phận, nông phu, trách nhiệm thi tử.

Lý Phụng Kiệt bái sư phụ học võ là một đạo sĩ lúc đó đã bảy, tám mươi tuổi rồi, tự xưng là Long Sơn đạo nhân.

Vị đạo nhân này thường du sơn ngoạn thủy, đã từng cư ngụ ở Cam Đơn huyện, Lữ Tiên khách.

Khi đó lão đem võ nghệ truyền dạy cho Lý Phụng Kiệt. Về sau, lão đi về phía Bắc Kinh lại bảo Lý Phụng Kiệt theo cùng, nên sư đồ có thêm một thời gian sống chung.

Phụng Kiệt lại được sư phụ chỉ dạy phương pháp điểm huyệt.

Lão sư phụ bảo hắn phải ra giang hồ mà rèn luyện thêm. Lúc sắp chia tay, Long Sơn mới nói rõ lai lịch của mình.

Thì ra lão nhân chính là Thục Trung Long, một trong Nhị Long từng danh chấn giang hồ.

Thục Trung Long lão hiệp lúc chia tay, còn giới thiệu hai người với hắn, một là tiêu đầu Thiết Nỏ Trương Hùng ở Thường Châu – Giang Nam, hai là Kim Liễn Bồ Tát Thái Vô thần sư ở Tung Sơn. Hai người này chính là thuộc hạ của Thục Trung Long, trước kia là cánh tay đắc lực khi Thục Trung Long còn xuôi ngược võ lâm hành hiệp trượng nghĩa, khắc chế bọn cường đạo các phương.

Lý Phụng Kiệt ở Bắc Kinh từ biệt sư phụ đến Tung Sơn gặp Thái Vô thần sư, sau đó đến Giang Nam trú ngụ trong tiêu điếm của Thiết Nỏ Trương Hùng, rồi hắn lên đường ngao du sơn thủy, khắp nơi đề thơ ghi văn, hành hiệp trượng nghĩa, thế nên danh chấn Giang Nam.

Từ Giang Nam trải dài lên bắc, chí cả Trường An, Vị Thủy nơi nào cũng lưu dấu chân hắn. Nào ngờ, ở Đại Nhạn tháp, gặp Bào A Loan đã khiến phát sinh ra bao sự việc như vậy.

Hắn thọ thương bên sườn phải vốn không nặng lắm, nhưng vì mình chiến bại nên không còn mặt mũi ở lại Quang Trung, đành nén đau cưỡi bạch mã nhuộm đầy máu đỏ mà phi ra khỏi Đồng Quan.

Ngày đêm không nghỉ, hắn chạy đến Tung Sơn, xuống ngựa thì cơ hồ không còn đứng vững nữa. May mà Thái Vô thần sư đưa vào Bạch Tùng tự của người lo trị liệu vết thương.

Thái Vô thần sư có dược liệu bí chế để điều trị vết thương tên là Kim Cương canh sinh tán, rắc vào vết thương nửa tháng thương thế đã lành hẳn. Lý Phụng Kiệt muốn xuống núi vào Quang Trung để đấu với Quảng Kiệt.

Thái Vô thần sư bèn giấu bảo kiếm, hành lý và ngân lượng của hắn, đồng thời khuyên nhủ:

- Thí chủ đừng nên đi. Kỷ Quảng Kiệt là đích tôn của Long Môn Hiệp, đương nhiên hắn có kiếm pháp bí truyền, còn thí chủ chỉ học hai năm võ nghệ với Thục Trung Long, kiếm pháp đương nhiên không tinh luyện bằng. Hơn nữa, người nơi đó rất đông thí chủ đi hẳn không thắng được. Chi bằng ở lại nơi này nghiên cứu kỹ kiếm pháp, đồng thời giao hảo với những bằng hữu có nghĩa khí, sau đó mới đến tìm Kỷ Quảng Kiệt phân tranh cao thấp cũng chưa muộn.

Nghe lời phân giải hữu tình hợp lý của Thái Vô thần sư, nên Lý Phụng Kiệt bằng lòng nhàn cư ở Bạch Tùng Tự.

Miếu đình ở Tung Sơn rất nhiều, trong đó Thiếu Lâm tự lớn nhất, tăng chúng rất đông. Hương hỏa thịnh vượng có Tung Nhạc Thiên Tề miếu. Còn Bạch Tùng tự nhỏ nhất hương khói hiu quạnh vì Bạch Tùng tự xây trên đỉnh núi cao nhất, không dễ có người leo cao đến như vậy mà dâng hương.

Thái Vô thần sư không chịu xuống núi. Tăng nhân trong miếu của thần sư chưa từng xuống núi hóa duyên, nhưng vật dụng trong miếu lại rất sang trọng quý hiếm. Điều này chỉ có Lý Phụng Kiệt nhìn thấy.

Theo Thái Vô Thần Sư cho biết tiền của lão sư đều do bán thuốc mà có, nhưng Lý Phụng Kiệt không tin vì Kim Cương canh sinh tán lão xem như bảo vật, không dễ gì chịu bán ra. Những người có giao tình sâu nặng với lão, cũng không phải tùy tiện mà cho.

Theo Phụng Kiệt suy đoán, ắt hẳn trước khi xuất gia, lão sư đã phát đại tài, nếu không vì gặp cường địch mà thảm bại cũng là kết đại thù với kẻ khác, hoặc giả phạm vào trọng tội nên mới mượn thiền môn làm chỗ nương thân. Ẩn cư trên đỉnh núi cao trừ mấy lão bằng hữu ngẫu nhiên đến viếng, còn lại lão đều từ chối tiếp kiến.

Những việc này Lý Phụng Kiệt cũng không hỏi kỹ. Mấy ngày này, Phụng Kiệt tự mình đứng trên đỉnh núi thưởng thức lấy không khí thoáng đãng, bóng núi hương hoa, chim kêu ríu rít, cảm thấy tâm hồn sảng khoái. Đọc mấy bộ sách, múa mấy bài kiếm thấy mình thong dong, nhàn hạ vô cùng.

Hôm nay, Lý Phụng Kiệt chợt thấy trên núi thanh tịnh quá, nên hạ sơn đến một ngôi làng tên gọi Minh Cầm Giang.

Thôn này ở phía đông của khe suối.

Khe suối này quanh năm đều có nước từ trên vách đổ xuống, luồn lách trong đám loạn thạch, tiếng suối chảy róc rách như tiếng đàn cầm.

Bạch mã của Lý Phụng Kiệt hiện đang gửi trong nhà của một tiều phu là Hồ Nhị Chính. Phụng Kiệt vào Hồ gia kéo ngựa ra phi trên đại đạo dưới chân núi.

Chạy tới, chạy lui hồi lâu, dần dần thấm mệt. Ánh thái dương cũng đã dần dần lộ trên đỉnh núi. Người ngựa đi lại trên đại đạo từ từ đông đảo.

Hôm nay chính là ngày mồng một tháng năm. Khách hành hương các vùng phụ cận cũng đến Thiên Tề miếu thắp hương. Đây là ngày thứ nhất, đến năm ngày sau là ngày Đoan Dương. Nghe nói, hôm đó trong Thiên Tề miếu còn náo nhiệt hơn cả ngoài thị trấn.

Lý Phụng Kiệt sợ tuấn mã dẫm phải khách bộ hành nên nép ngựa sang bên. Nhìn thấy nam phụ lão ấu còn có mấy thiếu phụ và nữ tử trang điểm tươm tất đi tới lui.

Phụng Kiệt tuy không có lòng háo sắc nhưng cũng cảm thấy phấn khởi vui vẻ trước cảnh tượng trước mắt, bất giác nhớ đến mấy bài thơ ca ngợi hương sắc của cổ nhân.

Hắn ngồi trên lưng bạch mã, rung nhẹ roi ngựa ngâm nga:

“Tử thoa, hồng tụ bích la quần Nhất vọng Tung Sơn khởi lệ vân Mã thượng, hồn tiêu du hiệp khách Kiếm phong nan trác hận phân vân”.

Trong lúc hắn cao hứng dương dương tự đắc, chợt nghe bên tai vang lên tiếng leng keng từ hướng đông đi đến một con hắc mã, cổ ngựa treo một chuông bạc, bước nhanh theo đoàn ngựa.

Trên ngựa có một thiếu niên hơn hai mươi tuổi, mi thanh mục tú, tướng mạo anh tuấn, thân thể cao lớn, tráng kiện rắn chắc đầu đội nón cỏ, hai quai nón màu đen phất phơ theo gió, thân mặc thanh y, chân mang giày đỏ, dường như từ Giang Nam đến đây.

Điều khiến Lý Phụng Kiệt chú ý là trên ngựa người này mang theo hành lý đơn giản, bên trên yên ngựa có treo thanh bảo kiếm, bao kiếm chạm vào dây cương đồng vang lên tiếng tinh tang hòa với thanh âm tiếng chuông nghe rất lạ tai.

Thấy vậy, Lý Phụng Kiệt nghĩ thầm:

“Đây chẳng phải bá tính đi dâng hương mà là kẻ giang hồ, nhưng hắn lên núi để tìm ai?”.

Tuy Phụng Kiệt thắc mắc, nhưng không đuổi theo người đó, mà tiếp tục lên đường vào thôn gặp lúc Hồ Nhị Chính đang dùng cơm.

Hồ Nhị Chính ước khoảng hai mươi bảy tuổi, da đen bóng, mặt vuông ngực rắn chắc thịt cuồn cuộn cứng như thiết thạch, thân hình khôi vĩ đang ướt đầm mồ hôi, đôi tay to lớn đang cầm một ổ bánh há miệng cắn, vừa ăn vừa nói:

- Tiểu ca, xin mời dùng thử bánh của mẫu thân tại hạ vừa nướng.

Lý Phụng Kiệt lắc đầu nói:

- Tại hạ không ăn để chờ về miếu hãy dùng luôn thể.

Hồ Nhị Chính cười nói:

- Thức ăn trong miếu tự sao ngon bằng nơi đây. Tiểu ca ăn đi, bên trong còn nữa mà.

Rồi Hồ Nhị Chính chỉ đống củi to nằm một góc. Bó củi này ước chừng một trăm năm mươi cân đã được Nhị Chính mang từ trên núi xuống, nếu chẳng phải có đôi vai sắt như hắn khó ai có thể gánh xuống nổi.

Hồ Nhị Chính nói:

- Gánh củi này có thể đổi mấy quan tiền. Tại hạ sẽ mua mấy cân thịt cùng thức ăn về mời mẫu thân cùng tiểu ca ca dùng.

Lý Phụng Kiệt lắc đầu nói:

- Không cần mua thịt đâu, đệ vào ăn ít miếng bánh trước đã.

Phụng Kiệt cột ngựa xong vào nhà. Hóa ra mẫu thân của Hồ Nhị Chính là một người tàn tật không thể đi lại mà ngồi trên giường. Trước giường đặt một lò đất, bà đang nướng bánh cho nhi tử.

Bánh này khô cứng, mặt bột bánh thô to. Phụng Kiệt nhìn thấy có hơi chau mày, nhưng vì đang đói bụng lại lười nhác ra ngoài mua thức ăn, nên cầm lấy bẻ nửa cái, vừa ăn vừa chuyện trò với Nhị Chính.

Hồ Nhị Chính than thở:

- Làm tiều phu thật không có ý nghĩa. Hiện giờ cây cối trong núi không của hòa thượng trong chùa, thì cũng thuộc quyền của phú hộ dưới chân núi. Nếu họ bắt gặp mình chặt củi không đánh cũng mắng. Ta muốn vào thành tìm việc làm, nhưng lo cho mẫu thân một thân ở nhà không ai phụng dưỡng.

Phụng Kiệt nói:

- Lão bá mẫu không thể cử động. Lúc nào cũng cần huynh chăm nom săn sóc, không thể bỏ vào thành, chỉ nên đốn củi mưu sinh. Nếu thiếu thốn ngân lượng, đệ sẽ cho huynh mượn.

Hồ Nhị Chính khoát tay nói:

- Lý tiểu ca đừng nên cho ta mượn tiền, vì ta cứ phải thấp thỏm lo âu không yên.

Lý Phụng Kiệt rất thích tính thành thực của Hồ Nhị Chính. Ăn hết nửa cái bánh lại uống thêm ngụm nước, cơn đói bụng đã hết.

Hồ Nhị Chính đang cho ngựa của Phụng Kiệt ăn cỏ.

Trời đã quá trưa, Phụng Kiệt nói với Nhị Chính:

- Chính ca, ta đi đây. Ngày mai gặp lại.

Hồ Nhị Chính đáp “vâng”. Lý Phụng Kiệt đi ra khỏi cửa, men theo ven suối mà đi.

Vừa đi vừa nghe tiếng suối chảy róc rách như tiếng đàn cầm. Nơi đây đá núi nhấp nhô, loạn thạch không đều chồng chất lên nhau như một trái núi nhỏ, cây cối xanh um, gió núi vi vu mát mẻ. Tiếng lá reo, tiếng suối chảy khiến Phụng Kiệt sinh cảm hứng định đề thơ.

Đang dừng bước ngẩng mặt nhìn mây trắng bay trên trời cao, cúi mặt thấy nước chảy trong dòng suối, đột nhiên thấy gần đó có một dãy đá nhỏ vắt ngang dòng suối có thể đi qua sườn núi. Sơn lộ này vừa dốc, vừa khúc khủyu quanh co, dường như bên đó còn chứa đựng một thắng cảnh nào.

Đã như vậy Phụng Kiệt không muốn làm thơ nữa, lòng nghĩ:

“Nơi này đẹp quá!

Không biết sơn lộ này có lên núi được không? Ta đến

núi này khá lâu mà lại chẳng biết con đường này”.

Hắn bước qua tảng đá mà đi dần lên tiểu sơn lộ. Chẳng bao lâu, Phụng Kiệt nhìn thấy có mấy sợi cỏ bị đứt. Một lát có mấy chỗ đặt bàn cúng, biết đường này nhất định có nhiều người qua lại.

Thế nên, Phụng Kiệt tiếp tục lên cao. Phía trên tùng bách che khuất cả mặt trời, gió thổi mơn man vào mặt, lại thêm chim rừng bay lượn ríu rít trước mắt, tiếng hót vui tai.

Phụng Kiệt chợt nghĩ:

“Hà tất phải chen chân vào trần thế tranh danh đoạt lợi, hà tất gì tìm Kỷ Quảng Kiệt mà báo thù, cùng khổ tranh đấu với bọn Côn Lôn phái, chi bằng ở lại núi này làm một ẩn sĩ, hưởng thụ cảnh thần tiên của núi non, trời đất, như vậy tốt hơn không?”.

Vừa đi vừa nghĩ, rồi chuyển qua đường núi vừa dốc, vừa hẹp, sơn điểu càng nhiều. Chợt trong tiếng chim ríu ra ríu rít, Phụng Kiệt nghe dường như có thanh âm khóc lóc của nữ nhân. Phụng Kiệt bất giác ngạc nhiên chăm chú nghe xem tiếng khóc phát ra từ hướng nào.

Thanh âm tiếng khóc càng lúc càng gần, tình cảnh có vẻ càng lúc càng khẩn cấp. Phụng Kiệt đang tìm đường thì thấy trên núi chạy xuống một nữ tử quần áo xốc xếch, đầu tóc rũ rượi, kêu lớn:

- Cứu mạng! Phía sau có người xấu.

Quả nhiên, phía sau có một hán tử mặt vàng, khoảng tứ tuần, thân mặc áo lụa.

Người này tuy nhìn thấy Phụng Kiệt nhưng làm như chẳng gặp, vẫn cứ đuổi theo nữ lang đó mắng:

- Tặc nhân này, đại gia xem trọng mi, mi lại chống cự. Đại gia nhất thời cao hứng định đài cử mi cho mi có chốn nương thân, cho mi có áo mới, tiền xài.

Hắn đuổi xuống muốn ôm chầm lấy thiếu nữ này. Nàng vội chạy nhanh xuống nhưng vấp phải đá kêu lên một tiếng đau đớn, té ngã.

Nhìn thấy cảnh này, Lý Phụng Kiệt nổi giận đùng đùng, nhảy đến chụp lấy hán tử, phẫn nộ nói:

- Tên dâm tặc, mi muốn làm gì, định bức hiếp một nữ nhân yếu nhược à?

Hán tử nói:

- Đó là nương tử nhà ta, ngươi lo không được.

Lời chưa dứt đã bị một quyền của Phụng Kiệt đánh vào mặt. Chỉ nghe “hự” một tiếng gã đã bị nằm dài dưới đất hôn mê.

Phụng Kiệt vội chạy qua cứu nữ lang, dìu nàng ngồi dậy.

Thiếu nữ này niên kỷ chừng mười bảy, mười tám dung mạo cực kỳ mỹ lệ, Phụng Kiệt bất giác cảm thấy mình hơi mạo phạm, thất lễ vội buông tay, rồi nói:

- Cô nương đừng sợ, thôi đi đi.

Trên trán nữ nhân đã chảy máu chan hòa cùng nước mắt, trông nàng thảm hại, thiểu não, một tiếng cũng không nói còn định quay trở lên núi.

Lý Phụng Kiệt vội ngăn nàng lại hỏi:

- Sao lại trở lên núi? Nhà cô nương ở trên đó à?

Thiếu nữ lắc đầu khóc nói:

- Tiểu nữ còn bỏ lại một cái giỏ.

Phụng Kiệt nói:

- Được, ta đưa nàng đi lấy.

Vừa nói đến đây, hán tử mặt vàng đã tỉnh dậy. Hắn lăn người đứng lên, rút một đoản đao trong người ném mạnh vào Phụng Kiệt như một mũi phi tiêu.

Thiếu nữ đó sợ quá, la lên một tiếng, nhưng Phụng Kiệt đã chụp lấy được đoản đao cầm trong tay, cười nhạt nói:

- Còn phi đao nữa không?

Hán tử đó nhìn Phụng Kiệt với ánh mắt hung tàn, rồi rút ra mấy phi đao trong thắt lưng vung tay ném liên tiếp về phía Phụng Kiệt.

Phụng Kiệt vẫn thản nhiên dùng tay chụp bắt lấy hết đoản đao. Hán tử đó kinh hoàng nhìn Phụng Kiệt, tức giận lớn tiếng mắng:

- Đồ thất phu!

Phụng Kiệt vung nhẹ tay, phi đao bay ngược cắm vào vai hán tử. Gã muốn cũng la không nổi. Máu theo vết thương chảy xuống dầm dề. Hán tử cố nén đau rút đao ra, quay người chạy, nhưng chạy chưa được mấy bước bị một tảng đá từ trên bay xuống “bụp” một tiếng, trúng vào mặt, gã “hự” lên một tiếng té nhào xuống đất, bất tỉnh.

Phụng Kiệt lấy làm kinh ngạc, ngước mắt nhìn thấy phía trên có tiếng người cười ha hả, rồi xuất hiện một thiếu niên cưỡi ngựa từ trên núi đi xuống. Thiếu niên này chính là người mà Lý Phụng Kiệt đã thấy sáng nay ở ven đường.

Chỉ thấy hắn ôm quyền mỉm cười hỏi Phụng Kiệt:

- Bằng hữu, đường này có thể xuống núi không? Có thể đi ngựa được không?

Phụng Kiệt quan sát người này giây lát, rồi vòng tay trả lời:

- Đường này dốc lắm, khó thể đi ngựa. Bằng hữu, tại hạ thấy huynh từ sườn núi phía đông đi lên, tại sao lại không từ đó đi xuống? Đường ở đó vừa rộng vừa bằng phẳng mà.

Thiếu niên nói:

- Tại hạ nghe nói đường này đi xuống Nhạc Tiền thôn, trong thôn có hạ viện của Bạch Tùng tự. Tại hạ muốn đến đó tìm một người.

Phụng Kiệt ngạc nhiên, lòng nghĩ thầm:

“Bạch Tùng tự làm gì có hạ viện. Nhạc Tiền thôn ở phía bắc cách nơi này rất xa, ắt hẳn người này đã bị lừa rồi”.

Hắn bèn hỏi:

- Bằng hữu tìm ai vậy?

Người đó trả lời:

- Tại hạ muốn tìm Kim Liễn Thái Vô thần sư Bạch Tùng tự Phụng Kiệt nói:

- Hay lắm! Thái Vô thần sư chính là bằng hữu của tại hạ. Ta có thể cùng huynh đi gặp lão, nhưng trước tiên huynh chờ tại hạ làm xong việc này đã.

Thiếu niên mỉm cười, gật đầu nói:

- Được, được!

Phụng Kiệt đưa nữ lang đó lên tìm lại giỏ trúc rách của nàng. Trong giỏ trúc có chứa gần đầy rau rừng và mấy nhánh cây khô. Phụng Kiệt hiểu hoàn cảnh thiếu nữ này chắc rất nghèo khổ, cảm thấy đáng thương, bèn nói:

- Sau này, cô nương đừng một mình lên núi nữa. Muốn đến đây hãy đi đại lộ có đông người qua lại, nếu đi đường nhỏ gặp phải kẻ xấu thực không biết phải làm sao.

Nữ lang gật đầu có vẻ vâng lời.

Thiếu niên hỏi:

- Cô nương ở đâu?

Rồi nói với Phụng Kiệt:

- Huynh đưa nàng về đi.

Phụng Kiệt nhìn nữ lang hỏi:

- Bây giờ cô nương hãy nói gia trang để tại hạ có thể đưa về.

Nữ lang chỉ xuống núi:

- Nhà tiểu nữ ở Minh Cầm Giang.

Lý Phụng Kiệt nói:

- Tại hạ vừa từ dưới đó lên đây, giờ tại hạ sẽ đưa cô nương trở về.

Rồi nói với thiếu niên:

- Huynh đài xin chờ tại hạ giây lát sẽ về.

Thiếu niên khoát tay:

- Huynh đài cứ đi đi, tại hạ sẽ ở đây chờ đợi.

Lý Phụng Kiệt xách giỏ trúc thay nữ lang, cùng nàng đi xuống núi.

Chân nữ lang nhỏ nhắn, lại thêm vừa té khi nãy bị thương, nên trên đường gập ghềnh thế này, đi lại thật khó khăn.

Phụng Kiệt thấy tình cảnh nàng như vậy, nghĩ không thể tỵ hiềm nam nữ nên vội dìu nàng đi xuống, vất vả lắm mới xuống đến Minh Cầm Giang.

Phụng Kiệt giao giỏ trúc cho thiếu nữ lại dặn dò lần nữa:

- Cô nương ngàn lần không được nên núi nữa đó.

Dứt lời, Phụng Kiệt vội vàng đi lên núi thì gặp hảo hán mặt vàng thọ thương vừa tỉnh dậy, lại đang bị thiếu niên tra hỏi, Phụng Kiệt bước tới tát gã hai cái:

- Ta xem mi không còn trẻ nữa mà ở núi này lăng nhục một thiếu nữ cô thế yếu nhược, mi thật chẳng khác loài cầm thú. Đi mau, tìm đường khác mà đi, không được hoành hành nơi đây.

Gã đó chẳng dám nói một tiếng, cúp đầu như chó bị thương, cắm cúi đi lên núi.

Phụng Kiệt ôm quyền nói với thiếu niên:

- Huynh đài quý tính, đại danh là gì?

Thiếu niên vòng tay đáp:

- Tại hạ là Giang Tiểu Nhạn.

Phụng Kiệt ngẩn người dường như đã nghe ai nói đến tên này, cười nói:

- Cửu ngưỡng, cửu ngưỡng. Giang huynh từ đâu đến đây?

Tiểu Nhạn trả lời:

- Tại hạ từ Hứa Châu đến đây để gặp Thái Vô thần sư. Tại hạ đến Bạch Tùng tự hỏi thăm thì nghe các hòa thượng nói đã xuống hạ viện ở Nhạc Tiền thôn, lại chỉ đường này bảo tại hạ xuống núi mà tìm. Vừa kịp đến đây gặp huynh đài ra tay trừng trị hung đồ, khiến lòng thầm bái phục. Xin cho biết danh tính là chi?

Phụng Kiệt báo danh tính, Tiểu Nhạn càng thêm bội phục nói:

- Thì ra huynh đài là Lý Phụng Kiệt vốn thực cao đồ của Thục Trung Long tiền bối.

Ở Giang Nam, tại hạ từng được nghe thiên hạ truyền tụng hành vi trượng nghĩa khinh tài của Lý huynh những mong gặp gỡ.

Lý Phụng Kiệt mỉm cười, Tiểu Nhạn lại tiếp:

- Lý huynh quen biết với Thái Vô thần sư xin giúp đưa tại hạ đến gặp lão. Vì bằng hữu của tại hạ ở Hứa Châu bị người đả thương, tuy không trầm trọng nhưng trúng nhằm gân cốt, nghe nói Thái Vô thần sư có Kim cương canh

sinh tán là thần dược. Tại hạ muốn đến diện kiến để thỉnh cầu lão ra tay giúp bằng hữu này.

Phụng Kiệt khẳng khái nói:

- Nhất định là được rồi, Kim cương canh sinh tán quả là thần dược. Tháng trước tại hạ bị thương khá nặng, nhờ thần dược này mà chóng hồi phục. Tuy nhiên lão thần sư đối với dược vật này thật trân quý, không dễ đem cho người khác, dù muốn tung tiền ra mua cũng không được. Thế nhưng, tại hạ sẽ nói giúp huynh, hy vọng lão sẽ cho một ít.

Tiểu Nhạn nói:

- Bằng hữu của tại hạ là người giang hồ, lão thần sư trước kia cũng là người giang hồ, hiện giờ làm hòa thượng cũng phải từ bi bác ái, quảng đại khoan hòa, chứ sao lại tính toán quá vậy?

Vừa nói, Tiểu Nhạn vừa dẫn ngựa theo Phụng Kiệt đi dần lên núi.

Hai người vừa đi vừa chuyện trò. Phụng Kiệt hỏi lai lịch Tiểu Nhạn, nhưng chàng không muốn nói rõ nên cười nói:

- Tại hạ cô thân độc mã, một mình đi lại giang hồ, võ nghệ cũng chẳng biết bao nhiêu, nhưng phiêu bạt khắp nơi cũng chưa từng bị người khuất phục. Tại hạ từ Giang Nam đến Hứa Châu gặp bằng hữu thọ thương, nên tìm đến chốn này xin thần dược đem về trị thương. Sau đó, tại hạ định đến Quang Trung gặp vài người quen.

Lý Phụng Kiệt ngạc nhiên hỏi lại:

- Quang Trung? Không biết bằng hữu của Giang huynh ở Quang Trung là ai vậy?

Tiểu Nhạn thờ ơ nói:

- Chỉ là mấy tiêu đầu thôi.

Phụng Kiệt nói:

- Tiêu đầu ở Quang Trung đa phần đều là môn đồ Côn Lôn phái. Giang huynh lẽ nào là bằng hữu của chúng.

Tiểu Nhạn gật đầu nói:

- Biết sơ, nhưng không phải thâm giao.

Phụng Kiệt vừa nghe lập tức thay đổi thái độ, nghĩ:

“Tiểu Nhạn cũng là đồng đảng của Côn Lôn phái”.

Nên tỏ ý không vui, cười nhạt nói:

- Côn Lôn phái toàn là bọn vô năng, âm hiểm thâm độc, chỉ dựa vào người đông mà hoành hành. Giờ đây lại có đích tôn của Long Môn Hiệp là Kỷ Quảng Kiệt, người này kiếm pháp vô song, hắn đến Quang Trung giúp bọn Côn Lôn phái. Bọn Chí Cường, Chí Trung xem hắn như thiên thần.

Tiểu Nhạn dường như rất kinh ngạc, hỏi:

- Đích tôn của Long Môn Hiệp?

Phụng Kiệt cười nhạt nói:

- Người này thực là đích tôn của Long Môn Hiệp. Kiếm pháp tinh diệu khôn lường tương đương với ta. Là một kiếm khách trẻ tuổi lại trợ uy cho Côn Lôn phái, thật đáng chê cười.

Tiểu Nhạn lại hỏi:

- Huynh từng giao thủ với hắn, thấy người này võ nghệ ra sao?

Phụng Kiệt do dự một lát mới nói:

- Đấu qua mấy hiệp, tại hạ bại dưới tay hắn.

Thoáng chốc, cả hai gần đến đỉnh núi cao nhất của Tung Sơn, ngựa của Tiểu Nhạn hết cách đi lên. Lý Phụng Kiệt nói:

- Ngựa này cột ở đây không ai bắt đâu.

Tiểu Nhạn cột xong ngựa, lấy hành lý và bảo kiếm giắt vào mình cùng theo Phụng Kiệt bám vào vách núi đá leo lên như hai con vượn.

Hôm nay, Tiểu Nhạn đến Bạch Tùng tự mây khói mang mang này lòng có chút bâng khuâng.

Phụng Kiệt mời Tiểu Nhạn vào phòng mình nghỉ ngơi. Phụng Kiệt bèn vào phòng phương trượng mà gặp Thái Vô thần sư.

Thái Vô thần sư đang niệm kinh, Phụng Kiệt nói:

- Có tên Giang Tiểu Nhạn đến đây xin thuốc.

Thái Vô thần sư sầm mặt:

- Tại sao lại đến nữa? Vừa rồi hắn đến đây một lần, ta đã cho người bảo hắn đi đi. Kim cương canh sinh tán của ta vốn chỉ cho người lên xuống núi này, còn bọn giang hồ cho chúng trị lành thương, lại tìm đánh nhau, làm toàn việc ác.

Phụng Kiệt nói:

- Tại hạ nghĩ đại sư cho hắn một chút là được rồi. Tại hạ thấy người đó tuy là bọn Côn Lôn, nhưng hắn từ rất xa đến đây.

Thái Vô thần sư vừa nghe Tiểu Nhạn là người Côn Lôn phái càng lắc đầu từ chối:

- Người Côn Lôn phái ta càng không cho. Nói tóm lại, Kim cương canh sinh tán của ta không cho kẻ giang hồ. Còn thí chủ nếu không quen trước với ta, thì lần bị thương đó ta cũng chẳng thèm màng tới.

Phụng Kiệt nói:

- Nếu vậy, tại hạ bảo hắn đi là xong.

Thái Vô thần sư dặn:

- Thí chủ nói ta vân du bốn bể rồi, chưa rõ lúc nào về, thuốc cũng chẳng biết để đâu.

Phụng Kiệt nói:

- Hà tất phải nói như vậy, cứ bảo hắn là thuốc đã hết rồi.

Thái Vô thần sư gật đầu nói:

- Vốn thuốc của ta cũng không còn được bao nhiêu.

Lý Phụng Kiệt bước ra ngoài.

Tiểu Nhạn ngồi chờ ở phòng của Phụng Kiệt hồi lâu, lòng đang lo lắng, càng thêm sinh nghi. Chàng thấy bảo kiếm của Phụng Kiệt đang treo trên vách, cùng mấy bộ sách đặt trên bàn, thầm nghĩ:

“Người này văn võ toàn tài”.

Lý Phụng Kiệt trở vào phòng nói:

- Giang huynh đến thật không đúng lúc, thần dược của Thái Vô thần sư đã hết rồi.

Tiểu Nhạn vừa nghe giật mình, hỏi:

- Thần dược đã dùng hết rồi sao?

- Nhưng mà … có thể cầu đại sư cho tại hạ mượn toa thuốc được không? Giang Tiểu Nhạn này thề không để lưu truyền ra ngoài, chỉ quyết cầu cứu được bằng hữu đang bị thương thôi.

Phụng Kiệt khuyên nhủ:

- Tại hạ khuyên Giang huynh nên đi đi. Bốn phương đều có danh y, mau đi tìm người khác mà trị liệu, đừng để vết thương của bằng hữu thêm nghiêm trọng. Thái Vô thuốc cũng từ người khác đem về mà thôi.

Tiểu Nhạn vừa nghe chớp mắt, khoát tay nói:

- Lý huynh, tại hạ đến đây không phải hỏi thuốc của huynh, vả chăng thuốc cũng không có trong tay huynh, mà huynh cũng chẳng phải người trong miếu thì vô can với huynh rồi. Tại hạ đi tìm hòa thượng đây.

Dứt lời, chàng đứng dậy đẩy Phụng Kiệt rồi đi ra ngoài. Phụng Kiệt bị Tiểu Nhạn đẩy, cảm thấy nội lực chàng thật thâm hậu, bất giác kinh hãi.

Tiểu Nhạn chạy vào trong viện hét lớn:

- Thái Vô đừng trốn nữa. Hãy mau ra đây nói chuyện với ta. Hòa thượng kia cũng là người giang hồ, bằng hữu của ta cũng là người giang hồ, lẽ ra phải cho thuốc mới đúng. Người đã làm hòa thượng, người xuất gia nói chuyện từ bi bác ái, chỉ mỗi chút thuốc cũng cất giấu thì sao trở thành Phật Tổ?

Lý Phụng Kiệt đuổi theo ngăn Tiểu Nhạn lại, nói:

- Giang huynh, tại hạ đưa huynh đến đây, huynh đại náo như vậy thì ta còn gì thể diện?

Tiểu Nhạn nói:

- Lý huynh, xin thứ lỗi, đây không phải là việc của huynh đâu. Trước khi gặp huynh tại hạ cũng đã đến đây một lần, nhưng họ lại gạt ta đi nơi khác. Hiện giờ, tại hạ không phải đến gây hấn mà chỉ muốn mời Thái Vô thần sư để nói chuyện. Thần sư mau ra đây!

Chàng dậm chân nói lớn, chợt thấy trong phòng phương trượng bước ra một hòa thượng, thân thể cao lớn, Tiểu Nhạn hỏi:

- Lão là Thái Vô chăng?

Thái Vô thần sư trợn mắt giận dữ nói:

- Tiểu tử, ngươi dám náo loạn như vậy sao? Thần dược ta có, nhưng không cho kẻ võ lâm.

Tiểu Nhạn nói với Phụng Kiệt:

- Ậy! Lão nói vậy mà huynh đài giúp lão gạt ta.

Chàng bước lên gần hai bước, nói với Thái Vô:

- Đừng nóng nảy! Giang Tiểu Nhạn ta hiện không muốn gây hấn với mọi người lão mắng người giang hồ chẳng phải là khách giang hồ ư?

Thần sư nói:

- Trước kia ta vào chốn giang hồ để hành hiệp trượng nghĩa, còn giờ đây bọn các ngươi chỉ là lũ người gian ác tà dâm. Cho bọn ngươi thuốc, trị thương xong, là các ngươi đi tạo ác.

Tiểu Nhạn dậm chân, nóng nảy hỏi:

- Tóm lại lão có cho hay không? Nếu không cho, ta sẽ không đi mà làm huyên náo cả vùng này lên.

Thái Vô thần sư cười nhạt, đột nhiên một quyền tống thẳng vào người Tiểu Nhạn.

Tiểu Nhạn đứng yên không thèm tránh né, chờ quyền của thần sư gần đến, chàng xòe tay nhanh như điện chộp lấy cổ tay của Đại sư nói:

- Được rồi! Kim Liễn Bồ Tát muốn đấu với ta.

Chàng nắm cổ tay Thái Vô quật qua một bên, thân của đại sư như một chiếc tháp lật nghiêng sang bên rồi bị đẩy lùi mấy bước.

Phụng Kiệt kinh hoàng vội kéo thần sư lại nói:

- Sư phụ! Đừng vội. Tại hạ xem người này tất có lai lịch, nếu bại dưới tay hắn thì thật không đáng.

Thái Vô thần sư nói:

- Ta dù bại dưới tay hắn cũng nhất quyết không cho hắn thuốc đâu.

Dứt lời, lão cởi trường bào liệng ra, như mũi tên vọt tới đấm một quyền vào Tiểu Nhạn.

Tiểu Nhạn cũng phi thân lên, hai nắm tay như hai quả thiết chùy đỡ lấy quyền của Thái Vô.

Thái Vô thần sư trước kia vốn là cánh tay đắc lực của Thục Trung Long, là hảo hán đứng đầu ở tỉnh Hà Nam. Thân thể lão rắn chắc, sức lực dũng mãnh. Với người khác chỉ chịu nổi một, hai quyền đã bị đánh ngã, nhưng Tiểu Nhạn chẳng chút khẩn trương, thân thể nhẹ nhàng linh hoạt né trái, né phải như chim ưng bay lượn.

Thái Vô thần sư thì trầm ổn, vững chắc quyền cước. Qua lại mười mấy chiêu, Phụng Kiệt khoát tay nói:

- Đừng đánh nữa!

Tiểu Nhạn chỉ muốn xin thuốc, không muốn đánh, nên vội thu quyền, đang định nói lời hòa nhã.

Đại sư thừa cơ một quyền đấm tới. Tiểu Nhạn không còn nhịn được, tay phải gạt ngang đỡ quyền của thần sư, tay trái cung quyền đấm mạnh vào ngực của Thái Vô.

“Hự” một tiếng, thân lão hòa thượng như một tòa tháp loạng choạng thoái lui, may có Phụng Kiệt đỡ lại, nếu không đã ngã dài xuống đất.

Tiểu Nhạn nhảy đến không đánh tiếp, mà xòe tay hỏi:

- Muốn đánh nữa không hay là giao thuốc cho ta?

Thái Vô thần sư gượng đứng thẳng người, mặt càng vàng thêm, nhìn Tiểu Nhạn từ đầu đến chân, rồi hỏi:

- Võ nghệ mi là ai truyền cho?

Tiểu Nhạn đáp:

- Ta học võ với sư phụ mười năm nhưng đến giờ vẫn chưa biết danh tính của sư phụ là gì.

Phụng Kiệt thấy Tiểu Nhạn quyền cước tinh diệu mà tông tích có vẻ thần mật, hắn bèn khuyên giải:

- Đừng đánh nữa! Võ nghệ của Giang huynh tuyệt không phải học ở Côn Lôn phái mà đây là nội gia công phu.

Tiểu Nhạn phẫn hận nói:

- Côn Lôn phái bọn chúng đều là cừu nhân của ta. Ta khổ luyện mười năm là vì muốn tiêu diệt hết bọn chúng.

Nói ra câu này, chàng hậm hực thở mạnh, rồi hòa nhã nói với thần sư:

- Đại sư, chúng ta vô thù vô oán, hôm nay nếu người nghĩ chút tình lý cho chút thuốc thì tại hạ thực cảm kích. Giang Tiểu Nhạn không phải là kẻ không biết lý lẽ.

Hiện giờ đừng nói chuyện khác, đại sư mau cho ta chút thuốc đi.

Thái Vô thần sư sầm mặt, suy nghĩ hồi lâu mới gật đầu nói:

- Được rồi, bần tăng sẽ cho ngươi thuốc.

Nói rồi, quay người đi vào phòng phương trượng. Thoáng mắt, cầm ra bốn năm bao dược liệu, đồng thời ném xuống đất, chau mày, hai mắt lộ ra tia lửa phẫn hận, lão nói:

- Đây là tất cả thuốc của ta cho mi. Tùy mi muốn cho ai thì cho …

Thái Vô thần sư đưa một tờ giấy trong tay trái ra, nói:

- Đây là toa thuốc. Nếu không có toa thuốc ta cũng không thể pha thuốc, giờ ta hủy nó đi coi như không còn dính đến chuyện bào chế thuốc cho bọn võ lâm nữa.

Dứt lời vò nát tấm giấy toa thuốc đó, nói:

- Mang hết thuốc đi mau. Xem như bản lãnh mi cao cường rồi.

Tiểu Nhạn biến sắc, nhưng nén giật cười nhạt nói:

- Ta không cần nhiều thuốc như vậy chỉ cần một bao là đủ rồi. Còn lão, lão có thể đổ trong gió núi cũng được.

Nói rồi, chàng cầm lấy một bao thuốc đi vào phòng Phụng Kiệt lấy hành lý khỏi Bạch Tùng tự đi xuống chân núi.

Lúc này, Thái Vô thần sư vô cùng ảo não, trở vào trong phòng phương trượng thở dài không dứt.

Phụng Kiệt đem mấy bao thuốc còn lại vào phòng, rồi lấy bảo kiếm chạy xuống núi.

Đến giữa núi, đã nhìn thấy Tiểu Nhạn leo lên hắc mã vung roi phi ngựa chạy xuống. Phụng Kiệt muốn gọi đuổi theo cũng không kịp vội chạy nhanh đến mấy vách đá, vượt qua con suối, chạy về Minh Cầm Giang, đến nhà Hồ Nhị Chính lấy ngựa.

Lúc này, Hồ Nhị Chính đi bán củi chưa về nên Phụng Kiệt tháo ngựa mình ra chạy về phía đông.

Chưa ra khỏi thôn, chợt thấy phía sau một hàng rào xiêu vẹo, có một nữ lang đứng đó, thì ra chính là thiếu nữ mà mình đã cứu trong núi. Vết máu trên mặt đã rửa sạch trông nàng thật vô cùng diễm lệ. Nàng vẫn mặc chiếc áo rách dựa vào hàng rào xiêu vẹo đó nhìn Phụng Kiệt ra vẻ cảm tạ.

Phụng Kiệt không kịp nói gì thúc ngựa chạy nhanh đi trên đại đạo phóng về hướng đông, vượt qua Đăng Phong huyện lại đuổi theo hơn hai mươi dặm mới đuổi theo kịp con hắc mã.

Phụng Kiệt vẫy tay gọi lớn:

- Tiểu Nhạn huynh, chờ một chút.

Tiểu Nhạn phía trước lập tức thu cương ngựa ngoảnh lại nhìn.

Phụng Kiệt phi ngựa đến cách hai, ba trượng ôm quyền nói:

- Giang huynh, để đuổi theo huynh là muốn xin lỗi huynh. Vừa rồi trong Bách Tùng tự đệ không phải giúp Thái Vô mà vì dược vật trong tay không có, lão nói không cho đệ cũng hết cách. Vả lại lúc đó nghi ngờ huynh là người của Côn Lôn phái nên có chút bực tức nhưng giờ thấy võ nghệ của huynh, tiểu đệ mới rõ huynh chẳng phải người của bọn chúng, nhất định là được chân truyền của một danh sư.

Lúc ngựa của Phụng Kiệt sắp gần ngựa của Tiểu Nhạn, thấy chàng vòng tay cười nói:

- Lý huynh quá khách sáo rồi! Huynh đài là hiệp khách nổi tiếng ở Giang Nam tại hạ ngưỡng vọng từ lâu. Hôm nay gặp nhau trên núi lại chứng kiến võ nghệ cao cường của huynh, tại hạ vốn muốn được cùng huynh hàn huyên tâm sự, chỉ vì bằng hữu ở Hứa Châu đang trông chờ thuốc trị nên phải vội vã lên đường. Nhất định sẽ có ngày tương kiến, không chừng trong mười ngày nữa sẽ trở lại, khi đó mong rằng chúng ta sẽ kết thâm giao. Lý huynh không biết Giang Tiểu Nhạn này rất thích được kết giao bằng hữu.

Phụng Kiệt nghe vậy vô cùng hoan hỉ nói:

- Nếu lần sau huynh đến đừng lên núi để tránh Thái Vô thần sư nổi giận. Giang huynh hãy đến phía nam của Minh Cầm Giang, trong thôn có một tiều phu tên Hồ Nhị Chính nhờ người này đến kiếm đệ.

Tiểu Nhạn vòng tay nói:

- Được! Xin tạm biệt.

Dứt lời, chàng phi ngựa về cuối chân trời bụi tung mờ, vó ngựa thẳng đường chạy đến Hứa Châu.

Đối với phong thái, cử chỉ, võ nghệ của Lý Phụng Kiệt, Tiểu Nhạn thầm tán dương. Nhớ đến Kim Liễn Bồ Tát Thái Vô thần sư danh chấn nam bắc tài nghệ lại kém như vậy chàng bất giác cười thầm.

° ° °

Lại nói Giang Tiểu Nhạn, mười năm trước tại Thái Lãnh Sơn gặp được lão tiên sinh. Người thấy chàng niên thiếu thành khẩn lại hiểu được tình cảnh khốn đốn của Tiểu Nhạn nên đi theo chàng cố ý lộ tuyệt kỹ. Sau đó, trong Thái Lãnh, Tiểu Nhạn bị Chí Cường, Chí Lâm … vây đánh, lão sinh lòng bất bình, tức giận chế phục bọn Chí Cường mà cứu chàng.

Tiểu Nhạn đang quyết tâm tầm sư học nghệ, thấy lão tiên sinh tài ba xuất chúng nên đâu dễ bỏ qua, chàng hết lòng van cầu khẩn thiết xin người nhận làm đồ đệ.

Dường như giữa lão tiên sinh và Tiểu Nhạn có duyên sư đồ nên lão mỉm cười gật đầu nói:

- Vậy thì tiểu tử hãy theo lão.

Thế là, lão tiên sinh đưa Tiểu Nhạn rời khỏi Thái Lãnh qua Trường An vượt Hàm Cốc đi về Trường Giang. Qua Trường Giang đến Trì Châu Cửu Hoa Sơn.

Lão tiên sinh có một túp lều tranh trong chốn thâm sơn trên đỉnh núi, lại có mẩu đất núi trồng trà. Lão có một gia nhân vừa câm vừa điếc lo lắng trong ngoài. Lão tiên sinh sống cô thân, người giúp việc không nói được, n

ĐẾN TRANG
Thông Tin
Lượt Xem : 13441
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN