--> Kỳ Hiệp Côn Lôn Kiếm - game1s.com

Kỳ Hiệp Côn Lôn Kiếm

gười lại chẳng chịu xưng danh nên trước sau Tiểu Nhạn cũng không biết danh hiệu của sư phụ mình là gì.

Chàng biết lão tiên sinh là kỳ nhân tuyệt thế đời này, không chỉ vượt qua Thục Trung Long và Long Môn Hiệp mà còn hơn cả thần tiên nữa. Nếu đem Bào Chấn Phi so với Lão tiên sinh giống như đem một hòn đá nhỏ nhoi đặt bên cạnh tòa núi Thái Lãnh sừng sững.

Lão tiên sinh đối đáp với Giang Tiểu Nhạn rất thân tình thương yêu, nhưng một năm dài lão không chỉ dạy chút võ nghệ mà chỉ bảo chàng ngày ngày đốn củi, gánh nước, hái trà còn không việc gì thì bảo chàng vận chuyển đá núi gom góp lại thành đống. Ngày qua ngày, suốt một năm đống đá núi đã tích lũy thành một tòa tiểu sơn nho nhỏ. Thế rồi, người lại bảo đống đá này quá chiếm chỗ nên hẹn chàng phải di chuyển đi nơi khác trong vòng mười ngày.

Đá núi tích lũy trong một năm giờ chỉ chuyển dời đi trong mười ngày, thật không phải chuyện dễ! Nhưng giờ đây Tiểu Nhạn đã luyện được đôi tay rắn chắc như thép, tay ôm tảng đá hơn trăm cân chẳng hề gì. Lại nữa, ngày đêm gắng công thu dọn nên chỉ tám ngày chàng đã hoàn thành việc sư phụ giao phó dẹp sạch tòa tiểu sơn.

Lão tiên sinh lấy làm hoan hỉ mới truyền thụ khinh công, bắt chàng nhảy lên nhảy xuống trên đỉnh núi. Lúc trời nóng bức thì dạy chàng học chữ.

Trải qua một năm nữa, lão tiên sinh mới dạy chàng mấy bộ quyền pháp.

Đến năm thứ ba, lão tiên sinh rời khỏi núi mà đi. Trong một năm này, Tiểu Nhạn hết lòng tập luyện quyền pháp. Chiêu số của bộ quyền này không nhiều nhưng cực kỳ ảo diệu phải cố tâm khổ luyện. Qua hai tháng, Tiểu Nhạn nhận ra quyền pháp này biến hóa khôn lường.

Nếu đem quyền pháp này giao thủ cùng quyền pháp của Côn Lôn phái mà trước kia Mã Chí Hiền đã dạy thì nó hóa giải thật dễ dàng.

Ngày đêm, Tiểu Nhạn càng cố công rèn luyện, nghiên cứu quyền pháp này tinh diệu hơn.

Một năm sau, lão tiên sinh trở về mang cho chàng một thanh bảo kiếm rất nặng và mấy cuốn sách. Trên sách đều có ghi chép bí quyết rèn luyện kiếm pháp.

Lão tiên sinh bảo Tiểu Nhạn ban ngày phải học thuộc mấy bộ sách, còn ban đêm thì luyện kiếm dưới ánh trăng sao, gió núi.

Chỉ một tháng, Tiểu Nhạn đã thuộc làu mấy bộ sách này. Lão tiên sinh lại thu dọn sách mà đi.

Tiểu Nhạn dựa vào kiếm quyết mà mình ghi nhớ đêm ngày ôn luyện.

Lão tiên sinh chợt đến chợt đi. Khi đến thì chỉ điểm những khiếm khuyết, sai sót để Tiểu Nhạn sửa chữa.

Khi trời nóng nực thì đến khe sâu bơi lội.

Cứ như vậy, đến năm thứ bảy, kiếm pháp cùng quyền pháp đã tinh thục. Chàng tự tin tài nghệ của mình đã tiến triển cao siêu hơn trước rất nhiều và hơn cả Trung Hiệp, Bào Côn Lôn.

Đến năm thứ tám, thứ chín, lão tiên sinh không còn ra ngoài du ngoạn mà đích thân truyền thụ khí công và phép điểm huyệt, cùng những tuyệt kỹ thất truyền trên giang hồ, về đêm lại bảo Tiểu Nhạn chuyên tâm đọc sách.

Đến mùa thu năm thứ mười, lão tiên sinh mới gọi Tiểu Nhạn hỏi:

- Hài tử, con thấy võ nghệ của mình ra sao rồi?

Tiểu Nhạn vì nóng lòng hạ sơn báo thù nên nói:

- Những gì sư phụ dạy đồ đệ đã học hết rồi.

Lão tiên sinh nói:

- Võ nghệ của mi chỉ mới học được nửa phần của ta. Tên câm điếc kia đã học được sáu phần.

Tiểu Nhạn vừa nghe đổ mồ hôi lạnh, lòng nghĩ:

“Người câm điếc này, mười năm nay trừ việc nấu cơm, hái trà ra thì có luyện tập gì. Xem dáng vẻ hắn thì hòn đá nhỏ cũng không lay chuyển được vậy mà võ nghệ cao hơn ta sao?”.

Lão tiên sinh nói:

- Hắn là sư ca của tiểu đồ đó. Hài tử phải theo hắn học tập. Xem hắn yếu ớt như vậy vì nội công ngoại gia không để lộ ra ngoài nhưng đồ đệ thì không giống. Tiểu đồ vì lúc nhỏ gặp nhiều gian khổ giờ muốn đi báo phụ thù, ta không thể ngăn cản con nhưng phải nhớ chỉ trừ kẻ sát phụ ra, bất luận là ai cũng không được sát hại. Cùng người tỷ võ thì được nhưng không được tự đấu. Phải phò yếu, trợ nhược thương kẻ cô thế. Võ nghệ là để giúp người chứ không phải để tự tư, tự lợi mà tạo việc ác. Thôi ta cũng chẳng nói nhiều, đồ đệ hãy hạ sơn đi.

Tiểu Nhạn chợt thấy lòng bồi hồi, lưu luyến không nỡ rời xa lão sư phụ đáng kính nên chàng quỳ xuống nói:

- Sư phụ, đồ đệ sẽ không xuống núi, mà muốn học thêm mấy thành võ nghệ của sư phụ nữa.

Lão tiên sinh cười nói:

- Nếu đồ đệ ở lại học thêm mấy thành võ nghệ nữa khó ai có thể chế phục được con, nhưng hiện tại tài nghệ của đồ đệ cũng áp chế cả Thục Trung Long, Long Môn Hiệp, Bào Chấn Phi … họ giờ như đứa trẻ trong tay con, những người còn lại chỉ như con sâu cái kiến thôi, đồ đệ không biết sao? Thôi con hãy đi đi.

Tiểu Nhạn khấu đầu làm lễ bái kiến sư phụ rồi lên ngựa xuống núi.

Mới đi lưng chừng núi chợt nghe tiếng “a … a …”. sau lưng. Tiểu Nhạn ngoảnh đầu nhìn xem thì ra là Á Tử sư huynh. Hắn vội dừng bước, quay người lại ôm quyền.

Á Tử dùng hai ngón tay chỉ vào huyệt điểm điểm rồi khoát khoát tay. Tiểu Nhạn hiểu lão sư huynh muốn bảo chàng khi hạ sơn không được tùy tiện sử dụng điểm huyệt.

Á Tử lại rút bảo kiếm trong hành lý Tiểu Nhạn ra, vung tay múa kiếm. Hắn huy động thanh kiếm như rồng bay, phượng múa. Những thế này Tiểu Nhạn chưa học qua lão tiên sinh. Thế là, chàng nhận kiếm học qua một lượt.

Á Tử thấy chàng học được rồi bèn cười. Hai người chia tay nhau.

Tiểu Nhạn đi theo đại lộ. Chàng vốn sẵn có hắc mã lấy được từ lúc ở Xuyên tỉnh nhưng mấy năm trước nó đã chết rồi. Hiện những ngân lượng mà Tiểu Nhạn thắng được lúc mới đến tiêu điếm của Tiểu Đức Xuân chưa dùng đến nên chàng quyết định khi qua sông sẽ tìm mua một con tuấn mã.

Lúc này trời đang xuân. Khắp nơi, ruộng nước của Giang Nam đều có nhiều thiếu nữ đang gieo trồng.

Nhìn họ, Tiểu Nhạn chợt nhớ đến Bảo A Loan, khi còn bé hai người từng chung sống một mái nhà. Nàng bây giờ cũng đã hơn hai mươi, có lẽ đã thành gia thất, chuyện hôn ước thủa ấu thơ chắc đã quên mất rồi. Chàng lại không biết mẫu thân và bào đệ nay sống ra sao, vì thế chàng chân bước đi mà luôn miệng thở dài.

Tuy tuổi thơ truân chuyên nhưng chàng cũng đã học xong võ nghệ xuất chúng, chữ nghĩa cũng đã làu thông, không phải là một tên Tam Đầu Hổ Giang Tiểu Nhạn lưu lạc mười năm trước kia. Nghĩ đến đây lòng lại cảm thấy phơi phới, tinh thần sảng khoái, mau chân cất bước.

Vừa qua sông chàng đã vội mua ngay một con hắc mã rồi hành lý, ngân lượng bảo kiếm đều treo trên lưng ngựa phi dồn về phía bắc.

Trước tiên, đến Tương Dương giao đấu với Hoa Châu Long Nhị rồi đến Tín Dương châu, đấu với Trại Hoàng Trung Lưu Khuông đồng thời ở Tín Dương, chàng viết một phong thư tìm một khách thương bán thuốc nhờ giao cho huynh đệ họ Long rồi lên Thương Sát tỉ thí với Lý Bá Hùng đến Dịch Thủy giao thủ với Lưu Thanh Khổng nhưng tất cả chỉ là tỷ võ kết giao. Sau khi đánh nhau chàng lại cùng họ kết bằng hữu.

Tiểu Nhạn cũng đã nghe danh tiếng của Lý Phụng Kiệt và Kỷ Quảng Kiệt. Chàng đang định đi về phía tây báo thù Côn Lôn phái. Nào ngờ, lại nghe có một tiêu đầu đến Dịch Thủy Lưu Thanh Khổng ra mời chàng. Thì ra đó là người bạn cũ mười năm trước Đoản Đao Dương Tiên Thái.

Người này vốn ở Hồ Nam, năm năm trước rời Xuyên tỉnh trở về cố hương mở tiêu điếm, chỉ vì cạnh tranh với đồng nghiệp nên thọ trọng thương. Nghe người ta nhắc tới Giang Tiểu Nhạn mới phái người rước chàng muốn được gặp mặt.

Tiểu Nhạn chợt nhớ đến hảo bằng hữu mà mười năm trước đã từng cùng chàng du ngoạn ở hẻm mỹ nhân. Cho nên, chàng vội đến Hứa Châu vào khách điếm nơi ở của Dương Tiên Thái.

Tiên Thái nằm trên giường bệnh nhưng cố nén đau trò chuyện cùng chàng nhắc đến chuyện mười năm trước và kể những chuyện xảy ra mười năm sau, cuối cùng mới nhắc tới thương thế của mình. Nói là chỉ cần có Kim cương canh sinh tán của Kim Liễn Bồ Tát Thái Vô thần sư ở Tung Sơn nhưng không ai dám đi.

Tiểu Nhạn không nỡ nhìn bằng hữu phải chịu đau đớn khổ sở vì vết thương nên đã quyết định cưỡi ngựa lên Tung Sơn tìm thuốc.

Cũng chẳng ngờ chàng đã đánh bại Thái Vô thần sư và may mắn kết giao được với Lý Phụng Kiệt.

Trời càng lúc càng nóng bức. Tiểu Nhạn phi ngựa nhanh về Hứa Châu.

Đến nơi, Tiểu Nhạn vội cột ngựa vào gặp Tiên Thái một mặt chàng thoa thuốc cho Tiên Thái, một mặt kể qua chuyện mình gặp Phụng Kiệt và đánh nhau với Thái Vô m

mà kể qua một lượt.

Dương Tiên Thái có chút e dè nói:

- Huynh đệ đã gây chuyện cho ta rồi. Lý Phụng Kiệt thì ta không biết nhưng Kim Liễn Bồ Tát Thái Vô thần sư là anh hùng nổi tiếng ở Giang Nam đó. Huynh đệ đánh lão thì thật là phiền hà.

Tiểu Nhạn nói:

- Huynh an tâm, khi ta lấy thuốc không có nhắc đến danh tính của huynh, lão quyết không biết huynh đâu. Hiện giờ thuốc đã có rồi, thương thế của huynh sớm tối cũng sẽ trị lành. Ta chẳng thể ở đây lâu, phải gấp rút đi Quang Trung tìm đến Trấn Ba và Tử Dương mà lo việc của mình. Chúng ta sẽ gặp lại sau.

Tiên Thái cứ nài ép chàng ở lại. Khó thể từ chối, Tiểu Nhạn lưu lại đó hai ngày.

Đến ngày thứ ba, Tiểu Nhạn thấy thương thế của Tiên Thái đã gần như bình phục thì biết thần dược đã kiến hiệu bèn không từ biệt mà lên đường.

Trước tiên đi về Tung Sơn.

Lần nầy đến Tung Sơn trời đang lất phất mưa. Tiểu Nhạn đầu đội nón cỏ, thân khoác áo cỏ che mưa nhưng mình ngựa thì ướt nhòa, bóng lên trong ánh sáng. Núi trước mặt ruộng lúa ven đường bị chìm dưới làn mưa, dày đặc như sương mù. Cảnh vật không còn trông rõ.

Vì mưa lớn nên trên đường không có ai qua lại chỉ một mình Tiểu Nhạn đơn độc nên thầm nghĩ:

“Phải tìm đường hỏi thăm Minh Cầm Giang ở đâu?”.

Chàng lại lấy chuông bạc đeo lên cổ ngựa, cưỡi ngựa đi về phía tây.

Đang tìm người hỏi thăm, chợt trước mặt trong làn mưa đó chạy đến một bóng trắng. Có người cao giọng gọi:

- Giang huynh! Giang Tiểu Nhạn.

Lúc bạch mã xông đến gần. Tiểu Nhạn mới nhìn ra, người này đội nón cỏ rộng vành chính là Phụng Kiệt.

Lý Phụng Kiệt nói:

- Từ hôm chia tay đến nay, đệ ngày ngày ở ven đường mong ngóng chờ đợi huynh. Đệ nghĩ phải chờ vài ngày nữa, có lẽ huynh mới đến. May sao, trời mưa gió thế này mà huynh cũng đã đến.

Tiểu Nhạn nói:

- Khi tạm biệt đến nay, lòng tại hạ lúc nào cũng nôn nóng sớm gặp lại để cùng nhau đàm đạo. Tuy nhiên, tại hạ đến đây rồi lại phải đi ngay.

Lý Phụng Kiệt thăm hỏi:

- Thương thế của bằng hữu huynh thế nào?

Tiểu Nhạn nói:

- Sắp lành hẳn rồi. Thần dược của Thái Vô thần sư quả thật linh diệu. Tại hạ định lên núi đa tạ lão sư, còn chuyện đánh nhau đừng nhắc đến nữa mà cùng kết thâm giao.

Lý Phụng Kiệt tán đồng:

- Giang huynh thực là người sảng khoái. Được! Chúng ta cùng nhau lên Bạch Tùng tự. Việc hôm đó coi như không có gì. Giang huynh, đệ còn một việc muốn nói với huynh. Ở đây, đệ có bằng hữu tên Hồ Nhị Chính. Khi huynh đi, đệ đã dọn vào nhà hắn trú ngụ. Trong thôn của hắn có một nhà họ Trần, nhưng chỉ có một mẫu thân và một nữ tử nghèo khó. Nữ tử này huynh đoán xem là ai?

Tiểu Nhạn cười lắc đầu:

- Tại hạ không đoán ra đâu.

Phụng Kiệt:

- Là thiếu nữ mà chúng ta đã cứu trên núi đó. Mẫu thân nàng nhất định muốn gả nàng cho đệ. Đệ nghĩ mình đã phiêu bạt nhiều năm rồi, giờ cũng đã trên hai mươi nên cưới thê tử là thỏa đáng.

Tiểu Nhạn cười nói:

- Vậy tại hạ xin có lời chúc mừng huynh. Giờ tại hạ phải vào thành tìm khách điếm trú tạm rồi tại hạ sẽ đến tìm huynh và đại tẩu.

Dứt lời, chàng ôm quyền muốn đi, Phụng Kiệt vội ngăn lại, nói:

- Giang huynh, huynh còn chưa nghe hết. Đệ tuy đính ước rồi nhưng đến ngày tám mới làm lễ. Từ đây đến đó, bất luận thế nào huynh cũng phải đến uống chúc mừng rồi mới được đi. Hiện giờ, tiểu đệ đã cất thêm hai gian nhà cỏ ở nhà Hồ Nhị Chính, có hắn giúp đỡ nấu nướng cơm rượu. Đệ đã chuẩn bị rượu ngon đón huynh rồi. Hôm nay trời mưa, chính là Tế vũ hoàng hôn tuế đáo môn, huống hồ huynh là một giang hồ hiệp khách, nhất định phải đến tệ xá của đệ nghỉ ngơi, uống rượu mà đàm đạo. Đêm nay, huynh quyết phải lưu lại đây. Giang huynh thấy thế nào?

Tiểu Nhạn nói:

- Tại hạ đến đây chỉ định vui chơi cùng huynh nửa ngày. Ngày mai thì phải đi rồi vì tại hạ có việc gấp bên mình.

Phụng Kiệt:

- Bất luận huynh đi lúc nào thì bây giờ cũng phải đến nhà đệ.

Tiểu Nhạn thấy y phục của Phụng Kiệt đã ướt sũng nên chàng cười cười đi theo hắn. Hai con ngựa sánh bước đi vào trong tiểu thôn mờ mịt bởi làn mưa.

Đến trước nhà Hồ Nhị Chính, Phụng Kiệt xuống ngựa mở cổng rồi dắt hai con tuấn mã vào sân, cột vào gốc cây. Tiểu Nhạn cầm hành lý cùng theo Phụng Kiệt vào gian nhà cỏ mới cất, cởi y phục ướt ra mà mang đến gần bếp lửa.

Bên trong nhà có một cái bàn và hai cái ghế. Phụng Kiệt mời Tiểu Nhạn ngồi xuống. Người giúp việc đem rượu đến cũng không có chung rượu, chỉ có một cái bát, hai người luân lưu mà uống, đồ nhắm cũng chỉ là mấy quả dưa muối.

Phụng Kiệt phân trần:

- Vì đệ không ngờ hôm nay huynh đến nên không có chuẩn bị thức ăn. Một chốc, đệ sẽ bảo người nhà lên trấn mua thêm rượu và thức ăn, để làm tiệc tẩy trần.

Tiểu Nhạn nói:

- Như vậy cũng đã tốt rồi. Năm xưa tại hạ xông pha giang hồ từng uống rượu nhưng không hôm nào vui vẻ như hôm nay.

Phụng Kiệt hỏi:

- Giang huynh! Gia trung huynh ở đâu?

Tiểu Nhạn đáp:

- Thiêm Nam, Trấn Ba.

Phụng Kiệt nghe nói biến sắc nhưng lại bình tĩnh, cười nhạt nói:

- Ra huynh là đồng hương với Bào Côn Lôn?

Tiểu Nhạn thình lình nổi giận, đấm xuống bàn một cái, bàn cơ hồ vỡ ra, rượu trong bát chấn động văng tung tóe, phẫn hận nói.

- Đừng nhắc đến lão.

Phụng Kiệt càng kinh ngạc. Tiểu Nhạn nốc một hơi rượu, thở dài nói:

- Lý huynh, huynh chưa rõ, tại hạ ở Giang Nam, mười năm dùi mài luyện võ, mới hạ sơn hai tháng. Tuy đánh với Long Nhị, Lưu Khuông, Lỗ Bá Hùng, Lưu Thanh Khuông ở Hà Nam đã có chút tiếng tăm nhưng còn nhiều người chưa biết ta, nhưng nếu huynh đến Trấn Ba hoặc Xuyên Bắc Lang Trung phủ hỏi xem thì mười năm trước tại hạ đã nổi danh rồi. Lúc đó, tại hạ chỉ mới mười bốn, mười năm tuổi nhưng đã dùng đao đả thương huynh đệ họ Long.

Phụng Kiệt thừa thế hỏi tiếp:

- Giang huynh có thù với Côn Lôn phái sao?

Tiểu Nhạn thở dài. Rượu vào thì lời ra, chàng đem thù hận mười mấy năm trước ra kể lại cho Phụng Kiệt nghe qua, rồi nói:

- Tại hạ hận mình không chắp được cánh mà bay về Trấn Ba để báo thù. Lẽ ra tại hạ phải từ Tín Dương châu đi vào Thiên Nam nhưng tại hạ đi vòng một chuyến nhằm muốn tạo chút danh tiếng cho Bào Chấn Phi biết ta đang muốn tìm lão để chiêu tập môn đồ tìm cách chống lại ta. Lúc đó tại hạ có thể cùng lượt đấu với đồ tử, đồ tôn của lão bằng không thiên hạ cho rằng tại hạ ức hiếp lão già Bào Chấn Phi.

Lý Phụng Kiệt hiểu được lai lịch của Tiểu Nhạn hắn càng ngạc nhiên thêm bái phục. Hắn cởi áo chỉ vết thương bên sườn phải ra rồi nói:

- Huynh xem đây, vết thương này vừa lành. Tháng trước tiểu đệ ở Tây An đã độc đấu với bọn Côn Lôn phái, đả thương sáu, bảy tên trong bọn chúng. Tuy chưa gặp Bào Côn

Lôn nhưng bọn Chí Cường, Chí Trung võ nghệ toàn thấp kém. Chỉ có một người, chúng ta cần lưu ý đó là Kỷ Quảng Kiệt tôn tử của Long Môn Hiệp. Ở Đăng Môn hắn đã liên thủ với một nữ lang thuộc Côn Lôn phái vây đánh tiểu đệ. Vết thương này do bảo kiếm của Kỷ Quảng Kiệt đâm đó.

Tiểu Nhạn nghe, lòng kinh dị. Chàng không hỏi về Kỷ Quảng Kiệt mà hỏi thăm về nữ lang kia:

- Nữ tử của Côn Lôn phái họ tên gì?

Phụng Kiệt lắc đầu:

- Đệ không biết! Có lẽ là nữ nhi của môn đồ trong Côn Lôn phái. Đao pháp hơn hẳn bọn Chí Cường, Chí Trung.

Tiểu Nhạn thăm dò:

- Vóc dáng nàng thế nào? Niên kỷ nàng ta khoảng bao nhiêu?

Phụng Kiệt đáp:

- Nàng ta ước khoảng hai mươi, dung mạo thật mỹ miều, diễm lệ. Đệ vì không muốn giao thủ với nữ tử nên đã cố tránh nàng nên cũng không rõ ràng lắm.

Tiểu Nhạn nghĩ thầm:

“Nhất định đây là Bào A Loan rồi”.

Tiểu Nhạn lòng buồn bã nên càng thở vắn than dài, rồi hớp mấy ngụm rượu.

Lúc này, mưa rơi càng lúc càng nặng hạt. Phụng Kiệt bảo người làm đội mưa ra trấn mua rượu thịt thêm.

Hắn lại rót rượu vào bát, hai người vừa uống vừa đàm đạo. Tiểu Nhạn nói:

- Dù mai trời còn mưa, tại hạ cũng nhất định lên đường.

Phụng Kiệt nói:

- Giang huynh gấp đi báo phụ thù, đệ cũng biết khó giữ được huynh. Đệ cũng muốn tìm Kỷ Quảng Kiệt để trả thù kiếm này. Đệ định ngày mai sẽ đồng hành cùng huynh.

Tiểu Nhạn khoát tay, nói:

- Không nên! Huynh đang sắp có hỷ sự đâu thể theo tại hạ. Hơn nữa, tại hạ vốn là kẻ cao ngạo quyết không để người khác giúp đỡ. Huynh muốn tìm Kỷ Quảng Kiệt cũng phải chờ tại hạ giải quyết việc của mình xong đã. Vả chăng nếu thắng được Kỷ Quảng Kiệt, thì đồng đạo võ lâm cũng sẽ chê cười.

Phụng Kiệt trầm ngâm suy nghĩ một hồi rồi nói:

- Ngày mai nếu trời tạnh mưa. Giang huynh cứ đi bằng như mưa vẫn chưa tạnh huynh hãy lưu lại thêm một ngày hầu chúng ta trút cạn tâm tư cùng nhau, được không?

Tiểu Nhạn gật đầu.

Lúc này, trời đã xế chiều.

Hai người vừa kể chuyện giang hồ, vừa đàm luận võ nghệ. Thoáng chốt bát rượu đầy đã uống cạn.

Phụng Kiệt còn muốn châm rượu thêm, Tiểu Nhạn khoát tay nói:

- Chúng ta hãy ngừng ở đây. Tối uống tiếp.

Phụng Kiệt ra khỏi phòng vào nhà Hồ Nhị Chính, thì thấy trong phòng có một lão bà đang nằm trên giường say ngủ. Hồ Nhị Chính không có ở nhà.

Nhìn gánh củi của hắn còn để đó, Phụng Kiệt thầm nghĩ:

“Trời đang mưa to gió lớn thế này, Nhị Chính đi đâu đến giờ chưa thấy về”.

Phụng Kiệt trở về phòng của mình thấy Tiểu Nhạn nằm trên giường, tay cầm tập thơ của mình xem.

Phụng Kiệt hỏi:

- Giang huynh chắc cũng giỏi làm thơ?

Tiểu Nhạn lắc đầu nói:

- Không biết! Tại hạ vốn một chữ cũng không biết. Từ ngày bái sư phụ, người rất giỏi văn chương nên có dạy tại hạ đọc sách nên có biết chút ít nhưng thực còn kém xa Lý huynh. Tại hạ biết một số chữ đi lại trên giang hồ cũng đủ.

Nói đến đây, chàng bất giác nhớ đến chuyện cũ ở Lang Trung, nên nói:

- Người không biết chữ thật khổ. Ngày còn ở Lang Trung chỉ vì hai phong thư mà tại hạ bị Lang Trung Hiệp nghi ngờ là gian tế.

Lý Phụng Kiệt đã nghe đại danh của Lang Trung Hiệp. Tiểu Nhạn lại kể đến những chuyện lúc còn ở nhà Lang Trung Hiệp.

Phụng Kiệt nghe Lang Trung Hiệp từng bại trong tay của Bào Chấn Phi, hắn nghĩ võ nghệ của Bào lão tất phải cao thâm hơn đồ đệ rất nhiều. Năm nay, tuy lão tuổi hạc đã cao nhưng không dễ khinh thường. Tiểu Nhạn tuy tài nghệ tuyệt luân, tuổi trẻ cường tráng nhưng chàng ta có địch nổi Bào lão hay không còn là nghi vấn.

Hai người nằm trên giường đối mặt nhau mà trò chuyện. Càng trò chuyện càng cao hứng.

Chợt cửa phòng bật mở. Làn mưa lạnh thổi tạt vào. Phụng Kiệt đứng dậy nhìn ra người làm đã trở về. Tay hắn tuy cầm dù nhưng toàn thân đã sũng nước mưa như con vịt nước.

Hắn đặt một con cá to còn sống mua trên trấn cùng rượu thịt lên bàn. Mặt mày tái mét hồi lâu mới run rẩy nói:

- Hồ Nhị Chính gặp họa rồi. Trên trấn hắn đã bị người ta đánh chết.

Phụng Kiệt kinh hoảng hỏi:

- Tại sao?

Tiểu Nhạn cũng ngồi bật dậy thì người làm đã kể:

- Trời mưa, Hồ Nhị Chính không lên núi, hắn vào trấn tìm việc làm. Làm việc xong có ít tiền, hắn gặp tên Vưu Thốc Tử của Hách gia trang kéo đến tiểu phố đánh bạc. Nhị Chính thua sạch hết bạc này nên hắn nóng nảy đòi Vưu Thốc Tử trả bạc vì vậy cãi nhau. Nhị Chính đánh Thốc Tử một quyền. Thốc Tử bị đánh trúng chỗ nghiệt, lăn ra chết tốt. Bọn đánh bạc đều là tráng đinh của Hắc gia trang nhất tề xông lên đánh Nhị Chính. Nhị Chính đả thương bảy, tám người. Hách nhị lão gia của Hách gia trang Hách Hổ Câu kéo tráng đinh đến bắt được Nhị Chính đem về Hách gia trang.

Người ta nói lần nầy Nhị Chính nhất định phải đánh chết.

Phụng Kiệt nghe nói phẫn nộ:

- Ta phải đi xem không để bọn Hách gia trang ép bức Nhị Chính.

Dứt lời, hắn đội nón rộng vành, cầm dù.

Tiểu Nhạn cũng mang hài cỏ vào rồi hỏi:

- Bọn chúng làm gì? Làm ác bá ở đây à?

Phụng Kiệt lắc đầu nói:

- Chưa hẳn là ác bá nhưng chu vi mười dặm ở Đăng Phong huyện, không ai dám chạm vào hắn. Hách gia có hai huynh đệ. Hách đại làm tướng quân ở Quang Trung, Hách nhị làm tài chủ ở gia trung. Mấy huyện phụ cận ở Tung Sơn là hắn giàu nhất đó.

Hắn biết võ nghệ, ở Bạch Tùng tự đệ gặp qua hắn một lần.

Tiểu Nhạn nói:

- Huynh biết hắn một lần cũng tốt rồi. Hai người có lẽ không đánh nhau, tại hạ bất tất phải theo huynh.

Phụng Kiệt nói:

- Giang huynh bất tất theo đệ. Đệ đi một lát sẽ trở về.

Tiểu Nhạn dặn dò:

- Lý huynh hãy lấy chiếc áo cỏ này mà khoác.

Phụng Kiệt khoát tay nói:

- Không cần đâu.

Rồi cầm dù đi ra ngoài.

Tiểu Nhạn nằm xuống, nghĩ ngợi một hồi, cảm thấy vô vị quá. Hơn nữa rượu uống vừa rồi bốc lên đầu khiến chàng nóng nực muốn ra ngoài cho mát mẻ bèn khoác áo cỏ đi ra.

Chàng thấy thôn xa chìm trong mưa mù mịt. Cảnh này khiến chàng nhớ chuyện xưa, ngày đó chàng khoảng mười tuổi.

Trời mưa, nghe mẫu thân cười nói trong phòng. Tiếng cười chưa dứt thì phụ thân Chí Thăng đội nón cỏ từ Bào gia luyện võ trở về. Phụ thân đã lấy nón cỏ to đó mà đội lên đầu hắn, cả nhà vui đùa. Cảnh tượng đó như hiển hiện trước mắt chàng khiến chàng càng căm hận Bào lão đầu sát tử phụ thân khiến mẫu tử huynh đệ ly tán. Đầu chàng đã nóng vì rượu càng nóng hơn vì hận thù. Mưa xối ướt cả đầu nhưng như có lửa bốc lên.

Người làm của Phụng Kiệt đem ra một cái nón cỏ cho Tiểu Nhạn rồi chỉ về hướng đông, trong làn mưa lắc lư một cây dâu to, nói:

- Ây da! Đại gia xem, túp lều nhỏ dưới gốc dâu là của Trần cô nương. Phụ thân của Trần cô nương là thợ săn vì rượt theo thú bị trượt chân té chết. Hoàn cảnh mẫu tử hai người thực đáng thương. Hai ngày nữa Trần cô nương gả cho Lý gia là tốt rồi.

Tiểu Nhạn tuy qua lại đây bốn lần nhưng chưa ghé vào đây. Lúc này vào trong thành thấy điếm phổ đông đúc. Trời đang mưa, nhưng có nhiều người cầm dù qua lại trên đường.

Tiểu Nhạn nhìn điếm phổ hai bên cảm thấy khó khăn nghĩ thầm:

“Biết mua lễ vật gì cho Phụng Kiệt đây. Son phấn thì có vẻ nữ nhi quá. Hay là ta mua cái gì cho Phụng Kiệt. Hắn thích sách và kiếm. Trời mưa thế này mua sách thì ướt hết. Kiếm? Hắn cũng có rồi”.

Đứng trong mưa suy nghĩ hồi lâu, sực nhớ mua một số gia cầm cho Phụng Kiệt.

Dẫu gì, ngày thành thân hắn cũng phải mổ gà vịt đãi khách, nếu không có khách thì để lại mà nuôi cũng được.

Nghĩ vậy, chàng hỏi thăm nơi bán gà vịt. Người ta chỉ cho chàng phải đi qua hai con đường mới đến phố bán gà vịt.

Tiểu Nhạn đi tìm quả nhiên gặp được. Ở đây có bốn, năm nhà bán gà vịt. Tiếng vịt gà kêu la vang động nghe đinh tai nhức óc. Có một con ngỗng trong lồng, trông vừa to vừa béo.

Tiểu Nhạn vui mừng:

“Có Ngỗng đã tốt rồi”.

Thế là chàng mua một con ngỗng, gà mái hai con, một con gà trống. Ba con gà dùng dây buộc lại mắc vào yên ngựa. Còn con ngỗng chẳng biết làm sao, hai cánh ngỗng quá to, còn con ngỗng lại ngắn, nó vừa vỗ cánh đã khiến lông ngỗng, lông gà bay phất phới. Tiểu Nhạn đành phải dùng tay ôm ngỗng. Chàng lên ngựa, một tay cầm cương một tay ôm ngỗng, đi qua hai con đường định đi ra phía tây môn.

Con ngỗng chốc chốc kêu quang quác. Ba con gà treo bên yên ngựa, bị chân của Tiểu Nhạn thúc phải cũng không ngừng giãy giụa kêu lên inh ỏi. Hắc mã dường như cũng cảm thấy khó chịu nên chốc chốc ngừng lại hay giật lùi không nghe theo lời điều khiển của chủ, khiến Tiểu Nhạn phải dùng sức vào tay giữ cương ngựa, miệng hét lớn bảo người bên đường tránh né.

Chàng vốn muốn ghìm ngựa, đi ra tây môn mà về Minh Cầm Giang. Không ngờ, con ngựa này như đã phát khùng chạy loạn lên. Hơn nữa, trời mưa mù mịt khiến chàng không rõ đường đi.

Chợt bên đường đi ra một người mặc áo tơi, nhìn xa xa như một con nhím khiến con ngựa kinh hoàng nhảy dựng lên quăng Tiểu Nhạn xuống đất còn con ngựa tiếp tục quay về phía tây mang theo ba con gà. Con ngỗng cũng đập mạnh cánh muốn thoát ra.

May mà thân thủ của Tiểu Nhạn linh hoạt nên không bị té ngã. Chàng vừa bực tức vừa giận dữ.

Có tiếng người cười ha hả. Tiểu Nhạn nhìn xem thì ra đó là người mặc áo tơi.

Chàng giận dữ nắm quyền bước đến mắng:

- Mi còn cười ta à? Nếu không phải vì cái áo tơi rách rưới này khiến ngựa ta kinh hoảng bỏ chạy.

Vừa nói đã nắm quyền đánh tới. Người mặc áo tơi né qua một bên, thân thủ cực kỳ linh hoạt.

Rồi phân thủ, hai ngón tay phải điểm vào sườn của Tiểu Nhạn.

Tiểu Nhạn giật mình vội thoái lui một bước, nói:

- Ây da! Mi muốn thi triển phép điểm huyệt sao?

Rồi chàng nhảy lên một bước.

Người đó cởi áo tơi liệng ra, thi triển quyền pháp. Chốc chốc lại thi triển thuật điểm huyệt.

Nhưng Tiểu Nhạn vốn thành thục về môn này, đâu để hắn đắc thủ.

Qua lại bốn năm hiệp, thình lình nghe “oạch” một tiếng, người đó té nhào trong vũng bùn.

Tiểu Nhạn cười ha ha, đạp một cước nói:

- Mi đứng dậy đi.

Đồng thời xem kỹ, thấy dung mạo người này có nét quen quen, dường như đã gặp ở nơi nào, bèn hỏi:

- Ây da! Dường như ta có gặp mi. Mi họ gì?

Người đó vừa ốm vừa thấp, ước khoảng hai mươi. Hắn bò dậy, y phục cũng ướt bùn. Hắn bèn cầm áo tơi lên, giận dữ nói với Tiểu Nhạn:

- Mi không biết ta sao? Còn ta thì biết mi. Lang Trung Hiệp không thèm thu tên đồ đệ rút đầu rút cổ như mi vậy mà mi còn dám đến đây xưng hùng sao?

Nói xong, hắn ôm áo tơi mà chạy.

Tiểu Nhạn bị hắn mắng nhưng không nổi giận, lòng thầm thắc mắc:

“Gã này là ai lại biết ta?”.

Lúc này, mấy đứa bé nghèo trong thành chạy theo dắt ngựa về cho chàng, con ngỗng bay cũng được chúng bắt được.

Tiểu Nhạn tạ ơn, cho mỗi đứa mấy trăm tiền rồi bảo một tên đi mua dây. Chàng tức tối cột chặt con ngỗng lại. Lên ngựa ra roi phóng về phía tây.

Trên đường, chàng cứ cố công suy nghĩ, không nhớ ra mình đã gặp tên vừa rồi ở đâu nên vô cùng buồn bực.

Mưa đã bớt nhiều. Trong mây mù ẩn hiện núi Tung Sơn.

Tiểu Nhạn nghĩ thầm:

“Hay tên đó là đệ tử của Bạch Tùng tự Thái Vô thần sư.

Nhưng hắn làm sao biết mười năm trước Lang Trung Hiệp không chịu nhận ta làm đồ đệ?”.

Nghĩ mãi không ra, lòng vô cùng nóng nảy.

Chàng trở về Minh Cầm Giang đã thấy Lý Phụng Kiệt về rồi, lại cứu được Hồ Nhị Chính.

Hôm nay, Hồ Nhị Chính đả thương mấy người trong Hách gia trang nên bị Hách nhị trang chủ bắt về đánh cho một trận. Nếu Lý Phụng Kiệt không đến nói chuyện tình lý thì Hách nhị gia chưa chắc đã tha hắn.

Mình mẩy hắn đầy vết bầm, đầu tay hắn tuôn đầy máu tươi. Hắn đang ngồi dưới gốc cây trong sân không ngừng chửi mắng.

Tiểu Nhạn kéo ngựa vào, hắn cũng không thèm lý đến, Phụng Kiệt bước đến nói:

- Giang huynh vào thành làm gì vậy?

Tiểu Nhạn nói:

- Vì mai tại hạ phải đi nên vào thành mua chút quà tặng, chúc Lý huynh.

Nói xong, chàng gỡ mấy con gà, ngỗng trên lưng ngựa ném xuống đất. Mấy con vật lảo đảo đứng lên dường như sắp chết.

Phụng Kiệt thấy vậy mỉm cười. Tiểu Nhạn nói:

- Chắc phải làm thịt đãi khách rồi, nuôi e rằng không sống nổi. Vì mấy con gà, ngỗng này mà tại hạ gây gổ với một người.

Phụng Kiệt trợn mắt ngạc nhiên hỏi:

- Cái gì? Huynh lại đánh nhau? Ở Tung Sơn này huynh không nên đắc tội với người ta. Kim Liễn Bồ Tát Thái Vô thần sư thì không sao nhưng bọn tăng nhân biết võ nghệ trong Thiếu Lâm tự hơn năm trăm người, hơn nữa quy củ trong chùa của họ rất nghiêm, không dễ xuống núi mà gây chuyện.

Tiểu Nhạn nói:

- Không sao, hắn cũng biết tại hạ.

Nói xong, chàng cột ngựa cầm nón, áo cỏ đi vào trong. Phụng Kiệt cũng đi theo hỏi:

- Tại sao huynh và người đó đánh nhau?

Tiểu Nhạn nói:

- Người nầy ốm yếu, tại hạ cảm thấy hắn có vẻ quen thuộc, hình như hơn mười năm trước, khi lưu lạc giang hồ có gặp qua nhưng lại không nhớ ra. Quyền pháp của người này khá lắm. Trừ tại hạ ra, hiện nay chưa chắc mấy ai đánh được hắn, lại còn biết điểm huyệt nữa.

Phụng Kiệt trầm tư, nói:

- Điểm huyệt?

Hắn chớp mắt một hồi, rồi nói tiếp:

- Theo đệ biết, những người hiểu được phép điểm huyệt chỉ có ba nhà, một là tệ sư Thục Trung Long, hai là tổ phụ Long Môn hiệp của Kỷ Quảng Kiệt nhưng hai lão này không có truyền nhân. Đệ tử học võ với Thục Trung Long sư phụ cũng chỉ biết sơ lược thôi chứ không học môn võ công này. Kỷ Quảng Kiệt cùng đệ giao thủ mấy lần, cũng không thấy hắn sử dụng phép điểm huyệt. Còn một người nữa là Cao Khanh Húy ở Khai Phong phủ là gia truyền nhưng chỉ biết vài chiêu thôi. Ngoài ra không biết còn ai nữa.

Tiểu Nhạn nghe xong bất giác cười thầm. Sư phụ và Á huynh mình đều là người tinh thông thuật này. Phụng Kiệt làm sao biết được nên Tiểu Nhạn ngồi lắc lắc đầu.

Phụng Kiệt lại nói thêm mấy câu nhưng Tiểu Nhạn như không nghe thấy cứ trầm tư nhớ đến người ốm nhỏ gương mặt quen đó.

Lý Phụng Kiệt bước ra gọi:

- Hồ Nhị Chính!

Nhị Chính lên tiếng nhưng không đứng lên Phụng Kiệt lại kêu:

- Nhị Chính, vào đây ta dẫn kiến một bằng hữu.

Nhị Chính mới chậm rãi đứng lên đi đến trước cửa Phụng Kiệt chỉ Tiểu Nhạn nói:

- Đây là Giang Tiểu Nhạn, bằng hữu của ta. Võ nghệ của người này còn cao hơn ta nhiều lắm.

Nhị Chính cũng không vào trong, ngẩng mặt nhìn thấy Tiểu Nhạn thân thể cường tráng, mi thanh mục tú, anh tuấn đởm lược, hắn không dám coi thường, vòng tay chào rồi lại quay người đến gốc cây ngồi nữa.

Tiểu Nhạn nhìn thấy Nhị Chính thân thể thảm hại, trán còn đang chảy máu. Tiểu Nhạn tức giận nói:

- Nhất định hắn là ác bá.

Phụng Kiệt vội nói:

- Nhưng Nhị Chính đánh tráng đinh người ta không nhẹ. Hắn thường ra ngoài đánh người lắm.

Tiểu Nhạn nghe vậy không nói nữa.

Mưa bên ngoài tuy nhỏ hạt nhưng không dứt hẳn, trời đã sắp tối rồi.

Nhị Chính đứng dậy cho hai con ngựa ăn.

Người làm cũng đã làm món ăn bưng rượu thịt vào phòng, xong đốt hai ngọn đèn lên. Tiểu Nhạn kéo Nhị Chính vào phòng cùng nhau uống rượu.

Tiểu Nhạn ngày mai đã khởi hành nên Phụng Kiệt cứ bát lớn mà rót cho chàng:

Giang huynh, đệ tuy xuất thân là người đọc sách nhưng rất khâm phục những nhân vật hào sảng như huynh. Đệ nghĩ dẫu võ nghệ cao cường đến thế nào mà tính tình không phóng khoáng thì không đáng xem là hiệp khách. Đệ hận ở Trường An Tây Môn một lần ở Bá kiều khi giao thủ với đệ bọn chúng dựa vào thế đông, mấy chục người đồng loạt tấn công. Đệ cảm thấy bọn chúng thật đáng chê cười. Đệ hối hận đã gây chuyện với bọn tiểu nhân này.

Tiểu Nhạn vừa nghe lòng đã lại nổi lên phiền não, uống cạn rượu, âm thầm thở dài rồi chàng truy vấn Phụng Kiệt về nữ nhân đã giao thủ với hắn.

Nhưng Phụng Kiệt cứ nói là không thấy rõ dung mạo người này, lòng Tiểu Nhạn càng phiền muội, thở dài cảm thán nghĩ thầm:

“Chắc là A Loan, có lẽ nàng đã gả cho người khác rồi. Nếu nàng đã có gia thất và đang hận ta thì ta không đến nỗi thương tâm, lòng nhung nhớ sẽ phôi pha. Nhưng nếu nàng vẫn chờ đợi ở khuê trung, thì thật khiến ta khó xử. Muốn báo thù thì không thể báo thù, mà vì nàng ta phải xin tội với bọn Côn Lôn phái. Ây! Chuyện này Tiểu Nhạn ta dứt khoát không thể làm được rồi”.

Nghĩ đến đây chàng càng não phiền, uống liền mấy ngụm rượu rồi buông đũa nói với Lý Phụng Kiệt:

- Tại hạ đã say rồi. Sớm mai dù mưa tại hạ cũng phải lên đường đến Tường An, Tử Dương, Trấn Ba mà đấu với bọn Côn Lôn phái để báo thù. Cũng có thể tại hạ sẽ bỏ mạng nơi đó.

Phụng Kiệt kinh ngạc hỏi:

- Giang huynh sao lại nói vậy? Nếu huynh cảm thấy khó đấu lại Côn Lôn phái và Kỷ Quảng Kiệt đệ sẽ giúp huynh một tay. Việc hỷ sự của đệ cũng không cần gấp đâu.

Tiểu Nhạn cười nhạt nói:

- Tám Côn Lôn phái, mười sáu Kỷ Quảng Kiệt cũng chẳng đáng quan tâm, chuyện báo thù và tranh đấu nào khiến tại hạ lo ngại sầu não mà là việc khác. Suốt mười năm nay tại hạ không lúc nào quên học võ nghệ, lưu lạc giang hồ, chịu khó nhọc không chỉ vì muốn báo thù. Việc này còn khó giải quyết hơn việc báo thù.

Lý Phụng Kiệt thành khẩn nói:

- Việc gì sao huynh không chịu nói ra. Hai chúng ta tuy mới quen nhau nhưng coi nhau như tri kỷ. Chỉ vì huynh ngày mai phải khởi hành nếu không đệ sẽ lưu huynh ở lại nơi này. Nếu huynh không chê đệ muốn cùng huynh kết sinh tử.

Tiểu Nhạn nói:

- Được! Nói câu nói ấy coi như chúng ta là huynh đệ kết giao rồi nhưng việc phiền não của tại hạ một lời không thể nói hết, dẫu nói ra huynh cũng không giúp gì được ta đâu hay chờ sự tình làm xong rồi sẽ nói rõ ra.

Dứt lời, chàng gục đầu xuống bàn mà ngủ. Phụng Kiệt nhìn chàng ngơ ngẩn hồi lâu, đột nhiên hắn có chút minh bạch, nhớ là Tiểu Nhạn mấy lần hỏi mình về dung mạo của nữ tử ở Côn Lôn phái, tám, chín phần thiếu nữ là tình nhân mười năm trước của Tiểu Nhạn, nhưng mười năm trước họ đều là ấu nhi mà! Thiếu nam, ấu nữ chỉ mới mười hai, mười ba tuổi chẳng lẽ lại có tư tình gì sao, điều này thật khó tin!

Lúc này, ngoài cửa tiếng mưa rơi nhè nhẹ, trên bàn tiệc thì ngổn ngang thức ăn, rượu uống. Mệt mỏi Phụng Kiệt đẩy bàn sang bên định sáng mai bảo người làm dọn dẹp, hắn tắt đèn chỉ chừa lại một ngọn, sau đó đóng tất cả cửa lại.

Phụng Kiệt lên giường định nhắm mắt ngủ, chợt Tiểu Nhạn quay người, nhỏ giọng nói:

- Thổi tắt ngọn đèn kia đi.

Phụng Kiệt giật mình không ngờ Tiểu Nhạn nãy giờ vẫn chưa ngủ, Phụng Kiệt nói:

- Để lại một ngọn đèn thì có sao? Sợ gì! Chẳng lẽ có người vào trộm đồ ta sao?

Tiểu Nhạn lại nhỏ giọng nói:

- Mau tắt đi. Ta nghe bên ngoài có thanh âm.

Phụng Kiệt giật mình, tắt đèn rồi bò lại vách nhà, vội lấy bảo kiếm, nhè nhẹ bước đến cửa phòng, nhìn qua khe hở thấy bên ngoài trời chưa tối hẳn chỉ chập choạng tối nhưng sự vật nhìn đã nhạt nhòa không rõ. Mưa đã tạnh, gió thổi lá rụng xào xạc làm rơi những giọt nước trên lá nghe tí tách.

Phụng Kiệt định mở cửa bước ra ngoài nhưng Tiểu Nhạn đứng phía sau vội kéo lại, nói:

- Đừng đi! Đây có lẽ là người đánh nhau lúc sáng với tại hạ, chắc đến đây tìm ta.

Phụng Kiệt cười nhỏ:

- Theo đệ nghĩ chắc chẳng có thanh âm nào đâu. Giang huynh đã nghe nhầm rồi.

Tiểu Nhạn mỉm cười:

- Tại hạ nghe rõ có người đẩy cổng nhà ta. Tại hạ đoán chắc không sai. Mười năm ở Cửu Hoa sơn tại hạ luyện có thể nghe được rõ ràng trong vòng mười mấy bước.

Nếu Lý huynh ném một kim thêu tại hạ cũng có thể nghe được.

Phụng Kiệt mỉm cười có vẻ không tin cho rằng ngoài rào chắc là chó mèo ở trong thôn chạy rong ngang qua chứ không có tặc nhân gì.

Tiểu Nhạn chẳng có vẻ lo lắng mà còn phấn khởi kéo bảo kiếm trong tay của Phụng Kiệt cầm lấy rồi nói:

- Hãy nghỉ đi không có việc gì đâu. Một lát tại hạ sẽ đùa vui chút võ nghệ cho huynh xem.

Phụng Kiệt cười cười nói:

- Được rồi! Để xem huynh thi thố tài nghệ.

Lòng hắn muốn biết Tiểu Nhạn đoán đúng hay sai vả lại cũng muốn xem võ nghệ của Tiểu Nhạn.

Tiểu Nhạn đứng cạnh khe cửa nhìn ra ngoài, rồi trở vào lên giường nằm, bảo kiếm đặt bên cạnh.

Phụng Kiệt vẫn như cũ nằm bên ngoài. Hai người không nói gì.

Khoảng nửa canh giờ, Tiểu Nhạn dường như ngủ say rồi. Trong viện bỗng có tiếng chân. Phụng Kiệt muốn bật người ngồi dậy Tiểu Nhạn lấy tay kéo hắn xuống:

- Đó là Hồ Nhị Chính.

Phụng Kiệt lắng nghe, quả nhiên tiếng chân người đó thật nặng nề. Một hồi, người này ngáp một tiếng thật lớn, đúng là Hồ Nhị Chính. Chỉ vì vết thương đau nhức, trong phòng nóng nực không ngủ được nên hắn ra ngoài cho mát.

Phụng Kiệt thầm cảm phục nhận thấy Tiểu Nhạn cao minh hơn mình rất nhiều.

Nhị Chính đi lại một hồi không ngừng ngáp lớn. Phụng Kiệt lại cười nói với Tiểu Nhạn:

- Nhị Chính, hắn định tuần canh giùm bọn ta.

Tiểu Nhạn không đáp. Hồi lâu Phụng Kiệt mơ màng muốn ngủ rồi. Chợt Nhị Chính ở trong sân kinh hoảng la lên:

- Có tặc nhân.

Tiểu Nhạn như một con linh miêu, lập tức cầm lấy bảo kiếm trên người Phụng Kiệt rồi nhảy ra khỏi giường.

Phụng Kiệt cũng chạy vội lấy bảo kiếm của Tiểu Nhạn.

Bên ngoài, nghe mấy tiếng binh khí chạm nhau lại nghe tiếng nói của Tiểu Nhạn:

- Bằng hữu, đừng chạy.

Đến lúc Phụng Kiệt cầm lấy được kiếm của Tiểu Nhạn chạy ra ngoài, thì thấy Tiểu Nhạn đã vượt qua khỏi rào đuổi theo người đó. Trên mặt đất nằm dài một đại hán ra đó là Nhị Chính đã bị điểm huyệt té ngã.

Phụng Kiệt bước lên giải huyệt cho Nhị Chính rồi cầm kiếm bước ra ngoài. Thế nhưng đã không thấy Tiểu Nhạn đâu, mưa vẫn còn rơi rả rích.

Phụng Kiệt ra đến ngoài đường nhìn thấy Tiểu Nhạn cùng người đó đang giao đấu.

Người đó sử dụng một cây thiết trượng rất uy vũ, chốc chốc lại dùng thuật điểm huyệt điểm vào trước ngực Tiểu Nhạn.

Cây kiếm của Tiểu Nhạn như mưa đêm rả rích, bạch quang lấp lóe theo thân hình của chàng lúc lên lúc xuống, giật trái, giật phải khiến người này liên tiếp thoái lui.

Phụng Kiệt thấy hai bên giao đấu chưa đến mười hiệp thì người kia ngăn đỡ hết nổi, buông mình muốn chạy. Nhưng Tiểu Nhạn như cánh chim ưng, bay người đến chận trước mặt đoạt lấy thiết trượng của hắn.

Người đó lại điểm huyệt trước ngực của Tiểu Nhạn nhưng chàng đã đẩy ra.

Phụng Kiệt cũng cầm kiếm chạy đến, Tiểu Nhạn nói:

- Không cần đả thương hắn.

Sau đó, nhìn người đó mỉm cười nói:

- Lão bằng hữu, phép điểm huyệt ngươi chỉ có thể dùng với ai khác chứ khó có thể sử dụng với ta.

Người này biết không thể đối địch với Tiểu Nhạn nên không kháng cự nữa mà thở dài nói:

- Tùy mi xử trí nhưng ta đến đây đêm nay không phải để sát hại mi mà chỉ muốn phân tài cao thấp với mi. Mười năm trước lúc bọn ta gặp nhau ở Nam Giang huyện, khi đó võ công của chúng ta không hơn kém nhau bao nhiêu. Hiện giờ, chúng ta đã học thành võ nghệ, ta muốn cùng mi tỉ thí một phen.

Tiểu Nhạn vừa nghe chợt nhớ đến mười năm trước, mình và Lang Trung Hiệp đến Thiên Nam đấu với Côn Lôn phái đi qua Nam Giang huyện từng ở Viên gia một đêm.

Lúc đó, Tử Diện Sư Viên Dũng bảo nhi tử của hắn là Kính Nguyên ra gặp mặt mọi người. Tiểu Nhạn hỏi:

- Phải chăng huynh là Viên Kính Nguyên nhi tử của Viên đại trang chủ? Tại sao huynh lại đến đây?

Viên Kính Nguyên thở dài nói:

- Khi Lang Trung Hiệp bại dưới tay Bào Côn Lôn thì không xuất dương ra mặt nữa.

Phụ thân và ca ca ta bình sinh gây thù kết oán với nhiều người nay không được Lang Trung Hiệp giúp đỡ nên bọn giang hồ kéo đến sát tử phụ thân và biểu ca, gia sản bị cướp hết. May mà Thiết Trượng Tăng vì phụ thân ta bố thí rất nhiều tiền nên người vì ân này mà cứu ta lại thay ta báo thù rồi mang ta về miếu để luyện võ công truyền thuật điểm huyệt. Ta được coi như là đồ đệ của người, lại còn được cải danh là Tịnh Huyền khuyên ta sau này tu hành nữa.

Tiểu Nhạn nói:

- Được rồi! Sau này tại hạ sẽ gọi huynh là Tịnh Huyền, nhưng đã biết tại hạ tại sao trong thành huynh lại không gọi mà còn thi triển thuật điểm huyệt lên người ta.

Tịnh Huyền nói:

- Ta thực không ác ý, chỉ bởi nghe thiên hạ truyền miệng rằng mấy năm nay Tiểu Nhạn đã đầu danh sư học võ, hiện giờ Kỷ Quảng Kiệt đang đến Hồ Nam tróc nã huynh, ta mới có ý định tìm huynh để thử võ nghệ xem sao. Kỳ thực hôm

nay ta muốn tham kiến Thiếu Lâm tự và Kim Liễn Bồ Tát Thái Vô thần sư.

Tiểu Nhạn nghe Quảng Kiệt đã đến Hà Nam muốn tróc nã mình, nổi giận hỏi:

- Huynh nghe ai nói?

Tịnh Huyền đáp:

- Thì ra huynh chưa biết gì, Kỷ Quảng Kiệt giờ đã đến Lạc Dương, tùy hành có hai người. Độc Nhãn Tiên Phong Tưởng Chí Diệu, Thái Tuế Đao Lưu Chí Viễn đều là cao đồ của Côn Lôn. Kỷ Quảng Kiệt còn dán cáo thị tróc nã huynh.

Phụng Kiệt đứng bên cạnh cười nói:

- Đó là chiêu thức cũ của hắn. Ở Tây An phủ hắn cũng đã từng dán cáo thị tróc nã ta.

Tịnh Huyền nói:

- Đây là muốn kích nộ cho huynh xuất diện đấy thôi.

Tiểu Nhạn phẫn nộ, hậm hực nói:

- Cần gì hắn dán cáo thị. Hiện thời ta sẽ khởi hành tìm hắn. Chúng ta sẽ có ngày gặp nhau. Hiện giờ tại hạ có gì phạm tội xin hãy vì tình nghĩa cố giao mười năm mà thứ lỗi.

Nói xong, chàng vòng tay tạ tội với Tịnh Huyền.

Phụng Kiệt mời Tịnh Huyền vào trong đàm đạo.

Tịnh Huyền nói:

- Ta không đi được. Ta xin cáo từ hẹn mấy ngày sau sẽ gặp lại nhưng ta cũng báo cho huynh biết võ nghệ của Kỷ Quảng Kiệt thật tuyệt luân.

Nói xong, Tịnh Huyền cầm thiết trượng lên rồi đi khỏi.

Lý Phụng Kiệt trở về nhà đã thấy Tiểu Nhạn dẫn ngựa đi ra khỏi hàng rào, Phụng Kiệt ngăn lại nói:

- Giang huynh hà tất phải vội như vậy. Muốn đi cũng phải chờ trời sáng.

Giang Tiểu Nhạn lắc đầu:

- Tại hạ không thể chịu đựng được nỗi tức này. Tại hạ chưa đi tìm bọn Côn Lôn phái thì bọn Côn Lôn phái đã bảo Kỷ Quảng Kiệt đến tìm ta. Hơn nữa còn tróc nã tại hạ, nếu tại hạ không sớm đi gặp bọn Côn Lôn phái thì hiển nhiên Giang Tiểu Nhạn này chỉ là một tên nhát gan, thiếu đởm lược, uổng phí bao nhiêu năm khổ luyện trên Cửu Hoa sơn.

Phụng Kiệt không thể ngăn chàng, nên nói:

- Giang huynh đã muốn đi, đệ không thể can ngăn nhưng võ nghệ của Quảng Kiệt thì đệ biết, kiếm pháp được chân truyền của Long Môn Hiệp thực quá cao siêu. Đệ thấy hắn rất khó đối địch. Đây không phải là đệ muốn làm nguội dũng khí của huynh.

Giang Tiểu Nhạn cười nhạt:

- Ta còn mong võ nghệ hắn cao siêu, khi gặp nhau tại hạ chỉ cần dùng hai, ba thành võ nghệ cũng đủ cho hắn nếm mùi thất bại. Tại hạ không cần dùng đến nội gia chân truyền. Lần này ra đi là để đánh cho hắn khâm phục, sau đó đến Côn Lôn phái báo thù. Khoảng chừng một tháng sau tại hạ sẽ trở về.

Phụng Kiệt gật đầu:

- Được! Được! Đệ ở đây chờ huynh.

Nói xong, hai người đổi kiếm cho nhau.

Tiểu Nhạn lên ngựa vòng tay chào Phụng Kiệt rồi lên đường.

Lúc này, khắp nơi ngoài thôn, ngay cả trên đường đi chẳng thấy rõ cảnh vật.

Tiểu Nhạn mình khoác áo cỏ đi mưa, đầu đội nón rộng vành. Tiếng mưa rơi tí tách trên nón. Nước suối, nước mưa tràn cả ra đường. Hắc mã bì bõm trong mưa mang Tiểu Nhạn xa dần.
Chương 10: Lộ Kiến Tai Lê Hiệp Hành Tiêu Thù Hận Dạ Lai Lữ Điếm Diệu Thư Hí Anh Hùng

Đi mãi đến sáng hôm sau, trời vẫn mưa chưa dứt, Tiểu Nhạn tìm đến một trấn điếm dùng trà và cơm. Chàng không dám nghỉ lâu vội lên ngựa đi về hướng bắc rồi vòng qua chân núi phía bắc của Tung Sơn đi về hướng tây.

Lúc gần tối đã đến một thị trấn, các ba mươi dặm về hướng đông thành Lạc Dương.

Vì trời không còn sớm nữa, Tiểu Nhạn tìm một khách điếm nghỉ ngơi.

Cả đêm vì sợ Kỷ Quảng Kiệt biết mình đến nơi này mà tìm cách ám toán nên kiếm không rời thân.

Hôm sau, chàng rời khách điếm. Mưa tuy đã dừng nhưng hơi nước từ mặt đất bốc lên mờ mịt khiến không khó nóng bức khó chịu.

Giang Tiểu Nhạn ngồi trên lưng ngựa cởi áo ngắn ra, để lộ một thân hình vạm vỡ tráng kiện, thúc ngựa ra đến đông môn.

Chàng nghĩ thầm:

“Kỷ Quảng Kiệt không phải là quan cảo hay đại thần gì, ta biết hắn ở nơi nào mà tìm”.

Chàng bèn dừng ngựa lẩm bẩm:

“Tạm thời tìm một tiêu điếm hỏi thưa xem”.

Thế là vừa đi vừa nhìn các điếm phổ hai bên đường, thấy có một tiêu điếm, trên cửa có tấm biển ghi “Thái Bình tiêu điếm viễn cận trứ danh”. Trên bức tường bên cạnh có viết hàng chữ, tuy bị nước mưa làm cho chữ nhèo nhoẹt nhưng ẩn hiện còn xem khá rõ năm chữ “tróc nã Giang Tiểu Nhạn”.

Vừa xem lòng nghĩ:

“Ây! Ra tên tiểu tử Kỷ Quảng Kiệt đã ở nơi này”.

Vậy là chàng nhảy xuống ngựa, dẫn ngựa đến trước tiêu điếm đẩy cửa xông vào.

Vừa mới đây cửa vào đến quỹ phòng, cửa quỹ phòng đóng chặt, Tiểu Nhạn đạp một cái cửa bật ra.

Có mấy người đang nằm ngủ bị Tiểu Nhạn làm cho tỉnh giấc. Mấy người trên giường bò dậy, giận dữ hỏi:

- Có chuyện gì? Mi đạp cửa để làm gì?

Tiểu Nhạn tuốt kiếm ra, gằn giọng nói:

- Hừ! Không phải trước cửa bọn ngươi nói là tróc nã Giang Tiểu Nhạn sao? Bổn thiếu gia là Giang Tiểu Nhạn đây. Tiểu tử đó muốn bắt ta hãy bảo hắn xuất đầu lộ diện cùng ta giao thủ một phen.

Bọn người đó vừa nghe, toàn bộ đều biến sắc. Có người trên bốn mươi lên tiếng:

- Ồ! Thì ra là việc này. Giang gia mau thu kiếm lại đi, nghe ta nói trước đã. Chữ viết trên tường không phải do người tiêu điếm viết. Chẳng qua mấy hôm trước có mấy người tự xưng là Kỷ Quảng Kiệt tôn tử của Long Môn Hiệp cùng hai người trong Côn Lôn phái …

Giang Tiểu Nhạn nóng nảy:

- Hắn hiện giờ ở đâu, mau nói ta cho biết.

Người đó vừa mặc áo vừa nói:

- Kỷ Quảng Kiệt ở Lạc Dương hai ngày. Trong thành, ngoài thành gì hắn cũng viết khắp nơi năm chữ này. Vì mọi người đã biết tài ba của hắn nên chẳng ai dám phản đối,

nên cứ để hắn tự do làm theo ý mình. Hôm kia hắn đã đi rồi. Sau khi hắn đi, bọn ta đã dùng nước rửa các chữ đó, tuy nhiên vẫn chưa sạch lắm.

Tiểu Nhạn nói:

- Kỷ Quảng Kiệt cùng bọn đó đi về hướng nào?

Người đó đáp:

- Nghe nói đi về phía nam. Bọn ta tuy không giao tình với hắn nhưng vốn biết tính khí của hắn. Giang gia nghĩ xem, bọn ta đều là người đi trên giang hồ nhờ vào bằng hữu mà kiếm cơm ăn, ai dám đắc tội với bẵng hữu. Huống hồ trước nay, chúng ta vô thù vô oán, hắn muốn viết chữ lên vách tường sạch sẽ của nhà ta bọn ta cũng hết cách từ chối. Vừa ngăn cản là hắn đã gây sự.

Tiểu Nhạn hậm hực hỏi:

- Bọn Kỷ Quảng Kiệt đi về nam mà đến địa phương nào?

Người đó trả lời:

- Bọn ta không biết rõ. Giang gia có thể vào thành đến Chấn Anh tiêu điếm hỏi xem vì Kỳ Quảng gia lúc đến đã ở nơi đó. Kỷ Quảng Kiệt và Lư Chấn Anh vốn là hảo bằng hữu của nhau.

Tiểu Nhạn gật đầu, cầm kiếm dẫn ngựa ra khỏi cửa rồi chém mấy nhát kiếm vào những chữ mờ nhạt trên tường khiến tung mấy miếng gạch, chàng mới giận dữ cưỡi ngựa đi vào thành.

Đi không xa đã thấy Chấn Anh tiêu điếm. Chàng nhìn lên cũng thấy trên tường viết năm chữ to màu đen “tróc nã Giang Tiểu Nhạn”.

Giang Tiểu Nhạn vừa vào cửa đã hỏi:

- Ai là Lư Chấn Anh?

Trong viện có một người đang cầm thương đang múa một bài thương pháp. Hắn vừa nhìn thấy Tiểu Nhạn cầm kiếm liền thu thương lại nhìn Giang Tiểu Nhạn một hồi rồi nói:

- Lư Chấn Anh đã đi bảo tiêu rồi. Bằng hữu có việc gì?

Tiểu Nhạn nói:

- Ta tìm Kỷ Quảng Kiệt. Nghe nói hắn đã từng ở chỗ của các ngươi.

Người này gật đầu xác nhận:

- Không sai. Vì Kỷ Quảng Kiệt là bạn của chưởng quỹ bọn ta. Mấy hôm trước đây Kỷ Quảng Kiệt có đến đây trú ngụ hai ngày nhưng sau đó đã đi rồi.

Tiểu Nhạn trợn mắt hỏi:

- Hắn đi về đâu?

Ngươi đó trả lời:

- Nghe nói về Dịch Thủy tìm Lưu Thanh Khổng.

Tiểu Nhạn vừa nghe bất giác thất kinh, thầm nghĩ:

“Hắn đi tìm Lưu Thanh Khổng ta cũng chẳng có gì đáng lo, chỉ là hắn biết Dương Tiên thật là bằng hữu của ta, khi đến đó hắn lại đem Tiên Thái ra mà trút giận, thế hóa ra là ta đã hại bằng hữu rồi”.

Chàng vội dắt ngựa ra, lại nghĩ:

“Chưởng quỹ này là bạn của Kỷ Quảng Kiệt, ta phải cho hắn biết tài nghệ của ta”.

Vậy là chàng ngang nhiên nói:

- Báo cho bọn ngươi biết ta là Giang Tiểu Nhạn. Ta nghe Kỷ Quảng Kiệt dám cáo thị hoặc viết chữ tróc nã khắp nơi muốn tìm ta. Giờ ta đến đây, chẳng phải hắn muốn tróc nã ta mà chính ta muốn truy tìm hắn. Nay ta muốn đến Dịch Thủy tìm hắn đây.

Nhìn thấy cạnh đó có một cột đá để cột ngựa vừa to vừa rắn chắc, Tiểu Nhạn bước qua đấm một quyền dũng mãnh. Chỉ nghe “ầm” một tiếng, trụ đá đã bị cắt làm đôi, mảnh vụn bay tung tóe.

Người luyện thương khi này cùng mấy tiêu đầu hoảng kinh biến sắc, trợn mắt mà nhìn.

Giang Tiểu Nhạn nói:

- Nếu chưởng quỹ bọn ngươi trở về hãy kể với hắn chuyện này.

Nói dứt, chàng phóng lên ngựa ra roi.

Tiểu Nhạn rời Lạc Dương thành đi về phía đông. Lòng tức giận cảm thấy Kỷ Quảng Kiệt vì giúp Côn Lôn phái, tranh đấu với mình cũng không phải đáng lo, nhưng hắn viết tróc nã ta khắp nơi hành động này thật không đáng mặt kẻ hảo hán giang hồ.

Đi về phía đông không đến bốn mươi dặm đã đi đến một con kênh đào.

Hai bên bờ kênh đào là một cao nguyên đất đỏ. Hai bờ đất cũng có chữ tróc nã Giang Tiểu Nhạn. Mỗi chữ khắc vừa to vừa sâu như dụng kiếm khắc vậy, chàng thật quá giận dữ không chịu nổi.

Ngồi trên lưng ngựa dùng kiếm gạch nát mấy chữ đó, đất rơi từng mảnh khiến năm chữ không còn hình dạng, Tiểu Nhạn mới lên đường.

Ra khỏi kênh đào, chàng đưa mắt nhìn chung quanh chú ý xem Kỷ Quảng Kiệt còn có lưu bút lại nơi nào không.

Đi đến tối, chàng trú ở Tân Trịnh điếm rồi hỏi:

- Điếm gia, có người nào xưng là Kỷ Quảng Kiệt đến đây trú ngụ không?

Chàng kể sơ tình hình của Kỷ Quảng Kiệt là thiếu niên trẻ tuổi, mang bảo kiếm đi đến đâu viết chữ đến đó, có đem hai trợ thủ.

Điếm gia nghe nói đến đây, vội đáp:

- Không sai! Không sai! Người đó trưa hôm trước đã có qua nơi này, có viết mấy chữ trên tường nhà ta. Hắn viết “tróc nã Giang Tiểu Nhạn” vì nghĩ hắn là quan nhân nên không dám ngăn trở. Sau khi hắn rời đi, bọn ta đã xóa rồi.

Tiểu Nhạn nghe càng thêm tức giận, hận muốn khởi trình ngay để tức khắc gặp Kỷ Quảng Kiệt mà tỷ võ với hắn, nhưng hiện giờ chàng đã cảm thấy mỏi mệt nên đành nghỉ đêm lại.

Sáng sớm hôm sau, chàng đã tức tốc lên đường. Dọc đường, chàng hỏi thăm người đến Dịch Thủy và hỏi hành tung của bọn Kỷ Quảng Kiệt.

Đến trưa, Tiểu Nhạn đến một thị trấn thấy một gốc hạnh to dán chi chít những các cáo thị tróc nã. Tiểu Nhạn giận đến trắng bệch, xuống ngựa bước đến gốc hạnh, tức tối xé nát hết những tờ cáo thị đó.

Có mấy người đi đường chú ý nhìn chàng. Tiểu Nhạn bước đến người bên cạnh hỏi:

- Những tờ cáo thị này là do dán vậy? Xem ra nó còn mới lắm.

Có người chỉ về hướng đông nào:

- Do một người mập mạp trong tửu điếm dán đó.

Tiểu Nhạn vội lên ngựa chạy đến trước cửa tửu điếm. Bỏ ngựa ngoài cửa cầm kiếm xông vào, thấy bên trong không có thực khách chỉ có một chưởng quỹ mậ

ĐẾN TRANG
Thông Tin
Lượt Xem : 13442
Tác Giả : Sưa Tầm
GỬI BÌNH LUẬN